Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học ô nhiễm môi trường biển và ảnh hưởng của nó đến các hoạt động kinh tế xã hội t...

Tài liệu ô nhiễm môi trường biển và ảnh hưởng của nó đến các hoạt động kinh tế xã hội tp.hồ chí minh

.PDF
190
621
127

Mô tả:

THƯ VIỆN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH VŨ THỊ BẮC Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN ANH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ - XÃ HỘI TP.HCM LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ MÃ SỐ:603195 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS. ĐẶNG VĂN PHAN TP. HỒ CHÍ MINH - 2010 Lôøi caûm ôn Ñeå hoaøn thaønh luaän vaên naøy, taùc giaû ñaõ nhaän ñöôïc söï höôùng daãn, söï giuùp ñôõ raát taän tình töø phía caùc thaày coâ giaùo, gia ñình vaø baïn beø. Qua ñaây, taùc giaû xin ñöôïc göûi lôøi caûm ôn chaân thaønh ñeán:  PGS.TS Ñaëng Vaên Phan ngöôøi ñaõ taän tình höôùng daãn taùc giaû trong suoát quaù trình tìm hieåu, nghieân cöùu vaø hoaøn thieän luaän vaên. Taùc giaû xin göûi lôøi tri aân chaân thaønh nhaát ñeán Thaày.  Ban Giaùm hieäu, Phoøng Khoa hoïc Coâng ngheä & Sau ñaïi hoïc, Khoa Ñòa lyù tröôøng Ñaïi hoïc Sö phaïm TP. Hoà Chí Minh ñaõ giuùp taùc giaû trong quaù trình hoïc taäp vaø thöïc hieän ñeà taøi.  ThS Nguyeãn Minh Hieáu – Bieân taäp vieân NXB Giaùo duïc – ngöôøi ñaõ taïo ñieàu kieän giuùp ñôõ taùc giaû trong quaù trình thöïc hieän ñeà taøi.  Vieän Moâi Tröôøng vaø Taøi nguyeân – ÑHQG TP.HCM, Vieän nghieân cöùu vaø phaùt trieån TP.HCM, Cuïc Thoáng keâ TP.HCM ñaõ giuùp ñôõ taùc giaû trong quaù trình thu thaäp soá lieäu, taøi lieäu vaø thoâng tin coù lieân quan ñeán noäi dung nghieân cöùu.  Gia ñình, baïn beø vaø ñoàng nghieäp ñaõ giuùp ñôõ, taïo moïi ñieàu kieän thuaän lôïi cho taùc giaû trong suoát thôøi gian hoïc taäp vaø thöïc hieän luaän vaên. Xin chaân thaønh caûm ôn! Tp. Hoà Chí Minh, ngaøy … thaùng … naêm 2010 Taùc giaû luaän vaên Vuõ Thò Baéc DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BOD Nhu cầu oxy sinh hóa BĐKH Biến đổi khí hậu BVMT Bảo vệ môi trường CN Công nghiệp COD Nhu cầu oxy hóa học CTNH Chất thải nguy hại ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long ĐNB Đông Nam bộ DN Doanh nghiệp KCN Khu công nghiệp KCN-KCX Khu công nghiệp – khu chế xuất KDTSQTG Khu dự trữ sinh quyển thế giới KHCN & MT Khoa học Công Nghệ và Môi Trường NN Nông nghiệp ÔND Ô nhiễm dầu ÔNMT Ô nhiễm môi trường RNMCG Rừng ngập mặn Cần Giờ TN&MT Tài nguyên và môi trường TP Thành phố TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TSS Tổng lượng chất rắn lơ lửng TTCN Trung tâm công nghiệp TX Thị xã VKTTĐPN Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam XH Xã hội Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong thời đại ngày nay, sự phát triển của khoa học và công nghệ cho phép con người mở rộng khả năng khai thác tài nguyên, vượt qua các giới hạn bình thường của không gian như độ cao, chiều sâu... Cùng với sức ép của sự bùng nổ dân số ở nhiều nước, vấn đề cạn kiệt tài nguyên cũng bắt đầu song hành với nỗi lo ấy. Tài nguyên trên đất liền cạn kiệt, con người bắt đầu hướng đến tài nguyên trên biển. Hướng ra biển, tiến ra biển trở thành một hướng phát triển mới của loài người, một chiến lược lâu dài của nhiều nước trên thế giới. Là một quốc gia ven biển, nằm bên bờ Biển Đông, Việt Nam có đường bờ biển dài 3260 km từ Móng Cái đến Hà Tiên; có vùng biển và thềm lục địa rộng 1 triệu km2, gấp hơn 3 lần lãnh thổ trên đất liền; với nhiều tài nguyên, khoáng sản quan trọng. Những lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tiềm năng kinh tế của vùng biển nước ta đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với sự đóng góp của các ngành kinh tế biển vào quá trình CNH-HĐH đất nước đã đánh dấu một bước phát triển mới của Việt Nam trong công cuộc “tiến ra biển”. Tuy nhiên, đi đôi với sự phát triển về kinh tế biển, ô nhiễm môi trường biển cũng đang trở thành một vấn đề cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Các vụ tràn dầu, rò rỉ các chất độc hại của tàu thuyền quốc tế, các rừng ngập mặn bị tàn phá; nước thải công nghiệp không qua xử lý đổ trực tiếp xuống sông, suối chảy ra biển; thiên tai làm xói mòn bờ biển đã gây thiệt hại không nhỏ đến môi trường biển của Việt Nam. Tp. Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật quan trọng của cả nước. Bên cạnh sự phát triển vượt bậc về kinh tế, Tp. Hồ Chí Minh cũng gặp phải những thách thức về vấn đề môi trường, trong đó vấn đề ô nhiễm môi trường biển cũng được TP hết sức quan tâm. Những thách thức về vấn đề môi trường biển hiện nay tại Tp. Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung đòi hỏi chúng ta phải tiếp cận, hiểu rõ các nguyên nhân, các nguồn gây ô nhiễm môi trường biển, đánh giá những tác động của ô nhiễm môi trường biển đến các hoạt động kinh tế - xã hội nhằm giảm thiểu những tác động đó để bảo đảm sự phát triển bền vững cho môi trường biển nước ta hiện nay. Đó cũng chính là lý do mà tôi chọn đề tài “Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ - XÃ HỘI TP.HỒ CHÍ MINH”. 2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 2.1. Mục đích của đề tài Mục đích của đề tài là tìm hiểu thực trạng của ô nhiễm môi trường biển, ảnh hưởng của nó đến các hoạt động kinh tế - xã hội của thành phố, cũng như đề xuất các giải pháp cho vấn đề này. Từ đó hướng đến sự phát triển bền vững môi trường biển tại Tp. Hồ Chí Minh. 2.2. Nhiệm vụ của đề tài Các nhiệm vụ cần thực hiện : - Tìm hiểu cơ sở lí luận vấn đề môi trường biển, ô nhiễm môi trường biển và các nguồn gây ô nhiễm môi trường biển hiện nay. - Tìm hiểu thực trạng ô nhiễm môi trường biển tại Việt Nam nói chung và Tp. Hồ Chí Minh nói riêng. - Đánh giá những ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường biển đến các hoạt động kinh tế - xã hội Tp. Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ năm 1997 - 2009. - Tìm hiểu chiến lược biển của Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng để đưa ra các giải pháp cho vấn đề ô nhiễm môi trường biển tại Tp. Hồ Chí Minh hiện nay. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là ô nhiễm môi trường biển tại Tp. Hồ Chí Minh và những ảnh hưởng của nó đến các hoạt động kinh tế - xã hội trong thời gian vừa qua (1997 - 2009). 4. Phạm vi nghiên cứu Trong giới hạn cho phép, đề tài chỉ nghiên cứu những ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường biển đến các hoạt động kinh tế - xã hội của Tp. Hồ Chí Minh (xét từ góc độ Địa lí Kinh tế - xã hội) trong giai đoạn 1997 – 2009 đặt trong mối quan hệ với vùng ĐNB và vùng KTTĐ phía Nam, cũng như đề xuất các giải pháp phát triển bền vững cho môi trường biển trong giai đoạn tới. Do phạm vi ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường biển đến các hoạt động kinh tế - xã hội của thành phố diễn ra ở nhiều khía cạnh nên đề tài chỉ phân tích một vài khía cạnh nổi bật nhất như công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ …và trong phạm vi không gian là các quận có hoạt động liên quan đến môi trường biển như Nhà Bè, Cần Giờ… 5. Quan điểm nghiên cứu 5.1. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh Trong bối cảnh các nguồn tài nguyên trên đất liền ngày càng cạn kiệt, thì những tài nguyên trên biển được nhiều nước hướng đến. Vấn đề khai thác tài nguyên trên biển, “hướng ra biển” của nhiều nước đã làm cho ô nhiễm môi trường biển trở thành một trong nhưng vấn đề đang được quan tâm trong giai đoạn hiện nay và cả trong tương lai. Vì vậy trên quan điểm lịch sử - viễn cảnh, chúng ta sẽ đánh giá khách quan về vấn đề này trong quá khứ cũng như đưa ra nhưng dự báo trong tương lai. Từ đó, chúng ta sẽ có những nhận định đúng đắn cho vấn đề này để có thể phát huy được các ưu thế của đề tài, đồng thời khắc phục những hạn chế, thiếu sót của nó. 5.2. Quan điểm hệ thống Ô nhiễm biển không chỉ bao gồm các hoạt động ô nhiễm xảy ra trên biển mà còn bao gồm các hoạt động có nguồn từ đất liền. Vì thế ô nhiễm môi trường biển tại Tp. Hồ Chí Minh có liên quan mật thiết đến các hoạt động ô nhiễm tại hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai. Sông Đồng Nai là một trong những con sông lớn của Việt Nam. Lưu vực sông Đồng Nai nằm phần lớn trong các tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ. Vì vậy khi nghiên cứu vấn đề ô nhiễm môi trường biển tại Tp. Hồ Chí Minh cần liên hệ với những vấn đề môi trường tại lưu vực của hai con sông này. Bên cạnh đó, ô nhiễm môi trường biển không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà còn rất nhiều nước trong khu vực Biển Đông và trên thế giới, chính vì vậy trên cơ sở hệ thống của khu vực, vùng giúp chúng ta có cái nhìn đúng đắn về vấn đề này hiện nay. Từ đó học hỏi kinh nghiệm của các nước tiên tiến, phát huy những thế mạnh của chúng ta để khắc phục triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường biển cũng như hạn chế đến mức thấp nhất tác hại của nó đến kinh tế - xã hội và môi trường. 5.3. Quan điểm phát triển bền vững Khi nghiên cứu vấn đề môi trường đặc biệt là ô nhiễm môi trường biển cần phải dựa trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững. Phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM phải đi đôi với sử dụng hợp lí, bảo vệ và tái tạo tài nguyên thiên nhiên, chống gây ô nhiễm môi trường; kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp định lượng 6.1.1. Phương pháp sưu tầm và thống kê số liệu Để đề tài được hoàn thành, việc sưu tầm các tài liệu liên quan có ý nghĩa quan trọng, những tài liệu nghiên cứu, những thông tin dựa vào các nguồn như sách, tạp chí, báo chuyên ngành, các website chuyên ngành về môi trường và ô nhiễm môi trường biển giúp cho việc phân tích được cặn kẽ hơn. Sau khi sưu tầm các tài liệu tham khảo, người nghiên cứu phải chắt lọc các thông tin cần thiết, thống kê các số liệu theo thời gian cho phù hợp với đề tài đã chọn. Phương pháp sưu tầm và thống kê số liệu cho phép người nghiên cứu có cái nhìn khách quan nhất về vấn đề ô nhiễm môi trường biển hiện nay tại Tp. Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung. Tuy nhiên nguồn tài liệu lấy từ nhiều kênh thông tin khác nhau nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. 6.1.2. Phương pháp phân tích và xử lí số liệu Phương pháp này giúp phân tích các số liệu liên quan đến đề tài. Từ các số liệu thống kê đã có, thông qua chương trình Microsoft Office Excel, người nghiên cứu có thể đưa ra những nhận định, đánh giá chính xác về vấn đề ô nhiễm môi trường biển hiện nay tại Tp. Hồ Chí Minh. 6.1.3. Phương pháp thực địa Việc nghiên cứu một vấn đề không thể thiếu sự tìm hiểu từ thực tế. Thông qua hoạt động quan sát, tìm hiểu từ thực tế của vấn đề ô nhiễm môi trường biển hiện nay tại Tp. Hồ Chí Minh, người nghiên cứu sẽ đưa ra được những minh chứng tốt nhất cho vấn đề trên. Từ đó, đánh giá được đúng thực trạng của vấn đề ô nhiễm môi trường biển hiện nay và những tác động của nó tại Tp. Hồ Chí Minh. 6.1.4. Phương pháp bản đồ - biểu đồ Thông qua việc sử dụng các bản đồ - biểu đồ liên quan đến vấn đề ô nhiễm biển tại Tp. Hồ Chí Minh, người nghiên cứu có được cái nhìn trực quan, sinh động về vấn đề. Từ đó đưa ra những nhận định chính xác về ô nhiễm môi trường biển hiện nay. Các bản đồ trong đề tài được thành lập bằng phần mềm Mapinfo 7.0, dựa trên cơ sở các dữ liệu đã thu thập và xử lý. Ngoài ra, đề tài còn thể hiện các mối quan hệ địa lí thông qua hệ thống bảng số liệu và biểu đồ. 6.2. Phương pháp định tính 6.2.1. Phương pháp chuyên gia Dựa trên những quan điểm, những bài báo, những tác phẩm, những công trình nghiên cứu của các chuyên gia trong ngành, người nghiên cứu tìm hiểu, phân tích vấn đề ô nhiễm môi trường biển, tác động của ô nhiễm đến các hoạt động kinh tế - xã hội để tìm ra những ưu và khuyết của vấn đề. Bên cạnh đó, dựa trên các quan điểm đã nêu (trong phần 5) để đưa ra những nhận định chính xác về vấn đề ô nhiễm môi trường biển và tác động của nó đến kinh tế - xã hội tại Tp. Hồ Chí Minh hiện nay. 6.2.2. Phương pháp dự báo Sau khi đã có những nhận định cũng như các số liệu thống kê cần thiết về vấn đề ô nhiễm môi trường biển hiện nay tại Tp. Hồ Chí Minh, việc dự báo về vấn đề ô nhiễm biển trong tương lai là hết sức cần thiết. Dựa trên các công thức dự báo sẵn có, thông qua một số phép tính, người nghiên cứu đưa ra những phân tích, đánh giá về tác động của ô nhiễm biển đến các hoạt động kinh tế - xã hội trong tương lai của Tp. Hồ Chí Minh. Từ đó, đưa ra những giải pháp cho vấn đề này trong thời gian sắp tới. 7. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề đang được quan tâm hàng đầu hiện nay. Tình trạng ô nhiễm xảy ra ở khắp mọi nơi cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội của các nước, đặc biệt là ở các nước đang phát triển tình trạng này càng đáng báo động. Việt Nam cũng không là một trường hợp ngoại lệ. Với 3260 km đường bờ biển, với nhiều bãi cát đẹp thích hợp cho du lịch, cùng nhiều tài nguyên khoáng sản quan trọng đã nói lên vai trò của biển đối với Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề khai thác tài nguyên biển cũng phải đi đôi với vấn đề bảo vệ môi trường biển. Ô nhiễm biển hiện nay tại Việt Nam cũng đang trong tình trạng báo động. Có nhiều đề tài nghiên cứu đã đề cập đến vấn đề này như: Trong cuốn sách “Bảo vệ môi trường biển – vấn đề và giải pháp” của TS Nguyễn Hồng Thao, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2004, có đề cập đến vấn đề ô nhiễm môi trường biển, các nguyên nhân gây ô nhiễm, các điều ước quốc tế và khu vực Đông Nam Á về vấn đề ô nhiễm môi trường biển. Tác giả cũng phân tích rất kĩ về hiện trạng tài nguyên, vấn đề ô nhiễm biển cũng như các chiến lược, hoạt động liên quan đến vấn đề này tại Việt Nam. Tuy nhiên cuốn sách cũng chưa đề cập đến vấn đề tác động của ô nhiễm môi trường biển đến các vấn đề kinh tế - xã hội của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Đề cập đến chiến luợc biển của Việt Nam, cũng như các công ước quốc tế về biển mà Việt Nam đang thực hiện, cuốn sách “Công ước biển 1982 và chiến lược biển của Việt Nam” cũng do TS Nguyễn Hồng Thao (chủ biên) cùng nhóm tác giả PGS.TS Đỗ Minh Thái, TS Nguyễn Thị Như Mai, ThS. Nguyễn Thị Hường, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2008, đã nêu đầy đủ và chi tiết về Công ước biển 1982. Trong đó, có một phần đề cập đến vấn đề ô nhiễm môi trường biển là “Thực hiện công ước 1982 trong lĩnh vực bảo vệ và gìn giữ môi trường biển”. Tuy nhiên cuốn sách cũng chỉ đánh giá các nguồn gây ô nhiễm môi trường biển và các biện pháp bảo vệ môi trường biển chứ chưa phân tích về tác động ngược lại của ô nhiễm biển đến các hoạt động kinh tế - xã hội. Nhằm nghiên cứu đề xuất phương pháp đánh giá tác động của ô nhiễm dầu tới hệ sinh thái và lượng giá thiệt hại kinh tế do ô nhiễm dầu gây ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức một buổi Hội thảo với chủ đề “Đánh giá tác động ô nhiễm dầu đến hệ sinh thái biển và ven biển và lượng giá thiệt hại kinh tế” vào ngày 14/06/2007 tại Hà Nội. Hội thảo đã đánh giá được tác động của ô nhiễm môi trường biển đến các hệ sinh thái tiêu biểu như rừng ngập mặn, cỏ biển, rạn san hô…Tuy nhiên việc đánh giá vẫn chỉ mang tính đại diện chưa đi vào nghiên cứu cụ thể và chưa đánh giá được những tác động khác đến đời sống con người như về sức khỏe, tinh thần... Trong báo cáo tổng kết khoa học và công nghệ về đề tài “Cơ sở khoa học cho việc phát triển kinh tế - xã hội dải ven biển Việt Nam, đề xuất các mô hình phát triển cho một số khu vực trọng điểm” nhóm tác giả PGS.TS Ngô Doãn Vịnh, TS Trương Văn Tuyên, Hà Nội, 2004, đã trình bày một cách cặn kẽ về vai trò của biển và ven biển trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, cũng như tình hình phát triển kinh tế - xã hội của dải ven biển trong giai đoạn hiện nay. Đề tài đã đưa ra được cái nhìn toàn diện về quy mô phát triển cũng như mô hình phát triển cho một số khu vực trọng điểm như khu vực đô thị cảng Hải Phòng, mô hình phát triển kinh tế - xã hội xã Phú Đa, tỉnh Thừa Thiên Huế… Bên cạnh đó, cũng còn một số đề tài nghiên cứu khác về vai trò chiến lược của biển và dải ven biển Việt Nam như đề tài “Vai trò chiến lược của biển và dải ven biển Việt Nam đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của TS Trương Văn Tuyên - Viện chiến lược phát triển; hay đề tài “Luận chứng phương án phát triển tuyến động lực ven biển Vũng Tàu – Cần Giờ - Tp. Hồ Chí Minh” của Th.S Trần Sinh - Trung tâm Kinh tế miền Nam, Bộ KH&ĐT; đề tài “ Nghiên cứu hiện trạng và các giải pháp bảo vệ môi trường vùng ven biển Việt Nam” của TS. Lê Kim Dung, Viện chiến lược phát triển… Một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển là các nguồn nước thải từ các KCN – KCX đổ trực tiếp ra sông, suối, kênh, rạch và tiếp tục đổ ra biển. Nghiên cứu về vấn đề ô nhiễm các hệ thống sông hiện nay, tiêu biểu có các đề tài như “Quản lý tổng hợp và thống nhất tài nguyên môi trường lưu vực sông Đồng Nai – một vấn đề cấp bách” của GS.TS Lâm Minh Triết, KS. Nguyễn Thanh Hùng, Viện Môi trường và Tài nguyên, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh; hay đề tài “Tầm quan trọng của sông Sài Gòn trong sự phát triển bền vững” cũng của GS.TS Lâm Minh Triết, người có rất nhiều năm nghiên cứu say mê về đề tài bảo vệ môi trường nước cho TP.HCM nói chung và sông Sài Gòn nói riêng. Chưa bao giờ sông Sài Gòn được quan tâm nhiều như hiện nay bởi những diễn biến ngày càng xấu về chất lượng nước của dòng sông đe dọa nghiêm trọng đến đời sống xã hội và trước hết đe dọa trực tiếp về nhu cầu cấp nước cho thành phố và đe dọa nghiêm trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững của TP.HCM, tỉnh Tây Ninh và Bình Dương trên lưu vực sông Sài Gòn. Nói đến chiến lược biển, kinh tế biển, phải nhắc đến Đề án Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và Nghị quyết về “Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020” của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020, phải phấn đấu để nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển, góp phần giữ vững ổn định và phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường; có chính sách hấp dẫn nhằm thu hút mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế biển; xây dựng các trung tâm kinh tế lớn vùng duyên hải gắn với các hoạt động kinh tế biển làm động lực quan trọng đối với sự phát triển của cả nước. Từ đó, có thể thấy trong văn bản này Đảng và Nhà nước ta cũng rất quan tâm đến vấn đề “hướng ra biển” của Việt Nam. Như vậy, cho đến nay, đã có rất nhiều đề tài viết về vấn đề ô nhiễm môi trường biển, các hoạt động kinh tế biển tại Việt Nam cũng như ảnh hưởng của hoạt động kinh tế biển đến kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, chưa có một đề tài cụ thể nào đề cập đến ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường biển đến các hoạt động kinh tế - xã hội của Tp. Hồ Chí Minh hiện nay. Trên cơ sở các tài liệu thu thập được, tham khảo ý kiến thầy hướng dẫn, cũng như kiểm nghiệm từ thực tế, tôi đã bắt tay vào việc thực hiện đề tài này. Tôi hy vọng đề tài của mình sẽ giúp cho mọi người tiếp cận với vấn đề ô nhiễm môi trường biển một cách dễ dàng hơn và có cái nhìn trực quan hơn về tác động của kinh tế đến môi trường biển cũng như những ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường biển đến các hoạt động kinh tế - xã hội của Tp. Hồ Chí Minh hiện nay. 8. Đóng góp của đề tài : - Tìm hiểu có chọn lọc một số vấn đề lí luận về môi trường biển, ô nhiễm môi trường biển và các nguồn gây ô nhiễm môi trường biển hiện nay. - Tìm hiểu thực trạng ô nhiễm môi trường biển tại Việt Nam nói chung và Tp. Hồ Chí Minh nói riêng. Trình bày các nguồn gây ô nhiễm chủ yếu của môi trường biển tại TP.HCM. - Phân tích những ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường biển đến các hoạt động kinh tế - xã hội Tp. Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ năm 1997 - 2009. - Tìm hiểu chiến lược biển của Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng để đưa ra các giải pháp cho vấn đề ô nhiễm môi trường biển tại Tp. Hồ Chí Minh hiện nay. 9. Cấu trúc đề tài : Đề tài gồm 3 phần  Mở đầu  Nội dung : gồm 3 chương  Chương 1: Một số vấn đề chung về ô nhiễm môi trường biển  Chương 2: Ô nhiễm môi trường biển và ảnh hưởng của nó đến các hoạt động kinh tế - xã hội của Tp.HCM  Chương 3: Giải pháp khắc phục vấn đề ô nhiễm môi trường biển tại TP.HCM hiện nay  Kết luận Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN 1.1. Định nghĩa một số thuật ngữ liên quan 1.1.1. Khái niệm về môi trường Điều 1 Luật bảo vệ Môi trường của Việt Nam năm 1995 quy định: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”. Điều 2 Luật bảo vệ Môi trường của Việt Nam năm 1995 quy định: “Thành phần môi trường bao gồm các yếu tố : không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, núi, rừng, sông, hồ, biển, sinh vật, các hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác”. Theo GS.TSKH Lê Huy Bá thì “Môi trường (Environment) là tập hợp các thành phần vật chất vô cơ, sinh vật và con người cùng tồn tại và phát triển trong một không gian và thời gian nhất định. Giữa chúng có sự tương tác với nhau theo nhiều chiều, mà tổng hòa các mối tương tác đó sẽ quyết định lên chiều hướng phát triển của toàn bộ hệ thống Môi trường”.[1] Tùy theo mục đích mà người ta phân loại môi trường thành nhiều kiểu khác nhau. Ta có: - Theo các tác nhân thì có môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo. - Theo sự sống thì có môi trường vật lý, môi trường sinh học. - Lấy sinh vật hoặc con người làm đối tượng nghiên cứu thì chia ra môi trường bên trong và môi trường bên ngoài. - Phân loại theo môi trường thành phần (đất, nước, không khí…) hay môi trường tài nguyên. - Ngoài ra còn có các kiểu phân chia môi trường theo các yếu tố kinh tế - xã hội như môi trường xã hội nhân văn, môi trường đô thị, nông thôn, nông nghiệp, giao thông… 1.1.2. Khái niệm về môi trường biển Về phương diện địa lý, môi trường biển là toàn bộ vùng nước biển của Trái đất với tất cả những gì có trong đó. Môi trường biển của một quốc gia có thể được hiểu là một vùng của biển, đại dương trải rộng từ bờ biển và các hải đảo cho tới ranh giới trên biển được thỏa thuận hoặc tới giới hạn 200 hải lý của vùng đặc quyền kinh tế hoặc tới ranh giới ngoài cùng của thềm lục địa của quốc gia đó. Về phương diện môi trường thì định nghĩa môi trường biển lại rộng hơn nhiều. Căn cứ vào điều 1, khoản 4 Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, môi trường biển được hiểu bao gồm các tài nguyên sinh vật, các hệ sinh thái biển và chất lượng nước biển, cảnh quan biển.[36] Định nghĩa môi trường biển ngày càng được hoàn thiện, phù hợp với nhận thức của con người. Chương 17 trong Chương trình Hành động 21 (Báo cáo của Liên Hiệp Quốc về vấn đề môi trường và phát triển, Rio de Janeiro, 1992) định nghĩa: “Môi trường biển là vùng bao gồm các đại dương, các biển và các vùng ven biển tạo thành một tổng thể, một thành phần cơ bản của hệ thống duy trì cuộc sống toàn cầu và là tài sản hữu ích tạo cơ hội cho sự phát triển bền vững”. Định nghĩa này nhấn mạnh tới mối liên kết giữa môi trường, con người và sự phát triển. Môi trường biển ở đây được hiểu là môi trường tự nhiên của biển chịu sự tác động của con người trong quá trình phát triển.[36] 1.1.3. Khái niệm về ô nhiễm môi trường biển Năm 1981, Nhóm chuyên gia về các khía cạnh khoa học của ô nhiễm biển (Joint Group of Expert on the Scientific Aspects of Marine Pollution – GESAMP) đưa ra định nghĩa đầu tiên về ô nhiễm môi trường biển (Marine pollution) là “Việc con người trực tiếp hoặc gián tiếp đưa các chất liệu hoặc năng lượng vào môi trường biển (bao gồm cả các cửa sông), gây ra những tác hại như gây tổn hại đến nguồn lợi sinh vật, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người, gây trở ngại cho các hoạt động ở biển, kể cả việc đánh bắt hải sản, làm biến đổi chất lượng nước biển về phương diện sử dụng nó và làm giảm sút các giá trị mỹ cảm của biển” Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982, điều 1, khoản 4 đã đưa ra một định nghĩa có phần mở rộng hơn: “Ô nhiễm môi trường biển là việc con người trực tiếp hoặc gián tiếp đưa các chất liệu hoặc năng lượng vào môi trường biển, bao gồm các cửa sông, khi đó việc gây ra hoặc có thể gây ra những tác hại như gây tổn hại đến nguồn lợi sinh vật và đến hệ động vật và hệ thực vật biển, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người, gây trở ngại cho các hoạt động ở biển, kể cả việc đánh bắt hải sản và các việc sử dụng biển một cách hợp pháp khác, làm biến đổi chất lượng nước biển về phương diện sử dụng nó và làm giảm sút các giá trị mỹ cảm của biển”[37] 1.1.4. Khái niệm về các hoạt động kinh tế - xã hội  Theo từ điển Bách khoa toàn thư thì khái niệm kinh tế là :  Tổng thể các hoạt động của một cộng đồng người, một nước, liên quan đến toàn bộ quá trình hay một phần của tổng quá trình bao gồm các quá trình sản xuất, trao đổi hàng hóa, phân phối và tiêu dùng các sản phẩm xã hội.  Tổng thể những mối quan hệ trong quá trình sản xuất của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định, trong tổ chức và hoạt động của cơ cấu hạ tầng của xã hội, bao gồm các ngành kinh tế - kĩ thuật, các loại hình sản xuất tương ứng.  Khái niệm xã hội  Theo nghĩa hẹp, là khái niệm chỉ một loại hệ thống XH cụ thể trong lịch sử, một hình thức nhất định của những quan hệ XH, là một XH ở vào một trình độ phát triển lịch sử nhất định, là một kiểu loại XH nhất định đã hình thành trong lịch sử. Ví dụ: XH nô lệ, XH phong kiến, XH tư bản... Trong trường hợp này, XH trùng hợp với hình thái kinh tế xã hội (Hình thái kinh tế - xã hội).  Theo nghĩa rộng, là toàn bộ các hình thức hoạt động chung của con người, đã hình thành trong lịch sử. Người ta thường dùng khái niệm XH để chỉ một tập đoàn người được quan niệm như một hiện thực của các thành viên của nó, hoặc là để chỉ một môi trường của con người mà cá nhân được hoà nhập vào, môi trường đó được xem như là toàn bộ các lực lượng có tổ chức và có hệ thống tôn ti trật tự tác động lên cá nhân. Khái niệm XH là khái niệm đối lập với khái niệm cá nhân, cũng như khái niệm sống trong XH là đối lập với khái niệm sống đơn độc.  Khái niệm các hoạt động kinh tế - xã hội  Khái niệm nền kinh tế - xã hội chủ nghĩa : là nền kinh tế mà đặc trưng là dựa trên cơ sở lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu của nhân dân lao động về các tư liệu sản xuất chủ yếu, dưới hai hình thức: sở hữu toàn dân (do nhà nước là người đại diện pháp lí, gọi là sở hữu nhà nước) và sở hữu tập thể của những người lao động. Xét về nguyên lí và bản chất, nền kinh tế - xã hội chủ nghĩa không có người bóc lột người, nhân dân lao động và các dân tộc được thoát khỏi áp bức, bóc lột và bất công xã hội, được tự do, bình đẳng và tự nguyện liên kết, hợp tác với nhau trong sản xuất, và trong phân phối hưởng thụ theo lao động, có cuộc sống ấm no và hạnh phúc, có điều kiện phát triển cá nhân toàn diện trong cộng đồng xã hội chủ nghĩa.  Như vậy có thể thấy các hoạt động kinh tế - xã hội là tổng thể các hoạt động của một cộng đồng người, một nước, liên quan đến các vấn đề về kinh tế, xã hội trong nền kinh tế - xã hội chủ nghĩa. 1.1.5. Khái niệm về kinh tế biển Theo Tạp chí “Kinh tế và Dự báo số 7/2007” thì khi xem xét tới kinh tế biển, cũng cần đề cập đến kinh tế vùng ven biển ở một mức độ cần thiết. Như vậy, quan niệm kinh tế biển bao gồm:  Toàn bộ các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển, chủ yếu gồm: 1. Kinh tế Hàng hải (Vận tải biển và Dịch vụ cảng biển); 2. Hải sản (đánh bắt và nuôi trồng hải sản); 3. Khai thác Dầu khí ngoài khơi; 4. Du lịch biển; 5. Làm muối; 6. Dịch vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn; và 7. Kinh tế đảo. Có thể coi đây là quan niệm về kinh tế biển theo nghĩa hẹp.  Các hoạt động kinh tế trực tiếp liên quan đến khai thác biển, tuy không phải diễn ra trên biển nhưng những hoạt động kinh tế này là nhờ vào yếu tố biển hoặc trực tiếp phục vụ các hoạt động kinh tế biển ở dải đất liền ven biển, bao gồm: 1. Đóng và sửa chữa tàu biển (hoạt động này cũng được xếp chung vào lĩnh vực kinh tế hàng hải); 2. Công nghiệp chế biến dầu, khí; 3. Công nghiệp chế biến thuỷ, hải sản; 4. Cung cấp dịch vụ biển; 5. Thông tin liên lạc (biển); 6. Nghiên cứu khoa học - công nghệ biển, đào tạo nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biển, điều tra cơ bản về tài nguyên - môi trường biển. Có thể coi cách hiểu kinh tế biển bao gồm cả các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển và các hoạt động kinh tế trực tiếp liên quan đến khai thác biển ở dải đất liền ven biển là quan niệm về kinh tế biển theo nghĩa rộng. 1.2. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường biển Theo Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982, ô nhiễm môi trường biển bao gồm 6 nguồn chính sau: Bảng 1.1. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường biển theo Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 Các nguồn gây ô nhiễm STT 1. Ô nhiễm bắt nguồn từ đất liền kể cả các ô nhiễm xuất phát từ các dòng sông, cửa sông, ống dẫn và các thiết bị thải của công nghiệp. 2. Ô nhiễm do các hoạt động liên quan đến đáy biển thuộc quyền tài phán của quốc gia ven biển, hay xuất phát từ các đảo nhân tạo, các công trình thiết bị thuộc quyền tài phán của họ. 3. Ô nhiễm do các hoạt động tự nhiên và nhân tạo trong vùng (tức vùng đáy biển di sản chung của loài người) lan truyền tới. 4. Ô nhiễm do sự nhận chìm và trút bỏ chất thải. 5. Ô nhiễm do hoạt động của các loại tàu thuyền và tai nạn tàu thuyền trên biển. 6. Ô nhiễm có nguồn gốc từ bầu khí quyển hay qua bầu khí quyển. Nguồn: TS Nguyễn Hồng Thao, 2004 - Theo bản báo cáo đánh giá về hiện trạng môi trường biển của nhóm GESAMP năm 1990, tỷ lệ các hoạt động của con người gây ô nhiễm môi trường biển như sau: Các hoạt động dầu khí ngoài khơi: 1%, giao thông biển: 12%, nhận chìm: 10%, phù sa và ô nhiễm có nguồn gốc từ đất liền: 44%, ô nhiễm từ khí quyển: 33% - Cách phân loại này khác với cách phân loại cổ điển căn cứ vào tiêu chuẩn lý hóa của chất gây ô nhiễm. Xác định nguồn gây ô nhiễm gắn liền với các lĩnh vực, khu vực hoạt động của con người trong một tổng thể, thể hiện sự cần thiết quản lý tổng hợp đấu tranh chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường biển Bảng 1.2. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường biển (phân loại theo tiêu chuẩn lý hóa của các chất gây ô nhiễm) STT 1. Nguồn hoặc các hoạt động gây ô nhiễm biển Khí CO2 Các tác động liên quan Thay đổi khí hậu, làm thay đổi nhiệt độ, thay đổi mực nước biển. 2. 3. 4. 5. 6. Các kim loại nặng Vi sinh vật Đổ chất thải phóng xạ Các hóa chất mới Sản xuất năng lượng Tác động độc hại tiềm tàng Tác hại tới sức khỏe cộng đồng Tác hại tới sức khỏe cộng đồng Độc hại cho con người và sinh vật Thay đổi hoặc làm xáo trộn môi trường sống 7. Khai khoáng Làm tăng độ đục, xáo trộn đáy biển. Nguồn: Đỗ Đức Dương và nhiều người khác: Môi trường biển và quản lý vùng ven biển Việt Nam, trung tâm thông tin tư liệu khoa học và công nghệ quốc gia (INFOTERRA),1998. 33 1 12 44 10 Ô nhiễm do hoạt động dầu khí ngoài khơi Ô nhiễm do hoạt động giao thông biển Ô nhiễm do nhận chìm Ô nhiễm có nguồn gốc từ đất liền (rác thải, phù sa) Ô nhiễm từ khí quyển Biểu đồ 1.1: Tỉ lệ phần trăm các nguồn gây ô nhiễm 1.2.1. Ô nhiễm có nguồn gốc từ đất liền Các hoạt động của con người được thực hiện phần lớn trên đất liền nhưng biển cả mới là bãi rác khổng lồ mà con người đã quen trút bỏ. Năm 1972, vấn đề ô nhiễm có nguồn gốc từ đất liền được đưa vào chương trình hành động của Hội nghị về Môi trường – Con người ở Xtốckhôm. Nhưng chỉ khi Công ước 1982 của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển xác định ô nhiễm có nguồn gốc từ đất liền là nguồn ô nhiễm biển lớn nhất thì nhận thức của nhân loại mới thay đổi đáng kể và đã có ngày càng nhiều các văn kiện chính thức của quốc tế cũng như các quốc gia xem xét khả năng hợp tác để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự hình thức ô nhiễm này. Theo Công ước 1982 của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, điều 207, ô nhiễm môi trường biển có nguồn gốc từ đất liền bao gồm cả các ô nhiễm xuất phát từ các sông, ngòi, cửa sông, ống dẫn và thiết bị thải đổ. Công ước có một điều khoản riêng qui định về ô nhiễm môi trường biển do các hoạt động liên quan đến đáy biển thuộc quyền tài phán quốc gia gây ra hay xuất phát từ các đảo nhân tạo, các công trình thiết bị thuộc quyền tài phán quốc gia (Điều 208). Theo Chương trình hành động 21 của Hội nghị Rio de Janeiro về Môi trường và Phát triển nhận xét: “Ô nhiễm có nguồn gốc từ đất liền chiếm 70% ô nhiễm biển, trong khi các hoạt động giao thông vận tải biển và nhận chìm ở biển đóng góp 10% từng loại.” Do định nghĩa về đất liền khác nhau nên cách tính ô nhiểm biển có nguồn gốc từ đất liền cũng rất khác nhau. Theo báo cáo của GESAMP 1990 thì ô nhiễm biển xuất phát từ đất liền chiếm 44%. Mặc dù các con số chưa thống nhất nhưng không ai phủ nhận ô nhiễm có nguồn gốc từ đất liền đóng góp phần lớn trong các tác nhân gây ô nhiễm cho môi trường biển. Việc xác định các nguồn gây ô nhiễm trên đất liền cũng không phải đơn giản. Nguồn ô nhiễm có nguồn gốc từ đất liền rất đa dạng, xuất phát từ rất nhiều hoạt động khác nhau. Vì vậy, nguồn gây ô nhiễm có thể chia làm hai loại : nguồn xác định và nguồn không xác định. Nguồn xác định là nguồn mà vị trí đổ thải vào môi trường biển được xác định chính xác và có thể phân loại các chất ô nhiễm theo kim loại, chất hữu cơ, chất nguy hại…Các nhà máy xử lý chất thải thành thị chiếm đến 25% tổng các nguồn xác định đổ vào các vùng nước ven bờ. Các nguồn không xác định là các nguồn phân tán, xâm nhập vào môi trường biển bằng các con đường gián tiếp như thông qua khí quyển, theo nước mưa chảy vào sông ra biển. Các chất này có thể là thuốc trừ sâu, muối, dầu, các chất nhiễm bẩn từ đường sá, cầu cống, các chất thải từ gia súc…các nguồn không xác định này có thể chia thành 4 loại liên quan đến thành thị, nông thôn, công nghiệp và xây dựng phát triển. 1.2.2. Ô nhiễm từ các hoạt động liên quan đến đáy biển Các hoạt động liên quan đến đáy biển có thể bao gồm:  Các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí;  Các hoạt động thăm dò và khai thác khoáng sản, quặng đa kim;  Các hoạt động khoan, đào, nổ nhằm mục đích xây dựng đường hầm, đặt cáp, ống dẫn… Khai thác dầu khí ngoài biển được bắt đầu vào năm 1923, ngoài khơi Vênêxuêla. Từ đó đến nay việc thăm dò và khai thác dầu khí đã phát triển mạnh mẽ, không chỉ giới hạn ở các vùng biển gần bờ mà đã ra đến cả các vùng sâu hàng nghìn mét. Các cuộc khảo sát địa chấn, các chất thải, dung dịch khoan, tàu thuyền qua lại, việc lắp đặt các công trình thiết bị, giàn khoan, cũng như việc đổ thải và rò rỉ hoặc các sự cố trong quá trình thăm dò, khai thác dầu khí như các vụ nổ giàn hoặc đâm và, tràn dầu khi tàu thuyền neo đậu tại giàn đều có ảnh hưởng đến chất lượng môi trường biển. Các đánh giá ban đầu cho thấy hàng năm có khoảng 0,08 triệu tấn dầu được đưa vào môi trường biển từ hoạt động khai thác ngoài khơi trong đó có 0,06 triệu tấn là do các sự cố (theo Lucchini & Voelckel, Paris, 1981). Theo nghiên cứu các hoạt động khoan đưa tới 98-99% các chất không phải dầu vào môi trường biển. Ngoài ra nguồn gây ô nhiễm còn là nước thải sinh hoạt của con người cũng như các loại vật liệu dạng bột dùng trong sản xuất (ximăng, barit, betonit…). Qua thực nghiệm cho thấy với nồng độ dung dịch khoan vào khoảng 0,5-1,0 g/l, nước biển đã có tác động xấu đối với cá con. Với nồng độ từ 5-7g/l thì các loài cá con đều chết và các động vật không xương sống sẽ bị hủy diệt.[36] Các công trình, thiết bị thăm dò và khai thác ngoài khơi còn là các vật cản trở giao thông và thường được nối với các đường ống dễ bị đứt gãy, sẽ làm tăng khả năng tác động xấu đến sinh vật biển. Ngoài ra các hoạt động khoan, đào, nổ việc đặt dây cáp và ống dẫn ngầm cũng gây ảnh hưởng ô nhiễm đến môi trường biển. 1.2.3. Ô nhiễm do nhận chìm các chất nguy hại và các chất khác Các hóa chất và các chất nguy hại có chứa hóa chất thường tác động lên môi trường căn cứ vào độ độc hại và thời gian cũng như mức độ tập trung của chúng trong nước biển. Các chất thải phóng xạ được nhận chìm ngoài khơi có thể tác động xấu đến các sinh vật biển đặc biệt là các sinh vật biển còn nhỏ đang trong thời kì trưởng thành làm biến đổi gen, đột biến phát triển các gen xấu. Theo số liệu thống kê, hàng năm Châu Âu thường chuyển 120.000 tấn chất thải nguy hại đến vùng biển các nước thuộc thế giới thứ ba (Theo Mostafa K.Tolba, Cứu lấy hành tinh của chúng ta – Cơ hội và thách thức). Việc chuyên chở chất thải nguy hại, phế phẩm công nghiệp, nông nghiệp, thiết bị máy móc, tàu thuyền đã qua sử dụng, hóa chất…xuyên biên giới cũng đang là mối quan tâm của nhiều quốc gia. Theo chương trình hành động 21 của Hội nghị Rio de Janeiro về Môi trường và Phát triển nhận xét hàng năm có tới 200.000 m 3 các chất thải nồng độ phóng xạ thấp và trung bình và khoảng 100.000 m3 chất thải có nồng độ phóng xạ cao được sản sinh từ các hoạt động sản xuất năng lượng hạt nhân. Khối lượng này ngày càng tăng đặc biệt chất thải có nồng độ phóng xạ chứa tới 99% là lượng phóng xạ và đó là một nguồn nguy hiểm phóng xạ tiềm tàng. 1.2.4. Ô nhiễm do tàu thuyền gây ra Ô nhiễm do tàu thuyền chiếm 12% ô nhiễm môi trường biển. Theo Egard Gold, ô nhiễm biển từ tàu có thể chia làm 5 nhóm sau :  Các hoạt động chất thải đổ từ tàu dầu khi rửa tàu.  Các hoạt động xả đáy từ tất cả các loại tàu.  Tràn dầu, chất độc nguy hại… do các sự cố trên biển như đâm va, chìm đắm, nổ, cháy…  Tràn dầu, chất độc nguy hại…trong quá trình sắp xếp, dỡ, vận chuyển và đưa vào kho.  Cố ý đổ thải các chất rác, nước thải sinh hoạt. Bảng 1.3. Tác động đến môi trường từ tàu thuyền Thể loại ô nhiễm Các chất từ tàu thuyền Dầu Các chất lỏng độc hại Nước thải Rác Ô nhiễm từ các hoạt động bình thường Các chất rắn chuyên chở rời Ô nhiễm không khí Các chất sơn chống gỉ Các sinh vật lạ Tiếng ồn Dầu Ô nhiễm do tai nạn Các chất lỏng độc hại Các chất nguy hại đóng gói Các chất rắn chuyên chở rời Chìm đắm và phá hoại môi trường sống Tổn hại vật lý Suy thoái môi trường sống Nguồn: resolution A720 (17), 6 November 1991, guidelines for the designation of special areas and the indentification of particularly sensitive sea areas. (Hướng dẫn xác lập các khu đặc biệt và định ra các khu vực biển đặc biệt nhạy cảm).[36]  Ô nhiễm biển do các chất không phải dầu. Các chất không phải dầu thường được thải vào biển là chất thải rắn và lỏng, rác và nước dằn tàu, các chất nguy hại, các chất phóng xạ và nước thải sinh hoạt.  Ô nhiễm môi trường biển do dầu Nguy cơ và tác hại lớn nhất từ các nguồn ô nhiễm từ tàu thuyền vẫn là dầu. Theo đánh giá chung, hàng năm dầu được thải vào môi trường biển do các hoạt động bình thường của tàu thuyền, các tai nạn và sự đổ thải cố ý của các tàu thuyền. Dầu tràn có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho các hoạt động ven biển và cho những người sử dụng biển. vì theo đánh giá, 1 lít dầu tràn có thể tạo váng 10.000 m2 trên biển. Sinh vật biển còn bị ảnh hưởng nặng nề không chỉ bởi sự nhiễm bẩn cơ học mà còn do các thành phần độc tố trong dầu. Dầu xâm nhập vào bờ biển tạo thành các váng biển và lưu đọng trên các bãi biển, làm hỏng các bãi tắm, các vùng sản xuất muối, sản xuất công nghiệp, du lịch…Dầu có thể gây tổn hại trực tiếp đến các tàu thuyền, ghe lưới đánh cá, các hoạt động nuôi trồng thủy sản cũng như gián tiếp làm giảm năng suất đánh bắt và nuôi trồng tại vùng ven biển. 1.2.5. Ô nhiễm từ khí quyển Công ước 1982 của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển đánh giá nguồn ô nhiễm có nguồn gốc từ bầu khí quyển hay qua bầu khí quyển (ô nhiễm từ khí quyển) là nguồn ô nhiễm biển riêng biệt. Báo cáo của GESAMP năm 1990 nhận xét: “Khí quyển chứa đựng các vật chất từ nhiều nguồn khác nhau, tự nhiên và nhân tạo. Nguồn tự nhiên bao gồm các bụi từ nhiều vùng, từ đất, từ núi lửa, thực vật, các đám cháy rừng cũng như từ các vòi rồng trên biển. Trong số các nguồn nhân tạo có các khí thải từ các ngành công nghiệp, sản xuất và sử dụng năng lượng, đốt rác thải và các hoạt động nông nghiệp…các thành phần này có thể được đưa vào bầu khí quyển ngay phía trên các vùng đất. Từ đó chúng được xáo trộn theo chiều thẳng đứng và có thể được chuyển đi hàng ngàn km vượt qua các đường biên giới quốc gia và lan truyền đến các hệ sinh thái lớn của biển cả. Các chất nhiễm bẩn này có thể rơi trực tiếp xuống biển thông qua các hình thức mưa và tuyết rơi”. Đánh giá chính xác về lượng các chất nhiễm bẩn được đưa vào bầu khí quyển cho đến nay vẫn là điều không thể. Theo các đánh giá sơ bộ trên phạm vi toàn cầu, lượng chì được đưa vào biển cả có tới 98% là nguồn gốc từ khí quyển. Khí quyển còn cung cấp cả các chất đồng, sắt, kẽm, niken, chất hóa học… vào biển nhiều hơn là từ các dòng sông. Các vụ thử hạt nhân cũng đưa những chất phóng xạ vào biển, vào khí quyển thông qua những cơn mưa. 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến môi trường biển 1.3.1. Nhân tố vĩ mô 1.3.1.1. Luật biển, công ước biển quốc tế, luật bảo vệ môi trường Trong giai đoạn hiện nay, luật biển và các công ước quốc tế đã có tác động đến vấn đề môi trường biển một cách sâu sắc. Nhờ có luật biển quốc tế năm 1982 mà các vấn đề về biển đã được qui định một cách rõ ràng và các nước trên thế giới phải công nhận vấn đề này. Trên thế giới, ngoài một số công ước liên quan đến việc quản lý và ngăn chặn ô nhiễm biển từ các hoạt động vận tải biển như: Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm biển do tàu biển gây ra (Marpol 73/78), Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm biển do thải chất thải và vấn đề khác (London Dumping 1972), Công ước về sẵn sàng hợp tác và ứng cứu ô nhiễm dầu (OPRC 1990), Công ước liên quan đến việc can thiệp trong trường hợp bất cẩn gây ô nhiễm dầu (Intervention 1969) và một số công ước khác, còn có rất nhiều nước quy định pháp lý xử lý ô nhiễm biển vô cùng chặt chẽ. Thậm chí, bất kể phương tiện thủy nào khi vào vùng lãnh thổ biển đều phải nộp phí hưởng môi trường biển sạch và sẽ xử lý phạt rất nặng lỗi gây ô nhiễm môi trường. Không ít tàu biển Việt Nam bị phạt hàng chục nghìn đôla vì lỗi này. Tại Việt Nam, thực hiện Luật Bảo vệ môi trường, Bộ Khoa học Công nghệ - Môi trường mới chỉ ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật về ngăn ngừa ô nhiễm liên quan đến hàng hải gây ra. Tuy nhiên, chưa có hệ thống văn bản pháp quy về lĩnh vực bảo vệ môi trường biển như quy định bảo vệ môi trường đối với cảng biển; các quy định về môi trường đối với các dịch vụ sửa chữa, làm sạch tàu biển, tàu chở dầu; các hướng dẫn kỹ thuật liên quan... Trước lộ trình hội nhập quốc tế, làm sạch môi trường biển nói chung và làm sạch từng con tàu, từng bến cảng nói riêng đang trở thành vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu. Không thể khác, ngành Hàng hải đề xuất với Chính phủ tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ khoa học kỹ thuật cho các cảng vụ tăng cường quản lý chặt chẽ các nguồn ô nhiễm tiềm tàng từ các hoạt động của tàu biển và bến cảng; xây dựng hệ thống văn bản pháp quy chặt chẽ, có tham khảo quy định quốc tế liên quan để ngăn ngừa tối đa nguy cơ gây ô nhiễm và xử lý nghiêm mọi vi phạm về ô nhiễm. 1.3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Vấn đề kinh tế và xã hội của đất nước có tầm ảnh hưởng lớn đến vấn đề môi trường trong đó có môi trường biển. Ở các nước đang phát triển, thì tình hình môi trường luôn ở trong tình trạng báo động. Vấn đề ô nhiễm môi trường do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa trở lên ngày càng nghiêm trọng. Mặc dù đã có những qui định trong luật pháp nhưng các công ty và người dân vẫn còn rất thờ ơ với vấn đề môi trường. Đặc biệt trong tình hình xã hội còn nhiều vấn đề phức tạp cần giải quyết như đói nghèo, tệ nạn, y tế, giáo dục…thì vấn đề môi trường vẫn còn nhiều điều chưa giải quyết được. Vì vậy hiện nay, vấn đề phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước luôn phải kèm theo vấn đề phát triển môi trường bền vững để đảm bảo một cuộc sống tốt đẹp hơn cho thế hệ mai này. 1.3.2. Nhân tố vi mô 1.3.2.1. Khai thác tiềm năng kinh tế biển ở các địa phương. Kinh tế biển hiện nay trở thành một trong những ngành nghề được ưu tiên phát triển tại các địa phương có biển của nước ta. Với 28 trên 63 tỉnh thành giáp biển, chúng ta có đầy đủ điều kiện để phát triển kinh tế biển. Tuy nhiên hiện nay, kinh tế biển chủ yếu vẫn chỉ dừng lại ở việc đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản. Dọc khu vực Duyên hải miền trung hàng năm có từ 9 đến 10 cơn bão đổ bộ gây thiệt hại không nhỏ về người và của. Với phương tiện đánh bắt thô sơ, công việc đánh bắt chủ yếu dựa trên kinh nghiệm “cha truyền con nối” luôn ẩn chứa những rủi ro đối với người đi biển. Tiềm năng của Biển Đông có nhiều, nhưng sản lượng cá ven bờ ngày càng cạn kiệt. Vì thế, những năm gần đây, ngư dân của Việt Nam đã tiến đến đánh bắt xa bờ. Tuy nhiên việc đánh bắt còn gặp nhiều khó khăn do thiên tai nên một số ngư dân đã sử dụng các phương pháp đánh bắt gây ảnh hưởng đến môi trường biển như dùng mìn đánh bắt cá, lưới cào, sử dụng mắt lưới ngày càng nhỏ hơn làm cho cá con không có thời gian sinh trưởng, sản lượng cá ngày càng giảm. Bên cạnh đó việc nuôi trồng thủy sản ven biển cũng gây ra nhiều tác nhân ảnh hưởng đến môi trường biển. Vấn đề khai thác các cảng biển, giao thông vận tải biển, du lịch biển và khai thác khoáng sản biển như dầu khí cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường biển. Vấn đề này sẽ được đề cập kĩ hơn trong hiện trạng của môi trường biển Việt Nam hiện nay. 1.3.2.2. Các yếu tố khí tượng thủy văn (nhiệt độ nước biển, thủy triều, gió, bão…)  Nhiệt độ của nước biển Biển Việt Nam là một biển ấm, nhiệt độ nước biển thay đổi theo mùa, thấp nhất là mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 3) và cao nhất về mùa hè (từ tháng 5 tới tháng 8). Nhiệt độ nước biển tầng mặt thường lớn hơn 200C. Tuy nhiên vào mùa đông có sự giảm thấp nhiệt độ tương đối của lớp nước tầng mặt ở vùng biển phía Bắc xuống dưới 200C.  Thủy triều
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan