Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Những vấn đề pháp lý trong hợp đồng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát t...

Tài liệu Những vấn đề pháp lý trong hợp đồng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôntuyên quang

.DOC
37
28
55

Mô tả:

T rong thời đại ngày nay, sự phát triển của nền kinh tế gắn liền với các hoạt động kinh tế xã hội, thị trường ngày càng mở rộng và phát triển trong mối quan hệ kinh tế khu vực, quốc tế. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển thương mại và các hoạt động dịch vụ của ngân hàng. Đặc biệt là khi hiện nay Việt Nam đã tham gia với tư cách thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và đã mở cửa thị trường tài chính vào ngày 01/04/2007 theo đúng lộ trình cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới. Do vậy, nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển vượt bậc so với thời kỳ trước đây. Có được thành quả đó phải kể đến sự đóng góp của rất nhiều ngành, nghề, lĩnh vực. Tốc độ tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào khả năng thu hút cũng như sử dụng vốn đầu tư của toàn xã hội. Ngân hàng là ngành giữ vai trò chủ yếu trong vấn đề này. Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động mang tính truyền thống và mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho ngân hàng. Sự phát triển của hoạt động ngân hàng như hiện nay đòi hỏi phải có một hệ thống pháp luật hiệu quả và đảm bảo an toàn, phòng chống rủi ro, trong đó có các chế độ pháp lý về hợp đồng tín dụng (HĐTD) cần phải được chú ý xây dựng một cách có hệ thống. Sau một thời gian thực tập ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tuyên Quang (NHNo&PTNT Tuyên Quang), tôi đã thu được những kiến thức thực tế bổ ích về hoạt động của ngân hàng, trong đó tôi đặc biệt quan tâm tới chế độ pháp lý về HĐTD và việc áp dụng tại Ngân hàng. Từ thực tế thu được, tôi mong muốn tìm hiểu thực trạng áp dụng pháp luật về HĐTD ở NHNo&PTNT Tuyên Quang hiện nay. Do đó, tôi chọn đề tài: “Những vấn đề pháp lý trong hợp đồng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thônTuyên Quang”. 1 Chương I. Khái niệm về hợp đồng tín dụng và pháp luật về hợp đồng tín dụng 1.1 Khái niệm chung về tín dụng và hoạt động tín dụng 1.1.1 Vai trò của tín dụng và hoạt động của tín dụng Tín dụng là hoạt động quan trọng và đặc trưng của hệ thống Ngân hàng thương mại (NHTM) và các Tổ chức tín dụng (TCTD) khác. TCTD cung ứng tín dụng là các ngân hàng, một số loại hình doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ khác cũng có cung ứng tín dụng như ngân hàng nên hoạt động cung ứng tín dụng của doanh nghiệp này cũng gọi là tín dụng ngân hàng. Theo Điều 20.3 Luật các TCTD 1997 (sửa đổi, bổ sung năm 2004) quy định: “TCTD phi ngân hàng là loại hình TCTD được thực hiện một số hoạt động ngân hàng như là một nội dung kinh doanh thường xuyên… TCTD phi ngân hàng gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các TCTD phi ngân hàng khác”. Trên thực tế, một số doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh thường có một bộ phận vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi được tách ra khỏi quá trình tái sản xuất như: tiền khấu hao tài sản cố định để tái tạo lại tài sản cố định nhưng chưa sử dụng; tiền mua nguyên vật liệu tiếp tục cho quá trình tái sản xuất nhưng chưa mua, vì có sự chênh lệch về thời gian giữa việc bán sản phẩm và việc mua nguyên vật liệu; tiền trả lương cho người lao động nhưng chưa đến hạn trả; khoản tiền tích lũy để tái sản xuất mở rộng nhưng chưa đủ điều kiện để đáp ứng… Ngoài ra trong dân cư cũng có các khoản tiền để dành. Các khoản tiền trên luôn được tìm cách đầu tư kiếm lời, tạo thành nguồn vốn tiềm tàng trong nền kinh tế. Bên cạnh đó, có một số doanh 2 nghiệp, cá nhân thiếu vốn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh, cải thiện sinh hoạt hoặc đối phó với những rủi ro cho cuộc sống. Ngân hàng Nhà nước thường xuyên trong trạng thái bị thâm hụt, Nhà nước rất cần vốn để bù đắp sự thâm hụt đó, đảm bảo cân đối thu- chi cho nền kinh tế… Do đó vai trò của tín dụng trong nền kinh tế là rất quan trọng. Cụ thể: Một là, thông qua chức năng phân phối lại vốn, tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng trưởng kinh tế. Tín dụng làm cho quy mô sản suất ngày càng mở rộng, thu lợi nhuận tối đa cho nhà sản xuất, thúc đẩy quá trình cạnh tranh tạo ra sức bật cho nền kinh tế. Thừa thiếu vốn tạm thời là hiện tượng thường xảy ra ở các doanh nghiệp. Việc phân phối vốn tín dụng đã góp phần điều hòa vốn trong toàn bộ nền kinh tế, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được liên tục. Ngoài ra tín dụng còn là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư. Tín dụng là động lực kích thích tiết kiệm đồng thời cũng là phương tiện đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển. Trong điều kiện nước ta hiện nay, cơ cấu kinh tế còn nhiều mặt mất cân đối, lạm phát và thất nghiệp vẫn luôn là khả năng tiềm ẩn. Thông qua hoạt động đầu tư, tín dụng góp phần sắp xếp và tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý. Mặt khác hoạt động tín dụng giúp cho việc sử dụng nguồn lao động và nguyên liệu hợp lý, thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế, đồng thời giải quyết các vấn đề xã hội. Hai là, tín dụng được coi là một công cụ trong chính sách tiền tệ quốc gia để thực hiện điều hoà lưu thông tiền tệ, làm cho tiền tệ ổn định. Thông qua tín dụng, Ngân hàng Trung ương tiến hành việc phát hành thêm vào lưu thông hoặc rút bớt tiền ra khỏi lưu thông tuỳ theo yêu cầu phát triển kinh tế. Ba là, tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển. Nhờ có tín dụng cấp vốn mà nhiều lĩnh vực kinh tế, nhiều ngành kinh tế đã phục hồi và phát huy được thế mạnh. Mặt khác, tín dụng góp phần tác động 3 để tăng cường chế độ hạch toán kinh tế của doanh nghiệp. Đặc trưng cơ bản nhất của tín dụng là sự vận động trên cơ sở hoàn trả và có lợi tức, nhờ đó kích thích việc sử dụng vốn có hiệu quả. Khi sử dụng vốn vay ngân hàng, doanh nghiệp phải tôn trọng HĐTD, tức là trả nợ gốc- lãi vay đúng hạn và tôn trọng các điều kiện khác đã ghi trong HĐTD, đòi hỏi doanh nghiệp phải quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí sản xuất, tăng vòng quay của vốn tạo điều kiện nâng cao lợi nhuận. Bốn là, tín dụng tạo điều kiện phát triển các quan hệ kinh tế với nước ngoài, là phương tiện nối liền kinh tế trong nước với kinh tế nước ngoài. Trong điều kiện ngày nay, phát triển kinh tế của một quốc gia gắn liền với thị trường thế giới, phát triển “Đóng” đã nhường bước cho kinh tế “Mở”, tín dụng ngân hàng đã trở thành một trong những phương tiện nối liền nền kinh tế các nước với nhau. Đối với các nước đang phát triển nói chung và nước ta nói riêng, tín dụng đóng vai trò rất quan trọng trong việc mở rộng xuất khẩu hàng hóa, đồng thời nhờ nguồn tín dụng bên ngoài để công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế. Năm là, thông qua cung ứng vốn cho các thành phần kinh tế, vốn tín dụng ngân hàng sẽ tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho doanh nghiệp và tăng thu nhập cho người lao động, sẽ góp phần xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, ổn định kinh tế và xã hội. 1.1.2 Khái niệm chung về tín dụng và hoạt động tín dụng Tín dụng là hoạt động quan trọng và đặc trưng của hệ thống Ngân hàng thương mại (NHTM) và các Tổ chức tín dụng (TCTD) khác. TCTD cung ứng tín dụng là các ngân hàng, một số loại hình doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ khác cũng có cung ứng tín dụng như ngân hàng nên hoạt động cung ứng tín dụng của doanh nghiệp này cũng gọi là tín dụng ngân hàng. Theo Điều 20.3 Luật các TCTD 1997 (sửa đổi, bổ sung năm 4 2004) quy định: “TCTD phi ngân hàng là loại hình TCTD được thực hiện một số hoạt động ngân hàng như là một nội dung kinh doanh thường xuyên… TCTD phi ngân hàng gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các TCTD phi ngân hàng khác”. Về bản chất pháp lý, HĐTD là một dạng của hợp đồng vay tài sản. Do đó, khi TCTD chuyển giao tiền vay cho bên vay là chuyển giao quyền sở hữu tiền vay. Điều này được ghi nhận trong Bộ luật dân sư của nhiều nước. Điều 472 Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 quy định: “Bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản đó”. Hợp đồng tín dụng của tổ chức tín dụng là một loại hợp đồng của hợp đồng dân sự.Theo quy định của luật tổ chức tín dụng 1997 sửa đổi bổ sung 2004 thì cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng thoả thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác.Các hệ thống ngân hàng thường có nghiệp vụ cấp tín dụng chính là cho vay.Có thể là cho vay ngắn hạn hoặc dài hạn là do thoả thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng ,tuy nhiên việc cấp tín dụng phải lập thành hợp đồng gọi là hợp đồng tín dụng. Như vậy, hợp đồng tín dụng là sự thoả thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng (bên cho vay) với tổ chức, cá nhân có đủ những điều kiện do luật định (bên vay), theo đó tổ chức tín dụng thoả thuận ứng trước một số tiền cho bên vay sử dụng trong một thời hạn nhất định, với điều kiện có hoàn trả cả gốc lẫn lãi, dựa trên sự tín nhiệm. Hoạt động tín dụng đã được quy định thành một mục riêng trong Luật Các TCTD 1997, bao gồm các Điều từ 49 đến 64. Mục này quy định những vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng, như việc thiết lập một quan hệ tín dụng, nêu ra các quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ tín dụng… 5 Theo Điều 20 Luật Các TCTD thì “Hoạt động tín dụng là việc TCTD sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng”; và “Cấp tín dụng là việc TCTD thoả thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác”. Như vậy hoạt động tín dụng là hoạt động mà TCTD sử dụng nguồn vốn tự có hoặc huy động để thực hiện việc cấp tín dụng với các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của pháp luật. 1.2. Những quy định của pháp luật về HĐTD 1.2.1. Quy định pháp luật về giao kết HĐTD 1.2.1.1. Chủ thể HĐTD Theo Điều 12 Luật các TCTD 1997, sửa đổi bổ sung năm 2004, quy định về các loại hình TCTD: “1. TCTD được thành lập theo pháp luật Việt Nam bao gồm TCTD nhà nước, TCTD cổ phần, TCTD hợp tác, TCTD liên doanh, TCTD 100% vốn nước ngoài. 2. TCTD nước ngoài được mở chi nhành ngân hàng nước ngoài và văn phòng đại diện tại Việt Nam. 3. TCTD nước ngoài góp vốn, mua cổ phần của TCTD hoạt động tại Việt Nam theo quy định của Chính phủ.” Các chủ thể cho vay và đi vay phải đáp ứng những điều kiện chặt chẽ do pháp luật quy định. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo lợi ích chính đáng của các bên tham gia quan hệ HĐTD, bảo vệ lợi ich của Nhà nước, xã hội. 1.2.1.2. Hình thức và nội dung HĐTD 6 Theo quy định tại Điều 51 luật Các TCTD, mọi HĐTD đều phải được ký kết bằng văn bản thì mới có giá trị pháp lý. Như vậy, HĐTD phải được làm thành văn bản. Tên gọi của các HĐTD có thể là: HĐTD, hợp đồng vay vốn, hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng thuê tài chính. Theo quy định tại Điều 51 Luật các TCTD 1997, sửa đổi bổ sung năm 2004, HĐTD phải có những nội dung sau: “HĐTD phải có nội dung về điều kiện vay, mục đích sử dụng tiền vay, hình thức vay, số tiền vay, lãi suất, thời hạn vay, hình thức bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm, phương thức trả nợ và những cam kết khác được các bên thoả thuận”. 1.2.1.3. Nguyên tắc giao kết HĐTD HĐTD về bản chất cũng là một hợp đồng dân sự nói chung, do đó nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự cũng là nguyên tắc giao kết HĐTD. Theo Điều 389 BLDS 2005: “Việc giao kết hợp đồng dân sự phải tuân theo các nguyên tắc sau đây: 1. Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội; 2. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng.” Ngoài ra, theo Điều 6 Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ban hành ngày 31/12/2001 về quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng: “Khách hàng vay của TCTD phải bảo đảm sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong HĐTD”. Nguyên tắc này đòi hỏi khách hàng vay phải tuân thủ đúng cam kết của mình trong hợp đồng tín dụng để sử dụng vốn vay đúng mục đích. Vi phạm nguyên tắc này, tức là khách hàng sử dụng 7 vốn vay với mục đích khác với những gì cam kết trong hợp đồng thì bị xem là vi phạm hợp đồng và sẽ phải chịu phạt vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật. 1.2.1.4. Trình tự giao kết HĐTD Bước 1: Đề nghị giao kết HĐTD Theo Điều 7 QĐ 1627/2001/QĐ-NHNN quy định về điều kiện vay vốn: “Tổ chức tín dụng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau: 1. Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật; 2. Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. 3. Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. 4. Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật. 5. Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”. Thực tiễn giao kết HĐTD ở Việt Nam trong những năm gần đây, có nhiều trường hợp bên chủ động đề nghị giao kết HĐTD lại chính là TCTD chứ không phải khách hàng. Phương thức này nhằm tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường tín dụng. Bước 2: Thẩm định hồ sơ tín dụng Điều 53.2 Luật các TCTD quy định: “TCTD phải tổ chức việc xét duyệt cho vay theo nguyên tắc phân định trách nhiệm giữa các khâu thẩm định và quyết định cho vay”. Nội dung thẩm định bao gồm việc xác định các điều kiện về chủ thể vay vốn, thẩm định dự án đề nghị vay vốn, mục đích sử 8 dụng vốn vay, phương án sản xuất kinh doanh và tính khả thi của phương án, các biện pháp đảm bảo hợp đồng (Điều 15.2 QĐ 1627/2001/QĐ-NHNN) Bước 3: Quyết định cho vay Trên cơ sở kết quả thẩm định, TCTD quyết định cho khách hàng vay hay không. Trong trường hợp không cho vay, TCTD phải thông báo cho khách hàng bằng văn bản, trong đó nêu rõ căn cứ không cho vay (Điều 15.3 QĐ 1627/2001/QĐ-NHNN). Bước 4: Đàm phán các điều khoản của HĐTD và ký kết HĐ Đây là giai đoạn quan trọng nhất của quá trình giao kết HĐTD. Trong giai đoạn này, các bên trực tiếp gặp nhau để thỏa thuận các điều khoản của HĐTD. Giai đoạn này kết thúc bằng việc các bên cùng chính thức ký tên vào bản hợp đồng. Sau khi HĐTD được ký kết, các bên có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng. Đây là quá trình làm cho cam kết trong HĐTD trở thành hiện thực thông qua hành vi của các bên. Sau khi đã cho khách hàng vay vốn, TCTD thường xuyên kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng. 1.2.2. Quy định của pháp luật về thực hiện HĐTD 1.2.2.1. Các biện pháp bảo đảm thực hiện HĐTD Hợp đồng bảo đảm tiền vay phải được lập thành văn bản và có thể được giao kết trước, cùng hoặc sau khi giao kết HĐTD. Việc giao kết hợp đồng bảo đảm tiền vay phải được tuân thủ các quy định của pháp luật về hình thức, nội dung, quy định về việc đăng ký và công chứng, chứng thực hợp đồng bảo đảm.  Hợp đồng cầm cố Theo quy định tại Điều 326 BLDS 2005, cầm cố tài sản là việc bên cầm cố (bên có nghĩa vụ phải thực hiện) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của 9 mình cho bên nhận cầm cố (bên có quyền) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.  Hợp đồng thế chấp tài sản Tương tự như hợp đồng cầm cố tài sản, hợp đồng thế chấp tài sản cũng là sự thoả thuận của các bên trong quan hệ tín dụng để đảm bảo nghĩa vụ của bên vay vốn được thực hiện, tuy nhiên trong hợp đồng thế chấp tài sản, các bên chỉ thoả thuận về việc dùng tài sản của bên vay để bảo đảm thực hiện HĐTD chứ không có sự chuyển giao tài sản của bên vay cho TCTD.  Hợp đồng bảo lãnh Khác với hai loại hợp đồng bảo đảm trên, hợp đồng bảo lãnh lại có sự xuất hiện của bên thứ ba là người cam kết với bên cho vay (TCTD) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên vay nếu khi đến thời hạn mà bên vay không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ. Bên cạnh hình thức bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hoàn trả tiền vay bằng các hợp đồng bảo đảm như trên, TCTD và khách hàng vay còn có thể thoả thuận việc bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay.  Tín chấp Theo Khoản 2 Điều 52 Luật Các TCTD năm 1997 quy định: “TCTD cho vay trên cơ sở có bảo đảm bằng tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng vay, bảo lãnh của bên thứ ba; không được cho vay trên cơ sở cầm cố bằng cổ phiếu của chính TCTD cho vay”. Có thể kết luận rằng, trước ngày 1/10/2004, cho vay tín chấp chưa được thừa nhận trong hệ thống pháp luật về tín dụng, ngân hàng ở nước ta. 1.2.2.2. Thực hiện quyền và nghĩa vụ các bên trong HĐTD Pháp luật quy định cụ thể Quyền và nghĩa vụ của bên cho vay (TCTD) 10 được quy định tại Điều 25 QĐ1627/2001/QĐ-NHNN. Theo đó, bên cho vay có: “Nghĩa vụ chuyển giao tiền vay đầy đủ, đúng thời hạn và địa điểm cho khách hàng vay sử dụng (nghĩa vụ giải ngân)”; Nghĩa vụ này phát sinh do việc bên vay (TCTD) đã cam kết cho khách hàng vay được sử dụng số tiền của mình trong một thời hạn nhất định, với điều kiện có hòan trả. “ Quyền và trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc sử dụng tiền vay của bên vay xem có bảo đảm tính hiệu quả và có đúng mục đích thoả thuận không”; Nghĩa vụ này cũng được thể hiện tại Điều 53.3 Luật các TCTD. “Quyền yêu cầu bên vay trả tiền vay đúng thoả thuận kể cả tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại (nếu có)”; Quyền và nghĩa vụ của bên vay (khách hàng vay) được quy định tại Điều 56 Luật các TCTD; Theo đó khách hàng vay có: “Quyền từ chối các yêu cầu của TCTD không đúng với các thoả thuận trong HĐTD”; “Quyền khiếu nại, khởi kiện việc từ chối cho vay không có căn cứ và các vi phạm HĐTD theo quy định của pháp luật” 1.2.2.3. HĐTD vô hiệu và xử lý HĐTD vô hiệu Về nguyên tắc, một HĐTD khi bị coi là vô hiệu phải gánh chịu những hậu quả pháp lý sau: - Không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý đối với các bên ngay từ thời điểm giao kết; - Các bên phải phục hồi tình trạng ban đầu như trước khi ký kết HĐTD. Tức là, sau khi HĐTD bị tuyên bố là là vô hiệu thì các bên phải tự thu xếp hoàn trả lại cho nhau tất cả những gì đã nhận, đúng như tình trạng lúc ban đầu khi 11 HĐTD chưa được ký kết. Nếu như người cầm giữ tài sản có hành vi gây thiệt hại cho tài sản của bên kia thì sẽ phải bồi thường. 1.2.3. Trách nhiệm pháp lý của các bên do vi phạm HĐTD và giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng 1.2.3.1. Trách nhiệm pháp lý của các bên do vi phạm HĐTD - Trách nhiệm nộp phạt vi phạm HĐTD: được áp dụng theo thỏa thuận của các bên trong HĐTD, hoặc nếu không có thỏa thuận thì áp dụng theo quy định của pháp luật. - Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm HĐTD: chỉ áp dụng đối với bên vi phạm khi bên bị vi phạm chứng minh được rằng bên vi phạm đã gây ra một thiệt hại vật chất thực tế, xác định cho mình, và do hành vi có lỗi của bên vi phạm gây ra khi thực hiện HĐTD. 1.3.3.2. Tranh chấp phát sinh từ HĐTD và cơ chế giải quyết tranh chấp - Đối với các tranh chấp phát sinh từ HĐTD giữa các TCTD với các chủ thể là pháp nhân hoặc cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh thì được coi là tranh chấp kinh tế. Do vậy, những tranh chấp này được giải quyết tại trọng tài kinh tế, hoặc tòa án kinh tế theo thủ tục tố tụng do pháp luật quy định. - Đối với các tranh chấp phát sinh từ HĐTD ký kết giữa TCTD với các chủ thể không có đăng ký kinh doanh nhằm thỏa mãn các nhu cầu về sinh hoạt, tiêu dùng được coi là tranh chấp dân sự nên sẽ được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự tại tòa án dân sự. Trên cơ sở của việc giải quyết tranh chấp, các bên vi phạm phải chịu các biện pháp phạt vi phạm hợp đồng, bồi thường thiệt hại và xử lý tài sản theo quy định của pháp luật. 12 CHƯƠNG II. THỰC TIỄN THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT TUYÊN QUANG 2.1 Giới thiệu chung về NHNo&PTNT TUYÊN QUANG 2.1.1 Lịch sử hình thành, phát triển NHNo&PTNN được thành lập theo quyết định số 198/QĐ-NHNN ngày 2/6/1998 của Thống đốc NHNN Việt Nam. Tên gọi : Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Tuyên Quang. Tên giao dịch quốc tế : The Branch For Agriculture and Rural Development Bank of TUYÊN QUANG Town. Trô së chÝnh: §êng chiÕn th¾ng S«ng L« - Phêng Minh Xu©n – ThÞ x· Tuyªn Quang – TØnh Tuyªn Quang. 2.1.2 Phạm vi hoạt động của NHNo&PTNT Tỉnh TUYÊN QUANG Ngân hàng hoạt động trong phạm vi cả trong nước và quốc tế. Là một NHTM, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tín dụng Ngân hàng, có tư cách pháp nhân, NHNo&PTNT Hà Nội có đầy đủ quyền và nghĩa vụ theo Luật các TCTD 1997, được sửa đổi, bổ sung năm 2004. NHNo&PTNT Tuyên Quang có những chức năng, hoạt động như sau: - Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với nhiều kỳ hạn khác nhau. - Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các ngành và các thành phần kinh tế. - Làm dịch vụ cho vay hộ nghèo thiếu vốn sản xuất ở nông thôn. - Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, tài trợ xuất- nhập khẩu, bảo lãnh và tái bảo lãnh, mua bán ngoại tệ, dịch vụ chi trả kiều hối, dịch vụ kiểm đếm giao nhận tiền tận nơi cho các đơn vị. 13 - Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng- tiền tệ khác. Tổ chức và Hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam ban hành kèm Quyết định số 1377/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 24/12/2007: Điều 8. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động chi nhánh 1. Chịu sự quản lý trực tiếp toàn diện của Ngân hàng Nông Nghiệp 2. Tuân thủ các chính sách, chế độ của ngành và quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động kinh doanh ngân hàng; đảm bảo nguyên tắc tập trung, thống nhất trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp; đồng thời kết hợp với việc phân cấp, ủy quyền, khuyến khích tính năng động, sáng tạo và chủ động của các Chi nhánh trong hệ thống các Ngân hàng Nông nghiệp. 3. Cùng với các đơn vị trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp tạo thành một hệ thống đồng bộ, thống nhất trong tổ chức và hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng. 2.1.3 Cơ cấu tổ chức Quy chế về Tổ chức và Hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam ban hành kèm Quyết định số 1377/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 24/12/2007, gồm: - Phòng tín dụng - Phòng nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp - Phòng kế toán ngân quỹ - Phòng hành chính và nhân sự (phòng tổ chức cán bộ) - Phòng kiểm tra, soát nội bộ - Phòng kinh doanh ngoại hối - Phòng Dịch vụ và Marketing - Phòng điện toán 14 2.2. Thực tiễn thực hiện HĐTD tại NHNo&PTNT TUYÊN QUANG 2.2.1 Hệ thống văn bản pháp luật và văn bản nội bộ NHNo&PTNT đang áp dụng trong giao kết và thực hiện HĐTD Ngân hàng No&PTNT Tuyên Quang là một NHTM nhà nước, nên có đầy đủ quyền và nghĩa vụ theo Luật các TCTD số 07 năm 1997 được sửa đổi, bổ sung năm 2004, và chịu sự điều chỉnh của Luật Ngân hàng Nhà nước 2003, Bộ Luật dân sự 2005. 1. Bộ luật Dân sự 2005 Bộ luật Dân sự 2005 đưa ra những quy định chung nhất về hình thức, chủ thể, trình tự giao kết, hiệu lực pháp lý cũng như các biện pháp giải quyết tranh chấp về hợp đồng dân sự. HĐTD về bản chất cũng là hợp đồng dân sự vì vậy những quy định chung này cũng được áp dụng cho HĐTD. Mặt khác, HĐTD thực chất còn là hợp đồng vay tài sản, do đó những quy định về hợp đồng vay tài sản cũng chính là cơ sở chung để hình thành một HĐTD cụ thể, vẫn đúng cho HĐTD trong một số nội dụng. Vì vậy việc xây dựng chế độ pháp lý về HĐTD phải thống nhất với quy định về hợp đồng vay tài sản trong BLDS 2005. 2. Luật Ngân hàng Nhà nước 1997, đã sửa đổi, bổ sung 2003. Luật Ngân hàng Nhà nước là văn bản quy định chung về hình thành và hoạt động của Ngân hàng Nhà nước, là cơ quan quản lý trực tiếp tới hoạt động của các TCTD, điều phối các các quan hệ tín dụng thông qua các biện pháp tài chính chuyên nghiệp như ban hành mức lãi suất cho vay tối thiểu, hạn mức cho vay tối đa, tỷ lệ dự trữ bắt buộc… Do vậy hoạt động tín dụng luôn phải tuân thủ theo các quy định về quyền hạn trong văn bản này. 3. Luật Các TCTD 1997, đã sửa đổi, bổ sung 2004. Luật Các TCTD là văn bản pháp lý trực tiếp điều chỉnh hoạt động của các TCTD, điều này được thể hiện ở các quy định về tổ chức, điều hành và 15 thực hiện các hoạt động tín dụng và các hoạt động khác có liên quan của một TCTD. Hoạt động tín dụng được quy định thành một mục riêng từ các Điều 49 đến Điều 64 của Luật Các TCTD, đã quy định chung nhất về những hoạt động tín dụng của một TCTD có thể thực hiện liên quan đến tiền tệ. Quy định về HĐTD được nêu tại Điều 51 Luật Các TCTD là căn cứ pháp lý quan trọng để các TCTD xây dựng một HĐTD mẫu trong các giao dịch cho vay. 4. Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng nhà nước ngày 31 tháng 12 năm 2001 ban hành quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng (được sửa đổi bởi các quyết định số 127/2005 và quyết định số 783/2005 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước). Đây là căn cứ trực tiếp và quan trọng nhất của TCTD khi tiến hành cấp tín dụng theo hình thức cho vay. Quyết định 1627 về quy chế cho vay đối với khách hàng (hay gọi tắt là Quy chế 1627) quy định các vấn đề về hoạt động cho vay của TCTD như nguyên tắc vay vốn, điều kiện cho vay, các nội dụng của HĐTD như lãi suất cho vay, phương thức cho vay, thời hạn cho vay… Để phù hợp với điều kiện khách quan hiện nay, Quy chế này đã được sửa đổi, bổ sung bởi các Quyết định 127/2005 và Quyết định số 783/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. 5. Quyết định 72/2002/QĐ-HĐQT-TD của Chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ban hành Quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Nhìn chung nội dung của một HĐTD tại NHNo&PTNT Tuyên Quang khá giống với quy định chung về HĐTD tại Quy chế cho vay 1627 và Quyết định số 127/2005. Tuy nhiên do đặc thù của hệ thống NHNo&PTNT cũng như do sự khác biệt về mục tiêu, chiến lược hoạt động của mình, nên nội dung HĐTD thể hiện những điểm khác biệt so với các nội dung chính của 16 hợp đồng được quy định trong Quy chế cho vay 1627: về điều kiện vay vốn, mức cho vay, quy định về HĐTD, quy định về bộ hồ sơ cho vay, quy trình xét duyệt cho vay, các hình thức cho vay, quy định về kiểm tra, giám sát và xử lý vốn vay, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ- gia hạn nợ- chuyển nợ quá hạn, giới hạn cho vay… Ngoài ra còn có điều khoản quy định phân định trách nhiệm đối với cán bộ trong hệ thống Ngân hàng No&PTNT Việt Nam. Để phù hợp với điều kiện khách quan hiện nay, Quy định này đã được sửa đổi, bổ sung bởi các Quyết định 322/2003 và Quyết định số 159/2005 của Chủ tịch hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam. Ngoài ra, một số nhóm văn bản pháp luật khác: Một số văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động tín dụng 1. Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng: - Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ngày 31/12/2001, ban hành quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng; được sửa đổi bổ sung bởi Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005; và 783/2005/QĐ-NHNN ngày 31/05.2005. - Quyết định 756/2005/QĐ-NHNN ngày 02/04/2005 hướng dẫn điều kiện, hồ sơ cho vay ngoại tệ. - Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 quy định phân loại nợ, được sửa đổi bổ sung bởi Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN. 2. Quy định về bảo đảm tiền vay - Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay của các TCTD; được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 85/2002/NĐ-CP ngày 25/10/2002. - Thông tư 07/2003/TT-NHNN ngày 19/05/2003 hướng dẫn thực hiện một số quy định của về bảo đảm tiền vay của các TCTD. - Nghị định 08/2000/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/3/2000 về đăng ký giao 17 dịch bảo đảm - Thông tư liên tịch 05/2005/TTLT-BTP-BTNMT ngày 16/06/2005 về đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. - Bộ luật dân sự 2005 (quy định về tài sản và các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ). 4. Quy định về an toàn tín dụng - Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005 quy định tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các TCTD. - Nghị định 202/2004/NĐ-CP ngày 10/12/2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng (Mục 4). 5. Quy định về Bảo lãnh Ngân hàng - Quyết định 283/2000/QĐ-NHNN ngày 25/08/2000 về ban hành quy chế bảo lãnh ngân hàng, đuợc sửa đổi bổ sung bởi Quyết định 112/2003/QĐNHNN. Một số văn bản nội bộ trong hệ thống Ngân hàng No&PTNT Việt Nam 1. Quyết định 1300/2007/QĐ-HĐQT-TDHo quy định về bảo đảm tiền vay. 2. Quyết định 100/QĐ-HĐQT-KHTH quy định phân cấp mức cho vay tối đa đối với một khách hàng. 3. Công văn 3973/2006/NHNo-XLRR hướng dẫn phân loại nợ và xử lý rủi ro. 4. Công văn 539/2005/NHNo-TD về cho vay đối với Doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. 5. Văn bản 09/2001/HĐQT hướng dẫn thực hiện quy chế bảo lãnh Ngân hàng trong hệ thống NHNoVN theo Quyết định 283/2000/QĐ-NHNN; Văn bản 409/2003/NHNo-TD hướng dẫn thực hiện Quyết định 112/2003/QĐNHNN sửa đổi bổ sung 1 số điều của quy chế bảo lãnh. 6. Quyết định 389/2007/QĐ-HĐQT-TD quy định bảo lãnh ngân hàng trong 18 hệ thống NHNo Việt Nam. 7. Quyết định 758/2007/QĐ-HĐQT quy định về chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá. 8. Quy định số 1406/2007/NHNo-TD quy định tiêu chí phân loại khách hàng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. 2.2.2.1 Việc thực hiện HĐTD tại Ngân hàng a. Quyền và nghĩa vụ của khách hàng Theo Điều 26 Quy định cho vay kèm Quyết định 72/QĐ-HĐQT-TD: - Khách hàng vay có quyền: Từ chối các yêu cầu của NHNo Việt Nam không đúng với các thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng; Khiếu nại, khởi kiện việc vi phạm hợp đồng tín dụng theo quy định của pháp luật. - Khách hàng vay có nghĩa vụ: Cung cấp đầy đủ, trung thực các thông tin, tài liệu liên quan đến việc vay vốn và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin, tài liệu đã cung cấp; Sử dụng tiền vay đúng mục đích và thực hiện đúng các nội dung khác đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng; Trả nợ gốc và lãi tiền vay theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng; Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi không thực hiện đúng những thỏa thuận về việc trả nợ vay và thực hiện các nghĩa vụ bảo đảm nợ vay đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Quyền và nghĩa vụ của Ngân hàng Theo Điều 27 Quy định cho vay kèm Quyết định 72/QĐ-HĐQT-TD: - Ngân hàng No&PTNT Hà Nội có quyền: + Yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng minh dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi, khả năng tài chính của mình và của người bảo lãnh trước khi quyết định cho vay; + Từ chối yêu cầu vay vốn của khách hàng nếu thấy không đủ điều 19 kiện vay vốn, dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn không có hiệu quả, không phù hợp với quy định của pháp luật hoặc NHNo Việt Nam không có đủ nguồn vốn để cho vay; + Kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng; + Chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thực, vi phạm hợp đồng tín dụng; + Khởi kiện khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng hoặc người bảo lãnh theo quy định của pháp luật; + Khi đến hạn trả nợ mà khách hàng không trả nợ, nếu các bên không có thỏa thuận khác thì NHNo Việt Nam có quyền bán tài sản làm bảo đảm tiền vay theo sự thỏa thuận trong hợp đồng để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với trường hợp khách hàng được bảo lãnh vay vốn; + Miễn, giảm lãi tiền vay thực hiện theo hướng dẫn hiện hành của NHNo Việt Nam; gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ thực hiện theo Quy định này; mua bán nợ theo quy định của NHNN Việt Nam và thực hiện việc đảo nợ, khoanh nợ, xóa nợ theo quy định của Chính phủ. 2.2.2.2 Trách nhiệm pháp lý do vi phạm HĐTD và giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng a. Kiểm tra, giám sát và xử lý vốn vay  Nội dung kiểm tra, giám sát vốn vay NHNo& P T N T H à N ộ i có trách nhiệm kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng, nhằm đôn đốc khách hàng thực hiện đúng và đầy đủ những cam kết đã thỏa thuận trong HĐTD, nội dung kiểm tra như sau: - Kiểm tra trước khi cho vay: là việc thẩm định, tái thẩm định các điều 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan