Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Những vấn đề lý luận thực tiễn về đổi mới sự lãnh đạo của đảng cộng sản việt nam...

Tài liệu Những vấn đề lý luận thực tiễn về đổi mới sự lãnh đạo của đảng cộng sản việt nam

.PDF
79
160
66

Mô tả:

LUẬN VĂN: Những vấn đề lý luận thực tiễn về đổi mới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thực hiện cải cách tư pháp ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân nhằm phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa là một trong những nội dung quan trọng và căn bản trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay. Đảng ta lãnh đạo từng bước đổi mới tổ chức và hoạt động của cả hệ thống chính trị, trong đó Đảng lãnh đạo xây dựng hoàn thiện, Nhà nước là trung tâm. Đảng đã lãnh đạo nhà nước một cách toàn diện cả tổ chức và hoạt động của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. "Từ thực tiễn đổi mới, Đảng và Nhà nước ta càng tích luỹ thêm nhiều kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý" như dự thảo báo cáo chính trị tại Đại hội X của Đảng đã tổng kết: "Đổi mới toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp... Từ hoạt động lãnh đạo của Đảng, quản lý Nhà nước đến hoạt động cụ thể trong từng bộ phận của hệ thống chính trị", "nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, không ngừng đổi mới hệ thống chính trị xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân". Cần khẳng định tư duy chính trị pháp lý của Đảng đã ở một tầm cao mới phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi cấp thiết của việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị (khoá IX) về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 02 năm 2005 của Bộ Chính trị (khoá IX) về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã ra đời trong bối cảnh nêu trên. Để đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị nêu trên, Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp (thuộc Ban Chấp hành Trung ương) do đồng chí Nguyễn Minh Triết, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam làm trưởng ban đã xác định "Chương trình trọng tâm của công tác tư pháp từ nay đến năm 2008 (số 6-CTr/CCTP ngày 19/9/2007). Cụ thể hơn sự lãnh đạo của Đảng về cải cách tư pháp, Bộ Chính trị BCHTW đã ra chỉ thị về sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác điều tra, xử lý các vụ án và công tác bảo vệ Đảng (số 15-CT/TW ngày 07/7/2007). Cải cách tư pháp đang được triển khai cả bề rộng và chiều sâu, cả về tổ chức và phương thức hoạt động của các cơ quan tư pháp từ Trung ương tới địa phương. Đây là một quá trình, phải được tiến hành từng bước dưới sự lãnh đạo của Đảng (các cấp uỷ Đảng từ Trung ương đến địa phương). Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, Đảng ta phải đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng. Đảng lãnh đạo cải cách tư pháp không ngoài phương hướng trên. Như Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khoá X nhấn mạnh: "Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp uỷ Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị ở địa phương. Thành lập ban cán sự Đảng: Uỷ ban nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân và Toà án nhân dân" [10, tr.134]. Vì thế khâu mấu chốt cần tập trung hiện nay là đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước nói chung và đối với các cơ quan tư pháp ở cấp Trung ương và ở địa phương nói riêng. Chế độ chính trị nước ta được vận hành theo cơ chế: "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ"... Đảng Cộng sản Việt Nam là "Đảng cầm quyền". Chính vì vậy, trong định hướng xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật của Nghị quyết số 48NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005, Bộ Chính trị chỉ rõ: "Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của các thiết chế trong hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân". "Đổi mới và không ngừng hoàn thiện phương thức lãnh đạo của Đảng, bảo đảm hoạt động của Đảng phù hợp với Hiến pháp và pháp luật, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội...". Như vậy, vấn đề đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước đang đặt ra yêu cầu đòi hỏi công tác lý luận về xây dựng Đảng cầm quyền và lý luận nhà nước pháp luật. Về việc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và việc tổ chức hoạt động của Nhà nước nói chung và đổi mới tổ chức hoạt động của các cơ quan tư pháp phải chịu sự lãnh đạo của Đảng. Mối quan hệ giữa các cơ quan của Đảng với các cơ quan nhà nước đã được quy định ở tầm Hiến pháp: "Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiền phong của giai cấp công nhân, lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội... Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật" (điều 4 Hiến pháp năm 1992). Đảng lãnh đạo các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương, cũng như sự lãnh đạo của các ban cán sự Đảng trong khối nội chính (Công an, Viện Kiểm sát, Toà án) đối với cải cách tư pháp ở nước ta. Thực tiễn 20 năm đổi mới ở nước ta nói chung và thực tiễn hoạt động lãnh đạo của Đảng đối với cải cách tư pháp ở địa phương (cấp tỉnh) nói riêng cho thấy không ít những vấn đề cần được lý giải trên một cơ sở lý luận chính thống và vững chắc hơn, đảm bảo hơn cho việc cải cách tư pháp thực sự có bước chuyển biến căn bản ổn định và hoạt động có hiệu quả. Sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng trong việc thực hiện cải cách tư pháp ở tỉnh Bắc Ninh đã đạt được những kết quả khả quan. Song phương thức lãnh đạo của Đảng vận dụng vào thực hiện thực tiễn còn nhiều bất cập, lúng túng. Hiện tượng buông lỏng hoặc can thiệp, bao biện, làm thay các công việc của các cơ quan nhà nước nói chung và các cơ quan tư pháp nói riêng. Những vấn đề trên đòi hỏi Đảng ta phải được xác định rõ vị trí, vai trò, chức năng, quyền hạn của mình trong cơ chế Đảng lãnh đạo Nhà nước. Từ đó đòi hỏi tổ chức của Đảng phải được kiện toàn, các cơ quan Đảng phải được xác định rõ chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ cụ thể trong mối quan hệ với các cơ quan tư pháp... Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: "Những vấn đề lý luận thực tiễn về đổi mới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thực hiện cải cách tư pháp ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay" làm luận văn thạc sĩ luật học chuyên ngành Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật. 2. Tình hình nghiên cứu Sự lãnh đạo của Đảng đối với việc hoàn thiện Nhà nước pháp quyền nói chung và đối với cải cách nền tư pháp nói riêng là một lĩnh vực thuộc đối tượng nghiên cứu của nhiều bộ môn khoa học chuyên ngành như: triết học, chính trị học, luật học... Sự lãnh đạo của Đảng được xem là nhân tố quan trọng để thực hiện thành công mục tiêu xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN vững mạnh, hoạt động có hiệu quả và hiệu lực. Tại các nước phương Tây, sự lãnh đạo của chính đảng cầm quyền đã được luật hoá, các chính đảng phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật, đặc biệt là luật bầu cử Nghị viện, bầu cử tổng thống... Trong thời kỳ đổi mới, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản cả lý luận và thực tiễn đang đặt ra những vấn đề cần giải quyết. Có thể nói đây là vấn đề lớn, quan trọng, thu hút được sự nghiên cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nước. Trong phạm vi đề tài và các vấn đề đã được nghiên cứu có liên quan đến đề tài được công bố mà tác giả biết có thể liệt kê sơ bộ như sau: - Đinh Văn Mậu và Phạm Hồng Thái (1997): Lịch sử các học thuyết chính trị pháp lý. Nxb.TP.Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh; - Phạm Ngọc Quang và Nguyễn Viết Thông (2000): Góp phần tìm hiểu sự phát triển tư duy lãnh đạo của Đảng ta trong công cuộc đổi mới trên các lĩnh vực chủ yếu, Nxb. chính trị Quốc gia, Hà Nội; - Hồ Văn Thông (1998): Hệ thống chính trị ở các nước tư bản phát triển hiện nay, Nxb. chính trị Quốc gia, Hà Nội; - Lê Cảm và Nguyễn Ngọc Chí (2004), Cải cách tư pháp ở Việt Nam trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. - Ngô Huy Cương: Góp phần bàn về cải cách pháp luật ở Việt Nam, Nxb. Tư pháp, Hà Nội; - Đặng Đình Tân (chủ biên - 2004): Thể chế Đảng cầm quyền - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. chính trị Quốc gia, Hà Nội; - Phùng văn Tửu (1999): Xây dựng hoàn thiện Nhà nước pháp luật của dân, do dân, vì dân, Nxb. chính trị Quốc gia, Hà Nội; - Lê Minh Quân (2003): Xây dựng Nhà nước pháp quyền đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb chính trị Quốc gia, Hà Nội; - Trần Hậu Thành (2005): Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, Nxb. Lý luận chính trị. Hà Nội; - Đức Vượng (2002), Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. - Nguyễn Đăng Dung (chủ biên - 2004): Thể chế tư pháp trong Nhà nước pháp quyền, Nxb. Tư pháp, Hà Nội. Có thể đánh giá khái quát các công trình nghiên cứu có tính điển hình kể trên cho thấy vấn đề hoàn thiện Nhà nước pháp quyền và sự lãnh đạo của Đảng đã được bàn thảo, luận giải và đã đạt được những thành tựu đáng kể, đánh dấu sự phát triển của khoa học pháp lý. Nội dung của các đề tài trên đã ít nhiều liên quan đến đề tài này, song chưa có một công trình nào nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam về cải cách tư pháp ở địa phương cấp tỉnh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu: - Sự phân công phân nhiệm trong thực hiện quyền tư pháp và những yêu cầu cải cách tư pháp ở nước ta. - Những vấn đề lý luận như quan điểm chủ trương chiến lược của Đảng về cải cách tư pháp. - Nguyên tắc, phương thức lãnh đạo của Đảng nói chung và phương thức lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng ở địa phương trong thực hiện cải cách tư pháp ở nước ta nói chung và ở tỉnh Bắc Ninh nói riêng. - Tổng kết thực tế, đánh giá vai trò lãnh đạo của Đảng, chủ yếu là hoạt động thực hiện sự lãnh đạo của Đảng ở Bắc Ninh trong cải cách tư pháp. b. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về sự lãnh đạo của Đảng đối với cải cách tư pháp. Không nghiên cứu toàn diện về sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước nói chung. - Tư pháp và cải cách tư pháp nói chung được nghiên cứu ở mức độ nhất định để xác định nó với tư cách là đối tượng, nội dung, mục tiêu của sự lãnh đạo của Đảng nhằm vào và đạt được. - Về cơ sở thực tế luận văn chỉ đánh giá những văn kiện của Đảng hiện hành lãnh đạo cải cách tư pháp ở nước ta. Phạm vi khảo sát hoạt động thực hiện sự lãnh đạo của Đảng được giới hạn ở tỉnh Bắc Ninh trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến nay (các cấp uỷ Đảng các cơ quan của Đảng ở tỉnh Bắc Ninh). 4. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn a. Mục đích của luận văn: - Góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về sự lãnh đạo của Đảng đối với quá trình cải cách tư pháp ở cấp tỉnh. - Khảo sát thực tế rút ra những bài học kinh nghiệm trên cơ sở đó xác định phương hướng giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong cải cách tư pháp ở tỉnh Bắc Ninh. b. Nhiệm vụ của luận văn: Làm rõ hơn về khái niệm tư pháp, cải cách tư pháp theo yêu cầu hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. - Luận chứng nội dung, phương pháp và vai trò lãnh đạo của Đảng trong thực hiện cải cách tư pháp ở trung ương và địa phương nước ta. - Tổng kết (có tính khái quát) thực tiễn về sự lãnh đạo của Đảng trong thực hiện cải cách tư pháp ở tỉnh Bắc Ninh từ năm 2005 đến nay. - Phương hướng chung và giải pháp đổi mới sự lãnh đạo của Đảng trong thực hiện cải cách tư pháp ở tỉnh Bắc Ninh. 5. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu a. Cơ sở lý luận: - Nghiên cứu đề tài này dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với Nhà nước nói chung và phương thức lãnh đạo của Đảng cầm quyền đối với tiến trình cải cách tư pháp. - Quan điểm, nội dung, phương hướng cải cách tư pháp và việc tổ chức thực hiện cải cách tư pháp của Đảng. b. Phương pháp nghiên cứu: Thực hiện luận văn này sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống như phân tích tổng hợp các mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố lãnh đạo của Đảng, xây dựng nhà nước và dân chủ xã hội trong hoạt động tư pháp. Phương pháp so sánh, khảo sát thực tế, phương pháp lịch sử cụ thể, phương pháp hệ thống lô-gíc. 6. Những đóng góp mới của luận văn - Khái quát hoá những mối quan hệ tất yếu giữa hoạt động lãnh đạo của Đảng với quá trình tổ chức, hoạt động tư pháp của Nhà nước. - Làm rõ được cơ sở lý luận của việc hoàn thiện phương thức lãnh đạo của Đảng đối với quá trình hoàn thiện nền tư pháp của Nhà nước gắn với việc hoàn thiện pháp luật hoạt động của Đảng. 7. ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn - ý nghĩa lý luận: Từ góc độ lý luận chung và ở lĩnh vực cải cách tư pháp sẽ có ý nghĩa góp vào lý luận về Đảng cầm quyền. - ý nghĩa thực tiễn ở chỗ luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho cán bộ Đảng, cán bộ tư pháp và cho công tác nghiên cứu, giảng dạy ở các trường Đảng tỉnh, thành phố. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài lời nói đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận về sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam trong thực hiện cải cách tư pháp ở nước ta. Chương 2: Thực trạng hoạt động lãnh đạo của Đảng trong thực hiện cải cách tư pháp ở tỉnh Bắc Ninh. Chương 3: Quan điểm chỉ đạo và giải pháp đổi mới sự lãnh đạo của Đảng trong thực hiện cải cách tư pháp ở tỉnh Bắc Ninh. Chương 1 Cơ sở lý luận về sự lãnh đạo của đảng cộng sản việt nam trong thực hiện cải cách tư pháp ở nước ta 1.1. quan niệm và nội dung cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay 1.1.1. Quan niệm về tư pháp và cải cách tư pháp 1.1.1.1. Quan niệm về tư pháp - Theo Từ điển tiếng Việt thì “tư pháp” có nghĩa là “việc xét xử các hành vi phạm pháp và các vụ kiện tụng trong nhân dân” [45, tr.1034]. - Theo Từ điển Luật học của Viện Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp) thì: Với nghĩa chung nhất, tư pháp được quan niệm như là một ý tưởng về một nền công lý, đòi hỏi việc giải quyết những tranh chấp xảy ra trong xã hội phải đúng pháp luật, phù hợp với lẽ công bằng, bảo đảm lòng tin của nhân dân và xã hội vào pháp luật, góp phần duy trì trật tự pháp luật, bảo đảm sự an toàn pháp lý cho cá nhân, sự ổn định và phát triển của xã hội [41, tr.828]. Tư pháp với nghĩa là phán xử, trông coi, bảo vệ pháp luật đã xuất hiện từ rất sớm, và nó trở thành một nhu cầu hết sức quan trọng trong đời sống của xã hội. Trong xã hội tồn tại nhiều quan hệ giữ con người với nhau, trong quá trình giao tiếp với nhau đó sẽ không tránh khỏi những tranh chấp cần có sự giải quyết công bằng giữa các bên, cần có những định chế bảo vệ lợi ích, tính mạng của các cá nhân trong xã hội. Trong trường hợp không tự hoà giải được, không tự bảo vệ được quyền lợi, tính mạng của mình, họ cần phải nhờ đến những định chế khác, mà họ cho là vô tư, công tâm để giải quyết. Định chế đóng vai trò có thể phán xử một cá nhân, tổ chức nào đó là Toà án. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay nói tư pháp là nói tới công tác xét xử và những hoạt động phục vụ hoặc liên quan trực tiếp tới hoạt động xét xử. Những hoạt động này phải được thực hiện trên cơ sở của Hiến pháp và pháp luật. Một trong những nguyên tắc quan trọng không thể thiếu của hoạt động tư pháp đó là tính khách quan, vô tư giữa các chủ thể tham gia tố tụng; vi phạm nguyên tắc này thì phán quyết của cơ quan tư pháp sẽ không đảm bảo được tính công bằng, khi đó các bên tranh chấp sẽ không cần đến các cơ quan tư pháp nữa. Chính vì vậy, những người tham gia vào các hoạt động tư pháp phải được coi là những người đại diện và bảo vệ công lý. Trong nhà nước pháp quyền, tư pháp đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo tính thượng tôn của pháp luật và thực hiện quyền làm chủ, quyền giám sát tối cao của nhân dân đối với bộ máy nhà nước. Hoạt động tư pháp không chỉ thuần tuý là việc xem xét tư pháp đối với các hoạt động của các tổ chức, hành vi của cá nhân trong xã hội, mà nó còn bao gồm cả việc xem xét tư pháp đối với các văn bản pháp luật của các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền đòi hỏi tư pháp phải đáp ứng được các yêu cầu sau: Quyền tư pháp phải là một quyền độc lập. Một trong những nguyên tắc quan trọng của tư pháp là tính độc lập trong hoạt động, chỉ khi nào tư pháp độc lập thì tính tối cao của Hiến pháp và pháp luật mới được đảm bảo, mới có khả năng kiểm soát được quyền lực của các cơ quan nhà nước khác và cũng là điều kiện quan trọng để đảm bảo thực hiện các quyền con người. Có thể nói rằng, phần lớn các cuộc cải cách tư pháp của các quốc gia đều tập trung vào việc đảm bảo và nâng cao tính độc lập của tư pháp trong cơ cấu bộ máy nhà nước. Tính tối cao của pháp luật được tôn trọng, tư pháp phải trở thành biểu tượng của công lý để giải quyết các tranh chấp trong xã hội. Trong nhà nước pháp quyền, tính tối cao của pháp luật đóng vai trò quan trọng; vì vậy, các tranh chấp xảy ra trong xã hội cần thiết được xem xét tại Toà án, và Toà án được coi là nơi có kết luận cuối cùng đối với các tranh chấp phát sinh và phán quyết này có tính chất bắt buộc thi hành đối với các chủ thể. ở góc độ là một thiết chế quan trọng cấu thành bộ máy nhà nước, một loại quyền lực trong cơ cấu quyền lực nhà nước, quyền tư pháp phải được xem như một biểu tượng của công lý bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích của nhân dân, là chỗ dựa vững chắc, nơi gửi gắm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Tóm lại, chúng ta có thể hiểu tư pháp theo nghĩa chung nhất, đó là ý tưởng về một nền công lý, bảo đảm những nguyên tắc trong việc giải quyết những tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình, lao động thương mại và kinh doanh đúng người, đúng việc, đúng pháp luật và điều tra, công tố, xét xử các án hình sự đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người ngay, không bỏ lọt tội phạm. Toà án là cơ quan trung tâm thực hiện quyền tư pháp. Vấn đề bảo đảm cho hoạt động xét xử của Toà án được độc lập và chỉ tuân theo pháp luật đặt ra yêu cầu về sự lãnh đạo của Đảng cầm quyền đối với việc không ngừng cải cách tư pháp ở Việt Nam. 1.1.1.2. Quan niệm về cải cách tư pháp Theo Từ điển tiếng Việt thì cải cách có nghĩa là: “Sửa đổi những bộ phận cũ không hợp lý cho thành mới, đáp ứng yêu cầu của tình hình khách quan” [45, tr.100] Thuật ngữ cải cách được xem xét trên nhiều góc độ khác nhau. Theo quan niệm của Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu thì (OECD): Cải cách tư pháp được sử dụng trong công trình của OECD đề cập tới những sự thay đổi nhằm cải thiện chất lượng của các qui định, đó là, thúc đẩy sự thực hiện, giảm chi phí, hoặc chất lượng pháp lý của các qui định và các thủ tục liên quan của chính quyền. Cải cách có thể có nghĩa sửa đổi một qui định đơn lẻ, loại bỏ và xây dựng lại toàn bộ một chế độ pháp luật và các chế định của nó, hoặc cải thiện qui trình làm luật và quản lý cải cách [21, tr.6]. Quan niệm cải cách tư pháp theo cách hiểu này có nghĩa rất rộng, nó không chỉ bao hàm việc “sửa đổi các qui định đơn lẻ, loại bỏ và xây dựng lại toàn bộ một chế độ pháp luật” mà nó còn bao hàm nhiều vấn đề như “giảm chi phí” và “các thủ tục liên quan đến chính quyền”. Vì vậy, cải cách tư pháp xét đến cùng được hiểu là sự sửa đổi, xây dựng pháp luật theo một chế độ mới, đối tượng của cải cách tư pháp có thể là các qui định pháp luật, mà chưa nói tới các định chế thực hiện. ở nước ta, cải cách tư pháp nằm trong tổng thể việc thực hiện xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân. Do đó, tư pháp với tư cách là người bảo vệ pháp luật cũng phải được đề cao, có vị trí xứng đáng trong cơ cấu quyền lực nhà nước. Xét trong một quan hệ nhất định, tư pháp sẽ thực hiện chức năng kiểm soát cần thiết đối với lập pháp và hành pháp trong trường hợp hoạt động của lập pháp và hành pháp vi phạm Hiến pháp, làm tổn hại tới các quyền tự do, dân chủ của công dân. Do đó, cải cách tư pháp sẽ tăng cường việc giám sát quyền hành pháp và hoạt động lập pháp. Việc cải cách tư pháp cần hướng tới việc đề cao vai trò của tư pháp, tạo ra khả năng, cơ chế để thực hiện những quyền năng vốn có của tư pháp, tăng cường pháp chế XHCN, làm cho quyền lực nhà nước trở nên thống nhất, hiệu lực và hiệu quả. Vì vậy, cải cách tư pháp cần hướng tới đối tượng và mục tiêu sau: Về đối tượng của cải cách tư pháp. Theo nghĩa hẹp, đối tượng của cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay đó là toàn bộ hệ thống và hoạt động thực tiễn của Toà án, của đội ngũ thẩm phán và các qui định của pháp luật có liên quan mà cải cách tư pháp tác động đến để đạt được kết quả cuối cùng với tính chất là các chế định pháp lý và các giá trị tinh thần. Theo nghĩa rộng thì đối tượng của cải cách tư pháp là toàn bộ hệ thống Toà án, hệ thống các cơ quan bảo vệ pháp luật khác như cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, các cơ quan bổ trợ tư pháp và xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức tư pháp, cũng như các qui định mà cải cách tư pháp tác động đến để đạt hiệu quả cuối cùng. Về mục tiêu của cải cách tư pháp hiện nay, tức là kết quả cuối cùng với tính chất là các giá trị cuối cùng mà chúng ta hướng tới trong cải cách tư pháp là: (1) Góp phần nâng cao ý thức pháp luật về vai trò, chức năng của các cơ quan tư pháp trong xây dựng nhà nước pháp quyền; (2) Làm cho nhánh quyền lực tư pháp được tổ chức một cách khoa học, độc lập, hoạt động có hiệu quả và hiệu lực; (3) Làm cho cơ sở của quyền lực Nhà nước thực sự là ý chí của nhân dân; (4) Góp phần đổi mới và làm cho hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng hoàn thiện, phát huy hiệu quả trong cuộc sống. 1.1.2. Nội dung cải cách tư pháp theo chiến lược cải cách tư pháp của Đảng Cộng sản Việt Nam 1.1.2.1. Hoàn thiện chớnh sỏch, phỏp luật hỡnh sự, phỏp luật dõn sự và tố tụng tư pháp Hoàn thiện chớnh sỏch, phỏp luật hỡnh sự theo hướng đề cao tính nhân đạo trong xử lý tội phạm; trong phỏp luật dõn sự phải xỏc định rừ, cụ thể quyền và nghĩa vụ về tài sản của Nhà nước, cá nhân, tổ chức. Hoàn thiện thủ tục tố tụng tư pháp theo hướng nâng cao tính dân chủ, công khai, minh bạch, tôn trọng và bảo vệ quyền con người; đề cao trỏch nhiệm phỏp lý của cỏc cỏn bộ cú chức danh tư pháp trong hoạt động tố tụng. - Hoàn thiện chớnh sỏch, phỏp luật hỡnh sự và phỏp luật dõn sự: Việc hoàn thiện chớnh sỏch, phỏp luật về hỡnh sự. Cần tiến hành sửa đổi Bộ luật hỡnh sự theo hướng phi tội phạm hoá một số hành vi hiện nay Bộ luật coi là tội phạm như: tội vụ ý gõy thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ của người khỏc, tội kinh doanh trỏi phộp, tội chiếm giữ trỏi phộp tài sản, tội vụ ý gõy thiệt hại đến tài sản... Những hành vi này có thể áp dụng các biện pháp khác để xử lý thay cho cỏc biện phỏp hỡnh sự khi cỏc hành vi đú khụng cũn nguy hiểm cho xó hội, phự hợp với cỏc thụng lệ, luật phỏp quốc tế trong điều kiện phát triển mới của đất nước, hội nhập quốc tế và khu vực. Bên cạnh đó cần điều chỉnh áp dụng loại hỡnh phạt mà người phạm tội phải cỏch ly với xó hội và loại hỡnh phạt khụng phải cỏch ly với cộng đồng. Tăng số lượng loại tội phạm mà mức cao nhất của khung hỡnh phạt là từ 5 đến 7 năm và giảm bớt mức hỡnh phạt tự tối đa cũn quỏ cao như hiện nay đối với một số loại tội phạm. Giảm ỏp dụng hỡnh phạt tự mà chủ yếu là ỏp dụng hỡnh phạt tiền, hỡnh phạt cải tạo khụng giam giữ đối với một số loại tội, như: các tội phạm về môi trường; một số loại tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đỡnh; xõm phạm an toàn cụng cộng; xõm phạm trật tự quản lý hành chớnh; xõm phạm trật tự quản lý kinh tế. Việc điều chỉnh về loại hỡnh phạt ỏp dụng và mức hỡnh phạt đối với một số loại tội phạm, vừa đảm bảo tính răn đe đối với người phạm tội, vừa tạo điều kiện cho họ phục thiện, khắc phục hậu quả gây ra. Trong xu thế nhân đạo về hỡnh phạt hiện nay, cần phải nghiờn cứu về việc ỏp dụng hỡnh phạt tước sinh mạng của người phạm tội theo hướng hạn chế ỏp dụng hỡnh phạt tử hỡnh; nghiờn cứu những cỏch thi hành ỏn tử hỡnh phự hợp. Việc tước sinh mạng của người phạm tội chỉ áp dụng đối với một số ít tội phạm đặc biệt nghiêm trọng như một số tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội giết người, tội chống loài người, tội phạm chiến tranh, tội buụn bỏn trỏi phộp chất ma tuý... Nghiờn cứu bổ sung thờm đối tượng khụng bị ỏp dụng hỡnh phạt tử hỡnh hoặc khụng phải thi hành ỏn tử hỡnh. Cùng với việc phi tội phạm hoá và nhân đạo hoỏ hỡnh phạt, thỡ phải nghiờn cứu tội phạm hoỏ đối với những hành vi nguy hiểm cho xó hội mới xuất hiện trong lĩnh vực kinh tế, trong lĩnh vực thụng tin… do quỏ trỡnh phỏt triển kinh tế thị trường, hội nhập khu vực và quốc tế. Bộ luật hỡnh sự cần sửa đổi theo hướng quy định trỏch nhiệm hỡnh sự nghiờm khắc hơn đối với những người có thẩm quyền trong thực thi pháp luật, những người lợi dụng chức vụ, quyền hạn phạm tội, kẻ tham nhũng. Người cú chức vụ càng cao mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn phạm tội thỡ càng phải xử lý nghiờm khắc hơn để làm gương cho người khác. Tiếp tục nghiên cứu nhằm hoàn thiện chế định sở hữu theo hướng làm rừ đối tượng, nội dung và phạm vi của cỏc hỡnh thức sở hữu, đặc biệt là sở hữu toàn dân, sở hữu Nhà nước. Xác định rừ, cụ thể quyền sở hữu nhà nước về đất đai và quyền quản lý kinh doanh bất động sản của Nhà nước; quy định rừ về thị trường bất động sản để đảm bảo các quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, tạo cơ sở phỏp lý chặt chẽ, ngăn ngừa có hiệu quả các tội phạm phát sinh từ việc buôn bán bất động sản. Nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện một cách đầy đủ, đồng bộ khung phỏp lý về quyền sở hữu trớ tuệ. Trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xó hội chủ nghĩa và mở rộng hội nhập quốc tế, khu vực thỡ vấn đề hết sức quan trọng là cần xây dựng và tổ chức thi hành tốt pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ. Nghiên cứu hoàn thiện pháp luật về hợp đồng, tạo nên sự thống nhất về chế định hợp đồng, tạo ra hành lang phỏp lý cho cỏc giao dịch dõn sự, kinh tế; đảm bảo sự ổn định, bền vững trong các giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại, lao động; hạn chế những tranh chấp; bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích hợp phỏp của cỏc bờn ký kết, thực hiện hợp đồng. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các chế định bồi thường, bồi hoàn, nhất là việc bồi hoàn của Nhà nước cho cỏ nhõn, tổ chức bị thiệt hại do lỗi của nhõn viờn cụng quyền gõy ra trong quỏ trỡnh thực thi cụng vụ. - Hoàn thiện pháp luật về tố tụng tư pháp Nghiên cứu việc mở rộng quyền hạn về tố tụng hỡnh sự cho điều tra viên, kiểm sát viên và thẩm phán để họ chủ động thực thi nhiệm vụ, nâng cao tính độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định và hành vi trong điều tra, truy tố, xét xử. Tiến tới giao cho điều tra viên, kiểm sát viên thực hiện các quyền hạn tố tụng, trừ quyết định quan trọng, như khởi tố bị can, quyết định áp dụng biện pháp tạm giam, quyết định truy tố... Thẩm phán có quyền áp dụng thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn; ra quyết định thi hành ỏn; cho hoón việc chấp hành ỏn, tạm đỡnh chỉ thi hành ỏn phạt tự, quyết định xoá án tích... Thu hẹp diện người có thẩm quyền quyết định việc áp dụng biện pháp tạm giam; xác định rừ ràng căn cứ tạm giam. Hạn chế việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với một số loại tội. Tiếp tục hoàn thiện tố tụng dân sự theo hướng đề cao trách nhiệm và quyền tự định đoạt và chứng minh của các bên đương sự trong việc giải quyết các tranh chấp và yêu cầu hợp pháp của họ trước Toà án. Tiến tới thực hiện cơ chế Toà án không xác minh, thu thập chứng cứ trong các vụ án dân sự. Các đương sự cú quyền và phải cú nghĩa vụ xuất trỡnh chứng cứ để tự chứng minh. Toà án chỉ ra phán quyết trên cơ sở các chứng cứ do đương sự đưa ra và kết quả tranh tụng tại phiờn toà. Do vậy phải nghiờn cứu tổ chức và phỏt triển cỏc loại hỡnh dịch vụ từ phớa Nhà nước để tạo điều kiện cho các đương sự chủ động thu thập chứng cứ để tự chứng minh, bảo vệ quyền và lợi ớch hợp phỏp của mỡnh. Các tranh chấp dõn sự là tranh chấp phỏt sinh giữa cỏc bờn trong quan hệ kinh tế - xó hội. Do vậy, nờn chỳ trọng và khuyến khớch cơ chế tự thoả thuận của cỏc bờn trong giải quyết cỏc vụ ỏn dõn sự hoặc thụng qua cỏc hỡnh thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án phù hợp với xu thế hội nhập khu vực và quốc tế hiện nay như hoà giải, trọng tài. Bên cạnh đó chú trọng nghiên cứu xây dựng cơ chế hỗ trợ tư pháp (hỗ trợ của Toà án) đối với việc giải quyết các tranh chấp ngoài Toà án theo hướng các bên tự thoả thuận với nhau và đến Toà án yêu cầu ra quyết định công nhận sự thoả thuận này để làm cơ sở phỏp lý cho việc cú thể cưỡng chế thi hành trong thực tế. Mở rộng thẩm quyền xét xử của Toà án đối với các khiếu kiện hành chính. Đổi mới mạnh mẽ thủ tục tố tụng hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia tố tụng, bảo đảm sự bỡnh đẳng giữa công dân và cơ quan công quyền trước Toà án trong việc đưa ra những đề nghị, yêu cầu, tài liệu, chứng cứ và tranh luận dân chủ tại phiên toà; nâng cao chất lượng và hiệu lực của các bản án, quyết định về hành chính của Toà án. Sửa đổi cơ chế xét xử tập thể. Đối với một số vụ ỏn hỡnh sự ớt nghiờm trọng, tỡnh tiết đơn giản, chứng cứ rừ ràng, đầy đủ; những vụ án dân sự có giá trị tài sản tranh chấp thấp, tranh chấp kinh tế, thương mại... thỡ ỏp dụng cơ chế một thẩm phán xét xử. Tiếp tục hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm để thực hiện nghiêm chỉnh nguyên tắc hai cấp xét xử theo hướng quy định chặt chẽ những căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm; quy định rừ trỏch nhiệm của người ra khỏng nghị theo trỡnh tự giỏm đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Toà án đó cú hiệu lực phỏp luật trỏnh khỏng nghị thiếu căn cứ. Toà án phải mẫu mực trong việc tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại của cá nhân, tổ chức. Nghiên cứu cơ chế, xác định rừ trỏch nhiệm của Toà án nhõn dõn cỏc cấp trong việc thụ lý đơn, xem xét, giải quyết đầy đủ, đúng đắn các khiếu nại của người dõn theo trỡnh tự giỏm đốc thẩm, tái thẩm. Từng bước công khai hoá các bản án đặc biệt đối với các bản án dân sự, kinh tế, lao động và hành chính; trừ những bản án về tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia hoặc liên quan đến thuần phong, mỹ tục để người dân có điều kiện tiếp cận với cụng lý. Xõy dựng cơ chế để bảo đảm mọi bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật phải được thi hành; các cơ quan hành chính nhà nước vi phạm, bị xử lý theo phỏn quyết của Toà án phải nghiêm chỉnh chấp hành. Chương trỡnh trọng tâm công tác tư pháp từ nay đến hết năm 2008 của Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương xác định việc tiếp tục hoàn thiện thể chế nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp như sau: "- Xây dựng và hoàn thiện dự thảo trỡnh Quốc hội đối với các dự án luật đặc xá, luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hỡnh sự, Luật Tương trợ tư pháp, Luật bồi thường Nhà nước, Bộ Luật xử lý vi phạm hành chính, Bộ Luật tố tụng hành chính, Luật dẫn độ, Luật chống khủng bố. - Xây dựng và hoàn thiện dự thảo trỡnh Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đối với các dự án pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh thi hành án phạt tù, pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển, pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu bay, pháp lệnh án phí, lệ phí tại Toà án nhân dân; pháp lệnh chi phí giám định, định giá trong tố tụng dẫn độ và tố tụng hành chính; pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh tổ chức điều tra hỡnh sự. Và các văn bản hướng dẫn thi hành các bộ luật mà Quốc hội đó và sẽ ban hành". 1.1.2.2. Hoàn thiện về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy của các cơ quan tư pháp Thực hiện xây dựng các cơ quan tư pháp theo hướng xác định rừ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tư pháp trong đó đề cao vai trũ trung tõm của Toà án; tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp khác phục vụ cho công tác xét xử của Toà án. Từng bước xó hội hoỏ một số hoạt động tư pháp, giao cho các cá nhân, tổ chức xó hội thực hiện. -Toà án nhân dân: Tổ chức nghiên cứu về phạm vi thẩm quyền của Toà án theo hai hướng. Một là, nghiên cứu cơ chế thực hiện xó hội húa việc giải quyết một số tranh chấp nhằm giảm số lượng vụ việc mà Toà án phải thụ lý. Xõy dựng cơ chế khuyến khích người dân tự giải quyết hoặc các tổ chức hoà giải, trọng tài giải quyết những tranh chấp đơn giản, có giá trị thấp. Hai là, mở rộng thẩm quyền xét xử của Toà án đối với các khiếu kiện hành chính. Cần nghiên cứu cơ chế bảo đảm các khiếu kiện về hành chính phải được Toà án phán quyết, nếu người dân yêu cầu. Nghiên cứu xác định hợp lý phạm vi thẩm quyền xột xử của Toà ỏn Quõn sự theo hướng Toà án Quân sự chủ yếu xét xử những vụ án về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân, những vụ án liên quan đến bí mật quân sự... Nghiên cứu cơ chế tổ chức hệ thống Toà án không phụ thuộc vào đơn vị hành chính mà theo thẩm quyền xét xử gồm: Toà án sơ thẩm được tổ chức ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện (Toà án khu vực); Toà án phúc thẩm được đặt theo đơn vị hành chính cấp tỉnh có nhiệm vụ chủ yếu là xét xử phúc thẩm và xét xử sơ thẩm một số vụ án; toà thượng thẩm được tổ chức theo khu vực có nhiệm vụ chủ yếu là xét xử phúc thẩm; Toà án tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm. Nghiên cứu thành lập một số toà chuyên trách, như: Toà vị thành niên, Toà hôn nhân và gia đỡnh... cho phự hợp với tớnh chất, đặc điểm của những vụ việc mà Toà án phải xử lý và bảo đảm tính chuyên sâu của thẩm phán. Việc thành lập toà chuyên trách phải căn cứ vào thực tế xét xử của từng cấp Toà án, từng khu vực, không nhất thiết ở cấp nào, địa phương nào cũng thành lập các toà chuyên trách giống nhau. Nghiên cứu đổi mới tổ chức Toà án nhân dân tối cao tinh gọn với đội ngũ thẩm phán là những chuyên gia đầu ngành về pháp luật có bề dầy kinh nghiệm lâu năm trong ngành. Đổi mới việc tổ chức phiên toà xét xử, xác định rừ hơn chức năng, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng theo hướng bảo đảm tính công khai, dân chủ, nghiêm minh, nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên toà. Hội đồng xét xử phán quyết về vụ án trên cơ sở phỏp luật và chứng cứ, lý lẽ của cụng tố viờn (người buộc tội) và bị cáo, luật sư, bào chữa viên (người gỡ tội). - Viện Kiểm sát nhân dân: Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của Viện Kiểm sát được định hướng xây đựng theo hai giai đoạn. Trước mắt, giữ nguyên chức năng của Viện Kiểm sát là thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp như nêu trong Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị, theo quy định của Hiến pháp 1992, Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân. Cùng với sự thay đổi về bộ máy Toà án thỡ tổ chức của Viện Kiểm sát nhân dân được thay đổi cho phù hợp. Cần xác định rừ nhiệm vụ của Viện Kiểm sát trờn cỏc lĩnh vực tố tụng hỡnh sự, tố tụng dõn sự, kiểm sỏt hoạt động xét xử, thi hành án; quan hệ giữa Viện Kiểm sát với cơ quan điều tra, với Toà án và với cơ quan thi hành án. Đối với cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát có quyền hạn và trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, yêu cầu cơ quan điều tra và điều tra viên đề cao trách nhiệm thực hiện đúng các quy định trong việc khởi tố, bắt, giam, giữ, điều tra, chứng minh hành vi phạm tội theo đúng các quy định của pháp luật bảo đảm không để lọt tội phạm và không có oan, sai. Đối với Toà án, Viện Kiểm sát là cơ quan truy tố, buộc tội bị cáo, người bào chữa... đưa ra. Nếu cho rằng Toà án xột xử sai thỡ Viện Kiểm sát có quyền yêu cầu Toà án cấp phúc thẩm, Toà án giám đốc thẩm thụ lý, giải quyết. Việc xét xử các vụ án dân sự theo nguyên tắc tự định đoạt của các dương sự, người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự sẽ tự đánh giá việc xét xử của Toà án có căn cứ và có đúng pháp luật không. Nếu cho rằng Toà án xét xử không đỳng thỡ cỏc đương sự cú quyền khỏng cỏo theo trỡnh tự phỳc thẩm hoặc yờu cầu khỏng nghị xột xử giỏm đốc thẩm, tái thẩm. Trong lĩnh vực thi hành án, các bản án, quyết định của Toà án và các quy định của pháp luật về thi hành án do các cơ quan thi hành án, cơ quan quản lý cụng tỏc thi hành ỏn, cỏc đương sự thực hiện, nếu cú vi phạm thỡ cỏc cơ quan cú liờn quan sẽ kiểm tra, xử lý, cỏc đương sự sẽ khiếu nại, tố cáo. Để thực hiện đúng trách nhiệm, quyền hạn của Viện Kiểm sát (viện công tố) đối với việc đấu tranh chống tội phạm, không để lọt tội phạm và khụng xử lý oan người vụ tội, thỡ phải nghiờn cứu làm rừ và xỏc định đỳng vai trũ, mối quan hệ của viện cụng tố với cơ quan điều tra. Viện công tố phải có đủ khả năng để quyết định việc điều tra, việc truy tố bị can; có quyền hạn để cơ quan điều tra thực hiện theo yờu cầu của mỡnh. Do vậy cần nghiờn cứu về mối quan hệ tổ chức, nhõn sự giữa viện cụng tố và cơ quan điều tra. - Cơ quan điều tra: Tiến hành xác định rừ nhiện vụ của cơ quan điều tra trong mối quan hệ với các cơ quan khác được giao một số hoạt động điều tra theo hướng cơ quan điều tra điều tra tất cả cỏc vụ ỏn hỡnh sự, một số cơ quan khỏc (kiểm lõm, biờn phũng, hải quan, cảnh sỏt biển, cảnh sỏt giao thụng, cảnh sỏt phũng chỏy, chữa chỏy...) chỉ tiến hành một số hoạt động điều tra sơ bộ, như: lập biên bản về sự việc tội phạm xảy ra; bảo vệ hiện trường, thu giữ tang vật, giữ người phạm tội... và chuyển mọi tài liệu, tang vật, người bị bắt giữ cho cơ quan điều tra để điều tra vụ án. Có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan điều tra và cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra sơ bộ; giữa các cơ quan điều tra với nhau với trung tâm là Viện Kiểm sát để kiểm soát được tỡnh hỡnh đấu tranh chống tội phạm; xử lý nhanh chúng, kịp thời cỏc vụ ỏn đó phỏt hiện, điều tra. Tiếp tục nghiên cứu cụ thể và chuẩn bị điều kiện để tổ chức lại các cơ quan điều tra theo hướng thu gọn đầu mối, kết hợp chặt chẽ giữa công tác trinh sát và hoạt động điều tra tố tụng hỡnh sự. Cơ quan điều tra được tổ chức phù hợp với tổ chức của Toà án, Viện Kiểm sát, không bắt buộc với đơn vị hành chính. - Cơ quan thi hành án: Thực hiện việc điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan thi hành án; giao cho Bộ Tư phỏp thống nhất quản lý cụng tỏc thi hành ỏn. Chuẩn bị điều kiện về tổ chức, cán bộ, cơ sở vật chất để Bộ tư pháp thực hiện nhiệm vụ đó trong vài năm tới. Xây đựng cơ chế phối hợp giữa cơ quan thi hành án của Bộ Tư pháp và cơ quan công an, cơ quan điều tra để phục vụ yêu cầu đấu tranh phũng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, an toàn cho công tác thi hành án. Nghiên cứu hoàn thiện về tổ chức các cơ quan thi hành án phạt tù, thi hành án dân sự. Các trại giam không phải là nơi chỉ để trừng phạt người bị phạt tù mà phải là nơi cải tạo, giáo dục tốt phạm nhân, tạo điều kiện cho họ học tập, lao động, sớm được tái hoà nhập với gia đỡnh, cộng đồng, xó hội. Nghiờn cứu cỏch phõn loại những trại giam; thành lập cỏc trại giam cho phạm nhõn là người chưa thành niên. Tổ chức các cơ quan thi hành án dân sự cần bảo đảm cho tính chủ động của các chấp hành viên khi thi hành các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án. Bên cạnh đó tiếp tục xác định rừ trỏch nhiệm của UBND cấp xó và của cơ quan chuyờn mụn của UBND cấp tỉnh trong việc thi hành cỏc hỡnh phạt khụng phải là hỡnh phạt tự để thực hịên nghiêm túc các bản án của Toà án. Nghiờn cứu xó hội hoỏ hoạt động thi hành án dân sự và một số công việc trong thi hành ỏn hỡnh sự; như việc giám sát, giáo dục người phạm tội bị toà tuyờn phạt hỡnh phạt khụng phải cỏch ly với xó hội; thụng bỏo, tống đạt cho các bên đương sự các quyết định thi hành án dân sự; định giá; bán đấu giá tài sản bảo đảm thi hành án; cung ứng một số dịch vụ cho việc nuôi dưỡng, giáo dục phạm nhân; giúp người được tha tù nhanh chóng tái hoà nhập cộng đồng...; lập các chức danh hoặc tổ chức để thực hiện một số công việc trong thi hành các bản án, quyết định về dân sự. Từ nay đến hết năm 2008 cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện tổ chức các cơ quan tư pháp theo lộ trỡnh Nghị quyết 49-NQ/TW đó đề ra như sau: Triển khai nghiên cứu, xây dựng Đề án thành lập Toà án sơ thẩm khu vực, Toà án phúc thẩm, Toà án thượng thẩm; Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân tối cao; Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Toà án quân sự các cấp... Tổng kết việc thực hiện chủ trương tăng thẩm quyền xét xử cho toà án cấp huyện theo quy định của Bộ luật Tố tụng hỡnh sự (sửa đổi) năm 2003 và
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan