Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Những vấn đề gia đình nhật bản hiện đại...

Tài liệu Những vấn đề gia đình nhật bản hiện đại

.PDF
116
60
130

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC ----[ \---- BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI: NHỮNG VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH NHẬT BẢN HIỆN ĐẠI Sinh viên thực hiện : MAI NGUYỄN THUỲ LINH : NGUYỄN THỊ HUYỀN Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Tiến Lực BIÊN HÒA, THÁNG 12/2010 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên cho phép chúng em được gửi lời cám ơn chân thành đến Ban Giám Hiệu nhà trường Đại Học Lạc Hồng, cùng ban lãnh đạo khoa Đông Phương Học đã tạo những điều kiện thuận lợi để chúng em có thể hoàn thành bài tốt bài luận văn này. Ngoài ra, chúng em cũng xin cám ơn quý thầy cô đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn, động viên chúng em trong suốt quá trình học tập, để chúng em ngoài việc nâng cao những hiểu biết của mình về đất nước, con người, ngôn ngữ và văn hóa Nhật Bản. Đặc biệt chúng em xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến giáo viên hướng dẫn Phó Giáo Sư – Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Lực người đã định hướng và giúp đỡ chúng em thực hiện luận văn này. Trong suốt quá trình hoàn thành bài luận văn này, chúng em gặp không ít khó khăn nhưng Thầy luôn nhiệt tình, giúp chúng em tìm kiếm tư liệu, tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và sửa chữa để bài luận văn này có thể hoàn thành đúng thời hạn. Đồng thời, chúng em xin chân thành cám ơn quý thầy cô phản biện đã cho chúng em nhiều ý kiến chân thành, quý báu, giúp chúng em hiểu sâu sắc hơn về bài luận văn của mình, và để bài viết ngày càng được hoàn thiện. Chúng em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn giúp đỡ, khích lệ, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn. Và chúng tôi cũng xin gởi lời cảm ơn đến những người bạn ở xứ sở hoa anh đào đã cung cấp cho tôi những nguồn tài liệu vô cùng quý giá để hoàn thành tốt bài luận của mình. Do khả năng có hạn, những điều kiện khách quan tác động và nhất là hạn chế về thời gian, luận văn này không tránh khỏi những hạn chế, sai sót. Vì thế, chúng em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của quý thầy cô, các bạn sinh viên. Xin chân thành cám ơn. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài. ............................................................................. 2 3. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 3 5. Những đóng góp của đề tài. .......................................................................... 3 6. Cấu trúc của đề tài......................................................................................... 4 NỘI DUNG ............................................................................................................. 5 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT GIA ĐÌNH NHẬT BẢN ........................................ 5 1.1 Khái niệm chung về gia đình. ....................................................................... 5 1.1.1 Định nghĩa gia đình .......................................................................... 5 1.1.2 Đặc trưng các mối quan hệ cơ bản của gia đình ............................ 7 1.2 Các loại hình gia đình Nhật Bản. .................................................................. 9 1.2.1 Gia đình hạt nhân ........................................................................... 9 1.2.2 Gia đình mở rộng .............................................................................. 9 1.3 Gia đình Nhật Bản xưa và nay. ................................................................... 10 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA GIA ĐÌNH NHẬT BẢN THỜI HIỆN ĐẠI......................................................................................................................... 13 2.1 Những vấn đề hôn nhân.............................................................................. 14 2.1.1 Thực trạng kết hôn muộn và không kết hôn .................................. .14 2.1.1.1 Thực Trạng. .................................................................... 14 2.1.1.2 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng kết hôn muộn và độc thân ở Nhật. ................................................................................ 17 2.1.2 Tình trạng ly hôn tăng cao............................................................... 24 2.2 Những vấn đề trong mối quan hệ gia đình hiện nay................................... 30 2.2.1 Hiện trạng bạo lực trong gia đình.................................................... 32 2.2.2 Cuộc sống của người già và trẻ nhỏ trong gia đình ........................ 34 2.2.2.1 Căn bệnh khép kín.......................................................... 35 2.2.2.2 Người già neo đơn.......................................................... 36 CHƯƠNG III. SO SÁNH GIỮA GIA ĐÌNH VIỆT NAM VÀ GIA ĐÌNH NHẬT BẢN. ......................................................................................................... 39 3.1 Khái quát gia đình Việt Nam...................................................................... 39 3.2 So sánh giữa gia đình Việt Nam và gia đình Nhật Bản về mặt cấu trúc gia đình. ................................................................................................................. 43 3.3 Phương hướng khắc phục những mặt hạn chế còn tồn tại trong gia đình hiện nay............................................................................................................. 48 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 54 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Gia đình là tế bào của xã hội, hay nói cách khác thì xã hội là do nhiều gia đình hợp thành. Do vậy, gia đình không tồn tại một cách đơn lẻ mà tồn tại trong những xã hội cụ thể thông qua rất nhiều các mối quan hệ với thế giới bên ngoài. Gia đình là đầu mối của các quan hệ xã hội. Từ xa xưa vấn đề gia đình vẫn luôn được xem trọng và được đề cập đến qua các câu ca dao tục ngữ “con hơn cha nhà có phúc” , “con không cha như nhà không nóc”, “con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”.v.v.. Cho đến tận ngày nay, vấn đề gia đình vẫn còn là một đề tài lớn cho các nhà nghiên cứu xã hội học trên thế giới. Bởi vì, gia đình không chỉ là một đơn vị tái sản xuất tộc người mà đó còn là một tấm gương phản ánh những nét văn hóa, xã hội đặc trưng của mỗi dân tộc mỗi tộc người. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, cùng với tiến trình quốc tế hoá là sự ảnh hưởng lẫn nhau của các nền văn hoá đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, vấn đề xác định bản sắc văn hoá dân tộc của mỗi dân tộc là điều hết sức cần thiết. Nghiên cứu về những vấn đề gia đình Nhật Bản hiện đại cũng là tìm hiểu về gia đình, những mối quan hệ trong gia đình Nhật Bản hiện nay với những vấn đề mà xã hội Nhật Bản đang quan tâm. Từ thập niên 80 nền kinh tế của Nhật Bản đã phát triển vào bậc hàng đầu trên thế giới đã thu được nhiều thành tựu to lớn, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao. Nhưng mặt khác quá trình đô thị hóa cũng làm nãy sinh những hiện tượng tiêu cực ảnh hưởng tới gia đình như: ly hôn, trẻ em lang thang bỏ học, phạm pháp tuổi vị thành niên, tự sát v..v…đang có chiều hướng gia tăng. Vì vậy với xu thế phát triển trên việc phát huy những yếu tố tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của gia đình trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới hiện nay là vấn đề đang được xã hội chú trọng. Là một sinh viên nghành Nhật Bản học, chúng tôi cũng muốn nghiên cứu để biết, để hiểu rõ và cũng để có những hình dung cơ bản về đất nước – con người Nhật Bản. 2 Mặt khác, khoá luận cũng nhằm vào mục đích cung cấp cái nhìn cận cảnh về gia đình Nhật bản hiện đại bổ xung vào bức tranh Nhật Bản tại Việt Nam, để hiểu đúng hơn về thực trạng xã hội Nhật Bản hiện nay và những nguyên nhân nào đã dẫn đến sự thay đổi ấy, góp phần giúp cho mối quan hệ giao lưu Việt – Nhật ngày càng tốt đẹp hơn. 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài. Nghiên cứu về gia đình Nhật Bản hiện đại là một vấn đề lớn, trong khi đó ở Việt Nam hiện nay lại chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu về vấn đề này. Những cuốn sách viết về gia đình – xã hội Nhật Bản hay những trang báo, tạp chí mới chỉ mang tính chất khái quát giới thiệu một cách tản mạn chứ chưa đi sâu vào phân tích về những vấn đề gia đình Nhật Bản hiện đại. Điều này đã gây ra những khó khăn trong việc tiếp cận xã hội Nhật Bản mà cụ thể là trong lĩnh vực gia đình Nhật Bản. Dựa trên những cơ sở lý luận về hôn nhân gia đình trong cuốn “gia đình Nhật Bản” do Trần Mạnh Cát chủ biên, hay cuốn “Dân tộc học đại cương” do Đặng Nghiêm Vạn chủ biên và những tác phẩm được dịch sang Tiếng Việt để làm cơ sở hình thành khóa luận. Ngoài ra, bằng vốn tiếng Nhật khiêm tốn, chúng tôi cố gắng tham khảo trực tiếp bằng những trang wed cũng như những tạp chí, báo được viết bằng tiếng Nhật được đề cập trong danh mục những tài liệu tham khảo. Nội dung nghiên cứu đề là cập tới vấn đề nổi bật trong đời sống gia đình và những mối quan hệ gia đình trong gia đình Nhật Bản hiện đại. Sự thay đổi về kinh tế đã dẫn đến những thay đổi trong gia đình Nhật Bản, đặc biệt là sự ảnh hưởng từ gia đình – xã hội đến tâm lý và đời sống của thanh thiếu niên Nhật Bản hiện nay. 3. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề về gia đình những mối quan hệ gia đình trong gia đình Nhật Bản hiện đại, khảo sát tổng hợp về số liệu để thấy được sự thay đổi của gia đình Nhật Bản từ năm 2000 đến nay. Đồng thời so sánh với gia đình Việt Nam hiện nay. Tìm hướng giải quyết các vấn đề gia đình – xã hội trong giai đoạn hiện nay mà cả hai nước đang quan tâm. 3 + Giới hạn về thời gian: khóa luận nghiên cứu về những sự thay đổi lớn trong gia đình - xã hội Nhật Bản và sự tác động của xã hội đến gia đình Nhật Bản trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay. + Giới hạn về không gian: khoá luận chỉ nghiên cứu về những vấn đề trong gia đình Nhật Bản hiện đại chứ không đi sâu vào nghiên cứu những vấn đề hôn nhân. 4. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp thống kê - tổng hợp: tổng hợp những tài liệu, thống kê số liệu mà các nhà nghiên cứu xã hội học, những trang báo, tạp chí viết về những vấn đề gia đình – xã hội Nhật Bản hiện đại để có cái nhìn tổng quát về gia đình và những mối quan hệ gia đình Nhật Bản hiện nay. Phương pháp diễn dịch: dùng trong phần viết về những vấn đề của xã hội Nhật Bản hiện nay, đưa ra những nhận định, tìm dẫn chứng và phân tích những dẫn chứng để làm rõ các vấn đề được đưa ra. Phương pháp so sánh: so sánh về gia đình Nhật Bản hiện đại và gia đình Việt Nam để tìm ra sự tương đồng cũng như sự khác biệt giữa hai quốc gia. 5. Những đóng góp của đề tài. Mặc dù nguồn tư liệu cũng như một số hạn chế trong việc tìm và dịch tài liệu từ tiếng Nhật nhưng tác giả cũng hy vọng đóng góp phần nào vào con đường nghiên cứu Nhật Bản hiện nay. + Ý nghĩa khoa học: vận dụng những kiến thức có được trong những năm học đại học, trực tiếp nghiên cứu từ các tài liệu bằng tiếng Nhật khoá luận phần nào cung cấp một cái nhìn mang tính hệ thống, cập nhật đối với những vấn đề về gia đình Nhật Bản hiện nay. Từ đó giúp chúng ta hiểu nguyên nhân và ảnh hưởng của những vấn đề về gia đình Nhật Bản trong xã hội Nhật Bản hiện nay. Góp phần vào quá trình nghiên cứu Nhật Bản tại Việt Nam. + Ý nghĩa thực tiễn: Việt Nam và Nhật Bản có nhiều nét văn hóa tương đồng bên cạnh đó Việt Nam cũng đang trên con đường công nghiệp hóa cùng với đó là quá trình đô thị hóa và những đổi thay về kinh tế văn hóa v..v…Những thay đổi trên có những tác động nhất định đến thể chế gia đình: gia tăng ly hôn, gia tăng các gia đình đơn thân, những người già neo đơn… 4 Dường như gia đình Việt Nam cũng đang phát triển theo xu hướng như gia đình Nhật Bản, do đó nghiên cứu của chúng tôi về “Những vấn đề về gia đình Nhật Bản thời hiện đại” sẽ có ích cho Việt Nam trong việc hoạch định những chính sách về dân số và gia đình. Mặt khác cũng để tìm ra một hướng đi cho xã hội Việt Nam trong giai đoan sắp tới, phát triển được kinh tế xã hội nhưng vẫn gìn giữ được truyền thống. Tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam – Nhật Bản trên lĩnh vực văn hóa – xã hội. Đối với chúng tôi đây là cơ hội để trau dồi vốn tiếng Nhật và thu thập kiến thức văn hóa – xã hội Nhật Bản, hiểu thêm về con người, đất nước Nhật Bản. Tuy nhiên, do khả năng về chuyên môn còn hạn chế và chỉ mới bước đầu trên con đường nghiên cứu nên khoá luận này chắc chắn không tránh khỏi những sai sót. Kính mong quý thầy cô tận tình chỉ dẫn để cho tác giả có thêm kinh nghiệm cho những bài luận sau được tốt hơn. 6. Cấu trúc của đề tài: Gồm có 3 chương: - Chương I: Khái quát gia đình Nhật Bản - Chương II: Thực trạng gia đình Nhật Bản hiện đại. - Chương III: So sánh giữa gia đình Nhật Bản và gia đình Việt Nam 5 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT GIA ĐÌNH NHẬT BẢN 1.1 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ GIA ĐÌNH Từ lúc sinh ra cho đến lúc trưởng thành môi trường mà chúng ta tiếp xúc đầu tiên đó chính là gia đình. Vì vậy mà gia đình không phải chỉ ảnh hưởng đến cá nhân mà còn là nền tảng cho cả xã hội nữa. Thực vậy, nhìn vào cách thức tổ chức, chúng ta sẽ nghiệm ra rằng: nhiều gia đình họp lại thành thôn ấp, và cứ thế đi lên tới xã, huyện, tỉnh, quốc gia và cộng đồng quốc tế. Bởi đó, gia đình đã trở nên một yếu tố căn bản để xây dựng xã hội. Gia đình tốt làm cho cá nhân tốt đã đành, mà hơn thế nữa gia đình tốt còn làm cho cả xã hội đều được tốt. Trái lại gia đình xấu thì chắc hẳn xã hội cũng sẽ bị ung thối. Vì vậy gia đình và những vấn đề gia đình luôn là một đề tài xã hội quan tâm. 1.1.1 Định nghĩa gia đình Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về gia đình của các nhà khoa học nghiên cứu ở từng góc độ khác nhau, với tư cách một hình thức cộng đồng tổ chức đời sống xã hội, gia đình được hình thành từ rất sớm và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài. Xuất phát nhu cầu bảo tồn và duy trì nòi giống, từ sự cần thiết phải nương tựa vào nhau để sinh tồn, các hình thức quần tụ giữa nam giới và nữ giới, những hình thức cộng đồng tổ chức đời sống gia đình đã xuất hiện. Lịch sử nhân loại đã trải qua nhiều hình thức gia đình: gia đình đơn thân, gia đình một vợ một chồng, gia đình ba thế hệ… Trên cơ sở của sự phát triển kinh tế - xã hội, các kiểu dạng tổ chức cộng đồng mang tính tự nhiên ngay từ đầu đã chịu sự quy định của những biến đổi trong sản xuất, trong đời sống kinh tế - xã hội. Để quan hệ với thiên nhiên, tác động vào thiên nhiên, con người cần phải quần tụ thành các nhóm cộng đồng. Ban đầu, các quan hệ chi phối trong những nhóm cộng đồng ấy còn mang sắc thái tự nhiên, sinh học. Trước những yêu cầu của sản xuất và sinh hoạt, những đòi hỏi của đời sống kinh tế, các quan hệ ấy dần trở nên chặt chẽ, giữa các 6 thành viên trong cộng đồng ấy xuất hiện những cơ chế ràng buộc lẫn nhau phù hợp và thích ứng với những điều kiện sản xuất, sinh hoạt của mỗi một nền sản xuất. Gia đình dần trở thành một thiết chế xã hội, một hình ảnh xã hội thu nhỏ. Như vậy, gia đình được coi là một thiết chế xã hội đặc thù, nhỏ nhất, cơ bản nhất. Nếu như văn hoá là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra, nhằm thoả mãn, đáp ứng các nhu cầu của chính mình, thì gia đình không chỉ là một hình thức tổ chức cộng đồng, một thiết chế xã hội mà điều quan trọng gia đình còn là một giá trị văn hoá xã hội. Tính chất bản sắc của gia đình lại được duy trì, bảo tồn, được sáng tạo và phát triển nhằm thoả mãn những nhu cầu của mỗi thành viên gia đình trong sự tương tác, gắn bó với văn hoá cộng đồng dân tộc, cộng đồng giai cấp và tầng lớp của mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi quốc gia, dân tộc xác định. Theo tác giả Levy Strauss1: Gia đình là một nhóm xã hội học được quy định bởi 3 đặc điểm thường thấy. + Hôn nhân + Quan hệ hôn nhân + Các ràng buộc và trách nhiệm giữa các thành viên trong gia đình. Liên Hợp Quốc định nghĩa: gia đình là một nhóm người có quan hệ họ hàng cùng sống chung và có ngân sách chung. Tóm lại gia đình là một trong những hình thức tổ chức cơ bản trong đời sống cộng đồng của con người, một thiết chế văn hoá - xã hội đặc thù, được hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở của quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục... giữa các thành viên. Từ đó chúng ta tìm hiểu đặc trưng cơ bản của gia đình để xem xét các mối quan hệ của gia đình ở góc độ là một nhóm xã hội, nhóm tâm lý - tình cảm đặc thù, với các mối quan hệ bên trong, với sự tác động qua lại trong nội bộ của các thành viên để thỏa mãn những nhu cầu của mỗi người, đặc biệt là mối quan hệ giữa vợ và chồng. “Nguồn:[34]” 1 Người thầy của trường phái nhân học Pháp, ông sinh năm 1908 trong 1 gia đình Pháp gốc Do Thái. 7 1.1.2 Đặc trưng các mối quan hệ cơ bản của gia đình Hôn nhân và quan hệ hôn nhân là một quan hệ cơ bản của sự hình thành, tồn tại và phát triển gia đình: hôn nhân là một hình thức quan hệ tính giao giữa nam và nữ nhằm thoả mãn các nhu cầu tâm sinh lý, tình cảm và đảm bảo duy trì, phát triển nòi giống. Cùng với sự phát triển của lịch sử, hôn nhân cũng có những biến đổi sâu sắc về hình thức, tính chất, sắc thái của nó. Nếu như trong chế độ cộng sản nguyên thuỷ, hình thức hôn nhân chủ yếu là quần hôn, trong các chế độ tư hữu hôn nhân được hình thành xây dựng và thực hiện trên cơ sở bảo đảm lợi ích của những người chủ sở hữu (ví dụ: trong chế độ phong kiến hôn nhân một vợ một chồng nhưng điều đó chỉ ràng buộc đối với người vợ...). Hôn nhân là hình thức quan hệ tính giao của con người và chỉ có ở con người, nên ngay từ đầu hôn nhân đã mang bản chất người, nhân văn và nhân đạo. Sự phù hợp về tâm lý, sức khoẻ và nhất là trạng thái tình cảm, ngay từ đầu đã là cơ sở trực tiếp của hôn nhân, mang lại bản sắc đặc thù của quan hệ hôn nhân. Tuy nhiên, như mọi quan hệ xã hội khác hôn nhân luôn chịu sự chi phối của các quan hệ kinh tế và bản chất chế độ xã hội mà trên đó nó được hình thành và phát triển. Vì vậy, hôn nhân trong bất cứ thời đại nào cũng có thể và cần phải được xã hội thừa nhận, ở những mức độ, trình độ khác nhau. “Nguồn:[3]” Hiện nay về mặt pháp luật hôn nhân cũng được chấp nhận, bên cạnh sự thừa nhận của cộng đồng, của các chuẩn mực văn hoá và lối sống của truyền thống trong cộng đồng. Sự phù hợp về trạng thái tâm lý, tình cảm, lối sống giữa đôi nam nữ trước khi đi đến hôn nhân và là cơ sở trực tiếp cho hôn nhân được gọi là tình yêu. Cũng như hôn nhân tình yêu của mỗi thời đại, mỗi giai cấp và tầng lớp, mỗi dân tộc và cộng đồng thì tâm lý văn hoá cũng có những giá trị và chuẩn mực riêng, với những biểu hiện riêng, cụ thể và sinh động. Huyết thống, quan hệ huyết thống là quan hệ cơ bản đặc trưng của gia đình: Do nhu cầu hết sức tự nhiên cần duy trì và phát triển nòi giống, con người đã sáng tạo ra gia đình với một thiết chế xã hội. Trong gia đình cùng với quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống được coi là một quan hệ cơ bản nhất. Tuy nhiên, ngay cả quan niệm về quan hệ này cũng có những thay đổi theo tiến trình 8 lịch sử. Những sự thay đổi ấy được quy định, chịu sự chi phối của các điều kiện kinh tế, văn hoá, chính trị của xã hội. Mặt khác, quan hệ huyết thống ấy cũng gia nhập, đan xen vào các quan hệ kinh tế - xã hội và chính trị xã hội của mỗi thời đại. Trong chế độ công xã nguyên thuỷ, huyết thống về đằng mẹ được coi như chuẩn mực để tính quan hệ thân tộc gần xa. Khi ấy, gia đình được xây dựng trên cơ sở huyết thống mẫu hệ. Gia đình theo huyết thống về đằng cha (gia đình phụ hệ) được coi như một sự phủ định đối với gia đình mẫu hệ được hình thành và phát triển cùng với sự xuất hiện chế độ tư hữu. Những biểu hiện của bất bình đẳng trong quan hệ nam nữ dù ở mức độ thấp (gia đình mẫu hệ) đến mức độ cao hơn và ngày càng gay gắt hơn (gia đình phụ hệ: gia đình chủ nô, gia đình phong kiến gia trưởng, gia đình tư sản) chỉ có thể được khắc phục trong điều kiện khi mà chế độ tư hữu bị xoá bỏ, chế độ sở hữu công cộng (công hữu) đối với các tư liệu sản xuất được xác lập. “Nguồn:[8]” Quan hệ quần tụ trong cùng một không gian sinh tồn: Ngay từ đầu, xuất phát từ yêu cầu được đặt ra trong quan hệ với tự nhiên và giữa con người với nhau, cộng đồng gia đình đã luôn cư trú, quần tụ trong một không gian sinh tồn. Lúc đầu là trong một hang đá, hốc cây... sau là trong một mái nhà... Dù không gian sinh tồn ấy ngày càng mở rộng và chịu sự chi phối của các quan hệ kinh tế - xã hội, nhưng nhu cầu quần tụ vẫn luôn được đặt ra. Cho dù ngày nay, khái niệm không gian sinh tồn của gia đình không còn giữ nguyên nghĩa như một giới hạn địa lý thuần tuý. Cho dù sự can thiệp, mức độ quan tâm giữa các thành viên gia đình đã được xã hội thay thế, đảm nhận ở mức độ đáng kể, sự quan tâm, chăm sóc giữa các thành viên, các thế hệ trong mỗi gia đình không vì thế mà mất đi. Trái lại nó được củng cố, được thực hiện nhờ những thiết bị, phương tiện và tiện nghi ngày càng hiện đại, đầy đủ hơn. Quan hệ nuôi dưỡng giữa các thành viên và thế hệ thành viên trong gia đình: Nuôi dưỡng là một nghĩa vụ, một trách nhiệm, đồng thời còn là một quyền lợi thiêng liêng của gia đình, của các thành viên gia đình đối với nhau. Nuôi dưỡng không đơn thuần chỉ là các bậc cha mẹ, ông bà nuôi dưỡng con cháu, mà còn là hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, 9 giữa các thành viên khoẻ mạnh có thuận lợi trong làm ăn sinh sống đối với các thành viên gặp những khó khăn, những rủi ro về sức khoẻ, về làm ăn sinh sống. 1.2 CÁC LOẠI HÌNH GIA ĐÌNH NHẬT BẢN Hiện nay với xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế ngày càng phát triển cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc phân bố các kiểu gia đình Nhật Bản cũng như các quốc gia khác trên thế giới. Hiện nay có hai loại hình gia đình cơ bản: 1.2.1 Gia đình hạt nhân Hay còn được gọi là “tiểu gia đình, gia đình cá thể, gia đình một vợ một chồng, gia đình đơn giản”. Đây là kiểu gia đình thường bao gồm một cặp vợ chồng và con cái do họ sinh ra. Gia đình hạt nhân rất phát triển trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa. Có thể nói gia đình hạt nhân là thước đo sự phát triển xã hội của một quốc gia. Loại gia đình này rất thích hợp với xã hội công nghiệp, vì có nhiều ưu thế về nơi ở cũng như về kinh tế, tự do phát triển nhân cách của các thành viên. Do đặc tính gọn, nhẹ nên gia đình hạt nhân cơ động linh hoạt, thích ứng nhanh với các biến đổi xã hội, do sống độc lập nên gia đình hạt nhân có mối quan hệ gia đình lỏng lẽo, vì vậy sự hổ trợ lẫn nhau về mặt vật chất cũng như tinh thần không cao như kiểu gia đình mở rộng, khả năng tự bảo vệ của gia đình hạt nhân trước những tác động của xã hội cũng như khả năng bảo lưu các giá trị xã hội truyền thống không cao dễ bị phân rã. 1.2.2 Gia đình mở rộng Hay còn được gọi là “đại gia đình, gia đình phức hợp, gia đình không phân đôi”. Đây là những gia đình thường có từ ba thế hệ trở lên hoặc tối thiểu là hai cặp vợ chồng. Hộ gia đình có những người họ hàng chưa kết hôn không được tính là hộ gia đình mở rộng, ở miền Bắc Việt Nam vẫn thường nghe nói đến gia đình “tam, tứ đại đồng đường” cùng sống chung dưới một mái nhà có từ ba thế hệ trở lên (ông bà, cha mẹ, con cái). Loại gia đình này đại diện cho kiểu gia đình truyền thống, khá thịnh hành ở vùng nông thôn cũng như ở thành thị nước ta trước Cách mạng tháng Tám. Đặc trưng của kiểu gia đình này là tính cố kết cao theo quan hệ huyết thống, gìn giữ được truyền thống dòng họ, bảo lưu được những tập tục nghi lễ gia phong v.v…, có điều kiện giúp đỡ lẫn nhau về vật chất cũng như tinh thần, có điều kiện chăm 10 sóc người già cũng như giáo dục trẻ nhỏ, bảo vệ chống lại những tác động của xã hội. Tuy vậy, kiểu gia đình này cũng chứa những nhược điểm nhất định. “Nguồn:[3]” Tính khép kín trong nội bộ thân tộc, trong khi gìn giữ những phong tục tập quán truyền thống tốt đẹp thì đồng thời cũng bảo lưu luôn cả những tập tục lạc hậu, lỗi thời. Do cùng chung sống với các thế hệ khác nhau nên khó tránh khỏi những mâu thuẫn, hạn chế những tự do cá nhân. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kiểu gia đình này tỏ ra không thích hợp và ngày càng teo lại, nhường chỗ cho gia đình hạt nhân. \ “ Biểu đồ: 1.1 Biểu đồ số người trong gia đình Nhật Bản hiện nay. Nguồn: Kazokuninzu no tokei 2008 ja.wikipedia.org/” [34] 1.3 GIA ĐÌNH NHẬT BẢN XƯA VÀ NAY Ở Nhật Bản, từ xưa gia đình truyền thống là một hình mẫu gia trưởng với nhiều thế hệ cùng chung sống trong một ngôi nhà và mối quan hệ, giúp đỡ lẫn nhau giữa những người cùng huyết thống rất mật thiết. Mỗi thành viên trong gia 11 đình, tuỳ theo tuổi tác và giới tính, có một địa vị nhất định, cũng như trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ gia đình. Người con trai trưởng chiếm vị trí đặc biệt để kế vị, đứng đầu hộ gia đình. Tài sản của gia đình, nhất là bất động sản như nhà cửa, vườn tược, ruộng đất canh tác thuộc người con trai trưởng, cũng thừa kế luôn cả trách nhiệm chăm sóc cha mẹ già. Hay nói một cách khác, người con trai trưởng sẽ là người tiếp tục điều hành công việc sản xuất, kinh doanh truyền thống của gia đình. Còn những người con trai thứ sẽ rời khỏi gia đình, lấy vợ và lập ra các gia đình nhánh với sự giúp đỡ của gia đình gốc. Sự giúp đỡ về mặt tài chính cho những người con trai thứ khi ra riêng cũng được xem tương tự như của hồi môn cho những người con gái khi về nhà chồng. Theo tập tục kế thừa này (tập tục chônan), tốt nhất hôn nhân ở đây theo sự dàn xếp của mai mối sẽ được bảo vệ được lợi ích của hai dòng họ cũng như hai phía gia đình. Còn nếu như người con trai trưởng không đủ phẩm chất đảm nhận chức vụ người đứng đầu gia đình, chủ yếu là không có chức năng điều hành sản xuất kinh doanh của gia đình thì vị trí này sẽ được giao cho người con trai thứ hoặc muko – yooshi người chồng của người con gái thông qua con đường hôn nhân. Nếu như gia đình không có con người ta có thể nhận con nuôi, người con này phải đổi họ theo cha mẹ nuôi. Nếu con nuôi là con gái, đến khi lấy chồng, người chồng sẽ được cha mẹ nuôi của vợ nhận làm con và tất nhiên cũng phải đổi họ theo cha mẹ nuôi của vợ. Như vậy với tập tục chọn người kế vị như trên, tài sản của gia đình và dòng họ trong bất kỳ trường hợp nào cũng tồn tại mãi. Ngoài ra ở Nhật Bản người phụ nữ sau khi lấy chồng thì phải đổi họ theo họ chồng. Vì vậy trong gia đình nhất định phải sinh con trai nếu không thì của cải tài sản trong nhà sẽ dần dần trở thành của dòng họ khác. “Nguồn: [3]” Trước đây trong gia đình, thường cả 3 thế hệ ông bà-con-cháu đều sống chung dưới một mái nhà. Ngày nay, con cái sau khi lập gia đình thường ra ở riêng. Ông bà tránh làm phiền con cháu thường sống riêng một mình hoặc vào viện dưỡng lão. Ngoài ra với nền kinh tế cũng như đời sống khoa học phát triển, để có một tương lai tốt đẹp mà lớp trẻ hiện nay phải rời xa quê hương tập trung sinh sống và làm việc và học tập ở các trung tâm đô thị lớn, bỏ lại những người già ở quê phải sống thui thủi một mình làm tỉ lệ gia đình neo đơn ở Nhật cũng đạt 12 tỉ lệ rất cao trong tổng gia đình, kéo theo sự mất cân bằng lao động giữa nông thôn và đô thị. Trong gia đình có sự phân chia trách nhiệm rõ ràng giữa chồng và vợ. Người chồng có trách nhiệm kiếm tiền nuôi cả gia đình, người vợ lo công việc nội trợ, chăm sóc và giáo dục con cái. Trong gia đình Nhật ta sẽ rất ít khi bắt gặp cảnh nguời đàn ông phụ vợ lo chuyện bếp núc hoặc giặt giũ. Chồng đi làm về chỉ việc đọc báo, xem TV, mọi chuyện quán xuyến gia đình đều có vợ lo. Câu “ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhật” xem ra không còn đúng lắm với thời đại bây giờ, nhưng ít ra các cô vợ Nhật đương đại trong chừng mực nào đó vẫn còn là người nội trợ lý tưởng. Phụ nữ Nhật Bản sau khi lập gia đình thường có khuynh hướng nghỉ việc, rút lui ra khỏi công việc xã hội để chuyên tâm lo chuyện tề gia nội trợ. Ngày nay, vị trí của nguời phụ nữ trong xã hội ngày càng được coi trọng hơn, được cất nhắc lên những vị trí quan trọng, do đó nhiều phụ nữ sau khi lập gia đình vẫn tiếp tục công việc của mình. Ðó là một trong những nguyên nhân khiến phụ nữ Nhật Bản ngày nay lập gia đình trễ (trung bình 26.1 tuổi). Ðiều kiện y tế ngày càng phát triển khiến tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh ngày càng giảm thế nhưng chi phí nuôi duỡng và giáo dục ngày càng tăng và ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia vào các hoạt động xã hội như đã nói ở trên, đó là những nguyên nhân khiến tỉ lệ sinh ở Nhật ngày càng giảm xuống. Theo thống kê tỉ lệ sinh của người Nhật đã thấp hơn 1.28 trong năm 2004. “Nguồn: [8]” Xã hội Nhật Bản tuy chịu nhiều ảnh huởng của xã hội Âu - Mỹ hiện đại trong nhiều mặt nhưng chuyện ly dị vẫn chưa đuợc xã hội chấp nhận, chưa được quan niệm rộng rãi như trong xã hội Âu Mỹ. Người phụ nữ đã trải qua một lần ly dị phải chịu khá nhiều lời ong tiếng ve của những người chung quanh. Tỷ lệ ly dị chiếm khoảng hơn 20% số vụ kết hôn, hay trong 1000 người Nhật, tỷ lệ ly dị là 1.52 thấp nhất trong các nước tiên tiến (Anh: 2.88, Mỹ: 4.73). Tóm lại, gia đình Nhật Bản vẫn còn mang dáng dấp gia trưởng, nhưng theo khuynh hướng phát triển của kinh tế thì gia đình người Nhật cũng có những thay đổi rõ rệt, các kiểu hình gia đình truyền thống “tam tứ đại đồng đường” đã dần bị thay thế bởi gia đình cá thể. 13 CHƯƠNGII: NHỮNG VẤN ĐỀ TRONG GIA ĐÌNH NHẬT BẢN HIỆN NAY Từ đầu những năm 1960 đến đầu những năm 1980 kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh nhất, trung bình là hai con số. Cùng với nó là quá trình đô thị hóa kéo theo những dòng người khổng lồ từ nông thôn ra các khu công nghiệp, đô thị mà chủ yếu là tầng lớp thanh niên. Thời gian này cũng là thời kỳ hình thành những khu đô thị - khu công nghiệp lớn ở Nhật Bản. Chỉ tính riêng khu công nghiệp Tokyo, Osaka và Nagoya khoảng từ những năm 1960 đến những năm 1980 đã là nơi sống tập trung của 1/3 dân số của nước Nhật Bản và hiện nay là 44%. Theo số liệu thống kê, tính đến ngày 31 tháng 3 năm 2000 Nhật Bản có 672 điểm dân cư trong đó: 11 thành phố có dân số trên 1 trên triệu người, 10 thành phố có dân số từ 500 ngàn đến 1 triệu người, 4 thành phố từ 300 ngàn đến 499 ngàn người, 38 thành phố từ 100 ngàn đến 299 ngàn người, 123 thành phố từ 50 ngàn đến 99.9 ngàn người, 222 thành phố từ 30 ngàn đến 49.9 ngàn người, 223 thành phố dưới 30 vạn dân và 22.556 thị trấn, điểm cư dân với số dân từ 1 ngàn đến 40 ngàn. Như vậy, hiện nay hầu hết cư dân Nhật Bản sống ở thành phố hoặc các thị trấn và ranh giới giữa thành thị và nông thôn ngày càng mờ nhạt mặc dần vẫn còn 3.691 hộ với 13 triệu 107 ngàn người sống ở “khu vực nông thôn”, canh tác trên diện tích 5 triệu 124 ngàn ha, trung bình 1.4 ha một hộ, chiếm khoảng 10% dân số. “Nguồn: Trần Mạnh Cát, 2004, gia đình Nhật Bản, 112” [3] Cùng với quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá suốt vài thập niên qua cũng là quá trình gia tăng gia đình hạt nhân và giảm dần quy mô gia đình tức là giảm số thành viên trung bình trong gia đình. Nếu như năm 1960 quy mô hộ gia đình là 4.14 người trong một hộ gia đình, thì đến năm 1970 là 3.14, năm 1980 là 3.22; năm 1985 là 3.14; năm 1990 là 2.99; năm 1995 là 2.82 và năm 2000 là 2.67 người trong một hộ. 14 “Trần Mạnh Cát, 2004, gia đình Nhật Bản,113”[3]. Quy mô gia đình có xu hướng giảm thì trái lại tỷ lệ số hộ gia đình độc thân tăng cao do kết quả của nhiều nguyên nhân như: số nam nữ thanh niên không xây dựng gia đình ngày càng nhiều và họ dành thời gian cho học tập cũng như công việc ở các cơ quan xí nghiệp, mặt khác tỷ lệ ly hôn cao cũng phần nào ảnh hưởng đến điều này vì hầu hết những người phụ nữ sau khi ly hôn lại sống với bố mẹ mình mà không đi bước nữa. Cuối cùng là tỷ lệ sinh trung bình của người phụ nữ Nhật Bản ngày càng giảm. Ngày nay, gia đình Nhật Bản ngày càng xảy ra nhiều vấn đề gây ảnh hưởng không chỉ bản thân gia đình mà còn ảnh hưởng đến toàn xã hội, khiến xã hội Nhật Bản đang phải đối mặt với những nguy cơ thách thức mới, những văn hóa truyền thống trong gia đình ngày càng mất đi. 2.1 NHỮNG VẤN ĐỀ HÔN NHÂN Như chúng ta đã biết quan hệ hôn nhân là một trong những nền tảng của gia đình. Vì thế những vấn đề về hôn nhân cũng ảnh hưởng trực tiếp đến gia đình Nhật Bản. Hiện nay trong hôn nhân Nhật Bản xảy ra những thực trạng như sau. 2.1.1 Thực trạng kết hôn muộn và không kết hôn 2.1.1.1 Thực trạng Dạo gần đây chúng ta thường xuyên nghe nói về những hiện tượng “mikonka” và “hikonka”. Đây là những từ dùng để chỉ những người sống độc thân chưa kết hôn. Hiện nay ở Nhật Bản với trào lưu “mikonka” và “hikonka” ngày càng lan rộng. Trong đó, tỉ lệ những người không kết hôn quyết tôn thờ chủ nghĩa độc thân ngày một tăng cao. Trước khi trình bày về vấn đề trên chúng tôi xin nêu lên điểm khác nhau của hai từ “mikon” và “hikon” trên đây: Theo như từ điển quốc ngữ “mikon” và “hikon” được định nghĩa như sau: “mikon” có nghĩa là hiện trạng vẫn chưa kết hôn mặc dù đã đến độ tuổi kết hôn. Còn “hikon” tức là trạng thái không kết hôn, những người thuộc trạng thái này họ không hề có ý định kết hôn trong tương lai và mang tư tưởng tôn thờ chủ nghĩa độc thân. Cả hai từ trên đều là từ ngữ được sử dụng để chỉ những người đang trong tình trạng độc thân thế nhưng điểm khác nhau của chúng là: “mikon” là từ chỉ người đang ở trạng thái độc thân chưa từng kết hôn và họ có khả năng kết hôn trong tương lai. Còn “hikon” cũng chỉ những 15 người đang ở trạng thái độc thân nhưng họ là những người mang ý nghĩ tuyệt đối sẽ không kết hôn trong hiện tại cũng như tương lai. Chúng ta có thể hiểu những người thuộc dạng “hikon” tương đương ở Việt Nam là những người ở giá, không lấy chồng hoặc lấy vợ. Còn những người thuộc dạng “Mikon” họ là những người độc thân nhưng họ có thể lập gia đình trong tương lai và có thể độ tuổi kết hôn của họ cao hơn mức bình thường. Tỉ lệ người độc thân ở Nhật Bản từ năm 1950 đến 1980 ở nam giới khoảng 50% và nữ giới khoảng 33%, nhưng từ nửa sau những năm 80 có xu hướng tăng nhanh. Theo thống kê vào năm 2000 tỉ lệ độc thân ở nam giới đã lên đến 68.2% và nữ là 55.5%, số người không kết hôn có vẻ ngày càng nhiều: và tỉ lệ này tính đến thời điểm hiện nay thì nam giới tăng thêm 16%, còn nữ là 7%, và những con số này vẫn còn khả năng tăng lên. Vào thập niên 70 độ tuổi kết hôn bình quân của nam là 27.2 tuổi và nữ là 24.4 tuổi, nhưng hiện tại độ tuổi kết hôn trung bình của Nhật với nam là 29.8 tuổi và nữ là 28 tuổi. Từ đó chúng ta có thể biết rằng độ tuổi kết hôn bình quân của người Nhật đang có khuynh hướng tăng lên. Theo dự đoán độ tuổi kết hôn trung bình và tỉ lệ không kết hôn của người Nhật sẽ còn cao hơn nữa. Theo thống kê độ tuổi kết hôn của người Nhật Nhật Bản là quốc gia có tỉ lệ kết hôn muộn nhất trong các quốc gia phát triển. Dưới đây là biểu đồ số người chưa kết hôn vào năm 2000 qua các độ tuổi khác nhau: Ngàn người Biểu đồ: 2.1: Biểu đồ số người chưa kết hôn vào năm 2000 qua các độ tuổi khác nhau. 16 “Nguồn: theo cục điều tra văn phòng thủ tướng về dân số toàn quốc năm 2000, http://hamamuratakuo.blog61.fc2.com/blog-entry-81.html”[29] Cũng từ cuộc tổng điều tra dân số của văn phòng thủ tướng chính phủ cho biết vào năm 2000 cho biết tỉ lệ độc thân của những người ở độ tuổi kết hôn đẹp nhất là từ 20 đến 34 tuổi lại chiếm tỉ lệ cao. Từ năm 1950 cho đến 1980 tỉ lệ độc thân tăng không đáng kể và chỉ giao động ở mức ở nam khoảng 50% và nữ khoảng 33%. Thế nhưng từ sau 1980 tỉ lệ này lại tăng một cách chóng mặt, tỉ lệ độc thân ở nam giới khoảng 68.2% và nữ tăng lên đến mức 55.5%. Tính đến năm 2010 con số này đã tăng lên đến 85% và 63%. Tỉ lệ độc thân của nam giới tăng cao hơn so với nữ giới, từ đó ta có thể nhận ra rằng ở các quốc gia phát triển nơi mà người phụ nữ càng có chỗ đứng trong xã hội thì cơ hội kết hôn lập gia đình của nam giới ngày càng trở nên khó khăn. Hơn nữa, hầu hết các quốc gia này, đặc biệt là các quốc gia ở Châu Á, vì tập quán sinh con trai để thờ cúng tổ tiên nên tình trạng thừa nam thiếu nữ mất cân bằng về giới tính ngày càng trầm trọng. Đây cũng là một trong những lý do khiến tỉ lệ độc thân ở nam giới ngày một cao hơn. Tại Nhật Bản, người ta còn dự đoán thực trạng kết hôn muộn còn lan rộng, phát triển hơn nữa. Độ tuổi trung bình khi kết hôn tính đến thời điểm này đã tăng lên hơn 2 tuổi so với 10 năm trước. Nhưng ngược lại, độ tuổi chênh lệch giữa vợ và chồng vào năm 1950 là 2.9 tuổi, nhưng bây giờ lại giảm xuống chỉ còn 1.9 tuổi. Trên thực tế, khi đặt câu hỏi về độ tuổi trung bình thích hợp để chọn đối tượng kết hôn thì nữ giới chọn đối tượng cho mình khoảng 29.5 tuổi, còn nam giới chọn những cô vợ lý tưởng ở độ tuổi 26.3. Với sự lựa chọn như trên, độ tuổi kết hôn giữa nam và nữ lại chênh lệch đến 3.2 tuổi. Từ khuynh hướng trên cho ta thấy hầu như các chàng trai đều lựa chọn những cô vợ trẻ. Hiện nay, ở Nhật Bản tỉ lệ người sống độc thân ngày một gia tăng và đã trở thành trào lưu của thời đại. Theo như chuỗi dữ liệu của cục thống kê văn phòng thủ tướng chính phủ vào năm 2005 thì nữ giới ở tuổi 20 có tỉ lệ độc thân là 73.9%, và tỉ lệ này vào 15 năm trước năm 1990 chỉ là 62.6%. Chỉ trong vòng 15 năm mà tăng đến 11.3%, thì chúng ta có thể nói rằng xu thế độc thân của nữ giới
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan