Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Những vấn đề của đồng tiền chung châu âu hiện nay và một số hàm ý cho đông nam á...

Tài liệu Những vấn đề của đồng tiền chung châu âu hiện nay và một số hàm ý cho đông nam á

.PDF
164
596
100

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VƢƠNG THU HƢƠNG NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA ĐỒNG TIỀN CHUNG CHÂU ÂU HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ HÀM Ý CHO ĐÔNG NAM Á Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế Mã số: 60 31 01 06 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS ĐINH CÔNG TUẤN TS. LÊ THANH BÌNH HÀ NỘI, NĂM 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, tƣ liệu, kết quả sử dụng trong Luận án là trung thực, có xuất xứ rõ ràng, những phát hiện, đƣa ra trong Luận án là kết quả nghiên cứu của riêng tôi chƣa đƣợc công bố. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung Luận án. Tác giả Luận án Vƣơng Thu Hƣơng MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Sự cần thiết của đề tài ............................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án ................................................... 2 2.1. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 2 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................... 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của Luận án .................................................... 3 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................................... 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 3 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của Luận án ............................ 4 5. Đóng góp mới về khoa học của Luận án ................................................................ 5 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án .............................................................. 6 7. Kết cấu của Luận án ................................................................................................. 6 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .......................................... 7 1.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc ........................................................................ 7 1.1.1. Những nghiên cứu liên quan đến hội nhập và liên kết quốc tế nói chung .......... 7 1.1.2. Những nghiên cứu liên quan đến liên kết Eu và vấn đề của đồng Euro.............. 9 1.1.3. Những nghiên cứu liên quan đến liên kết ASEAN và quản lý tài chính Việt Nam ............................................................................................................................ 14 1.2. Các nghiên cứu nƣớc ngoài ................................................................................. 15 1.2.1. Những nghiên cứu liên quan đến lý thuyết liên kết kinh tế-tiền tệ.................... 15 1.2.2. Những công trình liên quan đến vấn đề bất ổn của đồng Euro.......................... 17 1.3. Đánh giá chung ..................................................................................................... 22 Chƣơng 2 ...................................................................................................................... 24 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐỒNG TIỀN CHUNG ................... 24 2.1. Cơ sở lý thuyết hình thành và vận hành đồng tiền chung .............................. 24 2.1.1. Lý thuyết khu vực tiền tệ tối ƣu .......................................................................... 24 2.1.2. Lý thuyết chủ nghĩa tiền tệ.................................................................................. 25 2.1.3. Lý thuyết “chu kỳ kinh tế thực”.......................................................................... 27 2.2. Cơ sở thực tiễn để vận hành ổn định đồng tiền chung .................................... 31 2.2.1. Một số hình thức liên kết kinh tế quốc tế chủ yếu ............................................. 31 2.2.1.1. Hiệp định mậu dịch ƣu đãi (Preferential Trade Agreement/PTA) ..................... 31 p2.2.1.2. Khu vực mậu dịch tự do (Free Trade Area/Zone) ........................................................ 32 2.2.1.3. Liên minh về thuế quan (Customs Union) ............................................................................. 32 2.2.1.4. Thị trƣờng chung (Common Market) ......................................................................................... 32 2.2.1.5. Liên minh về Kinh tế-Tiền tệ (Economi-Monetery Union) .................................... 33 2.2.2. Quá trình hình thành và cơ chế vận hành Euro và Eurozone ............................ 35 2.2.2.1. Nền tảng pháp lý và cơ cấu tổ chức Eurozone .................................................................... 35 2.2.2.2. Đồng tiền chung và điều kiện gia nhập khu vực đồng tiền chung ..................... 39 2.2.3. Một số tác động hai mặt khi tham gia Euro và Eurozone .................................. 42 2.2.3.1. Những tác động tích cực ........................................................................................................................ 42 2.2.3.2. Những tác động tiêu cực ........................................................................................................................ 47 Tiểu kết chƣơng 2 ........................................................................................................ 49 Chƣơng 3 NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP CHO ĐỒNG EURO VÀ EUROZONE TỪ NĂM 2008 ĐẾN NAY ................................................................. 51 3.1. Một số vấn đề đặt ra trong hoạt động của đồng Euro và Eurozone giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2016......................................................................................... 51 3.1.1. Sự mất giá của đồng tiền chung .......................................................................... 51 3.1.2. Áp lực suy giảm vị thế và lòng tin vào đồng tiền chung ................................... 55 3.2. Những nguyên nhân chủ yếu .............................................................................. 59 3.2.1. Gánh nặng nợ công của các thành viên .............................................................. 59 3.2.2. Lỗ hổng cơ chế kiểm soát an ninh tài chính nội khối ........................................ 67 3.3. Giải pháp tháo gỡ và triển vọng của Euro và Eurozone ................................. 76 3.3.1. Một số giải pháp chủ yếu .................................................................................... 76 3.3.1.1. Nâng cao vai trò chủ động và sự linh hoạt chính sách tiền tệ theo hƣớng nới lỏng của ECB ............................................................................................................................................................. 76 3.3.1.2. Xiết chặt kỷ luật và gia tăng trách nhiệm tài chính của mỗi nƣớc thành viên ............................................................................................................................................................................................... 78 3.3.1.3. Tăng cƣờng hợp tác quốc tế................................................................................................................ 80 3.3.2. Một số thách thức và kịch bản triển vọng của Eurozone ................................... 82 3.3.2.1. Một số thách thức ........................................................................................................................................ 82 3.3.2.2. Một số kịch bản triển vọng .................................................................................................................. 88 Tiểu kết Chƣơng 3 ....................................................................................................... 89 Chƣơng 4MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH HƢỚNG TỚI ĐỒNG TIỀN CHUNG TRONG CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG CỦA VIỆT NAM .............................................................................................. 91 4.1. Một số hàm ý chính sách hƣớng tới đồng tiền chung của AEC trong so sánh với Eurozone ................................................................................................................ 91 4.1.1. Định hƣớng nội dung hợp tác kinh tế của AEC ................................................. 91 4.1.2. Hàm ý chính sách hƣớng tới đồng tiền thanh toán chung Đông Nam Á (ACU) .. ............................................................................................................................ 95 4.2. Một số vấn đề và giải pháp thích ứng cần có cho Việt Nam ......................... 103 4.2.1. Chủ động cải thiện môi trƣờng đầu tƣ và tăng cƣờng liên kết khu vực theo lộ trình phù hợp................................................................................................................ 103 4.2.2. Quyết liệt cải thiện cân đối NSNN và kiểm soát nợ công ............................... 112 4.2.3. Tăng cƣờng xử lý nợ xấu và tái cơ cấu các tổ chức tín dụng theo nguyên tắc thị trƣờng 120 4.2.4. Coi trọng quản lý an ninh thông tin tài chính-tiền tệ ....................................... 129 Tiểu kết Chƣơng 4 ..................................................................................................... 134 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 137 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ............................................ 139 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 140 DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt AC AEC Tiếng Anh Tiếng Việt ASEAN Community Cộng đồng ASEAN ASEAN Economic Cộng đồng kinh tế ASEAN Community AFTA (ASEAN) ASEAN Free Trade Area ASC ASEAN Security Community ASEAN Social-Cultural Community Association of Southeast Asian Nations ASEAN Trade In Goods Agreement Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN Cộng đồng An ninh ASEAN FTA GBP GDP Cộng đồng Văn hoá-Xã hội ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Hiệp định thƣơng mại hàng hóa ASEAN châu Âu Đồng tiền Canada Đồng Franc Thuỵ Sỹ Đồng Nhân Dân Tệ Doanh nghiệp Nhà nƣớc European Central Bank Ngân hàng châu Âu European Economic Cộng đồng kinh tế châu Âu Community Economic and Monetary Liên minh kinh tế-tiền tệ Union châu Âu European Stability Cơ chế ình ổn châu u Mechanism European Union Liên minh châu Âu Đồng Ơ-rô Khu vực đồng tiền chung châu Âu Free Trade Area Hiệp định thƣơng mại tự do Đồng Bảng Anh Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội HDI Human Development Index Chỉ số phát triển con ngƣời IMF International Fund ASCC ASEAN ATIGA CÂ CAD CHF CNY DNNN ECB EEC EMU ESM Eu Euro Eurozone Monetary Quỹ tiền tệ thế giới IOM International Organization Tổ chức Di trú Quốc tế forMigration JPY KTTT NAFTA Japanese Yen NHNN NHTM NHTW NSNN OECD PPP PTA QE TCTD UNHCR/HCR USD VAMC VNĐ WB XHCN Đồng Yên Nhật Kinh tế thị trƣờng North American Free Trade Hiệp định mậu dịch tự do Agreement Bắc Mỹ Ngân hàng Nhà nƣớc Ngân hàng thƣơng mại Ngân hàng Trung ƣơng Ngân sách Nhà nƣớc Organization for Economic Tổ chức Hợp tác và Phát Cooperation and triển Kinh tế Development Purchasing Power Parity Sức mua tƣơng đƣơng Preferential Trade Hiệp định mậu dịch ƣu đãi Agreement Quantitative Easing Nới lỏng định lƣợng (công cụ tiền tệ đƣợc các Ngân hàng Trung ƣơng sử dụng nhằm kích thích nền kinh tế. Tổ chức tín dụng United Nations High Cao ủy Tỵ nạn Liên hợp Commissioner for quốc Refugees United States Dollar Đồng Đô-la Mỹ Vietnam Asset Công ty quản lý tài sản Việt Management Company Nam World Bank Việt Nam Đồng Ngân hàng Thế giới Xã hội Chủ nghĩa DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Các hình thức liên kết quốc tế 33 Bảng 2.2 Danh sách các quốc gia của Liên minh châu Âu 35 Bảng 3.1 Mức thâm hụt ngân sách và nợ công năm 2009 của một 60 số nƣớc châu Âu Bảng 4.1 Danh sách các quốc gia thành viên ASEAN 91 Bảng 4.2 Thống kê kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam và Anh trong giai đoạn từ năm 2010-6 tháng đầu năm 2016 111 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1 Sơ đồ thể chế của Liên minh châu Âu 37 Hình 2.2 Các hiệp ƣớc, cơ cấu và lịch sử của Liên minh châu Âu 37 Hình 2.3 Mức thâm hụt ngân sách của các quốc gia Eurozone so với tiêu chuẩn Maastricht năm 2007, 2009 và 2011 41 Hình 3.1 Mức đóng góp của các Ngân hàng trung ƣơng thành viên vào ECB 57 Hình 3.2 Các gói cứu trợ của Eurozone cho một số nƣớc thành viên từ năm 2010 đến năm 2012 64 Hình 3.3 Tốc độ tăng trƣởng GDP của một số nƣớc Liên minh châu u giai đoạn từ năm 2007-2015 71 Hình 4.1 4 trụ cột của AEC 93 Hình 4.2 GDP của các nƣớc ASEAN năm 1970 và 2016 96 Hình 4.3 Các FTA của Việt Nam tính đến tháng 2/2016 105 Hình 4.4 Mức độ tập trung thƣơng mại hàng hoá của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2014 105 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Trải qua quá trình lịch sử hơn 65 năm tồn tại và phát triển, Liên minh châu Âu Eu, với tiền thân là Cộng đồng Than-Thép chung giữa Pháp và Đức, đã trở thành một cộng đồng liên kết khu vực toàn diện và chặt chẽ giữa 28 quốc gia thành viên. Đồng tiền chung châu Âu (đƣợc gọi là Euro) chính thức ra mắt vào ngày 1/1/1999, hiện đang đƣợc 18/28 quốc gia sử dụng chung. Đây đƣợc coi là một thể chế liên kết kinh tế-tiền tệ khu vực đầu tiên duy nhất, cũng nhƣ đƣợc xem là một hình mẫu thành công và mô hình liên kết triển vọng, tạo động lực tích cực cho đa dạng hóa các cực và động lực tăng trƣởng trên toàn thế giới. Không thể phủ nhận rằng, từ khi đồng Euro ra đời đã mở ra nhiều kỳ vọng mới, góp phần giảm thiệt hại do chênh lệch tỷ giá trong trao đổi nội khối cho các nƣớc thành viên Eurozone, đa dạng hóa sự lựa chọn các đồng tiền thanh toán thƣơng mại và dự trữ của các quốc gia, hỗ trợ cho việc ổn định thị trƣờng tài chính-tiền tệ chung, cả trong khu vực châu Âu và trên toàn cầu. Tuy nhiên, một đồng tiền chung nhƣ Euro là chƣa có tiền lệ do đó không thể tránh khỏi nảy sinh vấn đề trong thực tiễn. Những năm gần đây, khu vực đồng tiền chung châu Âu đã và đang xuất hiện những vấn đề mới đặt ra, đòi hỏi đƣợc nhận diện và xử lý, nổi bật là hai vấn đề về sự biến động mất giá của đồng Euro và sự suy giảm lòng tin vào đồng tiền này. Chúng xuất phát từ nhiều nguyên nhân, từ cơ chế vận hành của đồng tiền chung, cũng nhƣ từ áp lực nợ công của các quốc gia nội khối, và từ ảnh hƣởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế khởi nguồn tại Mỹ năm 2008. Tất cả những nguyên nhân đó khiến khu vực Eurozone chao đảo, thậm chí đe dọa cả sự tồn tại của đồng tiền này. Tình trạng bất ổn của đồng Euro không những tác động xấu đến sự tăng trƣởng kinh tế của khu vực đồng Euro, mà còn đến nhiều khu vực khác trên toàn thế giới, nhƣ là khu vực ASEAN, trong đó có Việt Nam và khiến cho đồng Euro 1 dƣờng nhƣ mất đi ít nhiều sự kỳ vọng trƣớc đó; đồng thời đặt ra nhiều vấn đề và câu hỏi về điều kiện, nhân tố và cơ chế nào cho sự hình thành và hoạt động ổn định của mô hình đồng tiền chung trong liên kết kinh tế khu vực. Hiện nay, các nƣớc ASEAN đang phấn đấu tích cực cho việc hình thành đƣợc Cộng đồng ASEAN với ba trụ cột chính là: Cộng đồng An ninh ASEAN (ASC), Cộng đồng Văn hoá-Xã hội ASEAN (ASCC) và Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) (AEC đã đƣợc thành lập vào tháng 12/2015). Việc khu vực ASEAN hợp tác ngày càng sâu rộng trên mọi lĩnh vực đã gợi mở nên ý tƣởng hình thành đồng tiền thanh toán chung. Nghiên cứu những vấn đề đang đặt ra của đồng tiền chung châu Âu, từ đó rút ra kinh nghiệm cho việc hình thành đồng tiền chung của khu vực AEC, cũng nhƣ để hàm ý chính sách cho Việt Nam chủ động thích ứng trong tƣơng lai là điều cần thiết cả về lý thuyết và thực tiễn. Cho đến nay, chƣa có đề tài hay công trình nghiên cứu khoa học nào, cả cấp quốc gia hay quốc tế, trong nƣớc và nƣớc ngoài đề cập trực tiếp đến những vấn đề và có mục tiêu đặt ra trên đây. Đó cũng là những lý do mà đề tài “Những vấn đề của đồng tiền chungchâu Âu hiện nay và một số hàm ý cho Đông Nam Á” đƣợc NCS lựa chọn làm chủ đề nghiên cứu cho Luận án tiến sỹ kinh tế của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu, làm rõ những nguyên nhân và giải pháp về sự mất giá và suy giảm lòng tin vào đồng Euro, Luận án đƣa ra một số hàm ý chính sách hƣớng tới hình thành đồng tiền chung của khu vực AEC, cũng nhƣ một số gợi mở chính sách thích ứng cần có cho Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa và phân tích, làm rõ cơ sở lý thuyết và tiến trình ra đời, kết quả hoạt động thực tế của đồng tiền chung châu Âu. 2 - Làm rõ những động thái và nguyên nhân gây ra sự bất ổn, giá của đồng Euro và suy giảm lòng tin vào đồng Euro; phân tích các giải pháp thích ứng, tác động và triển vọng của chúng tới Eurozone và Eu. - Đề xuất một số hàm ý chính sách cần có trong quá trình liên kết và hƣớng tới một đồng tiền thanh toán chungcủa khu vực AEC và hàm ý chính sách thích ứng cần thiết cho Việt Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của Luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu, Luận án tập trung làm rõ những cơ sở lý thuyết và điều kiện thực tế ra đời đồng tiền chung; những nguyên nhân chủ yếu và ảnh hƣởng của sự biến động, giảm giá đồng tiền chung; đồng thời, nghiên cứu sâu những chính sách chung của cộng đồng, cũng nhƣ của quốc gia nhằm ổn định đồng tiền chung và lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia. Khu vực ASEAN với việc hình thành Cộng đồng ASEAN với ba trụ cột chính là: Cộng đồng An ninh ASEAN (ASC), Cộng đồng Văn hoá-Xã hội ASEAN (ASCC) và Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đã và đang hội nhập ngày càng sâu rộng không chỉ phạm vi nội khối mà còn với nhiều quốc gia, khu vực khác trên thế giới. Vậy nhìn từ kinh nghiệm hình thành, thực tiễn của Đồng Euro, khu vực ASEAN, trong đó có Việt Nam cần phải rút ra bài học gì để có khả năng hình thành đồng tiền chung cũng nhƣ giải quyết các vấn đề mà khu vực Eurozone đã và đang gặp phải. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: + Luận án tập trung vào nghiên cứu hai vấn đề nổi bật của đồng tiền chung châu Âu thời gian gần đây là sự bất ổn, giảm giá của đồng Euro và sự suy giảm lòng tin vào đồng Euro. + Đồng thời, Luận án nghiên cứu làm rõ những nguyên nhân và giải pháp nhằm đối phó với hai vấn đề trên, tập trung vào ba nhóm nguyên nhân chính là 3 cơ chế quản lý liên kết kinh tế-tiền tệ, nợ công của các nƣớc thành viên Eurozone, cũng nhƣ hệ lụy từ sự kiện Brexit và cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ 2008. + Luận án phân tích, đƣa ra hàm ý chính sách cần có trong quá trình hƣớng tớihình thành đồng tiền thanh toán chung của các nƣớc AECvà hàm ý chính sách thích ứng cho Việt Nam trong so sánh với kinh nghiệm từ khu vực đồng tiền chung châu Âu. - Phạm vi không gian: + Các nƣớc thành viên khu vực đồng tiền chungchâu Âu và Eu + Các nƣớc thành viên AEC - Phạm vi thời gian: + Kể từ khi thành lập đồng Euro đến nay, tập trung vào giai đoạn 20082016 và tầm nhìn 2025-2030. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của Luận án - Những vấn đề đối với một đồng tiền thƣờng rất đa dạng và không cố định, cần xác định vấn đề chủ chốt, cơ bản, cụ thể trong Luận án này có hai vấn đề nổi bật của đồng tiền chung là: Sự bất ổn theo hƣớng giảm giá trị và sự suy giảm vị thế, lòng tin của thị trƣờng vào đồng tiền; đồng thời, các vấn đề này luôn là hội tụ tổng hòa nhiều nguyên nhân, cũng nhƣ đòi hỏi các giải pháp đồng bộ và chú ý tới tính hai mặt của từng chính sách, giải pháp để bảo đảm hiệu quả mục tiêu cao nhất đƣợc lựa chọn phù hợp theo thời kỳ, bối cảnh cụ thể. - Tiếp cận hệ thống và quán triệt các quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, coi trọng xem xét sự vật, hiện tƣợng trong sự phát triển, liên hệ phổ biến, lịch sử và cụ thể, có tính liên ngành và logic,…Đặc biệt, coi sự ra đời và ổn định của một đồng tiền chung phải là kết quả tổng hợp sự chín muồi các điều kiện pháp lý và kinh tế trên thực tế, trên cơ sở bảo đảm hài hòa các lợi ích của các bên liên quan. Mỗi đồng tiền luôn có sự tƣơng đồng và khác biệt, cũng nhƣ có quan hệ nhất định với nhau trong bối cảnh toàn cầu hóa; do đó, có 4 thể học hỏi từ kinh nghiệm thực tiễn của thế giới để góp phần giảm thiểu những tác động mặt trái trong liên kết kinh tế-tiền tệ của mỗi khu vực và mỗi quốc gia thành viên. - Sử dụng đồng bộ và hài hòa các phƣơng pháp và công cụ nghiên cứu khoa học truyền thống, nhƣ tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh, dự báo và kế thừa khoa học, theo đó: + Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích các tài liệu thứ cấp đƣợc dùng chủ yếu trong tập hợp và xử lý các tài liệu trong các sách, báo, công trình nghiên cứu khoa học và các số liệu thống kê Nhà nƣớc có liên quan. Phƣơng pháp này dùng cho cả 4 chƣơng, trong đó nhiều nhất là chƣơng 1, 2 và 3. + Phƣơng pháp thống kê đƣợc sử dụng chủ yếu để tập hợp các chuỗi số liệu theo thời gian và có hệ thống, phục vụ việc so sánh, đánh giá và nhận định thực trạng biến động đồng Euro và tình hình kinh tế-tài chính Việt Nam ở chƣơng 3 và 4. + Phƣơng pháp nghiên cứu điển hình (case studies-tiếp cận điểm): nghiên cứu cái chung dựa trên cơ sở của một số nƣớc điển hình trong khối liên kết (Pháp-Đức và Hy Lạp-Tây Ban Nha). Phƣơng pháp này dùng chủ yếu ở chƣơng 3. + Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu: đƣợc sử dụng nhằm hỗ trợ cho việc đánh giá nợ công và quản lý nợ công của Eurozone với các khu vực khác trên thế giới nhƣ ASEAN.Phƣơng pháp này dùng chủ yếu ở chƣơng 3 và 4. 5. Đóng góp mới về khoa học của Luận án - Góp phần hệ thống hóa và phân tích sâu lý thuyết về điều kiện ra đời, tác động hai mặt và nhân tố thể chế bảo đảm sự ổn định và lòng tin của đồng tiền chung. - Đánh giá những tác động của vấn đề nợ công, cơ chế kiểm soát thâm hụt NSNN và nợ công; đánh giá các giải pháp thực tế giải quyết nợ công, nâng cao 5 năng lực kiểm soát sự ổn định đồng tiền chung và dự báo triển vọng đồng Euro và liên kết khối Eurozone. - Nêu ra một số hàm ý trong liên kết kinh tế-tiền tệ khu vực AEC nói chung và nhằm lành mạnh hoá nền tài chính-tiền tệ Việt Nam nói riêng trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án - Luận án góp phần nhận diện những hạn chế về cơ sở lý luận và cơ chế quản lý cho sự ra đời, duy trì hoạt động ổn định đồng tiền chung của một cộng đồng kinh tế khu vực. - Luận án góp phần cảnh báo và đề xuất một số chính sách, giải pháp cần có cho quá trình thúc đẩy liên kết kinh tế-tiền tệ các nƣớc AEC, cũng nhƣ kiểm soát nợ công, thâm hụt NSNN, và nợ xấu của Việt Nam. 7. Kết cấu của Luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các chữ viết tắt và Danh mục Tài liệu tham khảo, Danh mục bảng biểu và Danh mục hình vẽ, nội dung chính của Luận án bao gồm 4 chƣơng: Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐỒNG TIỀN CHUNG Chƣơng 3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP CHO ĐỒNG EURO VÀ EUROZONE TỪ NĂM 2008 ĐẾN NAY Chƣơng 4. MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH HƢỚNG TỚI ĐỒNG TIỀN CHUNG TRONG AEC VÀ GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG CỦA VIỆT NAM 6 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc 1.1.1. Những nghiên cứu liên quan đến hội nhập và liên kết quốc tế nói chung Thời gian qua đã có một số công trình nghiên cứu đƣợc triển khai trong nƣớc có liên quan đến hội nhập và liên kết kinh tế quốc tế, nổi bật là: - Lƣu Ngọc Trịnh, chủ biên, “Kinh tế và chính trị thế giới đến năm 2020” (2012), Nhà xuất bản Khoa học Xã Hội đã nghiên cứu nền kinh tế, chính trị thế giới và khu vực trong thời gian từ năm 2000 cho đến hết thập kỷ đầu thế kỷ XXI lẫn triển vọng của chúng tới năm 2020 và xa hơn. Đi sâu trả lời các câu hỏi lớn: Những vấn đề nổi bật của nền kinh tế và chính trị thế giới hiện nay (10 năm đầu thế kỷ XXI) và trong hơn một thập kỷ tới là gì? Thực trạng của các vấn đề đó, nguyên nhân xuất hiện và tồn tại chủ yếu. Xu hƣớng tiến triển cơ bản của các vấn đề nổi bật này sẽ nhƣ thế nào trong hơn một thập kỷ tới; tác động tới định hƣớng phát triển và chính sách đối ngoại của Việt Nam nhƣ thế nào trong 10 năm qua và trong khoảng hơn một thập kỷ tới. Cộng đồng quốc tế, khu vực và Việt Nam sẽ phải chịu những tác động gì, sẽ tham gia nhƣ thế nào, ứng phó ra sao trƣớc các vấn đề nổi bật này của nền kinh tế và chính trị thế giới, khu vực. - Tạ Kim Ngọc chủ biên cuốn sách “Cục diện kinh tế thế giới - hai thập niên đầu thế kỷ XXI” (2005), Nxb Thế giới, đã phân tích những biến động lớn của tình hình kinh tế chính trị thế giới từ sau chiến tranh lạnh, đặc biệt là những biến động lớn trong mấy năm đầu thế kỷ XXI, những điều chỉnh chiến lƣợc phát triển của các nƣớc lớn cũng nhƣ sự điều chỉnh quan hệ của các nƣớc này; ảnh hƣởng của chúng đối với tình hình thế giới và khu vực. Từ đó tìm tòi, phát hiện những xu thế phát triển của kinh tế thế giới hai thập niên đầu thế kỷ XXI và xa hơn.Cuốn sách xem xét những vấn đề liên quan trực tiếp đối với Việt Nam nhƣ xu thế liên kết khu vực Đông Á; vai trò của các nƣớc lớn trong khu vực.Từ đó 7 đề xuất các quan điểm phát triển kinh tế Việt Nam trong tình hình kinh tế thế giới mới từ nay đến 2020. - “Thế giới hai đồng tiền giữa hội nhập và giải hội nhập: Giới thiệu những cuộc phỏng vấn và nói chuyện có tính chiến lược với các nhà lãnh đạo các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế và một số quốc gia ở châu Âu” (1999) của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ƣơng; chủ đề của các cuộc nói chuyện bàn về vấn đề toàn cầu hóa quản lý hệ thống kinh tế, tài chính thế giới; quan hệ giữa thị trƣờng, Nhà nƣớc và những sắp xếp về tài chính, tiền tệ cho thế kỷ XXI; các nền kinh tế đang phát triển trƣớc thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là sau cuộc khủng hoảng ở châu Á. Giới thiệu trả lời phỏng vấn của nguyên Thủ tƣớng Phan Văn Khải về cách thức và công cụ tiến hành công cuộc đổi mới ở Việt Nam, về toàn cầu hóa và sự tìm kiếm những quy tắc thích hợp. - Nguyễn Quang Thuấn chủ biên cuốn sách “Quan hệ kinh tế Việt Nam Liên minh châu Âu: Thực trạng và triển vọng” (2009), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. Cuốn sách phân tích thực trạng quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam-Liên minh châu Âu từ năm 1995 đến nay với ba nội dung chính là thƣơng mại, đầu tƣ và hỗ trợ phát triển chính thức. Trên cơ sở đó, đƣa ra những định hƣớng và giải pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam-Liên minh châu Âu cho giai đoạn đến năm 2020. - Nguyễn Quang Thuấn và Bùi Nhật Quang đồng chủ biên cuốn sách “Mô hình phát triển xã hội của một số nước phát triển châu Âu: Kinh nghiệm và ý nghĩa đối với Việt Nam” (2011), Nhà xuất bản Khoa học xã hội. Cuốn sách này đã đƣa ra hệ thống hóa các lý thuyết về quá trình hình thành, vận hành của các loại hình phát triển xã hội điển hình ở một số quốc gia Liên minh châu Âu. Vấn đề xây dựng chiến lƣợc phát triển tổng thể kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trƣờng và an sinh xã hội đƣợc mô tả khá rõ. Trên cơ sở tính ƣu việt của các mô hình này, các nhà nghiên cứu đã đƣa ra những kiến nghị và bài học cho Việt Nam. 8 - Bùi Huy Khoát, chủ biên cuốn sách “Thúc đẩy quan hệ thương mại-đầu tư giữa Liên hiệp châu Âu và Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI” (2001), Nxb Khoa học xã hội đã góp phần làm rõ hơn những cơ hội và thách thức mà sự liên minh kinh tế-tiền tệ của Eu đang tạo ra trƣớc nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh vƣợt qua ảnh hƣởng tiêu cực của khủng hoảng kinh tế khu vực để tiếp tục thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. - Trần Thị Kim Dung biên soạn cuốn sách “Quan hệ Việt Nam – Liên minh châu Âu” (2001), Nxb Khoa học xã hội, có trọng tâm nghiên cứu là quá trình hình thành, phát triển mối quan hệ Việt Nam–Eu, đặc biệt từ khi hai bên thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức (tháng 10/1990) với mục tiêu rút ra những kinh nghiệm, những bài học để thúc đẩy mối quan hệ đó lên một tầm cao mới. 1.1.2. Những nghiên cứu liên quan đến liên kết Eu và vấn đề của đồng Euro - “Khủng hoảng kinh tế ở Liên minh châu Âu: Tác động và giải pháp ứng phó” (2009), Nguyễn Quang Thuấn, Tạp chí nghiên cứu châu Âu, số 7; bài viết đã đánh giá tác động khủng hoảng kinh tế ở Eu, nợ công ở một số nƣớc Eu, những giải pháp ứng phó khủng hoảng kinh tế và triển vọng phát triển trong thời gian tới. - Đinh Công Tuấn chủ biên cuốn sách “Đồng Euro và tác động của nó đến nền kinh tế thế giới và Việt Nam” (2003), Nxb. Thống kê; cuốn sách đã đề cập đến những cơ sở lý luận và thực tiễn cho sự ra đời của đồng Euro, quá trình hình thành đồng Euro và những tác động của đồng Euro đối với nền kinh tế thế giới và Việt Nam, đƣa ra những đề xuất kiến nghị chính sách cho Việt Nam, đặc biệt trong vấn đề đa dạng hóa nợ, cải tổ hệ thống ngân hàng, ngăn ngừa tình trạng đô la hóa,... Tuy nhiên, sự cập nhật thông tin về những biến động gần đây về khủng hoảng nợ công, biến động của đồng Euro, những thay đổi trong lý thuyết khu vực tiền tệ tối ƣu áp dụng cho Liên minh tiền tệ châu Âu (EMU) chƣa đƣợc cuốn sách này đề cập đến. 9 - Đinh Công Tuấn chủ biên cuốn sách “Liên minh châu Âu hai thập niên đầu thế kỷ XXI” (2011), Nxb. Khoa học xã hội, đã phân tích, nghiên cứu, đánh giá những vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội của Eu trong giai đoạn 2000 - 2010, đồng thời vạch ra ba kịch bản và dự báo xu hƣớng phát triển của Eu giai đoạn 2011 - 2020, đánh giá những xu hƣớng phát triển của Eu đối với thế giới, khu vực châu Âu và Việt Nam trong thời gian tới. - Đinh Công Tuấn biên soạn cuốn sách “Mô hình phát triển Bắc Âu” (2011), Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội, đã giới thiệu mô hình Bắc Âu gồm: khái niệm, nguồn gốc ra đời, những nội dung cơ bản, những đặc trƣng chính, quá trình phát triển. Cũng nhƣ là giới thiệu các mô hình phát triển của các nƣớc Bắc u điển hình: Thuỵ Điển, Phần Lan, Đan Mạch, Na Uy; từ đó đƣa ra những so sánh, đánh giá và dự báo triển vọng mô hình phát triển ở Bắc Âu. - Đinh Công Tuấn chủ biên cuốn sách “Hệ thống an sinh xã hội của một số nước Eu giai đoạn hậu khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu” (2013), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, đã đi sâu phân tích những ƣu điểm và khuyết điểm của hệ thống an sinh xã hội tại một số nƣớc Eu và tác động của cuộc khủng hoảng đối với các hệ thống đó. ên cạnh đó, cuốn sách cũng phân tích các chính sách an sinh xã hội đƣợc ban hành nhằm đối phó với hậu quả của cuộc khủng hoảng, trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Những nƣớc đƣợc chọn làm đối tƣợng nghiên cứu của cuốn sách đều là những nƣớc đại diện cho từng mô hình an sinh xã hội tiêu biểu tại Liên minh châu Âu. - Đinh Công Hoàng có bài viết “Đồng Euro và cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu” (2012) đƣợc đăng trên Tạp chí Cộng sản điện tử, 13/4/2012. Bài viết đề cập đến các cơ sở nền tảng của đồng Euro và tác động của đồng Euro đối với khủng hoảng nợ công châu Âu. Tuy nhiên, trong khuôn khổ một bài báo, những vấn đề cơ bản về đồng Euro nhƣ nguyên nhân hình thành, cơ chế thực hiện, biến động của đồng Euro trong khủng hoảng nợ công châu Âu và bài học cho Việt Nam chƣa đƣợc tác giả đề cập đến. 10 - Lê Thị Thùy Vân có bài viết “Vai trò, sự biến động của đồng Euro kể từ khi ra đời và triển vọng trong bối cảnh khủng hoảng nợ công” (2012), Viện Chiến lƣợc và chính sách tài chính, Bản quyền của Trƣờng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Vietinbank. Bài viết phân tích sự biến động của đồng Euro kể từ khi ra đời đến khi khủng hoảng nợ công châu Âu nổ ra và một số dự báo về tỷ giá Euro/USD trong thời gian tới. Bài viết tập trung chủ yếu ở các vấn đề tỷ giá, chứ chƣa đề cập sâu đến các nguyên nhân dẫn đến sự biến động tỷ giá đồng Euro cũng nhƣ tác động của sự biến động đó. - ùi Đƣờng Nghiêu chủ biên cuốn sách “Euro - Vị thế quốc tế, những ảnh hưởng tới hệ thống tiền tệ thế giới và kinh tế Việt Nam” (2000), Nxb. Tài chính, Hà Nội, đã phân tích việc châu Âu cho lƣu hành đồng tiền chung duy nhất thay cho nhiều đồng tiền ở nhiều quốc gia có chủ quyền độc lập. Đồng thời cũng đánh giá và đƣa ra những tác động đến đời sống kinh tế xã hội trong Liên minh châu Âu mà còn ảnh hƣởng lớn tới hệ thống tài chính tiền tệ thế giới, trong đó có Việt Nam. - “Liên minh kinh tế tiền tệ châu Âu và Euro nhân tố mới ổn định hệ thống tiềntệ thế giới” (1999) của tác giả ùi Đƣờng Nghiêu, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 01/1999 đã phân tích sự ra đời của liên minh kinh tế tiền tệ châu Âu (EMU), sự ra đời của đồng Euro đã khẳng định tính vĩ đại của sự liên minh kinh tế tiền tệ là đỉnh điểm của tiến trình toàn cầu hoá, khu vực hoá theo 5 cấp độlà: Hiệp định mậu dịch ƣu đãi, Khu vực mậu dịch tự do, Liên minh thuế quan, Khối thị trƣờng chung, Liên minh kinh tế tiền tệ. Sự ra đời của EMU khẳng định xu hƣớng vận động của một thế giới kinh tế 3 cực Âu-Mỹ-Nhật, thể hiện sức mạnh của một thực thể kinh tế mới ngang hàng với Mỹ và vƣợt xa Nhật. Từ đây địa lý tài chính tiền tệ thế giới sẽ đƣợc kết cấu lại nhân sự kiện đồng Euro ra đời. Đó thực sự còn là một sự kiện nổi bật trong nền tài chính tiền tệ quốc tế. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan