Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Những tác động của xuất khẩu đến sự phát triển của kinh tế việt nam từ năm 2008 ...

Tài liệu Những tác động của xuất khẩu đến sự phát triển của kinh tế việt nam từ năm 2008 đến nay

.DOCX
43
154
83

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ ------------------------------ TIỂU LUẬN KINH TẾ PHÁT TRIỂN NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA XUẤT KHẨU ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ VIỆT NAM TỪ NĂM 2008 ĐẾN NAY Hà Nội, 2011 LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế thị trường ngày càng phát triền mạnh mẽ kéo theo sự đi lên tất yếu của các hoạt động trao đổi buôn bán thương mại giữa các nhóm, các khu vực kinh tế hay giữa các quốc gia trên Thế giới. Ngày nay, trong mạch chảy không ngừng nghỉ đó, Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ. Từ những thập niên gần đây và đặc biệt là từ năm 2008 đến nay, các hoạt động xuất nhập khẩu ở nước ta đã diễn ra sôi nổi trên tất cả các quy mô lớn, vừa và nhỏ với tốc độ phát triển nhanh chóng. Điều này góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy nền kinh tế, tận dụng được những lợi thế so sánh của nước ta, đồng thời nâng cao vị thí của Việt Nam trên trường quốc tế. Chính vì tầm quan trọng như vậy của Xuất nhập khẩu đến sự phát triển kinh tế, bài tiểu luận đã đi sâu vào nghiên cứu nhằm rút ra mối quan hệ biện chứng của hoạt động này và nền kinh tế ở Việt Nam. Tuy nhiên, bài tiểu luận này tập trung tìm hiểu về một mặt của vấn đề trên: đó chính là Những tác động của xuất khẩu đến sự phát triền kinh tế ở Việt Nam từ năm 2008 đến nay. Nội dung đầu tiên mà bài tiểu luận đề cập đến là đưa ra một bức tranh toàn cành về thực trạng xuất khẩu ở Việt Nam những năm từ 2008 đến nay, kết hợp vận dụng với những lý thuyết kinh tế vĩ mô để nêu lên mối quan hệ giữa chúng. Nội dung tiếp theo là nghiên cứu cụ thể hơn những tác động của xuất khẩu đến phát triển kinh tế Việt Nam, trên cả hai phương diện tích cực và tiêu cực. Điều quan trọng cuối cùng chính là từ tất cả những con số, dữ liệu thu thập được từ lý thuyết và thực tế nền kinh tế, bài tiểu luận xin đưa ra một số đề xuất nhằm khắc phục những tác động tiêu cực, tăng cường những tác động tích cực của xuất khẩu đối với phát triển kinh tế ở Việt Nam. Bài tiểu luận của chúng em chắc chắn sẽ không thể đi sâu đến tất cả các khía cạnh của vấn đề và gặp phải những thiếu sót. Chúng em rất mong được sự góp ý, sửa đổi, giúp đỡ của cô giáo cùng các bạn để có thể rút ra những kinh nghiệm quý báu cho bài tiểu luận này và những bài tập sau được hoàn thiện và thành công hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn! Danh sách nhóm thuyết trình Kinh tế phát triển STT 1 2 3 4 5 6 7 8 Họ và tên Nguyễn Hồng Ngọc Đỗ Thu Hà Vương Minh Hằng Nguyễn Thiều Thảo Linh Thảo Trần Ninh Phương Hồng Nguyễn Nguyệt Ánh Trần Hương Thảo MSV MỤC LỤC I. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TỪ 2008 ĐẾN NAY 4 1. Giá trị xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2008 đến 8 tháng đầu năm 2011........................................................................................................4 a. Đánh giá dựa theo giá trị xuất khẩu................................................4 b. Đánh giá tình hình xuất khẩu của Việt Nam thông qua tỷ trọng so với thế giới...........................................................................................5 2. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam từ năm 2008 đến 2011........................................................................................................6 3. Nhận xét chung.................................................................................7 II. Những tác động của xuất khẩu đến phát triển kinh tế của Việt Nam từ năm 2008 đến nay.................................................................................8 1. Những tác động tích cực của xuất khẩu đến phát triển kinh tế của Việt Nam.................................................................................................8 a. Kích thích tăng trưởng kinh tế........................................................8 b. Tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.................................................................10 c. Giải quyết việc làm cho người lao động và cải thiện đời sống nhân dân......................................................................................................11 d. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đấy sản xuất phát triển............13 e. Mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của đất nước 16 2. Những tác động tiêu cực của xuất khẩu đến phát triển kinh tế của Việt Nam...............................................................................................18 a. Xuất khẩu tăng trưởng chưa vững chắc ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế................................................................................................18 b. Tác động xấu tới tài nguyên thiên nhiên môi trường...................21 III. Đề xuất một số giải pháp khắc phục những tác động tiêu cực của xuất khẩu đến phát triển kinh tế của Việt Nam.......................................24 1. Phát triển khoa học công nghệ và nguồn nhân lực...........................24 2. Tập trung phát triển sản xuất và xuất khẩu hàng công nghiệp và một số nhóm hàng xuất khẩu chủ lực giúp đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu sản xuất..........................................................................................25 3. Nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam........................27 4. Tăng cường các mối quan hệ hợp tác kinh tế và đẩy mạnh xúc tiến thương mại............................................................................................27 5. Hoàn thiện hành lang pháp lí tạo điều kiện tối đa cho xuất khẩu.....29 CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TỪ 2008 ĐẾN NAY Tình hình xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2008 đến nay sẽ được đánh giá dựa trên 2 tiêu chí là chất và lượng,mặt lượng sẽ được đánh giá dựa trên giá trị xuất khẩu,mặt chất sẽ được đánh giá dựa trên vị thế của Việt Nam so với khu vực và thế giới cùng với đó là những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây,từ đó chúng ta sẽ có cái nhìn tổng quát hơn về tình hình xuất khẩu của Việt Nam. 1. Giá trị xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2008 đến 8 tháng đầu năm 2011 2011 2011 Năm 2008 2009 2010 (8 tháng đầu (dự đoán) năm) Giá trị(tỷ 62,69 57,1 72,19 84,7 60,8 USD) Nguồn:Tổng cục thống kêhttp://www.gso.gov.vn/default.aspx? tabid=393&idmid=3&ItemID=10376 Tổng cục hải quan http://www.customs.gov.vn/Lists/HoTroTrucTuyen/ThongKeHaiQuan.a spx a. Đánh giá tình hình xuất khẩu của Việt Nam dựa theo giá trị xuất khẩu Biểu đồ giá trị xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2008-2011 Giá trị xuấất khẩu 90 84.7 80 72.19 70 60 62.69 50 57.1 Giá trị xuấấ t khẩu 40 30 20 10 0 2008 2009 2010 2011 Trong 3 năm 2008-2011 giá trị xuất khẩu của Việt Nam có xu hướng tăng lên.Theo dự đoán đến hết năm 2011 xuất khẩu Việt Nam có thể đạt 84,7 tỷ USD tăng 22,01 tỷ USD tương đương 35,1 % so với năm 2008. Tuy nhiên, năm 2009 do ảnh hưởng của khủng cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã làm gía trị xuất khẩu của Việt Nam giảm xuống 5,59 tỷ USD tương đương 8,9% so với năm 2008. Năm 2010, xuất khẩu của Việt Nam đã tăng trưởng rất nhanh,tăng 15.09 tỷ USD tương đương 26,4% so với năm 2009,đứng thứ 39 trên thế giới tăng 2 bậc so với năm 2009 tuy nhiên theo thống kê mức độ tăng trưởng này của Việt Nam cao hơn so với Campuchia, ngang bằng với mức tăng của Malaysia và thấp hơn tốc độ tăng của tất cả các nước ASEAN khác. Dựa theo tình hình xuất khẩu năm 2010 và tình hình kinh tế thế giới một số nhà kinh tế đã dự đoán vào cuối năm 2011 giá trị xuất khẩu của Viêt Nam có thể đạt tới 84,7 triệu USD,tăng 12,51 tỷ USD tương đương 17,3% so với năm 2010. Theo số liệu thống kê mới nhất trong 8 tháng đầu năm 2011 giá trị xuất khẩu của Việt Nam đặt 60,8 tỷ USD tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái. Từ số liệu giá trị xuất khẩu các năm 2008-2010 cho thấy mặc dù giá trị xuất khẩu nước ta có xu hướng tăng lên nhưng tốc độ tăng giảm dần qua các năm. b. Đánh giá tình hình xuất khẩu của Việt Nam thông qua tỷ trọng so với thế giới Chỉ tiêu/năm 2008 2009 2010 Tỷ trọng trên thế 0,4 0,45 0,47 giới(%) Tỷ trọng trong 6,33 6,95 6,86 Asean(%) Trong 3 năm 2008 đến 2010 tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam so với thế giới tăng 0,07% từ 0,4% năm 2008 lên 0,47% năm 2010. Trong đó từ năm 2008 đến năm 2009 tăng 0,05% nhiều hơn mức tăng từ năm 2009 đến năm 2010 (0,02%) Nếu so với thế giới tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam có xu hướng tăng nhẹ đều đặn và liên tục trong 3 năm Trong khu vực ASEAN tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam trong 3 năm tăng 0,53% từ 6,33% năm 2008 lên 6,86% năm 2010 Tuy nhiên xét trong khu vực ASEAN tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam có xu hướng tăng giảm không liên tục,năm 2009 tăng 0,62% so với năm 2008 nhưng đến ngay sau đó năm 2010 thì lại giảm 0,09% so với năm 2009 2. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam từ năm 2008 đến 2011 Biểu đồ các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2008 đến 8 tháng đầu năm 2011 100% 0.6 90% 22.6 80% 4.6 4 1.95 23.2 22.8 28.05 70% 60% 39.8 50% 42.8 46 43.4 29.4 27.2 26.6 2009 2010 8 tháng đấầ u 2011 40% 30% 20% 37 10% Vàng phi tềần tệ Nông lấm thuỷ s ản Công nghi ệp nhẹ và tểu thủ công nghi ệp Công nghi ệp nặng và khoáng s ản 0% 2008 Nhận xét Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là các mặt hàng thuộc nhóm ngành công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp Qua 3 năm từ 2008-2010 và 8 tháng đầu năm 2011 cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam có sự chuyện biến rõ rệt Trong 3 năm từ 2008-2010 tỷ trọng xuất khẩu ngành công nghiệp nặng và khoáng sản giảm liên tục trong các năm từ 37% năm 2008 xuống còn 27,2% năm 2010 giảm 9,8%.Tính đến 8 tháng đầu năm 2011 tỷ trọng xuất khẩu của nhóm hàng này chỉ còn 26.6% nghĩa là giảm tiếp 0,6% so với năm 2010 Trong khi tỷ trọng ngành công nghiệp nặng và khoáng sản có xu hướng giảm liên tục thì ngành công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp có xu hướng tăng đều qua các năm 2008-2010,trong vòng 3 năm tỷ trọng nhóm nghành này tăng 6,2%,tuy nhiên trong 8 tháng đầu năm 2011 tỷ trọng nhóm ngành này có biểu hiện sụt giảm khi chỉ còn 43,4% giảm 2,6% so với năm 2010.Năm 2010 là năm chứng kiến sự phát triển vượt bậc của xuất khẩu ngành công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp khi ngành hàng dệt may vươn lên đứng thứ 10 trên thế giới với giá trị xuất khẩu đạt 11 tỷ USD. So với năm 2008 tỷ trọng nhóm ngành nông lâm thuỷ sản cũng có sự tăng nhẹ khi tăng 0,2% trong năm 2010,nhưng nếu so với năm 2009 thì tỷ trọng của nhóm ngành này giảm 0,4%,đây là nhóm ngành sự tăng giảm tỷ trọng không đáng kể trong 3 năm từ 2008-2010, tuy nhiên, tính đến 8 tháng đầu năm 2011, ta thấy nhóm ngành nông lâm thuỷ sản có sự tăng trưởng vượt bậc,khi chiếm tỷ trọng 28,05% trong kim ngạch xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2011 tăng 5,25% so với năm 2010.Đây cũng là nhóm ngành mà Việt Nam đang giữ vị trí khá cao trên bản đồ xuất khẩu trên thế giới với các mặt hàng truyền thống như gạo,cà phê,cao su hạt điều. Trong tất cả các mặt hàng thì mặt hàng vàng phi tiền tệ có sự thay đổi rõ rệt nhất khi tăng lên gấp 6,67 lần trong vòng 3 năm,tỷ trọng xuất khẩu ngành này có sự tăng giảm không đồng đều qua các năm Từ năm 2008-2009 ta thấy sự nhảy vọt của xuất khẩu trong lĩnh vực vàng phi tiền tệ khi tăng từ 0,6% năm 2008 lên 4,6% trong năm 2009,tăng gấp 7,6 lần tuy nhiên đến năm 2010 mặt hàng này có sự giảm nhẹ về tỷ trọng khi giảm xuống còn 4%,tính đến 8 tháng đầu năm 2011 ta lại thấy sự giảm sút tỷ trọng của mặt hàng này xuống chỉ còn 1,95% chỉ còn bằng 0,49 lần so với năm 2010 3. Nhận xét chung Trong vòng 3 năm từ 2008 đến 2010 giá trị xuất khẩu Việt Nam có sự tăng trưởng rõ ràng,tỷ trọng xuất khẩu trên thị trường thế giới cũng tăng,trong đó có sự thay đổi về cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu,tăng tỷ trọng mặt hàng công nghiệp nhẹ và thủ công nghiệp giảm tỷ trọng mặt hàng công nghiệp nặng và khoáng sản,mặt hàng nông lâm thuỷ sản cũng có sự biến đổi nhưng không đáng kể,các mặt hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp cũng đã đạt được những thành tích đáng kể,đang dần dần khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường thế giới,mặt khác Việt Nam vẫn duy trì được thế mạnh ở các mặt hàng truyển thống như gạo,cà phê…..,sự thay đổi tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu cũng đã góp phần cho sự đi lên phát triển đất nước CHƯƠNG 2 Những tác động của xuất khẩu đến phát triển kinh tế của Việt Nam từ năm 2008 đến nay 1. Những tác động tích cực của xuất khẩu đến phát triển kinh tế của Việt Nam a. Kích thích tăng trưởng kinh tế Sau nhiều năm đổi mới kể từ đại hội Đảng VI năm 1986, Việt Nam từ một nước trì trệ, tăng trưởng thấp, tích lũy chủ yếu nhờ vào vay mượn bên ngoài, đến nay đã trở thành một nước có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực. Đóng góp vào tăng trưởng của kinh tế Việt Nam là một phần không nhỏ của xuất khẩu. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của xuất khẩu đã tác động rất tích cực đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn vừa qua. Đây là vấn đề rất ý nghĩa, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Tăng trưởng kinh tế của một quốc gia theo bảng cân đối tổng sản phẩm quốc dân là do tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu của chính phủ, xuất khẩu và nhập khẩu (tức cán cân thương mại quốc tế) đóng góp. Tác động của xuất khẩu tới tăng trưởng kinh tế ở đây là tác động trực tiếp và đây chính là một trong những động lực khiến tăng trưởng kinh tế duy trì được ở mức cao như vậy. Chúng ta hãy cùng xem xét tác động của xuất khẩu đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thông qua các khía cạnh như: đóng góp của xuất khẩu trong tỉ trọng GDP, mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu.  Đóng góp của xuất khẩu trong tỉ trọng GDP Bảng: Xuất khẩu bình quân đầu người và tỉ trọng chiếm trong GDP Kim ngạch XK bình Tỉ trọng xuất XK Năm quân đầu khẩu trong (tỉ USD) người (USD) GDP (%) 2008 62,69 727,60 67,99 2009 57,10 665,58 58,81 2010 72,19 830,53 69,68 2011 84,70 935,39 77,14 Nguồn: Tổng cục Thống kê Trong giai đoạn vừa qua, xuất khẩu đã góp phần quan trọng cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam.Từ năm 2008 đến nay, tỉ trọng của xuất khẩu trong GDP cao và có xu hướng tăng. Trong giai đoạn 2008 – 2009, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giảm nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao trong GDP: năm 2008 chiếm 67,99%; năm 2009 chiếm 58,81% và góp phần không nhỏ duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Những năm gần đây, tỉ trọng xuất khẩu trong GDP luôn được duy trì ở mức cao và có xu hướng tăng càng thể hiện vai trò của xuất khẩu tới tăng trưởng kinh tế. Năm 2008, con số này ở khoảng 67,99%, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2009 giảm xuống 58,81% và hồi phục trở lại vào năm 2010 với 69,68%. Đến năm 2011, trong 8 tháng đầu năm, mức đóng góp của xuất khẩu vào GDP đạt 77,14%, cao nhất từ trước đến nay. Điều này cho thấy xuất khẩu là một nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong những năm qua.  Mối quan hệ chặt chẽ giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu. Rõ ràng xuất khẩu là một bộ phận của GDP, mỗi sự thay đổi của xuất khẩu sẽ kéo theo sự thay đổi của GDP. Theo tính toán của một nhà nghiên cứu hiện nay, GDP cứ tăng 2% là có đóng góp 1% của xuất khẩu. Để đánh giá sâu hơn đóng góp của xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam, chúng ta xem xét mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng GDP. Đồ thị tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, nhập khẩu và tốc độ tăng trưởng GDP 60 6.23 6.7 50 20.4 21.3 40 6 16.1 30 29 26.4 20 17.3 10 0 2008 -10 -20 2009 -8.9 2010 GDP Nhập khẩu Xuấấ t khẩu 2011 5.32 -13.7 -30 Nguồn: Tính toán dựa trên nguốn của Tổng cục Thống kê Từ đồ thị trên có thể thấy tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng kinh tế dường như có mối quan hệ với nhau. Trong giai đoạn 2008 – 2009, tăng trưởng xuất khẩu có xu hướng đi xuống và nền kinh tế cũng tăng trưởng chậm lại.Sang năm 2010, xuất khẩu lại tăng và thúc đẩy nền kinh tế tiếp tục phục hồi và tăng trưởng kinh tế đạt với tốc độ 55%/năm. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu kể từ năm 2010 trở lại đây tuy có giảm nhưng vẫn duy trì ở tốc độ cao 33% đẩy tăng trưởng GDP đạt tốc độ 40%. Có thể thấy trong những năm gần đây, cùng với sự tăng trưởng của xuất khẩu, nền kinh tế Việt Nam đã đạt những thành tựu quan trọng trong tăng trưởng kinh tế: GDP (tính theo giá trị so sánh) năm 2010 gấp 2 lần so với năm 2000; (tính theo giá trị thực tế tính bằng đồng đô la Mỹ) ước đạt trên 101 tỉ USD, gấp hơn 3,2 lần năm 2000 (31,2 tỉ USD); (theo giá thực tế bình quân đầu người) ước khoảng 1.160 USD, vượt mục tiêu kế hoạch đề ra là 1.050 – 1.100 USD, vượt qua ngưỡng nước đang phát triển có thu nhập thấp và trở thành nước có mức thu nhập trung bình. Tuy nhiên, chúng ta cần nhận thấy rõ một điều rằng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trong thời gian qua giao động khá mạnh. Điều này cho thấy nguy cơ tăng trưởng xuất khẩu kém bền vững của Việt Nam – một đất nước chủ yếu vẫn còn xuất khẩu sản phẩm sơ chế. Do đó, cần phải có biện pháp quản lí tốt xuất khẩu mới bảo đảm được sự tăng trưởng bền vững. b. Tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Công nghiệp hóa đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường tất yếu để khắc phục tình trạng nghèo và chậm phát triển của nước ta. Tuy xuất phát điểm kinh tế rất thấp đã tạo ra rất nhiều khó khăn cho Việt Nam nhưng trong điều kiện nền kinh tế thế giới phát triển mạnh mẽ cùng với các cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật, Việt Nam cũng có thuận lợi đó là cơ hội rút ngắn quá trình CNH – HĐH của mình bằng cách nhập khẩu các thiết bị máy móc kĩ thuật, công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm quản lí từ các nước phát triển mà không cần phải bắt đầu từ đầu. Quá trình CNH – HĐH ở nước ta những năm gần đây đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong đó xuất khẩu đóng một vai trò không nhỏ.Mục tiêu quan trọng nhất của xuất khẩu chính là có được ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế trong đó có một nhiệm vụ rất quan trọng đó là phục vụ cho công nghiệp hóa đất nước. Đối với một nước có nền kinh tế phát triển vẫn còn lạc hậu như Việt Nam thì nhập khẩu máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm quản lí là một điều rất quan trọng phục vụ quá trình CNH – HĐH. Muốn vậy, chúng ta phải có một lượng vốn ngoại tệ đủ lớn. Nguồn ngoại tệ này có thể xuất phát từ các nguồn như: xuất khẩu hàng hóa, đầu tư nước ngoài, vay nợ, viện trợ, thu từ hoạt động du lịch dịch vụ, xuất khẩu sức lao động… Trong số này, xuất khẩu trong thời gian qua đã tỏ ra là nguồn vốn quan trọng nhất để nhập khẩu phục vụ cho công nghiệp hóa đất nước.Xuất khẩu quyết định qui mô và tốc độ của nhập khẩu. Bảng: Kim ngạch xuất – nhập khẩu và tỉ lệ nhập khẩu/ xuất khẩu 2008 – 2011 Năm 2008 2009 2010 2011 Xuất khẩu (tỉ USD) 62,69 57,10 72,19 84,70 Nhập khẩu (tỉ USD) 75,50 65,40 79,30 92,10 Nhập khẩu/ Xuất khẩu (%) 120,43 114,54 109,85 108,74 Nguồn: Tính toán dựa trên nguồn của Tổng cục Thống kê. Tỉ trọng nhập khẩu/ xuất khẩu ngày càng giảm, từ 120,43% năm 2008 xuống 108,74% năm 2011 chứng tỏ trong những năm gần đây, ngoại tệ thu được từ xuất khẩu đã đáp ứng được một phần lớn nhu cầu ngoại tệ cho nhập khẩu. Có thể thấy xuất khẩu luôn là một nguồn ngoại tệ lớn nhất và rất quan trọng, bên cạnh những nguồn ngoại tệ khác. Mặt khác, các nguồn vốn như đầu tư nước ngoài hay viện trợ, vay nợ tuy cũng rất quan trọng nhưng rồi cũng phải trả bằng cách này hay cách khác ở các thời kì sau, nếu phụ thuộc quá nhiều vào các nguồn này thì chúng ta sẽ dễ gặp phải những rủi ro nhất định. Chính vì vậy, vốn ngoại tệ thu từ xuất khẩu lại càng trở nên quan trọng hơn phục vụ cho nhập khẩu và công nghiệp hóa đất nước. c. Giải quyết việc làm cho người lao động và cải thiện đời sống nhân dân  Tình hình lực lượng lao động nước ta trong thời kỳ 2008 đến nay Năm 2008 - 2009 được đánh giá là ảnh hưởng của suy thoái kinh tế lao động nên khó tìm kiếm việc làm trong khi nhu cầu tiêu dùng không giảm, thậm chí còn được kích cầu để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Lao động mất việc làm, được hưởng trợ cấp mất việc nhiều lên. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, thì đó không phải là rào cản lớn nhất mà sự mất cân đối nghiêm trọng của lực lượng lao động hiện đang gây khó khăn cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam. Theo báo cáo mới nhất về thực trạng cung - cầu lao động được Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội công bố thì cả nước hiện có trên 48 triệu lao động, trong đó 73% số lao động trên tập trung ở nông thôn. Đặc biệt, trong số 44/48 triệu lao động có việc làm thì 70% số đó có làm việc không ổn định, là lao động tự do, dễ bị Tổn thương, dễ bị rơi vào tình trạng nghèo đói. - Thông qua các Chương trình phát triển kinh tế - xã hội, các dự án, các hoạt động thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm năm 2010 đã tạo việc làm cho 1,610 triệu lao động (100,6% kế hoạch), trong đó tạo việc làm trong nước cho khoảng 1,525 triệu lao động (100,7% kế hoạch). Nhìn chung, năm 2010 lĩnh vực việc làm, thị trường lao động, bảo hiểm thất nghiệp được triển khai hiệu quả, hoàn thành chỉ tiêu được giao. Các hoạt động giao dịch việc làm được diễn ra với tần suất thường xuyên hơn, quy mô mở rộng hơn, hiệu quả kết nối cung – cầu lao động cao hơn. Công tác phân tích, dự báo thị trường lao động bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định, hoàn thành việc xây dựng Báo cáo xu hướng việc làm năm 2010 phục vụ cho hoạch định chính sách thị trường lao động. Chính sách bảo hiểm thất nghiệp cũng được triển khai tích cực, đang đi vào cuộc sống, góp phần tích cực vào việc giữ gìn an sinh xã hội. - Mục tiêu được đề ra trong năm 2011 là: tạo việc làm cho 1,6 triệu lao động, trong đó tạo việc làm trong nước cho 1,513 triệu người, xuất khẩu lao động 87 ngàn người; giải quyết việc làm cho 200 nghìn lao động thông qua dự án vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm; đầu tư nâng cao năng lực cho 32 trung tâm giới thiệu việc làm; hỗ trợ tổ chức sàn giao dịch việc làm cho 30 tỉnh, thành phố; thực hiện tốt chính sách bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động bị thất nghiệp… Tích cực đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, mở rộng quy mô sản xuất, từ đó giải quyết việc làm cho người lao động là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất đẫn tới hững thành tựu đã đạt được trong công tác giải quyết nạn thất nghiệp, ổn định thu nhập và cuộc sống cho người lao động như trên.  Sự chuyển đổi cơ cấu của thị trường lao động Việt Nam Số liệu được đưa ra trong Báo cáo “Xu hướng việc làm Việt Nam 2010” cho thấy đang có sự chuyển đổi cơ cấu của thị trường lao động Việt Nam từ những việc làm trong ngành nông nghiệp có năng suất lao động thấp, đòi hỏi nhiều lao động sang các ngành công nghiệp và dịch vụ có giá trị gia tăng cao hơn, được đầu tư công nghệ và tài chính nhiều hơn. Cũng theo báo cáo trên do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội công bố ngày 24/1, ngành chiếm nhiều lao động nhất ở Việt Nam là ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản với gần 23 triệu lao động (năm 2008). Nhưng trong hầu hết các dự báo, việc làm trong ngành nông nghệp, lâm nghiệp và thủy sản có chiều hướng giảm và sẽ ở mức 21,1 triệu lao động vào năm 2020. Người lao động có trình độ và kỹ năng cao hơn sẽ là chất xúc tác cho quá trình chuyển đổi này, cũng như sự tăng trưởng thành công của Việt Nam trong vai trò là quốc gia có thu nhập trung bình. Các số liệu trong báo cáo cho thấy, trong giai đoạn 2007-2009, Việt Nam gặp nhiều thách thức do tác động của nền kinh tế toàn cầu bị suy giảm với những ảnh hưởng rõ rệt đến thị trường lao động. Báo cáo cũng chỉ ra một số xu hướng quan trọng về việc làm như Việt Nam đã đạt được các mục tiêu của Chương trình việc làm bền vững, đó là một yếu tố quan trọng để chống đói nghèo. Tỷ trọng việc làm dễ bị tổn thương giảm xuống 4,3% do sự gia tăng tỷ trọng lao động làm công ăn lương (2,9%) và gia tăng lao động tự làm (8,2%). Tuy nhiên, lại có sự gia tăng tỷ trọng lao động gia đình không được trả công (4,0%), đi ngược lại với xu hướng trên. Việt Nam cũng là nước có tỷ lệ việc làm tính trên dân số tương đối cao, ứng với gần 75% dân số từ 15 tuổi trở lên. Tuy nhiên, do ảnh hưởng bất ổn của khủng hoảng tài chính toàn cầu, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở Việt Nam đã giảm trong giai đoạn 2007-2009. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động tăng đối với nam giới và nữ giới trong độ tuổi 15-19 (từ 37,1% năm 2007 lên 43,8% năm 2009) cho thấy đã có một lực lượng lớn thanh thiếu niên rời bỏ nhà trường để tìm việc kiếm sống và hỗ trợ gia đình. d. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đấy sản xuất phát triển  Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự thay đổi tỷ trọng của các bộ phận cấu thành nền kinh tế.Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế xảy ra khi có sự phát triển không đồng đều về quy mô, tốc độ giữa các ngành, vùng và thành phần kinh tế. Nội dung và yêu cầu cơ bản của chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CCKT) ở nước ta là chuyển dich theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là tăng nhanh tỷ trọng giá trị trong GDP của các ngành công nghiệp, xây dựng (gọi chung là công nghiệp) và thương mại – dịch vụ (gọi chung là dịch vụ), đồng thời giảm dần tương đối tỷ trọng giá trị trong GDP của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp (gọi chung là nông nghiệp). Xuất khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây đã đem đến nhiều tác động tích cực cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đáp ứng được nội dung và yêu cầu cơ bản của quá trình chuyển dịch mà Đảng và Nhà nước đã đề ra - góp phần làm giảm tỷ trọng trong GDP của ngành nông nghiệp, đồng thời, làm tăng đáng kể tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ trong GDP. Trước tiên là vài nét về tình hình xuất khẩu năm 2008 Các sản phẩm đóng tầu thuyền, sản phẩm từ gang thép, cao su đều có mức tăng trưởng cao so với năm 2007 và là những mặt hàng có triển vọng tăng nhanh trong thời gian tới. Một số mặt hàng chủ lực tuy khối lượng xuất khẩu giảm nhưng do giá tăng mạnh trên thị trường thế giới nên trị giá vẫn tăng như dầu thô tăng 23,1%, than đá tăng 44%, cao su tăng 14,6%. Tựu chung, xuất khẩu cả năm đạt 62,9 tỉ USD, tăng 29,5 % so với năm 2007, trong khi chỉ tiêu chỉ có 22%. Với tổng kim ngạch trên, bình quân một tháng năm 2008, xuất khẩu đạt được kim ngạch 5,25 tỉ USD, tương đương kim ngạch xuất khẩu cả năm 1995 (5,4 tỉ USD). Tổng kim ngạch xuất khẩu trên đã vượt xa mức dự định cho năm 2009, tiến gần mục tiêu vào năm 2010 trong “Đề án xuất khẩu giai đoạn 2006 – 2010”. Với tốc độ tăng nói trên, chỉ số tăng xuất khẩu năm nay gấp 4,7 lần so với tốc độ tăng GDP, trong khi năm 2007 chỉ có 2,6 lần.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan