Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Những nhân tố tác động đến quyết định tham dự đấu thầu gói thầu dịch vụ tư vấn g...

Tài liệu Những nhân tố tác động đến quyết định tham dự đấu thầu gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình của nhà thầu (tt)

.PDF
12
123
125

Mô tả:

1 2 PHẦN MỞ ĐẦU - Xây dựng mô hình, đề xuất các giả thuyết, kiểm định và đánh giá mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham dự đấu thầu các gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình TCXDCT của nhà thầu. 1. Tính cấp thiết và mục tiêu nghiên cứu của đề tài Thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI diễn ra tại thủ đô Hà Nội từ ngày 15 đến ngày 18 tháng 12 năm 1986, Nhà nước ta đã xây dựng và thực thi nhiều chính sách quản lý nền kinh tế xã hội mới. Những chính sách đó đều hướng tới xóa bỏ dần cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp đã lạc hậu để thay bằng cơ chế quản lý nền kinh tế theo hướng thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước. Trong bối cảnh đó, trong lĩnh vực mua sắm hàng hóa, dịch vụ và xây dựng các công trình, Nhà nước ta đã nhanh chóng tiếp thu và chuyển đổi cơ chế quản lý từ chỗ “cấp phát theo kế hoạch” sang thực hiện “quy chế đấu thầu” nhằm từng bước xóa bỏ cơ chế “xin cho” chuyển sang thực hiện cơ chế cạnh tranh lành mạnh, tạo cơ hội cho các nhà thầu có đủ năng lực, điều kiện tham dự đấu thầu. Tuy nhiên, qua theo dõi hoạt động đấu thầu các gói thầu dịch vụ tư vấn trong những năm 2014 đến 2016, rất nhiều gói thầu dịch vụ tư vấn sau khi mời thầu, lúc đầu có nhiều nhà thầu mua hồ sơ mời thầu, đăng ký tham dự đấu thầu nhưng đến thời điểm nộp hồ sơ dự thầu, chỉ có số ít nhà thầu thực sự tham gia. Hơn thế nữa, theo kết quả nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước, hiện nay đang còn khoảng trống nghiên cứu: chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách cơ bản, khoa học chủ đề những nhân tố tác động đến quyết định tham dự thầu gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình (TCXDCT) của nhà thầu ở Việt Nam để giúp các nhà thầu đánh giá đúng các nhân tố tác động để ra quyết định tham dự đấu thầu các gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát TCXDCT một cách chính xác. Thêm vào đó, cần phải đánh giá và nhận diện những cản trở sự tham dự đấu thầu đang diễn ra ở Việt Nam để khuyến nghị các cơ quan có liên quan điều chỉnh, sửa đổi các quy định, thể chế tạo môi trường thuận lợi hơn cho tham dự thầu tự do. Chính vì những lý do trên, NCS quyết định thực hiện công trình nghiên cứu “những nhân tố tác động đến quyết định tham dự đấu thầu các gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình của nhà thầu” trên địa bàn thành phố Hà Nội, Việt Nam. Công trình được thực hiện với các mục tiêu gồm: - Hệ thống hóa các mô hình về nhân tố tác động đến quyết định tham dự thầu của nhà thầu trên thế giới và trong nước làm tiền đề cho việc xác lập mô hình nghiên cứu của luận án. - Đề xuất các giải pháp khuyến nghị giúp các cơ quan quản lý Nhà nước về đấu thầu, chủ đầu tư (và bên mời thầu) cũng như các nhà thầu tư vấn khắc phục những hạn chế, hoàn thiện và tạo điều kiện khuyến khích sự tham dự đấu thầu các gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát TCXDCT của nhà thầu. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận án: Những nhân tố tác động đến quyết định tham dự thầu gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát TCXDCT của nhà thầu tổ chức. - Phạm vi về không gian nghiên cứu: luận án tập trung thu thập dữ liệu về đấu thầu dịch vụ tư vấn nói chung, đấu thầu dịch vụ tư vấn giám sát TCXDCT nói riêng và đặc biệt trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đối tượng điều tra khảo sát ý kiến giới hạn vào các nhà thầu tổ chức tham dự đấu thầu tổ chức trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Tài liệu thu thập về thực trạng đấu thầu gói thầu dịch vụ tư vấn nói chung, gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát TCXDCT được thu thập trong thời gian từ những năm 2014 đến 2017. Dữ liệu sơ cấp thu thập từ phỏng vấn sâu, điều tra xã hội học được thực hiện trong thời gian nghiên cứu từ tháng 4 năm 2017 đến tháng 3 năm 2019. 3. Phương pháp nghiên cứu Công trình nghiên cứu đã áp dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng, kết hợp giữa thu thập dữ liệu thứ cấp và thu thập dữ liệu sơ cấp để phân tích, tổng hợp theo quy trình nghiên cứu được mô tả trong phần mở đầu và chương 3 của luận án. 4. Những đóng góp mới của luận án Luận án đã có những đóng góp mới sau đây: - Bổ sung để hoàn thiện khái niệm về “quyết định tham dự đấu thầu của nhà thầu” trên cơ sở tham khảo các định nghĩa khác nhau đã được đề cập trước đây. Đây là cơ sở cho nghiên cứu và đặc biệt cho việc ứng dụng thang đo Likert 5 cấp dộ. - Kiểm định và xác lập được mô hình những nhân tố tác động đến đến quyết định tham dự thầu các gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát TCXDCT của nhà thầu tổ chức trên địa bàn thành phố Hà Nội với độ tin cậy thống kê được chấp nhận (trong đó có một nhân tố mới với 4 thang đo/biến mới); 3 4 - Phân tích và mô tả rõ sự tác động của các nhân tố đó trong thực tiễn hiện nay trong các cuộc đấu thầu các gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát TCXDCT của nhà thầu trên địa bàn thành phố Hà Nội. Phát hiện những hạn chế, khiếm khuyết ảnh hưởng tiêu cực đến sự tham dự đấu thầu các gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát TCXDCT của các nhà thầu tổ chức; nhân) không bị tách rời. Khía cạnh tổ chức của người ra quyết định chính là những thuộc tính tổ chức mà người ra quyết định đại diện cho nó. Những quyết định mà họ đưa ra là dựa trên những tác động của tổ chức như mong đợi của tổ chức, năng lực của tổ chức hay những cơ chế chính sách tác động của tổ chức. Khía cạnh cá nhân của người ra quyết định như cảm nhận của chính cá nhân người ra quyết định về cơ hội thành công hay thất bại cũng như lợi ích mà chính họ có thể nhận được từ quyết định mà họ đưa ra. - Đề xuất các giải pháp, khuyến nghị nhằm thúc đẩy quyết định tham dự đấu thầu các gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát TCXDCT của nhà thầu trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng, trên cả nước nói chung. 5. Kết cấu của luận án Luận án được kết cấu thành 5 chương như sau: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý thuyết về những nhân tố tác động đến quyết định tham dự đấu thầu gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát thi công công trình của nhà thầu Chương 3: Thiết kế và nghiên cứu chi tiết Chương 4: Kết quả nghiên cứu những nhân tố tác động đến quyết định tham dự đấu thầu gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình của nhà thầu Chương 5: Thảo luận kết quả nghiên cứu và khuyến nghị. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu 1.1.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới 1.1.1.1. Các lý thuyết làm nền tảng cho nghiên cứu Công trình “Quản lý và hành vi tổ chức - Management and Organizational Behavior” phát hành năm 2007 của giáo sư Laurie J. Mullins, trường Kinh doanh Portsmouth của Vương quốc Anh đã được NCS tham khảo. Theo giáo sư Laurie J. Mullins việc điều hành một tổ chức, mà ở đó có những cá nhân, các nhóm nhỏ riêng biệt nhưng hành động như một đơn vị thống nhất, trong đó người đứng đầu hoặc người được ủy quyền giữ vai trò trung tâm. Họ có trách nhiệm là người ra quyết định của cả tổ chức. Theo quan điểm của giáo sư Laurie J. Mullins, quyết định của một tổ chức là quyết định của người đại diện hợp pháp với hai khía cạnh (tổ chức và cá Những công trình nghiên cứu về “nhân tố tác động đến hành vi của cá nhân, tổ chức” được tìm đọc và khai thác phục vụ cho công trình nghiên cứu của nghiên cứu sinh như các công trình: Thuyết hành động hợp lý TRA (Theory of Reasoned Action), lý thuyết hành vi dự định TPB (Theory of Planned Behavior), Mô hình chấp nhận công nghệ TAM (Technology Acceptance Model). 1.1.1.2. Những công trình nghiên cứu gần chủ đề nghiên cứu Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã đề cập đến “nhân tố ảnh hưởng đến quyết định có hay không tham dự đấu thầu của nhà thầu” như công trình nghiên cứu của nhà khoa học Anna Zarkada-Fraser (2000); công trình nghiên cứu của ba nhà khoa học Adnan Enshassi, Sherif Mohamed và Ala’a El Karrit (2005); và công trình nghiên cứu của nhóm tác giả M. Ravanshadnia và cộng sự (2011) và một số công trình nghiên cứu đã công bố khác. Nghiên cứu do Anna Zarkada Fraser phát hiện và chỉ ra 7 nhân tố và 25 thang đo tác động đến quyết định tham dự thầu ở Úc gồm: (1) Sức hấp dẫn của gói thầu; (2) Mong đợi của nhà thầu; (3) Luật pháp; (4) Các giá trị và niềm tin; (5) Cảm nhận của người ra quyết định; (6) Các quy định và sự trừng phạt; (7) Các tiêu chuẩn đạo đức và sự chuyên nghiệp. Nghiên cứu của nhóm tác giả Adnan Enshassi và cộng sự (2005) với chủ đề “Những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham dự đấu thầu thi công các công trình xây dựng của nhà thầu ở dải Gaza”, Palestine và công trình nghiên cứu của nhóm tác giả M. Ravanshadnia cộng sự (2011) với chủ đề “Khung ra quyết định có/không tham dự thầu đối với các công ty xây dựng”, Nước Cộng hòa Hồi giáo Iran. Công trình nghiên cứu của nhóm tác giả Adnan Enshassi và cộng sự (2005) lại đưa ra 4 nhóm nhân tố với 72 biến/thang đo tác động đến quyết định có/không tham dự thầu đối với các gói thầu thi công xây dựng công trình của 5 6 nhà thầu ở dải Gaza, Palestine. Bốn nhóm nhân tố gồm Nhóm nhấn tố liên quan đến nhà thầu (18 biến có tác động); (2) Nhóm nhân tố liên quan đến bên mời thầu, chủ đầu tư (21 biến có tác động); (3) Nhóm nhân tố thuộc về gói thầu (18 biến có tác động) và (4) nhóm nhân tố bên ngoài khác (15 biến có tác động). Một số công trình nghiên cứu về chủ đề những nhân tố tác động đến quyết định có/không tham dự thầu đấu thầu trên thế giới đã sử dụng đến việc đánh giá sự giống hoặc khác nhau giữa các nhóm nhà thầu dựa trên phân nhóm nhà thầu theo các đặc điểm của nhà thầu như loại hình nhà thầu, quy mô của nhà thầu. Đây là cơ sở để NCS đề xuất các thang đo đối với biến kiểm soát. Trong công trình nghiên cứu của nhóm tác giả M. Ravanshadnia và cộng sự (2011) đã hình thành 5 nhóm nhân tố với 25 biến/thang đo cần xem xét khi ra quyết định có hay không tham dự thầu các công trình xây dựng gồm: (1) xem xét khía cạnh của tổ chức; (2) đặc điểm dự án, gói thầu; (3) Rủi ro; (4) Năng lực tài chính của nhà thầu; (5) và các xem xét khác. Các công trình nghiên cứu gần với chủ đề nghiên cứu nêu trên đã sử dụng phương pháp điều tra ý kiến nhà thầu với thang đo Likert 5 cấp độ, nhưng lại không tiến hành kiểm định độ tin cậy của các biến, và cũng không áp dụng công cụ hồi quy đa biến để tìm hiểu mối quan hệ giữa các nhân tố (biến độc lập) tới biến phụ thuộc (quyết định tham dự thầu của nhà thầu) mà sử dụng chỉ số trung bình và hệ số tầm quan trọng tương đối (Relative Importance Index) để xác định thứ tự các biến từ tác động mạnh đến tác động yếu. Các công trình này đều coi quyết định có hay không tham dự thầu đấu thầu gói thầu là biến phụ thuộc và không kiểm định độ tin cậy của biến này. Các công trình khác mà NCS tìm đọc đều không đề cập đến nhân tố thứ 7 mà tác giả Anna Zarkada-Fraser (2000) đề cập trong công trình nghiên cứu của mình đó là nhân tố “các tiêu chuẩn đạo đức và sự chuyên nghiệp”. Tuy nhiên một nhân tố được nhiều nhóm tác giả đề cập là nhân tố “năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu” nhưng tác giả Anna Zarkada-Fraser (2000) lại không đưa nhân tố này vào mô hình nghiên cứu của ông. Để đo lường nhân tố “năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu công trình nghiên cứu của Nhóm tác giả M. Ravanshadnia, H. Rajaie và H. R. Abbasian (2011) chỉ đề cập đến 5 thang đo. Công trình nghiên cứu của nhóm tác giả Adnan Enshassi, Sherif Mohamed và Ala’a El Karrit (2005) đưa ra 8 thang đo. Công trình nghiên cứu của Jaakko Lemberg (2013) đưa ra 7 thang đo. Sau đây là 5 thang đo chung có thể được ứng dụng vào mô hình nghiên cứu của tác giả: (1) Những lợi thế cạnh tranh của nhà thầu; (2) Năng lực tài chính của nhà thầu; (3) Năng lực chuyên môn kỹ thuật của nhà thầu; (4) Kinh nghiệm thực hiện các hợp đồng/các gói thầu; và (5) Năng lực nhàn rỗi của nhà thầu. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước Nhiều các văn bản pháp luật của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về công tác đấu thầu đã được NCS tìm hiểu làm nền tảng cho việc nắm đúng bản chất các khái niệm, các quy định về đấu thầu. Nhóm các công trình nghiên cứu khoa học, các luận án tiến sỹ có liên quan đến hoạt động đấu thầu như luận án Tiến sỹ của NCS Nguyễn Thị Tiếp (1999) với chủ đề “Hoàn thiện chế độ đấu thầu trong xây dựng công trình giao thông đường bộ quốc gia ở Việt Nam”; Luận án Tiến sỹ của NCS Nguyễn Chí Thành (2003) với đề tài “Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của các Tổng công ty Xây dựng công trình Giao thông”; Luận án Tiến sỹ của NCS Trần Văn Hùng với đề tài “Nâng cao chất lượng Đấu thầu các công trình giao thông ở Việt Nam” năm 2006. Tất cả các công trình đã được tham khảo nêu trên có đặc điểm chung là: đã nghiên cứu đến hoạt động đấu thầu nhưng lại chưa nghiên cứu đến đấu thầu gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình. Nhiều công trình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi của cá nhân, của tổ chức đã được tác giả tìm đọc và tham khảo như: Công trình nghiên cứu “Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của doanh nhân Việt Nam” của hai tác giả Nguyễn Thanh Hà và PGS. TS. Nguyễn Thành Hiếu trên tạp chí Kinh tế và Phát triển, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, số 227(II), tháng 5/2016; Công trình nghiên cứu “Một số nhân tố ảnh hưởng đến sự quan tâm tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người buôn bán nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh Nghệ An” của các tác giả Nguyễn Xuân Cường, Nguyễn Xuân Thọ và Hồ Huy Tựu trên tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Kinh tế và Kinh doanh, Tập 30, số 1 (2014), trang 36 – 45. Các công trình được kể trên đã nghiên cứu đến những nhân tố tác động đến hành vi của người tiêu dùng hay của tổ chức nhưng liên quan đến các hoạt động khác chứ không phải hành động quyết định tham dự đấu thầu gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình của nhà thầu. 7 1.2. Khoảng trống nghiên cứu Công trình này đã chỉ ra ba khoảng trống nghiên cứu sau: - Các công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước đã nghiên cứu về đấu thầu nhưng chưa thấy có công trình nào nghiên cứu đến đối tượng “quyết định tham dự đấu thầu gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình của nhà thầu”. - Các công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước đã nghiên cứu đến “những nhân tố tác động đến quyết định tham dự đấu thầu của nhà thầu” trên thế giới như ở Châu Âu, Úc, Palestine, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu đến “những nhân tố tác động đến quyết định tham dự đấu thầu gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình của nhà thầu”, ở Việt Nam và đặc biệt tổ chức trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Chưa thấy có công trình nghiên cứu trước đây trên thế giới và trong nước đề cập đến nhân tố “thông tin tham dự thầu của các nhà thầu cạnh tranh” tác động đến quyết định có/không tham dự đấu thầu. Đây là nhân tố, điểm mới được các nhà thầu ở Việt Nam nhắc đến nhiều. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH THAM DỰ THẦU GÓI THẦU DỊCH VỤ TƯ VẤN GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CỦA NHÀ THẦU 2.1. Đấu thầu và những thuật ngữ sử dụng trong đấu thầu và đấu thầu dịch vụ tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình 2.1.1. Đấu thầu và phân loại đấu thầu theo đối tượng đấu thầu Theo các nhà nghiên cứu trên thế giới, “Đấu thầu” là quá trình “đọ công khai” giữa những người cung cấp, bán (được gọi là nhà thầu) sản phẩm hàng hóa, công trình, dịch vụ, dự án để được nhận làm công trình, dịch vụ, dự án hay bán hàng hóa cho các cơ quan, tổ chức (được gọi là chủ đầu tư hoặc bên mời thầu) trên cơ sở đảm bảo và tuân thủ các nguyên tắc: cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế (Abbulrahman Salem Bageis và Chris Fortune, 2009). Đấu thầu, xét theo đối tượng đấu thầu, có những loại đấu thầu: đấu thầu mua sắm hàng hóa; đấu thầu xây dựng và lắp đặt công trình (gọi tắt là đấu thầu xây lắp); đấu thầu gói thầu dịch vụ tư vấn (trong đó có gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát thi công công trình); đấu thầu gói thầu dịch vụ phi tư vấn và đấu thầu gói thầu hỗn hợp. 2.1.2. Một số đặc điểm của gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình 8 So với gói thầu mua sắm hàng hóa và gói thầu xây lắp, gói thầu tư vấn giám TCXDCT có một số đặc điểm chung của gói thầu dịch vụ tư vấn, đó là: Thứ nhất, đây là hoạt động vô hình bao gồm việc cung cấp kiến thức, kinh nghiệm để thực hiện những nhiệm vụ được giao. Thứ hai, gói thầu tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình là dịch vụ tư vấn khó đánh giá kết quả. So với các gói thầu dịch vụ tư vấn khác như gói thầu lập thiết kế kỹ thuật và bản vẽ thi công, gói thầu lập hồ sơ mời thầu,... gói thầu giám sát TCXDCT cũng có đặc điểm riêng, đó là: Thứ nhất, hoạt động giám sát thi công xây dựng công trình luôn đi liền với quá trình thi công xây dựng công trình. Thứ hai, hoạt động giám sát thi công xây dựng công trình phải dựa trên nền tảng cơ sở của việc am hiểu chuyên môn sâu và cần những kỹ năng riêng biệt. 2.1.3. Một số thuật ngữ sử dụng trong đấu thầu, đấu thầu dịch vụ tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình Khi thực hiện đấu thầu gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát TCXDCT, người ta thường sử dụng những thuật ngữ chung như bên mời thầu, giá gói thầu, giá dự thầu, giá trúng thầu,... Những thuật ngữ đó đã được pháp luật quy định chi tiết. Đối với đấu thầu gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát TCXDCT, có một vài thuật ngữ dành riêng như “gói thầu dịch vụ tư vấn” giám sát thi công xây dựng công trình, “nhà thầu tư vấn” giám sát thi công xây dựng công trình. Thuật ngữ “Gói thầu dịch vụ tư vấn” sử dụng trong trường hợp nói về gói thầu tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình hay các gói thầu tư vấn đào tạo, tư vấn lập hồ sơ mơi thầu,... Thuật ngữ “Nhà thầu tư vấn” được sử dụng khi nói về các nhà thầu tham dự thầu gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình, các gói thầu dịch vụ tư vấn khác như tư vấn đào tạo, tư vấn lập hồ sơ mời thầu,... Thuật ngữ “Chuyên gia tư vấn” là thuật ngữ được sử dụng đối với các cá nhân, cán bộ chuyên môn thực hiện trách nhiệm tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình được nhà thầu tư vấn phân công trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu. 2.1.4. Quy trình đấu thầu tổng quát và khái niệm “Quyết định tham dự đấu thầu gói thầu của nhà thầu” 2.1.4.1. Quy trình đấu thầu tổng quát Quy trình đấu thầu tổng quát bao gồm những bước sau: (1) Chuẩn bị đấu thầu; (2) Tổ chức đấu thầu: Trong giai đoạn này, về phía nhà thầu, họ thu thập 9 10 thông tin về gói thầu; mua hồ sơ mời thầu/hồ sơ yêu cầu; chuẩn bị hồ sơ dự thầu/hồ sơ đề xuất nhằm đáp ứng những yêu cầu của hồ sơ mời thầu/hồ sơ yêu cầu; nộp hồ sơ dự thầu/hồ sơ đề xuất trước thời điểm đóng thầu cho bên mời thầu; (3) Mở thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu/hồ sơ đề xuất; (4) Thương thảo hợp đồng; (5) Trình thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả đấu thầu; và (6) Hoàn thiện, ký kết hợp đồng. 2.1.4.2. Khái niệm “Quyết định tham dự đấu thầu gói thầu của nhà thầu” Các nhà nghiên cứu đã đưa ra khái niệm khác nhau về quyết định tham dự thầu theo những cách nhìn khác nhau. Theo Anna Zarkada-Fraser (2000), quyết định tham gia thông thầu được hiểu là quyết định “có” hay “không” đồng ý tham gia hợp đồng thông thầu kín của đại diện nhà thầu với các đối tác như chủ đầu tư, bên mời thầu hoặc đại diện nhà thầu khác để được trúng thầu. Tác giả này không đưa ra bất cứ một minh chứng nào về quyết định tham gia vào hành vi quyết định tham dự thầu. Ba nhà khoa học Adnan Enshassi, Sherit Mohamed và Ala’a El Karriri (năm 2005) thuộc trường Đại học The Islamic University of Gara (IUG), Palestin cho rằng quyết định tham dự thầu được hiểu là quyết định “có” hay “không” tham dự đấu thầu gói thầu xây dựng của nhà thầu. Ba tác giả này đã đưa ra minh chứng cho quyết định trên là việc nhà thầu mua hồ sơ mời thầu, lập hồ sơ dự thầu và nộp hồ sơ dự thầu trước thời điểm đóng thầu. Quan điểm trên của ba nhà khoa học trên về quyết định tham dự đấu thầu đã bao gồm: (1) quyết định “có” hay “không” tham dự đấu thầu và (2) minh chứng cho quyết định tham dự đấu thầu. Hạn chế trong khái niệm của nhóm tác giả này là chưa nói đến việc ai là người quyết định mà chỉ nói chung là của nhà thầu. Tác giả Jaakko Lemberg thuộc trường Đại học University of Twente, Hà Lan (2013) cho rằng: Quyết định tham dự thầu của nhà thầu là việc trả lời “có” hay “không” tham dự đấu thầu một gói thầu đã được thông báo của người đứng đầu nhà thầu tổ chức (có thể là người được ủy quyền). Với cách nhìn của Jaakko Lemberg, quyết định tham dự thầu của nhà thầu là việc khảng định có hay không tham dự đấu thầu một gói thầu. Jaakko Lemberg cũng cho rằng quyết định tham dự thầu hay không thuộc người đứng đầu nhà thầu (hoặc người được ủy quyền). nhà thầu là sự khảng định “có” hay “không” tham dự đấu thầu gói thầu của người đứng đầu nhà thầu (hoặc người được ủy quyền). Sự khảng định này được thể hiện bằng việc đăng ký tham dự thầu và có hồ sơ dự thầu nộp cho bên mời thầu trước thời điểm đóng thầu”. Qua phân tích những quan điểm khác nhau của các nhà khoa học đã nghiên cứu sâu về đấu thầu trên thế giới, qua quy định của pháp luật Việt Nam, tác giả luận án bổ sung để hoàn thiện khái niệm đầy đủ về quyết định tham dự đấu thầu của nhà thầu như sau: “Quyết định tham dự đấu thầu một gói thầu của Qua khái niệm trên ta có thể thấy quyết định tham dự thầu của nhà thầu được thể hiện qua: (1) việc khẳng định “có” hay “không” tham dự đấu thầu gói thầu; (2) do người đứng đầu (hoặc người được ủy quyền) đưa ra; và (3) đảm bảo minh chứng cho quyết định đó là có đăng ký tham dự đấu thầu gói thầu và nộp hồ sơ dự thầu trước thời điểm đóng thầu. 2.2. Đề xuất mô hình nghiên cứu những nhân tố tác động đến quyết định tham dự đấu thầu gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình của nhà thầu 2.2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất Sức hấp dẫn của gói thầu Mong đợi của nhà thầu Năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu Các quy định và thưởng Luật pháp Quyết định tham dự đấu thầu gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình của nhà thầu Các giá trị và niềm tin Cảm nhận của người ra quyết định Các biến kiểm soát: theo đặc điểm của nhà thầu và đặc trưng của đại diện hợp pháp Thông tin đăng ký tham dự thầu của các nhà thầu Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu tổng quát đề xuất Nguồn: Đề xuất của tác giả 11 12 2.2.2. Các thang đo Để đo lường tác động của 8 nhân tố công trình nghiên cứu của tác giả đã phân tích, tổng hợp và đề xuất sử dụng 32 thang đo đo lường 8 nhân tố. Trong số đó có nhân tố mới “Thông tin đăng ký tham dự thầu của các nhà thầu” với 5 thang đo được luận án đề xuất. Đối với biến phụ thuộc, công trình áp dụng 01 thang đo được tác giả Jaakko Lemberg (2013) sử dụng trong công trình nghiên cứu đã thực hiện. Để đo lường biến kiểm soát, công trình nghiên cứu của NCS có áp dụng hai nhóm thang đo gồm nhóm biến phản ánh tác động của tổ chức (quy mô, loại hình doanh nghiệp) và nhóm biến phản ánh đặc điểm cá nhân người đại diện hợp pháp nhà thầu (giới tính, tuổi). 2.3. Các giả thuyết nghiên cứu Mô hình nghiên cứu được xây dựng với 8 giả thuyết nghiên cứu cần được đánh giá, kiểm định, gồm: Giả thuyết H1: nhân tố “sức hấp dẫn của gói thầu” tác động cùng chiều đến quyết định tham dự đấu thầu gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát TCXDCT của nhà thầu. Giả thuyết H2: nhân tố “mong đợi của nhà thầu” tác động cùng chiều đến quyết định tham dự đấu thầu gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát TCXDCT của nhà thầu. Giả thuyết H3: nhân tố “năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu” tác động cùng chiều đến quyết định tham dự đấu thầu gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát TCXDCT của nhà thầu. Giả thuyết H4: nhân tố “các quy định và thưởng” tác động cùng chiều đến quyết định tham dự đấu thầu gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát TCXDCT của nhà thầu. Giả thuyết H5: nhân tố “luật pháp” tác động cùng chiều đến quyết định tham dự thầu gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát TCXDCT của nhà thầu. Giả thuyết H6: nhân tố “các giá trị và niềm tin” tác động cùng chiều đến quyết định tham dự thầu gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát TCXDCT của nhà thầu. Giả thuyết H7: nhân tố “cảm nhận của người ra quyết định” tác động cùng chiều đến quyết định tham dự thầu gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát TCXDCT của nhà thầu. Giả thuyết H8: nhân tố “thông tin đăng ký tham dự đấu thầu của các nhà thầu” có tác động ngược chiều đến quyết định tham dự thầu gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát TCXDCT của nhà thầu. CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ VÀ CỨU CHI TIẾT 3.1. Nghiên cứu định tính 3.1.1. Mục tiêu của nghiên cứu định tính Nghiên cứu định tính nhằm thực hiện bốn mục tiêu chính: (1) Thống nhất các nhân tố và các thang đo của từng nhân tố và của toàn bộ đề xuất nghiên cứu; (2) Hoàn thiện thang đo và hoàn thiện bảng hỏi phục vụ nghiên cứu định lượng; (3) Tổng hợp ý kiến của nhà thầu về thực trạng đấu thầu, tham dự thầu các gói thầu tư vấn giám sát TCXDCT của nhà thầu; (4) Thu thập ý kiến của nhà thầu về những thành công, những hạn chế và nguyên nhân của những thành công, hạn chế của nhà thầu trong việc tham dự thầu các gói thầu tư vấn giám sát TCXDCT thời gian qua. 3.1.2. Phương pháp nghiên cứu định tính áp dụng Hai phương pháp nghiên cứu định tính đã được NCS áp dụng, gồm: 3.1.2.1. Khảo sát lấy ý kiến của 50 nhà thầu 50 nhà thầu đã tham dự thầu và đã thắng thầu 01 gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát TCXDCT trong năm 2017 được phỏng vấn theo bảng hỏi chi tiết. 3.1.2.2. Phỏng vấn sâu nhà khoa học và chuyên gia đấu thầu Phỏng vấn 5 nhà khoa học và 5 chuyên gia về đấu thầu. Họ là những giảng viên của đại học Kinh tế Quốc dân, trường đại Học Ngoại thương và một số tổ chức đã từng tham dự đấu thầu và thắng thầu các gói thầu dịch vụ tư vấn trên địa bàn thành phố Hà Nội. Họ là những nhà khoa học đã có công trình nghiên cứu có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến lĩnh vực nghiên cứu của NCS. Trong số đó, có một số đại diện nhà thầu đã cho phép NCS trực tiếp tham gia hoạt động chuẩn bị HSDT để tham gia đấu thầu trong những năm từ 2010 đến 2017. 3.1.3. Triển khai nghiên cứu định tính và kết quả 3.1.3.1. Khảo sát sơ bộ 50 nhà thầu để hoàn thiện nhân tố và thang đo Thứ nhất, về các nhân tố tác động. Theo kết quả trả lời phỏng vấn của 40 đại diện nhà thầu (đạt 80% dự kiến), có 5 nhân tố trong mô hình nghiên cứu đã nhận được ý kiến đồng tình tuyệt đối (100% đồng ý có tác động). Có 2 nhân tố có tỷ lệ đồng thuận khá cao là nhân tố “Quy định và thưởng” có tỷ lệ đồng thuận là 87,5%, nhân tố “giá trị và niềm tin” với tỷ lệ đồng thuận là 85%. Riêng nhân tố “Năng lực và kinh nghiệm thực hiện gói thầu của nhà thầu” có 27 nhà 13 14 thầu (chiếm 67,5%) đồng ý cho rằng có ảnh hưởng đến quyết định tham dự thầu gói thầu của nhà thầu. Thứ hai, các chuyên gia đấu thầu và các nhà khoa học đã cho nhiều ý kiến giúp NCS định hình được các thang đo một cách khoa học để hoàn thiện bảng hỏi để thực hiện điều tra xã hội học rộng rãi trên địa bàn Hà Nội. Theo kết quả trên, NCS đưa cả 8 nhân tố trên vào mô hình và bảng hỏi khi nghiên cứu định lượng. Thứ hai, về các thang đo. Sau đây là kết quả tổng hợp: - Có 22 thang đo/chỉ báo gắn với 5 nhân tố có tỷ lệ đồng tình 100% cho rằng chúng có ảnh hưởng đến quyết định tham dự đấu thầu gói thầu đã nêu. Trong số 22 thang đo trên, nhà thầu đề nghị: (1) gộp hai thang đo 4 và 5 thuộc nhân tố “Mong đợi của nhà thầu” thành một thang đo với tên gọi chung là “mong muốn phát huy, tạo dựng quan hệ tốt với Chủ đầu tư/Bên mời thầu và cá nhân có liên quan” với 22/40 nhà thầu đề nghị; (2) bỏ thang đo/chỉ báo “Thông tin về danh sách tham dự thầu” trong nhân tố thứ 8 vì cho rằng đây chính là nội dung của nhân tố thứ 8. Kiến nghị thứ hai này có 23/40 nhà thầu đề nghị. - Với 10 thang đo/chỉ báo tương ứng với ba nhân tố còn lại gồm 5 thang đo nhân tố “năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu”; 2 thang đo nhân tố “các quy định và thưởng”; và 3 thang đo nhân tố “giá trị và niềm tin” có tỷ lệ đồng thuận lần lượt là 67,5%, 87,5% và 85%. - Có 25/40 nhà thầu đề nghị thay đổi thang đo “Có lợi thế cạnh tranh so với các nhà thầu khác” thuộc nhân tố “Năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu” thành “Sự thỏa mãn yêu cầu đặc thù trong HSMT”. 3.1.3.2. Phỏng vấn sâu các nhà khoa học và chuyên gia về đấu thầu để hoàn thiện thang đo Sau đây là kết quả tham vấn ý kiến các chuyên gia: Thứ nhất, đồng ý với ý kiến: (1) Gộp 2 thang đo số 4 và 5 thuộc nhân tố “Mong đợi của nhà thầu” thành một thang đo. Như vậy, nhân tố “Mong đợi của nhà thầu” còn lại 7 thang đo; (2) Loại bỏ thang đo số 1 thuộc nhân tố thứ 8 “Thông tin đăng ký tham dự thầu gói thầu của các nhà thầu”. Như vậy, nhân tố thứ 8 chỉ còn 4 thang đo; (3) Sửa chữa tên thang đo/chỉ báo số 1 thuộc nhân tố “Năng lực, kinh nghiệm tham dự thầu của nhà thầu” cho sát với điều kiện hoàn cảnh của Việt Nam. Như vậy, sau nghiên cứu định tính mô hình rút gọn gồm 8 nhân tố với 30 thang đo được hoàn thiện để thực hiện nghiên cứu đinh lượng tiếp theo. 3.2. Thiết kế và thu thập dữ liệu cho nghiên cứu định lượng 3.2.1. Mục tiêu của nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định lượng được thực hiện nhằm ba mục đích: (1) Thu thập dữ liệu để kiểm định và hình thành mô hình nghiên cứu chính thức; (2) Đo lường và giải thích tác động của các nhân tố, các biên đến quyết định tham dự thầu các gói thầu tư vấn giám sát TCXDCT của nhà thầu; (3) Phân tích và đo lường mối quan hệ giữa biến phụ thuộc (quyết định tham dự thầu của nhà thầu với gói thầu giám sát TCXDCT) và các biến độc lập là các nhân tố tác động. 3.2.2. Thiết kế phiếu câu hỏi sử dụng cho điều tra xã hội học Việc hoàn thiện phiếu câu hỏi sử dụng cho điều tra xã hội học đã được NCS thực hiện trên cơ sở tham vấn ý kiến 5 nhà khoa học và 5 chuyên gia về đấu thầu. 3.2.3. Thiết kế quy mô mẫu điều tra - Tổng thể nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là tổng thể các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị có đủ tư cách pháp nhân tham dự thầu mong muốn tham dự thầu gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát TCXDCT tổ chức trên địa bàn Hà Nội. - Tính toán cỡ mẫu Áp dụng các công thức đã được các nhà khoa học trên thế giới và trong nước đưa ra, có hai mức quy mô mẫu khác nhau được tính toán: (1) Dựa theo công thức thứ nhất do PGS. TS. Ngô Văn Thứ (2005) đưa ra với độ tin cậy 95% quy mô mẫu là 245 nhà thầu trở lên. (2) Dựa theo công thức được nhà khoa học Hair, J. F và cộng sự nêu trong cuốn “Multivariate Data Analysis” vào năm 1998 cho thấy quy mô mẫu tối thiểu là 200 nhà thầu. NCS đặt mục tiêu có được số quan sát với quy mô trên 245 nhà thầu hợp lệ. 3.2.4. Lựa chọn nhà thầu thuộc mẫu điều tra Phương pháp lựa chọn phần tử thuộc tổng thể nghiên cứu nêu trên được áp dụng dựa theo phương pháp “chọn mẫu xác xuất hệ thống” mà hai tác giả PGS. TS. Lê Công Hoa và PGS. TS. Nguyễn Thành Hiếu (2012) đã nêu ra. 15 16 Theo phương pháp này, danh sách 15.031 nhà thầu đã đăng ký tham dự đấu thầu trên địa bàn thành phố Hà Nội với Cục Quản lý Đấu thầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và đã được xem xét phê duyệt tư cách pháp nhân tham dự thầu tính từ ngày 17 tháng 11 năm 2010 đến hết ngày 11 tháng 5 năm 2017 là cơ sở cho việc chọn. Các phần tử thuộc mẫu nghiên cứu của tác giả là các nhà thầu trong danh sách có số thứ tự: 10, 20, 30, 40,..., 15.030. Có tất cả 1.503 nhà thầu được lựa chọn để thu thập dữ liệu điều tra phục vụ phân tích định lượng. 4.1.1. Hoạt động đấu thầu các gói thầu dịch vụ tư vấn diễn ra sôi động và không ngừng tăng lên với tốc độ nhanh chóng qua các năm. 3.2.5. Gửi và thu thập phiếu điều tra Phiếu điều tra đã được hoàn thiện đã được gửi đến 1.503 nhà thầu đã xác định bằng nhiều hình thức khác nhau: gửi thư qua bưu điện, gửi trực tiếp qua văn thư, gọi điện hẹn và chuyển phát nhanh (mỗi nhà thầu một phiếu). Kết quả đã nhận được 286 phiếu trả lời, trong đó có 272 phiếu trả lời hợp lệ. 3.2.6. Xử lý dữ liệu điều tra Các số liệu thu thập được từ phiếu điều tra đã được tổng hợp và phân tích dựa vào phần mềm là công cụ thống kê SPSS statistic 22 để phân tích, tổng hợp đưa ra những luận điểm chung. Những công cụ chi tiết áp dụng trên phần mềm SPSS 22.0 được áp dụng gồm: (1) Phân tích nhân tố khám phá EFA (Explatory Factor Analysis) để loại biến rác; (2) Đánh giá độ tin cậy Chronbach’s Alpha của các thang đo RT (Reliability Testing); (3) Phân tích nhân tố khẳng định CFA (Confirmatory Factor Analysis); (4) Kiểm định tương quan Pearson và kiểm định giả thuyết nghiên cứu; (5) Phân tích hồi quy đa biến MRA (Multiple Regression Analysis và (6) Phân tích phương sai một chiều One-Way ANOVA. CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH THAM DỰ THẦU GÓI THẦU DỊCH VỤ TƯ VẤN GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CỦA NHÀ THẦU 4.1. Tổng quan hoạt động đấu thầu gói thầu dịch vụ tư vấn, dịch vụ tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình ở Việt Nam và trên địa bàn thành phố Hà Nội Nghiên cứu đề tài này được thực hiện trong bối cảnh hoạt động đấu thầu các gói thầu dịch vụ tư vấn, dịch vụ tư vấn giám sát TCXDCT trên cả nước và Hà Nội gần đây, đặc biệt là các năm 2015 đến 2017 được mô tả qua bức tranh dưới đây. 4.1.2. Các gói thầu dịch vụ tư vấn được tổ chức trên cả nước bao gồm nhiều lĩnh vực dịch vụ tư vấn khác nhau, trong đó đấu thầu gói thầu dịch cụ tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình chiếm tỷ trọng cao 4.1.3. Các gói thầu dịch vụ tư vấn, tư vấn giám sát TCXDCT có giá trị không cao, trong đó các gói thầu có giá trị từ 200 triệu đồng trở xuống chiếm khoảng 55% đến 65% về số lượng 4.1.4. Tính cạnh tranh trong đấu thầu gói thầu dịch vụ tư vấn không cao, phần lớn kết quả trúng thầu có giá trúng thầu ngang bằng với giá gói thầu, mức tiết kiệm trong đấu thầu còn thấp. 4.1.5. Cơ cấu đấu thầu gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình trên địa bàn thành phố Hà Nội có sự thay đổi với việc xuất hiện và tăng các lĩnh vực mới gắn với sự phát triển của thời đại công nghệ 4.0 4.2. Kết quả nghiên cứu các nhân tố tác động đến quyết định tham dự thầu gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát TCXDCT của nhà thầu trên địa bàn thành phố Hà Nội 4.2.1. Giới thiệu mẫu điều tra Trong số 286 phiếu điều tra trả lời với tỷ lệ phản hồi thấp chỉ đạt 19,03%, có 272 phiếu trả lời hợp lệ. a). Về vị trí địa lý của nhà thầu: Có 68,8% là nhà thầu đến từ 12 Quận, 29,7% đến từ 18 Huyện của của thành phố Hà Nội. Có 1,5% là các nhà thầu đến từ các tỉnh thành lân cận của Hà Nội như Tỉnh Hà Nam, tỉnh Hà Bắc, tỉnh Bắc Giang. b). Về việc đã từng tham dự đấu thầu: Tất cả 272 nhà thầu đã phản hồi phiếu điều tra hợp lệ (100%) đều đã từng tham dự đấu thầu gói thầu dịch vụ tư vấn, trong đó có 237 nhà thầu đã từng tham dự đấu thầu gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát TCXDCT (chiếm 87,1%). Chỉ có 35 nhà thầu chưa từng tham dự đấu thầu gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát TCXDCT (chiếm 12,9%). c). Về “vị trí” của người trả lời phiếu điều tra: Có 40,8% người trả lời phiếu điều tra hợp lệ là “người đứng đầu” nhà thầu, và số còn lại là “người được ủy quyền” với tỷ lệ 59,2%. 17 18 d). Giới tính của những người trả lời phiếu điều tra: Trong 272 đại diện nhà thầu trả lời phiếu điều tra, có 204 là nam, chiếm 75%. Người trả lời phiếu điều tra là nữ gồm có 78 người, chiếm 25%. e). Độ tuổi của những người trả lời phiếu điều tra: Cơ cấu độ tuổi độ tuổi đại diện nhà thầu tham gia trả lời phiếu điều tra là: Nhóm trung niên từ trên 40 tuổi đến 50 tuổi chiếm 60,7%, Nhóm cao niên từ trên 50 tuổi trở lên chiếm 30,9%, nhóm trẻ tuổi từ 40 tuổi trở xuống chiếm 8,5%. 4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA, kiểm định độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố khẳng định CFA 4.2.2.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) Sau hai vòng xoay nhân tố, kết quả phân tích EFA cho ta mô hình rút gọn gồm 6 nhân tố với 23 thang đo có tác động đến quyết định tham dự đấu thầu gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát TCXDCT của nhà thầu với hệ số KMO là 0,807 lớn hơn 0,5, nhỏ hơn 1 với mức ý nghĩa Sig = 0,000 <0,05. 4.2.2.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo (Reliability Testing) Sau khi thực hiện kiểm định độ tin cậy Chronbach’s Alpha tất cả 6 nhân tố với 23 thang đo đã được giữ lại trong mô hình nghiên cứu trên phần mền SPSS 22.0 ta có kết quả là cả 6 nhân tố với 23 thang đo được giữ lại trong mô hình nghiên cứu đều đạt độ tin cậy cao và có giá trị cho mô hình “Những nhân tố tác động đến quyết định tham dự thầu gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát TCXDCT của nhà thầu. 4.2.3.3. Phân tích nhân tố khẳng định (CFA – Confirmatory Factor Analysis) Để khẳng định giá trị của mô hình nghiên cứu rút ra từ thực tiễn ở Hà Nội Việt Nam, một lần nữa công trình nghiên cứu đã thực hiện phân tích nhân tổ khẳng định CFA trên nền phần mềm AMOS. Kết quả: khẳng định mô hình nghiên cứu với 23 thang đo đo lường 6 biến độc lập MDCNT, NLKN, LP, TTDK, SHDGT, QDVT và 1 thang đo đo lường biến phụ thuộc QDTDT là phù hợp với thông tin thị trường, đều là các thang đo có chất lượng vì cả 5 điều kiện của phân tích CFA đều đảm bảo, cụ thể như sau: (1) Mức ý nghĩa P của Chisquare là 0,000 < 0,05; (2) Giá trị Chi-square điều chỉnh theo bậc tự do Chisquare/df = 1,815 < 2; (3) Chỉ số Tucker & Lewis TLI = 0,927 > 0,9; (4) Chỉ số thích hợp so sánh CFI = 0,937 > 0,9; và (5) chỉ số RMSEA = 0,055 <0,08. Hình 4.1: Kết quả phân tích nhân tố khám phá CFA Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra năm 2018 4.2.3. Kiểm định tương quan giữa các biến, phân tích hồi quy bội và kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu 4.2.3.1. Kiểm định tương quan giữa các biến Thực hiện phân tích tương quan Pearson bằng phần mềm SPSS 22.0, NCS có được kết quả: khẳng định giữa biến phụ thuộc và 6 biến độc lập có mối tương quan tuyến tính với nhau trong mô hình hồi quy vì tất cả 6 mức ý nghĩa Sig. (2-tailed) của các hệ số tương quan Pearson đều < 0,05; không hiện tượng đa cộng tuyến vì tất cả các hệ số phóng đại phương sai (VIP) đều nhỏ hơn 2 khi 19 20 thực hiện hồi quy đa biến. Bảng 4.1: Trích kết quả phân tích hệ số tương quan Pearson QDTDTSHDGTMDCNT NLKN QDTD Pearson T Correlation 1 0,317 Sig. (2-tailed) N 272 0,381 0,626 LP 0,000 0,000 0,000 272 272 272 272 0,334 -0,329 272 Mô hình hồi quy bội giữa 6 biến độc lập TTDK, LP, QDVT, NLKN, MDCNT và SHDGT với biến phụ thuộc QDTDT là có giá trị vì: (1) giá trị Sig. của phân tích hồi quy và của tất cả 6 biến độc lập đều có giá trị < 0,05 cho ta kết luận mô hình hồi quy và 6 biến đều có có ý nghĩa; Bảng 4.2: Kết quả kiểm định hồi quy ANOVA Mô hình df Hồi quy (Regression) 20,642 6 Phần dư (Residual) 12,476 265 Tổng số (Total) 33,118 271 F Sig. 1 0,789a 0,623 Sig. Beta Hệ số Độ chấp phóng đại nhận phương sai (VIF) (Constant) 1,836 0,175 10,480 0,000 SHDGT 0,069 0,021 0,127 3,244 0,001 0,930 1,075 MDCNT 0,109 0,024 0,178 4,528 0,000 0,915 1,093 NLKN 0,238 0,022 0,437 10,705 0,000 0,854 1,171 LP 0,180 0,027 0,279 6,738 0,000 0,832 1,202 QDVT 0,052 0,023 0,092 2,293 0,023 0,879 1,137 TTDK -0,134 0,025 -0,206 -5,386 0,000 0,970 1,031 Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra năm 2018 QDTDT = 0,069 SHDGT + 0,109 MDCNT + 0,238 NLKN + 0,180 LP + Bảng 4.3: Tóm tắt kết quả mô hình hồi quy R binh phương t Mô hình hồi quy sử dụng hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta được biểu diễn qua công thức sau: 0,047 (2) kết quả R bình phương là 0,623 > 0,5 cho thấy mô hình hồi quy giải thích được mối tương quan tuyến tính giữa các biến của mô hình. R 1 Sai số chuẩn (Std. Error) Thống kê đa cộng tuyến a. Biến phụ thuộc (Dependent Variable): QDTDT 3,440 73,074 0,000b Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra năm 2018 Mô hình B 272 Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra năm 2018 Bình phuong của trung binh Mô hình 0,000 0,000 4.2.3.2. Mô hình hồi quy bội Tổng các binh phương Hệ số hồi quy Hệ số hồi chưa chuẩn quy chuẩn hóa hóa QDVT TTDK 0,514 0,000 Bảng 4.4: Các hệ số của mô hình hồi quy R binh phương hiệu chỉnh 0,615 Sai số chuẩn của ước lượng 0,217 Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra năm 2018 + 0,052 QDVT – 0,134 TTDK 4.2.3.3. Kiểm định giả thuyết mô hình nghiên cứu Do mô hình thực nghiệm đã loại bỏ 2 nhân tố ứng với 2 giả thuyết nghiên cứu H6 và H7 đã bị loại, nên công trình nghiên cứu chỉ kiểm định 6 giả thuyết còn lại H1 , H2 , H3 , H4 , H5 và và H8. Kết quả cho thấy, cả 6 giả thuyết nghiên cứu trên đều được chấp nhận vì tất cả 6 giá trị Sig. của kiểm định đều ≤ 0,05. 4.2.5. Phân tích phương sai một chiều (One-way ANOVA) Luận án đã thực hiện phương pháp phân tích phương sai một chiều (Oneway ANOVA) để đánh giá xem có sự khác biệt hay không giữa các nhóm nhà 21 22 thầu và các nhóm đại diện nhà thầu trong đánh giá 6 nhân tố độc lập (6 biến độc lập) và biến phụ thuộc (quyết định tham dự thầu gói thầu giám sát TCXDCT của nhà thầu). CHƯƠNG 5 Kết quả, không có sự khác biệt giữa các nhóm nhà thầu chia theo các tiêu chí khác nhau có sự khác nhau trong đánh giá các nhân tố, các biến cũng như quyết định tham dự đấu thầu gói thầu giám sát TCXDCT của nhà thầu. Hình 4.2 mô tả đầy đủ mô hình 6 nhân tố với 23 thang đo tác động đến quyết định tham dự đấu thầu gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát TCXDCT trên địa bàn thành phố Hà Nội, Việt Nam đã được kiểm định. Beta = 0,437 Năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu (4 thang đo) Beta = 0,279 Luật pháp (3 thang đo) Beta = 0,174 Mong đợi của nhà thầu (7 thang đo) Beta = 0,127 Sức hấp dẫn của gói thầu (3 thang đo) Quyết định tham dự thầu gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình của nhà thầu Beta = 0,052 Quy định và thưởng (2 thang đo) Thông tin đăng ký tham dự thầu của các nhà thầu(4 thang đo) Beta = -0,206 Hình 4.2: Kết quả mô hình các nhân tố tác động đến quyết định tham dự thầu gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình của nhà thầu Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra năm 2018 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1. Tóm tắt và thảo luận kết quả nghiên cứu Công trình nghiên cứu đã thu được những kết quả nghiên cứu như sau: Thứ nhất: Đã khái quát hóa và đề xuất về mặt lý luận khái niệm đầy đủ hơn về “Quyết định tham dự thầu của nhà thầu”. Thứ hai: Phát hiện khoảng trống nghiên cứu và đề xuất mô hình nghiên cứu tổng quát với 8 nhân tố (biến độc lập) tác động đến quyết định tham dự thầu gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát TCXDCT của nhà thầu. Tám nhân tố đó gồm: (1) Nhân tố “sức hấp dẫn của gói thầu”; (2) Nhân tố “Mong đợi của nhà thầu”; (3) Nhân tố “Năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu”; (4) Nhân tố “Quy định và thưởng”; (5) Nhân tố “Luật pháp”; (6) nhân tố “Giá trị và niềm tin”; (7) Nhân tố “cảm nhận của người ra quyết định” và (8) nhân tố “Thông tin đăng ký tham dự thầu của các nhà thầu”. Trong 8 nhân tố đó, nhân tố thứ tám là đề xuất mới của nghiên cứu sinh. Thứ ba: NCS đã phát triển “phiếu điều tra” để lấy ý kiến về “những nhân tố tác động đến quyết định tham dự thầu gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát TCXDCT của nhà thầu”. Thứ tư: Đã thực hiện các công cụ phân tích, kiểm định thống kê để có được kết luận về mô hình “6 nhân tố với 23 thang đo ảnh hưởng đến quyết định tham dự thầu gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát TCXDCT của nhà thầu”, loại bỏ 2 nhân tố và loại bỏ 7 thang đo dự kiến vì không phù hợp, có độ tin cậy, độ hội tụ thấp. Thứ năm: Khẳng định mô hình tác động của 6 nhân tố với 23 thang đo đảm bảo độ tin cậy cao và phù hợp với thông tin thị trường. Thứ sáu: Nhân tố mới mà NCS đề xuất cho mô hình “Thông tin đăng ký tham dự thầu của các nhà thầu” với 4 thang đo được chấp nhận trong mô hình với độ tin cậy cao. Thứ bẩy: Kết quả nghiên cứu cho thấy hướng tác động của 6 nhân tố đến quyết định tham dự thầu gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát TCXDCT của nhà thầu đúng như giả thuyết đã nêu. Thứ tám: Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ tác động của từng nhân tố đến quyết định tham dự thầu gói thầu tư vấn giám sát TCXDCT của nhà thầu. Trừ nhân tố “Thông tin đăng ký tham dự thầu của nhà thầu” có tác động ngược chiều 23 24 đến quyết định tham dự đấu thầu gói thầu trên của nhà thầu, trong 5 nhân tố có tác động dương (cùng chiều) thứ tự tác động được sắp xếp như sau: (1) Nhân tố có tác động mạnh nhất trong 5 nhân tố trên là nhân tố “Năng lực kinh nghiệm của nhà thầu – NLKN”; (2) Nhân tố có mức tác động được xếp thứ hai là nhân tố “Luật pháp – LP”; (3) Nhân tố có mức tác động được xếp thứ ba là nhân tố “Mong đợi của nhà thầu – MDCNT”; (4) Nhân tố có mức tác động được xếp thứ tư là nhân tố “Sức hấp dẫn của gói thầu”; và (5) Nhân tố “Quy định và thưởng” có mức độ ảnh hưởng thấp nhất trong số 5 nhân tố có tác động cùng chiều nêu trên. 5.2.2.2. Bổ sung vào các quy định (luật, nghị định) đấu thầu quy định “nghiêm cấm việc đưa những yêu cầu đặc thù của gói thầu vào hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu” Thực tế rất nhiều nhà thầu bất bình với những quy định “yêu cầu có tính chất đặc thù của gói thầu” được đưa vào trong hồ sơ mời thầu/hồ sơ yêu cầu” như một thách đố nếu nhà thầu muốn vượt qua vòng đánh giá về kỹ thuật. Tình trạng trên cần được chấm dứt bằng cách bổ sung vào các quy định về đấu thầu nội dung “ nghiêm cấm” những hành vi như vậy. 5.2.2.3. Tăng cường kiểm tra, kiếm soát, giám sát hoạt động đấu thầu, phát hiện và xử lý nghiêm minh các hành vi ngăn cản tham dự đấu thầu của nhà thầu NCS đề xuất: Thứ nhất, phải tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động đấu thầu, hoạt động đấu thầu gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát TCXDCT; Thứ hai, phải xử lý thật nghiêm những sai phạm đã được phát hiện trong đấu thầu; Thứ ba, khen thưởng kịp thời những tổ chức, cá nhân đã dũng cảm đấu tranh để phát hiện “những hành vi tinh vi” ngăn cản sự tham gia của nhà thầu đảm bảo sự “công bằng, bình đẳng” giữa các nhà thầu. 5.2.2.4. Các công ty, doanh nghiệp, các cơ quan đơn vị trường học (nhà thầu) cần quan tâm hơn nữa đến việc xây dựng và công khai chế độ thanh quyết toán và khen thưởng cho các hoạt động chuẩn vị tham dự thầu Để khuyến khích tham dự thầu, nhà thầu cần quan tâm hơn nữa đến việc có những quy định rõ ràng đối với việc chuẩn bị tham dự thầu trên tinh thần “không được xem việc không thắng thầu là do lỗi của những người thực hiện”. 5.2.2.5. Chấn chỉnh mạnh mẽ công tác đào tạo về đấu thầu cho đội ngũ cán bộ chuyên môn về đấu thầu của chủ đầu tư/bên mời thầu Ba giải pháp được đề xuất, gồm: (1) Ban hành chương trình đào tạo chuẩn về đấu thầu; (2) Thực hiện đánh giá kết quả đào tạo phải thực chất; (3) Thay đổi phương pháp đào tạo để tạo sự hấp dẫn, hứng thú hơn đối với người học. 5.2.2.6. Xử lý nghiêm khắc, kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật đấu thầu Kiến nghị thực hiện nghiêm túc ba giải pháp cụ thể: Thứ nhất, cần phải kiểm tra, thanh tra, giám sát thường xuyên, liên tục các hoạt động đấu thầu. Thứ hai, phải xử lý thật nghiêm khắc những tập thể, cá nhân sai phạm dù người đó là ai. Thứ ba, khen thưởng và bảo vệ những người dũng cảm, có công phát hiện và tố cáo các sai phạm trong đấu thầu. Thứ chín: Kết quả phân tích phương sai một chiều one – way ANOVA cho thấy không có sự khác biệt giữa các nhóm đại diện nhà thầu trả lời phiếu điều tra trong việc đánh giá tác động của nhân tố cũng như của biến phụ thuộc “Quyết định tham dự thầu gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát TCXDCT của nhà thầu. Thứ mười: Kết quả nghiên cứu của công trình cho phép giải thích một số hiện tượng xẩy ra trong quá trình nhà thầu ra quyết định tham dự thầu các gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát TCXDCT trên địa bàn thành hố Hà Nội nói riêng. 5.2. Một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy quyết định tham dự đấu thầu các gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình của nhà thầu 5.2.1. Định hướng của Đảng và Nhà nước ta đối với hoạt động đấu thầu Công trình nghiên cứu đã đề xuất một số khuyến nghị trên cơ sở quán triệt định hướng của Đảng và Nhà nước ta đối với hoạt động đấu thầu. 5.2.2. Một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy quyết định tham dự đấu thầu các gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình của nhà thầu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy tham dự đấu thầu của các nhà thầu đối với gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát TCXDCT đã được phân tích và nêu lên. 5.2.2.1. Kiến nghị bổ sung vào các quy định về đấu thầu (luật hoặc Nghị định) quy định “Nghiêm cấm hành vi chia nhỏ gói thầu thiếu căn cứ xác đáng” Vì nhiều lý do như đã phân tích, NCS kiến nghị phải đưa nội dung “nghiêm cấm hành vi chia nhỏ gói thầu khi lập kế hoạch đấu thầu” cho toàn bộ dự án hay toàn bộ công trình xây dựng vào các quy định (luật, nghị định) đấu thầu để điều chỉnh hành vi của chủ đầu tư.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan