Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Những giải pháp để thực hiện chính sách tiền lương nhằm tăng cường phát triển ki...

Tài liệu Những giải pháp để thực hiện chính sách tiền lương nhằm tăng cường phát triển kinh tế ở việt nam

.DOC
26
37
80

Mô tả:

Bùi Văn Việt CQ493173 Khoa Kinh tế và Quản trị nguồn nhân lực LỜI CAM ĐOAN Kính gửi cô: PGS.TS Trần Thị Thu Tên em là: Bùi Văn Việt Lớp: KTLĐ49 MSV: CQ493173 Em xin cam đoan đề án môn học là do em tự viết, tất cả thông tin, số liệu đã được ghi rõ các nguồn gốc trích dẫn, em cam đoan là không sao chép. Nếu sai em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. MỞ ĐẦU 1 Bùi Văn Việt CQ493173 Khoa Kinh tế và Quản trị nguồn nhân lực Tiền lương là một phạm trù kinh tế, là kết quả của sự phân phối của cải trong xã hội ở mức cao. Là số lượng tiền tệ mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo giá trị sức lao động mà họ hao phí trên cơ sở thỏa thuận. Tiền lương vừa là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, nó đảm bảo cho cuộc sống người lao động được ổn định và luôn có xu hướng được nâng cao. Mặt khác tiền lương đối với doanh nghiệp lại là yếu tố chi phí. Như vậy ta thấy được tính hai mặt của tiền lương. Người lao động thì muốn thu nhập cao hơn nhằm phục vụ cho cuộc sống của bản thân và gia đình được tốt hơn, còn doanh nghiệp lại muốn tiết kiệm chi phí nằm hạ giá thành của sản phẩm và tăng chi tiêu lợi nhuận. Vì vậy công tác quản lý tiền lương là một nội dung qua trọng. Để quản lý tốt tiền lương thì phải có những chính sách về tiền lương một cách hợp lý với lợi ích của người lao động cũng như doanh nghiệp và phải phù hợp với nên kinh tế hiện tại. Do đó muốn phát triển một nền kinh tế cần đặc biệt quan tâm tới chính sách tiền lương. Trong bài tiểu luận này em xin được nghiên cứu về chính sách tiền lương đối với sự phát triển kinh tế mà sâu hơn đó là chính sách tiền lương đối với kinht ế Việt Nam. Đề án này gồm 3 phần: Phần 1: Sự cần thiết của việc nghiên cứu chính sách tiền lương trong phát triển kinh tế Phần 2: Phân tích chính sách tiền lương của Việt Nam và tác động của nó đến phát triển kinh tế Phần 3: Những giải pháp để thực hiện chính sách tiền lương nhằm tăng cường phát triển kinh tế ở Việt Nam Trong bài viết này em muốn thể hiện được khả năng kết hợp giữa lý luận (kiến thức trên lớp) và thực tiễn (quá trình trau dồi, thu thập thông tin bên ngoài) qua đó hiểu sâu và rõ hơn tầm quan trọng của chính sách tiền lương đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng. Do kiến thức và sự hiểu biết có hạn, trong quá trình làm còn nhiều sai sót mong cô góp ý và sửa chữa để em có thể nhận thức một cách hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. PHẦN 1: SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1.1. Các khái niệm: 2 Bùi Văn Việt CQ493173 Khoa Kinh tế và Quản trị nguồn nhân lực Khái niệm về Chính sách: - “ Chính sách là phương thức hành động được một chủ thể hay tổ chức nhất định khẳng định và tổ chức thực hiện nhằm giải quyết những vấn đề lặp đi lặp lại. Chính sách giúp các nhà quản lý xác định những chỉ dẫn chung cho quá trình ra quyết định. Giúp họ thấy được phạm vi hay giới hạn cho phép của các quyết định, nhắc nhở các nhà quản lý những quyết định nào là có thể và những quyết định nào là không thể. Từ đó chính sách sẽ hướng suy nghĩ và hành động của mọi thành viên trong tổ chức vào việc thực hiện mục tiêu chung của tổ chức”. (Theo Viện nghiện cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh). - Từ “chính sách” được sử dụng hết sức phổ biến, từ những nội dung vĩ mô như chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa đến tầm vi mô trong chính sách của các công ty. Mỗi khi có vấn đề gì nổi cộm trong xã hội, công chúng trông chờ vào những phản ứng của chính quyền. Những phản ứng đó khi định hình và thể hiện một cách chính thức được gọi dưới cái tên “chính sách”. Chính sách cũng có thể hàm chứa những tính toán, định hướng dài hơi của Chính phủ, mối quan tâm đến một số nhóm đối tượng đặc biệt nào đó hay đơn thuần chỉ là sự áp đặt mang “tính gia trưởng” của Nhà nước. Trong các mối quan hệ của các doanh nghiệp, chính sách là các khuôn mẫu, phương thức gắn kết với mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp, như đối tượng khách hàng ưu tiên, thanh toán, quản trị nội bộ… Khái niệm về tiền lương: - Theo Tổ chức lao động Quốc tế ( ILO ), Công ước số 95, Điều 1: “Tiền lương là sự trả công hoặc thu nhập, bất luận tên gọi hay cách tính thế nào, mà có thể biểu hiện bằng tiền và được ấn định bằng thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, hoặc bằng pháp luật, do người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo một hợp đồng lao động 3 Bùi Văn Việt CQ493173 Khoa Kinh tế và Quản trị nguồn nhân lực được viết ra hay bằng miệng, cho một công việc đã thực hiện hay sẽ phải thực hiện, hoặc cho những dịch vụ đã làm hay sẽ phải làm”. - Trong nền kinh tế thị trường, sức lao động là hàng hóa được thực hiện mua bán trao đổi trên thị trường sức lao động hay còn gọi là thị trường lao động, do đó tiền lương, tiền công hoặc thu nhập ( gọi chung là tiền lương ) là giá cả của sức lao động. Các Mác viết: “tiền công không phải là giá trị hay giá cả của lao động mà chỉ là một hình thái cải trang của giá trị hay giá cả sức lao động”. - Tiền lương phản ánh nhiều quan hệ kinh tế xã hội khác nhau. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động. Mặt khác, do tính chất đặc biệt của loại hàng hóa sức lao động mà tiền lương không chỉ thuần túy là vấn đề kinh tế mà còn là một vấn đề xã hội quan trọng, lien quan đến đời sống và trật tự xã hội. Khái niệm về chính sách tiền lương: - Chính sách tiền lương là bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách kinh tế - xã hội của đất nước, liên quan trực tiếp đến cuộc sống của hàng triệu người lao động, đến động lực phát triển và tăng trưởng kinh tế, đến sự ổn định chính trị - xã hội và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. - Chính sách tiền lương có ý nghĩa kinh tế - xã hội quan trọng. Tăng lương hợp lý có thể coi là biện pháp kích cầu lành mạnh để thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần vào tăng trưởng chung của nền kinh tế. Khái niệm về phát triển kinh tế: - Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên, tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế. Nó bao gồm sự tăng trưởng kinh tế và đồng thời có sự hoàn chỉnh về mặt cơ cấu, thể chế kinh tế, chất lượng cuộc sống. - Cũng theo lý thuyết tăng trưởng và phát triển kinh tế của kinh tế học phát triển: Phát triển kinh tế là khái niệm có nội dung phản ánh rộng hơn so với 4 Bùi Văn Việt CQ493173 Khoa Kinh tế và Quản trị nguồn nhân lực khái niệm tăng trưởng kinh tế. Nếu như tăng trưởng kinh tế về cơ bản chỉ là sự gia tăng thuần tuý về mặt lượng của các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp: GNP, GNP/đầu người hay GDP, GDP/đầu người… thì phát triển kinh tế ngoài việc bao hàm quá trình gia tăng đó, còn có một nội hàm phản ánh rộng lớn hơn, sâu sắc hơn, đó là những biến đổi về mặt chất của nền kinh tế – xã hội, mà trước hết là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH,HĐH và kèm theo đó là việc không ngừng nâng cao mức sống toàn dân, trình độ phát triển văn minh xã hội thể hiện ở hàng loạt tiêu chí như: thu nhập thực tế, tuổi thọ trung bình, tỷ lệ chết của trẻ sơ sinh, trình độ dân trí, bảo vệ môi trường, và khả năng áp dụng các thành tựu khoa học – kỹ thuật vào phát triển kinh tế – xã hội… - Về cơ bản khái niệm phát triển kinh tế đã đáp ứng được các nhu cầu đặt ra cho sự phát triển toàn diện nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội… Tuy nhiên như đã biết, trong khoảng hơn hai thập niên vừa qua, do xu hứớng hội nhập, khu vực hoá, toàn cầu hoá phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn nên đã nảy sinh nhiều vấn đề dù là ở phạm vi từng quốc gia, lãnh thổ riêng biệt, song lại có ảnh hưởng chung đến sự phát triển của cả khu vực và toàn thế giới, trong đó có những vấn đề cực kỳ phức tạp, nan giải đòi hỏi phải có sự chung sức của cả cộng đồng nhân loại, ví dụ như: môi trường sống, thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, khủng bố… Từ đó đòi hỏi sự phát triển của mỗi quốc gia, lãnh thổ và cả thế giới phải được nâng lên tầm cao mới cả về chiều rộng và chiều sâu của sự hợp tác, phát triển. Nội dung chính sách tiền lương: - Chính sách tiền lương là những điều khoản có liên quan đến tiền lương của người lao động được thể hiện bằng pháp luật trong những văn kiện hành chính trong Bộ luật lao động do Chính phủ ban hành và có hiệu lực trên toàn quốc. 5 Bùi Văn Việt CQ493173 Khoa Kinh tế và Quản trị nguồn nhân lực - Những chính sách này được ban hành làm căn cứ để doanh nghiệp tính toán, phân phối tiền lương cho người lao động một cách công bằng. Bao gồm: Mức lương tối thiểu Các khoản giảm trừ về lương cùng với các khoản phụ cấp theo lương Các quy định về phúc lợi xã hội như bảo hiểm xã hội, ốm đau, thai sản, tai nạn giao thông. PHẦN 2: PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG CỦA VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ 2.1. Mối quan hệ giữa chính sách tiền lương với phát triển kinh tế ở Việt Nam Chế độ tiền lương của ta thời gian qua không những không cơ bản mà còn mất tác dụng kích thích, thực sự chưa hướng tới các mục tiêu cơ bản: thu hút nhân lực, duy trì nhân lực giỏi, kích thích động viên nhân lực, đáp ứng các yêu cầu của pháp luật. Chính sách tiền lương có ý nghĩa kinh tế-xã hội quan trọng. Tăng lương hợp lý có thể coi là biện pháp kích cầu lành mạnh để thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần vào tăng trưởng chung của nền kinh tế. Hiện nay có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề lương liên quan đến tăng trưởng kinh tế. Có ý kiến cho rằng tăng tiền lương sẽ ảnh hưởng lớn đến giá cả hàng hóa sẽ kéo theo giá cả hàng hóa tăng và chi phí sản xuất tăng và tăng lạm phát. Có ý kiến cho rằng tiền lương thấp sẽ không khuyến khích sản xuất và làm giảm tiêu thụ hàng hóa và do đó ảnh hưởng đến sản xuất và tăng trưởng kinh tế. Quan hệ có tính quy luật 6 Bùi Văn Việt CQ493173 Khoa Kinh tế và Quản trị nguồn nhân lực Tiền lương và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nền kinh tế có tăng trưởng thì tiền lương mới tăng và ngược lại thu nhập tăng kích thích nền kinh tế tăng trưởng. Không nên đặt vấn đề không có nguồn tài chính để tăng lương, đi đến bế tắc khi đặt vấn đề tăng lương. Tại sao chúng ta không đặt ngược lại có tăng lương mới tạo nguồn . Vì đây là mối quan hệ mang tính quy luật. Để tăng thu nhập cần tăng lương và trợ cấp, điều đó không có gì phải tranh cãi, nhất là trong điều kiện hiện nay tiền lương không đủ sống và theo đề án cải cách tiền lương đến năm 2007 lương tối thiểu 400.000 đồng. Năm 1956 khi miền Bắc vừa mới chấm dứt cuộc kháng chiến chống Pháp, mức lương tối thiểu là 27 đồng thay cho chế độ phụ cấp trong kháng chiến chống Pháp, lúc đó chúng ta còn nghèo, nguồn tài chính quốc gia còn chưa có gì. Khi đó một chỉ vàng là 25 đồng, bây giờ là 700.000 đồng, vậy khôi phục tiền lương ngang mức năm 1956 thì mức lương tối thiễu phải trên 700.000 đồng, chứ không phải mức lương tối thiểu 400.000 đồng năm 2007 như đề án cải cách tiền lương nêu ra. Liệu mức lương tối thiểu 400.000 đồng hay 700.000 đồng và mức lương tối đa và lớn hơn nữa, có đủ tiền để mua căn nhà nhỏ và mua phương tiện sinh hoạt cùng tiền học hành và chữa bệnh của các thành viên gia đình không. Chắc là không. Liên quan đến đời sống của người ăn lương, hiện nay có hai ý kiến, ý kiến thứ nhất cho rằng cần tiền tệ hóa tiền lương mới tạo được sự công khai, công bằng, tránh trốn thuế thu nhập cá nhân, tránh tham nhũng, ý kiến thứ hai cho rằng thu nhập của người lao động không chỉ có tiền lương mà phải có những trợ cấp ngoài lương không thể hiện bằng tiền. Tôi cho rằng ý kiến thứ hai là xác đáng, thu nhập của người lao động nếu tiền tệ hóa thì sẽ là con số khá lớn, ảnh hưởng lớn đến chi phí sản xuất trong khi chúng ta cần giảm chi phí để nâng cao khả năng cạnh tranh. Để tránh trốn thuế thu nhập cá nhân của những người có thu nhập cao, chúng ta có nhiều biện pháp không phải chỉ có tiền tệ hóa mới chống được. Toàn bộ tài sản 7 Bùi Văn Việt CQ493173 Khoa Kinh tế và Quản trị nguồn nhân lực lương, đất đai, nhà ở, xe ô tô… đều được kê khai và cấp quyền sở hữu, những người có tiền lương, tài sản trị giá cao đều đánh thuế thu nhập cá nhân…. 2.2. Phân tích Chính sách tiền lương của Việt Nam: Một số thông tư, nghị định về chính sách tiền lương của chính phủ: - Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ Quy định hệ thống thang lương, bảng hương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước. Phạm vi áp dụng chế độ tiền lương, tiền thưởng và chế độ trách nhiệm quy định tại Nghị định này, bao gồm: Công ty nhà nước: Tổng công ty nhà nước; Công ty nhà nước độc lập. Công ty thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập.Các Tổng công ty, công ty nêu trên được gọi tắt là công ty. Đối tượng áp dụng: Thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị; thành viên không chuyên trách Hội đồng quản trị. Tổng giám đốc, Giám đốc (không kể Tổng giám đốc, Giám đốc làm việc theo hợp đồng). - Nghị định số 206/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ Quy định quản lý lao động, tiền lương và thu nhập trong các công ty nhà nước. Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với: Công ty được thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ được tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp (không bao gồm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động. Các công ty, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên gọi chung là doanh nghiệp. Mức lương tối thiểu vùng dùng để trả công đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường ở các doanh 8 Bùi Văn Việt CQ493173 Khoa Kinh tế và Quản trị nguồn nhân lực nghiệp quy định tại Điều 1 Nghị định này thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 theo các vùng như sau: Mức 800.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I. Mức 740.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II. Mức 690.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III. Mức 650.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên các địa bàn thuộc vùng IV. Mức tiền lương thấp nhất trả cho người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng quy định. Khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện mức lương tối thiểu cao hơn mức lương tối thiểu vùng quy định. - Thông tư liên tịch 84/2006/TTLT-BTC-BNV ban hành ngày 15 tháng 9 năm 2006 Hướng dẫn thực hiện bổ nhiệm và xếp lương vào ngạch công chức ngành Dự trữ quốc gia quy định tại Quyết định số 136/2005/QĐ-BNV ngày 19 tháng 12 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. - Nghị định 110/2007/NĐ-CP ban hành ngày 26 tháng 6 năm 2007 về chính sách đối với người lao động dôi dư do sắp xếp lại công ty nhà nước. Quy định mức lương tối thiểu chung thực hiện từ ngày 01 tháng 5 năm 2009 là 650.000 đồng/tháng. Mức lương tối thiểu chung quy định tại Nghị định này áp dụng đối với: Cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; 9 Bùi Văn Việt CQ493173 Khoa Kinh tế và Quản trị nguồn nhân lực Đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; đơn vị sự nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; đơn vị sự nghiệp ngoài công lập được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; Công ty được thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ được tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; - Nghị định 141/2007/NĐ-CP ban hành ngày 5 tháng 9 năm 2007 của Chính Phủ Quy định chế độ tiền lương đối với công ty mẹ do Nhà nước làm chủ sở hữu và các công ty con trong Tập đoàn kinh tế. Bao gồm các chế độ nâng bậc lương: a. Hằng năm, căn cứ vào nhu cầu công việc, tình hình sản xuất, kinh doanh, sau khi tham khảo ý kiến của Ban Chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành công đoàn lâm thời, công ty lập kế hoạch và tổ chức nâng bậc lương cho người lao động làm việc trong công ty; b. Căn cứ để nâng bậc lương đối với lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh là tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật ứng với công việc đảm nhận; đối với viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, nhân viên thừa hành, phục vụ là tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ viên chức và thâm niên làm việc trong công ty; c. Điều kiện xét để nâng bậc lương hằng năm như sau: Phải thường xuyên hoàn thành công việc được giao về số lượng, chất lượng ghi trong hợp đồng lao động đã ký kết; Không trong thời gian bị thi hành kỷ luật lao động theo quy định của Bộ luật Lao động và nội quy lao động của công ty. Đối với viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, nhân viên thừa hành phục vụ có thời gian giữ bậc lương hiện hưởng tại doanh nghiệp ít nhất 2 năm (đủ 24 tháng) đối với các ngạch có hệ số mức lương khởi điểm (bậc 1) thấp hơn 2,34; có ít nhất 10 Bùi Văn Việt CQ493173 Khoa Kinh tế và Quản trị nguồn nhân lực 3 năm (đủ 36 tháng) đối với các ngạch có hệ số mức lương khởi điểm (bậc 1) từ 2,34 trở lên quy định tại Nghị định số 205/2004/NĐ-CP. Đối với công nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh đạt kết quả thi nâng bậc theo tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật ứng với công việc đảm nhận, nếu thi đạt bậc nào thì xếp lương theo bậc đó. d. Các trường hợp được nâng bậc lương sớm, rút ngắn thời hạn nâng bậc lương Trong thời gian giữ bậc quy định tại điểm c nêu trên, người lao động đoạt giải tại các cuộc thi chuyên môn, kỹ thuật cấp quốc gia hoặc quốc tế do công ty cử đi tham dự; đạt danh hiệu Anh hùng lao động, Huân chương lao động, chiến sĩ thi đua toàn quốc hoặc ngành, lĩnh vực, bằng khen của Thủ tướng, của Bộ quản lý ngành thì được xét nâng bậc lương sớm như sau: Người đoạt giải nhất, giải nhì tại các cuộc thi cấp quốc tế thì được nâng sớm 2 bậc lương; Người đoạt giải nhất tại các cuộc thi cấp quốc gia, giải 3 tại các cuộc thi cấp quốc tế, người được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động, Huân chương lao động hạng 1, 2, 3, chiến sĩ thi đua toàn quốc theo quy định tại Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điểm của Luật Thi đua khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điểm của Luật Thi đua khen thưởng thì được nâng sớm 1 bậc lương; Người đoạt giải nhì tại các cuộc thi cấp quốc gia thì được rút ngắn 2/3 thời hạn xét nâng bậc lương; Người đoạt giải ba tại các cuộc thi cấp quốc gia, người được tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ thì được rút ngắn không quá 1/2 thời hạn xét nâng bậc lương; Người hai năm liền được tặng bằng khen cấp Bộ, chiến sĩ thi đua cấp ngành, lĩnh vực thì được rút ngắn một năm (12 tháng) thời hạn xét nâng bậc lương; 11 Bùi Văn Việt CQ493173 Khoa Kinh tế và Quản trị nguồn nhân lực Thời điểm tính hưởng bậc lương mới đối với những người được nâng bậc lương sớm và rút ngắn thời hạn nâng bậc lương thực hiện như sau: Những người được nâng bậc lương sớm từ một bậc trở lên thì được hưởng bậc lương mới kể từ ngày có quyết định và được bảo lưu thời gian giữ bậc lương cũ để tính thời gian nâng bậc lương lần tiếp theo; Những người được rút ngắn thời hạn nâng bậc lương thì được hưởng bậc lương mới kể từ ngày có quyết định nâng bậc lương sớm và thời gian nâng bậc lương tiếp theo kể từ ngày có quyết định hưởng bậc lương mới. đ. Trường hợp kéo dài hạn xét nâng bậc lương: Trong thời gian giữ bậc lương, nếu người lao động bị kỷ luật lao động theo điểm b, Khoản 1, Điều 84 của Bộ luật Lao động thì kéo dài thời hạn xét nâng bậc lương không quá 6 tháng. e. Công ty phải thành lập Hội đồng nâng bậc lương để tổ chức nâng bậc lương theo kế hoạch. Thành phần Hội đồng gồm có Giám đốc công ty, một số thanh viên do Giám đốc lựa chọn và đại diện của Ban Chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành công đoàn lâm thời. Hội đồng nâng bậc lương có trách nhiệm công bố kế hoạch nâng bậc lương; tổ chức thi nâng bậc đối với công nhân viên trực tiếp, sản xuất, kinh doanh; xét nâng bậc lương hàng năm đối với viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, nhân viên thừa hành phục vụ. g. Chế độ nâng bậc lương đối với người lao phải được thể hiện trong hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể”. - Nghị định 83/2008/NĐ-CP của Chính phủ về việc điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định. Điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động có thời 12 Bùi Văn Việt CQ493173 Khoa Kinh tế và Quản trị nguồn nhân lực gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.Đối tượng áp dụng là người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội hoặc đang bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 trở đi hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần. Mức điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm do Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố hàng năm và được xác định bằng biểu thức sau: Mức điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng BHXH của năm t = Chỉ số giá tiêu dùng bình quân kiền kề trước năm người lao động hưởng BH tính theo gốc so sánh bình quân của năm 1994 bằng 100% / Chỉ số giá tiêu dùng bình quân của năm t tính theo gốc so sánh bình quân của năm 1994 bằng 100%. Trong đó: - t là năm bất kỳ trong giai đoạn điều chỉnh; - Mức điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng bảo hiểm xã hội của năm t được lấy tròn hai số lẻ và mức thấp nhất bằng một. - Thông tư 20/2008/TT-BLĐTBXH hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng theo Nghị định số 101/2008/NĐ-CP. Đối tượng áp dụng bào gồm: 1. Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động; quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương hưu hàng tháng; 2. Cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 và Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ hưởng lương hưu và trợ cấp hàng tháng; 13 Bùi Văn Việt CQ493173 Khoa Kinh tế và Quản trị nguồn nhân lực 3. Người hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng. Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng của các đối tượng quy định tại mục I Thông tư này, đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng trước ngày 01 tháng 10 năm 2008, được điều chỉnh sau: Mức lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hàng tháng sau khi điều chỉnh theo Mức lương hưu, trợ cấp = BHXH, trợ cấp hàng Nghị định số 101/2008/NĐ- x 1,15 tháng hiện hưởng CP 2. Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng của các đối tượng quy định tại mục I Thông tư này, hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng từ ngày 01 tháng 10 năm 2008 cho đến khi có quy định mới về điều chỉnh mức lương tối thiểu chung, cũng được điều chỉnh như quy định tại khoản 1 mục này. - Nghị định 110/2008/NĐ-CP ban hành ngày 10 tháng 10 năm 2008 quy định mức lương tối thiểu vùng đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam. 2.3. Tác động của chính sách đến phát triển kinh tế: - Đảm bảo đời sống cho người lao động - Kích cầu tiêu dùng, góp phần chống suy giảm kinh tế Nó bao gồm 2 mặt : tích cực và tiêu cực 14 Bùi Văn Việt CQ493173 Khoa Kinh tế và Quản trị nguồn nhân lực  Tích cực: nó làm thu hẹp khoảng cách chênh lệch mức lương tối thiểu giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước. Nó góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp  Tiêu cực: đó chính là mặt trái của chính sách tăng lương, việc tăng lương kéo chi phí của các doanh nghiệp tăng theo, làm tăng chi ngân sách nhà nước, kéo theo đó là sự tăng giá cả thị trường. Trong đó khi chi phí của các doanh nghiệp tăng làm cho khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp khó khăn. Chỉ số giá tiêu dung cũng theo tiền lương mà tăng lên Ta có tương quan tiền lương và giá vàng qua 1 số năm: Tiêu chí Tiền lương Giá vàng 1956 27 VND 25 VND/ chỉ 2007 400000 VND 800000 2008 540000 VND 1800000 2009 650000 VND 2300000 VND/chỉ VND/chỉ VND/chỉ Chỉ số giá tiêu dùng (CPI, %) và mức tăng Tổng sản phẩm trong nước (GDP) trong 5 năm gần đây Năm CPI (*) CPI (**) Mức tăng 2004 109,5 107,7 7,7% 2005 108,4 108,3 8,4% 2006 106,6 107,5 8,17% 2007 112,6 108,3 8,48% 2008 119,89 122,97 6,23% Chỉ tiêu 2009 < 10% 5% GDP *: Tháng 12 năm báo cáo so với tháng 12 năm trước; **: CPI bình quân năm; Mức tăng GDP: so năm trước theo giá so sánh 1994. (Số liệu theo website Tổng cục Thống kê và Nghị quyết số 32/2009/QH12). 15 Bùi Văn Việt CQ493173 Khoa Kinh tế và Quản trị nguồn nhân lực Chỉ số giá tiêu dùng tháng 07/2009 Chỉ số giá tháng 07 năm 2009 so với (%) Tháng 07 năm Tháng 12 năm Tháng 06 năm 2008 2008 2009 Chỉ số đấu giá 07 tháng đầu năm 2009 so với cùng kỳ CHỈ SỐ GIÁ 103,31 103,22 100,52 năm 2008 109,25 102,33 102,45 99,95 112,94 89,88 99,67 99,08 111,20 104,70 102,15 99,95 111,50 114,08 106,72 101,01 120,02 110,33 123,91 99,57 108,58 105,59 106,22 100.85 109,03 TIÊU DÙNG I. Hàng ăn và dịch vụ ăn uống. Trong đó: 1-Lương thực 2-Thực phẩm 3-Ăn uống ngoài gia đình CHỈ SỐ GIÁ VÀNG CHỈ SỐ GIÁ 16 Bùi Văn Việt CQ493173 Khoa Kinh tế và Quản trị nguồn nhân lực ĐÔ LA MỸ ( Số liệu trích từ website của Tổng cục Thống kê) . Theo công bố của Quốc hội: mức bội chi ngân sách được đề nghị là 8% GDP cho năm 2009, trong khi tăng trưởng dự đoán không hơn 6%. Qua những điều trên cho thấy, mặc dù đã qua bốn lần cải cách, nhưng đến nay chính sách tiền lương nước ta vẫn còn nhiều bất cập: lao động trình độ cao bị trả lương thấp hơn giá thị trường… PHẦN 3: NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG, TĂNG CƯỜNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM Cần tận dụng khả năng phân phối lại của ngân sách. Chúng ta có thể dùng ngân sách để phân phối thêm cho người thu nhập thấp, để xóa đói giảm nghèo, để người nghèo có nơi ăn chốn ở, để bảo hiểm y tế cho người nghèo chống phân hóa giàunghèo ngày càng tăng trong xã hội ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng kinh tế bền vững.Chính sách tiền lương của ta cần cải cách theo hướng thực hiện 4 mục tiêu cơ bản hay là yêu cầu của cải cách tiền lương mà ta cần hướng tới: 1. Kết hợp tiền lương và trợ cấp: Vì vậy cần phải kết hợp tiền lương và trợ cấp hiện vật hay hiện vật hóa tiền lương đem lại những lợi ích thiết thực cho người lao động hơn so với tiền tệ hóa, mặt khác thu nhập của người lao động không ảnh hưởng đến chi phí sản xuất mà VN đã khá cao so với các nước trong khu vực, không chịu ảnh hưởng của sự trồi sụt giá cả thị trường đang biến động mạnh trong nền kinh tế. Phần tiền lương thể hiện ở hiện vật là Nhà nước tăng hỗ trợ chăm sóc y tế, học hành và nhà ở cho người lao động. Vừa qua với chính sách xã hội hóa, phần đóng góp của người lao động cho 17 Bùi Văn Việt CQ493173 Khoa Kinh tế và Quản trị nguồn nhân lực học tập, chữa bệnh, có nhà ở tăng lên đáng kể, thực tế đã làm hạ thấp thu nhập của người lao động. Đời sống của người lao động chỉ có thể nâng lên được khi tăng ngân sách cho công tác y tế. giáo dục, nhà ở… 2. Đất đai, nhà ở: Theo đề án, đánh giá mức độ tiền tệ hóa tiền lương về nhà ở còn thấp. Vừa qua, ở Hà Nội và TP.HCM nạn đầu cơ đất đai nhà ở đã tạo nên cơn sốt giá, chỉ trong thời gian ngắn giá cả đất tăng lên giả tạo có nơi gấp 8-9 lần. Hiện nay nhiều nơi giá cả đất đai tăng lên đáng sợ. Giá đất cao cản trở chương trình nhà ở cho người có thu nhập thấp, người lao động còn lâu mới có một căn nhà để ở. Kinh nghiệm Hàn Quốc: Giá đất đã tăng vụt vào cuối những năm 80, giá nhà đất đô thị gia tăng, khả năng mua nhà bị giảm, mặc dù lương tăng, công nhân thấy thu nhập của họ không bắt kịp với giá nhà, xẩy ra bạo động liên miên, đe dọa đến những vấn đề xã hội và chính trị, tính nguyên vẹn của quốc gia. Tại Thái lan phần lớn cư dân nghèo không có khả năng mua căn hộ rẻ nhất trên thị trường tự do. Xuất phát từ tình hình thực tiễn đất đai trong thời gian qua ở nước ta và kinh nghiệm các nước, nhất là các nước trong khu vực, Nhà nước và doanh nghiệp xây dựng nhà ở cho thuê nhà giá rẻ, bán nhà giá thấp, trả dần cho người lao động. Đó chính là một biện pháp tăng lương cho người lao động. 3. Học hành: Miễn giảm học phí cho con em người lao động cũng là hình thức tăng lương cho người lao động. Ngân sách chi cho giáo dục đào tạo năm 2000 chiếm 15%, năm 2001 là 11%, dự kiến năm 2003 sẽ là 16,2% tổng ngân sách nhà nước. Mặc dù thu nhập thấp chi cho giáo dục của người dân ngày càng tăng tăng từ 4,6% năm 1999 lên 6,1% năm 2002. Hiện nay phần tài chính do dân đóng góp cho lĩnh vực đào tạo ở cấp tiểu học đã lên tới 44,5%, trung học phổ thông là 51,5%, dạy nghề 62,1%. Nhiều nước đã tăng chi ngân sách cho giáo dục. Về chi ngân sách cho giáo 18 Bùi Văn Việt CQ493173 Khoa Kinh tế và Quản trị nguồn nhân lực dục-đào tạo đầu những năm 1990, tỷ trọng này của Thái Lan là 20%, Hàn Quốc 22%. Theo kinh nghiệm giáo dục nhiều nước đã thực hiện luật giáo dục miễn phí và bắt buộc đối với trẻ em từ 6 tuổi trở lên như Nhật Bản là 9 năm, Hàn Quốc là 6 năm, Đài Loan 9 năm đang dự kiến tăng lên 12 năm, Singapore 10 năm, Mỹ 10 năm. Chính phủ Thái đã thông qua một chương trình tài trợ tương đương 7.320 tỷ đồng VN cho chương trình giáo dục bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12, mỗi gia đình được cấp thẻ vàng trị giá 915 ngàn đồng VN để đưa con mình vào trường. Các bậc phụ huynh nào không làm sẽ bị phạt nghĩa vụ công ích. Thái Lan xếp áp chót về tính cạnh tranh trong giáo dục. VN trước đây thời kỳ kế hoạch hóa tập trung bao cấp thực hiện chế độ miễn phí đi học cho trẻ em. Cần miễn học phí cho học sinh tiểu học, trung học cơ sở, tiến tới miễn học phí cho học sinh trung học phổ thông. Song một bộ phận dân cư có thu nhập cao có nhu cầu học tốt phù hợp với hoàn cảnh của họ, cần phải có trường tư đáp ứng yêu cầu. 4. Chữa bệnh: Nguồn vốn ngân sách chi cho y tế là 3,8% năm 1997, 4,5% năm 2000, 3,2% năm 2001, dẫn đến tăng phần đóng góp của dân. Phần chi của người dân thì ngày càng tăng, chi tiêu cho chăm sóc sức khoẻ tăng từ 4,6% năm 1999 lên 5,7% năm 2002 trong khi thu nhập tăng chậm và diện nghèo khá lớn trong dân. Kinh nghiệm các nước cho thấy chính phủ Anh, Thụy Điển chịu mọi chi phí y tế, bảo hiểm y tế Ấn Độ bao gồm các đối tượng là người lao động, cả người ốm đau, sinh đẻ, tang chế, trợ cấp người phục hồi chức năng, trợ cấp người không nương tựa, ở Srilanka tất cả công dân sử dụng thuốc men không mất tiền, chăm sóc sức khoẻ cho nông dân không mất tiền. Cần phải đảm bảo cho mọi người dân đều được tiếp cận với chăm sóc y tế khi mắc bệnh, không thể để người nghèo mắc bệnh chờ chết, người giàu có tiền được chữa 19 Bùi Văn Việt CQ493173 Khoa Kinh tế và Quản trị nguồn nhân lực trị, chữa bệnh theo bệnh chứ không phải theo tiền. Khi mắc bệnh nặng với đồng lương bằng tiền dù có cao cũng không đủ khả năng trị bệnh. Chỉ có đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế đối với mọi người dân, đặc biệt là người lao động thì mới tạo được sự tăng trưởng cao và ổn định.Trong những năm qua bảo hiểm y tế đã có vai trò bảo vệ người dân, nhất là người nghèo chống lại những biến cố bệnh tật có chi phí lớn, nhiều người đã sống được và tiếp tục cống hiến cho đời. Song một bộ phận dân cư có thu nhập cao có nhu cầu chăm sóc y tế cao hơn, cần phải có bảo hiểm y tế tự nguyện đáp ứng yêu cầu, như vậy theo tôi bảo hiểm y tế gồm tự nguyện và bắt buộc, vốn từ Nhà nước và từ nhân dân. Cần phải khẳng định bảo hiểm y tế là một chính sách xã hội giúp người nghèo mắc bệnh chữa trị và thực hiện công bằng xã hội, đồng thời là nguồn tài chính bổ sung quan trọng cho phát triển ngành y tế. 5. Xem xét lại chế độ tiền lương: Cần phải xem xét lại thang bảng lương và phụ cấp của chế độ tiền lương nước ta, không chỉ đối với khu vực hành chính sự nghiệp, lực lượng vũ trang mà cả khu vực sản xuất kinh doanh. Chế độ tiền lương của ta thời gian qua không những không cơ bản mà còn mất tác dụng kích thích, thực sự chưa hướng tới các mục tiêu cơ bản: thu hút nhân lực, duy trì nhân lực giỏi, kích thích động viên nhân lực, đáp ứng các yêu cầu của pháp luật. Hàn Quốc đã thực hiện một cấu trúc tiền lương như sau : tiền lương cơ bản chiếm khoảng 54,7% bao gồm tiền lương khởi điểm và tăng lương định kỳ hàng năm, tiền lương khởi điểm phụ thuộc vào bằng cấp và thị trường lao động, nâng lương hàng năm phụ thuộc vào tuổi, thời gian phục vụ và đóng góp; chi phí sinh hoạt, tiền phụ cấp chiếm 19,4% thêm giờ, vùng sâu, vùng xa; tiền thưởng chiếm khoảng 25,9% tặng cho những lao động tích cực, gắn bó với cơ sở. Chế độ tiền lương này đảm bảo được 4 hướng mục tiêu cơ bản nêu ra : trên 50% tiền lương đảm bảo cuộc 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan