Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nhu cầu và mức độ tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ của người đồng tính nữ ở hà nội từ...

Tài liệu Nhu cầu và mức độ tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ của người đồng tính nữ ở hà nội từ góc nhìn công tác xã hội

.PDF
120
283
90

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LÊ THỊ MAI TRANG NHU CẦU VÀ MỨC ĐỘ TIẾP CẬN CÁC DỊCH VỤ HỖ TRỢ CỦA NGƢỜI ĐỒNG TÍNH NỮ Ở HÀ NỘI TỪ GÓC NHÌN CÔNG TÁC XÃ HỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI Chuyên nghành: Công tác xã hô ̣i Mã số: 60900101 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN TUẤN ANH Hà Nội, 2014 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các tài liệu, số liệu trích dẫn trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2014 Tác giả Lê Thị Mai Trang 2 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành nghiên cứu này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và đặc biệt nhất tới PGS.TS Nguyễn Tuấn Anh – người thầy hướng dẫn và đã đồng hành cùng tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu. Sự tận tâm và nghiêm túc trong khoa học của thầy đã truyền cảm hứng, giúp tôi thực hiện nghiên cứu với lòng say mê và sự trách nhiệm. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới TS. Nguyễn Như Trang (Trường ĐH Khoa học – Xã hội và Nhân Văn) và PGS.TS Catherine Medina (Khoa CTXH - Trường ĐH Connecticcut). Chính những lần trao đổi, thảo luận và góp ý của các cô đã giúp tôi hình thành ý tưởng nghiên cứu ban đầu. Tôi cũng chân thành cảm ơn Th.s Lê Thúy Ngà và Th.s Nguyễn Thị Phương Mai (Khoa CTXH – trường ĐH Công Đoàn), những người chị – người đồng nghiệp đã hết lòng hỗ trợ tôi ngay từ giai đoạn xây dựng đề cương nghiên cứu. Cảm ơn vì những lời khuyên và góp ý quý giá của các chị. Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tất cả các bạn đồng tính nữ đã tham gia thực hiện khảo sát và phỏng vấn sâu. Cảm ơn vì đã mở lòng và cho tôi bước vào cuộc đời của các bạn để tìm hiểu những góc riêng tư nhất. Cảm ơn vì đã tin tưởng, cảm ơn vì đã giúp tôi kết nối với những người tham gia nghiên cứu khác, cảm ơn vì đã góp ý, dành thời gian chia sẻ với tôi. Nếu không có các bạn, nghiên cứu này nhất định sẽ không thể hoàn thành. Cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn ở bên cạnh, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện nghiên cứu. Tôi cũng xin cảm ơn những độc giả đã và sẽ đọc nghiên cứu này. Hi vọng nghiên cứu sẽ tạo nguồn cảm hứng để các bạn thực hiện những nghiên cứu khác về chủ đề đồng tính trong tương lai. Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2014 Tác giả Lê Thị Mai Trang 3 MỤC LỤC Danh mục chữ viết tắt 7 Danh mục hệ thống bảng – biểu 8 MỞ ĐẦU 9 1. Lý do chọn đề tài 9 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 11 3. Ý nghĩa của nghiên cứu 17 4. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu 18 5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 19 6. Phạm vi nghiên cứu 19 7. Câu hỏi nghiên cứu 19 8. Giả thuyết nghiên cứu 19 9. Phương pháp nghiên cứu 20 NỘI DUNG 22 Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của đề tài 22 1.1 Khái niệm công cụ 22 1.1.1 Nhu cầu 22 1.1.2 Tiếp cận 24 1.1.3 Dịch vụ hỗ trợ 24 1.1.4 Người đồng tính nữ 25 1.1.5 Các nhóm thiểu số tính dục 26 1.1.6 Các khái niệm có liên quan khác 28 1.2 Lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu 29 1.2.1 Lý thuyết nhu cầu 29 1.2.2 Lý thuyết về mô hình nhận diện bản thân 32 1.2.3 Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý 34 1.2.4 Lý thuyết hệ thống – sinh thái 36 4 1.3 Hệ thống luật pháp - chính sách liên quan đến người đồng tính nữ 37 1.4 Các quan niệm về người đồng tính nữ trong xã hội Việt Nam 38 Tiểu kết chương 1 42 Chƣơng 2: Thực trạng nhu cầu và mức độ tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ của ngƣời đồng tính nữ ở Hà Nội 43 2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 43 2.2 Nhu cầu về các dịch vụ hỗ trợ của người đồng tính nữ 43 2.2.1. Nâng cao năng lực 46 2.2.2. Tư vấn tâm lý 48 2.2.3 Tư vấn – Hỗ trợ pháp lý 49 2.2.4 Chăm sóc y tế 50 2.2.5 Hỗ trợ việc làm 52 2.2.6 Kết nối cộng đồng 53 2.2.7 Vận động chính sách 53 2.2.8 Hỗ trợ cho cha mẹ và người thân 54 2.2.9 Các dịch vụ hỗ trợ khác 56 2.3 Mức độ tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ của người đồng tính nữ 58 2.3.1 Các dịch vụ hỗ trợ hiện có dành cho người đồng tính nữ 58 2.3.2 Thực trạng mức độ tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ hiện có của người đồng tính nữ 2.4 Các yếu tố tác động tới khả năng tiếp cận dịch vụ hỗ trợ của người đồng tính nữ 63 67 74 Tiểu kết chương 2 5 Chƣơng 3: Đánh giá tính chuyên nghiệp trong việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ ngƣời đồng tính nữ ở Hà Nội từ góc nhìn Công tác xã hội 75 3.1 Tính chuyên nghiệp trong hình thức tổ chức, thực hiện các dịch vụ hỗ trợ 75 3.1.1 Dịch vụ hỗ trợ ở cấp độ vi mô 76 3.1.2 Dịch vụ hỗ trợ ở cấp độ trung mô 83 3.1.3 Dịch vụ hỗ trợ ở cấp độ vĩ mô 93 3.2 Tính chuyên nghiệp trong hoạt động cung cấp dịch vụ của nhân viên công tác xã hội 94 3.2.1 Chấp nhận thân chủ 94 3.2.2 Thúc đẩy sự tham gia – tôn trọng quyền tự quyết của thân chủ 96 3.2.3 Đảm bảo tính bảo mật 96 3.2.4 Tự nhận thức về bản thân và đảm bảo trình độ chuyên môn nghiệp vụ 98 3.2.5 Đảm bảo mối quan hệ nghề nghiệp 99 3.2.6 Đảm bảo tính cá biệt hóa trường hợp 100 Tiểu kết chương 3 100 KẾT LUẬN 101 KHUYẾN NGHỊ 103 Danh mục tài liệu tham khảo 105 Phụ lục 1: Phiếu khảo sát online 110 Phụ lục 2: Trích phỏng vấn sâu người sử dụng dịch vụ 116 Phụ lục 3: Trích phỏng vấn sâu người cung cấp dịch vụ 118 Phụ lục 4: Danh sách các tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho người đồng tính nữ 6 120 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CTXH : Công tác xã hội NVXH : Nhân viên xã hội LGBT : Les – Gay – Bi – Trans (Người đồng tính, song tính và chuyển giới) Les : Người đồng tính nữ CSAGA : Trung tâm Nghiên cứu - Ứng dụng khoa học về Giới – Gia đình – Phụ nữ và Vị thành niên ICS : Tổ chức bảo vệ và thúc đẩy quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới ISEE : Viện Kinh tế - Xã hội và Môi trường 6+ : Trung tâm phát triển cộng đồng LGBT CCIHP : Trung tâm Sáng kiến, Sức khỏe và Dân số PFLAG : Hội phụ huynh và người thân của người đồng tính, song tính và chuyển giới Việt Nam ĐTN : Đồng tính nữ PVS : Phỏng vấn sâu B : Butch – người đồng tính nữ có thể hiện giới nam tính FEM : Femme – người đồng tính nữ có thể hiện giới nữ tính SB : Soft Butch – người đồng tính nữ có thể hiện giới nằm giữa nhóm Butch và Femme HN : Thành phố Hà Nội 7 DANH MỤC HỆ THỐNG BẢNG – BIỂU Bảng 1.1 Luật pháp và chính sách liên quan đến người đồng tính Bảng 2.1 Những khó khăn thường gặp của người đồng tính nữ Bảng 2.2 Mức độ cần thiết của các dịch vụ hỗ trợ người đồng tính nữ Bảng 2.3 Hình thức bạo lực – phân biệt đối xử trong trường học với nhóm thiểu số tình dục Bảng 2.4 Những khó khăn khác mà người đồng tính nữ gặp phải Bảng 2.5 Chương trình tư vấn online về chủ đề đồng tính nữ trên kênh VOV giao thông trong năm 2013 Bảng 2.6 Mức độ biết và sử dụng dịch vụ hỗ trợ của người đồng tính nữ ở Hà Nội Bảng 2.7 Lý do người đồng tính nữ không sử dụng dịch vụ hỗ trợ Bảng 2.8 Những yếu tố tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ hỗ trợ của người đồng tính nữ Bảng 3.1 Tổng kết đường dây tư vấn dành cho người đồng tính nữ Bảng 3.2 Các sự kiện kết nối người đồng tính nữ tại Hà Nội trong năm 2012-2014 Biểu đồ 2.1 Các dạng phân biệt đối xử/kỳ thị/bạo hành với người đồng tính nữ Biểu đồ 2.2 Cách thức ứng phó của người đồng tính nữ trước các tình huống khó khăn Biểu đồ 2.3 Thu nhập bình quân của người đồng tính nữ 8 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT) nói chung và vấn đề tình dục đồng giới nói riêng vẫn là vấn đề còn nhạy cảm không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Mặc dù đây không còn là chủ đề mới mẻ, song thái độ của người dân với người đồng tính, song tính và chuyển giới phần nhiều vẫn còn kỳ thị. Tính đến tháng 8/2013, trên thế giới, mới chỉ có 16 quốc gia (đa phần là ở khu vực châu Âu và châu Mỹ) công nhận hôn nhân đồng giới [70]. Ở các quốc gia còn lại, hành vi tình dục đồng giới bị cấm hoặc nhận được thái độ bàng quan, trung lập. Tại Nga, Brunei, Algeria và Ai Cập, hành vi âu yếm đồng giới nơi công cộng bị phạt tù từ 2 năm trở lên. Tại quốc gia Buma, người đồng tính khi bị phát hiện có thể bị bỏ tù từ 10 năm cho đến chung thân. Thậm chí, tại Iran, Nigeria, Ả rập Saudi và Sudan, hành vi tình dục đồng giới còn bị xử tử hình [55]. Một số quốc gia khác như Hàn Quốc, Paraguay, Việt Nam, thể hiện thái độ trung lập khi đề cập đến vấn đề đồng tính. Chính phủ các nước này không cấm nhưng cũng không ủng hộ [50]. Điều này gián tiếp không thừa nhận sự tồn tại của nhóm thiểu số tình dục, đẩy họ ra ngoài rìa xã hội và trở thành đối tượng dễ bị tổn thương. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng người đồng tính, song tính và chuyển giới nói chung đã và đang gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình nhận diện, chấp nhận bản thân và hòa nhập với xã hội. Đặc biệt, người đồng tính được xem là đối tượng thường xuyên phải hứng chịu sự kỳ thị, phân biệt đối xử nếu xu hướng tình dục của họ bị phát hiện [44]. Hành vi bạo lực mà người LGBT là nạn nhân diễn ra không chỉ ở khu vực công cộng, trường học, nơi công sở mà còn ngay ở trong gia đình và bởi chính người thân của họ. Đấu tranh đòi quyền bình đẳng cho người đồng tính, song tính và chuyển giới đang trở thành một phong trào nhân quyền mạnh mẽ diễn ra trên khắp thế giới, thu hút nhiều sự quan tâm của xã hội trong những năm gần đây. Ở Việt Nam, theo ước tính của Viện Kinh tế - Môi trường và Xã hội, số lượng người đồng tính và song tính trong độ tuổi 15-59 rơi vào khoảng 1,65 triệu người – chiếm 3% tổng dân số cả nước [25]. Và mặc dù quan hệ đồng tính ở Việt 9 Nam không bị tội phạm hóa nhưng sự kỳ thị với những nhóm thiểu số tình dục vẫn còn rất phổ biến. Kết quả của một số nghiên cứu gần đây cho thấy: 87% người dân Việt Nam vẫn đang hiểu sai (ít hoặc nhiều) về người đồng tính và kỳ thị họ [26], và chỉ có 33.7% ý kiến ủng hộ cho phép người đồng tính kết hôn [29]. Chính thái độ tiêu cực này khiến cho cộng đồng LGBT gặp rất nhiều bất lợi trong cuộc sống. Trong cộng đồng người đồng tính, song tính và chuyển giới, đối tượng người đồng tính nữ được đánh giá là một trong những nhóm phải chịu nhiều thiệt thòi hơn cả. Lý do là vì sự kỳ thị và phân biệt đối xử mà người đồng tính nữ phải trải qua là sự kỳ thị hai tầng: là phụ nữ và là đồng tính. Trong một xã hội có xuất phát điểm là tư tưởng trọng nam khinh nữ và tình trạng bất bình đẳng giới vẫn còn tồn tại như Việt Nam, thì những khó khăn mà người đồng tính nữ phải trải qua càng tăng lên gấp bội. Theo một số nghiên cứu định tính được thực hiện ở Việt Nam [15, 21], người đồng tính nữ thường phải chịu sự kì thị dưới nhiều hình thức: từ lời nói dèm pha, ánh mắt thiếu thiện cảm, dò xét, bị đánh đập, cho đến sự bất công trong việc đánh giá chất lượng công việc, trả lương thấp hơn hoặc gặp khó khăn khi tuyển dụng. Còn theo số liệu tổng hợp của đường dây tư vấn dành cho đồng tính nữ (04.37759335) trong 6 tháng cuối năm 2011, trong 106 trường hợp xin tư vấn thì có tới 28% người đồng tính nữ bị kì thị và bạo lực bởi chính cha mẹ mình, 34% bị kỳ thị và bạo lực bởi những người thân trong gia đình như anh/chị/em, cô, bác, họ hàng [16]. Các dạng bạo lực mà người đồng tính nữ thường gặp phải bao gồm: bị mắng chửi, đánh đập, cô lập, nhốt trong nhà, cắt liên lạc với bên ngoài, bị ép buộc điều trị tâm thần, bắt dùng thuốc trị liệu thần kinh. Tất cả những khó khăn mà người đồng tính nữ gặp phải khi “lộ diện” (comeout) khiến họ không dám sống thật với bản thân, phải giấu kín xu hướng tình dục của mình, cố gắng lấy chồng hoặc sống tách biệt với mọi người. Hậu quả thường thấy nhất là sự căng thẳng về thần kinh, tâm trí chán chường, mất niềm tin vào gia đình, người thân và cuộc sống. Ngoài ra, việc bị kỳ thị và bạo lực ở trường học có thể ảnh hưởng tới kết quả học tập của người đồng tính nữ, làm họ mất hứng thú học tập, không thể tập trung vào bài vở, điểm số sa sút, thậm chí là ngừng học [18]. Trong các nghiên cứu về người đồng tính nữ do trung tâm CSAGA và ISEE triển 10 khai thực hiện năm 2009 cũng đã đề cập đến một số trường hợp người đồng tính nữ từng có ý định tử tử vì không chịu được áp lực do bị kỳ thị và phân biệt đối xử. Điều này đặt ra yêu cầu đối với những người làm CTXH là phải xây dựng hệ thống dịch vụ hỗ trợ phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu của nhóm đối tượng yếu thế này. Ở Việt Nam hiện nay, đã có một số cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ dành cho người đồng tính nữ. Tuy nhiên, các dịch vụ hỗ trợ này phần lớn được xây dựng dựa trên sự đánh giá chủ quan của nhân viên CTXH về nhu cầu của người đồng tính nữ; chưa có một nghiên cứu cụ thể nào đi sâu tìm hiểu về nhu cầu của họ đối với các dịch vụ hỗ trợ. Mặt khác, việc đánh giá mới chỉ dừng ở nhóm đối tượng nhỏ là những người hưởng lợi trực tiếp từ dự án, chưa có các nghiên cứu chuyên sâu để đánh giá toàn diện về chất lượng dịch vụ CTXH hiện có đối với người đồng tính nữ. Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên, tác giả đã chọn đề tài: “Nhu cầu và mức độ tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ của người đồng tính nữ ở Hà Nội từ góc nhìn Công tác xã hội” làm luận văn thạc sĩ Công tác xã hội của mình. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Số lượng các nghiên cứu về người đồng tính – song tính và chuyển giới nói chung và người đồng tính nữ nói riêng nhìn chung vẫn còn ít. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, khi mà phong trào đấu tranh cho quyền của người LGBT trở nên mạnh mẽ, số lượng các nghiên cứu có xu hướng tăng và ngày càng đi sâu khai thác nhiều khía cạnh cuộc sống của nhóm thiểu số tình dục này. a. Những nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam, cho đến cuối năm 2009, vẫn còn rất ít các nghiên cứu về người đồng tính – song tính và chuyển giới. Đối tượng LGBT hầu hết chỉ được nhắc đến trong các nghiên cứu liên quan đến HIV và sức khỏe tình dục, chủ yếu tập trung vào hành vi tình dục của những người nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM: men have sex with men). Có thể kể đến các nghiên cứu như: “Hành vi tình dục và kiến thức về HIV của MSM” [13] và Tình dục đồng giới nam và HIV/AIDS ở Việt Nam” [43]. 11 Từ năm 2009 cho đến nay, các nghiên cứu về LGBT đã bắt đầu tìm hiểu các khía cạnh khác trong đời sống của người đồng tính, song tính và chuyển giới, không chỉ bó hẹp trong các nội dung liên quan đến HIV với nhóm đối tượng nam quan hệ tình dục đồng giới như trước. Mặc dù đa phần các nghiên cứu này chủ yếu vẫn tập trung vào nhóm MSM như: “Nghiên cứu trực tuyến về đặc điểm kinh tế xã hội của nam giới có quan hệ tình dục đồng giới ở Việt Nam” [23], “Kỳ thị và phân biệt đối xử của nhân viên y tế qua cung cấp dịch vụ y tế cho nam quan hệ tình dục đồng giới” [22], “Nghiên cứu về phòng chống bạo lực trong nhóm MSM ở Hà Nội và tp.HCM” [19] nhưng cũng đã có một vài nghiên cứu với chủ đề và đối tượng rộng hơn như: “Thông điệp truyền thông về đồng tính luyến ái trên báo in và báo mạng” [24], “Nghiên cứu trực tuyến về kì thị, phân biệt đối xử và bạo lực với người đồng tính, song tính và chuyển giới tại trường học” [18], “Thái độ xã hội với người đồng tính” [26], “Khảo sát thăm dò ý kiến của người dân về hôn nhân cùng giới” [29]. Các nghiên cứu này đã giúp người đọc phần nào hình dung được những khó khăn mà cộng đồng LGBT nói chung và người đồng tính nữ nói riêng đã và đang phải trải qua. Trong đó, vấn đề nổi cộm nhất vẫn là sự kỳ thị và bạo lực dựa trên xu hướng tình dục của họ. Riêng với các nghiên cứu tập trung vào người đồng tính nữ ở Việt Nam, trong giới hạn hiểu biết và khả năng thu thập tài liệu của tác giả, số lượng các công trình vẫn rất khiêm tốn. Một số nghiên cứu chủ đạo có thể kể tên như: Nghiên cứu “Khó khăn và thách thức trong quá trình khẳng định xu hƣớng tình dục của đồng tính nữ tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam” do trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Khoa học về Giới – Gia đình – Phụ nữ và Vị thành niên thực hiện năm 2009. Đây là một nghiên cứu định tính, triển khai phỏng vấn sâu với 23 người đồng tính nữ sống tại Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định và Thái Nguyên. Mục đích của nghiên cứu là nhằm tìm hiểu về đời sống của người đồng tính nữ cũng như những khó khăn mà họ đang gặp phải trong quá trình lộ diện bản thân. Nghiên cứu chỉ ra rằng: ở Hà Nội, nhiều người đồng tính nữ cảm thấy môi trường cộng đồng nói chung còn quá nhiều sự kỳ thị và phân biệt đối xử. Họ thường gặp phải những lời nói dèm pha, xì xào, bàn tán, ánh mắt thiếu thiện cảm, dò xét, nghi ngờ, cho rằng họ 12 đồng tính bởi lối sống đua đòi. Kì thị từ phía gia đình là dữ dội hơn cả, các bậc cha mẹ thường ngăn cấm con cái với mối quan hệ đồng tính bằng nhiều biện pháp, từ nói ngọt nhạt cho đến mắng mỏ, dọa tự tử, đòi từ con... Kì thị nơi làm việc cũng là điều mà nhiều người đồng tính nữ trong nghiên cứu đề cập tới. Không chỉ bị dò xét, nghi kị bởi đồng nghiệp, họ còn phải trải qua sự bất công trong việc trả lương. Còn ở trường học, kiểu kì thị mà người đồng tính nữ phải trải qua đến từ những người bạn hoặc thầy cô giáo. Khi thấy người đồng tính nữ có biểu hiện của xu hướng tình dục đồng giới, họ lập tức loan báo ngay tới nhiều người mà không tìm hiểu hỏi han. Điểm đáng chú ý là nghiên cứu đã chỉ ra một số trường hợp người đồng tính nữ bị bạo hành bởi chính đối tác tình cảm cùng giới với mình. Đây là một phát hiện mới và rất đáng lưu tâm, bởi lẽ, khái niệm bạo lực gia đình từ trước tới nay chủ yếu ám chỉ bạo lực gây ra bởi các thành viên trong gia đình hoặc đối tác tình cảm khác giới (nam – nữ). Bạo lực trong các cặp đôi đồng giới là chủ đề hầu như chưa hề được khai phá [15]. Để đối phó với sự kì thị, người đồng tính nữ phải che dấu, thận trọng với hành động của mình, có người chọn cách sống hai mặt (giả vờ yêu người dị tính, lấy chồng), giấu kín xu hướng tình dục của mình. Tuy nhiên, họ thường không mấy hài lòng với cách sống như vậy. Về nhu cầu, nghiên cứu đã chỉ ra một số nhu cầu của người đồng tính như nhu cầu được là chính mình, được yêu thương mà không bị kì thị, được thuộc về một nhóm, được giao lưu – kết bạn với các thành viên khác trong cộng đồng LGBT, được sống lâu dài với nhau, được hưởng các quyền cơ bản là có con và được kết hôn. Nghiên cứu “Sống trong một xã hội dị tính: câu chuyện từ 40 ngƣời nữ yêu nữ” được Viện Kinh tế – Xã hội và Môi trường triển khai tại Hà Nội năm 2009. Mục đích của nghiên cứu định tính này là nhằm tìm hiểu về cuộc sống của những người nữ yêu nữ (ở đây bao gồm cả đồng tính nữ và người song tính – bisexual: bị thu hút bởi cả nam và nữ), những khó khăn và cách thức họ đối phó với khó khăn. Qua nghiên cứu, cuộc sống của người đồng tính nữ hiện lên khá rõ nét, đặc biệt là trong mối quan hệ với cha mẹ. Đa phần người đồng tính nữ phải giấu kín thân phận, 13 không dám thừa nhận xu hướng tình dục của mình với cha mẹ vì sợ bị kì thị, vì lo lắng cha mẹ sẽ buồn phiền. Hậu quả là họ thường phải chịu gánh nặng tâm lý, cảm giác muộn phiền, đơn độc, chán nản về bản thân mình. Nghiên cứu cũng đã gián tiếp đề cập đến vấn đề bạo lực trong gia đình của người đồng tính nữ. Cha mẹ khi phát hiện con gái mình là người đồng tính thường ngăn cấm con bằng cách nhốt, đánh, theo dõi, đi giải hạn, cho vào bệnh viện tâm thần… thậm chí hành hung người yêu của con mình [21]. Khác với nghiên cứu của trung tâm CSAGA mới chỉ nhắc đến các nhu cầu nói chung, nghiên cứu định tính của Viện Kinh tế – Xã hội và Môi trường đã nhắc tới một số nhu cầu về dịch vụ hỗ trợ của người đồng tính nữ như hỗ trợ về tâm lý (tham vấn), hỗ trợ xã hội (kết nối cộng đồng), hỗ trợ liên quan đến vấn đề pháp lý (khi bị ngược đãi, bạo hành). Tuy nhiên, nghiên cứu chưa đi sâu phân tích các nhu cầu cụ thể này, mới chỉ dừng lại ở việc nêu lên sự cần thiết của nhu cầu hỗ trợ, đặc biệt là tính cấp thiết của các dịch vụ nhằm nâng cao năng lực cho người đồng tình nữ trong việc đối phó với các khó khăn trong cuộc sống. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc cung cấp nhu cầu hỗ trợ cần đi đôi với thái độ tôn trọng, thân thiện, hiểu biết của người cung cấp dịch vụ. Quan trọng là người cung cấp dịch vụ không cố gắng thay đổi khách hàng của mình thành người dị tính [21]. Một điểm đáng chú ý khác là nghiên cứu đề cập tới nhu cầu hỗ trợ tâm lý – xã hội cho nhóm cha mẹ của người đồng tính nữ. Cũng như những người con, cha mẹ cũng phải đối phó với những khó khăn riêng và rất cần đến sự hỗ trợ của CTXH. Nghiên cứu gợi ý một số dịch vụ như cung cấp thông tin, tham vấn tâm lý, sinh hoạt nhóm cha mẹ… Luận án tiến sỹ “Mô hình kinh tế chính trị của ngƣời đồng tính nữ: Giới, không gian và sự chuyển giao chính trị của cộng đồng đồng tính nữ ở Sài Gòn” do nghiên cứu sinh người Mỹ gốc Việt – Natalie Nancy Newton thực hiện tại Việt Nam năm 2012. Tác giả cũng chính là một người đồng tính nữ. Đây là một nghiên cứu nhân chủng học nhằm tìm hiểu mối tương quan giữa phong trào đấu tranh vì quyền của LGBT với các nhóm đồng tính nữ. Tác giả nhấn mạnh sự tham gia của cộng đồng đồng tính nữ vào phong trào đấu tranh đòi nhân quyền cho LGBT bằng 14 một hình thức mới – thông qua các mô hình tổ chức chính trị – kinh tế dành riêng cho cộng đồng đồng tính nữ: ví dụ như những quán cà phê, quán bar dành cho đồng tính nữ, các giải thể thao dành riêng cho nhóm đồng tính nữ và các sự kiện từ thiện do người đồng tính nữ tổ chức tại Sài Gòn. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: các dự án xã hội dành cho cộng đồng LGBT ở Việt Nam hiện nay vẫn còn thiên nhiều về người đồng tính nam và người chuyển giới, có rất ít dịch vụ hỗ trợ dành cho người đồng tính nữ [54]. Nhìn chung, có thể thấy là các nghiên cứu về đề tài LGBT chưa nhiều, nếu có thì lại tập trung chủ yếu vào nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới hoặc nghiên cứu chung cho cả cộng đồng, không có sự phân tách riêng cho từng nhóm đối tượng. Trong khi, dù đều thuộc nhóm thiểu số về tình dục, nhưng những người đồng tính nam, đồng tính nữ, song tính và chuyển giới đều có những đặc thù riêng và mối quan tâm riêng. Do đó, rất cần những nghiên cứu chuyên sâu cho từng nhóm đối tượng cụ thể. Riêng về các nghiên cứu về người đồng tính nữ, số lượng đề tài vẫn còn hạn chế. Thông qua 3 nghiên cứu trên, một bức tranh tuy chưa toàn diện nhưng đã phần nào thành hình về cộng đồng người đồng tính nữ ở Việt Nam: Họ là ai? Mối quan hệ của họ với gia đình, bạn bè, cộng đồng ra sao? Họ come-out như thế nào? vv.. Các nghiên cứu đã khẳng định sự tồn tại của người đồng tính nữ cũng như muôn vàn khó khăn mà họ gặp phải. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu chung về đời sống của người đồng tính nữ, chưa đi sâu khai thác và phân tích từng khía cạnh cụ thể, đặc biết là về vấn đề nhu cầu hỗ trợ và việc tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ hiện có. b. Những nghiên cứu ở nước ngoài Trên thế giới, chủ đề đồng tính nói chung đã nhận được nhiều sự quan tâm của những người làm nghiên cứu. Đáng chú ý, các nghiên cứu quốc tế không chỉ đi sâu tìm hiểu chân dung xã hội và đặc điểm của các nhóm thiểu số tính dục mà đã bắt đầu hướng đến việc xác định nhu cầu của các nhóm đối tượng này, đặc biệt là nhu cầu về các dịch vụ hỗ trợ. Một số công trình tiêu biểu có thể kể tên như sau: 15 Nghiên cứu: Nhu cầu về dịch vụ xã hội và chăm sóc sức khỏe của ngƣời đồng tính nam, đồng tính nữ lớn tuổi và gia đình của họ ở Canada của tác giá Shari Brotman, Bill Ryan và Elizabeth Meyer thực hiện vào tháng 3 năm 2006. Nghiên cứu nhằm tìm câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu: Người đồng tính nam và đồng tính nữ lớn tuổi ở Canada có đặc điểm gì? Trải nghiệm của họ với việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và dịch vụ xã hội như thế nào? Những người cung cấp dịch vụ hiểu và đáp ứng nhu cầu của nhóm đối tượng này ra sao? Thông qua nghiên cứu, các tác giả nhận định rằng việc đánh giá mức độ tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ là rất khó vì thiếu các nghiên cứu đánh giá nhu cầu của nhóm đối tượng này. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: những người đồng tính nam và đồng tính nữ lớn tuổi thường phải đối phó với chứng sợ người đồng tính của người dị tính (ám chỉ sự kì thị đối với nhóm thiểu số tình dục) và chính sự kì thị này hạn chế họ tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ, đặc biệt là các dịch vụ y tế. Người đồng tính cao tuổi thể hiện sự không tin tưởng hoặc sợ hãi khi tiếp cận các dịch vụ mà ở đó, người cung cấp dịch vụ là người dị tính. Những người cung cấp dịch vụ y tế có xu hướng đối xử “như nhau” với mọi khách hàng, và vì đó là những khách hàng lớn tuổi, nên người cung cấp dịch vụ thường lờ đi vấn đề “người đó có đồng tính hay không?”. Điều này vô tình khiến cho nhóm thiểu số tình dục gặp khó khăn trong quá trình tiếp cận dịch vụ hỗ trợ, do họ có những đặc thù riêng, mối quan tâm và nhu cầu riêng. Nguyên nhân là do những người cung cấp dịch vụ chưa được đào tạo về vấn đề này, và họ cũng cho rằng việc đào tạo là “không cần thiết” [35]. Nghiên cứu: Tìm hiểu nhu cầu dịch vụ hỗ trợ cho nhóm LGBT là nạn nhân của bạo lực gia đình thực hiện năm 2012 bởi Marianne Hester và cộng sự. Nghiên cứu này tiếp cận một hướng khá mới khi cho rằng: vấn đề bạo lực gia đình vốn được cho là chỉ xảy ra giữa các cặp đôi dị tính, với nạn nhân là người vợ/phụ nữ và người gây bạo lực là chồng/người yêu của họ. Trong khi, thực tế là tồn tại vấn đề bạo lực giữa các cặp đôi đồng tính nhưng vấn đề này không được thừa nhận. Nghiên cứu đã ghi nhận được nhiều trường hợp người đồng tính nữ bị bạo hành bởi chính người yêu đồng tính của mình, và trong khi người đồng tính nam có xu hướng bị bạo hành về thể xác và tình dục, người đồng tính nữ lại thường bị bạo hành về tinh thần nhiều 16 hơn (tỷ lệ bị bạo hành về tình dục cũng khá cao). Người đồng tính nữ trong nghiên cứu cho biết họ thường hoảng sợ và hay gặp ác mộng sau khi bị bạo hành, một số người thậm chí muốn tìm tới cái chết. Một dạng bạo hành khác với người đồng tính nữ mà nghiên cứu có đề cập tới là “bị ép buộc kết hôn khác giới”, sau đó bị đánh đập – bạo hành bởi chồng của họ [48]. Do vấn đề bạo hành giữa các cặp đôi đồng tính không được thừa nhận, các dịch vụ hỗ trợ hiện nay đa phần chỉ dành cho nạn nhân BLGĐ là người dị tính, rất ít các dịch vụ hỗ trợ cho nạn nhân BLGĐ là người đồng tính. Khi người đồng tính tiếp cận các dịch vụ này, họ xuất hiện với vai trò chung chung là “nạn nhân của BLGĐ”, yếu tố khác biệt về xu hướng tính dục không được xem xét. Điều này làm hạn chế rất nhiều khả năng tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ của người đồng tính nữ nói riêng và nhóm LGBT nói chung. Bài báo nghiên cứu: Cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho thanh thiếu niên là đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính và chuyển giới của ĐH Georgetown. Bài báo thống kê số lượng thanh thiếu niên là người LGBT ở Mỹ vào khoảng 2,7 triệu người. Nhóm đối tượng này thường phải chịu nhiều kì thị, phân biệt đối xử, bắt nạt, và bạo lực dựa trên xu hướng tình dục và bản dạng giới của họ. Hậu quả là thanh thiếu niên LGBT thường có xu hướng bị trầm cảm hoặc tìm đến phương án tự tử. Bài báo cũng đi sâu khai thác một số phương pháp tiếp cận nhằm nâng cao mức độ tiếp cận của nhóm đối tượng này, ví dụ như phối hợp các dịch vụ đa dạng, đảm bảo tính sẵn có của dịch vụ, xem xét tới yếu tố khác biệt của từng nhóm người sử dụng dịch vụ và đảm bảo người cung cấp dịch vụ không có thái độ kì thị/phân biệt đối với khách hàng [60]. 3. Ý nghĩa của nghiên cứu  Ý nghĩa lý luận Đề tài vận dụng lý thuyết nhu cầu, lý thuyết mô hình nhận diện bản thân, lý thuyết sự lựa chọn hợp lý, lý thuyết hệ thống – sinh thái nhằm nghiên cứu nhu cầu, mức độ tiếp cận dịch vụ hỗ trợ của người đồng tính nữ và thực trạng chất lượng các dịch vụ này. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần mở rộng sự hiểu biết về người đồng 17 tính nữ – một nhóm xã hội yếu thế mà ở Việt Nam còn chưa được nghiên cứu sâu từ tiếp cận công tác xã hội. Đồng thời, đề tài cũng góp phần đem lại một góc nhìn mới về chất lượng cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với nhóm thiểu số tình dục này.  Ý nghĩa thực tiễn Đề tài hướng tới việc tìm hiểu nhu cầu về dịch vụ hỗ trợ và thực trạng mức độ tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ của người đống tính nữ, từ đó, đánh giá được tính hiệu quả của các dịch vụ hiện có dưới góc nhìn của CTXH. Kết quả nghiên cứu được hi vọng sẽ là thông tin nền, giúp người cung cấp dịch vụ có cơ sở để cải thiện chất lượng dịch vụ hỗ trợ, nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ cho người đồng tính nữ. Thông qua nghiên cứu, tác giả cũng đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ của người đồng tính nữ. Nghiên cứu được hi vọng sẽ cung cấp thông tin cần thiết cho các nhà hoạch định để xây dựng và triển khai các dịch vụ hỗ trợ phù hợp, đáp ứng được nhu cầu của nhóm đối tượng đặc thù này trong tương lai. 4. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu  Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện với mục đích nhằm tìm hiểu nhu cầu và mức độ tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ của người đồng tính nữ ở Hà Nội và đánh giá các dịch vụ này dưới góc nhìn CTXH.  Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu nhằm đạt được các mục tiêu sau đây: - Tìm hiểu nhu cầu về dịch vụ hỗ trợ của người đồng tính nữ ở Hà Nội. - Tìm hiểu thực trạng mức độ tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ của người đồng tính nữ ở vùng nghiên cứu. - Tìm hiểu thực trạng cung cấp dịch vụ CTXH dành cho người đồng tính nữ ở Hà Nội và đánh giá các dịch vụ hỗ trợ người đồng tính nữ hiện có dưới góc nhìn của công tác xã hội. 18 5. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: Nhu cầu và mức độ tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ của người đồng tính nữ ở Hà Nội - Khách thể nghiên cứu: + Người sử dụng dịch vụ: Người đồng tính nữ, gia đình người đồng tính nữ. + Người cung cấp dịch vụ: nhân viên CTXH làm việc trong các dự án liên quan đến việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ dành cho người đồng tính nữ 6. Phạm vi nghiên cứu - Thời gian: khảo sát từ tháng 7/2014 đến tháng 11/2014 - Không gian: Nghiên cứu tại Hà Nội 7. Câu hỏi nghiên cứu - Người đồng tính nữ có nhu cầu về các dịch vụ hỗ trợ nào? - Thực trạng mức độ tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ của người đồng tính nữ ở Hà Nội hiện nay như thế nào? - Mức độ chuyên nghiệp của các dịch vụ hỗ trợ người đồng tính nữ như thế nào từ góc nhìn công tác xã hội? 8. Giả thuyết nghiên cứu - Một bộ phận lớn người đồng tính nữ có nhu cầu đối với các dịch vụ hỗ trợ như tư vấn tâm lý, hỗ trợ pháp lý, kết nối cộng đồng. - Một số dịch vụ hỗ trợ dành cho người đồng tính nữ chưa đáp ứng được nhu cầu của họ. Nhiều người đồng tính nữ chưa tiếp cận được các dịch vụ hỗ trợ. - Dưới góc nhìn của công tác xã hội, tính chuyên nghiệp của các dịch vụ hỗ trợ người đồng tính nữ chưa cao. 19 9. Phƣơng pháp nghiên cứu 9.1. Nghiên cứu tài liệu Nghiên cứu tài liệu được tiến hành khi bắt đầu thực hiện đề tài nhằm đánh giá tình hình chung về các dịch vụ hỗ trợ dành cho người đồng tính nữ hiện nay. Tài liệu được nghiên cứu bao gồm: các văn bản pháp luật, chính sách có liên quan; các nghiên cứu về người người đồng tính nữ ở Việt Nam đã được xuất bản; báo cáo đánh giá dự án có liên quan tới việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ dành cho người đồng tính nữ; các bài viết, tham luận về nội dung bình đẳng giới, đa dạng tính dục, bạo lực gia đình trên cơ sở xu hướng tình dục, người đồng tính nữ và các dịch vụ hỗ trợ; 9.2. Phỏng vấn sâu Phỏng vấn sâu được thực hiện với 3 nhóm. Thứ nhất là nhóm người đồng tính nữ. Có 5 người đồng tính nữ từ nhiều độ tuổi, địa vị xã hội khác nhau đã được phỏng vấn. Nhóm đối tượng này được lựa chọn thông qua sự giới thiệu của một số cán bộ tư vấn tâm lý của đường dây tư vấn dành cho đồng tính nữ. Thứ hai là nhóm người thân của người đồng tính nữ. Có 2 người thân của người đồng tính nữ đã được phỏng vấn. Tác giả tiếp cận 2 người này này thông qua một chương trình tọa đàm dành cha mẹ người đồng tính do tổ chức Kết nối và Hỗ trợ sức khỏe cộng đồng (6+) tổ chức vào cuối tháng 8/2014. Thứ ba là nhóm người cung cấp dịch vụ. Có 5 nhân viên CTXH đang làm việc trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ hỗ trợ liên quan đến tham vấn, y tế, pháp luật, hỗ trợ việc làm… dành cho người đồng tính nữ ở Hà Nội đã được phỏng vấn. 9.2. Khảo sát online Về nội dung phiếu khảo sát, phiếu khảo sát gồm 3 nội dung chính. Phần 1: Nhu cầu của người đồng tính nữ về các dịch vụ hỗ trợ; Phần 2: Mức độ tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ dành cho người đồng tính nữ; Phần 3: Mong đợi của người đồng tính nữ về các dịch vụ hỗ trợ. Hình thức bảng hỏi online được sử dụng để phù hợp với đặc thù của người đồng tính nữ vốn ít lộ diện, không thấy thoải mái và an toàn khi đề cập các vấn đề liên đến chủ đề đồng tính với người lạ nên họ đặc biệt chú trọng tính khuyết danh. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan