Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nhu cầu tin tại trung tâm thông tin thư viện trường đại học kỹ thuật công nghiệp...

Tài liệu Nhu cầu tin tại trung tâm thông tin thư viện trường đại học kỹ thuật công nghiệp thái nguyên.

.PDF
134
8
137

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- DƢƠNG THỊ MAI NHU CẦU TIN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN - THƢ VIỆN Hà Nội, 2020 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- DƢƠNG THỊ MAI NHU CẦU TIN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Thông tin – Thƣ viện Mã số:8320201.01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thị Quý Hà Nội, 2020 LỜI CẢM ƠN Trƣớc tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Trần Thị Quý, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy, cô giáo trong Khoa Thông tinthƣ viện Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội đã có những góp ý cho bản luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và bạn bè đồng nghiệp tại Trung tâm TT - TV trƣờng Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ và động viên về mọi mặt trong thời gian tôi học tập và hoàn thành bản luận văn. Cuối cùng, tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến ngƣời thân và gia đình đã động viên và hỗ trợ mọi mặt để tôi thực hiện luận văn này. Tuy có nhiều cố gắng, song luận văn cũng không tránh khỏi một số thiếu sót. Tôi rất mong nhận đƣợc sự đóng góp, chỉ bảo của thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng Người viết i năm 2020 BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. Tiếng Việt STT GIẢI NGHĨA TỪ VIẾT TẮT 1 CBNC Cán bộ nghiên cứu 2 CBQLLĐ Cán bộ quản lý, lãnh đạo 3 CBTV Cán bộ thƣ viện 4 CBVC Cán bộ viên chức 5 CSDL Cơ sở dữ liệu 6 ĐHKTCN Đại học Kỹ thuật Công nghiệp 7 ĐHTN Đại học Thái Nguyên 8 HVCH Học viên cao hoc 9 KH&CN Khoa học và công nghệ 10 KHKT Khoa học kỹ thuật 11 NCKH Nghiên cứu khoa học 12 NCS Nghiên cứu sinh 13 NCT Nhu cầu tin 14 NDT Ngƣời dùng tin 15 SV Sinh viên 16 TL Tài liệu 17 TT-TV Thông tin –Thƣ viện 18 TV Thƣ viện 2. Tiếng Anh STT GIẢI NGHĨA TỪ VIẾT TẮT 1 CD - Rom Compact disc – read only memory 2 OPAC Online Public Access Catalog ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................... ii MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài ...........................................................3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................6 3.1. Mục đích ......................................................................................................6 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................6 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................7 4.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................7 4.2. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................7 5. Giả thuyết nghiên cứu ...........................................................................................7 6. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................8 6.1. Phương pháp luận .......................................................................................8 6.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể ..................................................................8 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. .............................................................8 8. Bố cục luận văn. ....................................................................................................9 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHU CẦU TIN CỦA NGƢỜI DÙNG TIN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN. .....................................................10 1.1. Khái niệm“Nhu cầu tin”, “Ngƣời dùng tin” ....................................................10 1.1.1. Khái niệm “Nhu cầu tin” .......................................................................10 1.1.2. Khái niệm “Người dùng tin”trong môi trường đại học .........................12 1.2. Vai trò của việc nắm bắt nhu cầu tin của ngƣời dùngtin .................................13 iii 1.2.1. Điều chỉnh hoạt động của cơ quan thông tin - thư viện .........................13 1.2.2. Giúp người dùng tin nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu ............14 1.3. Những yếu tố ảnh hƣởng đến nhu cầu tin của ngƣời dùng tin .........................15 1.3.1. Môi trường ..............................................................................................15 1.3.2. Người dùng tin ........................................................................................17 1.3.2.1. Nghề nghiệp và trình độ văn hoá ........................................................17 1.3.2.2. Lứa tuổi và tâm lý ................................................................................18 1.3.2.3. Giới tính và nhân cách ........................................................................19 1.3.2.4. Phương pháp giảng dạy của thầy và học tập của sinh viên ................20 1.3.3. Hoạt động thông tin thư viện ..................................................................21 1.4. Những yêu cầu đối với việc đảm bảo thông tin cho ngƣời dùng tin................22 1.4.1. Thông tin phải được đảm bảo đầy đủ .....................................................22 1.4.2. Thông tin phải được đảm bảo chính xác và có dộ tin cậy cao ...............22 1.4.3. Thông tin phải được cập nhật và kịp thời .............................................22 1.4.4. Thông tin phải phù hợp với nhu cầu về nội dung, thời điểm, và hình thức .............................................................................................................................23 1.4.5. Thông tin cần được bảo đảm tính pháp lý..............................................23 1.5. Đặc điểm Trƣờng Đại học Kỹ Thuật Công nghiệp Thái Nguyên....................24 1.5.1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển ....................................24 1.5.2. Chức năng, nhiệm vụ ..............................................................................25 1.5.3. Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ ..........................................................25 1.6. Khái quát về Trung tâm Thông tin - Thƣ viện trƣờng Đại học Kỹ ThuậtCông nghiệp Thái Nguyên ...........................................................................................27 1.6.1. Lịch sử ra đời và phát triển của Trung tâm ...........................................27 1.6.2. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm ....................................................28 iv 1.6.3. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm ...............................................................29 1.7. Vai trò của việc nắm bắt nhu cầu tin của ngƣời dùng tin Trƣờng Đại họcKỹ Thuật Công nghiệp Thái Nguyên .......................................................................30 1.7.1. Đối với công tác quản lý điều hành của lãnh đạo..................................30 1.7.2. Đối với hoạt động nghiên cứu, giảng dạy của giảng viên .....................32 1.7.3. Đối với nghiên cứu và học tập của người học .......................................32 1.7.4. Đối với hoạt động nghiệp vụ thông tin-thư viện ....................................33 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NHU CẦU TIN CỦA NGƢỜI DÙNG TIN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN ...........................................................................34 2.1. Thực trạng ngƣời dùng tin của Trung tâm Thông tin-Thƣ viện Trƣờng Đại học Kỹ thuật Thái Nguyên ........................................................................................34 2.1.1. Các nhóm người dùng tin .......................................................................34 2.1.2. Độ tuổi người dùng tin ...........................................................................36 2.1.3. Giới tính của người dùng tin ..................................................................37 2.1.4. Trình độ học vấn của người dùng tin .....................................................38 2.2. Thực trạng nhu cầu tin của ngƣời dùng tin Trƣờng Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên ...........................................................................................40 2.2.1. Nhu cầu về nội dung thông tin trong tài liệu..........................................40 2.2.2. Nhu cầu về ngôn ngữ thông tin ..............................................................43 2.2.3. Nhu cầu về hình thức tài liệu..................................................................46 2.2.4. Nhu cầu về thời gian xuất bản của tài liệu.............................................48 2.2.5. Tập quán khai thác thông tin của người dùng tin ..................................51 2.3. Thực trạng các yếu tố tác động đến nhu cầu tin của ngƣời dùng tin tại Trung tâm thông tin thƣ viện Trƣờng Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên ...60 2.3.1. Hoạt động thông tin thư viện ..................................................................60 v 2.3.1.1. Chính sách của lãnh đạo các cấp, các bên liên quan .........................60 2.3.1.2. Năng lực thông tin của đội ngũ cán bộ ...............................................62 2.3.1.3. Vốn thông tin, tài liệu ..........................................................................66 2.3.1.4. Cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin .......................................67 2.3.1.5. Các sản phẩm và dịch vụ thông tin-thư viện .......................................68 2.3.2. Người dùng tin ........................................................................................69 2.3.3. Môi trường ..............................................................................................71 2.4. Đánh giá về hiệu quả đáp ứng nhu cầu tin cho ngƣời dùng tin tại Trung tâm 72 2.4.1. Về sự đầy đủ của thông tin, tài liệu ........................................................72 2.4.2. Về sự cập nhật của thông tin, tài liệu .....................................................73 2.4.3. Về sự phù hợp của thông tin với nhu cầu ...............................................73 2.5. Nhận xét chung ................................................................................................74 2.5.1. Điểm mạnh..............................................................................................74 2.5.2. Điểm yếu và nguyên nhân ......................................................................77 CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÁP ỨNG NHU CẦU TIN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN .............................................................79 3.1. Nhóm giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu tin ................................79 3.1.1. Phát triển vốn tài nguyên thông tin ........................................................79 3.1.2. Phát triển các sản phẩm, dịch vụ thông tin ............................................81 3.1.3. Chú trọng nâng cao năng lực thông tin cho cán bộ ...............................88 3.1.4. Hiện đại hóa cơ sở vật chất trang thiết bị ..............................................92 3.1.5. Đẩy mạnh ứng dụng thành tựu công nghệ thông tin hiện đại ................96 3.2. Nhóm giải pháp phát triển nhu cầu tin .............................................................97 3.2.1. Đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập ..........................................97 vi 3.2.2. Chú trọng hoạt động đào tạo người dùng tin .........................................99 3.2.3. Triển khai hoạt động nghiên cứu nhu cầu tin hàng năm .....................100 3.2.4. Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường ..............100 KẾT LUẬN .............................................................................................................102 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................104 vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU SỐ LIỆU Bảng 1.1. Đội ngũ cán bộ Trƣờng ĐHKTCN TN ...........................................26 Bảng 2.1: Nhu cầu về nội dung thông tin (Chuyên ngành đào tạo).................41 Bảng 2.2: Mức độ sử dụng tài liệu bằng các ngôn ngữ khác nhau ..................44 Bảng 2.3. Nhu cầu về loại hình tài liệu của ngƣời dùng tin: ...........................47 Bảng 2.4. Nhu cầu về thời gian xuất bản của tài liệu của ngƣời dùng tin: ......49 Bảng 2.5. Nhu cầu về thời gian khai thác thông tin của ngƣời dùng tin: ........51 Bảng 2.6. Nhu cầu về địa điểm khai thác thông tin của ngƣời dùng tin:.........55 Bảng 2.7. Mức độ sử dụng các dịch vụ thông tin- thƣ viện .............................58 Bảng 2.8. Khả năng đáp ứng về tính đầy đủ của nguồn lực thông tin: ............73 Bảng 2.9. Khả năng đáp ứng về tính cập nhật của nguồn lực thông tin: .........73 Bảng 2.10. Khả năng đáp ứng về tính phù hợp của nguồn lực thông tin: .......74 Bảng 3.1. Khả năng đáp ứng về sản phẩm và dịch vụ thông tin : ...................82 Bảng 3.2. Khả năng đáp ứng về thái độ phục vụ của CB: ...............................89 Bảng 3.3. Khả năng đáp ứng về chuyên môn của CB: ....................................89 Bảng 3.4. Khả năng đáp ứng về kỹ năng của CB: ...........................................90 Bảng 3.5. Khả năng đáp ứng về diện tích của Trung tâm : .............................93 Bảng 3.6. Khả năng đáp ứng về bàn ghế của Trung tâm : ...............................93 Bảng 3.7. Khả năng đáp ứng về máy tính của Trung tâm : .............................94 Bảng 3.9. Khả năng đáp ứng về nhiệt độ của Trung tâm : ..............................95 viii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Nhóm bạn đọc tại thƣ viện ...................................................................35 Biểu đồ 2.2. độ tuổi các nhóm ngƣời dùng tin ..........................................................37 Biểu đồ 2.3. Giới tính các nhóm ngƣời dùng tin.......................................................38 Biểu đồ 2.4. Trình độ các nhóm ngƣời dùng tin .......................................................39 Biều đồ 2.5: Nhu cầu tin về các chuyên ngành đào tạo ............................................42 Biểu đồ 2.6: Mức độ sử dụng tài liệu bằng các ngôn ngữ khác nhau .......................45 Biểu đồ 2.7: Nhu cầu về thời gian xuất bản của tài liệu của ngƣời dùng tin: ..........50 Biểu đồ 2.8. Nhu cầu về địa điểm khai thác thông tin của ngƣời dùng tin: ..............56 Biểu đồ 2.9. Mức độ sử dụng các dịch vụ thông tin- thƣ viện ..................................59 Biều đồ 2.10.: Cơ cấu đội ngũ cán bộ theo độ tuổi tại TT TT – TV ........................63 Biều đồ 2.11: Cơ cấu đội ngũ cán bộ theo giới tính tại TT TT – TV .......................64 Biều đồ 2.12: Cơ cấu đội ngũ cán bộ theo trình độ tại TT TT – TV ........................65 Biều đồ 2.13: Cơ cấu đội ngũ cán bộ theo chuyên môn nghiệp vụ ..........................65 Biều đồ 2.14: Vốn tài liệu của thƣ viện ....................................................................66 Biểu đồ 3.1. Mức độ đáp ứng các sản phẩm và dịch vụ TT – TV ............................82 ix MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Theo quan điểm của Triết học, thông tin là sự phản ánh của tự nhiên và xã hội (thế giới vật chất) bằng ngôn từ, ký hiệu, hình ảnh... hay nói rộng hơn bằng tất cả các phƣơng tiện tác động lên giác quan của con ngƣời. Hay thông tin là tất cả những gì mang lại sự hiểu biết của con ngƣời.Vì vậy,thông tin đƣợc coi là nguồn lực phát triển xã hội và là nguồn tài nguyên quan trọng hơn mọi nguồn tài nguyên thiên nhiên. Khác với các nguồn tài nguyên khác khi sử dụng sẽ bị hao mòn, cạn kiệt, thì nguồn tài nguyên thông tin càng sử dụng sẽ càng gia tăng giá trị. Thông tin còn là tri thức, là sức mạnh và là yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ của mỗi quốc gia. Trong giai đoạn này, khoa học và công nghệ đã trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội. Khoa học thúc đẩy nền kinh tế tri thức phát triển làm cho nền sản xuất đƣợc hiện đại hoá với chất lƣợng cao, sản phẩm hàng hoá phong phú có hàm lƣợng trí tuệ cao, chất lƣợng tốt ngày càng thoả mãn nhu cầu của con ngƣời. Vì vậy thông tin trở thành nhu cầu cơ bản không thể thiếu của mọi ngƣời, mọi tổ chức, mọi quốc gia. Sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, việc ứng dụng công nghệ truyền thông đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới trong những năm gần đây đã và đang ảnh hƣởng tới tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, trong đó có lĩnh vực thông tin - thƣ viện. Bùng nổ thông tin chính là hệ quả của sự phát triển này. Trong xu hƣớng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục… mỗi cá nhân hay tập thể đều có nhu cầu đƣợc tiếp cận các nguồn thông tin khác nhau với các cách thức tiếp cận khác nhau. Đây chính là nhu cầu tin của ngƣời dùng tin. Nhu cầu tin là một trong những nhu cầu cơ bản của con ngƣời, xuất phát từ lòng ham hiểu biết và khám phá thế giới khách quan. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra trong giai đoạn bùng nổ thông tin này là làm thế nào để ngƣời dùng tin có thể thu nhận đƣợc nguồn thông tin giá trị nhất, chính xác nhất, phù hợp nhất và kịp thời nhất? Chính vì vậy, vấn đề cấp thiết trong các cơ quan thông tin – thƣ viện hiện nay là nắm vững 1 đặc điểm đối tƣợng ngƣời dùng tin và nhu cầu tin của họ để có thể đáp ứng một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời và phù hợp với từng đối tƣợng đó. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan thông tin - thƣ viện đặc biệt đối với cácTrung tâm thông tin thƣ viện trƣờng đại học. Việt Nam đang trên con đƣờng hội nhập và phát triển, sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa (CNH -HĐH) đất nƣớc phụ thuộc nhiều vào những thành tựu của KH&CN. Nhận thức rõ vai trò của KH&CN trong sự phát triển của đất nƣớc Đảng và Nhà nƣớc ta đã có nhiều chính sách quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động khoa học kỹ thuật phát triển, đặc biệt trong Hiến pháp nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, tại khoản 1, điều 63 đã chỉ ra “Phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nƣớc đã nhiều lần nhấn mạnh trong các diễn đàn khác nhau khi khẳng định vai trò của KH&CN. Nhiều quan điểm cho rằng, trong cuộc cạnh tranh giữa các tổ chức, các quốc gia, trong giai đoạn hiện nay, thực chất là sự cạnh tranh nguồn vốn tri thức (thông tin KH & CN) và đƣợc thể hiện qua chất lƣợng nguồn nhân lực. Để có chất lƣợng nguồn nhân lực tốt với nguồn vốn tri thức và trình độ KH&CN cao, giáo dục và đào tạo đang là quốc sách hàng đầu và là vấn đề then chốt trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nƣớc. Vì vậy, để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì vấn đề cốt lõi là phải đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục, nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo, trong đó giáo dục đại học phải đƣợc ƣu tiên đổi mới theo tinh thần nghị quyết Trung Ƣơng 8 khóa XI, đồng thời phải đổi mới phƣơng thức đào tạo từ hình thức đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ. Trƣờng Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên là một trong những trƣờng thuộc khối Đại học Thái Nguyên đi đầu trong công tác chuyển đổi hình thức đào tạo niên chế sang hình thức đào tạo tín chỉ. Với hình thức đào tạo này, nhu cầu tra cứu, tìm kiếm thông tin của ngƣời dùng tin phục vụ cho quá trình tự học, tự nghiên cứu trong các trung tâm thông tin thƣ viện đại học sẽ tăng lên; số lƣợng ngƣời dùng tin sẽ nhiều hơn và hình thức phục vụ ngƣời dùng tin sẽ đa dạng hơn so 2 với đào tạo theo niên chế. Bên cạnh đó, chất lƣợng thông tin cung cấp cho ngƣời dùng tin và trình độ của cán bộ thƣ viện cũng đòi hỏi ngày càng cao hơn, không chỉ dừng lại ở việc cung cấp tài liệu gốc mà còn cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thông tin thƣ viện khác. Trung tâm Thông tin - Thƣ viện trƣờng Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên từ khi thành lập cho đến nay đã hỗ trợ đắc lực cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, nâng cao chất lƣợng giảng dạy và học tập của cán bộ, giảng viên và sinh viên trong toàn trƣờng. Tuy nhiên, do nguồn tài liệu hạn chế, hoạt động thông tin – thƣ viện còn chƣa đa dạng, phong phú nên khả năng đáp ứng nhu cầu tin của ngƣời dùng tin tại Trung tâm còn nhiều hạn chế. Để đáp ứng tối đa nhu cầu về thông tin, tài liệu cho sinh viên, cán bộ, giảng viên trong toàn Trƣờng và góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục đào tạo trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay, cần phải có kế hoạch và chiến lƣợc phát triển lâu dài và toàn diện trong toàn bộ hoạt động thông tin - thƣ viện. Trong đó việc nghiên cứu nắm vững nhu cầu tin của ngƣời dùng tin tại Trung tâm Thông tin - Thƣ viện Trƣờng Đại học Kỹ thuật Công nghiệp là vấn đề quan trọng và cấp bách. Bởi việc đáp ứng và thỏa mãn tối đa nhu cầu tin cho NDT luôn là động lực, là mục tiêu hƣớng đến của Trung tâm nhằm nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học và đào tạo của Nhà trƣờng. Vì những lý do trên, nên tôi chọn đề tài: “Nhu cầu tin tại Trung tâm Trung tâm Thông tin - Thư viện trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên ” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Thông tin – Thƣ viện của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu NCT của NDT nói chung và NCT của NDT trong các cơ quan thông tin - thƣ viện (TT - TV), các trƣờng đại học nói riêng là một trong những vấn đề có tính cấp thiết, vì vậy trong những năm gần đây có khá nhiều công trình nghiên cứu theo hƣớng vấn đề này, kể cả ở trong nƣớc và ngoài nƣớc. Cụ thể: Các nghiên cứu về nhu cầu tin và phương pháp điều tra 3 Trƣớc hết phải kể đến công trình nghiên cứu đồng thời là bài giảng của tác giảTrần Thị Minh Nguyệt (2010), “Người dùng tin và nhu cầu tin” và “Hoạt động TT-TV các trường đại học phục vụ học chế tín chỉ”(2010) trong tạp chí Nghiên cứu văn hóa số 1. Công trình của tác giả Lê Văn Viết (2001), Thư viện học đại cương” và (2000) “Cẩm nang nghề Thƣ viện”; Công trình của tác giảNguyễn Tiến Đức (2003) “Nhu cầu tin và các phương pháp điều tra nghiên cứu”’; “Một số kỹ năng và yêu cầu trao đổi cá biệt với NDT, Tạp chí thƣ viện Việt Nam, số 3 (11) trang 24 – 27, 2007 của Trƣơng Đại Lƣợng; “Nghiên cứu nhu cầu tin tại trung tâm thông tin - thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội“ (2011)của Nguyễn Thị Bích Hạnh; “Nghiên cứu NCT của cán bộ nghiên cứu và giảng dạy trường Đại học Văn hóa Hà Nội” (2002) của Nguyễn Hữu Nghĩa; “Nghiên cứu NCT tại trường Đại học Cần Thơ” (2003) của Dƣơng Thị Vân; “Nghiên cứu NCT và phục vụ thông tin tại Phân viện Hà Nội”(2014) của Phùng Thị Kim Xuyến; “Nghiên cứu nhu cầu tin khoa học và công nghệ tại Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc Gia” (2009) của học viên Nguyễn Thị Chung... Ở ngoài nƣớc cũng có một số công trình khoa học của các tác giả nhƣ Wilson hay nhóm tác giả Karen E. Fisher, Sanda Erdelez, Lynne E. F. McKechnie (2009) với công trình “Lý thuyết về hành vi thông tin”. Trong đó, các tác giả đã nghiên cứu bản chất của thông tin. Đồng thời nghiên cứu khái niệm NDT, NCT, hành vi thông tin, các phƣơng pháp điều tra NCT.Công trình “NDT, nghiên cứu người dùng và hành vi thông tin dựa trên lý thuyết” (2006) củaBawden, D. (2006). Trong các công trình này, các tác giả đã phân tích khá sâu sắc nội hàm khái niệm nhu cầu tin, ngƣời dùng tin; nhu cầu đọc, hứng thú đọc, đối tƣợng, mục đích, vai trò, ý nghĩa của việc nghiên cứu NDT và NCT, các yếu tố ảnh hƣởng tới NDT và NCT; đặc điểm các nhóm NDT. Các công trình của tác giả nƣớc ngoài, trong đó đã đánh giá lại giá trị công trình có tính lý luận về NCT và NDT. Tác giả đã khẳng định “lý thuyết của Willson sau 30 năm vẫn còn nguyên giá trị”. Các tác giả đều khẳng định NCT là nhu cầu cơ bản của con ngƣời, là một dạng của nhu cầu tinh thần, nhu cầu bậc cao của 4 con ngƣời. Nhu cầu tin nảy sinh trong quá trình thực hiện các loại hoạt động khác nhau của con ngƣời. Đề nắm bắt đƣợc NCT ngƣời ta có nhiều các phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau nhƣ bất cứ một đối tƣợng nghiên cứu khoa học xã hội nào. Các nghiên cứu về người dùng tin và vai trò của việc nắm bắt nhu cầu tin Nghiên cứu về NDT, trƣớc tiên phải kể đến luận án tiến sĩ của tác giả Trần Thị Thanh Vân (2018), bảo vệ tại Trƣờng Đại học Văn hóa Hà Nội. Trong đó, tác giả đã nghiên cứu khá kỹ về nội hàm khái niệm NDT. Tại trang 21, của luận án tác giả đã khẳng định „ Có thể coi NDT là một người (cá nhân) hoặc nhiều người (một nhóm, tập thể, cơ quan, tổ chức) sử dụng thông tin thông qua các SP&DV của các cơ quan TT-TV nhằm mục đích thoả mãn NCT của mình“. Nghiên cứu về vai trò của việc nắm bắt NCT của NDT, tác giả thấy, cũng trong các công trình kể trên, các tác giả cũng đã đề cập và phân tích rất sâu sắc vai trò của việc nắm bắt NCT của NDT trong hoạt động TT-TV. Các nghiên cứu về việc đáp ứng nhu cầu tin cho người dùng tin Tiêu biểu là các công trình/luận văn nhƣ: “Đáp ứng nhu cầu thông tin công chúng để định hướng dư luận xã hội có hiệu quả” (2009), Tạp chí lý luận chính trị và Truyền thống, Đỗ Chí Nghĩa;“Nghiên cứu nhu cầu tin và khả năng đáp ứng tại thư viện Trường Đại học Phương Đông”(2013) của Nguyễn Thị Chi, Luận văn thạc sỹchuyên ngành Khoa học thông tin thƣ viện Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội; “Nghiên cứu NCT và việc đảm bảo thông tin tại thư viện trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Thành Phố Hồ Chí Minh” (2005) của Nguyễn Thanh Tùng; “Nghiên cứu NCT và đảm bảo thông tin tại Trung tâm thông tin thư viện trường Đại họcSư phạm Hà Nội trong giai đoạn đổi mới” (2007) của Đào Thị Thanh Xuân; “Nghiên cứu NCT và khả năng đáp ứng thông tin tại Thư viện Tỉnh Thái Nguyên” (2008) của Quản Thị Hoa; Ở nƣớc ngoài, phải kể đến công trình “NDT và khả năng sử dụng thông tin trong kỷ nguyên số” (2011) của nhóm tác giả G. Chowdhury, Sudatta. Chowdhury. Công trình đãđề cập tới lý thuyết cơ bản của Wilson về NCT và khả năng đáp ứng. 5 Đồng thời cũng đã phát triển những vấn đề của NDT trong môi trƣờng thông tin số. Đây là lĩnh vực mới của ngành. Công trìnhcó phạm vi không gian là Trung tâm Thông tin - Thư viện của Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên - Tiêu biểu là luận văn “Công tác tổ chức và hoạt động tại thư viện trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên” (2014) của Lê Thị Hƣơng, Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Khoa học thông tin thƣ viện Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội, bảo vệ năm 2014. Nhƣ vậy, đến nay kể cả ở trong và ngoài nƣớc chƣa có công trình nào nghiên cứu“Nhu cầu tin của người dùng tin tại Trung tâm Thông tin - Thư viện của Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên”. Do vậy, đây là một đề tài hoàn toàn mới và không hề trùng lặp với bất cứu công trình nghiên cứu nào đã nêu ở trên. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đáp ứng thông tin cho ngƣời dùng tin của Trung tâm TT-TV, góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo và NCKH của Trƣờng Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về NCT của NDT tại Trung tâm TT TV Trƣờng Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên. - Nhận diện thực trạng và các yếu tố tác động tới NCT của NDT tại Trung tâm TT - TV Trƣờng Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên. - Đề xuất giải pháp đảm bảo đáp ứng thông tin cho ngƣời dùng tin của Trung tâm TT-TV đạt hiệu quả, góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo và NCKH của Trƣờng Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên. 6 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Nhu cầu tin của NDT tại Trung tâm TT – TV,Trƣờng Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên 4.2. Phạm vi nghiên cứu 4.2.1. Phạm vi không gian Trung tâm TT - TV Trƣờng Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên. 4.2.2. Phạm vi thời gian: Giai đoạn hiện nay 4.2.3. Phạm vi nội dung Nhu cầu tin của ngƣời dùng tin là CBGV, CBNC, SV, HV sử dụng thông tin, tài liệucủa Trung tâm TT – TV, Trƣờng Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên. 5. Giả thuyết nghiên cứu Nhu cầu tin của ngƣời dùng tin tại Trung tâm TT - TV Trƣờng Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên ngày càng đòi hỏi cao hơn. Trong khi đó hoạt động thông tin-thƣ viện của Trƣờng Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên hiện nay còn nhiều hạn chế: trƣớc hết là việc nắm bắt nhu cầu tin của ngƣời dùng tin chƣa đƣợc chính xác, chƣa đƣợc thƣờng xuyên do vậy hiệu quả tổ chức hoạt động chƣa cao. Nhu cầu tin của ngƣời dùng chƣa đƣợc thỏa mãn. Nguyên nhân trƣớc hết có thể các thông tin, tài liệu phục vụ nhu cầu của NDT chƣa đáp ứng đƣợc đầy đủ, nhanh chóng, kịp thời, chính xác và phù hợp với ngƣời dùng tin. Các yếu tố tác động đến nhu cầu tin có thể còn hạn chế nhƣ nguồn tài liệu chƣa đƣợc bổ sung kịp thời và đầy đủ; Chất lƣợng và số lƣợng sản phẩm và dịch vụ thông tin chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu; Công tác phục vụ NDT chƣa tốt; Năng lực của NDT còn chƣa cao; Năng lực của đội ngũ CBTV còn nhiều hạn chế; Việc phối kết hợp giữa Trung tâm TT-TV và các tổ chức đoàn thể của Trƣờng chƣa đƣợc nhịp nhàng…. Do vậy cần có những giải pháp kịp thời khắc phục đƣợc những hạn chế trên, hoạt động thông tin - thƣ 7 viện sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu tin của ngƣời dùng tin, góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo và nghiên cứu khoa học của Nhà trƣờng. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp luận Luận văn đƣợc nghiên cứu dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đồng thời dựa trên quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển sự nghiệp thông tin-thƣ viện trong các trƣờng đại học ở Việt Nam. 6.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể - Phƣơng pháp thu thập,phân tích, tổng hợp thông tin, tài liệu. - Phƣơng pháp quan sát: NDT đến Trung tâm TT-TV sử dụng tài liệu và học tập, quan sát hoạt động phục vụ đáp ứng nhu cầu thông tin của NDT... - Phƣơng pháp phỏng vấn: Phỏng vấn cán bộ lãnh đạo trƣờng, cán bộ lãnh đạo Trung tâm - Điều tra bằng bảng hỏi: Đối với NDT là CBGV, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh. Số lƣợng bảng hỏi phát ra 700 thu về 650 thống kê, phân tích kết quả. Phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. - Khảo sát thực tế: các hoạt động nghiệp vụ liên quan đến tổ chức và hoạt động của Trung tâm TT-TV để phục vụ nhu cầu tin cho NDT - Phƣơng pháp thống kê so sánh: thống kê lƣợt bạn đọc, vòng quay của tài liệu, lƣợt sử dụng sản phẩm, dịch vụ, lƣợt truy cập đối với tài liệu điện tử, thống kê kết quả điều tra, so sánh NCT của các nhóm NDT khác nhau(trình độ, giới tính, môi trƣờng sống,…) 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. - Về mặt khoa học: Luận văn góp phần hoàn thiện lý luận về nhu cầu tin trong hoạt động thông tin thƣ viện 8 - Về mặt thực tiễn: Luận văn đƣa ra những giải pháp cụ thể, khả thi cho việc đáp ứng nhu cầu tin ngày càng cao cho ngƣời dùng tin tại Trung tâm TT - TV Trƣờng Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên. Từ đó góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục, đào tạo của Trƣờng, đóng góp cho xã hội nguồn nhân lực có chất lƣợng cao. Đồng thời là tài liệu tham khảo thiết thực cho những ai quan tâm đến vấn đề này 8. Bố cục luận văn. Luận văn dự kiến khoảng 100 trang. Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn dự kiến gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Những vấn đề chung về nhu cầu tin của ngƣời dùng tin tại Trung tâm Thông tin - Thƣ viện trƣờng Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên. Chƣơng 2: Thực trạng nhu cầu tin của ngƣời dùng tin tại Trung tâm Thông tin Thƣ viện Trƣờng Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên. Chƣơng 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả đáp ứng nhu cầu tin tại Trung tâm Thông tin - Thƣ viện Trƣờng Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên. 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan