Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nhu cầu hỗ trợ chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ nông thôn từ góc độ công tá...

Tài liệu Nhu cầu hỗ trợ chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ nông thôn từ góc độ công tác xã hội

.DOC
240
279
52

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Hà Nội - 2G15 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kếtquả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. rri r _ • Tác giả Lưu Thu Hiền 2 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ chuyên ngành Công tác xã hội với đề tài: “Nhu cầu hỗ trợ chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ nông thôn từ góc độ công tác xã hội (Nghiên cứu trường hợp xã Tiến Thịnh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội)”, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự động viên, giúp đỡ, hướng dẫn tận tình, tâm huyết của các thầy cô và bạn bè. Để hoàn thành nghiên cứu này, trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Xã hội học đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS. TS. Lê Thị Quý, người đã tâm huyết chỉ dạy thêm cho tôi những tri thức khoa học, nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu này. Lưu Thu Hiền MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................................... i 2 DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................................................... ..........................................................................ii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ.........................................................................................iii PHẦN I. MỞ ĐẦU................................................................................................................................. 1 rri Ạ______ _______Ạ -* Ạ _____!____• Ạ ______r__r>. . Tong quan vân đề nghiên cứu................................................................................................ 3 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................................. 11 3.1. Mục đích nghiên cứu............................................................................................................. 11 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................................................ 12 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài..................................................................................12 4.1. Ý nghĩa khoa học................................................................................................................... 12 4.2. Ý nghĩa thực tiễn................................................................................................................... 12 5. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu...............................................................................13 5.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................................... 13 5.2. Khách thể nghiên cứu........................................................................................................... 13 5.3. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................................. 13 6. Câu hỏi, giả thuyết nghiên cứu ................................................................................................... 13 6.1. Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................................... 13 6.2. Giả thuyết nghiên cứu.......................................................................................................... 13 7. Khung phân tích........................................................................................................................... 14 8. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................................. 14 8.1. Nguyên tắc nghiên cứu......................................................................................................... 14 8.2. Phương pháp phân tích tài liệu........................................................................................... 15 8.3. Phương pháp quan sát.......................................................................................................... 15 8.4. Khảo sát xã hội học............................................................................................................... 15 8.5. Phương pháp công tác xã hội nhóm.................................................................................... 17 9. Câu trúc luận văn......................................................................................................................... 17 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................................... ................................................................................... 18 1.2. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu .................................................................................. 26 1.2.1. Thuyết nhu cầu của Abraham Maslow.........................................................................26 1.2.2. Thuyết nữ quyền.............................................................................................................. 30 1.3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu................................................................................................ 32 1.3.1. Khái quát đặc điểm xã Tiến Thịnh................................................................................32 L3.2. Một số thông tin chung về phụ nữ xã Tiến Thịnh.........................................................34 TIỂU KÉT CHƯƠNG 1............................................................................................................. .............................................................................................37 Chương 2. THỰC TRẠNG NHU CẦU CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN......................38 CỦA PHỤ NỮ XÃ TIÉN THỊNH, MÊ LINH, HÀ NỘI.....................................................................38 2.1. Nhận thức, hành vi của phụ nữ xã Tiến Thịnh về CSSKSS............................................. 38 2.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu CSSKSS của phụ nữ xã Tiến Thịnh...................51 2.3. Nhu cầu và mức độ đáp ứng nhu cầu về CSSKSS của phụ nữ xã Tiến Thịnh... 54 2.3.1. Nhu cầu hỗ trợ kiến thức CSSKSS ................................................................................ 54 2.3.2. Nhu cầu hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ CSSKSS .............................................................. 57 2.3.3. Nhu cầu truyền thông CSSKSS cho các thành viên trong gia đình...........................59 2.3.4. Mức độ đáp ứng nhu cầu về CSSKSS của phụ nữ..................... ................................61 2.4. Một số vấn đề đặt ra đối với việc CSSKSS của phụ nữ xã Tiến Thịnh............................63 TIỂU KÉT CHƯƠNG 2....................................„...... ........... ......................................................... ................................................65 Chương 3. ỨNG DỤNG CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM TRONG VIỆC HỖ TRỢ CÁC NHU CẦU CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN CỦA PHỤ NỮ.................. 66 3.1. Thành lập nhóm...................................................................................................................... 66 3.1.1. Lý do sử dụng phương pháp CTXH nhóm...................................................................66 3.1.2. Mô tả về nhóm.................................................................................................................. 66 3.1.3. Mục đích và mục tiêu sinh hoạt nhóm..........................................................................68 3.1.4. Kế hoạch hoạt động......................................................................................................... 69 3.2. Triển khai hoạt động nhóm.................................................................................................... 73 United Nations Children's Fund ii *? > rpA 1 • /V -m- /V PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nhắc đến sức khỏe sinh sản là nói đến một giai đoạn quan trọng trong cả cuộc đời con người, vì nó ảnh hưởng tới toàn bộ sức khỏe và cuộc sống của họ. Sức khỏe sinh sản tốt là sự phát triển hài hòa của mỗi con người về thể lực, tinh thần; là khả năng tái sinh sản, hòa hợp cộng đồng, không có bệnh tật, ốm đau hoặc không tàn phế của bộ phận sinh dục. Sự hoạt động hài hòa của hệ thống cơ thể và hệ thống sinh sản với mục đích sinh sản hay không sinh sản đều nhằm thực hiện quyền sinh sản của mỗi con người. Phụ nữ là lực lượng chính được đề cập trong CSSKSS vì họ phải mang thai, sinh đẻ và chăm sóc con nhỏ. Bởi vậy, một trong những hướng phát triển quan trọng của Đảng và Nhà nước Việt Nam là các chính sách và chiến lược phát triển con người, trong đó có các quyền của phụ nữ và trẻ em. Đối với người phụ nữ, thiên chức làm mẹ thật thiêng liêng, cao quý. Quá trình thai nghén và sinh đẻ của phụ nữ là chức năng sinh học nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro tác động đến sự sống và sức khỏe của cả người mẹ và thai nhi. Chính vì vậy, chăm sóc sức iii 1 thành thị, do sự phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội tại khu vực nông thôn vẫn còn thấp, mức sống của người dân chưa cao và sự hạn chế trong tiếp cận thông tin của họ khiến cho tình trạng khó tiếp cận dịch vụ cũng như thiếu kiến thức về CSSKSS cho phụ nữ nông thôn còn ở mức cao trong khi họ có nhu cầu chính đáng được hỗ trợ về CSSKSS. Công tác xã hội là một nghề nghiệp mang tính chuyên môn và thực tiễn cao, đã góp phần thúc đẩy việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội, các dự án, hoạt động với cá nhân, nhóm, cộng đồng, hướng tới phục vụ thân chủ và làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Một phần quan trọng của CTXH và nhân viên CTXH là đóng vai trò trong hỗ trợ các nhu cầu về CSSKSS của phụ nữ nông thôn bằng các hoạt động chuyên môn của mình. Xã Tiến Thịnh là địa bàn nông thôn, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ còn chưa thực sự được quan tâm đúng mức trong khi phụ nữ Tiến Thịnh có các nhu cầu được hỗ trợ CSSKSS. 2 2 2 rri Ạ Ị ________________ Ạ ^ -1- ^____ 1 *Ạ r . Tông quan vân đê nghiên cứu Các nghiên cứu về sức khỏe sinh sản của phụ nữ nói chung và phụ nữ nông thôn nói riêng đã được thực hiện từ rất sớm trên thế giới cũng như ở Việt Nam từ các góc độ xã hội học, dân số học. Trong nhiều năm qua, sức khỏe người phụ nữ được quan tâm và đưa lên hàng đầu trong nhiều diễn đàn quốc tế và quốc gia. Một trong những dấu mốc quan trọng đánh dấu sự quan tâm nghiên cứu về SKSS là từ Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển (ICPD) tại Cai-rô, Ai Cập (4/1994). Sau khi định nghĩa chính thức về sức khỏe sinh sản tại hội nghị này được thông qua và được thống nhất phổ biến đến các quốc gia trên thế giới thì mối quan tâm của các nhà quản lý xã hội, các nhà khoa học, các nhà giáo dục và toàn xã hội đối với vấn đề SKSS cũng được nâng lên. 3 Quyền đối với sức khỏe sinh sản của phụ nữ cũng được đề cập đến trong bài tham luận của Tiến sĩ Carmel Shalev (thành viên chuyên gia, công ước CEDAW) “Quyền đối với tình dục và sức khoẻ sinh sản - theo Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển (ICPD) và Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ”, được trình bày vào tháng 3/1998, tại Hội nghị quốc tế về sức khỏe sinh sản, Mumbai (Ân Độ). Theo bài viết, cuộc đấu tranh về quyền của phụ nữ đối với sức khỏe tình dục và sinh sản đã thúc đẩy quyền con người của phụ nữ nói chung. Phụ nữ cần được hưởng quyền đối với tình dục và SKSS để hành động như một người trưởng thành độc lập với đầy đủ năng lực pháp lý để tham gia vào xã hội dân sự. Các nhà hoạch định chính sách, các nhà thiết kế chương trình, và các nhà cung cấp dịch vụ cần tiếp cận đối với sức khỏe tình dục và sinh sản lấy "phụ nữ làm trung tâm", bởi sức khỏe sinh sản không chỉ liên quan đến các hoạt động sinh học của tử cung của người phụ nữ mà nó là tổng thể, là sự hài hòa về mặt sinh học và xã hội của con người. (59) Nhiều hội nghị của Liênhiệp quốc kêu gọi tạo nhiều cơ hội hơn cho phụ nữ, nhiều chính phủ công nhận sự tiến bộ cho phụ nữ là chìa khóa để đạt được 4 nước. Bộ ytế đã ban hành, triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia về CSSKSS giai đoạn 2001 - 2010, giai đoạn 2011 - 2020. Một trong những nội dung của CSSKSS là việc sử dụng các biện pháp phòng tránh thai để kiểm soát số con cũng như đảm bảo quan hệ tình dục an toàn cho cả phụ nữ và nam giới. Cuộc điều tra của UNFPA tại Việt Nam về “Thực trạng cung cấp và sử dụng dịch vụ chăm sóc SKSS tại 12 tỉnh, thành phố” vào năm 2003 cho thấy các biện pháp dành cho nam giới như triệt sản và dùng bao cao su chiếm khoảng 22% tổng số những người sử dụng các biện pháp tránh thai trong hộ gia đình (48) . Sự chia sẻ này thể hiện vai trò, trách nhiệm của nam giới cũng như sự tôn trọng quyền của phụ nữ trong chăm sóc SKSS và đó cũng thể hiện sự bình đẳng giới trong chăm sóc SKSS. Tuy nhiên, tỷ lệ nam giới trực tiếp sử dụng các biện pháp tránh thai để chia sẻ trách nhiệm với phụ nữ vẫn còn thấp. Họ thường không muốn sử dụng các biện pháp tránh thai như bao cao su, xuất tinh ngoài âm đạo hay triệt sản nam... Hậu quả là làm tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục và có thai ngoài ý muốn. 5 Việc quyết định sử dụng BPPTT của vợ/chồng được tác giả Trần Thị Thắm đề cập đến trong nghiên cứu “Kiến thức, thái độ, thực hành về CSSKSS của phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ, nghiên cứu tại tỉnh Cao Bằng”. Theo đó, sự thống nhất giữa hai vợ chồng chiếm tỷ lệ cao nhất (68,8%). Bản thân người phụ nữ cũng đã có quyền quyết định sử dụng BPPTT (30%), chỉ có 1,2% phụnữ lờirằngchồng là trả người quyết định sử dụng BPPTT. Người phụ nữ đã ít nhiều có quyền quyết định trong việc sử dụng BPPTT, nhưng nếu họ được tự quyết định nhiều hơn họ sẽ chủ động hơn trong KHHGĐ cũng như chăm sóc sức khỏe bản thân.(35) Làm mẹ an toàn cũng là một trong những nội dung của CSSKSS phụ nữ. Mục tiêu của làm mẹ an toàn là làm giảm tỷ lệ tử vong và bệnh tật của bà mẹ và trẻ sơ sinh. Trong quá trình phụ nữ mang thai và sinh con, cơ hội được tiếp cận với dịch vụ CSSKSS nhiều hơn có thể làm giảm tử vong và các biến chứng khác một cách đáng kể. Phần lớn các tai biến liên quan đến thai sản đều có thể phòng tránh nếu có được sự quan tâm của cá nhân người mẹ mang thai đối với sức khỏe bản thân và thai nhi. Làm mẹ an toàn là vấn đề đòi hỏi sự đầu tư, ưu tiên quan tâm từ cấp độ vĩ mô (chính sách) đến vi mô (ý thức bản thân người mẹ và cộng đồng). Qua 6 loại trừ phá thai không an toàn; Giảm nhiễm khuẩn đường sinh sản, nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục; chủ động phòng ngừa, phát hiện và điều trị sớm ung thư đường sinh sản, chú trọng sàng lọc ung thư đường sinh sản ở phụ nữ trong độ tuổi 30 - 54 tuổi (4). Các mục tiêu, chỉ tiêu trong Chiến lược đưa ra ở mức khái quát và cần nhiều biện pháp cụ thể để thực hiện. Phụ nữ nông thôn là một cộng đồng người phong phú, đa dạng gồm những dân tộc, tôn giáo, lứa tuổi, trình độ học vấn khác nhau, sinh sống và làm việc ở những vùng nông thôn khác nhau. Cùng với nam giới, phụ nữ là một trong hai chủ thể kinh tế quan trọng nhất mang lại thu nhập cho các hộ gia đình. Nghị quyết số 11-NQ/TW “về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ” của Bộ Chính trị (ngày 27/04/2007) đã nêu quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với công tác phụ nữ trong giai đoạn hiện nay. Chính phụ nữ là lực lượng đông đảo góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo bộ mặt xã hội và xây dựng đời sống mới thông qua việc triển khai thực hiện các phong trào thi đua yêu nước (2). Họ là người đảm bảo cuộc sống gia đình ấm no, hạnh phúc, bền vững và an toàn cho mọi thành viên trong gia đình. 7 CSSKSS hiện nay liên quan mật thiết đến việc thực hiện bình đẳng giới. Theo chương trình hành động của Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển, việc thay đổi về kiến thức, thái độ và hành vi của cả nam và nữ là điều kiện cần thiết để đạt được mối quan hệ hài hòa giữa nam và nữ. Khía cạnh giới và các bệnh lây qua đường tình dục được phản ánh trong nghiên cứu "Yếu tố giới trong chương trình chăm sóc các bệnh viêm nhiễm đường sinh sản", tác giả Nguyễn Thu Nam, đăng trên Tạp chí Dân số và Phát triển, số 2/2005. Nghiên cứu này chỉ ra, có khoảng 25% phụ nữ mắc các bệnh lây theo đường tình dục như: lậu, giang mai, viêm gan do virus B, roi trùng, nấm, Cờlamiđia, Hécpét, u sùi..., và nguy hiểm nhất là HIV(27). Điều đó cho thấy phụ nữ thường bị động trong quan hệ tình dục và rất dễ bị tổn thương do HIV/AIDS do nam giới ít khi sử dụng bao cao su, hơn nữa phụ nữ ít có quyền quyết định trong quan hệ tình dục và tình dục an toàn. Nghiên cứu nêu ra vấn đề giới cũng có ảnh hưởng đến nhu cầu và chất lượng dịch vụ chăm sóc SKSS. Theo đó, cần đưa nam giới, đặc biệt là nam giới trẻ, tham gia vào chương trình SKSS nói chung, phòng chống các bệnh lây qua đường tình dục nói riêng; tuy nhiên, kết quả thực tế chưa được nhiều.(27) 8 của cuộc sống, từ các quyết định cá nhân về quy tụ gia đình đến các quyết định về chính sách và chương trình ở các cấp chính phủ.(22) “Nghiên cứu về Giới, Nam tính và sự ưa thích con trai ở Nepal và Việt Nam” của Trung tâm quốc tế nghiên cứu về phụ nữ (ICRW) cho thấy, hầu hết nam giới ở Việt Nam và Nepal tán thành việc đối xử công bằng với cả nam và nữ và vai trò quan trọng nhất của phụ nữ chính là chăm sóc việc nhà và nấu ăn cho gia đình. Số đông nam giới ở hai nước cho biết họ tham gia chăm sóc con cái hàng ngày. Khoảng 50% số nam giới cho biết họ đã đưa vợ/bạn tình của mình đi khám thai trong những lần mang thai gần đây, chủ yếu là nam giới trẻ tuổi sống ở khu vực thành thị, có trình độ học vấn và chuyên môn cao.(45) Nam giới cần chia sẻ với phụ nữ trong công việc gia đình, nuôi dạy con cái, kế hoạch hoá gia đình cũng như các hành vi sinh sản. Phụ nữ và nam giới đều có quyền được thông tin, lựa chọn và tiếp cận những biện pháp chăm sóc SKSS một cách an toàn và có hiệu quả nhất. Nội dung này được nêu trong tác phẩm “Những vấn đề thách thức trong sức khỏe sinh sản” của tác giả Vương Tiến Hòa. Các cặp vợ chồng được quyền quyết định thời điểm và khoảng cách sinh con hợp lý, quyền 9 ngộ còn thấp, chưa tương xứng. Bên cạnh đó, vai trò của nam giới, của người chồng chia sẻ với phụ nữ về CSSKSS chưa được phát huy. Nghiên cứu về nhu cầu của con người cũng đã trở thành đối tượng của nhiều ngành khoa học khác nhau, đối với ngành xã hội học và ngành công tác xã hội, nhu cầu của con người được nghiên cứu theo nhiều khía cạnh để đánh giá, đề xuất các biện pháp giúp thực hiện các nhu cầu của đối tượng. Tác giả Trương Phi Hùng, Nguyễn Minh Hội, Tô Gia Kiên, Đinh Đỗ Quyên và cộng sự đã có nghiên cứu “Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của phụ nữ từ 15 đến 49 tuổi tại thị trấn Lái Thiêu, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương, năm 2005” đăng trên Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả thăm dò nhu cầu chăm sóc sức khỏe của phụ nữ từ 15 - 49 tuổi, những quan niệm của cộng đồng về nhu cầu chăm sóc sức khỏe của phụ nữ và khả năng chăm sóc hiện tại của địa phương cho thấy: phần lớn phụ nữ cần được y tế chăm sóc sức khỏe sinh sản, ngoài ra họ còn có nhu cầu về mặt xã hội và tinh thần. Nghiên cứu cũng tìm biện pháp thích hợp để công tác chăm sóc sức khỏe thỏa mãn nhu cầu cho phụ nữ và mang lại hiệu quả tốt hơn. (20) 10 Từ các nghiên cứu trên có thể nhận thấy, trong rất nhiều nhu cầu, con người có nhu cầu cần được hỗ trợ, trợ giúp từ bên ngoài khi gặp phải những vấn đề khó khăn và đã có nhiều nghiên cứu về các nhu cầu của con người được thực hiện. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về nhu cầu hỗ trợ CSSKSS của phụ nữ nông thôn còn chưa nhiều. Đây cũng là một vấn đề khá mới mẻ mà tác giả đã và đang kế thừa, vận dụng để phục vụ cho nghiên cứu của mình. Như vậy, đã có rất nhiều nghiên cứu về nhu cầu, về CSSKSS đối với phụ nữ trên thế giới, cũng như ở Việt Nam từ các góc độ xã hội học, dân số học. Những nghiên cứu này hầu hết đề cập đến thực trạng, nguyên nhân và các giải pháp ở tầng vĩ mô và vi mô, những nghiên cứu sâu tập trung vào các phương pháp tác động hỗ trợ nhu cầu CSSKSS của phụ nữ nông thôn đặc biệt là những hoạt động thông qua CTXH nhóm còn khá mới mẻ. Trong khi đó, nghiên cứu về nhu cầu hỗ trợ CSSKSS của phụ nữ nông thôn từ góc độ công tác xã hội không chỉ giúp mở rộng sự hiểu biết mà còn góp phần đề xuất những giải pháp nhằm cải thiện các hoạt động, dịch vụ CSSKSS cho phụ nữ nông thôn. Do vậy, tác giả luận văn kế thừa kết quả những nghiên cứu trên, vận dụng vào đề tài “Nhu cầu hỗ trợ chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ nông thôn từ góc độ công tác xã hội (Nghiên cứu trường hợp xã Tiến Thịnh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội)”. Đề tài tập trung tìm hiểu thực trạng, nhu cầu hỗ trợ CSSKSS của phụ nữ nông thôn, đồng thời ứng dụng hoạt động CTXH trong việc đáp ứng nhu cầu hỗ trợ CSSKSS cho nhóm thân chủ, góp phần vào hoạt động CSSKSS cho phụ nữ nói chung và nhóm phụ nữ nông thôn nói riêng cũng như góp phần thúc đẩy hoạt động công tác xã hội tại địa phương. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan