Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nhóm đồ đồng thời đại kim khí ở đông anh (hà nội)...

Tài liệu Nhóm đồ đồng thời đại kim khí ở đông anh (hà nội)

.PDF
237
243
138

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THANH DỊU NHÓM ĐỒ ĐỒNG THỜI ĐẠI KIM KHÍ Ở ĐÔNG ANH (HÀ NỘI) Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Khảo cổ học Mã số: 60220317 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Văn Khoán Hà Nội - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THANH DỊU NHÓM ĐỒ ĐỒNG THỜI ĐẠI KIM KHÍ Ở ĐÔNG ANH (HÀ NỘI) LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Khảo cổ học Hà Nội - 2015 LỜI CẢM ƠN Luận văn này được hoàn thành là kết quả của một quá trình học tập và nghiên cứu không ngừng của bản thân, sự động viên giúp đỡ của quý thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân đây, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đối với PGS.TS Hoàng Văn Khoán, người không chỉ tạo mọi điều kiện cho tôi về mọi mặt trong quá trình làm luận văn, mà thầy còn là người vô cùng nhẫn nại và tỉ mỉ chỉ bảo tôi. Tôi cũng xin gửi cảm ơn tới các thầy, cô giáo ở Bộ môn Khảo cổ học, khoa Lịch sử, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội. Xin gửi lời cảm ơn bạn bè đồng môn và đồng nghiệp. Tuy đã cố gắng nhưng luận văn vẫn còn nhiều hạn chế thiếu sót, vì vậy tôi rất mong nhận được những ý kiến góp ý, bổ sung của những các nhà nghiên cứu, các thầy cô và những người quan tâm tới đề tài để luận văn được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2015 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thanh Dịu MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU .............................................................................................. 1 CHƯƠNG 1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, CẢNH QUAN MÔI TRƯỜNG, QUÁ TRÌNH PHÁT HIỆN VÀ NGHIÊN CỨU .................................................. 3 1.1. Vị trí địa lý, cảnh quan và môi trường .............................................. 3 1.1.1. Giới hạn địa lý, điều kiện sinh thái vùng Đông Anh........................ 3 1.1.2. Đặc điểm địa chất, địa hình .............................................................. 3 1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thủy văn .............................................................. 8 1.1.4. Dân cư............................................................................................. 11 1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................... 13 1.2.1. Quá trình phát hiện và nghiên cứu các di chỉ thuộc thời đại kim khí ở huyện Đông Anh ...................................................................... 13 1.2.2. Quá trình nghiên cứu đồ đồng thuộc thời đại Kim khí ở huyện Đông Anh.................................................................................................. 15 CHƯƠNG 2. NHÓM ĐỒ ĐỒNG THỜI ĐẠI KIM KHÍ Ở HUYỆN ĐÔNG ANH (HÀ NỘI) .............................................................................. 20 2.1. Đồ đồng giai đoạn Tiền Đông Sơn ở Đông Anh .............................. 20 2.2. Đồ đồng giai đoạn văn hóa Đông Sơn ở Đông Anh......................... 26 2.2.1. Các di tích văn hóa Đông Sơn ........................................................ 26 2.2.2. Di vật đồng...................................................................................... 31 2.3. Một số đặc điểm cơ bản của đồ đồng ở Đông Anh.......................... 64 CHƯƠNG 3. MỐI QUAN HỆ VĂN HÓA VÀ VAI TRÒ CỦA ĐỒ ĐỒNG TRONG THỜI ĐẠI KIM KHÍ Ở ĐÔNG ANH........................... 75 3.1. Đồ đồng thời đại kim khí ở Đông Anh trong các mối quan hệ đồng đại.................................................................................................... 75 3.2. Vai trò của hiện vật đồng đối với đời sống kinh tế - xã hội thời đại Kim khí ở huyện Đông Anh.............................................................. 79 3.3. Sự hình thành nhà nước sơ khai...................................................... 92 KẾT LUẬN................................................................................................. 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 97 BẢNG CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ đầy đủ BP Năm cách ngày nay BC Trước công nguyên SCN Sau công nguyên ĐHTH Đại học Tổng hợp ĐH QGHN Đại học Quốc gia Hà Nội KHXH & NV Khoa học Xã hội và Nhân văn H1 Hố1 H2 Hố 2 H3 Hố 3 H Hình KQ Khai quật L Lớp Nxb Nhà xuất bản NPHMVKCH Những phát hiện mới về khảo cổ học DANH MỤC PHỤ LỤC MINH HỌA BẢNG THỐNG KÊ (30 bảng) BẢN ĐỒ (08 bản) BẢN VẼ (18 bản) BẢN ẢNH (42 bản) LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận văn Đông Anh là một trong số ít khu vực chứng kiến toàn bộ quá trình phát sinh, phát triển liên tục rồi suy tàn của văn minh sông Hồng. Ở đây hội tụ đủ quá trình phát triển của nghề luyện kim từ buổi sơ khai đến giai đoạn phát triển cao nhất. Hơn nữa, số lượng hiện vật đồng thu được ở khu vực này không phải quá lớn nhưng có đầy đủ các loại hình. Do vậy, khi nghiên cứu sẽ thấy rõ quá trình phát triển của loại hình từng loại. Hơn thế, nghiên cứu nhóm đồ đồng ở khu vực này, sẽ thấy rõ tầm quan trọng của luyện kim màu đến sự phát triển xã hội, sự hình thành nhà nước. Mặc dù, đã có rất nhiều công trình khảo cổ học nghiên cứu ở khu vực này. Tuy nhiên, chưa có công trình chuyên khảo về một loại hình hiện vật nói chung và đồ đồng nói riêng. Với hai lý do đó, tôi đã chọn đề tài “Nhóm đồ đồng thời đại Kim khí ở huyện Đông Anh” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu luận văn - Tác giả tổng hợp các tư liệu ghi chép, khai quật, thám sát và phát hiện ngẫu nhiên hiện vật đồng ở huyện Đông Anh - Thống kê phân loại loại hình, hình dáng, kĩ thuật theo các tiêu chí khoa học, tìm hiểu đặc trưng và diễn biến loại hình của đô đồng thời đại Kim khí. Đồng thời so sánh lịch đại và đồng đại làm nổi bật đặc trưng riêng của nhóm đồ đồng ở đây. - Vai trò của hiện vật đồng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của cư dân Đông Anh thời đại Kim khí. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng chính của luận văn là hiện vật đồng thuộc thời đại kim khí tìm thấy ở huyện Đông Anh qua khai quật, khảo sát và phát hiện nhẫu nhiên. 1 4. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu không gian hành chính Đông Anh - Về thời gian: Thời đại kim khí 5. Nguồn tư liệu sử dụng trong luận án - Báo cáo của các khai quật khảo cổ học, các bài viết trên tạp chí Khảo cổ học và Kỷ yếu Những phát hiện mới về khảo cổ học xuất bản hàng năm, các đề tài nghiên cứu khoa học đã công bố. 6. Phương pháp nghiên cứu - Luận văn phương pháp thống kê, mô tả, so sánh, đo vẽ, chụp ảnh…. - Sử dụng phương pháp điều tra và nghiên cứu liên ngành (dân tộc học, văn hóa học, khoa học tự nhiên….). - Luận văn tuân thủ chặt chẽ các quan điểm duy vật lịch sử và duy vật biện chứng trong diễn giải các sự kiện, hiện tượng văn hóa xã hội và lịch sử. 7. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu ( trang) và kết luận (1 trang), nội dung luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1: Vị trí địa lý, cảnh quan môi trường, quá trình phát hiện và nghiên cứu Chương 2: Nhóm đồ đồng thời đại Kim khí ở huyện Đông Anh (Hà Nội) Chương 3: Mối quan hệ văn hóa và vai tròn của đồ đồng trong thời đại Kim khí ở Đông Anh 2 CHƯƠNG 1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, CẢNH QUAN MÔI TRƯỜNG, QUÁ TRÌNH PHÁT HIỆN VÀ NGHIÊN CỨU 1.1. Vị trí địa lý, cảnh quan và môi trường 1.1.1. Giới hạn địa lý, điều kiện sinh thái vùng Đông Anh Huyện Đông Anh thời Pháp thuộc có tên là huyện Đông Khê, khi đó và trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ huyện Đông Anh thuộc tỉnh Phúc Yên (Vĩnh Phúc). Đến năm 1961, huyện Đông Anh trực thuộc Hà Nội, là một huyện ngoại thành, phía Bắc giáp với huyện Sóc Sơn, phía Nam giáp với sông Hồng, phía Tây giáp với tỉnh huyện Mê Linh, phía Đông giáp với huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Đông Anh nằm ở vị trí cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, có tổng diện tích tự nhiên: 18.230 ha, có 23 xã và 1 thị trấn (Bản đồ 01, 02). 1.1.2. Đặc điểm địa chất, địa hình Bản vẽ 01: Sơ đồ địa văn hóa – chính trị Châu thổ Sông Hồng [131] 3 Đặc điểm địa hình: Đông Anh nằm ở vị trí khá đặc biệt. Nếu phân chia tam giác châu sông Hồng thành 3 vùng với giới hạn một bên là dãy Ba Vì, một bên là dãy Tam Đảo và trục chính là sông Hồng: vùng cao (thượng), vùng giữa (trung), vùng thấp (hạ) ứng với 3 đỉnh tam giác châu thì Vĩnh Phú là vùng đỉnh xưa nhất của tam giác châu sông Hồng, ngã ba sông Hồng, sông Đuống gần Cổ Loa là đỉnh thứ hai và thị xã Hưng Yên là đỉnh thứ ba mà cạnh đáy nằm ven biển từ Yên Lập (Quảng Ninh) tới Nho Quan rìa Ninh Bình. Như vậy, Đông Anh gần như nằm trên trục chính của tam giác châu sông Hồng, là miền giáp ranh trung du – đồng bằng. Do nằm trong vùng đất cao Tây Bắc nên Đông Anh có địa hình nghiêng từ Tây Bắc (Cổ Loa: cốt 11 – 12m) xuống Đông Nam (Liên Hà: cốt 5 – 6m) [6: tr.3]. Theo chiều từ Bắc xuống Nam, có thể dễ dàng nhận thấy sự giảm độ cao đáng kể từ các dải đồi núi thấp ở khu vực Sóc Sơn với địa hình bóc mòn chiếm ưu thế xuống khu vực Phù Lỗ - Đông Anh được hình thành bởi hoạt động tích tụ của sông và biển trong kỷ Đệ tứ. Các dải đồi núi cao 200 – 300m tại Sóc Sơn với sườn dốc trên 20o, về phía Nam, chúng được chuyển tiếp nhanh xuống các đồi thoải ở độ cao 40 – 60m rồi đến bề mặt gò đồi lượn sóng với độ cao 12 – 20m. Điều đáng chú ý là dải gò đồi này đều có dạng vòng cung với bán kính cong rộng như ôm lấy vùng đồi núi Sóc Sơn. Qua sông Cà Lồ dải gò đồi có độ cao tuyệt đối khoảng 8 – 15m, song mức độ phân cắt lại lớn hơn. Việc phân tích địa hình của các dải gò đồi này cho thấy sự khác biệt đáng kể theo chiều từ Bắc xuống Nam. Phía Bắc sông Cà Lồ, thuộc phạm vi khu vực sân bay Nội Bài và lân cận, các dải nổi cao phân bố rộng, xen kẽ là các dải trũng thoải có dạng vòng cung với chiều lồi quay về phía Nam, phù hợp với dạng vòng cung của sông Cà Lồ. Trong khi đó, ở phía Nam sông Cà Lồ, thuộc phạm vi Đông Anh – Cổ Loa, các dải gờ cao và các dải trũng giữa chúng thường được định hướng gần song song, và thường có dạng cánh cung, phù hợp với các dải cao, có phương chung là Tây Bắc – Đông Nam, chọc vào 4 dải gờ cao phía Bắc. Tại đây, các dải trũng có độ sâu lớn hơn, là sự phát triển kế thừa các rãnh trũng cắt vào các bậc thềm cổ. Tại phần rìa phía Nam, Đông Nam, nơi có sự chuyển tiếp của diện phân bố tam giác châu thứ nhất và thứ hai, các dải gò đồi bị phân, cắt mạnh hơn. Nhiều mạng xâm thực phân cắt tạo nên các dải trũng có dạng như các ngón tay lồng vào phần địa hình cao. Đó chính là hình thái địa hình đặc trưng cho khu vực Đông Anh. Phía Nam – Đông gờ cao cuối cùng – dấu vết thế hệ tam giác châu thứ nhất này là bề mặt châu thổ thấp xen kẽ các ô trũng hoặc các gò cao ven lòng được hình thành do các thế hệ dòng sông dịch chuyển tạo thành. Theo chiều Đông - Tây, từ Việt Trì đến Cổ Loa vẫn thấy có sự xen kẽ giữa các dãy địa hình gò đồi cao 8 – 20m với địa hình đồng bằng cao dưới 8m. Phân tích hình thái các dải địa hình cao trên 8m, tương đương với thềm bậc I, có thể thấy sự phân dị khá độc đáo như sau: Tại khu vực Việt Trì, địa hình I có độ cao tuyệt đối đến 20m, bị phân cách đáng kể, tạo địa hình gò thoải đẳng thước. Từ đó về phía Đông – Đông Nam, các thành tạo này có sự phân dị, song được lặp lại có tính quy luật. Các khu vực có địa hình phân cắt mạnh gồm các dải cao và trũng xen kẽ song song, trên bình đồ có dạng phân bố hình chữ S, thể hiện khá rõ của các khúc uốn lòng sông cổ, phân bố ở Yên Lạc và Cổ Loa. Trong khi đó, đoạn giữa hai khu vực này với hai bộ: phía Đông sông Phó Đáy và đoạn từ Mê Linh đến tây Cổ Loa, bậc địa hình cao 10 – 15m lại tương đối bằng phẳng, phương của các gờ cao và dải trũng thoải là Tây Bắc – Đông Nam hoặc các vĩ tuyến [65, tr.2-26]. Các lỗ khoan thăm dò cho thấy đây là vùng địa hình đá gốc có bề mặt mấp mô kiểu đồi gò sót, nhưng do sự bồi đắp phù sa của hệ thống sông Hồng đã làm cho địa hình bằng phẳng hơn. Ngoài các đồi gò, thềm cổ, Đông Anh còn là vùng đất bồi cao của sông, suối. Như vậy, do vị trí nằm rìa đồng bằng, nên khu vực Đông Anh mang cả hai chế độ phù sa khác nhau: phù sa cổ và phù sa hiện đại. 5 Hình 01: Mặt cắt địa chất kỷ Đệ Tứ theo tuyến khoan ở phía tây Cổ Loa [Nguồn:65] Bảng 01: Các tầng đất đá (địa tầng) ở huyện Đông Anh Stt 1 Tên Phân bố ở huyện Đông Anh >100m1 Địa tầng trước Kainozoi (>65 triệu năm cách ngày nay) 2 Địa tầng địa tam 50 – 70m - Hệ Neogen 3 - Địa tầng Đệ Tứ 60m Ngoài ra, Đông Anh là gạch nối giữa miền trung du và miền đồng bằng Bắc bộ nên tính chất giáp ranh này thể hiện rõ về mặt thổ nhưỡng từ một vùng đất Feralitic vàng đỏ phát triển trên nền phù sa cổ đến một vùng bãi và phù sa trên bãi ngoài đê, từ một vùng đất bạc màu đến một vùng cát pha, đến một vùng đất thịt. Đông Anh là gờ cuối cùng của một miền Bắc thềm cổ nhìn ra một vùng lõm võng của đồng bằng. Đặc điểm địa chất, địa mạo (Bản đồ 03): Dòng người đầu tiên đến Hà Nội vào thời kỳ mà các nhà địa chất gọi là hậu kỳ thế Cánh tân (Pleistocene) cách đây hàng vạn năm. Khi đó, cảnh quan Đông Anh cổ là một vùng đồi gò 1 Vật liệu xây dựng thành Cổ Loa và những tảng đá cuội kết được ghép để tạo nên tượng Mỵ Châu đều được lấy về từ vùng đồi núi phía Bắc - Tây bắc Cổ Loa, đó là các đá trầm tích lục nguyên thuộc đại Trung sinh (Mesozoi). 6 có nhiều rừng rậm, khô ráo, nhiều sông suối rất thuận tiện cho con người thời nguyên thủy thuộc văn hóa Sơn Vi từ vùng trung du tràn xuống vùng Đông Anh và dùng đá cuội ven sông, suối ghè đẽo làm công cụ săn bắt, hái lượm. Ở giai đoạn muộn hơn, Hà Nội hoàn toàn khô ráo, biển lui ra xa, đây là điều kiện để các nhóm cư dân cổ có thể di cư và dần trở thành những chủ nhân của châu thổ Bắc Bộ. Đến thời kỳ Toàn tân (Holocene) giữa và muộn (từ 6000 năm – 3000 năm cách ngày nay), các yếu tố địa chất tác động rất mạnh đến sự hình thành châu thổ Bắc Bộ, và ảnh hưởng đến kinh tế xã hội của cư dân cổ. Theo các nhà địa chất, cảnh quan Đông Anh đã biến đổi qua nhiều nấc thang như sau: Khoảng 6000 - 5000 năm cách ngày nay, nước biển bao trùm toàn bộ vùng Hà Nội. Biển ăn sâu vào đất liền, Hà Nội trởi thành vịnh – vịnh Hà Nội. Đông Anh chắc chắn cũng không nằm ngoài tác động của sự kiện địa chất đó. Địa mạo cổ Hà Nội biến đổi theo quy luật chung của thế giới là có lúc là vùng đất bị nhấn chìm trong nước biển do biển tiến, lúc thì trở thành vùng lục địa bằng phẳng do biển lùi. Các nhà nghiên cứu địa chất cho rằng biển tiến Flandrian khiến Hà Nội ngập trong biển cả và trở thành bồn trầm tích tương đối rộng lớn….. Đông Anh không thể có người cư trú vì còn là biển. Sau đợt biển tiến này là một đợt biển thoái – biển rút dần ra khỏi địa bàn Đông Anh, hoạt động của sông ngòi dần hình thành [65]. Vào đầu thời kỳ Holocene muộn (khoảng 4000 – 3000 năm cách ngày nay) là giai đoạn mà môi trường thời kỳ biển thoái khu vực Đông Anh không chịu tác động trực tiếp (vì biển đã lùi xa về phía Đông) mà xảy ra quá trình đầm lầy hóa. Khu vực Đông Anh lúc đó được nâng cao so với mức xâm thực, là cở sở tạo điều kiện cho con người ở các vùng cao xuống sinh sống. Sự xuất hiện của con người được xem như tác nhân, hoạt động của con người tới tự nhiên cũng được xem như một quá trình tác động tới hoạt động địa chất. Điều này khiến châu thổ Bắc Bộ có lẽ là châu thổ duy nhất ở Đông Nam Á chưa hình thành xong một cách tự nhiên, đã được/bị con người chiếm lĩnh và bằng 7 các hành động nhân vi – nhân tác (đào kênh, khơi ngòi, đào ao, lấp trũng, đắp đê sông, đê biển…) đã chặn đứng quá trình hình thành tự nhiên của một tam giác châu và đã để lại nhiều vùng trũng [nguồn]. Chính thời kỳ này là lúc Đông Anh có những cuộc khai phá của cư dân thời đại Kim khí. Khoảng 4000 năm trước, môi trường cảnh quan Hà Nội có phần ổn định hơn. Diện mạo Đông Anh cũng không có nhiều khác biệt lớn so với ngày nay. Các đợt biển tiến và biển lùi cũng không còn dữ dội như ở các thời kỳ trước, bề mặt châu thổ Bắc Bộ còn nhiều đầm lầy hoang vu, nước biển còn ngấm sâu vào lòng đất, phủ kín mặt đất là những cánh rừng bạt ngàn sú, vẹt, lau lách… dấu vết này là những dải than bùn (do cây cối vùi lấp trong lòng đất mà thành) tồn tại sâu dưới lòng đất Đông Anh hiện tại. Các địa danh như Du Lâm (rừng Dâu Da), Mai Lâm (rừng mơ), Đông Lâm… Các nhà khảo cổ học khi khai quật các di tích kim khí ở đây đã phát hiện nhiều cặp ngà voi, răng nanh hổ, gạc hươu, răng lợn lòi… có tuổi 4000 - 3000 năm cách ngày nay (Bảng thống kê 2.30) [86, tr.146]. 1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thủy văn 1.1.3.1. Khí hậu Huyện Đông Anh nằm ở trung tâm đồng bằng châu thổ sông Hồng, thuộc hoàn lưu đới vĩ độ thấp trong khu vực Đông Nam Á, chịu tác động mạnh của các trung tâm khí áp khác nhau về tính chất phạm vi và cường độ, tạo nên sự tương phản sâu sắc giữa mùa đông và mùa hè. Khí hậu huyện Đông Anh là khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng, ẩm, mưa nhiều, nhưng chịu tác động mạnh của gió mùa Đông Bắc vào mùa đông. Do đó sự chênh lệch nhiệt độ giữa mùa đông và mùa hè là khá lớn. Mùa hè nhiệt độ khá cao, trong khi đó mùa đông rất lạnh, có nhiều đợt xuất hiện sương muối. Đông Anh có chế độ bức xạ thiên văn nội chí tuyến, hàng năm hai lần mặt trời qua thiên đỉnh, độ cao mặt trời khá lớn và thời gian chiếu sáng tương 8 đối đồng đều, lượng bức xạ tổng cộng lớn, thay đổi qua các mùa, vào mùa hè lớn hơn hẳn so với mùa đông, cân bằng bức xạ các tháng đều dương, vào mùa đông nhỏ hơn so với mùa hè và do đó cân bằng bức xạ năm không cao lắm. Về nền nhiệt độ, khí hậu Đông Anh, Hà Nội có nhiệt độ cao đặc trưng khí hậu nhiệt đới. Ngoài ra biên độ biến đổi nhiệt trong ngày cũng khá lớn. Đông Anh, Hà Nội với lượng mưa hàng năm khoảng 1.600mm được coi là một trong những nơi mưa vừa phải ở nước ta2 [65: tr.41] Nhìn chung, môi trường sinh thái Đông Anh từ xưa đến nay đặc trưng cho hệ sinh thái phổ tạp. Hệ sinh thái này là điều kiện quan trọng làm cho Đông Anh từ xa xưa đã được lựa chọn là nơi sinh sống, quần cư của các nhóm cư dân cổ. 1.1.3.2. Thủy văn Trong lịch sử hình thành đồng bằng sông Hồng và trong cách bố trí nơi cư trú, các địa bàn hoạt động kinh tế của cư dân nơi đây, các dòng sông với sự định vị tự nhiên và các hoạt động bồi đắp, xâm thực của mình dường như đã là tác nhân định hướng ban đầu. Các dòng sông cùng với hệ thống đầm, hồ, ao kết thành giá đỡ và đồng thời là nơi bảo lưu những dấu vết xưa của thiên nhiên, con người nguyên thủy và của những thế hệ nối tiếp sau. Đó chính là quá khứ của không gian Đông Anh – nơi tìm thấy những di tích lịch sử, khảo cổ học. Khu vực Đông Anh có một số con sông chảy qua như sông Cà Lồ phía Bắc, sông Thiên Đức phía Nam, sông Hồng phía Tây và sông Thiếp (Hoàng Giang). Sông Hồng bắt nguồn từ dãy Nguy Sơn (Vân Nam – Trung Quốc), dài 1.160km, chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, vào nước ta từ Hồ Khẩu (Lào Cai). Lưu lượng nước bình quân là 3.630m3/s, thấp nhất về mùa cạn là 840m3/s, mùa lũ là 7.020m3/s. Sông Hồng chảy qua địa phận Hà Nội từ xã 2 Đặc điểm các yếu tố khí hậu và các hiện tượng thời tiết đặc biệt ở khu vực huyện Đông Anh được chủ yếu dựa trên tài liệu quan trắc nhiều năm của trạm Láng, số liệu đo mưa tại Đông Anh và các số liệu khảo sát tiểu khí hậu trong khu vực 9 Phong Vân (Ba Vì) đến xã Trung Châu (Đan Phượng) (đoạn chảy qua dài khoảng 33km). Đoạn từ xã Trung Châu đến xã Liên Trung (Đan Phượng) là ranh giới giữa 2 huyện Từ Liêm và Đông Anh và kết thúc tại thôn 3 xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì. Sông Đuống: Sông phân lưu lớn nhất của sông Hồng, vị trí ngã ba phân lưu nằm hoàn toàn trong khu vực Hà Nội tại xã Ngọc Thụy, huyện Gia Lâm (Hữu Đuống) và Tầm Xá, huyện Đông Anh (Tả Đuống). Chiều dài đoạn sông qua Hà Nội là 19km (tại xã Trung Mầu, huyện Gia Lâm). Chiều rộng lòng sông trong khoảng 300m đến 2.700m. Hệ số uốn khúc 1,753. Sông Cà Lồ: Sông được hình thành từ sườn phía nam của dãy núi Tam Đảo thuộc tỉnh Vĩnh Phúc tổng diện tích lưu vực 881km2. Sông chính bắt nguồn từ Đầm Vạc (Vĩnh Phúc), chảy qua vùng đồng bằng hai huyện Đông Anh và Sóc Sơn (Hà Nội) và nhập lưu vào sông Cầu tại Lương Phúc (Sóc Sơn). Đoạn chảy qua Hà Nội khoảng 20km, tạo nên đường ranh giới giữa hai huyện Sóc Sơn và Đông Anh. Lòng sông hẹp chỉ vào khoảng 100 – 150m, nhưng hệ số uốn khúc lòng sông lớn đến 2,70. Sông Hoàng Giang (sông Thiếp) – bắt nguồn từ sông Hồng (khu vực Đại Đồng thuộc Yên Lãng – Phúc Yên cũ (nay là Mê Linh – Đông Anh) chảy qua các huyện Yên Lãng, Đông Ngàn (Đông Anh), Tiên Du, Yên Phong, Võ Giàng rồi đổ ra sông Cầu ở vùng Quả Cảm, đối diện Thổ Hà. Do vậy con sông này được đặt tên là sông Ngũ Huyện Khê. Nhìn trên ảnh chụp từ vũ trụ (viễn thám), sông Thiếp nối liền Cổ Loa với các vùng trung du và châu thổ lân cận. Hiện nay sông Hoàng Giang chỉ còn là con sông nhỏ, nhưng còn để lại dấu vết của dòng sông cũ đã đổi dòng. Đó là những khúc cong hình móng ngựa, những đầm, vực quanh Cổ Loa: Đầm Vân Trì, Vực Dê, Vực Tó và khúc sông cong từ Mai Lâm vòng qua đầm Cả rẽ lên Dục Tú [131, tr.112]. Kênh Việt Thắng: Lưu vực Kênh Việt Thắng là một phần diện tích phía Tây Nam huyện Đông Anh thuộc thành phố Hà Nội. Diện tích lưu vực là 3 Hệ số uốn khúc là tốc độ quanh co của dòng sông 10 1.700ha bao gồm các xã Đại Mạch, Võng La, Hải Bối, và một phần các xã Kim Chung, Vĩnh Ngọc. Đường cao tốc Thăng Long – Nội Bài mới được xây dựng đã chia đôi lưu vực thành hai phần tương đối đều nhau, làm thay đổi hướng chảy tự nhiên, nhưng không làm thay đổi hình dạng và diện tích thoát nước. Ranh giới phía Nam của lưu vực là đê sông Hồng chạy từ xã Đại Mạch đến trạm bơm Phương Trạch. Phần đường ranh giới còn lại, chủ yếu ở hướng Bắc, là đường phân thủy phân tách lưu vực kênh tiêu Việt Thắng và sông Thiếp (đầm Vân Trì). Dạng đường này được xác định theo các trục đường giao thông liên huyện, xã và bờ ruộng theo quy hoạch tưới tiêu của hệ thống thủy lợi huyện Đông Anh. Ngoài ra, ở Đông Anh còn rải rác khắp nơi là hệ thống đầm, hồ, ao chuôm cổ từ chân núi Sóc đến vùng thềm phù sa cổ. - Vực Tó ngày nay là đầm nước rộng khoảng 10ha, thuộc địa phận thôn Tó, xã Uy Nỗ. Mùa khô, nơi đất cao, nhân dân địa phương trồng lúa hoặc hoa màu. Mùa mưa, theo nhân dân, cách đây chừng vài ba chục năm, muốn đi lại phải dùng thuyền, bè theo 2 dòng chảy không định kỳ từ Vực Tó qua 2 thôn Đản Dị, Phan Xá. Ở đây nước được chia đôi 2 dòng để rồi nhập lại ở cánh đồng thôn Cầu Tre trước khi đổ vào Vực Dê. -Vực Dê, nơi nhận 2 nguồn nước từ Vực Tó và đầm Vân Trì4 đổ vào dòng sông Thiếp chảy vòng tới khu vực Mạch Tràng – Đền Thượng là các “mộc” rắn đã phân thành nhiều nhánh chảy đến phía đông Cổ Loa còn 2 nhánh, một nhánh đổ vào Gò Vua (bắc thành Cổ Loa) để thông với thành ngoại. Nhánh thứ hai nối với ao Tó ngoài chảy men theo dãy gò Dục Nội qua thôn Gia Lộc đổ vào trũng Quậy, sau đó hợp nhất chảy về phía sông Cầu. 1.1.4. Dân cư Các nghiên cứu khảo cổ học thời đại Kim khí ở Đông Anh đã cho thấy quá trình chiếm lĩnh và định cư lâu dài của cư dân Việt cổ trên vùng đất này. 4 Đầm Vân Trì là một trong các hồ móng ngựa ở huyện Đông Anh. Hồ (Đầm) móng ngựa là loại hồ hình thành do uốn khúc một con sông, qua thời gian, đoạn sông cũ trên dòng chảy mất đi tạo ra đường đi cho dòng sông mới, vết tích dòng sông cũ để lại. 11 Thứ nhất, mật độ các di chỉ khảo cổ học khá dày đặc. Những phát hiện khảo cổ học thời đại Kim khí đến nay ở Đông Anh là 12 di tích. Thứ hai, tầng văn hóa các di tích rất dày chứng minh cho thời gian cư trú lâu dài, tiêu biểu nhất là Đình Tràng (xã Dục Tú). Các giai đoạn phát triển của thời đại Kim khí ở Đông Anh có thể phân chia như sau: Giai đoạn văn hóa Phùng Nguyên có 3 di tích Đồng Vông, Bãi Mèn – lớp dưới, Đình Tràng – lớp 4. - Giai đoạn văn hóa Đồng Đậu có 4 di tích Tiên Hội, Xuân Kiều, Bãi Mèn – lớp giữa, Đình Tràng – lớp 3. - Giai đoạn văn hóa Gò Mun có 1 di tích: lớp văn hóa 2 di chỉ Đình Tràng. - Giai đoạn Văn hóa Đông Sơn, địa bàn được mở rộng trên mọi địa hình có 10 di tích: Bãi Mèn – lớp trên, Đường Mây, Đình Tràng – lớp trên và mộ táng, Cầu Vực, Mả Trẻ, Xóm Nhồi, Xóm Hương, Đền Thượng, Xóm Thượng và 3 vòng thành Cổ Loa. Sự phân bố dày đặc các di chỉ và một táng cổ từ Phùng Nguyên đến Đông Sơn ở khu vực này thì có thể cho rằng mật độ dân số Việt Cổ ở vùng này ở thời đại Kim khí cao hơn nhiều các vùng khác ở châu thổ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Các di chỉ thường có tầng văn hóa dày (Đình Tràng dày 1,7m; Đông Lâm dày 1,5m; Đồng Đậu dày 1,6m) và bộ hiện vật gốm, đồng đa dạng. Những bằng chứng đó chứng minh cho thấy lối sống định cư đã hình thành và phát triển ở vùng này [131, tr.131-132]. Thư tịch đầu tiên thống kê cụ thể về dân số Cổ Loa là sách Hậu Hán Thư. Theo sách này, Cổ Loa thuộc bộ Việt Thường – một trong 15 bộ của nước Văn Lang thời các Hùng Vương. Thời Tây Hán (111BC – 8AD, Cổ Loa thuộc huyện Vũ Bình, quận Giao Chỉ. Đầu thời Đông Hán (230 – 220 BC), Cổ Loa thuộc huyện Bình Đạo, rồi Tây Vu, quận Giao Chỉ, diện tích rộng, “có 32.000 nhà mà biên giới cách xa huyện trị tới ngàn dặm”. So sánh hộ khẩu của 3 quận: Giao Chỉ (92.400 hộ), Cửu Chân (35.743 hộ) và Nhật Nam 12 (15.460 hộ) thì Tây Vu chiếm 1/3 số hộ khẩu của Giao Chỉ và gần bằng số hộ của cả quận Cửu Chân [6: tr.5]. 1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.2.1. Quá trình phát hiện và nghiên cứu các di chỉ thuộc thời đại kim khí ở huyện Đông Anh Từ những năm 1960, khảo cổ học ở Đông Anh đã được chú trọng nghiên cứu. Đặc biệt, sau những phát hiện tình cờ kho mũi tên ở Cầu Vực năm 1959. Từ đó, khảo cổ học Đông Anh được đặt trong bối cảnh nghiên cứu chung về thời kỳ dựng nước và giữ nước của các Vua Hùng. Một loạt các di tích khảo cổ học thuộc thời đại Kim khí được phát hiện và khai quật và được nghiên cứu nhiều lần. Ngoài những cuộc khai quật quy mô, ở khu vực Đông Anh còn nhiều phát hiện lẻ tẻ các di vật thuộc thời đại Kim khí như ở Xóm Nhồi, Xóm Thượng, Lỗ Khê, Hội Phụ… Kết quả khai quật khảo cổ học ở khu vực này ngày càng sáng tỏ tiến trình phát triển Tiền Đông Sơn, Đông Sơn. Nói một cách khác, hệ thống 4 giai đoạn Phùng Nguyên – Đồng Đậu – Gò Mun – Đông Sơn đã được phân tách cơ bản ở đây. Dựa trên hệ thống tư liệu trên, những năm đầu 1970 đã có một loạt các ấn hành được xuất bản. Trong đó, công trình cố GS. Trần Quốc Vượng: Cổ Loa những kết quả nghiên cứu vừa qua và những triển vọng tới (1969), Trên mảnh đất Cổ Loa lịch sử (1970), ngoài ra trên các tạp chí chuyên ngành của nhiều lĩnh vực đã có những bài nghiên cứu về Đông Anh nói chung, Cổ Loa nói riêng. Đây là những công trình đầu tiên tổng kết và giới thiệu những thành tựu bước đầu của nghiên cứu Tiền – Sơ sử khu vực Đông Anh. Trên cơ sở đó Đông Anh được xác định là một trong những trung tâm quan trọng của thời đại Kim khí, đặc biệt thành Cổ Loa chính là kinh đô của nước Âu Lạc. Đến những năm 80, khảo cổ học Đông Anh nói chung, giai đoạn kim khí nói riêng đã có những phát hiện lớn lao tại các di tích Mả Tre và Đình Tràng. Càng khẳng định hơn nữa vấn đề vai trò kinh đô của Cổ Loa. 13 Trước hết phải kể đến cuốn Hà Nội thời đại đồng và sắt sớm của Trịnh Cao Tưởng và Trịnh Sinh. Tiếp đó năm 1983, Sở văn hóa Thông tin Hà Nội xuất bản cuốn Phát hiện Cổ Loa 1982 nhằm giới thiệu và nghiên cứu bộ sưu tập hiện vật trong trống đồng Cổ Loa tìm thấy ở Mả Tre. Năm năm sau, cố giáo sư Trần Quốc Vượng viết về lịch sử xã Cổ Loa từ cổ đại đến hiện đại do Đảng ủy xã Cổ Loa xuất bản vào năm 1988 với tựa đề Cổ Loa truyền thống và cách mạng. Góp phần vào công tác chuẩn bị kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội, các nhà khảo cổ học đã có nhiều đề tài nghiên cứu và xuất bản gồm: Một là, Các di tích đồng thau và sắt sớm khu vực Cổ Loa trong bối cảnh thời đại kim khí Cổ Loa trong bối cảnh thời đại kim khí đồng bằng bắc bộ đề tài Tiến sĩ của Lại Văn Tới. Hai năm sau, Ts. Lại Văn Tới hợp tác cùng PGS. Hoàng Văn Khoán xuất bản Cổ Loa trung tâm hội tụ văn minh sông hồng, cả hai đề tài đã đề cập toàn bộ hệ thống di tích từ thời đại đá cũ đến thời kỳ lịch sử, cho người đọc có cái nhìn tổng quát cơ bản về toàn bộ hệ thống di tích tiền sơ sử và lịch sử ở đây. Do vậy, đề tài mang tính chất tổng quát chưa đi sâu vào từng khía cạnh, đặc biệt là mảng luyện kim, trong cuốn Cổ Loa trung tâm hội tụ văn minh sông hồng tr.278 nhóm tác giả có viết “Nghiên cứu luyện kim cổ ở Cổ Loa cần tiếp tục mới mong hiểu được thấy đáo những gì mà tổ tiên ta đã để lại”. Từ những năm 2011, các cán bộ khoa Lịch sử, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, viện Việt Nam học và khoa học phát triển đã và đang biên soạn cuốn Địa chí Cổ Loa và Địa chí Đông Anh, trong hai cuốn sách đó tiếp tục đề cập vấn đề khảo cổ học. Tuy nhiên, cũng không vượt qua khuôn khổ nêu khai quát chung về các di tích, các nền văn hóa khảo cổ học ở nơi đây. Nhìn chung, về khảo cổ học Đông Anh đã được nhiều nhà khảo cổ học nghiên cứu và đã làm rõ tiến trình phát triển lịch sử. Tuy nhiên, các nghiên cứu đó dừng lại ở việc nghiên cứu vĩ mô, chưa đi sâu, chi tiết vào từng lĩnh 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan