Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nhật ký Chu Cẩm Phong (Luận văn thạc sĩ)...

Tài liệu Nhật ký Chu Cẩm Phong (Luận văn thạc sĩ)

.PDF
90
197
125

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC DƯƠNG VĂN HIẾN NHẬT KÝ CHU CẨM PHONG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 02 21 Người hướng dãn khoa học: TS. Nguyễn Kiến Thọ Thái Nguyên – 2017 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 5 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 5 5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 6 6. Đóng góp của luận văn................................................................................ 7 7. Cấu trúc của luận văn ................................................................................. 7 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT CHUNG VÀ TÁC GIẢ CHU CẨM PHONG................................................................................................... 8 1.1. Một số vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài ......................................... 8 1.1.1. Thể loại nhật ký ...................................................................................... 8 1.1.2. Đặc trưng của thể loại nhật ký .............................................................. 9 1.1.3. Phân loại thể nhật ký ........................................................................... 17 1.2. Nhà văn Chu Cẩm Phong ...................................................................... 20 1.2.1. Vài nét về tiểu sử nhà văn Chu Cẩm Phong ....................................... 20 1.2.2. Hành trình sáng tác của nhà văn Chu Cẩm Phong ........................... 21 Chương 2: HIỆN THỰC CHỐNG MỸ QUA NHẬT KÝ CHU CẨM PHONG .......................................................................................................... 32 2.1. Hiện thực chiến trường những năm chống Mỹ ................................... 32 2.1.1. Chiến trường Quảng Đà – mảnh đất khói lửa ................................... 32 2.1.2. Con người trong chiến tranh ............................................................... 34 2.2. Chân dung, tinh thần của nhà văn, liệt sĩ Chu Cẩm Phong............... 39 2.2.1. Khát vọng giải phóng quê hương và lí tưởng của thế hệ chống Mỹ . 39 2.2.2. Góc nhìn, quan điểm của nhà văn về chiến tranh, về đồng đội, về nhân dân ......................................................................................................... 41 Chương 3: MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TRONG NHẬT KÝ CỦA CHU CẨM PHONG .................................................................... 57 3.1. Khả năng tái hiện hình ảnh qua ngôn ngữ .......................................... 57 3.2. Ngôn ngữ, giọng điệu trong Nhật ký Chu Cẩm Phong....................... 59 3.2.1. Ngôn ngữ nghệ thuật trong Nhật ký Chu Cẩm Phong ...................... 59 3.2.2. Giọng điệu nghệ thuật trong Nhật ký Chu Cẩm Phong .................... 62 KẾT LUẬN .................................................................................................... 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 84 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Nhật ký chiến tranh là một hiện tượng văn học khá đặc biệt, không chỉ thu hút sự quan tâm của bạn đọc trong nước mà còn gây sự chú ý của cộng đồng quốc tế như một vấn đề chính trị. Đơn cử như một số nhật ký chiến tranh của các tác giả: Đặng Thuỳ Trâm, Nguyễn Văn Thạc, Vũ Xuân, Dương Thị Xuân Quý, Chu Cẩm Phong…những năm gần đây đã thu hút sự quan tâm không chỉ trong giới nghiên cứu về lịch sử chiến tranh mà cả những nhà văn, nhà phê bình văn học xem xét, lý giải như một vấn đề văn học, góp phần giải mã tâm hồn con người trong cuộc chiến. Hiện thực về cuộc chiến tranh chống Mỹ ác liệt và lý tưởng sống cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng trong các cuốn nhật ký chiến tranh như một thước phim sống động khiến người đọc cảm nhận rõ nhất, bao quát nhất và chân thực nhất về các mặt, góc độ, phương diện của cuộc chiến tranh thần thánh chống đế quốc Mỹ, giải phóng dân tộc. Ở đó, hiển hiện rõ không khí ác liệt của cuộc chiến, của những con người đắm mình trong máu lửa và cả hình ảnh của tác giả với tư cách là một nhân chứng của lịch sử. Đây là điều khó thấy rõ ở các thể loại văn học khác… 1.2. Thể loại ký có giá trị phản ánh chân thực về cuộc sống thực tại. Với tư cách một thể loại truyền thống, thể ký cũng có bước tiến mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu và đến đầu thế kỷ XX, nó nổi lên như một thể loại tiên phong. Ký làm giàu khả năng phản ánh bằng một hệ thống tiểu loại phong phú, bắt kịp tốc độ hiện đại hóa văn học so với các loại hình nghệ thuật khác. Trong sự vận động này, ký là thể loại mới mẻ, được du nhập từ văn học phương Tây đó là thể nhật ký. Trong suốt chặng đường phát triển của văn học thế kỷ XX, có thể thấy từ việc xuất hiện tản mạn, ghi chép rời rạc đến hình thành một thể văn mới, đan xen vào các thể văn xuôi tự sự khác, nhật ký trở thành một phân nhánh năng động của thể ký. Tiếp tục khơi gợi từ chính cuộc sống, sự kiện 2 đương diễn ra, nhật ký góp vào một cái tôi cá nhân không ngừng khám phá, đổi mới. Một cái tôi khi thì đấu tranh, phản biện với chính mình, khi lại đối thoại với chính thế sự, thời cuộc. 1.3. Chu Cẩm Phong tốt nghiệp loại xuất sắc tại Đại học Tổng hợp Hà Nội, ông được nhà trường cử đi học nước ngoài nhưng đã xung phong vào miền Nam chiến đấu. Trong sự nghiệp văn chương, Chu Cẩm Phong mới đi được quãng đường ngắn ngủi chưa đầy 4 năm nhưng đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị, như: Mặt biển - mặt trận (truyện ký); Rét tháng Giêng (truyện ký) và Nhật ký Chu Cẩm Phong. Những tác phẩm này như là tuyên ngôn của nhà văn Chu Cẩm Phong trong nền văn học Việt Nam giai đoạn kháng chiến chống Mỹ. Tên tuổi của Chu Cẩm Phong được biết đến nhiều qua cuốn nhật ký ghi lại khoảng thời gian tác giả tham gia cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam mà sau này được biết đến với tên gọi Nhật ký Chu Cẩm Phong. Sau gần 30 năm kể từ ngày ông hy sinh, tập sách Nhật ký Chu Cẩm Phong (viết từ ngày 11/7/1967 đến 27/04/1971) dày hơn 800 trang, được Nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 2015 đã tạo nên niềm cảm xúc sâu xa trong độc giả cả nước, nhất là thế hệ trẻ sinh ra và lớn lên sau chiến tranh. Tác giả Thanh Thảo đã coi cuốn Nhật ký này là một tác phẩm kỳ lạ bởi lẽ: “Những người đầu tiên được đọc cuốn nhật ký ấy lại là những người lính của chế độ Nguỵ quyền Sài Gòn. Chính họ là những người đã cất giữ bảo vệ nó cho đến ngày hoà bình bởi ở bên kia chiến tuyến nhưng thực sự xúc động khi đọc những dòng nhật ký này, coi đó là kỷ vật thiêng liêng, cần được gửi về nơi mà người viết tin gửi… Cuốn sổ tay ấy là nhật ký mà cũng là một tác phẩm văn học, một tác phẩm chân thực đến tận cùng vì chỉ viết cho riêng mình, một tác phẩm của nhà văn lại được viết khi nhà văn không hề nghĩ mình đang viết tác phẩm. Bởi anh chỉ muốn cuốn nhật ký này cùng lắm là làm tư liệu cho những cuốn sách mà anh sẽ viết, nếu may mắn anh còn sống để viết” (Thanh Thảo). 3 1.4. Là một học viên cao học chuyên ngành Văn học Việt Nam và là một nhà báo công tác cơ quan Báo Thái Nguyên, tôi chọn Nhật ký Chu Cẩm Phong để nghiên cứu với mục đích: Thứ nhất, nghiên cứu Nhật ký Chu Cẩm Phong và một số cuốn nhật ký của các chiến sĩ cách mạng khác nhằm củng cố kiến thức về lịch sử kháng chiến chống Mỹ của dân tộc, làm nổi bất ý chí kiên cường, lý tưởng cách mạng của quân và dân ta. Kiến thức này sẽ được bản thân sử dụng để phục vụ nhiệm vụ tuyên truyền tới cán bộ, đảng viên và Nhân dân về tinh thần yêu nước, yêu hoà bình; Thứ hai, với nhiệm vụ của một người nghiên cứu văn học, tôi muốn làm sâu sắc hơn nữa về những đóng góp của Chu Cẩm Phong và giới văn nghệ sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ mà tiêu biểu là tại chiến trường Quảng – Đà, nơi chiến sự ác liệt, vì vị trí địa lý vô cùng quan trọng đối với công cuộc giải phóng dân tộc trước đây; xây dựng và bảo vệ tổ quốc hôm nay. Từ đó khẳng định, Nhật ký Chu Cẩm Phong là tác phẩm văn học phi hư cấu, có giá trị lớn trong việc tuyên truyền về lịch sử cách mạng và những giá trị của văn học Việt Nam trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ. Một tác phẩm văn học kỳ lạ và có giá trị như vậy nhưng tính đến nay số lượng các công trình nghiên cứu về nó một cách hệ thống và toàn diện lại rất ít ỏi. Đây là lý do chúng tôi lựa chọn Nhật ký Chu Cẩm Phong để làm luận văn nghiên cứu với mong muốn sẽ làm sáng tỏ hơn nữa những giá trị nội dung cũng như đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm này. Từ đó góp phần khẳng định vị trí của tác phẩm, cũng như tài năng của nhà văn Chu Cẩm Phong trong nền văn học Việt Nam giai đoạn kháng chiến chống Mỹ. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Qua tìm hiểu của chúng tôi, số lượng các công trình nghiên cứu chuyên sâu về nhà văn - chiến sĩ Chu Cẩm Phong và tác phẩm của ông còn rất ít ỏi, hầu hết là các bài viết tản mạn đăng trên một số trang báo có tính chất giới 4 thiệu ngắn gọn về cuộc đời, thân thế và đóng góp của ông với hai tư cách: Chiến sĩ và nhà văn. Chẳng hạn, như: Nhật ký Chu Cẩm Phong đăng trong mục tác giả xứ Quảng tháng 10/2014 đã giới thiệu ngắn gọn về thân thế, cuộc đời của nhà văn và một số đoạn trích của tác phẩm; bài viết Chu Cẩm Phong bút hiệu của tình yêu đăng trên báo Công an Nhân dân; hay bài Nhật ký chiến tranh: Vẫn còn hơi ấm bàn tay của nhà thơ Ngô Thế Oanh đăng trên trang điện tử www.sachhay.org... Đặc biệt có hai công trình bước đầu nghiên cứu khá sâu về tác phẩm Nhật ký Chu Cẩm Phong nhưng chỉ dừng ở góc độ khai thác giá trị ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm. Đó là luận văn Ngôn ngữ nghệ thuật trong Nhật ký Chu Cẩm Phong của tác giả Đỗ Thị Thu Hương (năm 2015). Trong công trình nghiên cứu này, tác giả Đỗ Thị Thu Hương chỉ tập trung làm rõ về ngôn ngữ nghệ thuật trong Nhật ký Chu Cẩm Phong mà ít quan tâm tới các vấn đề, khác, như: giá trị hiện thực, tư tưởng, lý tưởng cách mạng của nhà văn, của thế hệ trẻ lúc bấy giờ cũng như các phương diện nghệ thuật khác của tác phẩm. Riêng công trình nghiên cứu của tác giả Trần Thị Thu mang tên Nhật ký chiến tranh qua sáng tác của một số tác giả tiêu biểu: Nguyễn Văn Thạc; Đặng Thuỳ Trầm; Chu Cẩm Phong công bố tháng 12/2012 lại đi theo hướng tìm hiểu những nét chung nhất về nhật ký chiến tranh qua ba tác phẩm, gồm: Nhật ký Nguyễn Văn Thạc, Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm và Nhật ký Chu Cẩm Phong. Là một bộ phận của công trình nghiên cứu nên tác giả Trần Thị Thu cũng chưa nêu được toàn diện về giá trị nội dung cũng như giá trị nghệ thuật trong Nhật ký Chu Cẩm Phong. So sánh về cấu trúc và nội dung, Nhật ký của Nguyễn Văn Thạc và Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm chiếm dung lượng lớn hơn và có phần “lấn lướt” so với phần viết về Nhật ký Chu Cẩm Phong trong công trình nghiên cứu của tác giả Trần Thị Thu. Điều này có thể làm cho các học 5 giả, người đọc chưa nhận thức sâu sắc, toàn diện về giá trị nội dung, nghệ thuật đích thực của Nhật ký Chu Cẩm Phong. Có thể nói, các bài viết, công trình nghiên cứu về Nhật ký Chu Cẩm Phong được đăng tải hoặc công bố thời gian qua mới chỉ bước đầu dừng lại ở việc giới thiệu sách và khai thác thông tin bên lề tác phẩm, chứ chưa có một công trình nghiên cứu nào thể hiện được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của thể loại văn học đặc biệt này. Vì vậy, luận văn của chúng tôi được thực hiện sẽ góp thêm một nghiên cứu có tính hệ thống về giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của tác phẩm. Từ đó khẳng định rõ hơn những đóng góp to lớn của nhà văn Chu Cẩm Phong trong dòng chảy văn học cách mạng Việt Nam những năm kháng chiến chống Mỹ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu Nhật ký Chu Cẩm Phong trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Tác phẩm Nhật ký Chu Cẩm Phong, Nhà xuất bản Hội Nhà văn Việt Nam, 863 trang, năm 2015. Ngoài ra, người viết còn nghiên cứu thêm một số nhật ký chiến tranh của các tác giả, như: Vũ Xuân, Đặng Thuỳ Trâm, Nguyễn Văn Thạc, Dương Thị Xuân Quý… để làm cứ liệu so sánh. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu - Chỉ ra những nét đặc sắc về nội dung tư tưởng, lý tưởng cách mạng và hình thức nghệ thuật của Nhật ký Chu Cẩm Phong so với các cuốn nhật ký 6 chiến tranh đã được xuất bản (Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm, Nhật ký Nguyễn Văn Thạc, Nhật ký Vũ Xuân…). - Bước đầu đưa ra những nhật xét, đánh giá về đóng góp của Nhật ký Chu Cẩm Phong trên 2 phương diện: Lịch sử và văn học. - Xác lập vị trí của nhà văn - liệt sĩ Chu Cẩm Phong trong nền văn xuôi Việt Nam giai đoạn kháng chiến chống Mỹ. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Khảo sát Nhật ký Chu Cẩm Phong và một số tác phẩm nhật ký chiến tranh khác. - Nghiên cứu những đặc điểm về nội dung và nghệ thuận của Nhật ký Chu Cẩm Phong. - Xác định được những đóng góp của nhà văn - chiến sĩ Chu Cẩm Phong đối với cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và sự phát triển của văn xuôi Việt Nam giai đoạn kháng chiến chống Mỹ. - Ngoài ra, người viết luận văn còn nghiên cứu một số lý thuyết, lý luận làm cơ sở cho việc nghiên cứu. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn này được nghiên cứu bằng một số phương pháp truyền thống, khoa học, như: Phương pháp nghiên cứu lịch sử văn học; phương pháp thống kê, phân loại; phương pháp so sách, đối chiếu; phương pháp tổng hợp; phương pháp nghiên cứu liên ngành và một số phương pháp khác… Phương pháp nghiên cứu lịch sử văn học được dùng để đánh giá, làm rõ hơn giá trị của Nhật ký Chu Cẩm Phong đối với hiện thực cuộc kháng chiến chống Mỹ mà những tài liệu, tác phẩm văn học, nghệ thuật đã công bố. Phương pháp thống kê cung cấp cho bạn đọc những số liệu, vấn đề, địa danh, con người có thực mà nhà văn Chu Cẩm Phong đã sử dụng trong tác phẩm này. Phương 7 pháp đối chiếu, so sánh dùng để tìm sự giống, khác biệt giữa tác phẩm Nhật ký Chu Cẩm Phong đối với các cuốn nhật ký chiến tranh khác. Phương pháp tổng hợp nhằm giúp người đọc nắm bắt được những thông tin, giá trị cốt lõi của tác phẩm dài trên 800 trang mà chưa có cơ hội, thời gian đọc, nghiên cứu Nhật ký Chu Cẩm Phong. Phương pháp nghiên cứu liên ngành được sử dùng rất khả dụng vì đây là thể loại nhật ký nên tính chất của văn học với tính chất của lịch sử cần đối chiếu, xem xét khi phân tích, đánh giá. 6. Đóng góp của luận văn Nếu luận văn được thực hiện thành công, chúng tôi hy vọng có được những đóng góp sau: - Luận văn là công trình đầu tiên đi sâu đánh giá tác phẩm Nhật ký Chu Cẩm Phong một cách toàn diện về nội dung và nghệ thuật. Từ đó, góp phần khẳng định và làm nổi bật vị trí, vai trò của tác giả Chu Cẩm Phong trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và khẳng định vị trí của tác giả trong nền văn xuôi Việt Nam giai đoạn kháng chiến chống Mỹ. - Luận văn còn là nguồn tư liệu hữu ích cho bạn đọc, học sinh, sinh viên tham khảo khi nghiên cứu về văn học cách mạng nói chung và cuộc đời, sự nghiệp của nhà văn Chu Cẩm Phong nói riêng. - Luận văn là công trình nghiên cứu để sử dụng trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được xây dựng thành 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý thuyết chung và tác giả Chu Cẩm Phong. Chương 2: Hiện thực chống Mỹ qua Nhật ký Chu Cẩm Phong. Chương 3: Một số phương diện nghệ thuật trong Nhật ký Chu Cẩm Phong. 8 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT CHUNG VÀ TÁC GIẢ CHU CẨM PHONG 1.1. Một số vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài Dưới nhiều góc độ khác nhau, văn học đã khai thác, khám phá làm nổi bật tất cả những âm điệu, cung bậc của cảm xúc con người trong sự đa dạng, làm nên sự phong phú trong tâm hồn trước hiện thực đời sống xã hội. Với các thể loại nổi bật, như: thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch... văn chương Việt Nam hiện đại đã hấp dẫn bao thế hệ độc giả. Nhưng với ưu thế, đặc thù, mỗi thể loại văn học lại có sức hấp dẫn riêng. Nếu tiểu thuyết là thể loại với dung lượng lớn về nhân vật, cốt truyện, phạm vi phản ánh thì truyện ngắn lại là những lát cắt của cuộc sống, thơ lại nồng nàn say đắm tâm hồn người với nhiều cung bậc cảm xúc được thể hiện bằng ngôn ngữ nghệ thuật đặc trưng... Riêng với nhật ký, khi xuất hiện, thể tài này đã khẳng định vị trí trong lòng độc giả với những hấp dẫn riêng của nó về giọng điệu tâm tình, sự bộc lộ chân thành và sâu lắng nhất cảm xúc suy nghĩ trong tâm hồn của người viết - mang dấu ấn đặc biệt của cái tôi cá nhân. Nằm trong loại thể ký, nhật ký nói chung và nhật ký chiến tranh nói riêng đều mang những nét đặc điểm chung của thể loại. Đồng thời, nhật ký có nét riêng độc đáo góp phần làm nên sự phong phú của văn chương nghệ thuật... 1.1.1. Thể loại nhật ký Theo Từ điển thuật ngữ văn học [38] thì nhật ký “là một thể loại thuộc loại hình ký”, xuất hiện ở châu Âu khi có sự gia tăng chú ý đến thế giới nội tâm của con người do nhu cầu tự bộc bạch. Thể loại này phát triển cực thịnh vào thế ký XIX. Ở Việt Nam, thể ký ra đời muộn, có thể lấy điểm mốc cho sự xuất hiện của thể loại này ở thời Lý - Trần với Vũ trung tùy bút của Phạm 9 Đình Hổ và Thượng kinh ký sự Lê Hữu Trác. Cũng như ở phương Tây, thể ký ở Việt Nam được coi là thể loại mở đường dẫn tới sự phát triển rực rỡ của chủ nghĩa hiện thực trong văn học nghệ thuật. Qua nhiều giai đoạn lịch sử, ký cũng có những biến thể cho phù hợp với xu thế phát triển của văn học. Nhật ký chính là một dạng biến thể của ký hiện đại bên cạnh hồi ký, tùy bút, tản văn, phóng sự... Từ điển văn học (Bộ mới)[39] định nghĩa nhật ký là “Loại văn ghi chép sinh hoạt thường ngày. Trong văn học, nhật ký là hình thức trần thuật từ ngôi thứ nhất số ít, dưới dạng những ghi chép hàng ngày có đánh số ngày tháng (...) bao giờ cũng chỉ ghi lại những gì đã xảy ra, những gì đã nếm trải, thể nghiệm; nó ít hồi cố; được viết ra chỉ cho bản thân người ghi chứ không tính đến việc được công chúng tiếp nhận”[39, tr 1257]. Từ điển thuật ngữ văn học cũng coi nhật ký là “một thể loại thuộc loại hình ký” hay “là hình thức tự sự ở ngôi thứ nhất được thực hiện dưới dạng những ghi chép hàng ngày theo thứ tự ngày tháng về những sự kiện của đời sống mà tác giả hay nhân vật chính là người trực tiếp tham gia hay chứng kiến”[38, tr 204]. Giáo trình Lý luận văn học, tập 2:Tác phẩm và thể loại văn học do GS.Trần Đình Sử chủ biên[44] thì định nghĩa như sau: “Nhật ký là thể loại ký ghi chép sự việc, suy nghĩ, cảm xúc hàng ngày của chính người viết, là những tư liệu có giá trị về tiểu sử và thời đại của người viết”[44, tr 261]. Như vậy, có thể nói rằng, nhật ký chính là những ghi chép của cá nhân về những sự kiện, những cảm xúc, suy nghĩ trước những sự kiện xảy ra trong ngày. 1.1.2. Đặc trưng của thể loại nhật ký Là một biến thể của ký, nhật ký mang những nét đặc điểm chung nhất của ký, đồng thời lại có điểm riêng biệt, làm nên sức thu hút riêng của thể loại. Với thể ký - thể loại được coi là ghi chép sự việc, thì tính xác thực của việc ghi chép được xem là đặc trưng quan trọng nhất của thể loại. Nhật ký 10 cũng vậy, cho dù là nhật ký văn học hay các loại nhật ký ngoài văn học thì đều coi trọng tính chân thực, đáng tin cậy của sự kiện được ghi chép lại, vì một cuốn nhật ký trước hết chính là sự giao lưu của người viết với chính bản thân họ, bao giờ cũng chỉ ghi lại những gì đã xảy ra, những gì đã nếm trải, đã thể nghiệm. Với các thể loại nhật ký ngoài văn học thì tính xác thực là yếu tố quan trọng hàng đầu, ví dụ như một cuốn nhật ký công tác hay nhật ký khoa học đòi hỏi một sự chính xác cao, hay với nhật ký riêng tư yếu tố bí mật là yếu tố quan trọng vì đó là những lời bộc bạch tâm sự của chủ thể không hướng tới mục đích quảng bá nên những gì viết ra luôn chân thực. Điển hình như nhật ký “Ở rừng” của Nam Cao là những ghi chép chân thực những ngày tháng gian khổ mà đầy ý nghĩa trong ngày đầu hoạt động cách mạng của nhà văn. Đó cũng là những gian khổ, khó khăn thách thức các văn nghệ sĩ trong việc nhận thức và giác ngộ lý tưởng, trách nhiệm, hướng tới mục tiêu sáng tạo văn chương phục vụ cách mạng, phục vụ mục tiêu giải phóng con người khỏi áp bức, bóc lột, tù tội của đế quốc... Tác phẩm thành công bởi trong nó chứa đựng những cảm xúc chân thành của người viết thể hiện tư tưởng, tình cảm và cái nhìn bao quát mọi sự vật, sự việc. Hay tập Nhật ký trong tù của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho chúng ta thấy được bộ mặt tàn ác của kẻ thù, với những gian khổ, thiếu thốn đủ điều, nhưng qua đó cũng toát lên vẻ đẹp của tinh thần lạc quan, yêu đời của người chiến sĩ - thi sĩ cách mạng. Tính xác thực của nhật ký cũng có nét tương đồng với hồi ký, tuy nhiên nếu như hồi ký có thể có yếu tố hư cấu những khi thể hiện thái độ, những sự việc mà nhân vật trải nghiệm nhằm làm nổi bật hơn chủ đề của tác phẩm thì với nhật ký, yêu cầu về tính xác thực rất khắt khe. Vì hư cấu trong nhật ký là điều tối kị. Người viết nhật ký không được phép hư cấu thêm tình tiết. Hư cấu ở nhật ký chẳng khác với sự phản bội chính bản thân mình, lừa dối chính mình. 11 Nhật ký chính là lời tâm sự, bộc bạch của tác giả hay nhân vật những lúc cô đơn, muốn tự mình chiêm nghiệm lại những gì đã xảy ra. Vì thế, có thể nói, nhật ký chính là thể loại ký mang tính chất riêng tư, tính chân thật và rất đời thường. Riêng tư chính là lý do tồn tại của nhật ký, là yếu tố hấp dẫn của thể loại văn học đặc biệt này, vì nó liên quan đến những tâm tư, tình cảm, bí mật của cá nhân, đặc biệt là những nhân vật được xã hội quan tâm. Trong quá trình nghiên cứu về nhật ký, các học giả đều quan niệm về nhật ký: Nếu như người viết nhật ký là viết cho mình, cho riêng mình thì đọc cuốn nhật ký đó sẽ chân thực nhất, sẽ bề bộn và sầm uất nhất. Người ta sẽ mạnh dạn ghi cả vào đấy những suy nghĩ tồi tệ nhất mà thực sự họ có. Nhưng nếu nhật ký mà có thế có người xem nữa thì nó sẽ khác và khác nhiều - Họ không dám nói thật, nói đúng bản chất sự kiện xảy ra trong ngày, không dám nói hết và đúng những suy nghĩ đã nảy nở và thai nghén trong lòng họ. Mà đó chính là điều tối kị khi viết nhật ký. Phải chăng, vì độ chân thực của những cuộc hành quân, của tâm tư tình cảm chảy tràn trong từng con chữ của Chu Cẩm Phong mà những trang nhật ký đã cuốn hút người đọc cho dù nhận thức, quan điểm về lý tưởng, mục tiêu cuộc sống của những con người ở chiến tuyến khác nhau nhưng vẫn vô cùng trân trọng. Nhật ký là thể loại độc thoại, tự mình nói với mình, vì thế chúng ta luôn thấy tác giả hay nhân vật luôn giữ ngôi thứ nhất. Nếu trong các thể loại như phóng sự, tùy bút, bút ký..., trung tâm thông tin không phải là tác giả mà là các vấn đề xã hội, thì ở nhật ký văn học, người viết luôn là trung tâm. So với các thể loại khác, nhật ký văn học bao quát, quán xuyến toàn bộ tác phẩm. Tác giả không ngại ngần xuất hiện trong từng chi tiết nhỏ nhất và chính sự có mặt của cái tôi ấy đã góp phần quan trọng trong việc tạo ra niềm tin của công chúng vì họ tin rằng đang được nghe kể về những sự thật mà tác giả là người trực tiếp chứng kiến. Tuy nhiên, có những khi lời độc thoại của tác giả hay 12 nhân vật lại chính là một cuộc đối thoại ngầm với người khác về con người và cuộc đời nói chung, về bản thân mình nói riêng. Hình tượng tác giả trong nhật ký văn học là hình tượng mang tầm khái quát tư tưởng thẩm mĩ lớn lao. Nhật ký ghi chép sự việc, suy nghĩ, cảm xúc theo ngày tháng ở thì hiện tại, có thể liên tục nhưng cũng có thể ngắt quãng tùy vào người ghi. Nếu như ở hồi kí là sự ghi chép thời gian đã qua, thời gian quá khứ bằng cách hồi cố, hồi tưởng lại thì nhật ký ghi chép bằng thời gian hiện tại. Có thể ngắt quãng, nhưng chắc chắn thời gian phải là thời gian của hiện tại, không thể ở thời điểm ghi nhật ký mà ghi hộ cho thời điểm trước hay sau đó được. Đặc điểm lời văn của nhật ký là sự ngắn gọn, tự nhiên bởi nó là lời nói bên trong, là tiếng nói nội tâm về những sự việc riêng tư, những tâm sự thầm kín, ý nghĩa thành thực; vì thế lời văn thường kết hợp linh hoạt giữa tự sự và trữ tình, giữa ngôn ngữ đời thường và giọng văn trữ tình mượt mà. Thông thường, nhật ký được viết bằng văn xuôi nhưng đôi lúc nhật ký lại xuất hiện như là một truyện ngắn, như Nhật ký người điên của Lỗ Tấn, hay có thể được thể hiện dưới hình thức một tập thơ, như Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh. Văn chương góp phần không nhỏ vào việc tái hiện chân dung cuộc sống, trải qua những biến cố, thăng trầm của lịch sử dựng nước và giữ nước những thế hệ người dân Việt Nam đều được biết đến qua những tác phẩm nghệ thuật đi cùng năm tháng của các nhà văn: Nguyễn Thi, Anh Đức, Phan Tứ, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Chu Lai..., hay bắt gặp tinh thần bất khuất, quật cường, sẵn sàng vượt qua mọi gian khổ, khó khăn, luôn lạc quan yêu đời. Nhật ký cũng đóng góp phần không nhỏ tạo nên sức hút với công chúng yêu văn chương về những ngày tháng hào hùng của dân tộc. Trước những năm 1986, nhiều tác phẩm ký xuất hiện, nhưng theo thời gian nó phần nào lại trở nên mờ nhạt như Ký sự miền đất lửa của Nguyễn Sinh - Vũ Kỳ 13 Lân, hay các tác phẩm ký của Nguyễn Ngọc Tấn. Tiếp đó là những trang nhật ký Viết dưới chiến hào của Hoàng Thượng Lân, được trích đăng trên các báo Quân đội Nhân dân, Tiền Phong, Nhân dân vào đầu những năm bảy mươi... Tuy nhiên, các tác phẩm đó chưa thực sự thu hút được sự quan tâm của đông đảo công chúng cũng như giới nghiên cứu. Phải đến những năm gần đây, đặc biệt với sự xuất hiện của các cuốn nhật ký của nữ bác sĩ - liệt sĩ Đặng Thùy Trâm, liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, liệt sĩ Chu Cẩm Phong, liệt sĩ Vũ Xuân, với khả năn gây xúc động trong lòng bạn đọc cùng với sức lan tỏa mạnh mẽ sâu rộng đến toàn thể các giai tầng trong xã hội cũng như sức ảnh hưởng sâu sắc đến giới nghiên cứu văn chương nghệ thuật, thể loại nhật ký đã tạo được chỗ đứng quan trọng trên văn đàn. Những cuốn nhật ký trên có thể được coi là một kỳ tích trong việc phát hiện và lưu giữ tư liệu văn học – lịch sử. Đặc biệt là với Nhật ký của Chu Cẩm Phong, cũng giống với nhật ký của Đặng Thuỳ Trâm, số phận, hành trình bản thảo của cuốn sách đã tạo sự xúc động mạnh mẽ với những ai đã từng đọc chúng. Sự xuất hiện hàng loạt tác phẩm đã được xuất bản đã tạo ra một một cao trào về dư luận nói chung cũng như sự đón nhận nói riêng về nhật ký chiến tranh. Những cuốn sách như Nhật ký Chu Cẩm Phong, Tài hoa ra trận của Hoàng Thượng Lân, Nhật ký chiến trường của Dương Thị Xuân Quý, Đường về của Phạm Thiết Kế, Nhật ký chiến tranh của Trình Văn Vũ... đã đem đến những giá trị đặc sắc, để lại những vị trí riêng trong lòng người đọc. Trong luận văn này, tôi đã lựa chọn cuốn Nhật ký của Chu Cẩm Phong - tác phẩm được coi là ấn tượng nhất trong thể tài nhật kí với sự hội tụ đầy đủ những đặc điểm tiêu biểu của thể loại này, đại diện cho dòng sách viết về chiến tranh với đặc điểm thi pháp chịu sự quy định, ràng buộc của điều kiện chiến tranh. Đó là những dòng tâm sự, suy nghĩ, tình cảm chân thật của những con người đã trực tiếp sống và chiến đấu, hy sinh quên mình vì lý tưởng của 14 tuổi trẻ. Nếu như những dòng tâm sự của nữ bác sĩ Đặng Thùy Trâm về những khó khăn, gian khổ, mất mát nơi mảnh đất Đức Phổ được viết một cách chân thực, đơn giản, mộc mạc, thì những trang văn viết về con người và tình cảm gắn bó sâu nặng mối tình quân - dân, khí thế hào hùng, tinh thần quật khởi, hiên ngang của quân dân miền Nam đánh Mỹ, sự tàn khốc, đau thương, mất mát, ly biệt của chiến tranh lại được lột tả qua ngòi bút của Chu Cẩm Phong một cách vừa thực, vừa mộc mạc nhưng cũng luyến láy, say mê qua ngòi bút của một người có nghề viết, với chất đặc trưng của sinh viên văn khoa được đào tạo ở cơ sở giáo dục lớn nhất Việt Nam lúc bấy giờ. Do vậy, Nhật ký Chu Cẩm Phong đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc. So sánh tiếp những trang nhật ký viết về những ngày tháng huấn luyện đầy gian khổ của chàng trai đất Hà thành Nguyễn Văn Thạc hay chàng trai ở miền trung du đất chè, đất thép Thái Nguyên - Vũ Xuân, chúng ta thấy có sự tương đồng và khác biệt với Chu Cẩm Phong. Tất cả các cuốn nhật ký đều được ghi chép đầy đủ, chi tiết và chân thật về hiện thực chiến tranh với những trang nhật ký đặt sâu dưới đáy ba lô khi các chiến sĩ trải qua những cuộc hành quân gian khổ, nhưng đối với tác phẩm của Chu Cẩm Phong, anh có lợi thế mà ít nhà văn nào có được khi được đào tạo bài bải về nghiệp vụ viết văn ở một cơ sở giáo dục uy tín bậc nhất quốc gia lúc bấy giờ là Trường đại học Tổng hợp, với nguồn tư liệu được tổng hợp, chi tiết hóa trên bước đường anh hành quân. Đó là những con người, những mảnh đất, những sự kiện anh được tự mình mắt thấy, tay nghe, không bao giờ lặp lại… Có thể nói, cuốn nhật ký kể trên là tài sản tinh thần vô giá của mà Chu Cẩm Phong để lại cho đời. Nó là người bạn tâm tình để Chu Cẩm Phong trút bầu tâm sự, nỗi nhớ nhung tha thiết, hay thể hiện thái độ yêu - ghét cùng những suy tư, trăn trở của mình trước cuộc đời người lính... Nhật ký Chu Cẩm Phong đã cho chúng ta và những thế hệ mai sau một cái nhìn rõ nét nhất, chân 15 thực nhất về những gì cuộc chiến đã đi qua với sự cống hiến, hy sinh xương máu của các thế hệ cha anh. Những người chiến sĩ như Chu Cẩm Phong đã hi sinh bản thân với lý tưởng sống cao đẹp của một thế hệ thanh niên sẵn sàng chiến đấu quên mình vì sự nghiệp chung của dân tộc. Với đặc điểm riêng về thể loại, có thể coi nhật ký của các chiến sĩ cách mạng nói chung, Nhật ký Chu Cẩm Phong nói riêng là những thước phim quay chậm, cận cảnh, tái hiện một cách chân thực và sinh động về hiện thực khốc liệt chiến trường những ngày tháng hào hùng của dân tộc. Dòng sách viết về nhật ký chiến tranh, mà đặc biệt là cuốn Nhật ký Chu Cẩm Phong – tác phẩm người thưch hiện luận văn chọn để triển khai đề tài này đã hội tụ đầy đủ những đặc điểm chung nhất về thể loại nhật ký. Với việc đưa ra những minh chứng với các chi tiết, các biến cố, sự kiện đã xảy ra bằng những hình ảnh sống động qua từng ngày tác giả đã viết, tác giả đã cho chúng ta nhìn thấy cuộc chiến như đang hiện hữu trước mắt. Người đọc có thể hình dung ra những chặng đường hành quân vất vả, những ngày tháng huấn luyện gian khổ trong cuốn Nhật ký Chu Cẩm Phong mà không ngày nào giống ngày nào. Bối cảnh chung trong những trang nhật ký của Chu Cẩm Phong là sự thiếu thốn thường trực về vật chất, bệnh tật, những chuyến công tác nguy hiểm khi người chiến sĩ có thể ngã xuống vĩnh viễn bất cứ lúc nào, những nỗi niềm day dứt làm sao để hoàn thành nhiệm vụ.v.v.. Bên cạnh yếu tố chân thực thì Nhật ký Chu Cẩm Phong còn mang những đặc điểm chung của thể loại, đó là lời tâm sự, độc thoại hay đối thoại với chính bản thân. Những lời tâm sự, nỗi nhớ nhung gia đình, bạn bè, những cảm nhận về tình bạn, tình yêu, tình đồng chí... đều được thể hiện rõ trong cuốn nhật ký này. Tất cả đều toát lên một điểm thống nhất trong Nhật ký Chu Cẩm Phong, đó là những tiếng nói bên trong, tiếng nói nội tâm, lời tâm sự chân thành của cá nhân tác giả trong từng trang nhật ký. 16 Có thể thấy, có sự khác biệt ở hoàn cảnh ra đời của những cuốn nhật ký chiến tranh so với những cuốn nhật ký thông thường khác. Những cuốn nhật ký chiến tranh thường là những dòng ghi chép vội vàng, ngắt quãng trong lúc giải lao sau cuộc hành quân vất vả, bàn viết có thể là những chiếc ba lô trong điều kiện thiếu thốn, nhiều khi giấy và mực cũng có khi trở thành thứ hiếm hoi, khó kiếm. Trong Mãi mãi tuổi hai mươi, Nguyễn Văn Thạc phải dừng sở thích viết nhật ký lại vì bút hết mực hay vì những trận chạy càn. Việc cứu chữa thương binh cũng khiến nữ bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm phải tạm thời dừng cảm xúc của mình. Đối với Chu Cẩm Phong cũng vậy, có khi căn bệnh sốt rét và cái đói hành hạ nơi chiến trường cũng khiến nhà văn - chiến sĩ Chu Cẩm Phong đành phải bỏ dở những ý tưởng hay, bỏ lỡ kế hoạch sáng tác văn nghệ phục vụ kháng chiến. Với nhật ký thông thường thì tác giả có thời gian ghi chép liên tục theo ngày tháng, theo tâm trạng hay những lúc hứng thú, nhưng với nhật kí trong chiến tranh thì tác giả lại phải đối mặt với những thử thách không thể lường trước của hoàn cảnh chiến trận. Không những thế, những cuốn nhật ký chiến tranh của Chu Cẩm Phong cũng như những cuốn nhật ký chiến trường khác đều được viết ở những nơi nguy hiểm, những nơi bom đạn tàn phá kinh hoàng, cái chết luôn cận kề và có thể đến bất cứ lúc nào. Dường như, họ đã mang sẵn trong mình tâm lý sẵn sàng chiến đấu và hy sinh bất kỳ lúc nào, cho nên những trang nhật ký họ cũng đã có những lời nhắn nhủ tới người thân yêu, tới bạn bè đồng chí nếu chẳng may họ ngã xuống. Vì thế, nhật ký chiến tranh luôn chứa đựng giọng điệu trăn trối nhưu thể một di chúc đặc biệt. Trong cuốn nhật ký của mình, Đặng Thùy Trâm đã nhắn gửi Thuận - người em kết nghĩa: “... Chị gửi ba lô cho em, trong đó có quyển sổ”, “muốn nói tiếp rằng nếu chị không về nữa thì nhờ em giữ quyển sổ đó và sau này gửi về gia đình”, “Ngày mai trong tiếng ca khải hoàn sẽ không có con đâu. Con tự hào vì đã dâng trọn đời mình cho 17 Tổ quốc. Dĩ nhiên con cũng cay đắng vì không được sống tiếp tục cuộc sống hòa bình hạnh phúc mà mọi người trong đó có con đã đổ máu xương để giành lại. Nhưng có gì đâu, hàng triệu người như con đã ngã xuống mà chưa hề được hưởng trọn lấy một ngày hạnh phúc, cho nên có ân hận gì đâu...”. Đây cũng là đặc điểm chung của những cuốn nhật ký chiến tranh. Bản thân họ - những người trong cuộc cũng không thể đoán biết được ngày mai sẽ ra sao. Cái chết không hề hẹn trước và sẽ đến với họ vào bất cứ lúc nào, vì thế những dòng nhật ký được xem như những người bạn tâm tình thân thiết nhất của họ trong những lúc nhớ nhà, nhớ người yêu với những lời tâm sự, nhắn nhủ đầy thiết tha, nghĩa tình. 1.1.3. Phân loại thể nhật ký Tùy vào tính chất, mục đích mà người ta phân loại theo những thể khác nhau của nhật ký. Rõ ràng nhất là sự phân chia nhật ký văn học và nhật ký ngoài văn học. Các loại nhật ký ngoài văn học như: nhật ký riêng tư, nhật ký khoa học, nhật ký công tác… không nhằm công bố rộng rãi, chỉ viết dành cho mục đích cá nhân; đơn thuần chỉ ghi chép lại những sự việc xảy ra với cá nhân chứ không quan tâm đến những vấn đề, những sự kiện xảy ra với ý nghĩa xã hội rộng lớn, ý nghĩa nhân bản. Vì thế, nhật ký ngoài văn học thường không thu hút được sự quan tâm của đông đảo người tiếp nhận cũng như giới nghiên cứu văn học, không có tầm ảnh hưởng lớn. Còn nhật ký văn học thường hướng tới các chủ đề nhất định và có sự ưu tiên chú ý đến thế giới nội tâm của tác giả hoặc của các nhân vật trước những sự kiện lớn có ý nghĩa không chỉ với cá nhân mà còn là mối quan tâm của toàn xã hội; nhật ký văn học thường được viết ra nhằm hướng tới đông đảo công chúng. Bên cạnh đó có những cuốn nhật ký riêng tư viết không nhằm làm văn, không hướng tới đông đảo công chúng và không chủ định xây dựng hình tượng văn học, song một khi nó “thể hiện được một thế giới tâm hồn, khi qua những sự việc và
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan