Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Nhận xét đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của thai phụ chẩn đoán đái tháo đường...

Tài liệu Nhận xét đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của thai phụ chẩn đoán đái tháo đường rõ phát hiện lần đầu trong thời kỳ mang thai

.DOCX
131
148
117

Mô tả:

1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) đang phát triển mạnh trên toàn thế giới, theo thống kê của liên đoàn đái tháo đường thế giới (IDF), tính đến năm 2014, có khoảng 387 triệu người mắc đái tháo đường [1]. Đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) là thể bệnh đặc biệt của bệnh ĐTĐ. Bệnh đang rất được quan tâm trong nhiều năm gần đây. Hiện nay, chưa có sự thống nhất về tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh ĐTĐTK trên toàn thế giới, vì vậy tỷ lệ ĐTĐTK cũng thay đổi tùy theo phương pháp chẩn đoán, phương pháp sàng lọc, đặc điểm dân cư, vùng địa lý, và chủng tộc. Tỷ lệ ĐTĐTK theo những nghiên cứu trước đây dao động từ 2 - 25% [2]. Tuy nhiên, từ khi áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán mới Hiệp hội ĐTĐ và thai sản quốc tế quốc tế nghiên cứu đaái tháo đường và thai kỳ 2010 (IADPSG) 2010, tỉ lệ ĐTĐTK tăng gấp 2 - 3 lần so với tiêu chuẩn trước đây, khoảng 8,.9 – 53,4% [3], [4] [3, 4]. ĐTĐTK nếu không được chẩn đoán và điều trị sẽ gây nhiều tai biến cho cả mẹ và thai nhi. Hậu quả trước mắt đối với người mẹ là dễ bị các tai biến sản khoa như: tăng huyết áp, nhiễm độc thai nghén, nguy cơ sẩy thai, thai chết lưu, tăng nguy cơ đẻ non, tăng tỉ lệ phải mổ lấy thai [5]. Đối với thai nhi và trẻ sơ sinh dễ bị hội chứng suy hô hấp cấp và tử vong chu sinh, thai to, các sang chấn tổn thương sau đẻ [6]. Về lâu dài, nhiều nghiên cứu về tỷ lệ mắc ĐTĐ type 2 nhận thấy rằng những phụ nữ có tiền sử ĐTĐTK dễ mắc ĐTĐ type 2 [5]. Tỉ lệ các biến chứng cho mẹ và thai nhi có mối tương quan liên tục với mọi cấp độ tăng gGlucose máu của người mẹ, gGlucose máu người mẹ càng cao thì nguy cơ mắc các tai biến sản khoa cũng tăng cao [7], [8], [9] [7-9]. 2 Chính vì vậy, các thai phụ có chỉ số gGlucose máu tăng cao ngay khi mới phát hiện lần đầu tiên trong thai kỳ, mức g Glucose máu của các thai phụ này đủ tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường thực sự khi không mang thai, có thể những thai phụ này đã mắc đái tháo đường từ trước khi mang thai nhưng đã chưakhông được phát hiện, nhận thấy nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh, chấn thương khi đẻ, tăng tỉ lệ phải mổ đẻ và phải điều trị hồi sức sơ sinh tăng lên 2 – 4 lần và những thai phụ này tăng mắc các biến chứng của ĐTĐ như biến chứng võng mạc, biến chứng thận [7]. Năm 2010, IADPSG mở rộng thêm khái niệm ‘‘ĐTĐ rõ trong thai kỳ’’ (overt diabetes in pregnancy) bao gồm những thai phụ có nồng độ glucose máu đủ tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ người bình thường không mang thai nhưng không được chẩn đoán trước đó. Hiện nay, tỉ lệ béo phì và ĐTĐ typ2 ở những phụ nữ trẻ ngày càng cao, số bệnh nhân không được chẩn đoán ĐTĐ đang tăng lên, những phụ nữ này không được phát hiện trước khi mang thai, vì vậy sẽ dẫn tới bỏ sót chẩn đoán và xảy ra các hậu quả đáng tiếc cho mẹ và thai nhi. Do đó, vấn đề đặt ra là cần thiết nhanh chóng chẩn đoán, thiết lập điều trị và theo dõi sát trong khi mang thai của những thai phụ này để đảm bảo mức gGlucose máu được kiểm soát tốt giảm tối thiểu các nguy cơ tai biến cho cả mẹ và thai nhi. Ý nghĩa lâm sàng của ĐTĐ trong thời kì mang thai cần được xem xét một cách đầy đủ và toàn diện hơn. Tuy nhiên, hiện nay có rất ít nghiên cứu liên quan đến vấn đề này. Do đó, chúng tôi tiến hành đề tài này với 2 mục tiêu: 3 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nhận xét một số biến chứng sản khoa và trẻ sơ sinh ở các thai phụ chẩn đoán đái tháo đường rõ trong thai kỳ. 2. Nhận xét một số điểm khác biệt giữa 2 nhóm đái tháo đường rõ trong thai kỳ và đái tháo đường thai kỳ. 3. Mô thĩa lâm sàng cểm kháctrong thời kìvà nhĩa lâm sàng cểm kháctrong thời kìnhóm đái tháo đườncác thai ph sàng cểm kháctrong thời kìnhóm đái thai ka. 4. Nhai kai ph sàngđiai kai ph sàng cểm kháctrong thời kìnhóm đái tháo đường rõ trong thai kỳ và đái thá Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Khái niệm đái tháo đường rõ trong thai kỳ Định nghĩa cổ điển về ĐTĐTK được đưa ra lần đầu từ Hội nghị quốc tế lần thứ 4 về ĐTĐTK năm 1997 và vẫn đang sử dụng rộng rãi hiện nay [5]: “Đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong lúc mang thai’’. Như vậy, định nghĩa này thì ĐTĐTK bao gồm cả những thai phụ bị ĐTĐ từ trước khi mang thai nhưng không được phát hiện. 4 Năm 2010, Hiệp hội quốc tế nghiên cứu đái tháo đường và thai kỳ (IADPSG), đề xuất mở rộng thêm định nghĩa ‘‘ĐTĐ Đái tháo đường rõ trong khi mang thai kỳ’’ (overt diabetes in pregnacy) đó là: phụ nữ mang thai có đủ tiêu chuẩn chẩn đoán của ĐTĐ trong tình trạng không mang thai, nhưng trước đó đã không được chẩn đoán ĐTĐ [10]. Định nghĩa này đã được thông qua bởi ADA (2011, 2013) [11][11][11, 12],[12], [12] và đưa vào khuyến cáo WHO 2013 [13]. Như vậy, có 2 loại rối loạn dung nạp glucose được xác định trong thai kỳ đó là: ĐTĐTK và ĐTĐ rõ trong thai kỳ. 1.2. Dịch tễ bệnh ĐTĐTK trên thế giới và Việt Nam Tỷ lệ ĐTĐ rõ: Theo nghiên cứu của Sunmin Park (2015) trên 2255 thai phụ thì tỷ lệ ĐTĐ rõ là 4% trên tổng số thai phụ chẩn đoán ĐTĐTK [14]. Tỷ lệ ĐTĐTK: theo những nghiên cứu trước đây dao động từ 2 - 25% [2]. Tuy nhiên, từ khi áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán mới IADPSG 2010, tỉ lệ ĐTĐTK tăng gấp 2-3 lần so với tiêu chuẩn trước đây, khoảng 8,.9 – 53,4%, tùy theo phương pháp chẩn đoán, phương pháp sàng lọc, đặc điểm dân cư, vùng địa lý, và chủng tộc [2], [3][2, 3]. Chủng tộc Châu Á trong đó có Việt Nam chiếm tỷ lệ cao nhất 12,2% [15]. Theo một số nghiên cứu cho thấy ở phụ nữ da trắng tỉ lệ mắc đái tháo đường thai kìĐTĐTK thấp hơn ở nhóm phụ nữ Ấn Độ và thổ dân Canada ( tỷ lệ 2 - 4% so với 10%) [15]. Tác giả Wah Cheung và cộng sự tại Australia tiến hành nghiên cứu trên 2797 thai phụ người Châu Á sống tai Sydney trong 9 năm, tỷ lệ ĐTĐTK từ 6,7% tới 10,6% và tỷ lệ này luôn cao hơn tỷ lệ được tiến hành cùng thời điểm ở các nước đang phát triển [16]. Đó cũng là lí do mà Hội ĐTĐ Hoa kỳ khuyến cáo chủng tộc Châu Á thuộc nhóm chủng tộc có nguy 5 cơ cao bị ĐTĐTK và cần thiết phải sàng lọc ĐTĐTK cho tất cả các thai phụ gốc Châu Á khi mang thai [17]. Theo nghiên cứu của Mose năm 1998 trên các nhóm chủng tộc khác nhau cho thấy tỷ lệ ĐTĐTK khác nhau rõ rệt và bệnh gặp nhiều nhất ở phụ nữ Châu Á [18]. Tỉ lệ ĐTĐTK theo nhóm chủng tộc - nghiên cứu của Moses 1998 [18] Nhóm Người Úc Người Châu Âu Người Thổ dân Người ở các đảo khu vực Thái Bình Dương Người Châu Á Nhóm người khác Số bệnh nhân 2114 534 20 Tỉ lệ (%) 6,1% 7,1% 5,0% 21 9,5% 90 129 12,2% 3,1% *Tại Việt Nam Việt Nam thuộc chủng tộc Châu Á nơi mà có tỷ lệ ĐTĐTK cao nhất, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta thì tỷ lệ thai phụ bị đái tháo đường có chiều hướng gia tăng qua một số nghiên cứu tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Điều này chứng tỏ việc sàng lọc rộng rãi ĐTĐTK cho các thai phụ ở Việt Nam là việc làm hết sức cần thiết. Tỷ lệ ĐTĐTK qua một số nghiên cứu trong nước Tác giả Năm Tiêu chuẩn Địa điểm Tỉ lệ Ngô. T. K.Phụng[19] 1999 WHO 1999 Một quận TPHCM 3,9% Ng. T. K. Chi [19] 2000 WHO 1999 BV Phụ Sản HN 3,6% 2002 WHO 1999 BV Phụ sản TW T. V. Bình và cs[20] 2004 BV Phụ Sản HN 5,7% 6 N.T. P. Thảo[20] 2007 ADA 2004 Vũ Bích Nga [20] 2009 HNQT lần 4 Thái. T. T. Thúy [21] 2012 ADA 2011 BV Bạch Mai 39% Trần. T. Sơn [22][22] 2012 ADA 2011 BV Hùng Vương 20 % BV Bạch Mai BV Phụ sản TW BV Bạch Mai 7,9% 7,.8% Với việc sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán mới của ADA 2011, thì tỷ lệ ĐTĐTK trong quần thể dân số chung là rất cao. Vì vậy việc sàng lọc rộng rãi ĐTĐTK cho các thai phụ ở Việt Nam là việc làm hết sức cần thiết. 1.3. Sinh lý bệnh của ĐTĐTK Mang thai là yếu tố thuận lợi thúc đẩy sự xuất hiện các rối loạn điều hòa glucose máu do tăng tình trạng kháng insulin. ĐTĐTK có thể xảy ra khi tình trạng kháng insulin sinh lý này tăng kịch phát và cùng xuất hiện song song sự thiếu hụt insulin tương đối. Sinh lý bệnh ĐTĐTK tương tự như sinh lý bệnh của ĐTĐ type 2, bao gồm kháng insulin và bất thường về tiết insulin [23], [24] [23, 24]. 1.3.1. Hiện tượng kháng insulin Thai kỳ được xem là một cơ địa ĐTĐ vì mang thai làm giảm nhạy cảm của mô với insulin, hay làm tăng liều insulin cần dùng ở đối tượng đã có ĐTĐ trước đó. Những biến đổi của chuyển hóa glucose và tác dụng của insulin được phục hồi nhanh chóng trong giai đoạn hậu sản. Hai hình thức đề kháng insulin ở phụ nữ ĐTĐTK .[23]. Đầu tiên là sự đề kháng insulin sinh lý của giai đoạn cuối của thai kỳ Hiện tượng kháng insulin là do nhau thai tiết ra các hormon như lactogen, estrogen, progesteron… là các hormon vừa kích thích tiết insulin lại vừa có tác dụng đối kháng insulin [23]. Hình thức thứ hai của kháng insulin trong ĐTĐTK là một hình thức mãn tính trước khi mang thai và làm trầm trọng thêm bởi những thay đổi 7 sinh lý dẫn đến sự đề kháng insulin trong thời kỳ mang thai [23]. Vì vậy, hầu hết phụ nữ ĐTĐTK có một sự kết hợp của kháng insulin mới và mãn tính do đó làm tăng tình trạng kháng insulin hơn các phụ nữ bình thường trong thời gian cuối thai kỳ. So với phụ nữ có dung nạp glucose bình thường, những người ĐTĐTK có tiết insulin thấp hơn đối với mức độ đề kháng insulin. Về lâu dài, tiết insulin suy giảm liên quan đến sự đề kháng insulin mãn tính, dẫn đến tăng glucose máu và dẫn đến ĐTĐ type 2. 1.3.2. Bài tiết các hormon trong thời gian mang thai Sản xuất các hormon có khuynh hướng tăng trong thời gian mang thai và phần lớn các hormon này đều góp phần kháng insulin và gây rối loạn chức năng tế bào beta của tụy. Nửa đầu của thai kỳ có sự tăng nhạy cảm với insulin tạo điều kiện cho sự tích trữ mỡ của cơ thể mẹ, sự tích trữ mỡ đạt tối đa vào giữa thời kỳ mang thai. Vào nửa sau của thai kỳ có hiện tượng kháng insulin, đồng thời nhu cầu insulin của các thai phụ cũng tăng khi thai càng phát triển gây thiếu hụt insulin tương đối. Sự kết hợp của 2 yếu tố trên làm thai phụ có xu hướng dẫn tới ĐTĐ ở nửa sau của thai kỳ [24]. Nồng độ progesteron, estrogen, HPL, do nhau thai tiết ra tăng song song với đường cong phát triển thai. Nồng độ các hormon nhau thai tăng dần theo trọng lượng nhau thai sẽ làm tăng bài tiết của đảo tụy, giảm đáp ứng với insulin và tăng tạo ceton. ĐTĐTK thường xuất hiện vào khoảng tuần thứ 24 của thai kỳ, khi mà nhau thai sản xuất một lượng đủ lớn các hormon gây kháng insulin. 8 Hình 1.1. Sự bài tiết các hormon trong thời gian mang thai [24] 1.3.2.1. Vai trò của các hormon steroid (cortisol, estrogen, progesterone) và sự đề kháng insulin Những hormon này tăng lên đều đặn với sự phát triển của thai. Sự đề kháng insulin của các hormon này là một thực tế được biết đến từ thế kỷ trước [25]. Có ý kiến cho rằng tăng nồng độ cortisol trong thời kỳ mang thai được xem là hormon chính gây ra giảm dung nạp glucose trong thai kỳ bình thường. Vào giai đoạn cuối của thai kỳ, nồng độ cortisol tăng gấp 3 lần ở người không mang thai [25]. Tại các tế bào cơ (nơi có tăng glucocorticoid nhiều) thấy có hiện tượng giảm phosphoryl hóa tyrosin của các thụ thể insulin. Qua đó thấy rằng sự đề kháng insulin gây ra bởi glucocorticoid có cơ chế hậu receptor. Trong khi có ý kiến khác cho rằng estrogen và progesteron được tăng lên dần dần trong mang thai là yếu tố chính ảnh hưởng đến chức năng tế bào beta trong giai đoạn đầu của thai kỳ và đặc biệt là kháng insulin trong giai đoạn cuối. 9 1.3.2.2. Vai trò của lactogen (HPL) với sự đề kháng insulin Lactogen còn được gọi là HCS (human chorionic somatomamotropin) có cấu trúc hóa học và chức năng miễn dịch giống như GH (Growth hormone). Trong thời gian mang thai, nồng độ HPL của mẹ có thể được thay đổi bằng cách thay đổi nồng độ glucose trong máu. Nồng độ HPL vào thời điểm cuối của thai kỳ tăng gấp 10 lần. Ngoài tác dụng đồng hóa protein và ly giải mỡ, HPL còn có tác dụng lên tuyến vú và hoàng thể. Nồng độ HPL bắt đầu tăng vào 3 tháng giữa của thai kỳ, gây giảm sự phosphoryl hóa của các thụ thể IRS-1 tại các receptor tiếp nhận insulin và gây kháng insulin [25]. Giảm IRS-1 song hành cùng với giảm tác động của insulin dẫn tới giảm các bước tiếp theo trong hệ thống truyền tín hiệu insulin làm cho GLUT4 giảm chuyển động tới bề mặt tế bào, do vậy glucose không vận chuyển được vào trong tế bào. 10 Hình 1.2. Khái quát cơ chế kháng insulin của các hormon(HPL) [25] 1.3.2.3. Vai trò của prolactin với sự đề kháng insulin [26] Nồng độ prolactin bắt đầu tăng từ tuần thứ 5 - 8 thai kỳ và tăng dần theo sự phát triển của thai. Shalayed và cộng sự cho biết rằng prolactin tăng dần trong quá trình mang thai và đạt đỉnh trong ba tháng cuối của thai kỳ khi nhiều phụ nữ mang thai xuất hiện ĐTĐTK. Skouby thăm dò mối liên quan giữa nồng độ prolactin và tình trạng dung nạp glucose ở thai phụ bình thường và thai phụ ĐTĐTK bằng cách tiến hành làm nghiệm pháp dung nạp glucose vào nửa sau của thai kỳ và sau đẻ, tTác giả đi đến kết luận rằng không có mối liên quan giữa tình trạng dung nạp glucose và nồng độ prolactin Trong thực tế nồng độ của prolactin có thể thấp hơn ở người ĐTĐTK [27]. Vì vậy prolactin không giữ vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của ĐTĐTK. 1.3.2.4. Vai trò của mô mỡ trong sự phát triển ĐTĐTK Trong lịch sử, các hormon nhau thai được coi là trung gian chính của sự đề kháng insulin trong thời gian mang thai. Những nghiên cứu gần đâyTrong thập kỷ qua các mô mỡ đã được chứng minh các mô mỡ sản xuất nhiều yếu tố (adipocytokines,) hầu hết nó hoạt động như hormon. Các adipocytokine hoạt động như hormon liên quan đến sự đề kháng insulin của thai phụ. Adipocytokine bao gồm: leptin, adiponectin, TNF-α, Interleukin 6 và mới phát hiện như: resistin visfatin, apelin cũng được sản xuất trong tử cung [28]. Mặc dù lactogen nhau thai thường được coi như là nguyên nhân của sự giảm nhạy cảm insulin trong thời kỳ mang thai. Gần đây vai trò của các adipocytokine và nồng độ lipid cao trong thai kỳ tương quan với những thay đổi theo chiều dọc trong độ nhạy với insulin ở phụ nữ không 11 mang thai [29] cũng như phụ nữ mang thai [30]. Bằng chứng cho thấy rằng một hoặc nhiều các adipocytokines (TNF-α và leptin) có thể làm suy giảm tín hiệu insulin và gây kháng insulin do có khả năng làm tổn thương chức năng của IRS-1 [31]. Cụ thể, TNF-α có khả năng làm giảm nhạy cảm insulin [28] trong khi các adipocytokines khác có thể tăng độ nhạy cảm insulin như là adiponectin, đặc biệt giảm ở cuối thai kỳ [32]. 1.4. Yếu tố nguy cơ của đái tháo đường thai kì Béo phì: ở người béo phì có tình trạng kháng Insulin, tăng tiết Insulin qua test dung nạp gGlucose, người béo phì có tỷ lệ bị đái tháo đường cao và có tới 80- 90% người bị ĐTĐTK có béo phì ở Mỹ. Rất nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nữ béo phì bị đái tháo đường khi mang thai rất cao so với nhóm không béo phì [33]. Nghiên cứu Hapo trên gần 25000 thai phụ tại 9 quốc gia từ 7/2000 đến 4/2006, chỉ ra rằng thừa cân, béo phì là yếu tố nguy cơ độc lập của ĐTĐTK [7]. Tiền sử gia đình: Tiền sử gia đình có người bị đái tháo đường, đặc biệt là có người đái tháo đường thế hệ thứ nhất. Phụ nữ có thai ở gia đình có người bị đái tháo đường thì nguy cơ bị đái tháo đường thai nghén chiếm 50 - 60% so với nhóm không có tiền sử ĐTĐ [28]. Trong nghiên cứu của Sumin trên 2255 thai phụ tại Hàn Quốc thì tỷ lệ thai phụ có tiền sử gia đình có người ĐTĐ ở thế hệ thứ nhất trong nhóm ĐTĐ rõ 38,7%, trong nhóm ĐTĐTK là 37.4%, còn trong thai phụ không ĐTĐ là 18.5%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0.001 [14]. Tiền sử đẻ con ≥ 4 kg: Cân nặng trẻ lúc đẻ vừa là hậu quả của ĐTĐTK vừa là yếu tố nguy cơ cho ĐTĐTK đối với người mẹ mang thai lần sau. Khái niệm thai to ≥> 4 kg là tiêu chuẩn của châu Âu trước kia, ở Việt Nam có thể coi khi trẻ khi trẻ sơ sinh ≥> 3.5kg đã được coi là thai to. Theo Nguyễn Thị 12 Kim Chi, Đỗ Trung Quân, Trần Đức Thọ nghiên cứu 196 sản phụ có một trường hợp con ≥> 4 kg và bị ĐTĐTK chiếm 100% [28]. Có tiền sử có bất thường về dung nạp Glucoseglucose: Đây là yếu tố nguy cơ rất cao của ĐTĐTK. Đa số người có tiền sử bất thường về dung nạp glucose thì khi có thai đều bị ĐTĐTK [28]. Glucose niệu dương tính: Đây cũng là một yếu tố nguy cơ cao đối với ĐTĐTK. Tuy nhiên có khoảng 10 - 15% phụ nữ mang thai có đường niệu dương tính mà không phải ĐTĐTK. Đây có thể do ngưỡng đường của thận ở một số người mang thai thấp. Tuy nhiên khi đường niệu dương tính thì tỷ lệ có kết quả Test test dung nạp glucose bất thường tăng rất cao. Vì vậy khi người phụ nữ có đường niệu dương tính bắt buộc phải tiến hành test dung nạp glucose để có chẩn đoán xác định. Theo Welsh nghiên cứu 101 sản phụ có đường niệu dương tính thì 64/101 người (61,4%) được chẩn đoán ĐTĐTK. Theo Nguyễn Thị Kim Chi, Trần Đức Thọ, Đỗ Trung Quân 2001 nghiên cứu 196 sản phụ, có 32 sản phụ có đường niệu dương tính thì có 6/32 người bị ĐTĐTK chiếm 18,8% và 3/32 người có rối loạn dung nạp glucose chiếm 9,4% và tỷ lệ ĐTĐ và RLDNG là 28,1% [19]. Tuổi thai: Theo hiệp hội sản khoa Mỹ thì người mẹ mang thai ở tuổi < 25 được coi là ít có nguy cơ đái tháo đường thai nghén, khi người phụ nữ > 35 tuổi mang thai thì nguy cơ ĐTĐTK cao hơn hẳn. Tiền sử sản khoa bất thường ít liên quan tới đái tháo đường thai nghén được thể hiện qua nhóm nghiên cứu. Magree 1993. Moses 1998, Nguyễn Thị Kim Chi, Trần Đức Thọ, Đỗ Trung Quân 2001 [19], [18][19, 28]. Chủng tộc: Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ ĐTĐTK có tỷ lệ rất khác nhau tuỳ chủng tộc. Chủng tộc có nguy cơ thấp như: Người da đen, thổ dân Châu Mỹ, dân đảo Thái Bình Dương, Nam á. 13 Nhóm người có nguy cơ cao là người Mỹ gốc Châu á. Người ở Trung và Nam Mỹ người vùng gốc Ấn độ... [28] Phân loại nhóm nguy cơ và khuyến cáo sàng lọc của Hội nghị quốc tế lần thứ 4 về ĐTĐTK [5]. Nhóm ít nguy cơ: Có tất cả các đặc điểm sau - Nữ mang thai tuổi < 25 - Nhóm chủng tộc có nguy cơ thấp. - Cân nặng trước khi mang thai bình thường BMI < 23 - Cân nặng tăng trong thời kỳ mang thai bình thường (8 - 12 kg) - Không có tiền sử RLDNG. - Không có tiền sử gia đình bị ĐTĐ - Không có tiền sử sản khoa bất thường. - Mang thai lần đầu. →Không cần làm test sàng lọc Nhóm nguy cơ cao: Có một hoặc nhiều hơn các yếu tố sau: - Thừa cân, béo phì trước khi mang thai - Trong gia đình có người bị đái tháo đường ở thế hệ thứ nhất - Tiền sử đái tháo đường thai kỳ - Tiền sử đẻ con to ≥ 4000g - Glucose niệu dương tính →Khuyến cáo sàng lọc từ lần đầu tiên đến khám thai, nếu không bị đái tháo đường thai kì thì nhắc lại vào tuần thứ 24 – 28 của thai kỳ. Nhóm nguy cơ trung bình: Không có đặc điểm của nhóm nguy cơ cao và thấp. Phải tiến hành test sàng lọc vào tuần thứ 24 - 28 của thai kỳ . 1.5. Hậu quả của ĐTĐTK 1.5.1. Hậu quả đối với thai nhi và trẻ sơ sinh 14 ĐTĐ trong thời kì mang thai có liên quan tới sự gia tăng các nguy cơ cho thai, trẻ sơ sinh và biến chứng lâu dài ở con Thai to: Thai to được định nghĩa là cân nặng lúc sinh lớn hơn 90% bách vị phân theo biểu đồ tăng trưởng trong quần thể hoặc ≥ 4000g, là biến chứng hay gặp ở những trẻ có mẹ bị ĐTĐ. Thai to có thể gặp ở tất cả các thai phụ có ĐTĐ nhưng tỷ lệ gặp cao hơn ở những đứa trẻ có mẹ bị ĐTĐ trước khi mang thai như trong nghiên cứu sau:  Trong một nghiên cứu trong quần thể ở Thụy Điển trên 3705 trẻ sơ sinh có mẹ bị ĐTĐ típ 1 từ năm 1998 – 2007, 47% đứa trẻ sơ sinh có cân nặng lớn hơn tuổi thai, nghĩa là lớn hơn 90% bách vị phân [34].  Trong một nghiên cứu khác tại Thụy Điển trên tất cả các trẻ sơ sinh được đăng kí từ 1992 – 2004, tỷ lệ trẻ sơ sinh có mẹ bị ĐTĐTK cao gấp 4 lần trẻ có mẹ không bị ĐTĐ [35].  Trong m Ahlsson2010Ahlsson2010205 [35]Persson20112 07[34]207 65%, tình trạng này hay gặp ở trẻ có mẹ bị ĐTĐ hơn trẻ có mẹ bình thường. Trong nghiên cứu một loạt các trường hợp đã được nói từ trước trên 276 trẻ được xét nghiệm hematocrit, 17% số trẻ có mẹ bị ĐTĐ có nồng độ hematocrit > 60% bao gồm cả 5 trẻ sơ sinh có đa hồng cầu [37]. Từ cơ chế bệnh là do tăng nồng độ erythropoietin do tình trạng thiếu oxi mạn tính. Tình trạng tưới máu từ nhau thai đến thai nhi không thuận lợi do mẹ hoặc do thai cũng có thể làm tăng hematocrit [40]. Đa hồng cầu dẫn tới hội chứng tăng độ quánh của máu gồm tắc mạch, thiếu máu, nhồi máu cơ quan quan trọng. Tăng độ quánh của máu được coi là góp phần tăng tỷ lệ huyết khối tĩnh mạch thận ở trẻ sơ sinh có mẹ bị ĐTĐ. Để phát hiện đa hồng cầu xét nghiệm hematocrit cần được thực hiện trong vòng 12 giờ sau sinh [40]. Phì đại cơ tim: Tăng insulin ở thai nhi có thể là nền tảng bệnh cơ tim ở trẻ sơ sinh. Cơ tim dày lên được tìm thấy nhiều ở trẻ sơ sinh của các bà mẹ bị ĐTĐTK. Mặc dù hầu hết trong số đó là không triệu chứng một số có thể phát triển thành suy tim sung huyết như là kết quả của sự tắc nghẽn dòng chảy tại tâm thất trái. Vì insulin kích thích sự tăng trưởng của cơ tim do đó người ta tin rằng nồng độ insulin tăng vào cuối thai kỳ có thể chịu trách nhiệm đối với tổn thương này [39]. Các biến chứng ở trẻ sơ sinh còn lại là thứ phát sau tăng insulin ở thai nhi. Hạ canxi máu sơ sinh: Hạ canxi máu, khi nồng độ canxi toàn phần trong huyết thanh ≤ 1,8 mmol/l ( 7mg/dL) hay nồng độ canxi ion hóa ≤ 1 mmol/l (4mg/dL) [41]. 17 Tỉ lệ hạ canxi máu sơ sinh của các trẻ có mẹ bị ĐTĐ 5 – 30%, cao hơn các trẻ có mẹ không bị ĐTĐ, nồng độ canxi trong huyết thanh thấp nhất vào khoảng 24 – 72h sau sinh, kiểm soát tốt glucose máu mẹ trong suốt thai kì sẽ làm giảm được tỉ lệ hạ canxi máu của trẻ [37]. Khi glucose máu của mẹ không được kiểm soát tốt, mẹ sẽ bị mất ion Mg qua nước tiểu, làm nồng độ Mg máu mẹ giảm dẫn đến nồng độ Mg máu con giảm. Mất Mg sẽ ảnh hưởng đến bài tiết PTH của thai nhi và gây hạ canxi máu. Hạ canxi máu trẻ sơ sinh càng nặng nếu glucose máu mẹ càng cao. Hạ canxi máu ở trẻ sơ sinh nếu không có triệu chứng có thể tự hết mà không cần điều trị. Chính vì vậy, không có khuyến cáo sàng lọc hạ canxi máu cho tất cả các trẻ có mẹ bị đái tháo đường thai kì [37]. Tuy nhiên, nồng độ canxi huyết thanh nên được kiểm tra ở những trẻ có biểu hiện bồn chồn, ngủ lịm, ngừng thở, thở nhanh, hoặc co giật, và ở những trẻ sinh non, sinh ngạt, suy hô hấp, nhiễm trùng hoặc bị nghi ngờ [41]. Tăng tỷ lệ tử vong chu sinh: Người ta nhận thấy rằng tỷ lệ tử vong chu sinh của các trẻ sinh ra từ các thai phụ bị ĐTĐTK cao hơn các thai phụ không bị ĐTĐ. Nguyên nhân tử vong chu sinh vẫn còn chưa được biết rõ. Nhiều tác giả cho rằng có thể tăng glucose máu và tăng insulin máu làm thai nhi bị giảm oxy máu, nhiễm toan, từ đó gây mất khả năng chống đỡ của trẻ với tình trạng hạ oxy [6]. Tăng bilirubin máu: do nhiều yếu tố gây nên như tăng khối lượng tế bào máu, tan máu, chấn thương, chậm sản xuất các men ở gan, đẻ non. Nguyên nhân thường gặp là đẻ non và đa hồng cầu .[42]. Dị tật bẩm sinh cao hơn 2 - 4 lần ở trẻ sơ sinh của các bà mẹ ĐTĐTK, đặc biệt là nếu tăng glucose máu trong 2 tháng đầu sau khi thụ thai. 18 Thai chậm phát triển của các bà mẹ ĐTĐTK nặng ngày nay ít phổ biến hơn trước đây. Nếu tăng trưởng chậm xảy ra sớm trong 3 tháng đầu tiên gọi là trì hoãn sự tăng trưởng sớm và một số bào thai có tăng trưởng không bình thường; 3 tháng giữa sự tăng trưởng gần như bình thường; chậm phát triển trong 3 tháng cuối có thể do suy mạch máu nhau thai có thể do kiểm soát quá chặt chẽ glucose máu sau ăn [37]. Suy thai: Trong thời gian theo dõi thai nhi phát triển, các nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh rằng nguy cơ suy thai và thai chết lưu được xem là có liên quan chặt chẽ với mức độ tăng glucose máu của người mẹ. Các nguyên nhân khác của mẹ có thể gây tình trạng thiếu oxy của thai như: THA, căng thẳng nghiêm trọng, tổn thương mạch máu tử cung [37]. Về lâu dài : Trẻ em của các bà mẹ ĐTĐTK có nguy cơ cao phát triển bệnh béo phì và ĐTĐ type 2 sau này trong đời. 19 Mẹ Thai nhi Thiếếu Insulin Dị tật bẩm sinh ↑ Glucose ↑ FFA ↑ Ketones ↑ Nhau thai Acid amin ↑ Đa niệu Magie ↓ Chấến thương sơ sinh Ngạt sơ sinh Sinh non Thai to ↓ Tổng hợp surfactant Erythropoietin ↑ Glycogen ↑ ↑ sản xuấết hồồng cấồu ↑ tạo lipid Magie ↓ ↑ tổng hợp protein TRẺ SƠ SINH ↓ Magie Thai to INSULIN ↑↑ FFA ↑ Ketones ↑ Acid amin ↑ Tăng sản xuấết tếế bào β Glucose ↑ Suy cận giáp ↑ Insulin Đa hồồng cầồu ↓ surfactant ↓ Glucagon Hạ canxi máu ↓ Catecholamin Cồ đặc máu Hội chứng suy hồ hầếp cầếp ↓ sản xuấết Glucose ↑ sử dụng Glucose ↓ ly giải Lipid Hạ glucose máu ↓ tiểu cấồu ↑ chảy máu Vàng da Huyếết khồếi Sơ đồ 1.31: Cơ chế bệnh sinh các tai biến ở thai nhi và trẻ sơ sinh của thai phụ ĐTĐTK [25] 1.5.2. Hậu quả đối với mẹ Đẻ non: Các nguyên nhân dẫn đến đẻ non là kiểm soát glucose máu kém, nhiễm trùng tiết niệu, đa ối, tiền sản giật, THA. Trong trường hợp tăng glucose máu kéo dài, một lý do khác có thể sinh sớm 20 là thai to và trẻ sơ sinh của bà mẹ ĐTĐTK có nguy cơ chấn thương khi sinh do tăng kích thước vai [43]. Thai chết lưu: Nhiều thập kỷ trước đây, các bác sỹ đã công nhận mối đe dọa của ĐTĐTK là thai chết vào cuối kỳ mang thai. Nguy cơ là 50% đối với nhiễm toan ceton, trong đó 3 - 6% đối với ĐTĐTK (so với 1 2% trong phụ nữ không bị ĐTĐTK trong thời đại đó). Nguy cơ này tăng lên khi thai gần đủ tháng, White và Pedersen đã khuyến cáo phụ nữ ĐTĐTK nên sinh vào tuần 35 - 37 để ngăn ngừa thai chết lưu. Nhưng trẻ sơ sinh vẫn tử vong do bệnh màng trong ở trẻ sơ sinh thiếu tháng của các bà mẹ ĐTĐTK. Vì vậy nguy cơ thai chết lưu và tử vong sơ sinh là đáng sợ nhất cho bệnh nhân ĐTĐTK [25]. Tăng huyết áp: Thai phụ bị ĐTĐTK dễ bị THA hơn các thai phụ bình thường. Bệnh sinh của THA trong thời gian mang thai vẫn chưa được rõ ràng, có nhiều yếu tố góp phần làm THA. Người ta nhận thấy ở người ĐTĐTK, chính sự giảm dung nạp glucose và kháng insulin giữ vai trò sinh lý bệnh chủ yếu làm tăng nguy cơ bị THA. Nghiên cứu của Vambergue và cộng sự tại 15 trung tâm Bắc Pháp đã chỉ ra rằng các thai phụ bị ĐTĐTK có tỉ lệ bị cao huyết áp là 17% tăng hơn so với nhóm chứng chỉ là 4,6% (p P< 0,005) [26]. Tiền sản giật và sản giật: Thai phụ bị ĐTĐTK dễ bị TSG và sản giật hơn các thai phụ bình thường do tỉ lệ tăng huyết áp cao hơn so với thai phụ không ĐTĐ. Nhiễm trùng tiết niệu: Có nhiều yếu tố thuận lợi làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu ở thai phụ ĐTĐTK. Thứ nhất là nồng độ glucose máu, glucose niệu cao tạo môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển. Thứ hai là trong thời gian mang thai, bản thân các thai phụ có sự suy giảm chức năng miễn dịch kết hợp với nồng độ glucose máu cao càng làm rối loạn chức năng miễn dịch dẫn tới giảm
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan