Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nhân vật người trí thức trong tiểu thuyết việt nam sau năm 1975...

Tài liệu Nhân vật người trí thức trong tiểu thuyết việt nam sau năm 1975

.PDF
174
18
96

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ QUẤT NHÂN VẬT NGƢỜI TRÍ THỨC TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU NĂM 1975 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC Hà Nội - 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ QUẤT NHÂN VẬT NGƢỜI TRÍ THỨC TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU NĂM 1975 Chuyên ngành: Lý luận văn học MÃ SỐ: 62 22 01 20 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÝ HOÀI THU Hà Nội - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Thị Quất LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong tổ bộ môn Lý luận văn học, các thầy cô trong Khoa Văn học, Phòng Sau đại học, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Ban Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thƣờng xuyên Huyện Hoài Đức đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Lý Hoài Thu - ngƣời đã tận tình chỉ dạy cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn ủng hộ tôi trong suốt quá trình làm luận án. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Thị Quất MỤC LỤC MỞ ĐẦU .....................................................................................................................3 1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................ 3 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án .................................... 5 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án ..................................... 6 3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 6 3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 6 4. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận án ................................................... 6 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án ............................................... 7 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án ............................................... 8 7. Cấu trúc của luận án ............................................................................. 8 Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................9 1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài của luận án ........................... 9 1.1.1. Khái niệm loại hình nhân vật......................................................................9 1.1.2. Khái niệm trí thức ......................................................................................12 1.1.3. Vài nét về nhân vật người trí thức trong văn học ...................................16 1.2. Tình hình nghiên cứu nhân vật ngƣời trí thức trong văn học Việt Nam 21 1.2.1. Giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến 1945......................................................21 1.2.2. Giai đoạn từ 1945 đến 1975 .....................................................................23 1.2.3. Giai đoạn từ 1975 đến hết thế kỷ XX .......................................................25 1.2.4. Từ đầu thế kỷ XXI đến nay ........................................................................27 Chƣơng 2. DIỆN MẠO CHUNG CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1975 VÀ SỰ TIẾP NỐI ĐỀ TÀI NGƢỜI TRÍ THỨC ............................................................31 2.1. Diện mạo chung của tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 ...................... 31 2.1.1. Vài nét về bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa và tình hình văn học ........31 2.1.2. Đặc điểm của tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 .........................................33 2.2. Sự tiếp nối đề tài ngƣời trí thức trong tiểu thuyết Việt Nam .......... 42 2.2.1. Khái quát về nhân vật người trí thức trong văn học Việt Nam trước năm 1975 ..................................................................................................................42 2.2.2. Sự kế thừa và phát triển đề tài người trí thức của tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 ....................................................................................................................45 Chƣơng 3. NHÂN VẬT NGƢỜI TRÍ THỨC TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1975 NHÌN TỪ ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH ......................................................52 3.1. Nhân vật ngƣời trí thức - những con ngƣời mang nhiều phẩm chất cao quý 52 3.1.1. Những con người tài năng, giàu khát vọng.............................................52 3.1.2. Những con người có nhân cách cao đẹp.................................................56 3.2. Những con ngƣời có ý thức phản tƣ và tƣ tƣởng đổi mới ............... 69 3.2.1. Phản tư về lịch sử và văn hóa..................................................................70 3.2.2. Phản tư về chiến tranh ..............................................................................73 3.2.3. Phản tư về các cơ chế chính sách ............................................................76 1 3.2.4. Phản tư về chính giới trí thức ...................................................................80 3.3. Những con ngƣời mang nỗi đau thân phận ..................................... 84 3.3.1. Bi kịch lạc thời, vỡ mộng...........................................................................84 3.3.2. Bi kịch đổ vỡ tình yêu, hôn nhân ..............................................................93 3.3.3. Bi kịch tha hóa nhân cách.........................................................................98 Chƣơng 4. NHÂN VẬT NGƢỜI TRÍ THỨC TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1975 NHÌN TỪ PHƢƠNG THỨC BIỂU HIỆN ...........................................103 4.1. Nghệ thuật xây dựng chân dung nhân vật ..................................... 103 4.1.1. Miêu tả ngoại hình và hành động ......................................................... 103 4.1.2. Biểu hiện nội tâm .................................................................................... 110 4.2. Thể hiện nhân vật trong không - thời gian nghệ thuật .................. 119 4.2.1. Không gian vật thể và thời gian hiện tại............................................... 120 4.2.2. Không gian hồi ức và thời gian quá khứ .............................................. 126 4.2.3. Kiểu không gian phi thời gian ............................................................... 128 4.3. Thể hiện nhân vật qua ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật .......... 130 4.3.1. Ngôn ngữ nghệ thuật .............................................................................. 130 4.3.2. Giọng điệu nghệ thuật ............................................................................ 136 KẾT LUẬN .............................................................................................................148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ......................................................................................................151 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................152 PHỤ LỤC ................................................................................................................168 2 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Ngƣời trí thức vốn xuất hiện sớm trong đời sống xã hội. Ngay từ khi có nền văn minh, tri thức đƣợc đề cao thì cũng là lúc ngƣời trí thức xuất hiện. Cho dù đƣợc gọi bằng các danh từ khác nhau nhƣ: nhà nho, kẻ sĩ, sĩ phu, học giả, trí thức…, nhƣng bao giờ ngƣời trí thức cũng tiêu biểu cho trí tuệ, lƣơng tri, cho đỉnh cao tri thức, bao giờ cũng là đại diện tiêu biểu cho thời đại của họ. Từ chỗ giữ vị trí quan trọng trong đời sống, ngƣời trí thức bƣớc vào văn chƣơng và trở thành nhân vật trong các tác phẩm. Từ khi văn học viết ra đời đến nay, nhân vật ngƣời trí thức luôn là nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn của các nhà văn thuộc nhiều thế hệ. Lịch sử văn học thế giới đã cho thấy, sự xuất hiện của kiểu nhân vật trí thức có vai trò to lớn trong việc làm nên thành tựu văn học Phục Hƣng ở Tây Âu thế kỷ XVI, văn học lãng mạn, văn học hiện thực Pháp thế kỷ XVIII - XIX, văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, văn học thời kỳ cải cách, mở cửa ở Trung Quốc những năm 60 - 70 của thế kỷ XX… Ở Việt Nam, nhân vật ngƣời trí thức xuất hiện khá sớm, để lại dấu ấn sâu sắc trong cả văn học trung đại và hiện đại, nó là nhân vật xuyên suốt trong nền văn học nƣớc nhà. Các tên tuổi lớn trên thế giới nhƣ W.Shakespeare, J.W.Goethe, L.Tolstoy, N.V.Gogol, I.Turgenev, A.Chekhov, B.Pasternak… hay các tên tuổi lớn của Việt Nam nhƣ Nam Cao, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng… đều đƣợc khẳng định từ việc thể hiện hình tƣợng ngƣời trí thức. Để phản ánh những bƣớc tiến quan trọng trong nhận thức thời đại, để thể nghiệm những cách tân quan trọng trên phƣơng diện nghệ thuật, các nhà văn thƣờng chọn hình tƣợng ngƣời trí thức. Khi đó, nhân vật trí thức xuất hiện nhiều hơn, đƣợc thể hiện đậm nét hơn, trở thành đối tƣợng trung tâm để lan tỏa làn sóng đổi mới. 1.2. Sau 1975, Việt Nam đƣợc độc lập, thống nhất, bƣớc vào thời kỳ xây dựng và phát triển đất nƣớc. Cùng với sự biến chuyển nhiều mặt của đời sống xã hội, văn học Việt Nam nói chung và tiểu thuyết Việt Nam nói riêng có những bƣớc ngoặt lớn. Từ chỗ lấy việc phản ánh đời sống cách mạng, cổ vũ chiến đấu là nhiệm vụ trọng tâm, văn học dần chuyển hƣớng quan tâm sang các vấn đề của đời sống thƣờng nhật, trong đó tiểu thuyết là thể loại có sự vận động mạnh mẽ nhất. Một 3 trong những cách tân quan trọng của tiểu thuyết là cơ cấu thành phần nhân vật thay đổi, nhân vật ngƣời trí thức xuất hiện ngày càng nhiều, không chỉ trong tác phẩm của các cây bút từng thành danh ở giai đoạn trƣớc mà còn xuất hiện trong sáng tác của nhiều cây bút trẻ xuất hiện sau này. Ngƣời trí thức không chỉ xuất hiện trong các tác phẩm viết theo lối truyền thống, “nửa truyền thống nửa cách tân” mà còn xuất hiện trong các tác phẩm viết theo lối mới. Trƣớc 1945, nhân vật trí thức trong tiểu thuyết Việt Nam đã từng để lại ấn tƣợng đậm nét, trong ba mƣơi năm chiến tranh, nhân vật này tuy vẫn xuất hiện nhƣng có phần mờ nhạt hơn, phải đến sau 1975, sự xuất hiện trở lại với một số lƣợng lớn trong một tâm thế mới của kiểu nhân vật trí thức mới thực sự trở thành một hiện tƣợng đặc biệt không thể không lƣu tâm. Trong nghiên cứu phê bình văn học, nhân vật đƣợc coi là một trong những đối tƣợng nghiên cứu quan trọng hàng đầu. Nó không chỉ là nơi thể hiện những chiêm nghiệm cuộc sống, tƣ duy nghệ thuật, gửi gắm ƣớc mơ khát vọng của nhà văn mà còn là hình ảnh phản chiếu văn hóa, tƣ tƣởng và những bƣớc tiến của thời đại từ nhiều góc độ. Muốn hiểu nhà văn, không thể không nghiên cứu nhân vật, muốn hiểu thời đại cũng không thể không nghiên cứu nhân vật, đặc biệt muốn đánh giá thành tựu của một thời kỳ văn học lại càng không thể bỏ qua nhân vật. Hơn nữa, trong đời sống văn học đƣơng đại, nhân vật ngƣời trí thức đang làm nên một hiện tƣợng đặc biệt, đó là lí do khiến việc nghiên cứu về nhân vật trí thức trong tiểu thuyết sau 1975 trở nên hấp dẫn đối với chúng tôi. Cho đến nay, tiểu thuyết Việt Nam vẫn ở thì hiện tại chƣa hoàn thành và vẫn còn nhiều khoảng trống cần đƣợc khai thác. Tìm hiểu một số công trình nghiên cứu về tiểu thuyết Việt Nam sau 1975, chúng tôi nhận thấy, nhân vật ngƣời trí thức đã đƣợc một số tác giả đề cập đến nhƣng chƣa thực sự chuyên sâu, hệ thống và toàn diện. Do vậy, việc nghiên cứu nhân vật ngƣời trí thức trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 vẫn là một yêu cầu đặt ra đối với khoa học. Từ việc nhận định tầm quan trọng của kiểu nhân vật trí thức trong tiến trình vận động và phát triển của văn học Việt Nam nói chung và tiểu thuyết sau 1975 nói riêng, chúng tôi quyết định chọn Nhân vật người trí thức trong tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1975 làm đề tài cho luận án tiến sĩ của mình. 4 1.3. Trong khi tìm hiểu các công trình nghiên cứu đã có, chúng tôi nhận thấy các nhà nghiên cứu chủ yếu quan tâm đến nhân vật từ góc nhìn xã hội học, góc nhìn thi pháp học, còn hƣớng nghiên cứu từ góc độ loại hình chƣa đƣợc quan tâm. Bởi vậy, thực hiện đề tài Nhân vật người trí thức trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975, hƣớng tiếp cận chủ yếu của chúng tôi là từ các đặc điểm loại hình. Đây là hƣớng tiếp cận có nhiều ƣu thế giúp chúng tôi khám phá tổng thể, toàn diện nhân vật ngƣời trí thức trong cả một chặng đƣờng dài của tiểu thuyết. Từ việc khám phá hình tƣợng ngƣời trí thức, mong muốn của chúng tôi không chỉ là khái quát một kiểu hình tƣợng tiêu biểu của tiểu thuyết Việt Nam sau 1975, nhận diện một số phong cách tác giả tiêu biểu mà còn góp thêm tiếng nói khẳng định thành tựu mới của tiểu thuyết Việt Nam trong công cuộc đổi mới. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích Chúng tôi khái quát hình tƣợng ngƣời trí thức trong tiểu thuyết để từ đó khẳng định thành công của các thế hệ nhà văn Việt Nam sau 1975 từ việc thể hiện hình tƣợng ngƣời trí thức. Từ việc nghiên cứu nhân vật trí thức trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975, chúng tôi mong muốn có những đóng góp cụ thể vào việc nghiên cứu con ngƣời trong văn học nói chung. 2.2. Nhiệm vụ - Thứ nhất: Luận án làm rõ các khái niệm “loại hình”, “trí thức”, khái quát nhân vật ngƣời trí thức trong văn học” và tình hình nghiên cứu nhân vật trí thức trong văn học Việt Nam làm cơ sở để khẳng định việc nghiên cứu nhân vật trí thức trong tiểu thuyết sau 1975 là một yêu cầu đặt ra đối với khoa học. - Thứ hai: Luận án khái quát bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa, văn học, sự phát triển đề tài ngƣời trí thức trong dòng chảy văn học Việt Nam hiện đại và khẳng định nhân vật trí thức là kiểu nhân vật quan trọng của tiểu thuyết Việt Nam sau 1975. - Thứ ba: Luận án khái quát hình tƣợng nhân vật ngƣời trí thức trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 từ các đặc điểm loại hình, từ đó khám phá ý nghĩa của nó trong việc phản ánh hiện thực và bày tỏ tƣ tƣởng của nhà văn. 5 - Thứ tư: Luận án khám phá những nét độc đáo trong phƣơng thức thể hiện nhân vật ngƣời trí thức của các nhà văn sau 1975 (có đối chiếu với các phƣơng thức thể hiện các kiểu nhân vật khác) để thấy đóng góp của họ cho công cuộc cách tân thi pháp nhân vật, rộng hơn là cách tân thi pháp tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ sau 1975, đặc biệt là sau đổi mới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Khi thực hiện đề tài luận án, chúng tôi xác định đối tƣợng nghiên cứu chính là nhân vật ngƣời trí thức trong một số tiểu thuyết tiêu biểu của Việt Nam sáng tác sau năm 1975 (có phụ lục kèm theo). Tuy nhiên, để làm rõ đối tƣợng này, chúng tôi còn nghiên cứu nhân vật trí thức trong văn học Việt Nam trƣớc 1975, nhân vật trí thức trong một số tác phẩm văn học nổi tiếng thế giới và các kiểu nhân vật khác nhƣ công nhân, nông dân, ngƣời lính… trong mối quan hệ so sánh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Chúng tôi xác định phạm vi nghiên cứu chính của luận án là tiểu thuyết Việt Nam sáng tác từ sau 1975 đến hết năm 2016 viết về nhân vật ngƣời trí thức. - Ngoài ra, chúng tôi còn nghiên cứu thêm các tác phẩm văn học Việt Nam trƣớc 1975, các tác phẩm văn học nƣớc ngoài tiêu biểu viết về nhân vật ngƣời trí thức để làm cơ sở để so sánh . 4. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận án Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng kết hợp nhiều phƣơng pháp, có thể kể đến các phƣơng pháp chính: 4.1. Phương pháp loại hình: Đƣợc sử dụng nhằm tìm ra các đặc trƣng loại hình của nhân vật ngƣời trí thức trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 để phân biệt nó với đối tƣợng cùng loại trong văn học trƣớc 1975, trong các tác phẩm văn học lớn trên thế giới và các kiểu nhân vật khác trong văn học. 4.2. Phương pháp so sánh: Luận án sử dụng kết hợp phƣơng pháp so sánh đồng đại và lịch đại để thấy sự khác nhau trong cách nhìn nhận, cách khám phá của nhà văn về nhân vật trí thức, thấy đƣợc sự xuất hiện của kiểu nhân vật trí thức nằm 6 trong xu hƣớng chung của các nền văn học có đặc điểm tƣơng đồng, có nguồn gốc sâu xa từ sự vận động chung của kiểu nhân vật này trong dòng chảy tiểu thuyết Việt Nam và thế giới chứ không phải là một hiện tƣợng ngẫu nhiên, đột xuất. 4.3. Phương pháp tiếp cận thi pháp học: Nhằm nghiên cứu đối tƣợng từ góc độ thi pháp. Qua những đặc điểm loại hình nhân vật trí thức để khẳng định những nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật của một số nhà văn tiêu biểu và những đóng góp của họ vào việc cách tân tiểu thuyết Việt Nam sau 1975. 4.4. Phương pháp tiếp cận văn hóa học: Sử dụng nhằm mục đích đặt nhân vật vào trong bối cảnh cụ thể, phát hiện sự chi phối của các yếu tố văn hóa đến đặc điểm loại hình nhân vật trí thức – một kiểu mẫu văn hóa có ý nghĩa thời đại rõ nét. 4.5. Phương pháp xã hội học: Sử dụng nhằm mục đích đặt nhân vật trí thức vào hoàn cảnh ra đời của tác phẩm để phát hiện các yếu tố xã hội chi phối đặc điểm loại hình nhân vật trí thức. Đó cũng là cơ sở để đánh giá thái độ của nhà văn trƣớc hiện thực đời sống và con ngƣời. 4.6. Phương pháp phân tích – tổng hợp: Đƣợc vận dụng để phân tích nhân vật, nghệ thuật thể hiện nhân vật nhằm đƣa ra những kết luận chung. Ngoài các phƣơng pháp trên, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi còn sử dụng một số phƣơng pháp hỗ trợ nhƣ: phƣơng pháp tiểu sử, phƣơng pháp tâm lí học… để việc nghiên cứu đạt hiệu quả cao hơn. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án 5.1. Luận án khẳng định vị trí quan trọng của nhân vật ngƣời trí thức trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975. 5.2. Luận án làm rõ các đặc điểm loại hình, khái quát ý nghĩa hình tƣợng nhân vật ngƣời trí thức trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975. 5.3. Luận án chỉ ra những đặc sắc nghệ thuật của các nhà văn sau 1975 trong việc thể hiện hình tƣợng ngƣời trí thức, đồng thời khẳng định phong cách nghệ thuật độc đáo của một số nhà văn từ việc xây dựng nhân vật ngƣời trí thức. 5.4. Luận án đặt đề tài ngƣời trí thức trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 nói riêng, đề tài ngƣời trí thức trong văn học Việt Nam nói chung vào trong mối 7 tƣơng quan với sự phát triển của đề tài ngƣời trí thức trong dòng chảy văn học thế giới. 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án 6.1. Luận án khẳng định một hƣớng nghiên cứu mới cho kiểu hình tƣợng nhân vật trí thức, đồng thời khẳng định nghiên cứu nhân vật từ đặc điểm loại hình là hƣớng nghiên cứu có nhiều ƣu điểm. 6.2. Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc học tập, nghiên cứu, giảng dạy Lí luận văn học và Văn học Việt Nam ở bậc trung học phổ thông và đại học. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận án gồm bốn chƣơng: - Chương 1 .Tổng quan vấn đề nghiên cứu - Chương 2. Diện mạo chung của tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 và sự tiếp nối đề tài ngƣời trí thức trong văn học - Chương 3. Nhân vật ngƣời trí thức trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 nhìn từ đặc điểm loại hình - Chương 4. Nhân vật ngƣời trí thức trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 nhìn từ phƣơng thức biểu hiện. 8 Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài của luận án 1.1.1. Khái niệm loại hình nhân vật “Loại hình” (Tiếng Anh là type) có nghĩa là kiểu, loại. Theo Từ điển tiếng Việt, “loại hình” là khái niệm đƣợc dùng để gọi “tập hợp sự vật, hiện tƣợng cùng có chung những đặc trƣng cơ bản nào đó” [156, tr. 574]. Còn từ điển mở Wiktionary thì nhấn mạnh “loại hình” là những “phần tử thuộc cùng một loại, trong đó các tính chất riêng đều bình thƣờng nhƣng các tính chất chung của loại thể hiện rõ nét và thu hút sự chú ý tới mức có thể dùng làm cơ sở cho việc nghiên cứu loại” [245]. Trên thế giới, tƣ duy loại hình có ngay từ thời cổ đại khi các học giả ngƣời Hy Lạp tiến hành phân loại và công nhận sự tồn tại của bốn ngành khoa học: số học, hình học, âm nhạc, thiên văn học. Tuy nhiên, khái niệm “loại hình” chỉ thực sự đƣợc sử dụng ở Đức vào thế kỷ XIX khi ở đây xuất hiện phong trào nghiên cứu ngôn ngữ học so sánh. Vì mục đích của việc nghiên cứu là phân chia ngôn ngữ thành các nhánh, dòng, họ, loại hình nên khái niệm “loại hình” lần đầu tiên đƣợc sử dụng cho ngôn ngữ. Về sau khái niệm này mở rộng phạm vi sử dụng, nó xuất hiện ở hầu hết các lĩnh vực khoa học. Loại hình học vào Việt Nam khoảng những năm 1960 và đã đƣợc sử dụng trong nghiên cứu văn học. Đinh Gia Khánh vận dụng phƣơng pháp loại hình vào việc nghiên cứu kiểu truyện cổ tích Tấm Cám trong cuốn sách Sơ bộ tìm hiểu những vấn đề của truyện cổ tích qua truyện Tấm Cám (xuất bản năm 1968) nhƣng ông chƣa sử dụng khái niệm loại hình mà sử dụng khái niệm “kiểu” (thực chất cũng là loại hình). Đến khoảng năm 1970, Trần Đình Hƣợu chính thức sử dụng khái niệm “loại hình” nhƣ một thuật ngữ khoa học để phân loại tác giả văn học trung đại thành ba nhóm: nhà nho hành đạo, nhà nho ẩn dật và nhà nho tài tử. Kế thừa thành quả nghiên cứu đó, Trần Ngọc Vƣơng đã đi sâu nghiên cứu loại hình tác giả nhà nho tài tử trong cuốn chuyên luận Loại hình học tác giả văn học- nhà nho tài tử và văn học Việt Nam (1995). Gần đây, Lê Văn Tấn trên cơ sở tiếp thu kết quả nghiên cứu của Trần Đình Hƣợu, Trần Ngọc Vƣơng, tiếp tục đi sâu nghiên cứu loại hình nhà nho ẩn dật và trình bày trong cuốn Tác giả nhà nho ẩn dật và văn học trung đại Việt Nam (2013). Trong quá trình nghiên cứu, để làm rõ loại hình tác giả, 9 loại hình tác phẩm, các nhà nghiên cứu không thể không quan tâm đến đặc điểm loại hình của kiểu nhân vật trong sáng tác. Bởi vậy, việc nghiên cứu nhân vật ở góc độ loại hình cũng đã bƣớc đầu đƣợc tiến hành, tuy nhiên vẫn chƣa có những công trình nghiên cứu chuyên sâu về loại hình nhân vật. “Nhân vật văn học” (tiếng Anh: character) là khái niệm đƣợc sử dụng để chỉ con ngƣời, sự vật, hiện tƣợng nổi bật đƣợc nhà văn xây dựng trong tác phẩm văn học. Nó không chỉ là “phƣơng tiện khái quát hiện thực” [125, tr. 284], “khái quát tính cách” [60, tr. 202] mà còn là đối tƣợng để “thể hiện quan niệm nghệ thuật và lí tƣởng thẩm mĩ của nhà văn về con ngƣời” [60, tr. 203]. Đối với ngƣời cầm bút, nhân vật là nơi giãi bày tâm tƣ tình cảm, là nơi trình bày nhận thức về con ngƣời, đời sống, thể hiện lí tƣởng thẩm mĩ. Đối với bạn đọc, nhân vật là tâm điểm để giải mã các vấn đề về con ngƣời và hiện thực, là cơ sở để đánh giá tài năng và đóng góp của mỗi nhà văn. Nhân vật vừa là trung tâm của hoạt động sáng tác, vừa là trung tâm của hoạt động tiếp nhận, vì thế, nó sớm nhận đƣợc sự quan tâm. Ngay từ thời cổ đại, khi xuất hiện những công trình nghiên cứu văn học đầu tiên, nhân vật đã đi vào đời sống lí luận. Trong Nghệ thuật thi ca, Aristotle lần đầu tiên nói đến nhân vật kịch (Chƣơng XIII), đƣa ra nhận định về bốn điểm quan trọng hơn cả ở tính cách kịch là: “cao thƣợng, thích hợp, giống nhƣ thật và nhất quán” (Chƣơng XV) [3, tr. 64]. Việc Aristotle nhắc đến và phân tích nhân vật kịch trong mối liên hệ với sự mở nút của cốt truyện cho ta thấy ông đã ý thức đƣợc vai trò quan trọng của nhân vật trong tác phẩm. Cùng với sự phát triển của lí luận, nhân vật văn học ngày càng đƣợc quan tâm, hầu hết các công trình quan trọng của lí luận văn học Đông - Tây đều dành một phần cho việc nghiên cứu con ngƣời trong tác phẩm văn học. Ở Việt Nam, nền lí luận văn học đƣợc hình thành đầu thế kỷ XX trên cơ sở học tập, tiếp thu thành tựu lí luận của phƣơng Tây. Việc nghiên cứu về con ngƣời trong văn học đã đƣợc thực hiện ngay từ đầu thế kỷ XX nhƣng mới chỉ dừng lại ở mức độ khiêm tốn trong các công trình nghiên cứu về tác giả tác phẩm. Số công trình nghiên cứu dài hơi và chuyên sâu về nhân vật chƣa nhiều, đáng chú ý nhất lúc này là cuốn Phương Tây - văn học và con người (1969) của Hoàng Trinh. Phải đến sau 1975 và đặc biệt là sau Đại hội Đảng VI (1986), việc nghiên cứu con ngƣời trong văn học 10 mới thu hút đƣợc sự quan tâm đặc biệt, nhiều công trình nghiên cứu xác định con ngƣời là đối tƣợng trung tâm ngay từ việc xác định tên của đề tài. Ví dụ nhƣ: Nhân vật xấu xí và tài ba trong truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam (1996, Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Huế, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội), Kiểu nhân vật trung tâm trong sáng tác của Hê- ming- uê (1998, Luận án tiến sĩ của Lê Huy Bắc, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội), Con người cá nhân và tính sáng tạo trong sáng tác văn chương Nguyễn Công Trứ (2003, Luận án tiến sĩ của Nguyễn Viết Ngoạn, Trƣờng Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh), Con người trong truyện ngắn Việt Nam 1945 - 1975 (2000, chuyên luận của Phùng Ngọc Kiếm - Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội), Thế giới nhân vật kỳ ảo trong truyện cổ tích thần kỳ các dân tộc Việt Nam (2012, Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Dung, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội), Về con người cá nhân trong văn học cổ Việt Nam (Nguyễn Hữu Sơn, Trần Đình Sử, Huyền Giang, Trần Ngọc Vƣơng, Trần Nho Thìn, Đoàn Thị Thu Vân), Hệ thống nhân vật và thi pháp thể hiện chúng trong văn học trung đại Việt Nam giai đoạn từ thế kỷ X đến thế kỷ XV (2014, Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Giang, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn- Đại học Quốc gia Hà Nội), Nhân vật trong tác phẩm của Franz Kafka (2012, Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Thắng, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội), Con người trong tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới (2012, Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Kim Tiến, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội), Con người cá nhân trong tiểu thuyết và truyện ngắn Việt Nam sau 1975 (2013, Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thúy Hằng, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội).... Trong nghiên cứu văn học, chúng ta đã sử dụng tƣ duy loại hình vào việc phân loại nhân vật. Giáo trình Lí luận văn học của Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội và Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội đều phân loại nhân vật văn học dựa trên tƣ duy loại hình. Căn cứ vào vị trí, vai trò nhân vật trong tác phẩm ta có nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm. Căn cứ vào tƣ tƣởng và lí tƣởng xã hội của nhà văn có nhân vật chính diện (tích cực), nhân vật phản diện (tiêu cực). Căn cứ vào phƣơng thức biểu hiện có nhân vật trữ tình, 11 nhân vật tự sự và nhân vật kịch. Căn cứ vào quan niệm của thời đại về vai trò của nhân vật ta có: nhân vật chức năng, nhân vật tính cách, nhân vật tƣ tƣởng, nhân vật ngụ ngôn...[49, tr. 44]. Trong nghiên cứu nhân vật chúng ta còn thấy xuất hiện cách phân loại nhân vật căn cứ vào công việc, nghề nghiệp: công nhân, nông dân, ngƣời lính, trí thức, quan chức... Có thể hiểu loại hình nhân vật là tập hợp tất cả các nhân vật có chung những đặc trƣng cơ bản nào đó đƣợc lặp đi lặp lại trong lịch sử văn học để phân biệt với kiểu nhân vật khác trong thế giới nhân vật. Việc phân loại nhân vật để xác định loại hình có thể dựa trên nhiều căn cứ nhƣ: nghề nghiệp, công việc, vị trí xã hội; đặc điểm tâm lí, tƣ tƣởng; vai trò, vị trí trong việc tổ chức tác phẩm; vai trò trong việc thể hiện lý tƣởng xã hội của nhà văn... Tùy theo mục đích nghiên cứu mà ngƣời nghiên cứu lựa chọn các cách phân loại riêng. Tuy nhiên, việc phân loại cũng chỉ mang tính chất tƣơng đối. 1.1.2. Khái niệm trí thức Đầu thế kỷ XX, khái niệm “trí thức” mới xuất hiện nhƣng trong thực tế, ngƣời trí thức xuất hiện từ khi xã hội có sự phân công lao động thành lao động chân tay và lao động trí óc. Trí thức không làm việc trong một nghề nhất định, họ là ngƣời lao động trí óc làm việc trong nhiều ngành nghề khác nhau, đƣợc gọi bằng các tên gọi khác nhau theo ngành nghề nhƣ: nhà thiên văn học, học giả, quân sƣ, nhà khoa học, nhà nho, kẻ sĩ, thầy thuốc, thầy giáo, nhà thơ, nhà văn, họa sĩ, nhạc sĩ, kỹ sƣ, luật sƣ..., nhƣng ở thời đại nào, họ cũng là hình ảnh biểu trƣng cho đỉnh cao trí tuệ, lƣơng tri, cho khát vọng hƣớng tới chân lí. Trên thế giới, vấn đề về ngƣời trí thức đƣợc bàn đến từ rất sớm. Ở phƣơng Đông, vấn đề trí thức (ngƣời quân tử) đƣợc nhắc đến ngay từ trƣớc công nguyên. Khổng Tử (551 TCN – 479 TCN) - giảng sƣ, triết gia nổi tiếng ngƣời Trung Quốc - nhấn mạnh năm phẩm chất cơ bản của ngƣời quân tử là: “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín” trong đó “Nhân” là trung tâm của các đức tính. Khái niệm “ngƣời trí thức” (tiếng Pháp là intellectuel, tiếng Anh là intellectual) chỉ thực sự đƣợc sử dụng rộng rãi từ năm 1906, trong sự kiện 121 trí thức tiến bộ ở Pháp bao gồm các nhà văn, các nhà khoa học, đứng đầu là nhà văn Émile Zola viết một bản kháng nghị nhằm chống lại án oan, đòi lại công bằng cho đại úy Dreyfus - ngƣời bị kết tội phản quốc bằng các chứng cứ giả, bị kết án 12 chung thân và bị đi đày. Mặc dù bị chính quyền chỉ trích, hăm dọa, thậm chí tù đày nhƣng họ vẫn không nao núng, vẫn theo đuổi sự việc và cuối cùng giành thắng lợi. Sau 12 năm bị oan (1895 - 1906), nhờ sự nỗ lực của những ngƣời trí thức, Dreyfus đƣợc tuyên vô tội. Bản kháng nghị này đƣợc thủ tƣớng Pháp Clemenceau gọi là “Tuyên ngôn của Trí thức”(tham khảo tài liệu số 246). Ở thời điểm diễn ra vụ Dreyfus, khái niệm “trí thức” đƣợc dùng để chỉ những ngƣời có học vấn cao nhƣng sẵn sàng bƣớc ra khỏi lĩnh vực chuyên sâu của mình để lên tiếng về những bất cập xã hội. Từ đó đến nay, có nhiều cách hiểu khác nhau về trí thức: “Trí thức là ngƣời phát hiện những điều thuộc về bản chất sự vật mà ngƣời khác không nhìn ra đƣợc” (Jean Paul Sartre), “Trí thức là ngƣời đem lại giá trị cho những gì mà tự chúng không có” (Paul Valéry), “Trí thức là những ngƣời hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật” (Crane Briton), “trí thức có nhiều loại nhƣ: thƣ lại, nhà văn, nghệ sĩ, chuyên gia...” (Raymond Aron), “Trí thức không chỉ bao gồm các nhà hoạt động văn hóa mà là tất cả những ngƣời có học vấn, những đại biểu của lao động trí óc để phân biệt với đại biểu của lao động chân tay” (V. I. Lenin) [98, tr. 27- 28]... Ở Việt Nam thời trung đại, ngƣời trí thức đƣợc xã hội đánh giá rất cao. Họ đƣợc coi là đỉnh cao của trí tuệ, tri thức, là nhân vật không thể thiếu trong xã hội văn minh. Trong Bài ký đề tên tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo năm thứ ba, Thân Nhân Trung có nhắc đến vai trò của ngƣời trí thức trong xã hội phong kiến: “Hiền tài là nguyên khí của đất nƣớc. Nguyên khí thịnh thì thế nƣớc mạnh mà vƣơn lên cao; nguyên khí suy thì thế nƣớc yếu rồi xuống thấp. Bởi vậy các đấng Thánh đế minh vƣơng chẳng ai không lấy việc gây dựng ngƣời tài, kén chọn kẻ sĩ bồi đắp nguyên khí làm việc đầu tiên” [150, tr. 76]. Trong Chiếu cầu hiền do Ngô Thì Nhậm thay lời Quang Trung viết vào năm 1788 - 1789 nhằm thuyết phục sĩ phu Bắc Hà (các trí thức của triều đại Lê - Trịnh) ra cộng tác với triều đại Tây Sơn cũng khẳng định vai trò rƣờng cột của ngƣời trí thức: “Từng nghe nói rằng: Ngƣời hiền xuất hiện ở đời, thì nhƣ ngôi sao sáng trên trời cao. Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần, ngƣời hiền ắt làm sứ giả cho thiên tử. Nếu nhƣ che mất ánh sáng, giấu đi vẻ đẹp, có tài mà không đƣợc dùng thì đó không phải là ý trời sinh ra ngƣời hiền vậy” [12, tr. 68]. Cao Bá Quát trong sáng tác của mình thể hiện rõ quan điểm khi chia trí 13 thức thành ba loại: “ngƣời có trí lớn nhƣ chim hồng hạc bay tít trên mây xanh”, “ngƣời thanh cao nhƣ chim hạc đen ngủ một mình bên sƣờn núi”, “loại ... đáng khinh nhƣ những con chim hoàng điểu chỉ tìm chỗ kiếm ăn ở nơi quyền quý” và thể hiện rõ quan điểm “chỉ có hai loại trên mới đáng là trí thức”, bởi vì “không thể gọi là trí thức những kẻ chỉ biết lo lắng cho bản thân mình mà không thấy đƣợc lẽ sống, không có trách nhiệm với Tổ quốc và nhân dân” [98, tr. 29]. Thời hiện đại, vấn đề về ngƣời trí thức đƣợc nói đến nhiều hơn, có nhiều quan điểm khác nhau về trí thức. Đoàn Phú Tứ, Phạm Văn Hạnh, Nguyễn Lƣơng Ngọc trong bài “Trí thức” (Trong cuốn Xuân thu nhã tập, xuất bản năm 1942) khi bàn về trí thức cho rằng có “bằng cấp nọ khoa học kia” chƣa phải là trí thức, “thấy rộng nghe nhiều chƣa phải là trí thức”, “trí khôn ngoan chƣa phải là trí thức”, trí thức “ở sâu và cao hơn” bằng cấp, “biết cảm thông với sự vật”, “không theo đuôi ngƣời”, “không vụ lợi”, phải “giữ thái độ tiên phong”, phải luôn “sáng suốt”, phải “tự do” về tinh thần, phải luôn “sáng tạo”, biết “vun trồng cốt cách hiền nhân”, biết “trọng mình” [204, tr. 401 - 402]. Đàm Đức Vƣợng khi nghiên cứu trƣớc tác của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận diện một số quan điểm của Ngƣời về trí thức: “Trí thức phải biết đem kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và sự hiểu biết của mình áp dụng vào thực tế. Xa rời thực tế, trí thức trở thành lí luận suông”, “Trí thức phải tiếp tục học hỏi, không ngừng chiếm lấy đỉnh cao của khoa học kỹ thuật”, “Trí thức phải có cuộc sống lành mạnh, có đạo đức và tƣ cách”... [241]. Nghị quyết số 27- NQ/TW ngày 06 tháng 8 năm 2008 về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc cũng đã đƣa ra quan điểm: “Trí thức là những ngƣời lao động trí óc, có trình độ học vấn cao về lĩnh vực chuyên môn nhất định, có năng lực tƣ duy độc lập, sáng tạo, truyền bá và làm giàu tri thức, tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị đối với xã hội” [7]. Còn Từ điển tiếng Việt giải thích: trí thức là “ngƣời chuyên làm việc lao động trí óc và có những kiến thức chuyên môn cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp của mình” [156, tr. 1034]. Trong thực tế đã có những cuộc tranh luận sôi nổi về vấn đề trí thức, nhiều cá nhân cũng đƣa ra quan điểm riêng: “Trí thức là ngƣời có sự hiểu biết và biết thức tỉnh xã hội” (Giản Tƣ Trung), “Không có tinh thần phản biện không phải là trí 14 thức”(Chu Hảo), “Ngƣời trí thức là ngƣời không để cho xã hội ngủ” (Cao Huy Thuần), “Đã là trí thức thì phải là ngƣời có tầm, có trách nhiệm và nghĩa vụ xã hội” (Nguyễn Huệ Chi), “Trí thức là ngƣời có tầm nhìn đứng cao hơn tầm nhìn chuyên môn của một chuyên viên” (Nguyễn Quang Minh), “Tôi không đồng ý với việc coi phản biện xã hội nhƣ một chỉ tiêu để đƣợc phong hàm trí thức… Đối với tôi, trí thức là ngƣời lao động trí óc. Cũng nhƣ những ngƣời lao động khác, anh ta cần đánh giá trƣớc hết trên kết quả lao động của mình. Theo quan niệm của tôi, giá trị của trí thức là giá trị của sản phẩm mà anh ta làm ra, không liên quan gì đến vai trò phản biện xã hội” (Ngô Bảo Châu), “Đóng góp theo kiểu ngƣời trí thức có nghĩa là dùng những khả năng mà ngƣời ta đặc biệt “associate” với trí thức: khả năng suy nghĩ độc lập, không để mình bị nhồi sọ hay bịt mắt, biết tự mình suy xét, khả năng tự học, tự tìm “information”, đánh giá và kết hợp information để có một cái nhìn đúng đắn về xã hội, tự tìm hiểu về những vấn đề của xã hội, và từ đó tự suy ra con đƣờng phải làm do sự thúc đẩy của lƣơng tâm…” (Phạm Quang Tuấn), “trí thức trƣớc hết phải là ngƣời có tri thức”, và "phải biết đấu tranh cho chân lí, không vào hùa với số đông để cảm thấy mình hòa đồng hoặc tự tách mình ra để mặc kệ đời” (Đặng Vũ Tuấn Sơn), “Trí thức là ngƣời nuôi dƣỡng, bảo vệ, truyền bá những giá trị phổ quát của nhân loại và sử dụng chúng nhƣ những trung giới trong các quá trình vận động biện chứng nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội” (Giáp Văn Dƣơng) (Tham khảo tại tài liệu 237). Trong cuốn Trí thức Việt Nam trong tiến trình lịch sử dân tộc, tác giả Nguyễn Văn Khánh khẳng định trí thức “là những ngƣời có học vấn cao, hiểu biết sâu rộng về chuyên môn của mình, có sáng tạo và phát minh. Trí thức bao gồm các nhà khoa học, kỹ sƣ, kỹ thuật viên, thầy giáo, thầy thuốc, luật sƣ, nhà văn, nghệ sĩ...” [98, tr. 29 - 30]. Ông khẳng định trí thức có bốn chức năng cơ bản: - Chức năng sáng tạo: Đây là chức năng cơ bản nhất. Trí thức làm việc để sáng tạo ra các giá trị mới trong các lĩnh vực văn học nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật... - Chức năng phê phán: Chức năng này góp phần thúc đẩy khoa học, giáo dục, văn học nghệ thuật không ngừng vận động và phát triển. Theo 15 C.Mác, trí thức là ngƣời “phê bình không nhân nhƣợng những gì đang hiện hữu”. - Chức năng đào tạo, bồi dƣỡng: Trí thức có nhiệm vụ đào tạo lớp trí thức mới kế cận cho đất nƣớc. - Chức năng xã hội: Giáo dục cộng đồng, quản lý xã hội, quản lý đất nƣớc, dự báo và định hƣớng dƣ luận xã hội, đề xuất các chính sách và biện pháp giải quyết các vấn đề xã hội [98, tr. 32]... Điểm qua ta thấy, trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam có rất nhiều ý kiến khác nhau xung quanh khái niệm trí thức nhƣng tựu trung lại có ba xu hƣớng chính: Xu hướng thứ nhất giản đơn cho rằng tất cả những ngƣời làm việc trí óc đều là trí thức, với xu hƣớng này việc nhận diện trí thức chỉ cần căn cứ vào tiêu chí duy nhất là công việc (lao động trí óc để phân biệt với lao động chân tay). Xu hướng thứ hai thu hẹp hơn, cho rằng những ngƣời có trình độ học vấn cao, có khả năng tự học, có tƣ duy độc lập, có đóng góp quan trọng cho xã hội mới đƣợc coi là trí thức. Xu hướng thứ ba khắt khe hơn, đặc biệt nhấn mạnh đến trách nhiệm đối với các vấn đề xã hội, khả năng phản biện xã hội, coi phản biện xã hội là yếu tố hàng đầu để nhận diện trí thức. Tạm thời, chúng ta chƣa thể thống nhất khái niệm này trong một định nghĩa chung nhƣng việc đƣa ra những tiêu chí cơ bản để nhận diện trí thức là rất cần thiết. Để thực hiện đề tài luận án, chúng tôi tạm thời đƣa ra quan niệm của mình về trí thức. Theo chúng tôi, trí thức phải đạt đƣợc các tiêu chí cơ bản sau: - Là ngƣời lao động trí óc, có kiến thức sâu rộng ít nhất ở một lĩnh vực, biết vận dụng kiến thức một cách sáng tạo trong công việc để đạt hiệu quả cao. - Là ngƣời nhạy cảm với thời cuộc, giàu lòng tự trọng, ý thức cá nhân phát triển cao, có tƣ duy phản biện, tƣ duy độc lập trên con đƣờng nhận thức chân lý. Những tiêu chí trên đây cũng là căn cứ để chúng tôi nhận diện nhân vật trí thức trong văn học và lựa chọn đối tƣợng nghiên cứu cho luận án của mình. 1.1.3. Vài nét về nhân vật người trí thức trong văn học Nhân vật ngƣời trí thức là kiểu nhân vật quen thuộc trong văn học, nó xuất hiện khá sớm, xuất hiện trong nhiều thể loại khác nhau và để lại nhiều dấu ấn đậm 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan