Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nhận thức chăm sóc thông tiểu của người nhà chăm sóc người bệnh tại bệnh viện vi...

Tài liệu Nhận thức chăm sóc thông tiểu của người nhà chăm sóc người bệnh tại bệnh viện việt đức năm 2012

.PDF
30
176
79

Mô tả:

ĐẶT VẤN ĐỀ Trong khi xã hội ngày càng phát triển thì các mô hình bệnh tật cũng ngày càng đa dạng. Do vậy làm cho tình trạng quá tải bệnh viện (BV) ngày càng trầm trọng. Hiện nay tại Việt Nam, tỷ lệ người bệnh(NB)/giường bệnh là 488/1 (20,5 giường /1 vạn dân) vượt quá chỉ tiêu 185 người /giường (303 người /giường), tỷ lệ Điều dưỡng (ĐD) trên 1 Bác sĩ (BS) là 1,9-2,5 ít hơn so với quy định 1,1-2,5 ĐD/BS (3-3,5 ĐD/BS) [6]. Tình trạng quá tải đang làm cho môi trường BV mất dần tính an toàn. Tại Mỹ có khoảng 2 triệu người mắc nhiễm khuẩn ( NK) BV/năm, kéo theo 5-10% người khác bị ảnh hưởng, chi phí vào khoảng 5-10 tỷ USD và khoảng 90.000 người tử vong có liên quan đến NK BV[2]. Tại Việt Nam, số ngày nằm viện tăng thêm 8, chi phí tăng thêm 2 triệu VNĐ[2]. Là một BV tuyến Trung Ương, Việt Đức cũng không tránh khỏi tình trạng quá tải này. Điển hình tại khoa Phẫu thuật Tiết niệu (TN), tỷ lệ ĐD/BS là 1,53/1 (20/13), thiếu gần một nửa số ĐD so với quy định (3/1-3,5/1)[6], tổng khối lượng chăm sóc NB là 242,5 giờ/ngày, mỗi ĐD phải làm việc trung bình 12,125 giờ/ ngày, gấp khoảng 1,5 lần (8 giờ/ngày) theo quy định mới đảm bảo được chất lượng chăm sóc người bệnh (NB)[11]. Khoa TN là khoa ngoại chuyên điều trị về các bệnh hệ TN nên hầu hết NB khi tiến hành phẫu thuật điều được thông tiểu phục vụ cho quá trình điều trị. Mà theo Trung Hải: “Việc vệ sinh các thông tiểu không tốt là nguyên nhân chính gây ra tình trạng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật”[7]. Hiện nay, trung bình cứ 1 NB vào viện thì có 2 người nhà (NN) vào theo chăm sóc. Trong quá trình điều trị, nhân viên y tế (NVYT) thiên về chăm sóc y khoa còn NN thiên về chăm sóc dinh dưỡng và vệ sinh. Vậy kết quả chăm sóc điều trị cho NB phụ thuộc vào hai bên là NVYT và NN. Trong khi chất lượng nguồn lực của ngành y tế ngày càng tăng, thay bằng các dụng cụ y tế có thể dùng lại được thì các BV đã đưa vào sử dụng các dụng cụ dùng một lần có tính đảm bảo vô khuẩn, tiệt khuẩn cao thì lại chưa có biện pháp triệt để nào phòng và kiểm soát NK từ phía NN. Khi việc chăm sóc ống thông không đảm bảo thì vô tình NN đã gây NK cho NB. 1 Theo chúng tôi tìm hiểu được thì các công trình nghiên cứu về vấn đề NK mới chỉ tập chung vào tỷ lệ NK, tỷ lệ NK do các thao tác của NVYT, so sánh tỷ lệ nhiễm do các dụng cụ kỹ thuật với nhau hay phân lập các loại VK gây ra NK BV nhưng hầu như chưa có tác giả nào tiến hành nghiên cứu về NK BV được gây ra do NN chăm sóc NB. Vậy để ĐD có thể định hướng được các yếu tố gây ra NK từ phía NN tham gia chăm sóc và có cách phòng, kiểm soát tốt, cũng như lượng giá được kiến thức chăm sóc thông tiểu của NN sau khi được ĐD hướng dẫn, chúng tôi quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu: “Nhận thức chăm sóc thông tiểu của người nhà chăm sóc người bệnh tại bệnh viện Việt Đức năm 2012” với hai mục tiêu:  Đánh giá kiến thức và những khó khăn gặp phải của NN khi chăm sóc thông tiểu cho NB.  Mô tả những yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức của NN khi chăm sóc thông tiểu cho NB. 2 Thang Long University Library CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Hệ tiết niệu Hình 1 : Hệ tết niệu Hệ TN là hệ thống gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Nhiệm vụ của hệ TN là bài tiết và bài xuất nước tiểu (NT). 1.1.1 Thận Thận là cơ quan chính của hệ TN, nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất NT, bài xuất các chất thải của quá trình chuyển hóa và giữ vững hằng định nội môi [5]. Mỗi người có hai quả thận, nằm ở sau phúc mạc, trước thành bụng sau và trong khoảng liên sườn XII đến đốt sống thắt lưng III. Thận phải thấp hơn thận trái do nằm dưới gan. Ở người trưởng thành, thận có màu nâu nhạt và hình hạt đậu dẹt, nặng 135150g, dài khoảng 10cm, rộng khoảng 5cm và dày khoảng 2,5 cm, có hai cực (trên, dưới), 2 bờ (trong, ngoài) và hai mặt (trước, sau). Ở cực trên hai thận có hai tuyến thượng thận. Đơn vị cấu trúc của thận là các Nephron. Chức năng của Nephron là lọc máu tạo thành NT[3], [17],[5] 1.1.2 Niệu quản Niệu quản là ống nhỏ dẫn NT từ thận đến bàng quang, dài 25-28 cm, đường kính 3-5 mm. Niệu quản nằm sau phúc mạc, chạy dọc theo 2 bên của cột sống thắt lưng và chia làm hai đoạn là đoạn bụng và đoạn chậu, mỗi đoạn dài khoảng 13 cm. 3 Đi dọc chiều dài của niệu quản có 3 vị trí hơi thắt hẹp là vị trí nối với bể thận, tại vị trí qua eo trên ở bờ trong thắt lưng to và vị trí qua thành bàng quang [5] 1.1.3 Bàng quang Bàng quang là một cơ quan rỗng, có chức năng lưu trữ NT trước khi được bài xuất ra ngoài qua niệu đạo. Bàng quang nằm sau xương mu, trước trực tràng. Ở nam, bàng quang nằm trên tuyến tiền liệt. Ở nữ giới, tiếp giáp phía trên bàng quang là tử cung. Bàng quang gồm một đỉnh, một thân và một đáy. Hình dạng và kích thước phụ thuộc vào lượng NT chứa trong nó. Bàng quang chứa được lượng NT tối đa là khoảng 3 lít. Cảm giác buồn tiểu xuất hiện khi có từ 250-300ml NT trở lên. Hoạt động của bàng quang được chi phối bởi thần kinh giao cảm và đối giao cảm [17] 1.1.4 Niệu đạo Niệu đạo là đoạn cuối của hệ TN có nhiệm vụ dẫn NT từ bàng quang ra ngoài cơ thể. Niệu đạo nam dài hơn nữ. Niệu đạo nữ dài khoảng 4cm và mở vào âm hộ ở lỗ niệu đạo ngoài, lỗ niệu đạo nằm giữa âm vật và âm hộ. Do đoạn niệu đạo ngắn và khoảng cách giữa lỗ niệu đạo rất gần lỗ hậu môn nên phụ nữ dễ bị NK TN khi vệ sinh không sạch và đúng cách. Niệu đạo nam giới ngoài nhiệm vụ dẫn NT còn có vai trò dẫn tinh trùng, niệu đạo nam dài khoảng 20cm. Lớp niêm mạc có đặc tính chun giãn và có nhiều hốc, nhiều tuyến nhờn, đây là điều kiện rất thuận lợi cho VK cư trú khi NK xảy ra. Khi bị viêm nhiễm, NB thường phải điều trị lâu dài, tốn kém và dễ trở thành bệnh mạn tính [17] 1.2 Quá trình hình thành và bài xuất NT 1.2.1 Quá trình hình thành NT Trung bình cứ 1 phút có 1,2 lít máu qua thận nhưng chỉ có 125ml được lọc qua màng lọc cầu thận. Quá trình hình thành NT trải qua 2 giai đoạn: Quá trình lọc tạo NT đầu ở cầu thận và quá trình tái hấp thu tạo NT chính ở các ống thận. Quá trình lọc ở cầu thận, máu động mạch được lọc dựa vào sự chênh lệch các áp suất theo quy luật thẩm thấu tạo thành NT đầu. NT đầu có thành phần gần giống huyết 4 Thang Long University Library tương, chỉ thiếu các chất hòa tan có phân tử lượng lớn không qua được màng lọc. NT đầu đổ vào các ống thận và đi vào quá trình tái hấp thu để thành NT chính thức. Ở các ống thận, chất được hấp thu hoàn toàn, chất được hấp thu một phần, chất không được hấp thu, chất được bài tiết thêm ra để cuối cùng tạo thành NT chính thức, lượng NT được bài xuất ra trung bình là 1,2-1,5l/ 24h. [5]  Các đặc tính của NT Thể tích: Ở người lớn, lượng NT thải ra trung bình là 1,2-1,5 lit/24h. Màu sắc NT thay đổi từ vàng nhạt đến vàng đậm phụ thuộc vào thành phần dịch nhập vào cơ thể như đang dùng thuốc, dùng chất kích thích… Tính chất: bình thường Hình 2: Nƣớc tiểu NT trong, không có lắng cặn, có mùi nhẹ. Thuốc, thức ăn, đồ uống có thể làm thay đổi mùi của NT. Khi NT có mùi nặng thường gặp trong tình trạng NK. PH: 4,6-8, đường (-), đạm (-). Máu: bình thường trong NT không có máu, NT có lẫn máu khi có chấn thương, bệnh lý hệ TN. Bình thường NT không có VK, khi có ≥ 105VK /ml là dấu hiệu của NK [5] 1.2.2 Quá trình bài xuất NT NT chính thức được đổ vào bể thận đi theo niệu quản và xuống bàng quang. Khi NT đạt khoảng 250-300ml, bàng quang bắt đầu kích thích, tạo xung động thần kinh hướng tâm tới trung khu phản xạ tiểu tiện ở tủy sống. Tại đây, lệnh co cơ thành bàng quang được truyền xuống theo dây thần kinh đối giao cảm gây cảm giác buồn tiểu. Khi lượng NT gây áp suất đủ lớn nó sẽ làm giãn cơ thắt trơn cổ bàng quang và gây phản xạ tiểu tiện. Nhưng ngay cả khi có cảm giác buồn tiểu thì NT vẫn được giữ lại trong bàng quang do trung khu ức chế tiểu tiện ở vỏ não hoạt động liên tục. Chỉ khi có điều kiện thuận lợi như địa điểm, thời gian, hoàn cảnh hợp lý cho việc tiểu tiện thì trung khu kích thích của vỏ não mới kích thích trung khu kích thích và 5 kìm hãm trung khu ức chế ở cầu não đồng thời gây giãn cơ thắt vân làm cổ bàng quang mở đẩy NT ra ngoài cơ thể qua niệu đạo.  Những yếu ảnh hƣởng tới sự bài xuất NT  Trương lực cơ vùng đáy chậu, cơ bàng quang, cơ bụng  Tắc nghẽn đường tiểu: chấn thương thận, u phì đại, sỏi TN..  Nhiễm trùng đường tiểu: NK niệu đạo, bàng quang, thận…  Phẫu thuật: do ảnh hưởng của thuốc mê, đau, mất máu, mất dịch.. Ngoài ra còn nhiều yếu tố khác như: lượng dịch mất đi, chế độ ăn uống, dùng chất kích thích, tư thế đi tiểu, thời gian đi tiểu, thai kỳ, chế độ vận động… 1.3 Nhiễm khuẩn tiết niệu 1.3.1 Tình hình NK trên thế giới và Việt Nam  Trên thế giới Tỷ lệ NK TN ngày càng tăng, đứng đầu trong các bệnh về hệ TN và đứng thứ 3 sau các bệnh NK hô hấp và tiêu hóa. Mức độ mắc bệnh ngày càng cao, tỷ lệ tái mắc lớn, bệnh để lại nhiều biến chứng và tỷ lệ VK kháng thuốc ngày càng cao. Tỷ lệ mắc NK TN ở các nước chưa và đang phát triển nhiều hơn các nước phát triển. Tại các nước phát triển, 50% phụ nữ mắc NK TN ít nhất 1 lần trong cuộc đời[2]. Tỷ lệ này thay đổi theo một số yếu tố như: tuổi, giới, trình độ văn hóa, môi trường sống,…Nữ giới mắc nhiều hơn nam giới (4:1) do niêụ đạo nữ ngắn hơn nam. Độ tuổi càng cao tỷ lệ mắc càng lớn, nữ giới ở độ tuổi 30 có tỷ lệ mắc cao hơn 2 lần so với ở độ tuổi 20 và cao hơn 10 lần khi ở độ tuổi 60[2]. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu ở trẻ em là Proteus chiếm 82% và ở người lớn chủ yếu là do E.coli gây ra. Tại Mỹ, mỗi năm vẫn có 8-10 triệu người mắc[2]. NK TN cũng đã làm tăng chi phí y tế công cộng lên tới 1 tỷ USD. Tại Ấn Độ (1991), có 32,8% (n=1.048) NK, trong đó E.coli chiếm tỷ lệ cao nhất 12,6% [19]. Đến năm 1996, có 33,9% (n=702 bị NK huyết) NK TN và tỷ lệ E.coli là 52%. Trong khi đó tại Thái Lan (1989) tỷ lệ này là 17% (n=1.255 NK BV) có NK TN [15]. [13],[8] 6 Thang Long University Library  Tại Việt Nam Là một nước đang phát triển, Việt Nam cũng có những điểm tương đồng về dịch tễ NK với thế giới. Tỷ lệ mắc và tái mắc ở nữ cao hơn nam. Bên cạnh đó, ý thức thực hành vệ sinh kém đồng thời ở một số nơi người dân thường xuyên phải ngâm mình trong nước khi làm việc đã làm tăng tỷ lệ NB NK TN. Tỷ lệ NK ngày càng tăng cả về mức độ và loại VK gây bệnh. Tại BV Việt Nam Thụy Điển-Uông Bí (1990-1995), có 26,9% (n=1.527) dương tính với VK, trong đó E.coli chiếm tỷ lệ cao nhất 52,6%[14]. Trong khi đó tại BV Bạch Mai (1994) có tới 26,6% (n=1.078) bị NK[6]. Tại BV Trung ương Huế (1995-1998) có 22,4% (n=3.078) NK trong đó E.coli 45,1%, P.aeruginosa 23,5%, nhóm Enterobacter spp. 11,6% và S.aureus 9,5%.[11] [13],[8] 1.3.2 Chẩn đoán và điều trị  Chẩn đoán  Hội chứng bàng quang: tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu máu, tiểu mủ cuối bãi.  Hội chứng nhiễm trùng: sốt cao, bạch cầu niệu nhiều (>5.000 BC/phút)  Vi khuẩn niệu ≥ 100.000 VK/ml NT. Protein niệu (-), trừ trường hợp có tiểu máu hoặc tiểu mủ đại thể. Hiện nay có một số tác giả đang đề nghị thay mức VK ≥ 100.000 VK/ml NT bằng ≥ 1000 VK/ml NT [15] Siêu âm, X-Quang có thể thấy nguyên nhân thuận lợi: sỏi TN, phì đại lành tính tiền liệt tuyến….  Điều trị Một số họ kháng sinh chính thường được dùng trong điều trị như: Nhóm βlactam, nhóm quinolon, nhóm aminosid hay aminoglycosid. Với những trường hợp có NK TN do trực khuẩn mủ xanh thì NB phải dùng kháng sinh nhiều hơn, mạnh hơn, thời gian điều trị kéo dài ngày hơn 7-10 ngày [15]. Thời gian dùng kháng sinh càng lâu, số lượng kết hợp kháng sinh càng nhiều càng làm tăng tỷ lệ kháng kháng sinh của VK và càng làm tăng nguy cơ gây chết các VK có lợi với cơ thể. Đồng thời làm tăng khả năng gặp tác dụng phụ của thuốc với NB. 7 1.3.3 Nhiễm khuẩn tiết niệu bệnh viện Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa NK BV là những NK “mắc phải trong thời gian điều trị tại bệnh viện mà thời điểm nhập viện hoặc trước đó không thấy có yếu tố nhiễm khuẩn hay ủ bệnh nào. Nhiễm khuẩn xuất hiện sau 48 giờ sau khi nhập viện thường được coi là nhiễm khuẩn bệnh viện”[2]. Khi NK BV xảy ra với hệ TN thì được coi là NK TN BV. Theo các BS khoa NK BV Việt Đức thì tình trạng quá tải NB là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiều khó khăn trong công tác chống NK. Bệnh viện quá chật trong khi nhu cầu của NB ngày càng tăng, việc cách ly cũng như chống lây nhiễm giữa các NB khó thực hiện….  Loại VK thƣờng gặp Escherichia Coli (E.coli): NK TN do Ecoli là rất phổ biến, tỷ lệ tái phát cao, nữ dễ mắc hơn nam do đường NĐ ngắn hơn. Bên cạnh đó, việc thông tiểu làm giảm hoặc mất đi các phản ứng sinh lý bình thường của hệ TN cũng là yếu tố thuận lợi tạo điều kiện hình thành NK. E.coli từ đường hậu Hình 3: Escherichia coli (E.coli) môn xâm nhập vào hệ TN gây ra tình trạng viêm. Tình trạng NK sẽ nặng nề hơn khi VK đi lên thận, hậu quả có thể xảy ra là suy thận, NK huyết và NB có nguy cơ tử vong cao. E. coli không chỉ là VK đứng đầu trong nguyên nhân gây NK TN mà còn là VK kháng lại với nhiều loại kháng sinh. Tại Việt Nam hiện nay, các loại thuốc kháng sinh nhóm quinon, cephalosporin thế hệ 3,4 đang được dùng trong điều trị NK TN rất nhiều nhưng đã xuất hiện nhiều chủng E.coli đề kháng lại với kháng sinh này và tỷ lệ ngày càng cao 55-70%[13]. Đặc biệt đã xuất hiện chủng VK E.coli, Klebsiella đề kháng toàn bộ các kháng sinh nhóm β-lactam, cephalosporin thế hệ 3,4 gây rất nhiều khó khăn trong điều trị[2]. 8 Thang Long University Library Trực khuẩn mủ xanh: Là loại VK mắc phải ở BV thuộc loại kháng thuốc nhất. Trực khuẩn mủ xanh là loại gây bệnh cơ hội rất quan trọng khó gặp trong điều kiện bình thường mà chỉ gặp trong môi trường BV. Thao tác đặt thông tiểu tại hệ TN hay suy giảm các chức năng Hình 4: Trực khuẩn mủ xanh của các bộ phận hệ TN tạo điều kiện (P.areuginosa) thuận lợi NK với P.areuginosa. P.areuginosa đã tăng tính đề kháng với gentamycin từ 45% (1994) lên 87% (1997) [15]. Các loại kháng sinh đang bị kháng với tỷ lệ cao như: cephalothin 100%, gentamycin 80%, amikacin 57% [16]…  Hậu quả của NK BV mang lại. NK sẽ giảm sức đề kháng của cơ thể NB, tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh khác phát triển. Đồng thời, NB kéo dài thời gian điều trị lên gấp 2- 4 lần. Theo Onclu O và CS (2003), thời gian điều trị tại viện tăng thêm 18 ngày, chi phí tăng thêm 502 USD[18]. Tại BV Bạch Mai (2008) thì số ngày nằm viện tăng thêm 8,2 và chi phí phát sinh thêm 2 triệu VND[10]. Khi NB phải kéo dài thời gian điều trị sẽ làm số NN túc trực chăm sóc tăng theo, làm gia tăng tình trạng quá tải BV. NK xảy ra làm NB phải kéo dài thời gian cũng như tăng loại kháng sinh sử dụng. Đây cũng là nguyên nhân làm tăng tỷ lệ kháng kháng sinh của VK. NVYT cũng vì đó mà tăng thời gian phơi nhiễm với bệnh. 1.4 Chăm sóc NB sau phẫu thuật hệ TN có thông tiểu 1.4.1 Nhận định ngƣời bệnh Nhận định tất cả hệ thống cơ quan một cách toàn diện về hình dáng, chức năng, phát hiện những bất thường xảy ra: Hệ hô hấp (Thở, mũi, ngực, vùng khí quản), hệ tim mạch (tim, sự giãn mạch dưới da), hệ tiêu hóa (miệng, họng, lượng và loại thức ăn trong ngày, bụng, hậu môn, đại tiện, phân), hệ da (màu sắc, sắc tố, sự phân bố mạch dưới da, sự xuất huyết, các tổn thương), hệ cơ –xương- khớp (mức độ vận 9 động, chi, khớp, cơ, lưng), hệ thần kinh-tâm thần (mức độ tri giác, hộp sọ, mắt, cổ, phản xạ), hệ da: Màu sắc (hồng, nhợt nhạt, tím tái…), sắc tố da, phân bố mạch, sự xuất huyết dưới da, các tổn thương, tình trạng vết phẫu thuật…  Hệ TN: Đi tiểu (còn cảm giác buồn tiểu, tình trạng buốt dắt, số lượng, màu sắc, tính chất, có sỏi, cầu bàng quang…), Ống thông (thời gian đặt, sự lưu thông, cố định, vị trí đặt…)  Hệ sinh dục: Nam (sự bất thường về hình dạng, đau, tình trạng vệ sinh, vết phẫu thuật, dịch tiết…), nữ (tình trạng vệ sinh, kinh nguyệt, dịch tiết, đau, ngứa…), vú (kích thước, sự cân xứng, đau, viêm…)[15] Hình 5: Ngƣời bệnh có thông tiểu 1.4.2 Chẩn đoán ĐD và kết quả mong đợi  Chẩn đoán: Có thể có một số chẩn đoán  Nguy cơ chảy máu sau phẫu thuật liên quan đến NB vận động mạnh và sớm trong 24 giờ đầu sau phẫu thuật.  Mất cân bằng dinh dưỡng: Ít hơn nhu cầu cơ thể liên quan đến mệt mỏi, ăn không có cảm giác ngon miệng  Lo lắng sỏi tái phát liên quan đến thiếu kiến thức về bệnh và chế độ ăn.  Nguy cơ NK TN BV liên quan đến nằm lâu tại giường, khả năng tự chăm sóc bị hạn chế…  Kết quả mong đợi  NB không bị chảy máu sau phẫu thuật do chế độ vận động không hợp lý  NB không sút cân trong thời gian nằm viện  NB và NN có thêm thông tin về bệnh, thông tin về chế độ ăn theo bệnh lý 10 Thang Long University Library  NB không bị NK TN BV trong thời gian nằm viện… 1.4.3 Lập kế hoạch chăm sóc  Theo dõi tình trạng NB Theo dõi tình trạng: tri giác, da, nhịp thở, mạch huyết áp, nhiệt độ, đau, vết phẫu thuật tấy đỏ, thấm dịch, đường truyền (phồng, tắc, tấy đỏ), NT (tính chất, số lượng/giờ), dẫn lưu (tính chất, số lượng/giờ), tổng lượng dịch ra, vào trong 24 giờ…  Động viên tinh thần (NB và NN) Thông cảm với tình trạng NB, tạo điều kiện thuận lợi cho NB nói ra lo lắng của mình. Tạo điều kiện cho NN chia sẻ sự lo lắng của mình về NB, những khó khăn NN gặp phải trong quá trình chăm sóc thông tiểu giúp NB  Tƣ vấn giáo dục sức khỏe Hướng dẫn NN kết hợp cùng NVYT theo dõi tình trạng NB và theo dõi các dấu hiệu bất thường xảy ra với NB: tình trạng đau, chảy máu, buồn nôn, nôn, rối loạn giấc ngủ, rối loạn tiêu hóa. Tư vấn về chế độ dinh dưỡng của NB cho NN: Chế độ loãng đến đặc, thức ăn dễ tiêu, hợp khẩu vị và theo chế độ bệnh lý của NB, thay đổi thực đơn, bổ sung thêm rau xanh, củ, quả, uống nhiều nước (uống nước gấp đôi) và hạn chế ăn mặn. Khi NB ăn kém, hướng dẫn NN giúp NB ăn qua sonde (theo chỉ định của BS) Với bệnh lý sỏi TN: tư vấn NB hạn chế thức ăn, đồ uống chứa nhiều calci (tôm, cua, cá, trứng, nho, mận, cà phê…) khi NB bị sỏi calci, calci oxalate hoặc phostphate. Nếu bị sỏi acid uric, NB nên ăn rau đậu, rau cải, hạn chế hải sản, thức ăn lên men, phủ tạng động vật nhằm làm tăng độ kiềm trong NT ..… [15]  Tƣ vấn cho NB và NN hợp tác cùng NVYT đảm bảo vệ sinh cho NB. Vệ sinh răng miệng: súc miệng, đánh răng 2-3 lần/ngày, sáng (sau khi dậy), tối (trước khi ngủ)…Vệ sinh thân thể: lau người, tắm, vệ sinh móng, gội đầu… Chăm sóc thông tiểu: Tư vấn, hướng dẫn NN hợp tác cùng NVYT trong quá trình chăm sóc thông tiểu giúp NB trong các thao tác: Theo dõi thể tích và xả NT, 11 luôn giữ túi chứa NT luôn dưới mức bàng quang, vệ sinh bộ phận sinh dục NB và hỗ trợ NB di chuyển khi có thông tiểu nhằm đảm bảo cho hệ thông tiểu luôn kín, sạch và NT chảy theo một chiều… 1.4.4 Thực hiện kế hoạch chăm sóc 1.4.4.1 Chăm sóc ngƣời bệnh 24 giờ đầu sau phẫu thuật về  Theo dõi dấu hiệu sinh tồn: Mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở  Theo dõi số dịch ra: Dịch sonde dạ dày, nước tiểu và các dẫn lưu khác (Số lượng, tính chất)  Tình trạng diễn biến của NB: tri giác, viết phẫu thuật, đau, dẫn lưu (màu sắc), ăn uống Theo dõi NB theo các mục trên 1giờ/lần trong 6 giờ đầu và 3 giờ/lần trong 18 giờ tiếp theo (Theo bảng phần phụ lục 4) 1.4.4.2 Chăm sóc ngƣời bệnh sau 25 giờ sau phẫu thuật về Điều dưỡng theo dõi NB theo các mục như chăm phần chăm sóc 24 giờ đầu sau phẫu thuật 3 lần/ ngày (Theo bảng phần phụ lục 5) 1.4.5 Lƣợng giá  Chăm sóc đạt kết quả  Người bệnh: An tâm điều trị, không chảy máu sau phẫu thuật, không sút cân trong thời gian nằm viện, không bị NK TN BV, có thêm kiến thức về bệnh….  Người nhà người bệnh: An tâm chăm sóc NB, có kiến thức và thực hành tốt trong đảm bảo dinh dưỡng cho NB, có thực hành tốt trong vệ sinh răng miệng, thân thể và chăm sóc thông tiểu cho NB…  Kết quả chăm sóc không đạt (Khi không đạt được kết quả mong đợi) Khi kết quả chăm sóc không đạt cần xem xét lại kế hoạch chăm sóc và lập kế hoạch mới và thực hiện theo hướng hợp lý hơn. 12 Thang Long University Library CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG & PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là tất cả NN tham gia chăm sóc thông tiểu giúp NB sau phẫu thuật và thông tiểu được đặt trong quá trình phẫu thuật. 2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn  Tham gia chăm sóc thông tiểu giúp NB trong 3 ngày sau phẫu thuật.  Đồng ý tham gia nghiên cứu  Biết đọc biết viết 2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ  Phiếu trả lời không đầy đủ  Phiếu trả lời đầy đủ nhưng không hợp lệ 2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu là nghiên cứu mô tả cắt ngang 2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu  Công cụ thu thập số liệu Công cụ thu thập số liệu là bộ câu hỏi khảo sát gồm 3 phần: Phần thông tin chung, phần thông tin về kiến thức và phần những khó khăn gặp phải khi chăm sóc thông tiểu.  Phần thông tin chung gồm: Thông tin về NB (tên, tuổi, tình trạng sốt trong ngày), thông tin của đối tượng tham gia nghiên cứu (Tên, tuổi, giới, nghề nghiệp, nơi sống, trình độ học vấn)  Phần kiến thức gồm: Kiến thức chung (10 câu từ câu 1 đến câu 10). Kiến thức chăm sóc (14 câu từ câu 1 đến câu 14).  Phần những khó khăn gặp phải trong quá trình chăm sóc thông tiểu gồm 6 câu từ câu 1 đến câu 6. 13 2.2.2 Các biến số nghiên cứu Chúng tôi khảo sát đối tượng nghiên cứu bằng các biến: Đặc điểm chung, kiến thức chung, kiến thức chăm sóc thông tiểu, nguyên nhân gây khó khăn khi chăm sóc thông tiểu. 2.2.3 Cách chấm điểm kiến thức  Phần kiến thức chung: Gồm 10 câu. Mỗi câu trả lời đúng được 1 đểm, trả lời sai được 0 điểm. Điểm đạt là từ 5 -10, điểm không đạt là từ 0-4.  Phần kiến thức chăm sóc: Gồm 14 câu. Mỗi câu trả lời đúng được 1 đểm, trả lời sai được 0 điểm. Điểm đạt là từ 7 -14, điểm không đạt là từ 0-6. 2.3 Xử lý số liệu Toàn bộ số liệu thu thập được sẽ được kiểm tra để xác minh tính đầy đủ, tính hợp lệ của phiếu, sau đó được mã hóa và xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0 2.4 Đạo đức nghiên cứu Việc thực hiện nghiên cứu đã được sự đồng ý của Ban lãnh đạo trường Đại học Thăng Long cũng như Ban lãnh đạo BV Việt Đức và khoa Phẫu thuật TN. Đối tượng nghiên cứu được giải thích rõ ràng về mục đích nghiên cứu, sự đảm bảo bí mật những thông tin họ cung cấp và đồng ý tham gia nghiên cứu. Những số liệu thu thập được sẽ được giữ kín và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, kết quả nghiên cứu được dùng để đưa ra định hướng nâng cao chất lượng chăm sóc thông tiểu cho NB. 2.5 Thời gian và địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 4 năm 2012 đến tháng 5 năm 2012 tại khoa Phẫu thuật TN BV Việt Đức.  Thời gian thu thập số liệu: Từ 1/4 -30/5/1012  Địa điểm nghiên cứu: Khoa Phẫu thuật TN BV Việt Đức. 14 Thang Long University Library CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm của đối tƣợng nghiên cứu 3.1.1 Giới Nữ 49,17% Nam 50,83% Biểu đồ 1: Đặc điểm về giới Nhận xét: Trong tổng số 120 đối tượng nghiên cứu  Nam giới chiếm 50,83% (61/120)  Nữ giới chiếm 47,17% (59/120) 3.1.2 Tuổi Bảng 1: Đặc điểm về tuổi Nội dung Tần số Tỷ lệ % 22-54 96 80 55-63 24 20 Tổng 120 100 Nhận xét: Tỷ lệ NN chăm sóc NB  Trong độ tuổi lao động là 80% (96/120)  Ngoài lao động 20% (20/120) 15 3.1.3 Trình độ học vấn 104 16 ≤Cấp 3 >Cấp 3 Biểu đồ 2: Đặc điểm về trình độ học vấn Nhận xét: Tất cả đối tượng nghiên cứu đều có trình độ từ cấp 1 trở lên  Tỷ lệ NN có trình độ ≤ cấp 3 chiếm 86,67% (104/120)  Tỷ lệ > cấp 3 chiếm 13,33% (16/120) 3.1.4 Nghề nghiệp Bảng 2: Đặc điểm về nghề nghiệp Nội dung Tần số Tỷ lệ % Chân tay 93 77,5 Trí óc 27 22,5 Tổng 120 100 Nhận xét:  Nghề lao động chân tay chiếm tới tỷ lệ lớn nhất 77,5% (93/120)  Lao động trí óc chiếm 22,5 % (27/120) 16 Thang Long University Library 3.1.5 Nơi ở 90 30 Hà Nội Khác Biểu đồ 3: Đặc điểm về nơi ở Nhận xét:  Đối tượng tập trung ở Hà Nội là 25% (30/120)  Tỷ lệ 75% (90/120) còn lại thuộc các tỉnh thành khác như: Hưng Yên, Hải Dương 3.2 Kiến thức của đối tƣợng nghiên cứu Bảng 3: Đặc điểm về kiến thức Đạt Không đạt Nội dung Ts Tỷ lệ % Ts Tỷ lệ % Kiến thức chung 107 89,2 13 10,8 Kiến thức chăm sóc 102 85 18 15 Nhận xét:  Tỷ lệ đạt ở hai phần kiến thức đều cao: 89,2% đạt kiến thức chung, 85% đạt kiến thức chăm sóc 3.3 Tình trạng sốt trong ngày của NB 17 Bảng 4: Tình trạng sốt trong ngày của NB Nội dung Tần số Tỷ lệ % Có 54 45 Không 66 55 Tổng 120 100 Nhận xét:  45% (54/120) NB sốt từ 38o5 trở lên  55% NB (66/120) có thận nhiệt dưới 38o5 3.4 Những khó khăn gặp phải khi chăm sóc thông tiểu cho NB 3.4.1 Thời gian sau phẫu thuật 92 28 Ngày 1 Ngày 2 Biểu đồ 4: Đặc điểm về thời gian sau phẫu thuật Nhận xét:  92 (77%) NN gặp khó khăn nhiều nhất ngày thứ 1  28 (23%) NN còn lại cho rằng đó là ngày thứ 2 18 Thang Long University Library 3.4.2 Thời điểm trong ngày Bảng 5: Thời điểm trong ngày Nội dung Tần số Tỷ lệ % Ban ngày 58 48,3 Ban đêm 62 51,7 Tổng 120 100 Nhận xét:  51,7% NN gặp khó khăn nhiều nhất vào ban đêm  48,3% NN gặp khó khăn nhiều nhất ban vào ngày 3.4.3 Địa điểm 49,2% Buồng bệnh 21,7% Nhà vệ sinh 29,9% Hành lang Biểu đồ 5: Đặc điểm về địa điểm Nhận xét:  Buồng bệnh là nơi gặp khó khăn nhiều nhất 49,2%  Tỷ lệ NN gặp khó khăn ở hành lang ít hơn ở nhà vệ sinh 8,2%. 19 3.4.4 Tình trạng NB Bảng 6: Tình trạng ngƣời bệnh Nội dung Tần số Tỷ lệ % Bất thƣờng 99 82,5 Ổn định 21 17,5 Tổng 120 100 Nhận xét:  82,5 % gặp khó khăn nhiều nhất khi NB có dấu hiệu bất thường (sốt, đau, chảy máu).  17,5 % gặp nhiều khó khăn cả khi NB ổn định. 3.4.5 Nguyên nhân gặp khó khăn 77 Nƣớc 94 85 Găng Bô 100 Bảng HD Biểu đồ 6: Nguyên nhân gặp khó khăn Nhận xét:  Nguyên nhân gây khó khăn tăng dần từ 64,2-83,3% (77/120; 85/120; 94/120; 100/120)  Tỷ lệ lớn nhất là bảng hướng dẫn chăm sóc 83,3%, thấp nhất là thiếu nước 64,2% 20 Thang Long University Library
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan