Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến xác định chuẩn nghèo trong chính sách giảm ng...

Tài liệu Nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến xác định chuẩn nghèo trong chính sách giảm nghèo đô thị và đề xuất chuẩn nghèo đô thị.

.PDF
106
2
82

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- PHẠM TUẤN ANH NHẬN DIỆN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN XÁC ĐỊNH CHUẨN NGHÈO TRONG CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO ĐÔ THỊ VÀ ĐỀ XUẤT CHUẨN NGHÈO ĐÔ THỊ LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC QUẢN LÝ Hà Nội, 2020 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- PHẠM TUẤN ANH NHẬN DIỆN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN XÁC ĐỊNH CHUẨN NGHÈO TRONG CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO ĐÔ THỊ VÀ ĐỀ XUẤT CHUẨN NGHÈO ĐÔ THỊ CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC QUẢN LÝ MÃ SỐ: 8340401.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Kim Chi Hà Nội, 2020 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chƣơng 1. .................................................................................................................11 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC XÁC ĐỊNH CHUẨN NGHÈO ĐÔ THỊ .........................................................................11 1.1. Khái niệm nghèo và chính sách giảm nghèo đô thị ...................................11 1.1.1. Khái niệm nghèo đô thị ...........................................................................11 1.1.2. Chính sách giảm nghèo đô thị .................................................................16 1.1.3. Đối tượng và nguyên nhân nghèo đô thị .................................................18 1.1.4. Mối quan hệ giữa việc xác định chuẩn nghèo và đề xuất các chính sách giảm nghèo đô thị ..............................................................................................24 1.2. Khái niệm chuẩn nghèo đô thị và quá trình thay đổi chuẩn nghèo đô thị ....26 1.2.1. Khái niệm chuẩn nghèo đô thị (Urban Poverty Standard) ......................26 1.2.2. Quá trình và xu hướng thay đổi chuẩn nghèo đô thị ...............................31 1.3. Các yếu tố tác động đến việc xác định chuẩn nghèo đô thị trong chính sách giảm nghèo đô thị .............................................................................34 1.3.1. Yếu tố kinh tế và tác động ......................................................................34 1.3.2. Yếu tố xã hội và tác động........................................................................35 1.3.3. Yếu tố thuộc về đối tượng thụ hưởng và chủ thể thực hiện chính sách và tác động ...................................................................................................................37 1.3.4. Yếu tố quốc tế và tác động ......................................................................39 1.4. Phƣơng pháp, quy trình rà soát hộ nghèo .................................................39 1.4.1. Phương pháp rà soát hộ nghèo ................................................................39 1.4.2. Quy trình rà soát hộ nghèo trong xác định chuẩn nghèo đô thị ..............41 * Tiểu kết chƣơng 1 .............................................................................................43 Chƣơng 2. .................................................................................................................44 THỰC TRẠNG THAY ĐỔI CHUẨN NGHÈO ĐÔ THỊ VÀ NHẬN DIỆN CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VIỆC ĐẾN XÁC ĐỊNH CHUẨN NGHÈO ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2015 - 2020 ................................................44 2.1. Thực tiễn giảm nghèo của Việt Nam, thực tiễn giảm nghèo ở một số đô thị có chuẩn nghèo riêng................................................................................44 Comment [HVL1]: Nghe kỹ học viên trình bày Đặt câu hỏi về luận điểm chính của luận văn Về mặt chính sách, chuẩn nghèo đô thị thƣờng xuyên thay đổi (ngay cả trong một giai đoạn chính sách) và học viên muồn a) tìm hiểu những yếu tố nào tác động đến sự thay đổi đó, b) thay đổi đó tới đây nên nhƣ thế nào (chuẩn mới)? Sau khi nghe và thống nhất luận điểm chí mới có thể góp ý cụ thể. Giả định luận điểm chính là nhƣ trên, Luậ văn cần tập trung vào những nọi dung cơ bản: Chƣơng 1 nên tập trung làm rõ tính tất yế thay đổi các chuẩn nghèo và chuẩn nghèo thị (tên: Nghèo, chuẩn nghèo đô thị) 1.1. Nghèo và chính sách giảm nghèo (lý luận chung, không nói ở VN) 1.2.Chuẩn nghèo và chuẩn nghèo đô thị 1.3.Xu hƣớng nâng/thay đổi chuẩn nghèo và chuẩn nghèo đô thị (cốt lõi là luận điểm: nghèo là khái niệm tƣơng đối, luôn đƣớc xác định trong quan hệ/tƣơng quan với giầu và khái niệm trun dung “trung bình” tƣơng ững với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gi trong những thời điểm cụ thể). Chƣơng 2 tập trung làm rõ các yếu tố tác động đến chuẩn nghèo đô thị (Tên: Một số yếu tố tác động đén xác định chuẩn nghèo thị) 2.1. Yếu tố kinh tế 2.3. Yếu tố xã hội 2.3. Sức ép của cộng đồng (nếu làm đƣợc) 2.4. Cách tiếp cận của chủ thể chính sách Chƣơng 3 Đề xuất bổ sung chuẩn nghèo đ thị giai đoàn tới (Tên: Một số đề xuất xác định chuẩn nghèo đô thị trong thời gian tớ 3.1. Căn cứ đề xuất Nghị quyết ĐCS Tăng trƣởng kinh tế, mức sống Phát triển và tính thuận lợi của các dịch v xã hội 3.2. Đề xuất nâng chuẩn 3.3. Đề xuất mở rộng chuẩn (lược bớt các nội dung và tài liệu tham khảo luận văn gọn gàng và bám sát nội dung chính 2.2. Quá trình thay đổi chuẩn nghèo đô thị ở Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020 .......................................................................................................................50 2.2.1. Quá trình thay đổi chuẩn nghèo chung ở Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020 ....50 2.2.2. Quá trình thay đổi chuẩn nghèo đô thị ở Việt Nam ở một số tỉnh có chuẩn nghèo riêng giai đoạn 2010 – 2020 ........................................................53 2.3. Các yếu tố tác động đến xác định chuẩn nghèo đô thị ở Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020 ...........................................................................................56 2.3.1. Yếu tố kinh tế ..........................................................................................56 2.3.2. Yếu tố xã hội ...........................................................................................58 2.3.3. Yếu tố thuộc về đối tượng thụ hưởng và chủ thể thực hiện chính sách giảm nghèo ........................................................................................................70 * Tiểu kết chƣơng 2. ............................................................................................72 Chƣơng 3. .................................................................................................................74 ĐỀ XUẤT CHUẨN NGHÈO ĐÔ THỊ TRONG CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO ĐÔ THỊ GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 .........................................................74 3.1. Căn cứ đề xuất chuẩn nghèo đô thị trong giai đoạn 2021 – 2025 ............74 3.1.1. Căn cứ pháp lý ........................................................................................74 3.1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................75 3.2. Phƣơng án mở rộng 01 chiều đo lƣờng chuẩn nghèo đô thị trong giai đoạn 2021 – 2025 ..........................................................................................79 3.3. Phƣơng án xây dựng thêm 01 tiêu chí mới trong chuẩn nghèo đô thị ..........................................................................................................................84 * Tiểu kết chƣơng 3 .............................................................................................88 KẾT LUẬN ..............................................................................................................90 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................91 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Danh mục bảng tổng hợp Bảng 1.1. Sự phát triển của chính sách giảm nghèo đô thị ....................................17 Bảng 1.2. Chiều thiếu hụt dự kiến đối với nhóm đối tượng nghèo đô thị .............21 Bảng 1.3. Quy định chuẩn nghèo của World Bank cho một số quốc gia, khu vực trên thế giới.....................................................................................28 Bảng 1.4. Các tiêu chí sử dụng đo lường trong chuẩn nghèo đa chiều (Multidimensional Poverty Index – MPI) của UNDP ...........................29 Bảng 2.1. Tỷ lệ giảm nghèo của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020 .......................45 Bảng 2.2. Số lượng hộ nghèo tại 07 tỉnh thành/phố của Việt Nam năm 2015 - 2016 ...........................................................................................46 Bảng 2.3. Số lượng hộ nghèo tại một số khu vực đô thị của Việt Nam năm 2016 - 2017 ............................................................................................47 Bảng 2.4. Số lượng hộ nghèo tại một số khu vực đô thị của Việt Nam năm 2018 -2019 .............................................................................................48 Bảng 2.5. Số lượng hộ nghèo tại một số khu vực đô thị của Việt Nam năm 2018 - 2019 ............................................................................................49 Bảng 2.6. Chuẩn nghèo về thu nhập ở Việt Nam giai đoạn 2006 - 2015 ..............51 Bảng 2.7. Chuẩn nghèo Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020 (Thiếu hụt về các dịch vụ xã hội cơ bản) ...........................................................................52 Bảng 2.8. Chuẩn nghèo thu nhập riêng của 06 tỉnh giai đoạn 2011 – 2015 ..........55 Bảng 2.9. Chuẩn nghèo thu nhập riêng của 07 tỉnh giai đoạn 2015 - 2020...........55 Bảng 2.10. Nhóm đối tượng chịu ảnh yểu của yếu tố việc làm đến xác định chuẩn nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2015 – 2020 .................................57 Bảng 2.11. Một số trường hợp thiếu hụt về yếu việc làm ở trên địa bàn quận Ba Đình thành phố Hà Nội ....................................................................57 Bảng 2.12. Tốc độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản cho hộ nghèo toàn quốc năm 2019 (các tiêu chí về giáo dục) .............................................59 Bảng 2.13. Nhóm đối tượng chịu ảnh yểu của yếu tố giáo dục đến xác định chuẩn nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2015 – 2020 ..................................59 Bảng 2.14. Tốc độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản cho hộ nghèo toàn quốc năm 2019 (các tiêu chí về y tế) .....................................................61 Bảng 2.15. Nhóm đối tượng chịu ảnh yểu của yếu tố y tế đến xác định chuẩn nghèo trong chính sách giảm nghèo đô thị ở Việt Nam giai đoạn 2015 – 2020 ...........................................................................................61 Bảng 2.16. Một số trường hợp thiếu hụt về yếu tố y tế trên địa bàn quận Ba Đình thành phố Hà Nội .........................................................................62 Bảng 2.17. Tốc độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản cho hộ nghèo toàn quốc năm 2019 (các tiêu chí về nhà ở)..................................................67 Bảng 2.18. Nhóm đối tượng chịu ảnh hưởng của yếu tố đến xác định chuẩn nghèo trong chính sách giảm nghèo đô thị ở Việt Nam giai đoạn 2015 – 2020 ...........................................................................................67 Bảng 2.19. Một số trường hợp thiếu hụt về yếu tố nhà ở trên địa bàn quận Ba Đình thành phố Hà Nội .........................................................................67 Bảng 2.20. Thông tin cán bộ làm công tác giảm nghèo trên địa bàn Quận Đống Đa ...72 Bảng 3.1. Tiêu chí y tế trong chuẩn nghèo đô thị ..................................................83 Bảng 3.2. Tiêu chí việc làm trong chuẩn nghèo đô thị ..........................................86 Danh mục sơ đồ, biểu đồ Sơ đồ 1.1. Mô hình kim tự tháp các khái niệm về nghèo đói ...................................13 Sơ đồ 1.2. Vòng tròn nhóm đối tượng dễ bị tổn thương ...........................................16 Sơ đồ 1.3. Đối tượng thụ hưởng chính sách giảm nghèo đô thị ...............................18 Sơ đồ 1.4. Mô hình các nguyên nhân của vấn đề nghèo đô thị.................................23 Sơ đồ 1.5. Minh họa về chuẩn nghèo đường cắt .......................................................26 Sơ đồ 1.6. Mô hình về các tiêu chí về dịch vụ xã hội cơ bản cho hộ nghèo .............30 Sơ đồ 1.7. Quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo tại khu vực đô thị ..................41 Biểu đồ 2.1. Tốc độ giảm nghèo của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2019 ...................45 Danh mục hình Hình 1.1. Minh họa tiếp cận vòng đời ......................................................................15 Hình 1.2. Người bán hàng rong, xe ba gác ...............................................................19 Hình 1.3. Người giúp việc gia đình ...........................................................................19 Hình 1.4. Những bệnh nhân tại phố chạy thận ở Hà Nội ..........................................20 Hình 1.5. Người già neo đơn tại Long Biên, Hà Nội ................................................20 Hình 1.6. Điều kiện nhà ở của công nhân tại khu vực đô thị ...................................21 Hình 1.7. Mối quan hệ chính sách và các yếu tố ..................................................... 36 Hình 2.1. Mô hình nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ....................49 Hình 2.2. Cây ATM gạo hỗ trợ người nghèo trong dịch bệnh Covid – 19 ..............64 Hình 2.3. Siêu thị 0 đồng hỗ trợ người trong dịch bệnh Covid – 19 .......................64 Hình 2.4. Nhà ở của hộ nghèo trên địa bàn P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội .......68 Hình 2.5. Điều kiện sinh sống của hộ nghèo tại P. Phúc Xá, Q. Ba Đình, Hà Nội .69 Hình 3.1.Sinh kế việc làm của lao động phi chính thức tại các đô thị ......................87 LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ, giảng viên và Ban Lãnh đạo Khoa Khoa học quản lý, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã giảng dạy và tạo một nền tảng kiến thức về chuyên ngành Khoa học Quản lý cho tôi trong thời gian học tập. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Thị Kim Chi, giảng viên hướng dẫn trực tiếp của tôi. Mặc dù bận rộn với công tác quản lý và giảng dạy nhưng Cô đã dành rất nhiều thời gian quý báu để tận tình hướng dẫn, định hướng nghiên cứu các vấn đề trong luận văn. Luận văn không thể thành công nếu không có sự hỗ trợ nhiệt tình của ông Nguyễn Tân Nhựt và các cán bộ công chức Văn phòng Giảm nghèo Quốc gia (Bộ Lao động – Thương binh & Xã họi), bên cạnh đó là các cán bộ công chức trong lĩnh vực lao động thương binh và xã hội tại Ủy ban Nhân dân các Quận Ba Đình, Đông Đa, Nam Từ Liêm thành phố Hà Nội đã cung cấp thông tin giúp tôi hoàn thành luận văn. Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các bạn trong lớp chuyên ngành Khoa học Quản lý cùng gia đình đã hỗ trợ và ủng hộ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luận văn. Do hạn chế về khả năng cũng như thời gian nên luận văn không thể tránh khỏi một số những hạn chế, vì vậy tôi kính mong nhận được những ý kiến góp ý của các thầy cô cũng như các bạn để luận văn hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Học viên Phạm Tuấn Anh MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu Nghèo đói là một hiện tượng phổ biến, một thách thức to lớn đối với nhân loại, đe dọa sự phát triển bền vững của các quốc gia trên thế giới. Vì vậy, Đảng và Nhà nước coi giảm nghèo là một chủ trương lớn trong mục tiêu, nhiệm vụ trong quá trình phát triển đất nước. Định lượng về các chỉ tiêu phấn đấu trong công tác giảm nghèo với các chỉ tiêu cụ thể về mục tiêu giảm nghèo đối với khu vực đô thị, trong đó “Đến năm 2020, tỉ lệ hộ nghèo giảm bình quân khoảng 1,0 – 1,5% năm”. [37] Chính sự quan tâm tích cực của Đảng và Nhà nước đối với vấn đề xóa đói giảm nghèo mà Việt Nam đã được Liên Hợp Quốc đánh giá là một tấm gương trong công cuộc xóa đói giảm nghèo hoàn thành mục tiêu phát triển thiên niên kỷ vào năm 2015. Để có hoàn thành được các mục tiêu về giảm nghèo, vấn đề xác định và nhận diện chính xác hộ nghèo là việc làm vô cùng quan trọng. Chuẩn nghèo là một công cụ quan trọng để đo lường tình trạng nghèo hoặc không nghèo của một bộ phận dân cư góp phần định hướng chính sách giảm nghèo. Việt Nam đã 07 lần ban hành chuẩn nghèo quốc gia, gồm các giai đoạn 1993 – 1995, 1995 – 1997, 1997 – 2000, 2001 – 2005, 2006 – 2010, 2011 – 2015, 2016 – 2020 là cơ sở pháp lý để xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng thụ hưởng chính sách. Chuẩn nghèo quốc gia (chuẩn nghèo chung) là cơ sở xác định đối tượng người nghèo, hộ nghèo để thực hiện các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội; các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và khu vực, địa phương trong từng giai đoạn. Chuẩn nghèo quốc gia ban đầu được đo lường bằng hiện vật (gạo), sau đó mở rộng phạm vi đo lường bằng giá trị và hiện vật (gạo, tiền); đến năm 2000 được đo lường bằng giá trị tiền và từ năm 2016 đến nay chuyển sang đo lường tiếp cận nghèo đa chiều với 10 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản và thu nhập phù hợp với xu thế của thế giới. Giai đoạn 2016 – 2020, chuẩn nghèo theo tiếp cận đa chiều dựa trên như Quyết định 59/2015/QĐ – TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020 chuẩn bị hết hiệu lực, việc nghiên cứu khuyến nghị một chuẩn nghèo mới tiếp tục dựa trên 1 tiếp cận đa chiều với những điểm tích cực, thành công; khắc phục những nội dung lạc hậu, tồn tại, vướng mắc của chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 và giải quyết các vấn đề, chiều thiếu hụt phát sinh hoặc mới được nhận diện. Giai đoạn 2021 – 2025, Việt Nam đã trở thành quốc gia có thu nhập trung bình, chuẩn nghèo hiện nay dưới mức sống tối thiểu dẫn đến yêu cầu đối với giai đoạn 2021 – 2025, cần xây dựng chuẩn nghèo tiệm cân với mức sống tối thiểu. Chuẩn nghèo đô thị là một vấn đề xảy ra tại khu vực đô thị dưới hệ quả của quá trình đô thị hóa. Đối tượng hộ nghèo và người nghèo khu vực đô thị ngày càng có sự mở rộng, có thể khẳng định quá trình đô thị hóa đem lại những hiệu quả tích cực cho các địa phương, tuy nhiên điều này cũng đem lại cả những yếu tố phi tích cực, yếu tố tiêu cực trong đó hộ nghèo là những nhóm đối tượng dễ tổn thương và thường gặp nhiều khó khăn hơn so với các tầng lớp dân cư khác tại khu vực đô thị, ngoài ra nếu tính cả những người nhập cư và đối tượng dân cư theo diện tạm trú, tạm vắng đây thường là những tầng lớp dường như đang bị bỏ quên trong xác định đối tượng hộ nghèo, người nghèo đô thị. Đã có một số tỉnh/thành phố thành phố xây dựng chuẩn nghèo riêng cho địa phương mình dựa trên chuẩn nghèo chung của cả nước và căn cứ vào tình hình điều kiện thực tế của địa phương. Chuẩn nghèo ở các thành phố này được nâng lên so với chuẩn nghèo chung quốc gia, tuy nhiên dựa theo sự phân chia theo khu vực nông thôn và thành thị, thu nhập như Quyết định 59/2015/QĐ – TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020. Các tỉnh/thành phố xây dựng chuẩn nghèo riêng là: thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tỉnh Tây Ninh. Có thể nói, đây đều là những trung tâm kinh tế, chính trị văn hóa, xã hội là những đô thị lớn của Việt Nam. Vậy liệu chuẩn nghèo riêng của những địa phương này được xây dựng theo các tiêu chí của chuẩn nghèo chung, mặc dù đã có sự khác nhau về mức thu nhập như cách làm của các địa phương nói trên đã bao phủ hết các đối tượng nghèo hay không. Theo tác giả, chuẩn nghèo này chưa thể bao phủ hết các đối 2 tượng nghèo, mặc dù chuẩn nghèo được tiếp cận theo hướng đa chiều vì từng đại phương đều có những điều kiện khác nhau về kinh tế, văn hóa, xã hội. Chính sách giảm nghèo với hai trụ cột là chính sách giảm nghèo đô thị và chính sách giảm nghèo nông thôn đã đạt được nhiều kết quả đáng kể và đã có bước phát triển căn bản, góp phần quan trọng đóng góp vào thành tựu kinh tế xã hội của đất nước. Tuy nhiên, chính sách giảm nghèo giữa khu vực đô thị và khu vực nông thôn có sự khác nhau. Điều này dẫn đến sự khác biệt trong xác định chuẩn nghèo ở đô thị và ở nông thôn. Thứ nhất, vấn đề nghèo đô thị, hộ nghèo phải đối mặt với nhiều sự thiếu hụt trong việc tiếp cận các nguồn lực như y tế, giáo dục và chỗ ở cũng như các vấn đề liên quan đến mặt trái của đô thị. Thứ hai, đó là sự chênh lệch trong khoảng cách giàu nghèo giữa khu vực đô thị luôn có khoảng cách lớn hơn so với khu vực nông thôn, điều này dẫn đến hộ nghèo đô thị thường gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm sinh kế dẫn đến trở thành nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội nếu như đặt trong các đô thị lớn của Việt Nam như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, với những đặc điểm địa lý và quy mô dân số khác nhau tuy nhiên đều phải đối mặt với vấn đề nghèo đô thị, nếu như không có sự bổ sung chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản với chuẩn nghèo hiện nay sẽ dẫn đến tình trạng, số lượng hộ nghèo tại các khu vực này không được đánh giá một cách chính xác, đặc biệt với nhóm đối tượng người nhập cư nghèo cần được hỗ trợ các nguồn lực và sự giúp đỡ của cộng đồng mang tính chất bền vững. Điều này dẫn đến yêu cầu cần có sự trao quyền cho các địa phương trong tự chủ để phù hợp nguồn lực và điều kiện sản xuất ở địa phương. Từ những vấn đề trên có thể nhận thấy việc xác định những tiêu chí ảnh hưởng đến chuẩn nghèo đô thị mới là quá trình hết sức cần thiết phục vụ cho công tác giải quyết vấn đề giảm nghèo đô thị. Điều này đòi hỏi giai đoạn 2021 – 2025 vấn đề nhận diện nhưng tiêu chí ảnh hưởng đến vấn đề nghèo đô thị phải được kế thừa và phát triển ở mức độ cao hơn, hướng tới mục tiêu hỗ trợ toàn diện và bao phủ, bền vững người nghèo. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến xác định chuẩn nghèo trong chính sách giảm nghèo đô thị và đề xuất chuẩn nghèo đô thị” là đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành khoa học quản lý. 3 2. Tổng quan tình hình 2.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến nghèo, xác định chuẩn nghèo và chính sách giảm nghèo - Tác giả Đỗ Thiên Kính với tác phẩm “Phân hóa giàu nghèo và tác động của yếu tố học vấn đến nâng cao mức sống cho người dân Việt Nam (2003)” Nội dung tác phẩm là trình bày khái quát về những mối liên hệ giữa phân tầng giai cấp giàu nghèo đối với mức sống thu nhập của Việt Nam, bên cạnh đó chỉ ra những tác động của vấn đề phân hóa giàu nghèo trong xã hội Việt Nam. Đây chính là nguồn tư liệu để tác giải xây dựng tổng quan về cơ sở lý luận của hoạt động giảm nghèo trong đó có vấn đề nhận diện đối tượng giảm nghèo đối với khu vực đô thị sử dụng cho chương 1 và chương 2 của luận văn. - Tác giả Nguyễn Minh Hòa với tác phẩm “Nghèo đói ở Đông Nam Á Hợp tác và chia sẻ thông tin (2007)”. Nội dung của tác phẩm đó là trình bảy tổng quan lý luận về vấn đề đói nghèo và hiện tượng đói nghèo, bên cạnh đó đề cập đến các tiếp cận vấn đề giảm nghèo theo tiêu chí định lượng và tiêu chí định tính cũng như hoạt động nghiên cứu về vấn đề giảm nghèo trong các cơ sở giáo dục và đào tạo của Việt Nam. Đây là nguồn tư liệu được tổng hợp dựa trên các công trình nghiên cứu khoa học của Hội thảo Quốc tế về nghèo đói khu vực Đông Nam Á, được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đây chính là nguồn tư liệu để tác giải xây dựng tổng quan về cơ sở lý luận của hoạt động giảm nghèo trong đó có vấn đề giảm nghèo đô thị sử dụng cho chương 1 và chương 2 của luận văn. - Tác giả Lê Quốc Lý với tác phẩm “Chính sách xóa đói giảm nghèo – Thực trạng và giải pháp (2012)”. Nội dung cơ bản của tác phẩm trình bày về tổng quan lý luận của hoạt động xóa đói giảm nghèo; những chủ trương đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; định hướng về mục tiêu xóa đói giảm nghèo của Việt Nam; xây những giải pháp đồng bộ đối với công tác xóa đói giảm nghèo. Trên cơ sở đó tác giả sử dụng tài liệu tham khảo trong nghiên cứu vấn đề lý luận phục vụ nghiên cứu chính sách giảm nghèo trong luận văn. - Tác giả Đào Thị Ngọc Minh, Nguyễn Ngọc Hà, Đinh Quang Thành, Nguyễn Văn Tùng, Nguyễn Thị Hoàng Nhung, Hoàng Hải, Hồng Thị Minh, Vũ Vân Nam với 4 tác phẩm “Cẩm nang về chính sách và quản lý chương trình giảm nghèo (2012)”. Tác phẩm đã giới thiệu khái quát các chính sách giảm nghèo, cũng như cung cấp những thông tin cơ bản và tiêu chí, cách thức xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo và việc thực hiện các chính sách giảm nghèo. Đây là một tài liệu mang tính chất hướng dẫn cũng như cung cấp những kiến thức cơ bản liên quan tới quản lý các chương trình giảm nghèo. Những nội dung này được tác giả sử dụng để tham khảo trong chương 1 và chương 3 của luận văn về vấn đề chính sách giảm nghèo dành cho đối tượng hộ nghèo đô thị. - Tác giả Abhijit V. Banerjee và Esther Duflo với tác phẩm “Poor economics Hiểu nghèo và thoát nghèo Cách mạng tư duy để thoát nghèo trên thế giới (2015)” được dịch giả Nguyễn Lê Bảo Ngọc biên tập. Đây là công trình khoa học tiếp cận dưới góc độ kinh tế học dựa trên những hiểu biết sâu sắc của tác giả về đời sống kinh tế của người nghèo. Dưới những tiếp cận về những nguồn lực cơ bản thiết yếu của người nghèo từ đó tác giả đi đến việc xã hội và các tổ chức chính trị xã hội như Chính phủ, doanh nghiệp và thị trường có thể đưa ra những tác động nào giúp cho người hộ và hộ nghèo thoát nghèo một cách nhanh chóng. Những nội dung của công trình đều được sử dụng để tác giả xây dựng nội dung về lý thuyết về nghèo, giảm nghèo trong việc xây dựng nội dung nghiên cứu của luận văn. - Tác giả Nguyễn Hữu Tiến với tác phẩm “Nghèo đói và các giải pháp giảm nghèo bền vững (2016)”. Nội dung tác phẩm tập trung vào những vấn đề lý luận chung khung chính sách về vấn đề giảm nghèo dựa trên cơ sở khoa học kết hợp với bối cảnh thực tiễn của Việt Nam, đây là tài liệu quan trọng cung cấp những thông tin tham khảo và bổ ích. Tác giả Arnold Kiling, Nich Schulz với tác phẩm “From Poverty to Prosperity (2018)” được Nguyễn Trường Phú và Hồ Quốc Tuấn dịch năm 2018. Đây là công trình khoa học tiến cận vấn đề nghèo dựa trên vấn đề thiếu hụt về tài chính. Những nội dung của công trình được sử dụng để tác giả xây dựng các yếu tố ảnh hưởng đến xác định chuẩn nghèo. 2.2 Các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề nghèo đô thị, chuẩn nghèo đô thị, yếu tố tác động đến chính sách giảm nghèo đô thị - Luận văn “Giảm nghèo tại các huyện ngoại thành Hà Nội trong quá trình đô thị hóa” (2009) của tác giả Nguyễn Công Bằng”. Đây là công trình khoa học 5 nghiên cứu về vấn đề giảm nghèo dựa trên các phương pháp về tiếp cận hệ thống, tiếp cận lịch sử dựa trên các số liệu, tìm hiểu về quá trình giảm nghèo gắn với quá trình đô thị hóa tại các huyện ngoại thành của Hà Nội, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác giảm nghèo đô thị trong bối cảnh đô thị hóa tại các huyện ngoại thành Hà Nội với tầm nhìn đến năm 2020. - Tác giả Bala Ram Acharya, với bài viết “Urban Poverty: A Sociological Study of Shankhamul Squatter (2010)”. Nội dung của bài viết đã nhận diện về các vấn đề nghèo đô thị tại một địa danh của Ấn Độ dưới trên tiếp cận về xã hội, kinh tế, và bối cảnh chính trị của khu vực. Bài viết tập trung vào nhóm đối tượng dân cư di cư từ các khu vực nông thôn đến các khu vực thành thị, một trong những đối tượng của vấn đề nghèo đô thị. - Luận văn “Giảm nghèo tại thành phố Đà Nẵng (2011) của tác giả Phan Thị Huệ”. Đây là công trình khoa học đề cập đến các chính sách giảm nghèo đã được thành phố Đà Nẵng triển khai theo định hướng giảm nghèo bền vững và hạn chế tối đa vấn đề tài nghèo của hộ nghèo trên địa bàn thành phố. - Tác giả Nguyễn Hồng Thu, Phạm Công Luận, Trần Thị Cẩm Vân với bài viết “Công tác xóa đói giảm nghèo ở Bình Dương nhìn từ góc độ tài chính vi mô (2016)”. Nội dung của công trình đó là đề cập đến các công cụ hỗ trợ việc giảm nghèo bền vững dưới góc độ sử dụng các nguồn lực tài chính. Đây là công trình nghiên cứu mang tính chất khoa học với việc chỉ ra được nhóm giải pháp sử dụng nguồn lực của vấn đề tăng trưởng kinh tế, nguồn lực tài chính vi mô, vận động nguồn lực tài chính kết hợp giữa nguồn lực Nhà nước và nguồn lực xã hội hóa trong việc triển khai chính sách xóa đói giảm nghèo. Những nội dung cốt lõi của bài viết là cơ sở để tác giả sử dụng trong việc tham khảo để xây dựng chương 2 của luận văn về vấn đề giảm nghèo đô thị. - Tác giả Oudomphone Sivongsa, với bài viết “Chính sách giảm nghèo ở tỉnh Saravanh, nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào (2019)”. Nội dung của bài viết đã trình bày các giải pháp đối với chính sách giảm nghèo dựa trên tiếp cận đa chiều được thực hiện, bên cạnh đó tác giả đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả trong vấn đề thi hành chính sách giảm nghèo theo hướng tiếp cận đa chiều trên địa bàn tỉnh Saravanh, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. 6 Trong những công trình nghiên cứu trên, các tác giả đều khẳng định vấn đề giảm nghèo cũng như việc xây dựng chuẩn nghèo nhằm mục tiêu xây dựng chính sách giảm nghèo đô thị là vấn đề quan trọng trong sự phát triển của đời sống kinh tế, văn hóa xã hội tại khu vực đô thị. Tuy nhiên, vấn đề tìm hiểu một cách tổng quát các yếu tố trong xác định chuẩn nghèo dành cho khu vực đô thị vẫn chưa được đề cập một cách rõ nét. Trên cơ sở đó tác giả tiến hành nghiên cứu vấn đề nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến chuẩn nghèo trong việc xây dựng chính sách giảm nghèo đô thị, đề xuất các yếu tố bổ sung đối với việc việc hoàn thiện việc xác định chuẩn nghèo đô thị làm cơ sở đối với vấn đề xây dựng chính sách giảm nghèo. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu Đề tài hệ thống hóa cơ sơ sở lý luận liên quan chuẩn nghèo chung đô thị, chinh sách giảm nghèo. Đồng thời đề tài nhận diện các yếu tố tác động đến việc xác định chuẩn nghèo đô thị ở Việt Nam giai đoạn 2015 – 2020 và phân tích các tác động của yếu tố đó trong chính sách giảm nghèo đô thị. Đề xuất chuẩn nghèo đô thị giai đoạn 2021 - 2025 Nhiệm vụ Hệ thống hóa cơ sở lý luận và các yếu tố tác động đến việc xác định chuẩn nghèo đô thị. Phân tích và đánh giá quá trình thay đổi và các yếu tố tác động đến chuẩn nghèo đô thị ở Việt Nam giai đoạn 2015 – 2020. Đề xuất chuẩn nghèo đô thị giai đoạn 2021 – 2025. 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Tác giả tập trung phân tích cơ sở đề lý luận liên quan đến chuẩn nghèo đô thị quốc gia (chuẩn nghèo chung) và địa phương (07 tỉnh có chuẩn nghèo riêng), thực trạng thay đổi chuẩn nghèo ở Việt Nam và một số đô thị ở Việt Nam, chính sách giảm nghèo đô thị, yếu tố tác động đến xác định chuẩn nghèo đô thị. Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Tác giả đề cập nghiên cứu về nghèo, chuẩn nghèo trên cơ sở đó nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đến xác định chuẩn nghèo trong giai đoạn từ năm 2010 đến tháng 06 năm 2020 có hai lần thay đổi chuẩn nghèo. 7 Phạm vi nghiên cứu về không gian: Tác giả nghiên cứu vấn đề nghèo, chuẩn nghèo đô thị, yếu tố tác động và số liệu tại các đô thị của Việt Nam, cụ thể đó là 07/63 tỉnh thành phố (thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, tỉnh Bình Dương, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tỉnh Tây Ninh), dựa trên số liệu của Bộ Lao động Thương binh & Xã hội, Ủy ban Nhân dân các Tỉnh. Bên cạnh đó tác giả sử dụng số liệu trong thực hiện chính sách giảm nghèo tại một số Quận của Thành phố Hà Nội, Ba Đình, Đống Đa, Nam Từ Liêm. Do điều kiện nguồn lực có hạn, tác giả chưa có điều kiện đến quan sát trực tiếp các tỉnh thành phố có chuẩn nghèo riêng khác. 5. Mẫu khảo sát Do hạn chế về nguồn lực, tác giả chỉ tiến hành khảo sát về vấn đề chuẩn nghèo, chuẩn nghèo đô thị, chính sách giảm nghèo đô thị, những yếu tố tác động đến chuẩn nghèo đô thị từ đó đề xuất chuẩn nghèo đô thị mới trong giai đoạn 2021 – 2025. Mẫu khảo sát chủ yếu của đối tượng người nghèo đô thị ở quận Ba Đình, Đống Đa, Nam Từ Liêm thành phố Hà Nội. Đây là 1 trong 7 thành phố lớn có tỷ lệ người nghèo giảm thứ hai đứng sau Thành phố Hồ Chí Minh 6. Câu hỏi nghiên cứu Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc xác định chuẩn nghèo đô thị ở Việt Nam hiện nay Chuẩn nghèo trong chính sách giảm nghèo đô thị giai đoạn 2021- 2025 nên thay đổi như thế nào ? 7. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết thứ nhất: Có 04 yếu tố tác động đến việc xác định chuẩn nghèo đô thị ở Việt Nam hiện nay: - Yếu tố điều kiện kinh tế: bao gồm yếu tố về thu nhập tài sản đời sống kinh tế và yếu tố việc làm tại đô thị. - Yếu tố xã hội: Các dịch vụ xã hội tại khu vực đô thị dẫn đến chi phí dịch vụ có mức tăng cao (các dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế, nhà ở và nước sạch và thông tin). - Yếu tố thuộc về đối tượng thụ hưởng và chủ thể thực hiện chính sách giảm giảm nghèo. Yếu tố liên quan đến đối tượng thụ hưởng chính sách giảm nghèo đó là 8 Comment [HVL2]: Nên ngắn gọn. Chẳng hạn: Do hạn chế về nguồn lực, tác giả chỉ tiế hành khảo sát người nghèo đô thị ở quận Ba Đình, Đống Đa, Nam Từ Liêm. người nghèo và hộ nghèo tại khu vực đô thị. Yếu tố liên quan đến chủ thể thực hiện chính sách đó là đội ngũ cán bộ thực thi trong chính sách giảm nghèo đô thị. - Yếu tố quốc tế: Sự tham gia sâu rộng và hội nhập quốc tế của Việt Nam đối với các tổ chức quốc tế dẫn đến tiếp cận về vấn đề giảm nghèo chuyển từ hướng tiếp cận đơn chiều dựa trên thu nhập sang đa chiều theo hướng tiếp cận thu nhập và dịch vụ xã hội. Sức ép từ các tổ chức quốc tế trong quá trình tham gia và hội nhập. Giả thuyết thứ hai: Chuẩn nghèo đô thị trong giai đoạn 2021 – 2025 có thể thay đổi dựa trên 1 trong 2 phương án sau: Phương án 1: Mở rộng chiều đo lường đối với chuẩn nghèo bao gồm: tiêu chí về thu nhập, giáo dục và y tế Thứ nhất, nâng mức tiêu chí về thu nhập của hộ nghèo tại khu vực đô thị để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tại các khu vực đô thị. Thứ hai, đó là mở rộng tiêu chí về giáo dục đối với hộ nghèo hộ nghèo hộ cận nghèo trong đó tập trung vào đánh giá tình trạng học hành của thế hệ con cái các thành viên trong gia đình hộ nghèo, hộ cận nghèo. Thứ ba, mở rộng tiêu chí về tiếp cận y tế đối với hộ nghèo tập trung vào ngưỡng thiếu hụt về các chỉ số dinh dưỡng và mức độ bao phủ và sử dụng bảo hiểm y tế của các thành viên trong gia đình hộ nghèo. Phương án 2 Đề xuất tiêu chí “việc làm” vào trong tiêu chí xác định chuẩn nghèo và chuẩn nghèo khu vực đô thị. Tiêu chí việc làm: đây là một trong những yếu tố cần thiết để hộ nghèo có thu nhập một cách ổn định, nói cách khác ở đây yếu tố việc làm cần phải được bổ sung gắn giữa việc đào tạo nghề cho hộ nghèo, hộ cận nghèo gắn với giải quyết việc làm ổn định cho hộ nghèo. 8. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích tổng hợp: Tác giả phân tích các tài liệu phục vụ phù hợp với luận văn Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan như Nghị định của Chính phủ và Quyết định của Ủy ban Nhân dân các cấp về vấn đề chuẩn nghèo giai đoạn 2016 – 2020; 9 Các tài liệu, công trình sách viết về chuẩn nghèo được để cập sử dụng để phân tích các yếu tố tác động xác định chuẩn nghèo; Phương pháp quan sát: Tác giả quan sát cuộc sống và hoạt động của gia đình nghèo ở đô thị tại thành phố Hà Nội, sự đổi thay trong cuộc sống của những hộ nghèo khi được hỗ trợ về chính sách giảm nghèo, bên cạnh đó là những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giảm nghèo đô thị, cũng như những tác động này tới tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội tại địa bàn thành phố Hà Nội bao gồm địa bàn các quận Ba Đình, Đống Đa, Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Phương pháp so sánh: Tác giả so sánh quá trình ra đời chuẩn nghèo chung và chuẩn nghèo đô thị, các số liệu về giảm nghèo tại một số thành phố, tỉnh tiêu biểu của Việt Nam như các tỉnh/thành phố như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Tây Ninh, Đồng Nai. (7/63 tỉnh). Phương pháp thống kê: Tác giả thống kê số lượng hộ nghèo, hộ thoát nghèo, mô hình giảm nghèo, các yếu tố tác động đến giảm nghèo nghèo dựa trên tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tại các địa phương ở Việt Nam giai đoạn 2010 2020. Phương pháp này dùng để thống kê các thành tựu phát triển trong kinh tế, văn hóa, xã hội dưới tác động của chính sách giảm nghèo bền vững và được sử dụng làm cơ sở để tác giả xây dựng Chương 2 của luận văn. Phương pháp chuyên gia: Tác giả tham vấn các ý kiến của cán bộ làm công tác giảm nghèo tại Quận Ba Đình và Văn phòng Giảm nghèo Quốc gia. 9. Kết cấu Phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu luận văn gồm 03 chương và 14 tiết Chương 1: Cơ sở lý luận và các yếu tố tác động đến việc xác định chuẩn nghèo đô thị. Chương 2: Thực trạng thay đổi chuẩn nghèo đô thị và nhận diện các yếu tố tác động đến việc xác định chuẩn nghèo đô thị ở Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020 Chương 3: Đề xuất chuẩn nghèo trong đô thị chính sách giảm nghèo đô thị giai đoạn 2021 - 2025. 10 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC XÁC ĐỊNH CHUẨN NGHÈO ĐÔ THỊ 1.1. Khái niệm nghèo và chính sách giảm nghèo đô thị 1.1.1. Khái niệm nghèo đô thị - Nghèo đói (Poverty) là một vấn đề xã hội mang tính chất toàn cầu, nó không chỉ diễn ra ở các nước chậm phát triển với nền kinh tế lạc hậu mà còn diễn ra ở các nước đang phát triển và trong bối cảnh thế giới bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính toàn cầu, làm cho sản xuất đình trệ, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) giảm thì vấn đề nghèo lại càng gia tăng nhanh. Đây là vấn đề nếu như không thể giải quyết và được nghiên cứu một cách triệt để thì những mục tiêu như tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội nâng cao chất lượng đời sống người dân, ổn định đảm bảo các quyền cơ bản của con người đều sẽ không đạt được, có thể nói nghèo là một hiện tượng mang tính chất tiệu cực đối với kinh tế và xã hội. - Nghèo đói là một vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, hiện tượng nghèo đói, từ những thiếu hụt về nhu cầu vật chất cơ bản, dẫn đến những bất ổn về chính trị, đây là những tác động nội tại và phát sinh trong quá trình vận hành giữa cộng đồng và xã hội, điều này tạo ra sự tồn tại song song giữa sự giàu có và nghèo đói thiếu thốn của cộng đồng. Trong cuộc sống hiện đại thì để có thể sinh sống và tồn tại một cách tối thiểu thì một số những nhu cầu thiết yếu của con người cần được đảm bảo một cách đầy đủ, trong đó có hai dạng nhu cầu cơ bản đó là nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. Đây là hai dạng nhu cầu nếu không đảm bảo ở mức tối thiểu thì con người không thể phát triển được ở mức bình thường, vì vậy tiếp cận khái niệm để nghiên cứu về hiện tượng nghèo thường là tiếp cận về nhu cầu. Về dựa trên 2 quan điểm nghèo đói như trên, vấn đề nghèo đói được tiếp cận dưới góc độ Thứ nhất, đó là tiếp cận tiền tệ (Monetary Poverty), xác định dựa trên chuẩn nghèo về thu nhập, tiêu dùng. Phương diện của cách tiếp cận này đó là: Có thể đưa ra một số những khái niệm về nghèo đói được tiếp cận dựa trên tiếp cận tiền tệ. 11 Tại Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức năm 1995 tại Đan Mạch đã định nghĩa về nghèo trong đó: “Nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn dưới một đô la mỗi ngày cho mỗi người, số tiền đó được coi như đủ mua những sản phẩm cần thiết để tồn tại”. Đây là cách xây dựng khái niệm dựa trên thước đo về tiền tệ [48,13]. Thứ hai, đó là tiếp cận nhân văn (Multidimensional Poverty), tiếp cận vòng đời, xác định chuẩn nghèo dựa trên tiếp cận đa chiều, đây là tiếp cận đang được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu về vấn đề nghèo đói. Tại Hội nghị về chống nghèo đối của khu vực Châu Á Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tháng 9 năm 1993 tại thủ đô Bangkok của Thái Lan đã đưa ra một khái niệm về nghèo trong đó: “Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người, mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quá của địa phương” [48, 13]. Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc viết tắt là (UNDP) trong báo cáo “Khắc phục sự nghèo khổ của con người” đã xây dựng những đặc điểm cơ bản được coi là định nghĩa cho khái niệm “nghèo”. Trong đó báo cáo đề cập về sự nghèo khổ của con người: thiếu những quyền cơ bản của con người như biết đọc, biết viết, tham gia vào các quyết định cộng đồng và được nuôi dưỡng tạm đủ; Về sự nghèo khổ tiền tệ: thiếu thu nhập tối thiểu thích đáng và khả năng chi tiêu tối thiểu; Về sự nghèo khổ cực độ: nghèo khổ, khốn cùng tức là không có khả năng thoả mãn những nhu cầu tối thiểu; về sự nghèo khổ chung: mức độ nghèo kém nghiêm trọng hơn được xác định như sự không có khả năng thoả mãn những nhu cầu lương thực và phí lương thực chủ yếu, những nhu cầu này đôi khi được xác định khác nhau ở nước này hoặc nước khác [10,14]. Ủy ban Kinh tế xã hội khu vực Châu Á Thái Bình Dương định nghĩa : “Nghèo là một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người, mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của địa phương” [48, 12]. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan