Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nhận dạng cảm xúc mặt người ...

Tài liệu Nhận dạng cảm xúc mặt người

.PDF
97
5
81

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ BỘ MÔN ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG ------------------------- LUẬN VĂN THẠC SĨ NHẬN DẠNG CẢM XÚC MẶT NGƯỜI SVTH: VÕ LÊ TRƯỜNG PHI MSHV: 01506737 GVHD: TS. TRƯƠNG ĐÌNH CHÂU TP Hồ Chí Minh, 01 / 2009 NHẬN DẠNG CẢM XÚC MẶT NGƯỜI SVTH: VÕ LÊ TRƯỜNG PHI TÓM TẮT NỘI DUNG Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật trên thế giới, thị giác máy tính ngày càng phát triển , dần trở thành một lĩnh vực được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Cùng với sự phát triển đó, thị giác máy tính cho robot trở thành đề tài nóng bỏng gây chú ý nhiều cho các nhà khoa học lớn trên thế giới. Trong quá khứ, chúng ta thường nghĩ robot chỉ là một cái máy, được lập trình và hoạt động cứng nhắc theo chương trình sẵn có, chỉ giao tiếp được với con người qua bàn phím, chuột, màn hình. Tuy nhiên, ngày nay, với sức mạnh của các bộ vi xử lý ngày càng được cải thiện, đã cho phép robot giao tiếp với con người theo một cách mới, đó là hình ảnh (thị giác) và âm thanh. Có thể, trong một tương lai xa, robot có thể “nhìn thấy” con người xung quanh nó và giao tiếp lại một cách rất “người” như thể hiện cảm xúc, điệu bộ Trong luận văn này, tác giả trình bày những kết quả nghiên cứu nhằm điều khiển robot có tính cách người hơn (humanoid robot), nghĩa là robot có thể hiểu được cảm xúc và cử chỉ của con người. Để thực hiện ý tưởng đó, đòi hỏi chúng ta tạo cho robot một Hệ Thống Tự Động Nhận Biết Cảm Xúc Mặt Người. Hệ thống có thể tự động nhận dạng mặt người trong một dòng video thực bằng phương pháp tăng cường thích nghi (Adaboost) và tiếp tục trích đặc trưng những cảm xúc của mặt người bằng phương pháp eigenface, dựa trên các đặc trưng vị trí hình học như lông mày, để phân loại cảm xúc tác giả đã dùng phương pháp mạng neural. BỘ MÔN ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG 1 GVHD: TS. TRƯƠNG ĐÌNH CHÂU NHẬN DẠNG CẢM XÚC MẶT NGƯỜI SVTH: VÕ LÊ TRƯỜNG PHI ABSTRACT Along with the development of science and technology in the world, computer vision developed increasingly, gradually became a field for many researchers interested in. Along its development, computer vision for the robot becomes hot topic cause of much attention to the famous scientists in the world. In the past, we thought about of robots were just machines, ‘re programmed and worked hard promptly by the available programs. They only communicate to people through keyboard, mouse, screen. However, nowadays, thanks to power of the high-speed computer, allowing robot has been communicating to people in a new way, it is the images (vision) and sound. Maybe, in new future, robots can "see" people around them and communicate to us in a “very like-people" robots named “Expressed Emotions, Gestures”. To discover this problems, the author presented the results of researching in order to control the robot as more like-people (humanoid) robots, means that robots can understand the emotions and gestures of humans. To make the ideas concerning that, requires us to create a robot for “Facial Emotion Recognition System”. The system can identify automatically facial in a video stream on the Strengthening Adapted (Adaboost) algorithms and continue extrating the emotional features of the people on the eigenfaces, based on the specific locations that contain features as eyebrow, mouth, nose, … to classify emotions, author uses the Neural Network method. BỘ MÔN ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG 2 GVHD: TS. TRƯƠNG ĐÌNH CHÂU NHẬN DẠNG CẢM XÚC MẶT NGƯỜI SVTH: VÕ LÊ TRƯỜNG PHI MỤC LỤC CHƯƠNG 1 ...............................................................................................................7 GIỚI THIỆU..............................................................................................................7 1. 2. ĐẶT VẤN ĐỀ ..............................................................................................7 NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ..............................8 2.1. Luận văn về các phương pháp nhận dạng mặt người ...........................8 2.2. Nhận dạng mặt người dùng gabor wavelets .........................................9 2.3. Mạng neural nhận dạng mặt người .....................................................10 2.4. Hệ thống chuyên gia cho phân tích tự động cảm xúc.........................11 2.5. Hệ thống trích đặc trưng cảm xúc tự động .........................................12 2.6. Hệ thống nhận diện cảm xúc dựa trên fed (facial expression dictionary) ......................................................................................................12 2.7. Hệ thống mã hoá cảm xúc (facial action coding system-facs) ..........13 KẾT LUẬN ................................................................................................14 3. CHƯƠNG 2 .............................................................................................................16 MỤC TIÊU CỦA LUẬN VĂN...............................................................................16 CHƯƠNG 3 .............................................................................................................17 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THUẬT TOÁN NHẬN DẠNG..................................17 1. LÝ THUYẾT VỀ ẢNH SỐ .......................................................................17 1.1. Khái niệm............................................................................................17 1.2. Khái niệm về phần tử ảnh ...................................................................19 1.3. Cấu trúc một file ảnh...........................................................................19 1.4. Ảnh xám..............................................................................................20 1.5. Ảnh trắng đen hay ảnh nhị phân .........................................................20 1.6. Ảnh màu và mô hình màu RGB..........................................................20 1.7. Hệ toạ độ pixel mặt người...................................................................21 1.8. Mục đích của việc xử lý ảnh số ..........................................................22 2. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÁT HIỆN HÌNH ẢNH MẶT NGƯỜI............23 2.1. Phát hiện dựa trên ảnh.........................................................................24 2.2. Phát hiện dựa trên dạng hình học........................................................24 2.3. Phương pháp đặc trưng Haar-like và tăng tốc thích nghi nhanh AdaBoost – phương pháp sử dụng trong luận văn.........................................26 3. TRÍCH ĐẶT TRƯNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP EIGENFACES PCA – PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN........................................35 3.1. Phương pháp Eigenfaces PCA............................................................35 3.2. Xây dựng Eigenfaces với PCA ...........................................................38 3.3. Biến đổi ảnh mặt thành vector ............................................................39 3.4. Không gian ảnh ...................................................................................40 3.5. Xây dựng Eigenfaces ..........................................................................41 BỘ MÔN ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG 3 GVHD: TS. TRƯƠNG ĐÌNH CHÂU NHẬN DẠNG CẢM XÚC MẶT NGƯỜI SVTH: VÕ LÊ TRƯỜNG PHI 3.6. Xây dựng ảnh từ các Eigenfaces.........................................................46 3.7. Xây dựng lại trạng mặt với PCA ........................................................47 4. MẠNG NEURON CHO NHẬN DẠNG TRẠNG THÁI MẶT ................48 4.2. Mạng truyền thẳng một lớp (mạng perceptron đơn giản)...................49 4.3. Mạng perceptron nhiều lớp và thuật toán lan truyền ngược – thuật toán huấn luyện dùng trong luận văn.............................................................57 CHƯƠNG 4 .............................................................................................................67 GIẢI THUẬT & KẾT QUẢ...................................................................................67 1. 2. 3. XÂY DỰNG GIẢI THUẬT CHƯƠNG TRÌNH:......................................67 CHƯƠNG TRÌNH MATLAB: ..................................................................68 KẾT QUẢ CHƯƠNG TRÌNH...................................................................73 CHƯƠNG 5 .............................................................................................................92 KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN.............................................................92 1. 2. 3. KẾT LUẬN ................................................................................................92 HẠN CHẾ CHƯƠNG TRÌNH ...................................................................92 HƯỚNG PHÁT TRIỂN: ............................................................................92 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................93 LÝ LỊCH TRÍCH NGANG ....................................................................................96 BỘ MÔN ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG 4 GVHD: TS. TRƯƠNG ĐÌNH CHÂU NHẬN DẠNG CẢM XÚC MẶT NGƯỜI SVTH: VÕ LÊ TRƯỜNG PHI DANH SÁCH HÌNH SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN Hình 1. Các cảm xúc trên gương mặt người Hình 2 . Sơ đồ khối nhận dạng mặt người bằng DCT Hình 3. Sơ Đồ Trích Đặc Trưng Bằng Gabor Wavelets Hình 4. Thuật toán neural nhận dạng mặt người Hình 5. Mô Hình Mặt Người Của Kobayashi Và Hara Hình 6. Giao Diện Của FED (Facial Expression Dictionary) Hình 7. Hệ Thống Mã Hoá Cảm Xúc (FACS) Hình 8. Hệ thống nhận dạng cảm xúc tự động theo thời gian thực Hình 9. Mảng hai chiều của một file ảnh Hình 10. Mô hình màu RGB Hình 11. Hệ toạ độ pixel Hình 12: Các đặc trưng cạnh Hình 13: Các đặc trưng đường Hình 14: Các đặc trưng bao quanh tâm Hình 15: Đặc trưng đường chéo Hình 16: Tổng các giá trị pixel nằm trong vùng A Hình 17: Ảnh chia nhỏ tại tọa độ (x,y) Hình 18: Lược đồ cơ bản của AdaBoost Hình 19: Thuật toán học AdaBoost Hình 20: Dùng chuỗi cascade đã được huấn luyện để phát hiện cửa sổ con phù hợp Hình 21: Cấu trúc các chuỗi cascade song song Hình 22: Mô hình tác vụ phát hiện vật thể dùng chuỗi cascade Hình 23: Ảnh dùng cho việc huấn luyện Hình 24: Bảy eigenface được tính toán từ ảnh ngõ vào Hình 25: Ảnh minh họa không gian mặt Hình 26: ảnh trung bình Hình 27: Sơ đồ thuật khối phân loại cảm xúc bằng mạng neural BỘ MÔN ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG 5 GVHD: TS. TRƯƠNG ĐÌNH CHÂU NHẬN DẠNG CẢM XÚC MẶT NGƯỜI SVTH: VÕ LÊ TRƯỜNG PHI Hình 28: Trình trự phân loại trạng thái mặt với PCA Hình 29: Mạng neural nhân tạo Hình 30: Mạng một lớp chỉ một neural ở ngõ ra hay một perceptron Hình 31: Mặt phẳng quyết định của một perceptron Hình 32: Sai số với các trọng số khác nhau Hình 33: Hàm ngưỡng Sigmoid Hình 34: Sơ đồ giải thuật chương trình BỘ MÔN ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG 6 GVHD: TS. TRƯƠNG ĐÌNH CHÂU NHẬN DẠNG CẢM XÚC MẶT NGƯỜI SVTH: VÕ LÊ TRƯỜNG PHI CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ - Trong quá khứ, chúng ta thường nghĩ robot chỉ là một cái máy, được lập trình và hoạt động cứng nhắc theo chương trình sẵn có, chỉ giao tiếp được với con người qua bàn phím, chuột, màn hình. Tuy nhiên, ngày nay, với sức mạnh của các bộ vi xử lý ngày càng được cải thiện, đã cho phép robot giao tiếp với con người theo một cách mới, đó là hình ảnh (thị giác) và âm thanh. Có thể, trong một tương lai xa, robot có thể “nhìn thấy” con người xung quanh nó và giao tiếp lại một cách rất “người” như thể hiện cảm xúc, điệu bộ, ….vv. Vì thế, nhiều dự án ở nước ngoài đã được nghiên cứu nhằm điều khiển robot có tính cách người hơn (humanoid robot), nghĩa là robot có thể hiểu được cảm xúc và cử chỉ của con người. Để thực hiện ý tưởng đó, đòi hỏi chúng ta tạo cho Robot một Hệ Thống Tự Động Nhận Biết Cảm Xúc Mặt Người. Song song với điều đó việc ứng dụng nhận dạng trạng thái con người trong điều tra tội phạm cũng là vấn đề đáng được quan tâm rất nhiều. Hệ thống có thể tự động nhận dạng mặt người trong một dòng video thực và tiếp tục nhận dạng những cảm xúc của mặt người trong thời gian thực. Nói cách khác, hệ thống tự động kiểm tra mặt người và nhận dạng ra các cảm xúc mặt người: vui mừng (Joy), buồn (sadness), bất ngờ (suprise), giận dữ (angry), sợ sệt (fear), bình thường (neural),…v.v. Hình 1. Các cảm xúc trên gương mặt người 1.Giận dữ, 2.Kinh tởm, 3.Sợ hải, 4.Hạnh phúc, 5.Buồn, 6.Ngạc nhiên BỘ MÔN ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG 7 GVHD: TS. TRƯƠNG ĐÌNH CHÂU NHẬN DẠNG CẢM XÚC MẶT NGƯỜI - SVTH: VÕ LÊ TRƯỜNG PHI Ứng dụng: Nếu một robot có khả năng nhận biết được cảm xúc của con người, nó sẽ rất có ích trong lĩnh vực y tế nói chung, ví dụ như: chế tạo robot chăm sóc người bệnh, người già,…vv [1] 2. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN - Phần này sẽ trình bày các bài báo và luận văn mà tác giả đã tham khảo, để có được một cái nhìn tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan trong nước và nước ngoài trong lĩnh vực nhận dạng mặt người và cảm xúc của gương mặt. 2.1. Luận văn về các phương pháp nhận dạng mặt người Các nghiên cứu ở trong nước cũng như nước ngoài về các phương pháp nhận dạng mặt người được tiến hành rất phổ biến trong những năm gần đây. Dưới đây tổng quan một số đặc điểm về các nghiên cứu. - Theo [2], tác giả giới thiệu phương pháp nhận dạng mặt người truyền thống: Nhận Dạng Mặt Người Dùng Mạng Neural Bằng Biến Đổi DCT (Discrete Cosine Transform). - DCT, một kỹ thuật nén ảnh được sử dụng rộng rãi, cho phép hiện diện tất cả các thành phần quan trọng nhất của khuôn mặt (tóc, mắt, miệng, mũi) với một số lượng nhỏ thành phần tần số thấp. Sau khi DCT được áp dụng cho một hình ảnh, các hệ số được lựa chọn được đưa đến một mạng nơron nhân tạo nhiều lớp (ANN). Bởi vì chỉ dùng một lượng nhỏ các hệ số nên tốc độ huấn luyện và nhận dạng sẽ rất cao. - Tác giả dùng cơ sở dữ liệu ảnh gồm 400 ảnh khác nhau, cho 40 người khác nhau, kích thước mỗi ảnh là 112-92 pixel mặt người, với 256 mức xám cho mỗi pixel mặt người. - Một hệ thống nhận dạng mặt người bao gồm các công đoạn như hình 2. BỘ MÔN ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG 8 GVHD: TS. TRƯƠNG ĐÌNH CHÂU NHẬN DẠNG CẢM XÚC MẶT NGƯỜI ảnh Tiền xử lý SVTH: VÕ LÊ TRƯỜNG PHI Phát hiện đặc trưng Nhận dạng mặt (DCT) Kết quả nhận dạng (Mạng Neural) Hình 2 . Sơ đồ khối nhận dạng mặt người bằng DCT - Nhận mặt người trong luận văn này, chủ yếu tác giả nhận dạng mặt người trên cơ sở dữ liệu ảnh có sẵn (ảnh gray, kích thước 112x92), là các ảnh tĩnh chưa tập trung vào nhận dạng mặt người theo thời gian thực, ví dụ: ảnh động từ video hay webcam, vì phương pháp nhận dạng tốc độ còn chậm. 2.2. Nhận dạng mặt người dùng gabor wavelets - Theo [3], tác giả đề cập phương pháp gabor wavelets được sử dụng để xây dựng các vector đặc trưng vì nó có khả năng miêu tả tốt cách xử lý của các lĩnh vực dễ tiếp thu trong hệ thống trực quan của con người. Phương pháp chọn các đỉnh (các điểm năng lượng cao) của đáp ứng Gabor làm điểm đặc trưng. BỘ MÔN ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG 9 GVHD: TS. TRƯƠNG ĐÌNH CHÂU NHẬN DẠNG CẢM XÚC MẶT NGƯỜI SVTH: VÕ LÊ TRƯỜNG PHI Bắt đầu Anh vào Biến đổi Gabor wavelets Tìm điểm đặc trưng Các vector đặc trưng Ma trận đặc trưng Mi Hình 3. Sơ Đồ Trích Đặc Trưng Bằng Gabor Wavelets - Nhận mặt người luận văn này cũng giống luận văn trên, chỉ nhận dạng mặt người trên một cơ sở ảnh sẵn có và là ảnh tĩnh nên chỉ chủ yếu áp dụng cho các ngành an ninh, …vv , khó có thể áp dụng cho giao tiếp giữa người và robot. Vì Robot cần nhận dạng mặt người để làm một việc cụ thể hơn, ví dụ: nhận dạng cảm xúc của gương mặt đó trong hình ảnh động (camera, webcam) để xử lý điều chỉnh các hoạt động của mình. 2.3. Mạng neural nhận dạng mặt người - Trong [4], các tác giả trình bày phương pháp để nhận dạng mặt người bằng mạng neural trong các hình ảnh xám. Thuật toán và phương pháp huấn luyện có thể mô tả như hình sau đây: BỘ MÔN ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG 10 GVHD: TS. TRƯƠNG ĐÌNH CHÂU NHẬN DẠNG CẢM XÚC MẶT NGƯỜI SVTH: VÕ LÊ TRƯỜNG PHI Hình 4. Thuật toán neural nhận dạng mặt người - Chương trình hoạt động theo 2 giai đoạn. Thành phần đầu tiên là neural network-based filter nhận vùng ảnh 20x20 pixel. Đầu ra là khẳng định hay không khẳng định cho sự hiện diện hay sự không hiện diện gương mặt trong cửa sổ phụ (sub-window). Để kiểm tra các gương mặt lớn hơn cửa sổ, thì hình ảnh sẽ được thu nhỏ lại. Trước khi 20x20 pixes vượt qua mạng nơron, nó được chỉnh độ sáng và cân bằng histogram. 2.4. Hệ thống chuyên gia cho phân tích tự động cảm xúc - Trong [5], Rothkrantz đang làm việc để phát triển một hệ thống tự động cho việc phân tích các giao tiếp không lời. Kết quả nghiên cứu là một hệ thống nhận dạng cảm xúc (ISFER). Sự khác biệt với các hệ thống nhận dạng cảm xúc khác là người ta thường dùng một kỹ thuật xử lý ảnh đơn lẻ thì ở đây tác giả dùng một biện pháp ghép nối các phương pháp được áp dụng. Thay vì tìm cách cải tiến các phương pháp nhận dạng cảm xúc, tác giả đã ghép nối các kỹ thuật này chạy song song. Tuy nhiên hệ thống này chỉ làm việc với ảnh tĩnh. Mô hình gương mặt là một mô hình 2D. BỘ MÔN ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG 11 GVHD: TS. TRƯƠNG ĐÌNH CHÂU NHẬN DẠNG CẢM XÚC MẶT NGƯỜI SVTH: VÕ LÊ TRƯỜNG PHI 2.5. Hệ thống trích đặc trưng cảm xúc tự động - Theo [6], tác giả đã phát triển một mô hình gương mặt 3D face robot cho sự tương tác thời gian thực với con người. Để phản ứng hợp lý, robot phải nhận biết được cảm xúc của con người. Mô hình mặt dùng cho hệ thống này mô hình Kobayashi và Hara. Hình 5. Mô Hình Mặt Người Của Kobayashi Và Hara - Từ mô hình trên, tác giả giả sử một gương mặt với 29 điểm mô tả cảm xúc. Sự chuyển động của các đặc điểm sẽ chỉ ra cảm xúc của gương mặt. Những điểm này được dùng cho việc nhận dạng cảm xúc. 2.6. Hệ thống nhận diện cảm xúc dựa trên fed (facial expression dictionary) - Trong [7], Edwin Jde Jongh đã tạo ra Hệ thống FED - một từ điển online cảm xúc gương mặt, có giao diện như sau: BỘ MÔN ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG 12 GVHD: TS. TRƯƠNG ĐÌNH CHÂU NHẬN DẠNG CẢM XÚC MẶT NGƯỜI SVTH: VÕ LÊ TRƯỜNG PHI Hình 6. Giao Diện Của FED (Facial Expression Dictionary) - FED hoạt động như sau: người dùng phải định bằng tay vị trí gương mặt và các điểm mô tả cảm xúc (FCPs) của mô hình Haar face. Sau khi chọn bằng tay và đồng ý với các điểm này thì hệ thống sẽ cho ra nhận dạng cảm xúc của người đó. - Nhận mặt người từ nguyên tắc hoạt động trên, ta thấy FED có khuyết điểm là (không tự động nhận dạng cảm xúc, cũng như chỉ xử lý với ảnh tĩnh. 2.7. Hệ thống mã hoá cảm xúc (facial action coding system-facs) - Theo [8], Ekman đã phát triển hệ thống mã hóa cho các cảm xúc của gương mặt với sự chuyển động của gương mặt FACIAL ACTION CODING SYSTEM (FACS) được mô tả bằng đơn vị hoạt động (action units (AU)). Mỗi AU liên quan đến một nhóm cơ mặt. - Cơ bản, FACS chia gương mặt ra vùng cảm xúc trên và vùng cảm xúc dưới. BỘ MÔN ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG 13 GVHD: TS. TRƯƠNG ĐÌNH CHÂU NHẬN DẠNG CẢM XÚC MẶT NGƯỜI SVTH: VÕ LÊ TRƯỜNG PHI Hình 7. Hệ Thống Mã Hoá Cảm Xúc (FACS) 3. KẾT LUẬN - Từ những tìm hiểu trên, tác giả nhận thấy: • Trong nước:  Các đề tài nghiên cứu trong nước, chủ yếu là nhận dạng mặt người bằng các phương pháp khác nhau, chưa thấy các tác giả hướng đến việc phân tích cảm xúc trên gương mặt người đã nhận dạng được.Vì thế, đề tài nghiên cứu nhận dạng cảm xúc mặt người là một hướng nghiên cứu mới và sâu hơn trong nhận dạng mặt người. • Ngoài nước:  Các đề tài nghiên cứu ở nước ngoài, các tác giả đã và đang phát triển những hệ thống tự động nhận dạng cảm xúc mặt người khác nhau bằng các phương pháp mới và hiệu quả như: Adaboost, HMMs, TAN, NB, Neutral, Facts ,…v.v. Mỗi phương pháp có ưu và nhiệt điểm BỘ MÔN ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG 14 GVHD: TS. TRƯƠNG ĐÌNH CHÂU NHẬN DẠNG CẢM XÚC MẶT NGƯỜI SVTH: VÕ LÊ TRƯỜNG PHI riêng, có kết quả đạt khoảng 80%-90%. Tuy nhiên, đa số các chương trình này được phát triển tại các phòng thí nghiệm lớn của các đại học danh tiếng của thế giới, được đầu tư lớn và có cả một đội ngũ tham gia nghiên cứu, lập trình, phát triển. Sau đây là địa chỉ trang web [9] mà chúng ta có thể tham khảo, là nơi để trao đổi giữa các phòng thí nghiệm về các kết quả đạt được. - Ngoài ra, theo ý kiến riêng của tác giả, các phòng thí nghiệm đa số chỉ báo cáo kết quả đạt được và trình bày sơ lược về các thuật toán, thiếu nhiều thông tin hướng dẫn thực hiện báo cáo, cũng như các chương trình demo trình chiếu. Điều này đã gây ra rất nhiều khó khăn cho những ai mới tham gia vào hướng nghiên cứu này như: tốn nhiều thời gian để nghiên cứu và xây dựng lại chương trình và thí nghiệm,..v.v - Kế tiếp, các chương trình này đa phần là xây dựng cho các ứng dụng an ninh, chống khủng bố, ví dụ: các chương trình được xây dựng trên cơ sở: một camera được đặt cố định trong nhà hay siêu thị,..v.v với các điều kiện tốt về ánh sáng, mặt người khả nghi nhận dạng được sẽ được phân tích cảm xúc và so với một database mặt người để nhằm phát hiện tên, tuổi và dự đoán các hành động của người đó. Hướng ứng dụng này hơi khác với hướng ứng dụng cho robot. Vì môi trường hoạt động của robot có thể là ngoài trời và di chuyển nên cần một chương trình đơn giản, xử lý nhanh và cho kết quả tương đối nếu các điều kiện về ánh sáng thay đổi. BỘ MÔN ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG 15 GVHD: TS. TRƯƠNG ĐÌNH CHÂU NHẬN DẠNG CẢM XÚC MẶT NGƯỜI SVTH: VÕ LÊ TRƯỜNG PHI CHƯƠNG 2 MỤC TIÊU CỦA LUẬN VĂN - Từ mục tiêu điều khiển robot có thể hiểu và giao tiếp với con người trong thời gian thực và xác định ứng nhiều trong an ninh phát hiện tội phạm, hỏi cung tội phạm, mà cụ thể là việc nhận dạng cảm xúc trên gương mặt người, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu Hệ Thống Tự Động Nhận Dạng Cảm Xúc Mặt Người Trong Thời Gian Thực và Nhận Dạng Ảnh Tĩnh theo sơ đồ sau: Webcam Nhận dạng mặt người Nhận dạng cảm xúc Hiển thị kết quả Ảnh từ file Hình 8. Hệ thống nhận dạng cảm xúc tự động theo thời gian thực - Vì thế các bước thực hiện chương trình luận văn được xác định như sau:  Thu nhận hình ảnh động từ webcam hoặc ảnh từ file.  Cộng ảnh mặt vào cơ sở dữ liệu.  Nhận dạng những cảm xúc cơ bản của mặt người : vui, buồn, bất ngờ, bình thường,...v.v  Vẽ một gương mặt robot để thể hiện robot hiểu ra sao các cảm xúc cơ bản của gương mặt nhận dạng. BỘ MÔN ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG 16 GVHD: TS. TRƯƠNG ĐÌNH CHÂU NHẬN DẠNG CẢM XÚC MẶT NGƯỜI SVTH: VÕ LÊ TRƯỜNG PHI CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THUẬT TOÁN NHẬN DẠNG 1. LÝ THUYẾT VỀ ẢNH SỐ 1.1. Khái niệm - Khái niệm về ảnh số xuất hiện từ năm 1964. Chẳng bao lâu, một nhánh mới của khoa học gọi là xử lý ảnh số ra đời. Kể từ đó, liên tục phát triển và tạo ra các kỹ thuật quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến các lĩnh vực truyền thông, tivi, kỹ xảo đồ hoạ ,.... - Xử lý ảnh là một trong các vấn đề ngày nay được thế giới quan tâm, nghiên cứu và ứng dụng. Ở Việt Nam, vấn đề xử lý ảnh cũng được quan tâm và nghiên cứu trong thời gian gần đây . - Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của máy tính số, xử lý ảnh số với sự hỗ trợ của máy tính cũng được phát triển và có nhiều ứng dụng. Các ứng dụng cụ thể như: Trong lĩnh vực truyền hình, cũng như việc lấy hình ảnh từ vệ tinh về trái đất thì ảnh có thể giảm chất lượng do tác động của nhiễu từ môi trường hay nhiễu trong các thiết bị xuất nhập. Trong đo đạc bản đồ phục vụ cho việc xây dựng các bản đồ, trong quá trình chụp ảnh đôi khi bản đồ bị mờ, nhoè hoặc bị nhiễu do điều kiện khách quan của môi trường chụp. Do đó việc xử lý khôi phục lại ảnh gốc là rất quan trọng. - Vấn đề xử lý hình ảnh bằng kỹ thuật số đã được quan tâm, có thể tóm tắt các hướng nghiên cứu chính trong xử lý hình ảnh bằng phương pháp số như sau: • Mã hoá, xấp xỉ và nén hình ảnh (digitalization, approximation, compression). • Khôi phục ảnh, làm nổi bật các đặc trưng lọc, biến đổi, tạo lại hình ảnh (restoration , filtering , enhancement , transforms , reconstruction). BỘ MÔN ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG 17 GVHD: TS. TRƯƠNG ĐÌNH CHÂU NHẬN DẠNG CẢM XÚC MẶT NGƯỜI SVTH: VÕ LÊ TRƯỜNG PHI • Nhận dạng hình ảnh (pictorial pattern recognition). • Các đặc trưng phân đoạn, phân tích ảnh (feature detection, segmentation image analysis). • Ghép (matching) và biến đổi thời gian (time varying imaging). • Tạo dạng và mẫu (shape, pattern). - Hình ảnh của một đối tượng là sự sao chụp lại đối tượng đó. Qua hình ảnh mắt ta cảm thụ hình ảnh một cách gián tiếp. Ảnh được hình thành qua hệ thống ảnh. Trong thực tế ảnh sao chụp không phải là lý tưởng, ảnh bị méo, sai lệch với nhiều mức độ khác nhau, vì vậy việc xử lý khôi phục hình ảnh là nhằm khôi phục lại ảnh nguyên gốc theo một tiêu chuẩn nào đó. - Khôi phục là quá trình so sánh một hình ảnh nào đó với một tập các hình ảnh chuẩn. Khôi phục các hình ảnh giảm chất lượng (do chụp và ghi nhận trong điều kiện không thuận lợi hoặc do lưu trữ lâu ngày) bằng phương pháp số cho hiệu quả cao và nhanh (trong nhiều trường hợp không thể giải quyết bằng phương pháp tương tự ). - Hình ảnh được phân vào hai loại:  Hình ảnh tĩnh (static image).  Hình ảnh động (dynamic image). - Hình ảnh được biểu diễn theo nhiều chiều (hai hoặc ba chiều). Tất nhiên hình ảnh nhiều chiều sẽ phức tạp hơn hình ảnh một chiều khi biểu diễn và xử lý. - Xử lý hình ảnh là thực hiện các phép toán lên các tín hiệu số của hình ảnh. Khối lượng thông tin trong một bức ảnh là rất lớn (đến vài trăm mêga bít/ảnh). Bản chất các thông số ảnh có tính vector. Để xử lý với tốc độ nhanh cần có yêu cầu thích hợp về dung lượng bộ nhớ, các phương pháp mã hoá có hiệu quả, giảm độ dư thừa về thông tin trong ảnh và các thuật toán xử lý nhanh. BỘ MÔN ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG 18 GVHD: TS. TRƯƠNG ĐÌNH CHÂU NHẬN DẠNG CẢM XÚC MẶT NGƯỜI SVTH: VÕ LÊ TRƯỜNG PHI 1.2. Khái niệm về phần tử ảnh - Ảnh trong thực tế liên tục về không gian và độ sáng, để ảnh có thể xử lý bằng máy tính ta cần thiết phải số hoá ảnh. Quá trình này, người ta biến đổi tín hiệu tương tự thành tín hiệu rời rạc thông qua quá trình lấy mẫu (rời rạc về không gian) và lượng thành phần giá trị mà về mặt nguyên tắc bằng mắt thường không phân biệt được hai điểm liền kề nhau. Quá trình này người ta sử dụng khái niệm phần tử ảnh mà ta thường gọi là pixel, nó là phần tử nhỏ nhất của ảnh. Như vậy, một ảnh là một tập hợp các pixel. - Một ảnh số là một mảng các điểm ảnh được số hoá và đưa vào bộ nhớ của máy tính. Một số nhị phân chứa trong mỗi điểm ảnh thể hiện cường độ hay bước sóng ánh sáng trong ảnh. - Độ phân giải của một ảnh là khu vực của mỗi điểm ảnh, thông thường nó là số điểm ảnh trên mỗi hàng của ảnh, nó là một hàm của khoảng cách từ camera đến khung nhìn, chiều dài hội tụ của thấu kính và số điểm ảnh mỗi hàng của ảnh. Như màn hình máy tính có nhiều loại với độ phân giải khác nhau: màn hình CGA có độ phân giải 320x200, màn hình VGA là 640x350. 1.3. Cấu trúc một file ảnh - Tổng quát, một file ảnh là một tập hợp nhiều điểm ảnh, mỗi điểm ảnh được hiểu như thế nào còn tuỳ vào file ảnh đó là màu hay xám, nhưng cơ bản ảnh vẫn là mảng hai chiều. X Y BỘ MÔN ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG 19 GVHD: TS. TRƯƠNG ĐÌNH CHÂU
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan