Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nhà báo Nguyễn Văn Vĩnh với việc phê phán thói hư tật xấu trên báo chí...

Tài liệu Nhà báo Nguyễn Văn Vĩnh với việc phê phán thói hư tật xấu trên báo chí

.PDF
137
174
129

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ NHUNG NHÀ BÁO NGUYỄN VĂN VĨNH VỚI VIỆC PHÊ PHÁN THÓI HƢ TẬT XẤU TRÊN BÁO CHÍ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Báo chí học Hà Nội-2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ NHUNG NHÀ BÁO NGUYỄN VĂN VĨNH VỚI VIỆC PHÊ PHÁN THÓI HƢ TẬT XẤU TRÊN BÁO CHÍ Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học Mã số: 60320101 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Danh Bình Hà Nội-2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình khoa học của tôi, chưa từng được công bố. Những số liệu, dẫn chứng dẫn ra trong luận văn đảm bảo độ tin cậy và chính xác. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện luận văn, tôi luôn nhận được sự động viên, giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, hậu duệ học giả Nguyễn Văn Vĩnh cùng gia đình và bạn bè, đồng nghiệp. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo và bạn bè, đồng nghiệp; đặc biệt là PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái và TS. Nguyễn Danh Bình – Nguyên Tổng biên tập báo Giáo dục Thời đại – người đã hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Với điều kiện có hạn, nội dung luận văn lại là những nghiên cứu bước đầu, chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Tôi mong nhận được sự góp ý và xin khắc phục những hạn chế để hoàn thiện đề tài trong các nghiên cứu tiếp theo. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả Nguyễn Thị Nhung MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 Chương 1 GIAO LƯU VĂN HÓA ĐÔNG TÂY VÀ THÂN THẾ, SỰ NGHIỆP CỦA NGUYỄN VĂN VĨNH ....................................................................................... 8 1.1.Bối cảnh giao lưu văn hoá Đông Tây và sự tiếp biến văn hóa Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX......................................................................................................... 8 1.2. Một số tờ báo quốc ngữ đầu tiên tại Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX.......... 12 1.2.1. Báo chí quốc ngữ ở Nam kỳ............................................................................... 12 1.2.2. Báo chí quốc ngữ ở Bắc kỳ ................................................................................ 15 1.3. Thân thế, sự nghiệp của Nguyễn Văn Vĩnh......................................................... 20 1.3.1. Thân thế............................................................................................................... 20 1.3.2. Một vài trước tác của Nguyễn Văn Vĩnh .......................................................... 26 1.3.3. Những đóng góp nổi bật của Nguyễn Văn Vĩnh đầu thế kỷ XX ...................... 28 1.3.3.1. Nguyễn Văn Vĩnh với việc truyền bá và hoàn thiện chữ quốc ngữ .............. 29 1.3.3.2. Nguyễn Văn Vĩnh với lĩnh vực văn học nghệ thuật ....................................... 30 1.3.3.3. Nguyễn Văn Vĩnh với vấn đề cải cách xã hội ................................................ 32 1.3.3.4. Nguyễn Văn Vĩnh với hoạt động báo chí ....................................................... 32 Chương 2 NGUYỄN VĂN VĨNH VỚI VIỆC PHÊ PHÁN THÓI HƯ TẬT XẤU TRÊN BÁO CHÍ GIAI ĐOẠN ĐẦU THẾ KỶ XX................................................. 36 2.1. Việc phê phán thói hư tật xấu trong sáng tác của Nguyễn Văn Vĩnh ................ 36 2.1.1. Phê phán những hủ tục ...................................................................................... 37 2.1.1.1. Cúng bái, mê tín dị đoan................................................................................. 37 2.1.1.2. Những thủ tục bất công trong vòng đời người phụ nữ Việt Nam................. 40 2.1.1.3. Tệ lãng phí khi ma chay, cúng giỗ ................................................................. 50 2.1.1.4. Đốt pháo .......................................................................................................... 53 2.1.2. Phê phán những thói hư tật xấu ........................................................................ 55 2.1.2.1. Thói ham mê cờ bạc ........................................................................................ 55 2.1.2.2. Thói ỷ lại .......................................................................................................... 58 2.1.2.3. Thói ăn gian nói dối ........................................................................................ 60 2.1.2.4. Thói chuộng hư danh ...................................................................................... 63 2.1.2.5. Tính vô cảm...................................................................................................... 65 2.1.2.6. Thói hay cười ................................................................................................... 69 2.1.2.7. Tính ngồi thừ.................................................................................................... 70 2.2. Phong cách viết báo nghị luận của Nguyễn Văn Vĩnh ....................................... 72 2.2.1. Một số quan niệm về phong cách và phong cách ngôn ngữ báo chí .............. 72 2.2.2. Phong cách viết báo nghị luận của Nguyễn Văn Vĩnh .................................... 73 Chương 3 GIÁ TRỊ THỜI SỰ TRONG NHỮNG BÀI VIẾT PHÊ PHÁN THÓI HƯ TẬT XẤU CỦA NGUYỄN VĂN VĨNH .......................................................... 78 3.1. Nhìn vào thói hư tật xấu của người Việt hiện đại................................................ 78 3.2. Nguyễn Văn Vĩnh và khả năng “nhìn thấy trước” cả trăm năm ........................ 85 3.2.1. Những hủ tục vẫn tồn tại dai dẳng .................................................................... 85 3.2.2. Những thói hư tật xấu đang biến tướng ............................................................ 89 3.3. Cần có cái nhìn khách quan hơn về Nguyễn Văn Vĩnh ...................................... 97 PHỤ LỤC DANH MỤC KÝ TỰ VIẾT TẮT ĐDTC Đông Dương tạp chí ĐCTB Đăng Cổ Tùng báo ĐKNT Đông Kinh Nghĩa thục MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguyễn Văn Vĩnh là một nhà báo và nhà văn lớn – người đã có những đóng góp đáng ghi nhận cho nền văn hóa Việt Nam nói chung và nền báo chí Việt nam nói riêng những năm đầu thế kỷ XX. Dù được đào tạo trong môi trường Pháp và thân Pháp, ông đã có những tác phẩm, công trình giá trị làm giàu cho nền văn hóa dân tộc. Sự cố gắng kiên trì của Nguyễn Văn Vĩnh đã góp phần rất quan trọng trong việc truyền bá kiến thức, văn hoá phương Tây và cổ vũ việc dùng tiếng Việt để viết báo, viết văn trong dân Việt. Nguyễn Văn Vĩnh là một cây bút đa dạng: Viết tin tức, xã luận, làm thơ, khảo cứu, dịch tiểu thuyết, kịch và cả phóng sự. Ở bất cứ lĩnh vực nào, ông cũng đều chứng tỏ tầm nhìn xa, trình độ, học thức cao rộng. Trong cuộc đời viết báo của Nguyễn Văn Vĩnh, cả tiếng Pháp lẫn tiếng Việt, qua các giai đoạn ước chừng có khoảng 3.000 bài viết (số liệu do ông Nguyễn Lân Bình - hậu duệ của học giả Nguyễn Văn Vĩnh cung cấp). Trong đó, Nguyễn Văn Vĩnh gây ấn tượng đặc biệt với những bài nghị luận sắc sảo, dù tương đối ngắn nhưng đã phản ánh được những vấn đề “nóng” của xã hội và con người Việt Nam thời bấy giờ. Được thể hiện bằng ngôn ngữ hiện đại, linh hoạt, loạt bài phê phán thói hư tật xấu của người Việt là một mảng rất điển hình cho phong cách chính luận của Nguyễn Văn Vĩnh và tư tưởng đổi mới của ông. Nguyễn Văn Vĩnh sống trong thời kỳ người Pháp đã hoàn thành công cuộc xâm lược, đặt ách cai trị trên toàn lãnh thổ nước ta, đồng thời tiến hành việc truyền bá, áp đặt các giá trị phương Tây vào xã hội Việt Nam. Đó là giai đoạn của sự “va chạm” Đông – Tây, là sự giằng xé quyết liệt giữa những giá trị văn hóa truyền thống có từ lâu đời và những giá trị hiện đại, mới mẻ. Ở giữa một xã hội như vậy, để có thể làm báo và viết báo, Nguyễn Văn Vĩnh buộc phải phụ thuộc vào chính quyền cai trị, đồng thời cố gắng không đánh mất mình. Tuy nhiên, chính cái vị thế ấy của Nguyễn Văn Vĩnh đã dẫn tới một số đánh giá có phần nghiệt ngã, không chính xác về con người ông, chủ yếu dựa trên quan điểm chính trị, từ đó có cái nhìn 1 chưa khách quan về sự nghiệp cũng như những đóng góp của Nguyễn Văn Vĩnh đối với văn hoá Việt Nam nói chung và báo chí nói riêng. Theo quan điểm đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, việc nhìn nhận lại lịch sử và các nhân vật lịch sử như Nguyễn Văn Vĩnh rất cần thiết trong quá trình đổi mới đất nước hiện nay. Tiến hành nghiên cứu đề tài Nhà báo Nguyễn Văn Vĩnh với việc phê phán thói hư tật xấu trên báo chí, tác giả luận văn mong muốn bước đầu tìm hiểu về một nhà báo Nguyễn Văn Vĩnh với những tác phẩm phê phán thói hư tật xấu sắc sảo, cá tính. Từ đó phần nào xác định vai trò cũng như ảnh hưởng của Nguyễn Văn Vĩnh đối với báo chí nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung. Vẫn biết nghiên cứu về một nhân vật lớn như Nguyễn Văn Vĩnh là một việc làm không đơn giản, nhất là tìm hiểu sâu hơn về ông với tư cách là một nhà báo lại càng khó khăn (những trước tác của ông hiện rất tản mạn và phần lớn ở nước ngoài; những nghiên cứu về ông chủ yếu là những bài viết rải rác, mới tập trung chủ yếu vào những đóng góp của ông đối với văn học Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX; chưa kể ngày nay vẫn còn nhiều ý kiến, đánh giá nhiều chiều hay chưa đúng với con người Nguyễn Văn Vĩnh, chưa xứng đáng với những đóng góp của ông cho xã hội Việt Nam thời kỳ này...). Khó khăn là thế, nhưng vì tính cấp thiết của đề tài, chúng tôi vẫn nghiên cứu với mong muốn nếu hoàn thành tốt công tác nghiên cứu, bước đầu sẽ có những gợi mở về một trong những cách đánh giá mới đối với học giả, nhà văn hóa, nhà báo Nguyễn Văn Vĩnh. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Tính đến thời điểm này, những nghiên cứu được công bố rộng rãi về Nguyễn Văn Vĩnh đã xuất hiện nhưng chủ yếu vẫn tản mạn, rải rác. Trước năm 1975, tại Sài Gòn, một số bài báo về Nguyễn Văn Vĩnh được đăng trên tạp chí Bách Khoa. Bên cạnh đó, có một vài công trình thời đó có nói đến Nguyễn Văn Vĩnh, tuy nhiên chỉ đề cập rất tổng quát. Hầu hết trong số đó là những luận đề được sử dụng trong các trường học như Luận đề về ĐDTC (của các GS Nguyễn Duy Diễn, Bằng Phong, Khai Trí xuất bản năm 1961), Luận đề Phạm 2 Quỳnh và Nguyễn Văn Vĩnh (của GS. Kiêm Đạt, Bạn Trẻ xuất bản năm 1958), Luận đề về nhóm ĐDTC (của GS.TS Nguyễn Bá Lương, Tao Đàn xuất bản-không rõ năm)… Trong tác phẩm Lịch sử báo chí Việt Nam, từ khởi thủy đến năm 1930, tác giả Huỳnh Văn Tòng cũng chỉ đôi chỗ nhắc đến những đóng góp của Nguyễn Văn Vĩnh. Trong bộ sách Nhà văn Việt Nam dày hơn 1000 trang, tác giả Vũ Ngọc Phan đã dành một phần nhỏ nói về Nguyễn Văn Vĩnh. Tác giả này là một trong những người viết về Nguyễn Văn Vĩnh sớm nhất. Nhà văn Vũ Bằng, người từng có thời gian làm báo cùng với Nguyễn Văn Vĩnh, đã có một số hồi ức về Nguyễn Văn Vĩnh trong các tác phẩm như Bốn mươi năm nói láo, Mười bốn gương mặt nhà văn đồng nghiệp. Những hồi ức này tuy cung cấp khá nhiều tư liệu về cuộc đời Nguyễn Văn Vĩnh nhưng những tư liệu đó được soi chiếu qua cảm xúc cá nhân của nhà văn nên ít có giá trị tham chiếu về mặt khoa học. Trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước ký hiệu KX 06-17 của tác giả Hoàng Tiến, sau được in thành sách với nhan đề Chữ quốc ngữ và cuộc cách mạng chữ viết đầu thế kỷ XX, quyển I, do Nhà xuất bản Lao Động xuất bản năm 1994, khi xem xét bối cảnh phát triển chữ quốc ngữ ở Việt Nam hồi đầu thế kỷ XX cũng đã đề cập đến những đóng góp của Nguyễn Văn Vĩnh đối với việc truyền bá chữ quốc ngữ ở Việt Nam. Tuy nhiên, nội dung về Nguyễn Văn Vĩnh chỉ chiếm một phần trong đề tài nghiên cứu về chữ quốc ngữ này. Ngoài ra, một số tác giả như Dương Quảng Hàm, Thiếu Sơn, Hoàng Đạo Thúy cũng đã có những bài viết nhỏ hoặc đoạn văn ngắn đề cập đến Nguyễn Văn Vĩnh trong các tác phẩm của mình. Đại tá, nhà báo Nguyễn Văn Ba (Bút danh Yên Ba) là một trong những người đầu tiên có công trình nghiên cứu mang tính quy mô về Nguyễn Văn Vĩnh. Trong luận văn cao học nghiên cứu về những đóng góp của Nguyễn Văn Vĩnh đối với báo chí chữ quốc ngữ, tác giả Yên Ba đã bước đầu tìm hiểu và xây dựng được 3 chân dung học giả này với tư cách là nhà báo. Tuy nhiên, tác giả Yên Ba vẫn chưa đào sâu vào mảng đề tài phê phán thói hư tật xấu – một mảng rất điển hình cho phong cách nghị luận của Nguyễn Văn Vĩnh. Tháng 9/2013, ông Nguyễn Lân Bình – cháu nội của học giả Nguyễn Văn Vĩnh đã xuất bản 3 cuốn sách từ những tài liệu thu thập được. Cuốn thứ nhất Nguyễn Văn Vĩnh là ai? dày 380 trang, được xây dựng với mục đích đóng góp vào việc hiểu rõ về cuộc đời Nguyễn Văn Vĩnh và sự nghiệp của ông. Những dữ liệu được nêu trong cuốn sách là sự chứng minh sống động và khách quan về con người và sự nghiệp của Nguyễn Văn Vĩnh. Cuốn sách bao gồm những bài viết cả bằng Việt văn và Pháp văn (đã được chuyển ngữ), thuật lại những điều tai nghe mắt thấy với nhãn quan khoa học, óc quan sát, chính kiến chính trị cùng sự tri ân của những người đương thời đánh giá về con người và sự nghiệp văn hóa của Nguyễn Văn Vĩnh. Cuốn thứ hai: Bộ sách Lời người man di hiện đại, Chủ biên: Nguyễn Lân Bình và Nguyễn Lân Thắng, dày 230 trang. Cuốn sách gồm 33 bài viết bằng Pháp ngữ của nhà báo Nguyễn Văn Vĩnh tạo thành chuyên đề về một số tập quán, lối sống sinh hoạt cùng với cấu trúc hành chính, phân bố địa giới, địa hình, nhân sự theo những nguyên tắc truyền thống trong hệ thống quyền lực liên quan đến việc phân vai, chức sắc, phẩm hàm trong một làng quê ở đồng bằng Bắc bộ vào giai đoạn mà ông tồn tại. Cuốn thứ 3 là Parole Du BarBare. Sách được in từ nguyên bản Pháp ngữ. Thực tế, cuốn sách là tập một trong bộ sách “Lời người man di hiện đại”. Toàn bộ nội dung, phần trình bày, trang trí hoàn toàn như cuốn sách in bằng Việt văn. Các bài viết được chép lại nguyên văn nội dung đã được đăng trên các số báo của tờ báo tiếng Pháp L’Annam Nuoveau (Nước Nam mới) do Nguyễn Văn Vĩnh là chủ bút. Thời gian qua, xuất hiện một vài đề tài khóa luận, luận văn nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của học giả Nguyễn Văn Vĩnh. Tuy nhiên, hầu hết trong số đó tập trung vào những đóng góp của ông đối với văn học Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX, gần đây mới có luận văn của tác giả Yên Ba tập trung vào những đóng 4 góp của Nguyễn Văn Vĩnh đối với lĩnh vực báo chí Việt Nam (như đã nói ở trên). Ngoài ra, tổng kết những nghiên cứu được công bố rộng rãi về Nguyễn Văn Vĩnh từ trước tới nay chủ yếu là những bài viết tản mạn, rải rác. Do đó có thể nói, đề tài này là công trình đầu tiên đặt vấn đề nghiên cứu chuyên sâu về những tác phẩm phê phán thói hư tật xấu của Nguyễn Văn Vĩnh. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Thông qua việc tổng hợp, phân tích, đánh giá các tác phẩm phê phán thói hư tật xấu của Nguyễn Văn Vĩnh trên báo chí trong khoảng thời gian đầu thế kỷ XX, tác giả luận văn mong muốn làm nổi bật một số đóng góp của học giả, nhà văn hóa Nguyễn Văn Vĩnh đối với báo chí Việt Nam nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung. Từ đó khẳng định giá trị của những đóng góp ấy đối với giai đoạn hiện nay, làm tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo nhằm tiến tới việc “trả lại” ví trị xứng đáng của tên tuổi Nguyễn Văn Vĩnh. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Đánh giá tổng thể những đóng góp của Nguyễn Văn Vĩnh trong việc truyền bá chữ quốc ngữ và vai trò tiên phong trong nghệ thuật viết báo với nhiều thể loại báo chí quốc ngữ Việt Nam, đặc biệt là loại văn nghị luận. - Đi sâu tìm hiểu bối cảnh văn hóa – xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX - Thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Văn Vĩnh - Những đóng góp của Nguyễn Văn Vĩnh, đặc biệt là đóng góp về lĩnh vực báo chí. - Xem xét sự cần thiết phải nhìn nhận lại lịch sử và các nhân vật lịch sử. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những tác phẩm phê phán thói hư tật xấu của Nguyễn Văn Vĩnh giai đoạn đầu thế kỷ XX. 4.2. Phạm vi nguyên cứu 5 Trong khuôn khổ một đề tài luận văn thạc sĩ, luận văn chỉ tập trung vào những tác phẩm phê phán thói hư tật xấu trên báo chí trong khoảng thời gian đầu thế kỷ XX, trong đó đặc biệt lưu ý đến các tài liệu báo chí trong quãng thời gian từ năm 1907 (khi Nguyễn Văn Vĩnh bắt đầu làm ĐCTB) đến năm 1936, khi Nguyễn Văn Vĩnh mất (lúc vẫn viết cho L‟Annam nouveau). 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Về cơ sở lý luận, đề tài được triển khai dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về việc nhìn nhận lại những đóng góp của nhân vật lịch sử với văn hóa nước nhà. Ngoài ra, việc nghiên cứu Luận văn dựa trên cơ sở xem xét, đánh giá các tài liệu thực chứng, đặt trong bối cảnh lịch sử, từ đó có cái nhìn biện chứng về tác phẩm, con người và những đóng góp của Nguyễn Văn Vĩnh. Về phương pháp nghiên cứu, luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp tư liệu, so sánh, chuyên gia. Dựa trên các tác phẩm báo chí phê phán thói hư tật xấu của Nguyễn Văn Vĩnh đăng trên báo chí hồi đầu thế kỷ XX, luận văn tiến hành phân tích, đối chứng, so sánh với các bước phát triển của văn hoá Việt Nam. Tập hợp các bài báo, tài liệu, tham luận, nhận xét của những người cùng thời và đương thời về Nguyễn Văn Vĩnh để có được cái nhìn nhiều chiều, khách quan, trung thực nhất về ông. Gặp gỡ với những hậu duệ trong gia đình Nguyễn Văn Vĩnh, các nhà sử học, nhà nghiên cứu, nhà báo quan tâm đến đề tài để thu thập tư liệu, ghi nhận những đánh giá nhiều chiều, khách quan hơn về Nguyễn Văn Vĩnh. 6. Đóng góp của đề tài 1. Luận văn dựa trên quan điểm đổi mới của Đảng Cộng Sản Việt Nam đưa ra những đánh giá khoa học, khách quan, trung thực về các nhân vật lịch sử, trong đó có Nguyễn Văn Vĩnh. 6 2. Thông qua việc tìm hiểu về những tác phẩm thói hư tật xấu của Nguyễn Văn Vĩnh và phân tích giá trị của những tác phẩm đó, luận văn khẳng định quan điểm đúng đắn, đi trước thời đại của ông. 3. Luận văn góp phần mở ra hướng tìm hiểu mới về Nguyễn Văn Vĩnh trên cương vị một nhà báo nghị luận. 4. Luận văn đưa ra một nguồn tư liệu có thể phục vụ cho việc tham khảo, nghiên cứu, giảng dạy trong bộ môn lịch sử báo chí, cán bộ nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, sinh viên khoa báo chí và các môn khoa học xã hội khác. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương, 9 tiết. 7 Chƣơng 1 GIAO LƢU VĂN HÓA ĐÔNG TÂY VÀ THÂN THẾ, SỰ NGHIỆP CỦA NGUYỄN VĂN VĨNH 1.1. Bối cảnh giao lƣu văn hoá Đông Tây và sự tiếp biến văn hóa Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX Nguyễn Văn Vĩnh làm báo và viết báo trong bối cảnh chính trị phức tạp, khi thực dân Pháp đã hoàn thành công cuộc xâm lược và đặt ách cai trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Từ đây, làn sóng văn hoá phương Tây cũng theo bước chân của quân viễn chinh Pháp tràn vào Việt Nam. Thực ra, ngay từ thế kỷ XVI, trước khi người Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam (1858), người phương Tây đã có những chuyến buôn bán đầu tiên ở Đàng Trong của Việt Nam. Sang thế kỷ XVII, sự xuất hiện của người phương Tây ở nước ta càng thường xuyên hơn. Cùng với các tàu buôn Bồ Đào Nha, nhiều tu sĩ Dòng Tên người Bồ Đào Nha và Ý cũng đặt chân tới Việt Nam. Chính những người này đã đặt cơ sở văn hóa đầu tiên cho việc hình thành chữ quốc ngữ của nước ta sau này. Những người đầu tiên có mặt tại Việt Nam có thể kể đến các linh mục Francesco Buzomi (Ý), Diego Carvalho (Bồ Đào Nha) và thầy Antonio Dias (Bồ Đào Nha), theo tàu buôn Bồ Đào Nha rời Áo Môn ngày 6-1-1615 và tới Cửa Hàn ở Đàng Trong ngày 18-1-1615. Hai năm sau đó, một người Bồ Đào Nha khác là linh mục Francisco de Pina cũng tới Đàng Trong. Để tiếp xúc với người Việt Nam, các nhà truyền giáo hầu hết đều phải học tiếng Việt và linh mục Francisco de Pina có lẽ là người Âu châu đầu tiên nói thạo tiếng Việt. Không may, linh mục Francisco de Pina đã chết thảm trong một tai nạn bất ngờ ngoài khơi bờ biển Quảng Nam vào ngày 12-15-1625 [17, tr. 22]. Tuy vậy, cho đến đầu thế kỷ XIX, nỗ lực của các nhà buôn hay nhà truyền giáo trong việc truyền bá văn hoá phương Tây ở Việt Nam vẫn chỉ giới hạn ở những động thái manh mún, chưa có tính hệ thống. Cho tới khi Pháp sử dụng vũ lực chiếm đóng Việt Nam, đặt Việt Nam hoàn toàn dưới sự cai trị của mình, sự truyền bá văn 8 hoá phương Tây ở Việt Nam, kéo theo nó là sự giao lưu văn hoá Đông Tây mới thực sự diễn ra một cách toàn diện. Tháng 8 năm 1858, quân viễn chinh Pháp cùng Tây Ban Nha đổ bộ tấn công vào cảng Đà Nẵng, sau đó đầu năm 1859 rút vào xâm chiếm Sài Gòn. Tới năm 1862, triều đình nhà Nguyễn ký với Pháp hòa ước, theo đó nhượng ba tỉnh miền Đông Nam Bộ cho Pháp. 5 năm sau (1867), Pháp dùng vũ lực chiếm đóng nốt ba tỉnh miền Tây Nam Bộ. Đến năm 1874, triều đình Huế khi ấy bị ép ký hoà ước nhường 6 tỉnh Nam kỳ cho Pháp và như thế, Pháp hoàn thành về cơ bản công cuộc chiếm đóng Nam kỳ. Sau đó, hai lần vào các năm 1873 và 1882, Pháp tấn công thành Hà Nội. Năm Giáp Thân (1884), triều đình Huế ký hiệp ước Patenotre, đầu hàng toàn bộ; Pháp chính thức thiết lập chế độ bảo hộ trên toàn lãnh thổ Việt Nam, biến Việt Nam thành nước thuộc địa nửa phong kiến; đồng thời với việc truyền bá, áp đặt các giá trị phương Tây vào xã hội Việt Nam. Đây cũng là giai đoạn sự “va chạm” Đông – Tây diễn ra mạnh mẽ nhất, với sự giằng xé giữa một bên là những giá trị văn hóa truyền thống và một bên là những giá trị hiện đại, mà đại diện là người Pháp, đưa vào. Sự xâm lược và cai trị của thực dân Pháp mặc dù đã đẩy nhân dân ta vào cảnh lầm than, khổ trăm bề, nhưng mặt khác, nhìn về khía cạnh lịch sử lại có nhiều tích cực khi đây chính là tiền đề để Việt Nam thoát khỏi 9 thế kỷ trung đại chìm đắm trong tư tưởng phong kiến Á Đông; làm quen với văn minh nhân loại hiện đại. Dưới sự cai trị của người Pháp, đặc biệt là dưới tác động của các cuộc khai thác thuộc địa, xã hội Việt Nam tiếp tục có sự phân hóa giai cấp sâu sắc: Tầng lớp công nhân bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam trong thời gian này và ngày càng đông đảo để trở thành một giai cấp mới trong xã hội. Các giai cấp khác trong xã hội Việt Nam thời đó như giai cấp tiểu tư sản thì ngày càng lớn mạnh, giai cấp tư sản bắt đầu xuất hiện và phát triển, giai cấp địa chủ được củng cố quyền lực nhờ câu kết với thực dân pháp, đàn áp nông dân nghèo [49, tr. 234 - 235]. Đặc biệt, từ những năm 20, xã hội bắt đầu hình thành một tầng lớp trí thức Tây học thay thế cho trí thức Nho học. Chính tầng lớp này đã góp phần quan trọng 9 làm thay đổi đáng kể đời sống tinh thần xã hội và thúc đẩy việc sử dụng chữ quốc ngữ trong dân ta. Nói về sự ra đời của chữ quốc ngữ, công lao đặt nền móng đầu tiên cho chữ quốc ngữ thuộc về các giáo sĩ và tín đồ Thiên Chúa giáo người Bồ Đào Nha, người Tây Ban Nha, người Ý, người Pháp, người Hà Lan… Tuy nhiên, tên tuổi được vinh danh nhiều nhất lại là giáo sĩ Alexandre de Rhodes. Theo các nhà nghiên cứu có uy tín như Léopold Cadière, Paul Mus hoặc muộn hơn, Jean Lacouture, trước hết không chỉ bởi ông có công cho xuất bản cuốn Từ điển Việt - Bồ - La và viết cuốn Ngữ pháp tiếng Việt đầu tiên, mà chủ yếu vì Alexandre de Rhodes nếu không phải là người sáng tạo thì là người đầu tiên sử dụng và quảng bá mạnh mẽ chữ quốc ngữ. Tuy vậy suốt thời gian 200 năm sau đó, chữ quốc ngữ vẫn không được phổ biến rộng rãi ở Việt Nam, mà chỉ được sử dụng ở một phạm vi hẹp trong khuôn khổ nhà thờ Thiên Chúa giáo để phục vụ cho mục đích truyền đạo của các giáo sỹ như dịch Kinh thánh, soạn các sách truyền đạo. Sau khi Pháp đã hoàn thành việc chiếm đóng Nam kỳ, chính quyền cai trị đã đẩy mạnh việc dạy học tiếng Pháp và chữ quốc ngữ. Đến giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, sự xuất hiện của một số học giả, nhà văn hóa như Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của đã góp phần phổ biến và truyền bá chữ quốc ngữ trong dân chúng thông qua những công trình của mình. Ngoài ra, sự ra đời và phát triển của báo chí với sự xuất hiện của những nhà báo tiên phong như Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Duy Tốn, Trần Trọng Kim, Phạm Quỳnh... cũng góp phần thúc đẩy mạnh mẽ việc sử dụng chữ quốc ngữ. Đặc biệt hơn, báo chí trở thành kênh quan trọng nhất để quảng bá các tư tưởng mới đến với toàn xã hội. Cũng là lần đầu tiên trong xã hội ta, các sản phẩm văn hóa trở thành hàng hóa. Mọi tầng lớp trong xã hội không kể đẳng cấp, vai vế, sang giàu đều được thưởng thức các sản phẩm văn hóa và ngược lại, xã hội xuất hiện một tầng lớp trí thức độc lập, có thêm thu nhập nhờ “nghề” hoạt động văn hóa (các nhà văn, nhà báo...). Nhờ chữ quốc ngữ, Việt Nam đã xây dựng được một nền văn chương độc đáo bằng tiếng mẹ đẻ gồm các thể loại báo chí, văn học (thơ mới, truyện ngắn, tiểu 10 thuyết, kịch nói). Văn học thành thị ra đời thay cho văn học nông thôn. Báo chí tiếng Việt ra đời. Ở Bắc kỳ, tờ ĐCTB (được coi như cơ quan ngôn luận của phong trào ĐKNT) là tờ báo đầu tiên sử dụng song ngữ Hán – Việt; tiến tới ĐDTC là tờ báo đầu tiên viết hoàn toàn bằng chữ quốc ngữ; mở đầu cho sự xuất hiện của báo chí quốc ngữ nước nhà, mà nổi bật là các tờ như: Nam Phong tạp chí (1919), Thực nghiệp dân báo (1920), Nam Kỳ kinh tế (1920), Thanh niên (1925), Tiếng dân (1927)... Các tạp chí, nhà xuất bản sách tiếng Việt ngày càng nhiều hơn (Tạp chí Hữu Thanh, Nam Đồng Thư xã, Cường học thư xã, Quan Hải tùng thư...). Các tác phẩm dịch thuật ra đời: dịch tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, chữ Nôm ra chữ quốc ngữ; ngược lại dịch tác phẩm tiếng Việt sang tiếng Pháp. Lực lượng sáng tác tân học đã mô phỏng theo các tác phẩm nước ngoài để sáng tác văn học cận hiện đại. Từ các bài tường thuật, phóng sự, du ký, kể chuyện,… họ đã viết truyện ngắn, tiểu thuyết như Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách, truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, sáng tác kịch nói Chén thuốc độc của Vũ Đình Long… Có thể nói 3 thập niên đầu của thế kỷ XX là thời kỳ manh nha của nền văn học quốc ngữ. Đồng thời bùng nổ dòng Thơ mới với các nhà thơ nổi tiếng: Thế Lữ, Hàn Mạc Tử, Xuân Diệu, Huy Cận, Tú Mỡ... Đây cũng là thời kỳ văn hóa dân tộc được bổ sung những ngành nghệ thuật mới gồm: hội họa, sân khấu và điện ảnh. Nghệ thuật hội họa xuất hiện những thể loại mới có nguồn gốc từ Phương Tây: Tranh sơn dầu, tranh bột màu. Nghệ thuật sân khấu từ chỗ công diễn các vở kịch nói của Pháp mà khởi xướng là vở hài kịch Bệnh tưởng của Molière do Nguyễn Văn Vĩnh dịch và cho công diễn ở Nhà hát lớn Hà Nội năm 1921 thì lối viết kịch bằng Việt ngữ bắt đầu có ở nước ta [2, tr.286]. Như vậy là sau gần ba thế kỷ, thời gian tính từ khi cuốn từ điển Việt-Bồ-La của Alexandre de Rhodes ra đời và hơn nửa thế kỷ sau khi Pháp nổ tiếng súng đầu tiên xâm lược Việt Nam, người Việt Nam đã hoàn toàn chuyển sang dùng chữ quốc ngữ, chính thức không sử dụng chữ Hán của người Trung Hoa và chữ Nôm (là thứ chữ ghi âm tiếng Việt nhưng được sáng chế theo phương pháp hài thanh và hội ý của chữ Hán). 11 1.2. Một số tờ báo quốc ngữ đầu tiên tại Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX 1.2.1. Báo chí quốc ngữ ở Nam kỳ Năm 1865, vẫn đang còn trong quá trình thôn tính Nam kỳ, thực dân Pháp đã cho xuất bản tờ Gia Định báo bằng chữ quốc ngữ. Gia Định báo Tờ Gia Định báo ra số đầu tiên vào ngày 15-4-1865, do một người Pháp là Ernest Potteaux làm Chánh tổng tài (có thể hiểu như chủ nhiệm kiêm chủ bút), tới năm 1869 thì chuyển sang cho một người Việt là Trương Vĩnh Ký làm chủ bút (cho tới ngày 31-12-1871) [72, tr. 151-152]. Gia Định báo ban đầu xuất bản mỗi tháng một lần, phát hành vào ngày 15 hàng tháng, sau đó tăng lên 2 lần trong tháng và cuối cùng mỗi tháng 4 kỳ, vào các ngày 1,8, 16 và 24 hàng tháng [63, tr. 31]. Thời kỳ đầu, Gia Định báo in 4 trang trên khổ giấy 32x25, trên đầu trang 1 có 3 chữ Gia Định báo được in bằng chữ Hán, bên dưới ghi “Tờ báo này mỗi tháng Tây cứ ngày rằm in ra một lần ai muốn mua cả năm phải trả 6 góc tư” (64, tr. 55). Ban đầu, Gia Định báo có mục đích chủ yếu là công cụ thông tin của người Pháp ở Đông Dương với tư cách là một tờ công báo chuyên đăng các công văn, nghị định, thông tư của chính quyền thực dân. Sau này, khi Trương Vĩnh Ký chính thức làm giám đốc, tờ báo mới được phát triển mục biên khảo, thơ văn, lịch sử... Gia Định báo cũng góp phần cổ động việc học chữ quốc ngữ và lối học mới, mở đường cho các thể loại văn xuôi Việt Nam in bằng chữ quốc ngữ, đặt nền móng cho sự hình thành báo chí Việt Nam. 12 Gia Định báo, tờ báo chữ quốc ngữ đầu tiên ở Việt Nam Mặc dù là một tờ công báo của chính quyền xâm lược nhưng trong lịch sử báo chí Việt Nam, có thể xem đây là tờ báo chữ quốc ngữ đầu tiên tại Việt Nam. Gia Định báo tồn tại khá lâu, số cuối cùng ra vào năm 1909 [67, tr. 217]. Phan Yên Báo Sau Gia Định báo một thời gian, năm 1868, ở Nam kỳ xuất hiện tờ Phan Yên Báo, do Diệp Văn Cường làm chủ nhiệm [36, tr. 56]. Tuy nhiên, có một số tài liệu lại cho rằng tờ Phan Yên báo mãi đến năm 1898 mới được xuất bản, chủ nhiệm là Diệp Văn Cương [63, tr. 10]. Nông cổ mín đàm Tiếp đó, ngày 1-8-1901, tờ Nông cổ mín đàm (có tài liệu gọi là Nông cổ mính đàm, dịch nghĩa là “trò chuyện về nông nghiệp-kỹ nghệ bên bàn trà”) ra đời, xuất bản hàng tuần, ban đầu chủ nhiệm là Canavaggio, chủ bút là Dũ Thúc Lương Khắc Ninh. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan