Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nguyên tắc tính thực tiễn trong dạy học môn Những nguyên lý cơ bản chủ nghĩa Má...

Tài liệu Nguyên tắc tính thực tiễn trong dạy học môn Những nguyên lý cơ bản chủ nghĩa Mác - Lênin phần Kinh tế chính trị ở trường đại học, cao đẳng hiện nay

.DOC
212
620
73

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI LÊ THỊ HỒNG KHUYÊN NGUY£N T¾C TÝNH THùC TIÔN TRONG D¹Y HäC M¤N NH÷NG NGUY£N Lý C¥ B¶N CñA CHñ NGHÜA M¸C - L£NIN PHÇN KINH TÕ CHÝNH TRÞ ë TR¦êNG §¹I HäC, CAO §¼NG HIÖN NAY Chuyên ngành: Lý luận và PPDH bộ môn GDCT Mã số: 62.14.01.11 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thị Mai Phương HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả được nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Tác giả Lê Thị Hồng Khuyên MỤC LỤC MỞ ĐẦU......................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài..............................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu..................................................................................................2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................................2 4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................2 5. Giả thuyết khoa học....................................................................................................3 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu...........................................................3 7. Những luận điểm cần bảo vệ.......................................................................................4 8. Những điểm đóng góp mới của luận án.......................................................................5 9. Kết cấu của luận án.....................................................................................................5 Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NGUYÊN TẮC TÍNH THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC MÔN NHỮNG NGUYÊN LÍ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ..........................................................................................................6 1.1. Nghiên cứu về nguyên tắc tính thực tiễn trong dạy học...........................................6 1.2. Nghiên cứu về nguyên tắc tính thực tiễn trong dạy học môn Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin phần KTCT.................................................................11 1.3. Đánh giá kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và những nội dung luận án tiếp tục làm rõ..................................................................................................19 1.3.1. Những kết quả đạt được trong các nghiên cứu................................................19 1.3.2. Những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục nghiên cứu.......................................20 Kết luận chương 1......................................................................................................22 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC TÍNH THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC MÔN NHỮNG NGUYÊN LÍ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC LÊNIN PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG HIỆN NAY.........................................................................................23 2.1. Cơ sở lí luận vận dụng nguyên tắc tính thực tiễn trong dạy học môn Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin phần Kinh tế chính trị ở trường đại học, cao đẳng hiện nay.........................................................................................................23 2.1.1. Nguyên tắc tính thực tiễn trong dạy học..........................................................23 2.1.2. Đặc điểm dạy học môn Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin và vai trò của vận dụng nguyên tắc tính thực tiễn trong dạy học bộ môn ở trường đại học, cao đẳng hiện nay............................................................................31 2.1.3. Nội dung vận dụng nguyên tắc tính thực tiễn trong dạy học môn Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin phần Kinh tế chính trị ở trường ĐH, CĐ hiện nay............................................................................................................34 2.1.4. Những nhân tố tác động đến việc vận dụng nguyên tắc tính thực tiễn trong dạy học môn Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin phần Kinh tế chính trị ở trường đại học, cao đẳng hiện nay...........................................................48 2.2. Cơ sở thực tiễn vận dụng nguyên tắc tính thực tiễn trong dạy học môn Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin phần Kinh tế chính trị ở trường đại học, cao đẳng hiện nay.........................................................................................................53 2.2.1. Thực trạng vận dụng nguyên tắc tính thực tiễn trong dạy học môn Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin phần Kinh tế chính trị ở trường đại học, cao đẳng hiện nay.............................................................................................54 2.2.2. Đánh giá chung thực trạng vận dụng nguyên tắc tính thực tiễn trong dạy học Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin phần Kinh tế chính trị ở trường đại học, cao đẳng hiện nay............................................................................66 Kết luận chương 2......................................................................................................72 Chương 3: YÊU CẦU VÀ BIỆN PHÁP VẬN DỤNG HIỆU QUẢ NGUYÊN TẮC TÍNH THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC MÔN NHỮNG NGUYÊN LÍ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG HIỆN NAY......................................................73 3.1. Yêu cầu vận dụng hiệu quả nguyên tắc tính thực tiễn trong dạy học môn Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin phần Kinh tế chính trị ở trường đại học, cao đẳng hiện nay.........................................................................................................73 3.1.1. Phải cập nhật thông tin, tư liệu thực tiễn phù hợp với nội dung môn học............73 3.1.2. Lựa chọn PPDH, hình thức tổ chức dạy học phải phát huy tính tích cực, chủ động học tập của người học...............................................................................74 3.1.3. Đảm bảo tăng cường hoạt động trải nghiệm cho người học.........................75 3.1.4. Đảm bảo định hướng phát triển năng lực người học........................................76 3.2. Biện pháp vận dụng hiệu quả nguyên tắc tính thực tiễn trong dạy học môn Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin phần Kinh tế chính trị ở trường đại học, cao đẳng hiện nay............................................................................................78 3.2.1. Chuẩn bị chất liệu thực tiễn cho bài giảng.......................................................78 3.2.2. Sử dụng linh hoạt phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực thực tiễn cho người học............................................................................................90 3.2.3. Tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tiễn theo chủ đề.....................................107 3.2.4. Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên..............................118 Kết luận chương 3......................................................................................................123 Chương 4: THỰC NGHIỆM CÁC BIỆN PHÁP SƯ PHẠM VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC TÍNH THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC MÔN NHỮNG NGUYÊN LÍ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG HIỆN NAY.......................124 4.1. Kế hoạch thực nghiệm sư phạm...........................................................................124 4.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm....................................................................124 4.1.2. Đối tượng thực nghiệm.................................................................................124 4.1.3. Giảng viên thực nghiệm sư phạm..................................................................124 4.1.4. Nội dung thực nghiệm sư phạm....................................................................125 4.2. Tổ chức thực nghiệm sư phạm.............................................................................125 4.2.1. Phương pháp thực nghiệm sư phạm..............................................................125 4.2.2. Quá trình chuẩn bị thực nghiệm sư phạm......................................................126 4.2.2. Chọn đối tượng thực nghiệm và đối chứng...................................................127 4.2.3. Chuẩn bị các điều kiện để thực nghiệm.........................................................127 4.2.4. Phương pháp xử lí kết quả thực nghiệm........................................................127 4.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm..............................................................................129 4.3.1. Giai đoạn 1: Thực nghiệm thăm dò...............................................................129 4.3.2. Giai đoạn 2: Thực nghiệm đối chứng............................................................131 4.3.3. Đánh giá chung kết quả thực nghiệm sư phạm..............................................142 Kết luận chương 4....................................................................................................147 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..........................................................................148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC Đà CÔNG BỐ........................151 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................153 PHỤ LỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN Từ viết tắt CĐSPTƯ CNMLN CNXH CNTB CĐ GTVT II CTQG ĐH, CĐ ĐHSP TP.HCM GD và ĐT GV HV YDCT KTCT KT, ĐG LLCT NNLCB Nxb TBCN TNSP PPDH SV SL XHCN Nghĩa đầy đủ Cao đẳng Sư phạm Trung ương Chủ nghĩa Mác – Lênin Chủ nghĩa xã hội Chủ nghĩa tư bản Cao đẳng Giao thông vận tải II Chính trị quốc gia Đại học, cao đẳng Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh Giáo dục và Đào tạo Giảng viên Học viện Y Dược cổ truyền Kinh tế chính trị Kiểm tra, đánh giá Lí luận chính trị Những nguyên lí cơ bản Nhà xuất bản Tư bản chủ nghĩa Thực nghiệm sư phạm Phương pháp dạy học Sinh viên Số lượng Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Mức độ chuẩn bị chất liệu thực tiễn trong dạy học môn NNLCB của CNMLN phần KTCT để vận dụng nguyên tắc tính thực tiễn...............54 Bảng 2.2: Mức độ GV thực hiện các bước chuẩn bị thiết kế bài giảng môn NNLCB của CNMLN phần KTCT để vận dụng nguyên tắc tính thực tiễn...............................................................................................55 Bảng 2.3: Mức độ GV thực hiện nội dung nguyên tắc tính thực tiễn trong dạy học môn NNLCB của CNMLN phần KTCT........................................57 Bảng 2.4: Mức độ GV sử dụng PPDH để vận dụng nguyên tắc tính thực tiễn trong dạy học môn NNLCB của CNMLN phần KTCT........................59 Bảng 2.5: Ý kiến của SV về mức độ GV sử dụng PPDH để vận dụng nguyên tắc tính thực tiễn trong dạy học bộ môn...............................................60 Bảng 2.6: Mức độ sử dụng bài tập để vận dụng nguyên tắc tính thực tiễn trong dạy học môn NNLCB của CNMLN phần KTCT.................................61 Bảng 2.7: Mức độ sử dụng phương pháp học tập khi vận dụng nguyên tắc tính thực tiễn trong môn NNLCB của CNMLN phần KTCT.......................65 Bảng 3.1: Các kĩ năng học tập phát triển khi sử dụng PPDH tích cực..................75 Bảng 3.2: Một số chủ đề dạy học đề cao tính thực tiễn.........................................83 Bảng 4.1: Tên trường, lớp, GV dạy thực nghiệm sư phạm..................................125 Bảng 4.2: Nội dung kiến thức dạy thực nghiệm..................................................125 Bảng 4.3: Bảng tiêu chí Cohen...........................................................................128 Bảng 4.4: Kết quả kiểm tra đầu vào của nhóm lớp TN và ĐC.............................129 Bảng 4.5: Phân loại điểm số sau thực nghiệm của lớp TN và ĐC.......................130 Bảng 4.6: Kết quả thực nghiệm giáo án 1 của lớp TN và ĐC.............................132 Bảng 4.7: Phân loại điểm số sau thực nghiệm giáo án 1 của lớp TN và ĐC.........133 Bảng 4.8: Các tham số đặc trưng của bài kiểm tra sau khi TN giáo án 1..............134 Bảng 4.9: Kết quả thực nghiệm giáo án 2 của lớp TN và ĐC Kết quả phân loại điểm học tập của lớp nhóm lớp TN cao hơn rõ rệt nhóm lớp ĐC và được thể hiện ở bảng tính mức độ % sau:..............................136 Bảng 4.10: Phân loại điểm số sau thực nghiệm của lớp TN và ĐC.......................136 Bảng 4.11: Các tham số đặc trưng của bài kiểm tra sau khi TN giáo án 2.............137 Bảng 4.12: Kết quả thực nghiệm giáo án 3 của lớp TN và ĐC..............................139 Bảng 4.13: Phân loại điểm số sau khi dạy thực nghiệm giáo án 3 của lớp TN và ĐC................................................................................................140 Bảng 4.14: Các tham số đặc trưng của bài kiểm tra sau khi TN giáo án 3.............141 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Hình 2.1: Cấu trúc các thành tố của quá trình dạy học....................................28 Biểu đồ 2.1: Nhận thức tầm quan trọng của việc vận dụng nguyên tắc tính thực tiễn trong dạy học môn NNLCB của CNMLN phần KTCT.................................................................................................57 Biểu đồ 2.2: Mức độ hứng thú học tập khi được GV vận dụng nguyên tắc tính thực tiễn trong dạy học môn NNLCBcủa CNMLN phần KTCT.................................................................................................64 Biểu đồ 4.1: Biểu đồ tần suất (%) điểm số đầu vào của lớp TN và ĐC..............131 Biểu đồ 4.2: Biểu đồ tần suất (%) điểm số thực nghiệm giáo án 1 của lớp TN và ĐC.................................................................................134 Biểu đồ 4.3: Biểu đồ tần suất (%) điểm số TN giáo án 2 của lớp TN và ĐC ...........................................................................................................137 Biểu đồ 4.4: Biểu đồ tần suất (%) điểm số thực nghiệm giáo án 3 của lớp TN và ĐC.................................................................................141 Biểu đồ 4.5: Tổng hợp kết quả thực nghiệm của lớp TN và lớp ĐC........................145 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội nhằm cải tạo tự nhiên, xã hội và bản thân của con người. Học thuyết về nhận thức luận của CNMLN đã chỉ rõ đảm bảo tính thực tiễn là nguyên tắc cơ bản trong mọi hoạt động của con người. Thực tiễn luôn là điểm xuất phát, là cơ sở, mục đích, động lực của nhận thức và cũng là tiêu chuẩn của chân lí. Dạy học là dạng hoạt động thực tiễn đặc biệt, ở đó hoạt động của thầy và trò giúp cho người học nắm được các tri thức khoa học cơ bản để vận dụng vào giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tế cuộc sống. Hoạt động này chỉ đạt hiệu quả khi các chủ thể của quá trình dạy học quán triệt và thực hiện đúng nguyên tắc tính thực tiễn thông qua việc đảm bảo sự thống nhất lí luận với thực tiễn, học đi đôi với hành... NNLCB của CNMLN là môn học nghiên cứu hệ thống các quan điểm và học thuyết khoa học của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin có vai trò quan trọng đối với việc hình thành và phát triển thế giới quan, phương pháp luận trong nhận thức khoa học và hoạt động thực tiễn của người học. Học thuyết kinh tế Mác - Lênin về phương thức sản xuất TBCN là những nguyên lí KTCT được nghiên cứu, đúc kết từ thực tiễn phát triển nền sản xuất TBCN thực chất là thực tiễn hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường. Tuy ra đời cách đây hơn trăm năm nhưng các học thuyết này vẫn chứa đựng nhiều giá trị khoa học, có ý nghĩa thực tiễn cao nên rất cần trang bị cho SV các trường ĐH, CĐ - lực lượng lao động chuẩn bị tham gia vào nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với nhiều biến động ở nước ta hiện nay. Thực tế dạy học môn NNLCB của CNMLN ở các trường ĐH, CĐ nước ta hiện nay cho thấy còn nhiều bất cập, hiệu quả dạy học chưa cao thể hiện ở việc nhiều SV chưa thực sự hứng thú, chưa thấy được ý nghĩa thiết thực của nội dung môn học từ đó tham gia học tập một cách chiếu lệ, đối phó...Nguyên nhân căn bản dẫn đến thực trạng này xuất phát từ việc vận dụng nguyên tắc tính thực tiễn trong dạy học môn học chưa được thực hiện đúng đắn, hiệu quả thể hiện trên nhiều phương diện như nội dung môn học còn mang tính “kinh viện” chưa cập nhật giải 2 quyết những vấn đề thực tiễn của kinh tế đương đại, PPDH của GV bộ môn vẫn nặng về truyền thụ nội dung tri thức dập khuôn, máy móc những điều đã có trong sách vở với việc sử dụng các PPDH truyền thống, chưa chủ động tiếp cận đến các PPDH hiện đại phù hợp với thực tiễn dạy học hiện nay, thiếu những dẫn chứng thực tiễn sinh động, thiếu những hoạt động trải nghiệm thực tế cho SV. Từ đó đặt ra vấn đề cần nghiên cứu tìm ra các biện pháp nâng cao tính thực tiễn trong dạy học môn NNLCB của CNMLN phần KTCT góp phần khẳng định chất lượng, hiệu quả dạy học môn học này ở các trường ĐH, CĐ nước ta hiện nay. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Nguyên tắc tính thực tiễn trong dạy học môn NNLCB của CNMLN phần KTCT ở trường ĐH, CĐ hiện nay” để nghiên cứu và viết luận án. 2. Mục đích nghiên cứu Làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài, đề xuất các biện pháp sư phạm vận dụng hiệu quả nguyên tắc tính thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn NNLCB của CNMLN phần KTCT ở trường ĐH, CĐ hiện nay. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận vận dụng nguyên tắc tính thực tiễn trong dạy môn NNLCB của CNMLN phần KTCT ở trường ĐH, CĐ hiện nay . - Đánh giá thực trạng vận dụng nguyên tắc tính thực tiễn trong dạy học môn NNLCB của CNMLN phần KTCT ở trường ĐH, CĐ hiện nay. - Đề xuất các biện pháp vận dụng hiệu quả nguyên tắc tính thực tiễn trong dạy học môn NNLCB của CNMLN về KTCT ở trường ĐH, CĐ hiện nay. - Tổ chức TNSP để kiểm chứng tính khoa học, tính khả thi, tính hiệu quả các biện pháp đã đề xuất trong luận án. 4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học môn NNLCB của CNMLN phần KTCT ở trường ĐH, CĐ. 4.2. Đối tượng nghiên cứu Các biện pháp vận dụng hiệu quả nguyên tắc tính thực tiễn trong dạy học môn NNLCB của CNMLN phần KTCT ở trường ĐH, CĐ hiện nay. 3 4.3. Phạm vi nghiên cứu - Về lí luận: Vận dụng nguyên tắc tính thực tiễn trong dạy học phần II môn NNLCB của CNMLN thực chất là Học thuyết kinh tế của CNMLN về phương thức sản xuất TBCN gồm Học thuyết giá trị, Học thuyết giá trị thặng dư, Học thuyết kinh tế về CNTB độc quyền và CNTB độc quyền Nhà nước đang được giảng dạy ở các trường ĐH, CĐ hiện nay. - Khảo sát thực tiễn: Thực trạng dạy học và tổ chức TNSP tại 5 trường ĐH, CĐ ở nước ta hiện nay (Trường Đại học Tây Bắc, Trường ĐHSP TP.Hồ Chí Minh, Học viện YDCT Việt Nam, Trường CĐSPTƯ, Trường CĐ GTVT II TP.Đà Nẵng). - Thời gian: Tiến hành khảo sát điều tra và TNSP từ năm 2014 đến năm 2016. 5. Giả thuyết khoa học Nếu quán triệt việc thực hiện các biện pháp sư phạm luận án đề xuất trong dạy học môn NNLCB của CNMLN phần KTCT sẽ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học bộ môn ở trường ĐH, CĐ nước ta hiện nay. 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp luận Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; quan điểm của Đảng, Nhà nước về đổi mới GD và ĐT. Đề tài luận án còn căn cứ vào lí luận giáo dục, quan điểm dạy học hiện đại và PPDH bộ môn Giáo dục chính trị. 6.2. Phương pháp nghiên cứu 6.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết Sử dụng kết hợp các phương pháp: Phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa, so sánh, diễn dịch, quy nạp, lôgic, lịch sử...nhằm thực hiện nhiệm vụ của luận án. 6.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp quan sát: Dự giờ các tiết dạy của GV (lớp TN và lớp ĐC); quan sát thái độ, sự hứng thú và tính tích cực học tập của SV trong dạy học môn NNLCB của CNMLN phần KTCT thông qua các buổi dự giờ, giảng dạy trên lớp. - Phương pháp điều tra: Sử dụng phiếu khảo sát, bảng hỏi tìm hiểu việc vận 4 dụng nguyên tắc tính thực tiễn dạy học môn NNLCB của CNMLN phần KTCT ở trường ĐH, CĐ nước ta hiện nay. - Phương pháp phỏng vấn sâu: Sử dụng câu hỏi mở phỏng vấn sâu các nhà giáo dục; các GV có kinh nghiệm, uy tín trong giảng dạy về thực trạng dạy học bộ môn. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục: Sử dụng để nghiên cứu các báo cáo, bài báo, công trình khoa học..., khái quát hóa kinh nghiệm của các nhà giáo dục. Lấy đó làm căn cứ khoa học cho việc xây dựng các biện pháp vận dụng nguyên tắc tính thực tiễn dạy học môn NNLCB của CNMLN phần KTCT. - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Nghiên cứu, đánh giá sản phẩm học tập của SV ở trường ĐH, CĐ qua dạy học theo dự án, hoạt động trải nghiệm thực tiễn. - Phương pháp thực nghiệm: TNSP để phân tích, đánh giá, so sánh nhóm TN và nhóm ĐC thông qua tác động của TN và chứng minh giả thuyết khoa học của đề tài. 6.2.3. Các phương pháp hỗ trợ - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Tham khảo ý kiến của một số nhà khoa học trong xây dựng đề cương, lựa chọn phương pháp nghiên cứu, xây dựng bộ phiếu khảo sát thực trạng; đề xuất yêu cầu và xây dựng các biện pháp sư phạm. - Phương pháp nghiên cứu tác động: Sử dụng để xử lí thông tin, từ đó khẳng định biện pháp luận án đưa ra có tính khả thi và có thể áp dụng phổ biến. - Phương pháp thống kê toán học: Phương pháp này được sử dụng trong chương 3 và chương 4 để xử lí các số liệu thu được trong điều tra thực trạng và TN bằng toán thống kê và phần mềm SPSS nhằm rút ra những kết luận cần thiết. 7. Những luận điểm cần bảo vệ - Nâng cao tính thực tiễn trong dạy học môn NNLCB của CNMLN phần KTCT là vấn đề mấu chốt giúp người học thấy việc học tập môn học thiết thực đối với bản thân, thêm hứng thú, tích cực tham gia học tập. - Để vận dụng có hiệu quả nguyên tắc tính thực tiễn dạy học môn NNLCB của CNMLN phần KTCT cần phải thực hiện đồng bộ các yêu cầu đã đề xuất trong luận án. - Cần chú trọng thực hiện các biện pháp sư phạm đã đề xuất trong luận án nhằm nâng cao tính thực tiễn trong dạy học môn NNLCB của CNMLN phần KTCT cần góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn ở trường ĐH, CĐ nước ta hiện nay. 5 8. Những điểm đóng góp mới của luận án - Hệ thống hóa và làm sâu sắc lí luận nguyên tắc tính thực tiễn; nội dung vận dung nguyên tắc tính thực tiễn trong dạy học môn NNLCB của CNMLN phần KTCT ở trường ĐH, CĐ hiện nay. - Đánh giá thực trạng nhận thức về sự cần thiết, tầm quan trọng cũng như quá trình vận dụng nguyên tắc tính thực tiễn trong dạy học bộ môn ở trường ĐH, CĐ hiện nay. - Xây dựng qui trình và biện pháp sư phạm vận dụng nguyên tắc tính thực tiễn trong dạy học môn NNLCB của CNMLN phần KTCT ở trường ĐH, CĐ nước ta hiện nay. 9. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục; kết cấu của luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu về nguyên tắc tính thực tiễn trong dạy học môn NNLCB của CNMLN phần KTCT Chương 2: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc vận dụng nguyên tắc tính thực tiễn trong dạy học môn NNLCB của CNMLN phần KTCT ở trường ĐH, CĐ hiện nay Chương 3: Yêu cầu và biện pháp vận dụng hiệu quả nguyên tắc tính thực tiễn trong dạy học môn NNLCB của CNMLN phần KTCT ở trường ĐH, CĐ hiện nay Chương 4: Tổ chức TNSP biện pháp sư phạm vận dụng hiệu quả nguyên tắc tính thực tiễn trong dạy học môn NNLCB của CNMLN phần KTCT ở trường ĐH, CĐ hiện nay 6 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NGUYÊN TẮC TÍNH THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC MÔN NHỮNG NGUYÊN LÍ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ 1.1. Nghiên cứu về nguyên tắc tính thực tiễn trong dạy học Đảm bảo tính thực tiễn là vấn đề mang tính nguyên tắc trong mọi hoạt động của con người nói chung cũng như trong hoạt động dạy học nói riêng. Vì vậy, đây là một vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học thể hiện qua các công trình nghiên cứu dưới nhiều cách tiếp cận và các góc độ khác nhau. Bàn về vai trò của thực tiễn trong nhận thức, tác giả A.A.Xu - Đa trong sách “Hướng dẫn dạy và học triết học” chỉ rõ: trong hình thức muôn vẻ hoạt động vật chất của con người, diễn ra sự thay đổi của các đối tượng và hiện tượng của hiện thực. Trong quá trình thực tiễn, con người cũng tự biến đổi mình, rút được kinh nghiệm, tri thức mới về sự vật. Tác giả chỉ rõ thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí, có vai trò to lớn trong sự nhận thức các hiện tượng xã hội. Vì thế, thực tiễn trở thành nhiệm vụ quan trọng, là cơ sở, mục đích của nhận thức [129; tr.148-149]. M.A.Tác - Khốp - Va trong nghiên cứu “Lênin và vai trò của thực tiễn trong nhận thức” đã khẳng định quan điểm của Phơ Bách cho rằng tiêu chuẩn khách quan duy nhất trong lí luận nhận thức chỉ có thể là thực tiễn. Chủ nghĩa Mác thông qua thực tiễn xác nhận được tính thực tế khách quan của thế giới vật chất, tiêu chuẩn khách quan của chân lí. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí, của những hiểu biết của chúng ta vì trước hết nó là nguồn gốc của nhận thức và là cơ sở của nhận thức. Quan điểm về cuộc sống, về thực tiễn phải là quan điểm đầu tiên và chủ yếu của nhận thức luận. Nguồn gốc của hoạt động nhận thức và lí luận là thực tiễn [108; tr.9-12-30]. Trong sách “Bàn về thực tiễn” tác giả Mao Trạch Đông khẳng định quan điểm đúng đắn về thực tiễn của chủ nghĩa duy vật biện chứng: Nhận thức luận duy vật biện chứng nâng thực tiễn lên hàng đầu và cho rằng nhận thức của con người cũng không thể tách rời thực tiễn. Một trong những đặc điểm của lí luận là quan hệ phụ thuộc của lí luận đối với thực tiễn, lí luận lấy thực tiễn làm nền tảng lại quay về phục vụ thực tiễn. Tác giả chỉ rõ muốn xem nhận thức và lí luận có đúng chân lí 7 không, căn cứ vào kết quả chủ quan của mỗi chủ thể và thực tiễn xã hội khách quan. Tiêu chuẩn của chân lí chỉ có thể là thực tiễn xã hội, việc phát triển nhận thức lí tính dựa vào nhận thức cảm tính, nhận thức cảm tính phải phát triển đến nhận thức lí tính. Cuốn sách chỉ ra hạn chế của bệnh lí luận suông, tác giả nêu rõ cần thống nhất giữa lí luận và thực tiễn làm một, chứng minh cơ sở thống nhất ấy phải là thực tiễn. Từ đó “thực hành sinh ra hiểu biết, hiểu biết tiến lên lí luận, lí luận lãnh đạo thực hành” [33; tr.8-39]. Trong tác phẩm của V.I.Lênin: Toàn tập, tập 29 đã chỉ rõ qui luật của quá trình nhận thức: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn - đó là con đường của sự nhận thức chân lí, của sự nhận thức hiện thực khách quan” và chính trong thực tiễn nhận thức lí luận của con người được hình thành và phát triển. Trong đó, lí thuyết và thực tiễn là hai mặt tinh thần và vật chất của quá trình nhận thức, cải tạo tự nhiên, xã hội và bản thân con người. Sự thống nhất giữa lí luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của nhận thức luận CNMLN. Quán triệt tính biện chứng của tiêu chuẩn thực tiễn sẽ giúp ta tránh được những tiêu cực, sai lầm như bệnh giáo điều, bảo thủ hoặc chủ nghĩa tương đối, thái độ chủ quan, tùy tiện. Vì vậy, thực tiễn là nguyên tắc cơ bản trong hoạt động nhận thức của con người [70; tr.179]. Sép - Tu - Lin trong cuốn sách “Phương pháp nhận thức biện chứng” nêu rõ hệ thống các nguyên tắc của phương pháp nhận thức biện chứng, cụ thể khi xem xét quá trình nhận thức, phải coi đối tượng là thực tại tồn tại độc lập bên ngoài và không phụ thuộc vào ý thức của chủ thể, là vật tự nó trong những điều kiện tồn tại tất yếu của nó. Yêu cầu khi xem xét một đối tượng toàn diện phải bao quát về mặt lí luận tất cả các thuộc tính và liên hệ tất yếu với đối tượng đòi hỏi chủ thể nhận thức phải xem lại lí thuyết đã có về đối tượng, bổ sung những luận điểm mới làm cho nó chính xác, đầy đủ, hoàn thiện hơn [105; tr.37-57]. Tác giả Rô - Den - Tan với nghiên cứu “Bàn về phạm trù của phép biện chứng duy vật” đưa ra quan điểm: Nhận thức là một quá trình phức tạp, nó bắt đầu bằng việc xem xét, nhận xét hiện thực một cách sinh động, trực tiếp được thực hiện trên cơ sở hoạt động thực tiễn. Tư duy giúp cho hoạt động thực tiễn đạt được những 8 thành công tốt đẹp nhất và đồng thời nhận được những tài liệu thực tiễn. Trong sự tác động qua lại giữa tư duy và thực tiễn thì thực tiễn là cơ sở [103; tr.6]. Trong sách“Chủ nghĩa duy vật biện chứng là phương pháp khoa học để nhận thức và hoạt động thực tiễn” của tập thể tác giả trường ĐHSP Hà Nội nêu rõ phương pháp là một hệ thống những nguyên tắc nhằm điều chỉnh hoạt động thực tiễn của con người; trong đó hoạt động nhận thức được bắt nguồn từ trong hiện thực khách quan. Chính trong hoạt động thực tiễn, phương pháp con người dùng để tác động vào thực tiễn được lặp đi lặp lại nhiều lần “có tính qui luật” chuyển sang đầu óc con người biến thành phương pháp nhận thức và hành động. Do đó, phương pháp đóng vai trò đảm bảo liên kết giữa nhận thức lí luận và thực tiễn; phương pháp thực chất chính là lí luận đã được thực tiễn xác nhận và trở lại làm phương hướng nghiên cứu và hoạt động thực tiễn [111; tr.7]. Tác giả Lương Vị Hùng, Khổng Khang Hoa trong sách “Triết học giáo dục hiện đại” khẳng định: Thực tiễn chính là quá trình tác động giữa hai lực lượng vật chất là chủ thể và khách thể. Trong đó các yếu tố tiền đề cấu thành thực tiễn là chủ thể thực tiễn, đối tượng thực tiễn và biện pháp thực tiễn đều tồn tại khách quan có thể nhận biết được. Tác giả chỉ rõ, thực tiễn là hoạt động năng lực vì con người là chủ thể có tư duy, tiến hành theo mục đích nhất định vào khách thể. Chính vì vậy, trong hoạt động giáo dục, nguyên tắc căn bản của quan điểm thực tiễn xã hội của chủ nghĩa Mác là phải căn cứ vào đặc điểm riêng của từng hoạt động giáo dục để có phương pháp cùng với phát triển một bước với nhận thức [62; tr.19-20]. Lịch sử phát triển LLDH cho thấy nguyên tắc tính thực tiễn trong dạy học đã được nhiều nhà nghiên cứu giáo dục bàn luận chỉ ra thực chất là thực hiện nguyên lí giáo dục là “học đi đôi với hành”, "lí luận gắn liền với thực tiễn". Cùng hướng nghiên cứu trên, dưới góc độ lí luận giáo dục tác giả M.T.O Grơrôtnbicôp viết trong sách “Giáo dục học” đã trình bày những vấn đề cơ bản của LLDH và các nguyên tắc dạy học trong đó có nguyên tắc "gắn liền giảng dạy với đời sống thực tế”, tác giả nêu rõ: Nguyên tắc này có liên quan trực tiếp đến dạy học, được thực hiện gắn liền với tài liệu học tập, kết hợp tri thức, kĩ năng, kĩ xảo trong dạy học, gắn với lao động sản xuất, cần vũ trang cho người học những tri thức về 9 khoa học và đời sống đúng đắn và chuẩn bị cho họ tham gia vào thực tiễn xã hội muôn hình, muôn vẻ [47; tr.26-29]. Bàn về phương thức thực hiện nguyên tắc tính thực tiễn trong dạy học được nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa học quan tâm. Trong sách “Nguyên lí về phương pháp giảng dạy” tác giả Đu - Kốp - Nư trình bày lí luận giảng dạy trong nhà trường Xô Viết, vận dụng nguyên tắc dạy học vào giảng dạy chú ý tới kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo gây hứng thú cho người học, khắc phục lí luận tách rời với thực tiễn. Dưới góc độ LLDH, thực hiện tổ chức dạy học với kiến thức mới, sử dụng PPDH tình huống, làm việc nhóm để đạt hiệu quả dạy học cao. Mặt khác, GV đảm bảo yếu tố thực tiễn cung cấp thêm bài tập gắn với hoạt động thực tiễn để người học thấy được ý nghĩa, của nội dung kiến thức được lĩnh hội trong thực tiễn cuộc sống, tạo hứng thú trong học tập [31]. Tiếp đến, cuốn sách “Phương pháp giảng dạy triết học” của tập thể tác giả trường Đại học Mátxcơva cũng nhấn mạnh quan điểm của Lênin về con đường nhận thức biện chứng đồng thời khẳng định tính cụ thể của chân lí phải thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Từ đó đặt ra yêu cầu trong thực tiễn dạy học, người dạy phải xác định toàn diện về mục đích, nội dung, phương pháp sử dụng trong bài giảng phù hợp với người học [110; tr.107]. Cùng hướng nghiên cứu trên trong nghiên cứu về “Đối tượng, nhiệm vụ phương pháp của KTCT XHCN” của Hô -Xtơ- Phri- Đrich, Van - Phrit, Sơ - Li -Xơ, Kê - Hác Sun đã nêu rõ quan hệ biện chứng nội dung dạy học, vai trò của thực tiễn với lí luận kinh tế là cơ sở của đường lối kinh tế [50]. Tiếp đến là nghiên cứu của các nhà giáo dục học, tác giả Đăng Vũ Hoạt trong sách “LLDH đại học” chỉ rõ: “Người GV trong quá trình giảng dạy phải luôn bám sát yêu cầu thực tiễn, kinh tế - xã hội và sự phát triển của khoa học công nghệ...”[56]. Hay tác giả Trần Thị Tuyết Oanh trong cuốn “Giáo dục học” đã bàn về khái niệm nguyên tắc dạy học, hệ thống các nguyên tắc dạy học, PPDH trong đó có nêu nguyên tắc cần đảm bảo thống nhất giữa “lí luận và thực tiễn”, “học đi đôi với hành”, “nhà trường gắn liền với đời sống”. Tác giả nhận định tính thực tiễn dạy học thể hiện ở việc phải đổi mới PPDH, nghiên cứu tư liệu thực tiễn giúp người học 10 nắm chắc những kiến thức lí luận đồng thời biết vận dụng vào giải quyết những tình huống khác nhau trong cuộc sống; dạy học phải kết hợp với lao động sản xuất và hoạt động công ích là điều kiện quan trọng để thực hiện nguyên tắc này [92]. Trong cuốn sách của tác giả Vương Tất Đạt về“Phương pháp giảng dạy giáo dục công dân” và “PPDH môn giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông” của tác giả Đinh Văn Đức, Dương Thị Thúy Nga đều khẳng định những nguyên tắc dạy học môn học chỉ đạo toàn bộ hoạt động của thầy và trò; trên cơ sở đó xác định nội dung, lựa chọn phương pháp đến hình thức tổ chức dạy và học môn học. Các tác giả chỉ rõ nguyên tắc tính thực tiễn trong dạy học môn giáo dục công dân được phân tích cụ thể trên cơ sở lí luận và ý nghĩa của nó, yêu cầu trong bài giảng thể hiện thực tiễn gắn với tri thức lí luận môn học; trong đó có sử dụng PPDH truyền thống và các hình thức KT, ĐG tiếp cận khả năng vận dụng kiến thức, hiểu biết của người học với thực tiễn đời sống xã hội [35],[41; tr.49-59]. Tác giả Phùng Văn Bộ đã viết trong sách“Một số vấn đề về phương pháp giảng dạy và nghiên cứu triết học” chỉ rõ vận dụng nguyên tắc tính thực tiễn vào giảng dạy phải thực hiện được các yêu cầu cơ bản: Xác định nội dung bài giảng, những kiến thức lí luận nào cần phải sử dụng thực tiễn để chứng minh, sử dụng loại thực tiễn nào là phù hợp; quán triệt và nắm vững đường lối, chính sách của Đảng ta qua các thời kì. Tác giả nhận định, khi sử dụng PPDH hay hình thức giảng dạy nào GV cần đáp ứng được yêu cầu nguyên tắc tính thực tiễn trong dạy học [7; tr.31-33]. Cuốn sách “Phương pháp dạy - học CNXH khoa học” tác giả Nguyễn Văn Cư trình bày các nguyên tắc dạy học bộ môn CNXH phải liên hệ chặt chẽ với nguyên tắc chung nhất của triết học và KTCT đây là các bộ phận cấu thành của CNMLN. Tác giả cho rằng, nguyên tắc dạy học môn CNXH khoa học là những luận điểm cơ bản có tính qui luật của LLDH, chỉ đạo toàn bộ tiến trình dạy và học nhằm thực hiện tốt mục đích, nhiệm vụ dạy học của CNMLN nói chung và CNXH khoa học nói riêng. Căn cứ vào đặc điểm môn học, tác giả nêu rõ vận dụng PPDH như phương pháp thuyết trình, thảo luận nhóm nâng cao hiệu quả trong dạy học. Tác giả đề cập đến nguyên tắc lí luận gắn liền với thực tiễn, học đi đôi với hành trong dạy học CNXH khoa học cần gắn lí luận với thực tiễn chính trị - xã hội của mỗi quốc 11 gia, của thời đại sẽ khắc phục việc dạy học mang tính “lí luận suông” tăng ý nghĩa thực tiễn môn học [23; tr.44-52]. Cuốn sách “Phương pháp giảng dạy LLCT” của Ngô Văn Thạo đề cập cụ thể nguyên lí thống nhất giữa lí luận và thực tiễn. Theo tác giả, trong quá trình dạy học cần sáng tỏ nội dung: Người học phải hiểu được nội dung các lí luận và mối quan hệ giữa những lí luận này với đời sống thực tiễn xã hội; nhu cầu nhận thức của người học và mỗi mảng kiến thức cần định hướng người học liên hệ, vận dụng lí luận vào thực tiễn. Tác giả khẳng định để giảng dạy môn LLCT có hiệu quả, phải kết hợp vận dụng các PPDH như PPDH truyền thống, nêu vấn đề [118]. Những nghiên cứu về nguyên tắc tính thực tiễn trong dạy học cho thấy đảm bảo lí luận gắn với thực tiễn tất yếu trở thành qui luật trong mọi hoạt động thực tiễn cũng như hoạt động nhận thức của con người. Trên cơ sở những hình thức thực tiễn cơ bản, một số lĩnh vực của thực tiễn như hoạt động giáo dục cũng được hình thành đó là hình thức thực tiễn mang tính đặc thù. Nguyên tắc tính thực tiễn được vận dụng trong dạy học các môn khoa học trong đó có kiến thức triết học, chủ nghĩa xã hội khoa học là những bộ phận cấu thành của CNMLN chỉ rõ tính thực tiễn trong dạy học về yêu cầu cần phải lựa chọn nội dung, PPDH phù hợp với đối tượng dạy học, gắn lí luận bài học vận dụng vào thực tiễn. Trên phương diện lí luận làm cơ sở nghiên cứu đánh giá về nguyên tắc tính thực tiễn dạy học môn KTCT Mác - Lênin mang tính hệ thống cần đảm bảo chú trọng các thành tố này; tuy nhiên các yêu cầu này còn chưa thật cụ thể, bám sát thực tiễn dạy học hiện nay và chưa làm rõ yêu cầu gắn với đổi mới PPDH trong điều kiện dạy học hiện nay. 1.2. Nghiên cứu về nguyên tắc tính thực tiễn trong dạy học môn Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin phần KTCT Nguyên tắc tính thực tiễn trong dạy học môn NNLCB của CNMLN phần KTCT cũng nhận được sự quan tâm của các nhà khoa học thể hiện trong yêu cầu phải gắn lí luận với thực tiễn đời sống, xã hội trong dạy học KTCT Mác - Lênin. Tác giả M.Rô-Den-Tan trong tác phẩm“Những vấn đề về phép biện chứng trong Bộ Tư bản của Mác” nêu rõ để viết Bộ Tư bản, Mác căn cứ vào thực tiễn của xã hội tư bản với biện chứng xã hội XHCN. Tác giả đã dành trọn “chương V: Sư phân tích
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan