Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện ...

Tài liệu Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện trên địa bàn quận 7, thành phố hồ chí minh

.PDF
92
172
65

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ NGỌC PHƯƠNG NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM DO NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 7, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ TỘI TPH & PNTP HÀ NỘI - 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ NGỌC PHƯƠNG NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM DO NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 7, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm Mã số: 8.38.01.04 LUẬN VĂN THẠC SĨ TPH & PNTP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN THỊ THANH THÙY HÀ NỘI - 2019 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM DO NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 7, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ......................9 1.1. Khái niệm, phân loại và ý nghĩa của việc nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện .........................................9 1.2. Cơ chế tác động và mối quan hệ của nguyên nhân và điều kiện của tình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện tại địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh ...............................................................................................................................19 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ..................................................................................24 CHƯƠNG 225 THỰC TRẠNG NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM DO NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 7, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .............................................................25 2.1. Tình hình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh ...................................................................................................25 2.2. Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm do người 18 tuổi thực hiện trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh ......................................................40 CHƯƠNG 3: DỰ BÁO VÀ CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG YẾU TỐ LÀ NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN PHẠM CỦA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM DO NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 7, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ..............................................................................................58 3.1. Dự báo tình hình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh ....................................................................................58 3.2. Các giải pháp khắc phục những yếu tố liên quan đến nguyên và điều kiện của tình hình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh ..........................................................................................................65 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .........................................................................................77 KẾT LUẬN ..............................................................................................................78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những nội dung được trình bày trong luận văn là kiến thức của bản thân tôi có được trong quá trình học tập, tham khảo, nghiên cứu tài liệu và thực tiễn công tác dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Thanh Thùy. Những nội dung của các tác giả khác đã được trích dẫn và ghi chú theo quy định. Các số liệu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Trần Thị Ngọc Phương DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT HSST: Hình sự sơ thẩm TAND: Tòa án nhân dân DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng Bảng 2.1: Trang Thống kê số vụ phạm tội và số người dưới 18 tuổi phạm 26 tội so với tình hình tội phạm chung trên địa bàn quận 7 giai đoạn 2015 – 2019. Bảng 2.2: Thống kê so sánh tình hình người dưới 18 tuổi phạm tội 27 trên địa bàn Quận 7 so với địa bàn toàn Thành phố Hồ Chí Minh. Bảng 2.3: Diễn biến tình hình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực 29 hiện trên địa bàn quận 7 giai đoạn 2015 – 2019 (so sánh định gốc). Bảng 2.4: Cơ cấu về mức độ của tình hình tội phạm do người dưới 30 18 tuổi thực hiện trên địa bàn Quận 7 phân theo số dân của 10 đơn vị hành chính cấp phường. Bảng 2.5: Cơ cấu về mức độ và hệ số tiêu cực, cấp độ nguy hiểm 31 của tình hình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện trên địa bàn quận 7 giai đoạn 2015 – 2019 theo diện tích 10 đơn vị hành chính cấp phường. Bảng 2.6: Cơ cấu theo mục đích phạm tội 33 Bảng 2.7: Thực trạng theo giới tính, độ tuổi của nhân thân người 33 dưới 18 tuổi phạm tội Bảng 2.8: Thực trạng trình độ học vấn của nhân thân người dưới 18 36 tuổi phạm tội trên địa bàn Quận 7 giai đoạn 2015 – 2019. Bảng 2.9: Cơ cấu theo tiền án, tiền sự. 37 Bảng 2.10: Cơ cấu theo hình thức phạm tội 38 Biểu đồ 2.1: Số vụ phạm tội và số người dưới 18 tuổi phạm tội trên địa 26 bàn Quận 7. Biểu đồ 2.2: Biểu đồ cơ cấu theo giới tính của người dưới 18 tuổi phạm 34 tội. Biểu đồ 2.3: Biểu đồ cơ cấu theo độ tuổi của người dưới 18 tuổi phạm tội. 34 MỞĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quận 7 là một quận nội thành nằm ở vị trí chiến lược quan trọng, là trung tâm kết nối các khu vực giao thương phía Nam thành phố. Quận 7 có hệ thống giao thông tương đối phát triển góp phần thúc đẩy kinh tế của khu vực phía Nam. Nơi đây quy tụ nhiều công trình về khoa học, giáo dục, thương mại, y tế với hàng loạt các trung tâm thương mại sầm uất. Quận 7 là nơi thu hút rất nhiều đầu tư trong và ngoài nước điển hình như khu chế xuất Tân Thuận, đã và đang hình thành một số khu đô thị mới như Him Lam - Kênh Tẻ, khu đô thị Phú Mỹ Hưng… Tình hình người dưới 18 tuổi phạm tội ngày càng tăng trong những năm gần đây là một trong những vấn đề nóng bỏng và đang được xã hội quan tâm. Trên địa bàn Quận 7, vấn đề này có chiều hướng gia tăng cả về số lượng và mức độ phạm tội. Thủ đoạn của người dưới 18 tuổi phạm tội đã có sự tính toán, chuẩn bị kĩ càng, khá tinh vi, thậm chí đã hình thành những băng nhóm tội phạm có tính nguy hiểm khá cao. Số lượng các vụ án trong năm năm gần đây từ năm 2015 đến năm 2019 tăng nhanh với tổng số 135 vụ, 226 bị cáo [25]. Chính quyền các cấp quan tâm đến vấn đề này thông qua việc triển khai chỉ đạo các chương trình hoạt động cụ thể như: Chương trình hành động số 05 – CTr/QU ngày 05/07/2016, Thông tư 02/TT/QU ngày 30/11/2015 của Ban thường vụ Quận ủy về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 48 – CT/TW ngày 22/10/2010 nhằm tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết 09/CP và chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm của Chính phủ, Chỉ thị 48 - CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, Chương trình hành động số 04 – Ctr- TU ngày 31/12/2010… Các ngành các cấp trên địa bàn Quận cũng quyết tâm thực hiện tốt công tác này. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế nhất định tác dụng phòng ngừa chưa cao, tỉ lệ tái phạm tội của người dưới 18 tuổi còn nhiều. Chính vì thế vấn đề này cần phải được nghiên cứu chuyên sâu hơn là làm rõ được nguyên nhân và điều kiện của hiện tượng này một cách hệ thống làm cơ sở cho việc đề ra những giải pháp phòng ngừa tình hình tội 1 phạm do người dưới 18 tuổi phạm tội trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh là hết sức cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm do người 18 tuổi thực hiện. Trước tính cấp thiết trên, tôi đã chọn đề tài:“Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh”làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Nhằm đánh giá tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, tác giả chia các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài thành nhóm như sau: 2.1. Nhóm công trình nghiên cứu làm rõ lí luận cơ bản về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm Thuộc về nhóm này, có thể kể đến các nghiên cứu tiêu biểu sau đây: - Võ Khánh Vinh (chủ biên) (2011), Giáo trình Tội phạm học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. - Dương Tuyết Miên (chủ biên) (2008), Giáo trình Tội phạm học, Nxb giáo dục Việt Nam. - Học viện Cảnh sát nhân dân (2013), Giáo trình Tội phạm học, Nxb Công an nhân dân. - Trường đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Tội phạm học, Lý Văn Quyền chủ biên, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. - Nguyễn Văn Cảnh và Phạm Văn Tỉnh (2013), Một số vấn đề về tội phạm học Việt Nam, Học viện cảnh sát nhân dân. - Phạm Văn Tỉnh (2014), Bài giảng Tội phạm học, Học viện khoa học xã hội - Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. - Trần Thị Thu Trang (2018), “Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn thạc sĩ Luật học - Học viện khoa học xã hội. 2 - Lê Thu Huyền (2018), “Nguyên nhân và điều kiện tình hình tội cướp giật tài sản trên địa bàn Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn thạc sĩ luật học – Học viện khoa học xã hội. - Nguyễn Thị Soa (2017), “Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng nai”, Luận văn thạc sĩ luật học – Học viện khoa học xã hội. - Nguyễn Ngọc Hải (2015), “Nguyên nhân của tình hình người chưa thành niên vi phạm pháp luật ở Việt Nam qua khảo sát tại 4 trường giáo dưỡng thuộc Bộ Công an”, Tạp chí cảnh sát nhân dân, số 1. - Nguyễn Văn Khoa Điềm và Nguyễn Đức Hưng (2017), “Một số nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội cướp giật tài sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí khoa học kiểm sát, số 3, tr 25 - 29. Các công trình nghiên cứu trên đã tập trung làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về nguyên nhân và điều kiện phạm tội bao gồm: khái niệm nguyên nhân và điều kiện phạm tội; phân loại nguyên nhân và điều kiện phạm tội; mối quan hệ giữa nguyên nhân và điều kiện phạm tội với nhân thân người phạm tội và phòng ngừa tình hình tội phạm… Đây là những cơ sở lý luận quan trọng mà luận văn sẽ kế thừa làm nền tảng lý luận trong luận văn của mình 2.2. Nhóm các công trình nghiên cứu ở mức độ cụ thể và liên quan trực tiếp đến đề tài luận văn Các công trình sau đây cũng đã được tham khảo: - Phạm Minh Tuyên (2019), “Phòng ngừa người dưới 18 tuổi phạm tội thông qua hoạt động xét xử của Tòa án - Hạn chế và kiến nghị”, Tạp chí tòa án điện tử. - Trần Thành Hưng (2018), “Trách nhiệm hình sự của người dưới 18 tuổi phạm tội trong Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)”, Tạp chí khoa học và giáo dục, số 99. - Nguyễn Minh Đức (2011), Phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trong học đường, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 3 - Nguyễn Minh Đức (2014), Nguyên nhân, điều kiện người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự và giải pháp phòng ngừa, Nxb Tư pháp, Hà Nội. - Trần Thị Thủy (2018), “Nhân thân người dưới 18 tuổi phạm tội trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn thạc sĩ luật học - Học viện khoa học xã hội. - Đỗ Xuân Hồng (2014), “Xét xử vụ án có bị cáo là người chưa thành niên theo tố tụng hình sự Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ luật học - Đại học quốc gia Hà Nội. - Đỗ Thị Bảo Ngọc (2019), “Các biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn Quảng Trị”, Luận văn thạc sĩ luật học - Học viện khoa học xã hội. - Ngô Thị Tuyết Thanh (2018), “Chính sách hình sự Việt Nam đối với người dưới 18 tuổi phạm tội: khía cạnh so sánh”, Luận văn thạc sĩ luật học - Học viện khoa học xã hội. - Phan Anh Dũng (2019), “Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội trộm cắp tài sản do người dưới 18 tuổi thực hiện trên địa bàn tỉnh NinhThuận”, Luận văn thạc sĩ luật học - Học viện khoa học xã hội. Các công trình nghiên cứu trên nhìn chung đã phân tích những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến tình hình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện. Tuy nhiên, giai đoạn vừa qua chưa có một công trình chuyên sâu nghiên cứu nào liên quan đến nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, tác giả sẽ kế thừa những tri thức về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm, những vấn đề liên quan đến người dưới 18 tuổi phạm tội ở các địa phương nhất định trong các công trình nghiên cứu của các tác giả đã nêu ở trên. Đồng thời dựa trên những cơ sở đó, tác giả sẽ vận dụng đi sâu nghiên cứu về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh. Từ những thực tiễn về tình hình hình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 - 2019, tác giả sẽ đi sâu phân tích làm rõ lý luận về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm do người 4 dưới 18 tuổi thực hiện trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh gắn với đặc điểm của địa bàn này tác giả sẽ kiến nghị giải pháp phòng ngừa tình hình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là hướng nghiên cứu tác giả sẽ tiếp cận trong luận văn thạc sĩ chuyên ngành tội phạm học và phòng ngừa tội phạm của mình. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài đi sâu nghiên cứu về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh để làm rõ những vấn đề lý luận về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện cũng như những yếu tố tâm sinh lý tiêu cực thuộc con người ở địa bàn này trong sự tác động lẫn nhau làm phát sinh tội phạm và đưa ra những giải pháp hạn chế, loại trừ những yếu tố này góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa tình hình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện trong thời gian tới trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích trên, luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ sau: Một là, nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh; Hai là, nghiên cứu thực tiễn, thu thập, phân tích, đánh giá số liệu tình hình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện trên Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 đến năm 2019; Ba là, nghiên cứu và làm rõ nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh; Bốn là, trên cơ sở nghiên cứu lý luận cũng như đánh giá thực trạng luận văn sẽ đưa ra dự báo và đề xuất giải pháp phòng ngừa tình hình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn có đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận và thực tiễn nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh và đề ra các giải pháp hạn chế, loại trừ những yếu tố này. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Luận văn nghiên cứu về nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh. - Phạm vi về không gian: Luận văn nghiên cứu trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh. - Phạm vi về thời gian: Các số liệu thống kê được tác giả thu thập trong giai đoạn từ 2015 đến năm 2019, gồm số liệu thống kê xét xử sơ thẩm và các bản án thu thập trong giai đoạn này. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Ngoài ra, để giải quyết vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành khác như phương pháp phân tích hệ thống; phương pháp tổng hợp; phương pháp so sánh; phương pháp thống kê...cụ thể như sau: - Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử: đây là phương pháp cơ sở nền tảng cho việc nghiên cứu. - Trong chương 1 của luận văn tác giả sử dụng phương pháp: 6 +Phương pháp tổng hợp được sử dụng để khái quát hóa nội dung nghiên cứu một cách có hệ thống, làm cho vấn đề nghiên cứu trở nên ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu. +Phương pháp so sánh được sử dụng để làm rõ mức độ tương quan giữa các qui định, các quan điểm để từ đó có những đánh giá, nhận định khách quan về nội dung nghiên cứu. +Phương pháp phân tích: được sử dụng để làm sáng tỏ những nội dung thuộc phạm vi nghiên cứu sẽ đem đến một cách nhìn cụ thể hơn thông qua những con số và vụ việc cụ thể - Trong chương 2 của luận văn tác giả sử dụng phương pháp: + Phương pháp thống kê sử dụng để làm rõ thực trạng của tình hình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện trên địa bàn Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh. + Phương pháp nghiên cứu các bản án do người dưới 18 tuổi thực hiện trên địa bàn Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 – 2019 nhằm làm rõ thực trạng tình hình và những nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện trên địa bàn Quận 7. - Trong chương 3 của luận văn tác giả sử dụng những phương pháp liệt kê để đưa ra các dự báo về tình hình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện trên địa bàn Quận 7 trong thời gian tới. Ngoài ra trong quá trình thực hiện luận văn tác giả còn sử dụng những phương pháp: + Phương pháp so sánh được sử dụng trong toàn bộ luận văn nhằm đối chiếu những nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện từ đó tìm ra các biện pháp nhằm hạn chế, loại trừ những nguyên nhân và điều kiện phù hợp, hiệu quả. + Phương pháp logic được sử dụng trong toàn bộ luận văn thể hiện sự liên kết chặt chẽ giữa các nội dung, các phần của luận văn. + Sau mỗi tiểu mục, mỗi mục cuối của chương cũng như mục cuối của luận văn tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp để dưa ra kết luận trọng tâm về nội dung 7 đã phân tích. Những kết luận này là kết quả của quá trình tổng hợp những đặc điểm và nội dung của vấn đề đã đề cập trước đó. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn đã thực hiện đạt được những kết quả như sau: - Làm rõ thực trạng của tình hình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ năm 2015 - 2019. - Góp phần vào việc lý giải, làm sáng tỏ những yếu tố thuộc về nguyên nhân và điều kiện phạm tội do người dưới 18 tuổi thực hiện trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh. - Đề xuất các biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tình hình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu của Luận văn sẽ góp phần củng cố lý luận và thực tiễn đấu tranh phòng ngừa tình hình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh và các nhà nghiên cứu của các trường. 7.Kết cấu của luận văn Luận văn có kết cấu ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh Chương 2: Thực trạngnguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh. Chương 3: Dự báo và các biện pháp nhằm hạn chế, loại trừ những yếu tố là nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh. 8 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM DO NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 7, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 1.1. Khái niệm, phân loại và ý nghĩa của việc nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện 1.1.1. Khái niệm nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện 1.1.1.1. Khái niệm người dưới 18 tuổi Theo Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em có hiệu lực từ ngày 02/09/1990 đã định nghĩa: "Trẻ em là bất kỳ người nào dưới 18 tuổi, trừ khi pháp luật quốc gia có quy định khác"[13]. Các quốc gia thành viên trong đó có Việt Nam đã phê chuẩn tham gia Công ước này. Ngay sau khi tham gia công ước, Việt Nam đã ban hành Luật bảo vệ chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 1991 sửa đổi, bổ sung năm 2004 và sau đó được thay thế bằng luật trẻ em năm 2016. Tại Điều 1 Luật trẻ em năm 2016 quy định: “Trẻ em là người dưới 16 tuổi” [24, Điều 1]. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, người chưa thành niên là dưới 18 tuổi, là những người chưa phát triển đầy đủ về thể chất cũng như về tinh thần, bị hạn chế về nhận thức cũng như kinh nghiệm và kỹ năng sống. Những người dưới 18 tuổi, đặc biệt từ giai đoạn 14 tuổi trở lên có tâm sinh lý chưa ổn định, nhân cách chưa hoàn thiện, nhận thức về các vấn đề xã hội còn hạn chế, thậm chí là còn sai lệch, thường có tính cách nông nổi, hiếu thắng, liều lĩnh, khó tự kiềm chế bản thân khi có các yếu tố của ngoại cảnh tác động, dễ dẫn đến manh động và có các hành vi bạo lực để đối phó, chống trả trước tác động của ngoại cảnh. Ở lứa tuổi này, họ thường có những biểu hiện ra bên ngoài bằng các hành vi như ngang bướng, cố chấp, dễ tự ái, gây gổ. Ngoài ra, họ có nhu cầu tìm hiểu, khám phá cái mới nhưng nếu sự khám phá ấy thiếu sự quan tâm, định hướng của gia đình, nhà trường và xã hội dễ trở thành nguyên nhân và điều kiện phạm tội của các em. Về nhận thức pháp luật của các em còn nhiều hạn chế. Một phần không nhỏ những đối tượng 9 này thực hiện hành vi phạm tội chỉ để thỏa mãn nhu cầu không đúng đắn của cá nhân, không quan tâm đến những hậu quả xảy ra là nguy hiểm cho xã hội. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có thể do các em chưa có nhận thức được đúng, sai, phải, trái nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là những thiếu sót, hạn chế trong công tác giáo dục hiểu biết pháp luật của gia đình, nhà trường và xã hội. Như vậy, theo các quy định trên, “trẻ em” là người dưới 16 tuổi; “người chưa thành niên” là người dưới 18 tuổi. Như vậy, mọi trẻ em đều là người chưa thành niên, người từ 16 đến dưới 18 không phải là trẻ em. TS. Nguyễn Văn Luật – Nguyên Vụ trưởng Vụ pháp luật, Văn phòng Chính Phủ cho rằng: “Việt Nam đã tham gia Công ước quốc tế về quyền trẻ em, vì vậy nên tuân thủ theo qui định của Công ước về tuổi của trẻ em. Đơn giản vì, nếu điều ước 18 quốc tế mà Việt Nam là thành viên có qui định khác so với pháp luật của nước ta thì thực hiện theo điều ước quốc tế đó” [13]. Nên việc xem xét vấn đề điều chỉnh độ tuổi của trẻ em lên dưới 18 là một yêu cầu cấp thiết ở nước ta hiện nay là để phù hợp với quy định của Công ước quốc tế về quyền trẻ em như Công ước số 138 về độ tuổi lao động tối thiểu và Công ước số 182 về xóa bỏ những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất nhằm mục đích tăng mức độ bảo vệ trẻ em cho tất cả những người có độ tuổi dưới 18. Độ tuổi pháp lý của trẻ em được coi là vấn đề mang tính khoa học, vừa mang tính xã hội sâu sắc. Việc Luật trẻ em của Việt Nam xác định trẻ em là người dưới 16 tuổi chưa tương thích với Công ước quốc tế về quyền trẻ em. Trước đây, Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 đã dành hẳn một chương quy định đối với người chưa thành niên phạm tội. Kế thừa, tiếp nối tư tưởng và chính sách hình sự Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi bổ sung năm 2017 tại chương XI “Những quy định đối với người dưới 18 tuổi phạm tội”. Như vậy, thuật ngữ người chưa thành niên phạm tội đã được xác định rõ ràng hơn là người dưới 18 tuổi phạm tội. Tuy nhiên không phải bất cứ người dưới 18 tuổi nào phạm tội thì cũng đều là tội phạm. Bộ luật hình sự quy định tuổi bắt đầu chịu trách nhiệm hình sự xuất phát từ thực tiễn đấu tranh phòng ngừa tội phạm cũng như căn cứ về mặt tâm sinh lý phát triển của con người, đây là vấn đề quan trọng trong pháp luật hình sự của 10 mỗi quốc gia thể hiện quan điểm của Nhà nước về xử lý tội phạm và bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định tuổi bắt đầu chịu trách nhiệm hình sự là từ đủ 14 tuổi trở lên vì người dưới 14 tuổi là người chưa phát triển đầy đủ, chưa nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội về hành vi của mình,nên chưa có năng lực trách nhiệm hình sự và không phải chịu trách nhiệm hình sự do hành vi của mình gây ra. Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi bổ sung năm 2017 đã có sự kế thừa và đồng thời khắc phục những hạn chế của các Bộ luật hình sự trước đây đó là chỉ xem xét trách nhiệm hình sự đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng quy định tại các Điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 [22, Khoản 2, Điều 12]; đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Việc quy định độ tuổi như vậy là phù hợp với pháp luật quốc tế nâng cao hiệu quả giáo dục, phòng ngừa tội phạm đối với các em được căn cứ dựa trên các tiêu chí về đặc điểm tâm lý, thể chất và khả năng nhận thức của người dưới 18 tuổi; căn cứ vào điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của Việt Nam; dựa trên cơ sở tổng kết thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và phòng, chống tội phạm do người chưa thành niên thực hiện ở nước ta nói riêng; căn cứ vào việc tham khảo các quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự của các nước trên thế giới. 1.1.1.2. Khái niệm nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện Theo triết học Mác – Lênin mối quan hệ nhân quả là mối liên hệ được lặp đi lặp lại nhiều nhất, phổ biến nhất. Do đó, mối liên hệ nhân quả là mối liên hệ đầu tiên được phản ánh vào trong đầu óc của con người. Nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau, gây ra những biến đổi nhất định nào đó. Kết quả là phạm trù chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật. [3] Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện 11 được lý giải trên cơ sở tiếp cận phương pháp luận về mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả của cặp phạm trù này. Vì mọi hiện tượng đều có nguyên nhân xuất hiện Theo GS.TS Võ Khánh Vinh: “Nguyên nhân của tình hình tội phạm là hiện tượng xã hội tiêu cực ở trong mối liên hệ tương tác hai mức độ sinh ra và tái sản xuất ra tình hình tội phạm như là hậu quả tất yếu của mình. Điều kiện của tình hình tội phạm là những hiện tượng xã hội tiêu cực, tự mình không sinh ra tình hình tội phạm, mà là hỗ trợ, làm dễ dàng và tăng cường cho sự hình thành và hoạt động của các nguyên nhân” [56,tr.87]. Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm được coi là đối tượng nghiên cứu cơ bản của tội phạm học, vì chỉ có làm sáng tỏ được lý do vì đâu mà tội phạm phát sinh, tồn tại, vận động trong đời sống xã hội thì mới phòng ngừa, ngăn chặn, loại trừ được tội phạm xảy ra. Việc xác định nguyên nhân và điều kiện chỉ mang tính chất tương đối vì có những trường hợp yếu tố đó là nguyên nhân nhưng trường hợp khác nó là điều kiện hoặc ngược lại. Chính vì vậy, việc nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện đóng vai trò quan trọng cho việc chứng minh các sự kiện, hiện tượng các yếu tố tham gia vào sự tác động qua lại làm phát sinh tội phạm. Tóm lại, chúng ta đưa ra khái niệm như sau: “Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh là sự tác động qua lại của các yếu tố tiêu cực thuộc môi trường sống và các yếu tố tâm sinh lý tiêu cực thuộc cá nhân, bản thân người dưới 18 tuổi thực hiện phạm tội trong những hoàn cảnh, tình huống nhất định dẫn đến việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định đó là tội phạm”. 1.1.2. Phân loại nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện Theo GS. TS Võ Khánh Vinh: “Trong tội phạm học tùy thuộc vào nhiệm vụ của việc nghiên cứu thì người ta sử dụng việc phân chia các nguyên nhân và điều 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan