Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại...

Tài liệu Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh (tt)

.PDF
26
215
85

Mô tả:

Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh (tt)Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh (tt)Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh (tt)Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh (tt)Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh (tt)Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh (tt)Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh (tt)Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh (tt)
VIỆN HÀN LÂM KHOA HOC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỖ PHONG HÓA NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 7, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm Mã số: 60.38.01.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2017 Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Xuân Châu Phản biện 1: PGS.TS. Phạm Văn Tỉnh Phản biện 2: PGS.TS. Trần Đình Nhã Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại: Học viện Khoa học xã hội 11 giờ 00 ngày 09 tháng 10 năm 2017 Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Học viện Khoa học xã hộ MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”. Như vậy, có thể nói quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm là quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp ghi nhận và bảo vệ. Trong những năm qua, các cơ quan bảo vệ pháp luật đã tích cực đấu tranh ngăn chặn các hành vi phạm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người nói chung và các hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác nói riêng, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm. Thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác (sau đây xin gọi tắt là Tội cố ý gây thương tích, viết tắt là tội CYGTT) cho thấy, còn có nhiều bất cập, vướng mắc, nhiều vụ án việc định tội rất phức tạp, dễ dẫn đến xét xử oan người vô tội, bỏ lọt tội phạm. Quy định của pháp luật hình sự về về tội CYGTT còn chưa thống nhất, chưa phù hợp với thực tiễn. Vì vậy, việc nghiên cứu sâu sắc những vấn đề lý luận về tình hình tội CYGTT, lý giải nguyên nhân của tình hình này cũng như thực trạng quá trình điều tra, truy tố, xét xử tội phạm này trong thực tiễn không những có ý nghĩa lý luận - thực tiễn và pháp lý quan trọng, mà còn là vấn đề mang tính cấp thiết. 1 Với tình hình trên, tác giả chọn đề tài“Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh” để nghiên cứu. Đây là yêu cầu cấp thiết để làm rõ các vấn đề về lý luận và thực tiễn nhằm cung cấp thêm các luận cứ khoa học cho công tác đấu tranh, phòng, chống loại tội phạm này trên địa bàn Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong thời gian qua tình hình tội phạm nói chung và tội CYGTT nói riêng diễn ra hết sức phức tạp, có chiều hướng gia tăng làm ảnh hưởng tình hình an ninh trật tự, ảnh hưởng đến tính mạng sức khỏe của con người và đây là vấn đề nóng bỏng, bức xúc của nhân dân đòi hỏi các ngành, các cấp quan tâm đề ra các biện pháp giải quyết. Trước tình hình đó đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu về tội phạm này, dưới các góc độ khác nhau và ở các địa bàn khác nhau. Trong những năm qua, đã có một số công trình nghiên cứu được công bố như: Luận án Tiến sĩ Luật học của tác giả Nguyễn Đình Đức “Đấu tranh phòng, chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” công bố năm 1997, đã giải quyết một số vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự đối với tội CYGTT. Luận văn thạc sĩ Luật học của tác giả Nguyễn Thị Minh Nguyệt “Đấu tranh phòng, chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế” công bố năm 2002, đã đề cập hoạt động đấu tranh, phòng, chống tội CYGTT tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. 2 Luận văn thạc sĩ Luật học của tác giả Nguyễn Xuân Thành “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Trà Vinh: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa” công bố năm 2013, đã đề cập tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa tội CYGTT trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Các công trình nghiên cứu của các tập thể và cá nhân về lĩnh vực này được xem như là các cơ sở lý luận và thực tiễn rất cần thiết để tác giả nghiên cứu, tham khảo trong việc thực hiện luận văn tốt nghiệp này. Riêng ở Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh chưa có đề tài nào nghiên cứu về tội CYGTT. Để góp phần ổn định trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, hy vọng kết quả nghiên cứu Luận văn sẽ đem lại kết quả khả thi nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tội CYGTT trên địa bàn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Căn cứ vào tình hình tội CYGTT, đề tài xác định các nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội CYGTT trên địa bàn Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất các biện pháp phòng ngừa loại tội phạm này. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, đề tài cần tập trung giải quyết những nhiệm vụ cụ thể sau: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về nguyên nhân và điều kiện của tội CYGTT. 3 - Nghiên cứu thực tiễn, thu thập số liệu tội CYGTT trên địa bàn Quận 7, TP HCM từ năm 2012 đến 2016. - Nghiên cứu làm rõ nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội CYGTT trên địa bàn Quận 7, TP HCM. - Dự báo và đề xuất giải pháp phòng ngừa tội CYGTT trên địa bàn trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu tình hình tội CYGTT trên địa bàn Quận 7, TP HCM để tìm ra các mối liên hệ hay sự phụ thuộc của nó vào các hiện tượng, các quá trình kinh tế - xã hội khác, tức là đi tìm nguyên nhân và điều kiện của tội CYGTT. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận văn nghiên cứu phòng ngừa tội CYGTT được quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 dưới góc độ Tội phạm học; - Không gian: Luận văn nghiên cứu trên địa bàn Quận 7, TP HCM; - Thời gian nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu, thu thập số liệu thực tế trong khoảng thời gian 5 năm, từ 2012 – 2016, gồm số liệu thống kê xét xử sơ thẩm hình và 86 bản án. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận:Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước ta trong lĩnh vực phòng ngừa tội phạm. 5.2. Phương pháp nghiên cứu:Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp biện chứng; phương pháp hệ 4 thống; thống kê; phương pháp nghiên cứu hồ sơ; phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn; phương pháp so sánh; phương pháp mô tả, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp và các phương pháp chuyên biệt khác của tội phạm học. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn đã thực hiện đạt được các kết quả như sau: - Làm rõ thực trạng của tình hình tội CYGTT trên địa bàn Quận 7, TP HCM, bao gồm cả phần ẩn và phần hiện của nó trong giai đoạn từ năm 2012 - 2016; - Góp phần vào việc lý giải, làm sáng tỏ những yếu tố tiêu cực thuộc nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội CYGTT trên địa bàn Quận 7, TP HCM; - Phân tích những ưu điểm và hạn chế của các cấp, các ngành trong công tác đấu tranh phòng ngừa tội CYGTT thời gian qua; - Thiết lập được hệ thống các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tội CYGTT trên địa bàn Quận 7, TP HCM. Về mặt áp dụng thực tiễn: Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong triển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa tội CYGTT trên địa bàn Quận 7, TP HCM. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Kết cấu luận văn gồm có 3 chương như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về nguyên nhân và điều kiện của tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác 5 Chương 2: Nguyên nhân, điều kiện của tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn quận 7, thành phố Hồ Chí Minh. Chương 3: Giải pháp khắc nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thực hiện trên địa bàn Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh. 6 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC 1.1. Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm 1.1.1. Khái niệm Tình hình tội phạm Tình hình tội phạm là trạng thái, xu thế vận động của các tội phạm (hoặc nhóm tội phạm hoặc loại tội phạm) đã xảy ra trong một đơn vị không gian và thời gian xác định.[7] Tình hình tội phạm (sau đây được viết tắt là THTP) được thể hiện thông qua thực trạng, diễn biến, cơ cấu, tính chất của THTP, trên cơ sở đó giúp cho các cơ quan có thẩm quyền xây dựng được biện pháp phòng ngừa tội phạm sát hợp với thực tiễn. 1.1.2. Khái niệm nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm Qua quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy nguyên nhân và điều kiện là có sự tác động qua lại giữa nhiều yếu tố, đặc biệt là yếu tố môi trường và con người. Có thể hiểu nguyên nhân của tình hình tội phạm như sau: “Là sự tác động qua lại giữa các yếu tố tiêu cực của môi trường sống bên ngoài với các yếu tố tâm - sinh lý tiêu cực bên trong cá nhân con người cùng với yếu tố tình huống nhất thời thuận lợi đã dẫn đến việc thực hiện một hành vi (hành động hoặc không hành động) mà Luật hình sự quy định là tội phạm”[24]. 1.2. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành 1.2.1. Khái niệm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác 7 Tội CYGTT là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. 1.2.2. Đặc điểm pháp lý hình sự của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác Tội CYGTT được quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015. Phân tích cấu thành tội phạm tội CYGTT cụ thể như sau: a. Khách thể của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác Là quan hệ xã hội bị hành vi cố ý làm cho người khác bị thương tích hoặc thiệt hại về sức khỏe (làm cho người khác suy giảm về sức khỏe), là quyền được pháp luật bảo vệ về sức khỏe. Nói cho dễ hình dung thì khách thể của tội phạm này là sức khỏe, tính mạng của con người. b. Mặt khách quan của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác - Hành vi khách quan của tội phạm: Hành vi của tội phạm này là những hành vi có khả năng gây ra thương tích hoặc tổn thương khác làm tổn hại đến sức khỏe của con người. - Công cụ, phương tiện sử dụng: Nếu người phạm tội sử dụng các phương tiện có tính nguy hiểm cao như: lựu đạn, súng, chất nổ, dao găm… phần nào đó có thể xác định người phạm tội mong muốn cho nạn chết. - Vị trí trên cơ thể mà người phạm tội gây ra thương tích, tổn hại sức khỏe cho người khác. - Mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công. 8 - Hậu quả của tội phạm: Hậu quả của tội CYGTT thể hiện ở tỷ lệ thương tật (tỷ lệ %) mất sức lao động của nạn nhân. - Về hình phạt: để cá thể hóa hình phạt, so với BLHS năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 thì Điều luật đã sửa đổi, bổ sung và chia lại khung hình phạt cho hợp lý và rút ngắn khoảng cách hình phạt giữa các khoản, tạo cho cơ quan tố tụng nhiều cân nhắc khi quyết định hình phạt cho bị cáo. Đặc biệt, Bộ luật Hình sự 2015 đã bỏ quy định tại Điều 105 BLTTHS năm 1999 sửa đổi bổ sung 2009 c. Chủ thể của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác Chủ thể của tội CYGTT có thể là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định. d. Mặt chủ quan của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác -Về lỗi:Người phạm tội cố ý phạm tội. Nghĩa là: Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình có thể gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏa của người khác, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra; hoặc Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình có thể gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. - Về động cơ phạm tội: Động cơ phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. - Về mục đích phạm tội: mục đích phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. 1.3. Nguyên nhân và điều kiện của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác 9 Căn cứ vào khái niệm nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm nói chung, căn cứ vào các đặc điểm pháp lý hình sự của tội CYGTT, có thể rút ra một số nhận định về nguyên nhân và điều kiện của tội CYGTT như sau: - Khái niệm nguyên nhân và điều kiện của tội CYGTT:Là sự tác động qua lại giữa các yếu tố tiêu cực của môi trường sống bên ngoài với các yếu tố tâm - sinh lý tiêu cực bên trong cá nhân con người cùng với yếu tố tình huống nhất thời thuận lợi đã dẫn đến việc thực hiện hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà Luật hình hiện hành quy định là tội CYGTT. - Bản chất của nguyên nhân và điều kiện tội CYGTT: là sự tác động qua lại giữa các nhân tố bên trong và bên ngoài. - Đặc trưng của tội này là tội phạm có nạn nhân, do đó có thể nhận định tội CYGTT về cơ bản là kết quả của những mâu thuẫn giữa người phạm tội và nạn nhân. 10 Chương 2 NGUYÊN NHÂN, ĐIỀU KIỆN CỦA TỘI PHẠM CỐ GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 7 - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội quận 7 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên - Vị trí địa lý Quận 7 được hình thành từ 05 xã phía Bắc và một phần Thị trấn huyện Nhà Bè cũ với tổng diện tích tự nhiên là 3576 ha nằm về phía Đông nam Thành phố. 2.1.2. Đặc điểm về địa hình thổ nhưỡng Địa hình quận 7 tương đối bằng phẳng, độ cao địa hình thay đổi không lớn, trung bình 0,6m đến 1,5m.Thổ nhưỡng của Quận 7 thuộc loại đất phèn mặn. 2.1.3. Đặc điểm về hệ thống giao thông Tổng diện tích đường bộ trên địa bàn quận khoảng 38 ha, chiếm 1,86% diện tích tự nhiên. Trong đó các cầu Tân Thuận 1, Tân Thuận 2, Kinh tẻ và Rạch Ông kết nối giữa Quận 7 với nội thành, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế của quận. Quận có khoảng 1.020 ha sông rạch, chiếm 28,38% diện tích tự nhiên. 2.1.4. Đặc điểm về các cảng sông Trên địa bàn quận 7 có 3 cảng lớn là Cảng Bến Nghé, Cảng Last Tân Thuận Động, Cảng Bông Sen và một số cảng chuyên dùng phục vụ cho nội bộ như Cảng Rau quả, Cảng Dầu thực vật... 2.1.5. Đặc điểm về tổ chức hành chính 11 Với tổng diện tích tự nhiên là 3576 ha, quận phân chi thành 10 phường: Phú Mỹ, Phú Thuận, Tân Phú, Tân Thuận Đông, Bình Thuận, Tân Thuận Tây, Tân Kiểng, Tân Quy, Tân Phong, Tân Hưng; 2.1.6. Đặc điểm về tình hình dân cư Tình trạng dân cư đang xáo trộn rất mạnh và phân bố không đều, dân số hiện nay là 312.931 người (mật độ 6.785 người/km2), Tỷ lệ dân số có hộ khẩu tại quận chiếm 72% số hộ và 74% số nhân khẩu Tỷ lệ số dân ở diện KT2, KT3, KT4 chiếm 34% số hộ và 33% số nhân khẩu. 2.1.7. Đặc điểm về tín ngưỡng Trên địa bàn Quận 7 có 31 cơ sở tôn giáo, trong đó có 14 chùa, 10 tịnh thất, tịnh xá, 05 nhà thờ Thiên chúa. 2.1.8. Đặc điểm về các di tích lịch sử văn hoá Đình Tân Quy Đông, Đình thờ thân Thành Hoàng bổn cảnh, có sắc phong của vua Tự Đức; di tích Lịch sử Gò Ô Môi, nhà tưởng niệm Bác Hồ, nghĩa trang liệt sỹ Nhà Bè. 2.2. Tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn quận 7, thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2012 đến năm 2016 2.2.1 Phần hiện của tình hình tội phạm Phần hiện là một phạm trù của tình hình tội phạm bao hàm toàn bộ những hành vi phạm tội và chủ thể của các hành vi đó đã được phát hiện, theo pháp luật hình sự và có trong thống kê hàng năm. Như vậy, đối với tình hình tội CYGTT, phần hiện của nó được biểu hiện thông qua các tiêu chí đã được khái quát chung đó là: Mức độ, diễn biến, cơ cấu và tính chất của tình hình tội CYGTT. 12 a. Thực trạng (mức độ) của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn quận 7, thành phố Hồ Chí Minh Mức độ của tình hình tội phạm là đặc điểm định lượng của tình hình tội phạm, bao hàm tổng thể những hành vi phạm tội đã xảy ra trong thực tế và các chủ thể thực hiện các hành vi đó trong một đơn vị thời gian và không gian nhất định. Mức độ của tình hình tội CYGTT được phản ánh qua số vụ và số bị cáo đã được xét xử sơ thẩm hình sự về tội CYGTTtrên địa bàn quận 7, thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2012 đến năm 2016. b. Diễn biến của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn quận 7, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2012-2016 Tác giả lấy năm 2012 làm năm định gốc để phân tích tình hình tội phạm theo phương pháp so sánh định gốc như nêu ở trên. Nếu lấy số liệu năm 2012 định gốc là 100% thì từ số liệu thu thập được tác giả nhận thấy: tình hình tội cố gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh trong 05 năm từ năm 2012 đến 2016 giao động không ổn định, không theo quy luật, nhưng có xu hướng giảm so với đầu kỳ năm 2012. Khi tình hình tội phạm chung trên địa bàn giảm sẽ kéo theo tình hình tội phạm CYGTT giảm theo. c. Cơ cấu của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2012-2016 Cơ cấu của tình hình tội phạm chính là đặc điểm định tính của tình hình tội phạm. Nói đến cơ cấu của tình hình tội phạm là nói đến tính chất và các mối tương quan vốn có bên trong của tình hình tội 13 phạm, cũng như các quan hệ giữa tình hình tội phạm với các hiện tượng, các quá trình kinh tế, xã hội khác nhau. * Cơ cấu xét theo hình phạt, tái phạm, tái phạm nguy hiểm của tội CYGTT trên địa bàn Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2012 - 2016. Qua xem xét số liệu cho thấy, số bị cáo phạm tội có mức án từ 3 năm trở lên chiếm tỷ lệ cao, điều này cho thấy rằng trình trạng phạm tội nghiêm trọng đối với tội CYGTT trên địa bàn Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua là tương đối cao, chiếm 41,81% trong tổng số bị cáo phạm cùng tội. Điều này cho thấy rằng tính chất mức độ nguy hiểm của loại tội phạm này rất cao và cần phải có biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa có hiệu quả. Ngoài ra, qua xem xét 86 bản án với 150 bị cáo, tác giả nhận thấy như sau: - Đang bị quản lý tại địa phương và phạm tội: có 02 bị cáo, chiếm tỷ lệ 1,33% - Nghiện ma túy: có 03 bị cáo, chiếm tỷ lệ 2% - Bị cáo đã có rượu bia: có 22 bị cáo, chiếm tỷ lệ 14,66% * Cơ cấu theo các đặc điểm nhân thân người phạm tội của tội CYGTT trên địa bàn Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh từ năm 20122016 - Cơ cấu về giới tính, dân tộc: Thống kê trong 86 bản án với 150 bị cáo cho thấy rằng: Nam: 150 bị cáo, chiếm tỷ lệ: 100%; Nữ: 0 bị cáo, chiếm tỷ lệ: 0%. Dân tộc: Kinh: 141 bị cáo, chiếm tỷ lệ: 94%; Khơme: 08 bị cáo, chiếm tỷ lệ: 5,33%; Khác: 01 bị cáo, chiếm tỷ lệ: 0,67%. 14 Về dân tộc, qua thống kê cho thấy rằng, tỷ lệ dân tộc Kinh chiếm đa số trong tổng số bị cáo, chiếm tỷ lệ 94%, các dân tộc khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ. * Cơ cấu về học vấn, nghề nghiệp, tôn giáo, trình trạng hôn nhân, độ tuổi - Về học vấn:Thống kê trong 300 bản án với 452 bị cáo cho thấy rằng: Không biết chữ: 5 bị cáo, chiếm tỷ lệ 3.33%. Tiểu học: 44 bị cáo, chiếm tỷ lệ 29,33%. Trung học cơ sở: 56 bị cáo, chiếm tỷ lệ 37,33%. - Về việc làm:Thống kê trong 86 bản án với 150 bị cáo cho thấy rằng: Học sinh sinh viên:7 bị cáo, chiếm tỷ lệ 4,68%. Công nhân, nông dân: 21 bị cáo, chiếm tỷ lệ 14%. Lao động tự do: 22 bị cáo, chiếm tỷ lệ 14,66%. Không có việc làm:46 bị cáo, chiếm tỷ lệ 30,66%. Có nghề nghiệp ổn định khác: 54 bị cáo, chiếm tỷ lệ 36% - Về độ tuổi,việc xem xét độ tuổi của người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác giúp cho chúng ta biết được độ tuổi nào dễ phạm tội, từ đó có biện pháp phòng ngừa có hiệu quả. Qua thống kê trong 86 bản án với 150 bị cáo, tác giả thấy rằng: Từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi:01 bị cáo, chiếm tỷ lệ 0,66%; Từ 18 đến 30 tuổi:87 bị cáo, chiếm tỷ lệ 58%; Từ 31 đến dưới 60 tuổi: 61 bị cáo, chiếm tỷ lệ 40,68%; Trên 60 tuổi:01 bị cáo, chiếm tỷ lệ 0,66%; - Về nhận thức hành vi sau khi thực hiện hành vi phạm tội 15 Ở đây tác giả đề cập đến vấn đề tự thú và đầu thú của người đã thực hiện hành vi phạm tội CYGTTxem họ có nhận thức được hành vi phạm tội của mình không, để làm cơ sở đánh giá mức độ nhận thức pháp luật của người thực hiện hành vi phạm tội và đề ra biện pháp tuyên truyền giáo dục pháp luật có hiệu quả. Qua thống kê 150 bị cáo, tác giả thấy rằng: - Tự thú: 8 người, chiếm 5,33%. - Đầu thú:5 người, chiếm 3,33%. * Cơ cấu xét theo bị hại của tội CYGTT Qua xem xét số liệu thống kê 91 người bị hại trên 86 Bản án, tác giả nhận thấy: về giới tính, bị hại đa số là nam (chiếm tỷ lệ 94,50%) trên tổng số bị hại; về độ tuổi, bị hại từ 18 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ cao 94,51% trên tổng số bị hại; giữa bị hại và người thực hiện hành vi phạm tội có quen biết nhau chiếm tỷ lệ rất cao 71,44%; bị hại có lỗi trước chiếm tỷ lệ 12,08%. * Cơ cấu theo hình thức và thủ đoạn của tội CYGTT Qua xem số liệu thống kê tác giả nhận thấy, về vai trò của người phạm tội, bị cáo phạm tội có tổ chức chiếm tỷ lệ không cao chiếm 6% trong tổng số bị cáo bị xét xử;còn về thủ đoạn phạm tội, số bị cáo phạm tội bộc phát và một mình phạm tội chiếm tỷ lệ cao nhất 86,33%;số bị cáo bị kích động phạm tội bộc phát nhưng có sẵn hung khí trong người tạo điều kiện cho bị cáo dễ dàng phạm tội chiếm tỷ lệ 15,33%; số bị cáo có chuẩn bị hung khí chiếm tỷ lệ 37,37%. * Cơ cấu xét theo phương thức gây án Tác giả sử dụng chất liệu nghiên cứu là các báo cáo thống kê của Viện kiểm sát nhân dân Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh và nghiên cứu 86 bản án của Tòa án nhân dân Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh với 150 bị cáo. 16 d. Tính chất của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2012-2016 Tính chất của tình hình tội CYGTT được rút ra trên cơ sở nhận định Mức độ, Diễn biến (động thái) và Cơ cấu của tình hình tội phạm này trong sự vận động trong không gian và thời gian nhất định, qua đó nó cho biết về xu hướng, khuynh hướng phạm tội, mức độ nguy hiểm, phức tạp của tình hình tội phạm này. 2.2.2. Phần ẩn của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn năm 2012-2016 Phần ẩn tội phạm CYGTT là các tội phạm CYGTT đã thực tế xảy ra nhưng không được thể hiện trong thống kê tội phạm vì không được phát hiện, không được xử lý hoặc không được đưa vào thống kê tội phạm. Trong tình hình tội CYGTT trên địa bàn Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh tội phạm ẩn được thể hiện dưới 3 loại: Tội phạm ẩn khách quan (hay còn gọi là tội phạm ẩn tự nhiên); tội phạm ẩn chủ quan (hay còn gọi là tội phạm ẩn nhân tạo) và tội phạm ẩn thống kê 2.3. Nguyên nhân và điều kiện của tội phạm Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2012-2016 2.3.1. Nguyên nhân và điều kiện thuộc môi trường sống a. Môi trường tự nhiên - địa lý Trong những năm qua, cùng với sự đổi mới, phát triển chung của cả nước và Thành phố Hồ Chí Minh nói chung, Quận 7 đã tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới. b. Môi trường xã hội 17 * Môi trường vi mô - Môi trường gia đình - Môi trường nhà trường (giáo dục) * Môi trường vĩ mô - Môi trường kinh tế - xã hội - Môi trường văn hóa - Môi trường quản lý nhà nước 2.3.2. Nguyên nhân và điều kiện thuộc về người phạm tội Một trong những yếu tố không thể thiếu trong quá trình đánh giá hệ thống những yếu tố làm phát sinh tội CYGTT trên địa bàn Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh là những yếu tố tiêu cực thuộc cá nhân người phạm tội. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất