Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nguyên nhân làm ảnh hưởng đến việc thay đổi đơn đặt hàng của dự án nhà cao tầng ...

Tài liệu Nguyên nhân làm ảnh hưởng đến việc thay đổi đơn đặt hàng của dự án nhà cao tầng ở việt nam

.PDF
94
1
91

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM ---------o0o--------- NGUYỄN NGỌC VŨ NGUYÊN NHÂN LÀM ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC THAY ĐỔI ĐƠN ĐẶT HÀNG CỦA DỰ ÁN NHÀ CAO TẦNG Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý Xây dựng Mã số: 60580302 LUẬN VĂN THẠC SĨ TP. Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2021 CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG TP.HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học: CBHD1: TS. PHẠM THANH HẢI Chữ ký: CBHD2: TS. HUỲNH NGỌC THI Chữ ký: Cán bộ chấm phản biện: CBPB1: TS. ĐỖ TIẾN SỸ Chữ ký: CBPB2: TS. NGUYỄN THANH VIỆT Chữ ký: Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG TP. HCM vào ngày 29 tháng 01 năm 2021. Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm: (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ) 1. TS. Lê Hoài Long : Chủ tịch hội đồng 2. TS. Đặng Ngọc Châu : Ủy viên hội đồng 3. TS. Đỗ Tiến Sỹ : Cán bộ phản biện 1 4. TS. Nguyễn Thanh Việt : Cán bộ phản biện 2 5. TS. Trần Nguyễn Ngọc Cương : Thư ký hội đồng Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có). CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƢỞNG KHOA ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: NGUYỄN NGỌC VŨ MSHV: 1670651; Năm sinh: 10/07/1986 Nơi sinh: Đồng Nai; Chuyên ngành: Quản lý xây dựng Mã số: 60580302 I. Tên đề tài: Nguyên Nhân Làm Ảnh Hƣởng Đến Việc Thay Đổi Đơn Đặt Hàng Của Dự Án Nhà Cao Tầng Ở Việt Nam. II. Nhiệm vụ và nội dung: - Xác định các nguyên nhân làm ảnh hưởng đến việc thay đổi đơn đặt hàng và các biến đo lường hậu quả của việc thay đổi đơn đặt hàng; - Phân tích mối quan hệ giữa các nguyên nhân và hậu quả của việc thay đổi đơn đặt hàng; - Kết luận và kiến nghị; III. Ngày giao nhiệm vụ: 21-09-2020 IV. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 03-01-2021 V. Cán bộ hướng dẫn: CBHD1: TS. PHẠM THANH HẢI CBHD2: TS. HUỲNH NGỌC THI Tp. HCM, ngày 29 tháng 01 năm 2021 CÁN BỘ HƢỚNG DẪN CHỦ NHIỆM BỘ MÔN TS. PHẠM THANH HẢI TS. LÊ HOÀI LONG CÁN BỘ HƢỚNG DẪN 2 TRƢỞNG KHOA TS. HUỲNH NGỌC THI PGS TS. LÊ ANH TUẤN LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Phạm Thanh Hải và TS. Huỳnh Ngọc Thi, người góp sức rất lớn cho tôi trong quá trình hình thành ý tưởng cũng như triển khai thực hiện luận văn này. Hai thầy đã truyền đạt cho tôi phương pháp nghiên cứu, kiến thức chuyên môn và nhiều kỹ năng khác để tôi có thể hoàn thiện được nhiệm vụ của mình. Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong Khoa Kỹ thuật Xây dựng, đặc biệt là các thầy cô giảng dạy thuộc bộ môn Thi công và Quản lý Xây dựng trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh. Tất cả những kiến thức, kinh nghiệm mà các thầy cô đã truyền đạt lại cho tôi trong suốt quá trình học cũng như những góp ý quý báu của các thầy cô về luận văn này sẽ mãi là hành trang quý giá cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và công tác sau này. Xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè cùng lớp, những người đã cùng tôi trải qua những ngày học tập thật vui, bổ ích và những thảo luận trong suốt thời gian học tập đã giúp tôi tự hoàn thiện mình và mở ra trong tôi nhiều sáng kiến mới. Xin cảm ơn những đồng nghiệp của tôi, đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập và chính những kinh nghiệm thực tế trong quá trình công tác của họ đã đóng góp rất nhiều ý kiến cho tôi hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, xin cảm ơn nhưng người thân trong gia đình tôi, những người bạn thân của tôi đã luôn bên cạnh tôi, quan tâm, động viên và giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn, trở ngại để hoàn thành luận văn này. Do còn nhiều hạn chế về mặt nhận thức và kỹ năng, do đó chắc chắn luận văn này sẽ còn nhiều thiếu sót không thể tránh khỏi. Rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô, sự trao đổi của bạn bè để tôi có thêm nhiều kiến thức hơn nhằm áp dụng trong thực tế công việc. Trân trọng. TP. Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 01 năm 2021 Nguyễn Ngọc Vũ TÓM TẮT Ngành xây dựng là nguồn chính của tăng trưởng kinh tế. Các dự án xây dựng có bản chất rất phức tạp đặc biệt là các dự án xây dựng nhà cao tầng. Thay đổi đơn đặt hàng xảy ra hầu hết ở các dự án xây dựng nhà cao tầng và có ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng, thời gian và chi phí. Hậu quả, nó dẫn đến tranh chấp, chậm trễ, không hài lòng giữa các bên liên quan và cuối cùng dẫn đến thất bại của các dự án. Các đơn đặt hàng thay đổi thường được ban hành để thay đổi về phạm vi công việc, số lượng vật liệu, lỗi thiết kế ... Nghiên cứu này tìm ra được 18 nguyên nhân và 6 nhóm nguyên nhân. Thông qua bảng khảo sát câu hỏi xác định được 4 nguyên nhân chính là chủ đầu tư thay đổi thiết kế, tài chính chủ đầu tư không đảm bảo, thiết kế không rõ ràng, chính xác, đồng bộ, cuối cùng là thay đổi do điều kiện kinh tế xã hội. Bên cạnh đó cũng xác định được 2 hậu quả chính của việc thay đổi đơn đặt hàng là tăng chi phí và tiến độ của dự án. Đồng thời nghiên cứu cũng đề xuất các phương án để làm giảm việc thay đổi đơn đặt hàng nhằm tăng hiệu suất của dự án. ABSTRACT Construction industry is considered to be one of the major sources of economic growth and development. Nature of Construction projects is often very complex, especially high-rise buildings. Change Orders occur mostly in high-rise buildings and have a huge impact on project quality, time and cost. Consequently, it leads to disputes, delays, dissatisfaction among stakeholders and ultimately project failure. Change orders are usually issued to cover variations in the scope of work, material quantities, design errors, ect.... This study found out 18 reasons with 6 groups. Through questionnaire surveys, 4 main reasons are identified which are investor’s change in design, financial failure of investors, asynchronous, inaccurate and unclear design, and ultimately socio-economic conditions. Besides, this study also identified two main consequences of the change orders which are cost increase and behind the project schedule. At the same time, the study also proposed alternatives to reduce change orders in order to increase project efficiency. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của Thầy Phạm Thanh Hải và Thầy Huỳnh Ngọc Thi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, được thu thập từ quá trình khảo sát thực tế và được công bố theo đúng quy định. TP. Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 01 năm 2021 Nguyễn Ngọc Vũ HV: Nguyễn Ngọc Vũ GVHD: TS. Phạm Thanh Hải MỤC LỤC CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG .............................................1 1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu:......................................................................... 1 1.2. Mục tiêu của nghiên cứu. ..................................................................... 3 1.3. Phạm vi nghiên cứu : ........................................................................... 3 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ......................................................................................5 2.1. Các định nghĩa và khái niệm ............................................................... 5 2.1.1. Khái niệm về dự án: ................................................................................5 2.1.2. Khái niệm về nhà cao tầng : ...................................................................5 2.1.3. Khái niệm về thay đổi đơn đặt hàng : ....................................................5 2.1.4. Thực hiện dự án (Project Performance) : .............................................5 2.1.5. Hậu Quả Của Việc Thay Đổi Đơn Đặt Hàng : ......................................6 2.2. Các Nghiên Cứu Liên Quan: ............................................................... 6 2.2.1. Tổng Hợp Một Số Nghiên Cứu Trước Liên Quan: ..............................6 2.2.2. Các Nguyên Nhân Làm Ảnh Hưởng Đến Việc Thay Đổi Đơn Đặt Hàng . ................................................................................................................20 2.2.3. Ảnh Hưởng Của Việc Thay Đổi Đơn Đặt Hàng : ...............................23 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................25 3.1. Quy Trình Nghiên Cứu : .................................................................... 25 3.2. Công cụ nghiên cứu: sử dụng phần mềm SPSS và Excel ............... 26 3.3. Phân tích dữ liệu ................................................................................. 27 3.3.1. Thống kê mô tả: .....................................................................................27 3.3.2. Phân tích độ tin cậy: bằng hệ số Cronbach’s alpha α: .......................27 Trang 1 HV: Nguyễn Ngọc Vũ GVHD: TS. Phạm Thanh Hải 3.3.3. Phân tích tương quan và hồi quy : .......................................................29 3.3.3.1. Phân tích tương quan : .....................................................................29 3.3.3.2. Phân tích hồi quy: .............................................................................29 3.4. Thiết kế bảng câu hỏi ......................................................................... 29 3.4.1.1. Nội dung bảng câu hỏi ......................................................................30 3.5. Thu thập dữ liệu .................................................................................. 33 CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................................................34 4.1. Thống Kê Mô Tả ................................................................................. 34 4.1.1. Thống kê mẫu : ......................................................................................34 4.1.2. Thống kê đối tượng khảo sát : ..............................................................34 4.1.2.1. Phân loại đối tượng khảo sát : ..........................................................34 4.1.3. Thống kê biến độc lập : .........................................................................40 4.1.4. Thống kê biến phụ thuộc : ....................................................................43 4.2. Độ Tin Cậy Thang Đo : ...................................................................... 44 4.3. Giá Trị Của Thang Đo : .................................................................... 48 4.3.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA của các biến độc lập ....................49 4.3.2. Phân tích EFA biến phụ thuộc : Phân tích tương tự ..........................51 4.4. Phân Tích Tương Quan...................................................................... 52 4.4.1. Đánh giá TTB và xếp hạng các biến theo từng nhóm nhân tố ..........52 4.4.2. Phân tích tương quan : ..........................................................................55 4.5. Phân Tích Hồi Quy ............................................................................. 58 4.5.1. Xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính .................................................58 4.5.2. Xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính ........................................59 Trang 2 HV: Nguyễn Ngọc Vũ GVHD: TS. Phạm Thanh Hải 4.5.3. Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình...............................................62 4.5.4. Kiểm định các giả định của mô hình hồi quy ......................................63 4.5.5. Giải thích kết quả mô hình ...................................................................66 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................68 5.1. Kết Luận và Kiến Nghị Về Nguyên Nhân Việc Thay Đổi Đơn Đặt Hàng Gây Ra: ............................................................................................. 68 5.2. Hạn Chế Của Đề Tài Và Hướng Nghiên Cứu Tiếp Theo: .............. 72 5.2.1. Hạn chế của đề tài : ...............................................................................72 5.2.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo: ................................................................72 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................73 PHỤ LỤC ........................................................................................76 Phụ lục 1 : Bảng câu hỏi khảo sát chính thức ........................................ 76 Phụ lục 2 : phụ lục hình ............................................................................ 81 Phụ lục 3: phụ lục bảng ............................................................................. 82 Trang 3 HV: Nguyễn Ngọc Vũ GVHD: TS. Phạm Thanh Hải CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG 1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu: Trong sự chuyển mình đổi mới, Việt Nam đã không ngừng phát triển vượt bật về mọi mặt, từ năm 2002 đến 2018 GDP đầu người tăng đến 2,7 lần, riêng “năm 2019 thì GDP (tổng sản phẩn quốc nội) tăng 7,02 %, trong đó cơ cấu kinh tế thì khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt tỷ trọng 13,96% GDP, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 34,49% và tương ứng là dịch vụ chiếm 41,64%. Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,91% (tương ứng với cơ cấu kinh tế của năm 2018 là: 14,68% , 34,23% , 41,12%, 9,97%)” (Bích Hà , Laodong.vn, “Những con số ấn tượng về kinh tế Việt Nam năm 2019” 28/12/2019). Cùng nhịp với sự phát triển chung của nền kinh tế cả nước “ngành xây dựng có tỉ lệ tăng trưởng đạt khoảng 9 – 9,2% so với năm 2018. Tỷ lệ đô thị hóa cả nước đạt khoảng 39,2%, tăng 0,8% so với năm 2018. Cụ thể, tổng giá trị sản xuất toàn ngành Xây dựng đạt 358,684 tỷ đồng, đóng góp 5,94% cơ cấu GDP cả nước” ( theo báo cáo bộ xây dựng, 12/2019). Nhìn chung ngành xây dựng những năm gần đây phát triển mạnh mẽ là nhờ vào áp dụng những công nghệ tiên tiến vào ngành xây dựng cùng với những cải cách của chính phủ. Hiện nay, tại các thành phố lớn ở Việt Nam, nhu cầu về nhà để ở (chung cư), các trung tâm thương mại, tòa nhà , khách sạn hiện đang rất lớn bên cạch đó việc xây dựng nhà cao tầng gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý đặc biệt là công tác quản lý rủi ro. Có một rủi ro mà hầu như các dự án nào cũng gặp phải đó là việc thay đổi đơn đặt hàng việc này dẫn đến trễ tiến độ, chi phí tăng cao, và chất lượng không đảm bảo, tranh chấp giữa các bên, những nghiên cứu về vấn đề này ở trên thế giới như: Alia Alaryan (2014) có nghiên cứu “Nguyên nhân và ảnh hưởng của việc thay đổi đơn đặt hàng đối với các dự án xây dựng ở Kuwait.” đã tìm được 3 nguyên nhân chính từ 20 nguyên nhân làm thay đổi đơn đặt hàng là thay đổi phạm vi công việc từ chủ đầu tư, các vấn đề về trang web, lỗi và thiếu sót trong thiết kế, thiết kế kém và lỗi trong chi tiết bản vẽ bên cạnh đó nghiên cứu này chỉ ra được 5 hậu quả việc thay đổi đơn đặt hàng là tăng chi phí dự án, tăng thời gian hạng mục, chậm tiến độ, trả thêm tiến cho nhà thầu, chậm thanh toán. Còn tại Las Vegas. Trang 1 HV: Nguyễn Ngọc Vũ GVHD: TS. Phạm Thanh Hải USA thì Pramen P. Shrestha (2013) với nghiên cứu “ Phân Tích Thay Đổi Đơn Đặt Hàng Trong Các Dự án Trường Công Lập”, nghiên cứu này so sánh thống kê các thay đổi đơn đặt hàng đối với 171 dự án hiện đại hóa và 98 dự án mới ở các trường công lập khu Clark County của Nevada và được xây dựng từ năm 2001 đến năm 2009. Nghiên cứu thu thập tổng chi phí của các đơn hàng thay đổi, chi phí dự thầu, chi phí xây dựng, thời gian đấu thầu và thời hạn hoàn thành cuối cùng của các dự án hiện đại hóa và trường học mới. Còn với Ala’a Alshdiefat (2018) “ Nguyên nhân của việc thay đổi đơn hàng trong ngành công nghiệp xây dựng Jordan” tại Jordan thì tác giả đã sử dụng bảng câu hỏi và phỏng vấn đã chỉ ra được 3 nguyên nhân chính đó là những thay đổi từ chủ đầu tư, thứ 2 là lỗi thiết kế cuối cùng là các yếu tố về tài liệu hợp đồng. Thêm vào đó ở khu vực bờ tây thì Mujahed M. Staiti (2016) đã cũng có nghiên cứu “ tác động của thay đổi đơn đặt hàng trong lĩnh vực xây dựng ở Bờ Tây”. Nghiên cứu này nhằm mục đích điều tra tác động của thay đổi đơn đặt hàng về hiệu quả dự án ở Bờ Tây, để có những biện pháp chủ động nhằm giảm thiểu những thay đổi trong xây dựng. Mục tiêu của bài báo là xác định nguyên nhân chính của những thay đổi xảy ra trong các dự án xây dựng và để đánh giá các thực tiễn hiện tại về quản lý đơn đặt hàng thay đổi trong các công ty xây dựng ở Bờ Tây. Kết quả chỉ ra 2 nguyên nhân chính là từ chủ đầu tư và tư vấn thiết kế. Và bên cạnh đó chỉ ra 2 tác động chính là làm tăng chi phí và tiến độ. Tại Ả Rập Saudi, Walid MA Khalifa (2019) có nghiên cứu “Nguyên nhân thay đổi đơn đặt hàng trong các dự án xây dựng”. Nghiên cứu này thảo luận về các thay đổi đơn đặt hàng ở các dự án xây dựng công cộng ở Ả Rập Saudi bằng cách điều tra nguyên nhân, nghiên cứu ảnh hưởng của chúng đối với dự án, xác định các bên có lợi và đề xuất các biện pháp khắc phục để giảm bớt các vấn đề. Các nhiệm vụ bao gồm tiến hành khảo sát thực tế thông qua bảng câu hỏi, tác giả xác định rằng 5 (năm) nguyên nhân hàng đầu của thay đổi đơn đặt hàng từ quan điểm của nhà thầu là: bổ sung của chủ đầu tư, lỗi và thiếu sót trong thiết kế, thiếu sự phối hợp giữa các bên tham gia, lỗi thi công và khó khăn về tài chính của chủ đầu tư. Tại Việt Nam, nghiên cứu của Trần Nguyễn Nhật Nam và Đỗ tiến Sỹ về “Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng lên phát sinh khối lượng (VO) trong các dự án xây dựng ở Việt Nam” đã chỉ ra 3 nhân tố chủ yếu gây phát sinh khối lượng. Đầu Trang 2 HV: Nguyễn Ngọc Vũ GVHD: TS. Phạm Thanh Hải tiên là Chủ đầu tư thay đổi kế hoạch, quy mô dự án, yếu tố liên quan đến tư vấn, thứ 2 là thay đổi thiết kế, tiêu chuẩn kỹ thuật, thứ 3 thiết kế lỗi và thiếu sót. Còn về vấn đề thay đổi đơn đặt hàng thì vấn đề này ở Việt Nam vẫn chưa được quan tâm, mong rằng nghiên cứu này sẽ đóng góp cái nhìn khác về Nguyên Nhân Làm Ảnh Hưởng Đến Việc Thay Đổi Đơn Đặt Hàng Của Dự án Nhà Cao Tầng Ở Việt Nam. Thực tế ở Việt Nam vấn đề thay đổi đơn đặt hàng bất kỳ dự án nào cũng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau đặt biệt nhất ở các dự án xây dựng ở nhà cao tầng nơi có nhiều công tác đan xen, phối hợp và có tính phức tạp rất khó lường trước dẫn đến việc thay đổi đơn đặt hàng là điều hiển nhiên. Điển hình như dự án Saigon One Tower nguyên nhân do chủ đầu tư không đảm bảo tài chính dẫn đến các bên tham gia không kiểm soát được hoặc rất chậm trễ trong công tác xử lý dẫn đến trễ tiến độ, phát sinh chi phí và kiện tụng đến nay vẫn chưa được giải quyết. cũng như dự án Mường Thanh Khánh Hòa do thay đổi thiết kế ( tăng 3 tầng so với thiết kế xin phép ) dẫn đến việc phải cắt bỏ 3 tầng làm chậm tiến độ và phát sinh chi phí cho dự án này. Từ những thực tế trên nguyên cứu này sẽ tìm những nguyên nhân việc thay đổi đơn đặt hàng từ đó sẽ có những biện pháp làm gia tăng hiệu quả dự án, giảm thiểu các rủi ro do việc thay đổi đơn đặt hàng này gây ra và đem lại lợi ích lớn nhất cho các bên tham gia dự án. 1.2. Mục tiêu của nghiên cứu. - Tìm các nguyên nhân chủ yếu làm thay đổi đơn đặt hàng của dự án nhà cao tầng ở Việt Nam . - Đánh giá các nguyên nhân dẫn đến chi phí tăng, tiến độ trễ, chất lượng kém làm ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án. - Tìm các biện pháp nhằm giảm thiểu được các nguyên nhân làm thay đổi đơn đặt hàng của dự án nhà cao tầng ở Việt Nam. 1.3. Phạm vi nghiên cứu : Nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi như sau: - Dữ liệu được lấy, khảo sát tại các dự án chung cư cao tầng tại Việt Nam . - Các đối tượng khảo sát gồm: những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng dự án cao tầng. Trang 3 HV: Nguyễn Ngọc Vũ GVHD: TS. Phạm Thanh Hải + Ban quản lý dự án. + Chủ đầu tư. + Tư vấn giám sát. + Nhà thầu chính, nhà thầu phụ, nhà cung cấp. + Các đối tượng liên quan đến dự án. Trang 4 HV: Nguyễn Ngọc Vũ GVHD: TS. Phạm Thanh Hải CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 2.1. Các định nghĩa và khái niệm 2.1.1. Khái niệm về dự án: Theo Clark A. Campbell. (2009), “Dự án là các hoạt động với các thông số được xác định chính xác với khung thời gian và các mục đích cho riêng dự án đó”. 2.1.2. Khái niệm về nhà cao tầng : Theo tiêu chuần nhà cao tầng công tác địa kỹ thuật ( TCXDVN 194-2006) ” nhà cao tầng là nhà ở và các công trình công cộng có số tầng lớn hơn 9 ”. 2.1.3. Khái niệm về thay đổi đơn đặt hàng : Shabir Hussain Khahro (2017) định nghĩa “thay đổi đơn đặt hàng trong dự án xây dựng là công trình được thêm hoặc bớt khỏi phạm vi ban đầu của một hợp đồng làm thay đổi giá trị ban đầu của hợp đồng hoặc ngày hoàn thành” . 2.1.4. Thực hiện dự án (Project Performance) : Gyadu-Asiedu (2009) “do mỗi dự án có những đặc điểm riêng, về loại dự án, quy mô, vị trí địa lý, nhân lực nên việc thực hiện dự án có nhiều rủi ro dẫn đến nhiều kết quả không mong muốn. Do đó, để đạt được mục tiêu chính của dự án, cụ thể là về thời gian, chi phí, chất lượng và an toàn, tác giả đề xuất 5 tiêu chí: chi phí, chất lượng, thời gian, hiệu quả quản lý và thực thi và tác động đến môi trường và xã hội”. Theo Xiao và Proverbs (2003) và NA Ankrah (2005) đề xuất về “ tam giác sắt” trong việc thực hiện dự án Hình 2.1 : Tam giác đo lường việc thực hiện dự án trong xây dựng Trang 5 HV: Nguyễn Ngọc Vũ GVHD: TS. Phạm Thanh Hải 2.1.5. Hậu Quả Của Việc Thay Đổi Đơn Đặt Hàng : Việc thay đổi đơn đặt hàng là điều mà không ai tham gia dự án mong muốn xảy ra nhưng hầu hết các dự án đang triển khai đều có xảy ra dẫn đến việc tăng chi phí, trễ tiến độ, chất lượng của công trình cụ thể : + Chi phí: làm gia tăng chi phí dự án dẫn đến tăng chi phí đầu tư và phải trả thêm tiền cho nhà thầu. Việc này làm gia tăng tranh chấp giữa chủ đầu tư và nhà thầu hoặc nhà thầu với nhà thầu vì chẳng ai muốn mình phải trả thêm chi phí này cho những sai lầm, thiếu sót. + Tiến độ: việc thay đổi đơn đặt hàng dẫn đến kéo dài thời gian hoàn thành làm tăng tiến độ kéo theo các hạng mục liên quan (nhà thầu liên quan) phải bị chậm trễ dẫn đến mâu thuẩn giữa các nhà thầu, tổng thời gian dự án kéo dài thêm + Chất lượng và năng xuất cũng bị ảnh hưởng theo do làm lại các công việc chưa đạt, phải thay thế các sản phẩm khác dẫn đến hiệu quả và năng suất kém đi. 2.2. Các Nghiên Cứu Liên Quan: 2.2.1. Tổng Hợp Một Số Nghiên Cứu Trước Liên Quan: Ngành xây dựng là ngành có lịch sử phát triển lâu đời và chiếm nhiều tài nguyên nhất trên thế giới. Tuy nhiên ngành xây dựng vẫn phải chịu nhiều rủi ro do đặc thù ngành xây dựng và quy luật tất yếu là việc thay đổi đơn đặt hàng ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện dự án xây dựng. Tại Châu Âu, nước Anh, nơi có nền xây dựng phát triển lâu đời, nhằm tối ưu hóa hiệu suất thì N. A. Ankrah (2005) đã lập Khung Đo Lường Xây Dựng Hiệu Quả DỰ ÁN : Từ Khóa Vượt Trội Thử Thách Đo Lường Hiệu Suất Tại Châu Á, nơi tập trung nhiều các nước đang phát triển nhất thế giới , ở Saudi Arabia thì Walid M. A. Khalifa (2019) đã chỉ ra Nguyên nhân thay đổi thứ tự trong các DỰ ÁN xây dựng tại nước này để có biện pháp nhằm cải thiện việc thay đổi đơn đặt hàng Ở Châu Mỹ về vấn đề thay đổi đơn đặt hàng dẫn đến tranh chấp thì JiehHaur Chen (2007) đề xuất Mô hình lai ANN-CBR cho các đơn đặt hàng thay đổi đang tranh chấp trong các dự án ở lĩnh vực xây dựng dữ liệu lấy 48 bang nước Mỹ. Trang 6 HV: Nguyễn Ngọc Vũ GVHD: TS. Phạm Thanh Hải Tại bang Las Vegas nước Mỹ thì Pramen P. Shrestha (2013) phân tích thay đổi thứ tự trong các dự án trường công lập Các Quốc Gia Đang Phát Triển : nền kinh tế các nước này đang trên đà phát triển kéo theo ngành xây dựng cũng phát triển theo các vần đề về thay đổi đơn đặt hàng hầu như gặp phải thường xuyên hơn phải kể đến các quốc gia Trung Đông. Theo Ijaola (2012), nguyên nhân chính gây ra việc thay đổi đơn đặt hàng là bổ sung khối lượng công việc và thay đổi thiết kế từ chủ đầu tư. Còn Alia Alaryan (2014) chỉ ra rằng thay đổi kế hoạch của chủ sở hữu, thay đổi phạm vi dự án bởi chủ sở hữu, các vấn đề về trang web, lỗi và thiếu sót trong thiết kế, thiết kế kém và bản vẽ chi tiết không rõ ràng. Nasiru Zakari Muhammad (2015) nghiêm cứu về các công trình dân dụng ở Nigeria cho thấy rằng 3 nguyên nhân quan trọng là thay đổi kế hoạch của chủ đầu tư, mâu thuẩn giữa các văn bản trong hợp đồng, thay đổi thiết kế và vật liệu. Nói đến công trình công cộng, Jamal M. Assbeihat (2015) lại kết luận rằng chủ đầu tư thay đổi thiết kế và bổ sung công việc là yếu tố làm thay đổi đơn đặt hàng. Cũng có nhiều nghiên cứu về sự thay đổi đơn đặt hàng cho các công trình khác như Jamal M. Assbeihat (2015) về công trình công cộng, Mustafa Rr Ghenbasha (2018) về dự án đường bộ, .....các nguyên nhân này làm ảnh hưởng việc thực hiện dự án. Shabir Hussain Khahro (2018) chỉ ra các lệnh thay đổi làm ảnh hưởng đến tiến độ dự án. Mặt khác, theo nghiên cứu của Ali S. Alnuaimi (2010) thì việc thay đổi sẽ gây ra trễ tiến độ, tranh chấp các bên và vượt chi phí. Tuy nhiên ở Việt Nam vấn đề này vẫn chưa được quan tâm và chưa có nghiên cứu nào về các Nguyên Nhân Làm Ảnh Hưởng Đến Việc Thay Đổi Đơn Đặt Hàng Của Dự án Nhà Cao Tầng Ở Việt Nam để có cái nhìn tổng quát hơn, mặc dù vấn đề này hầu như các dự án đều gặp phải và có những khó khăn trong công tác quản lý dự án. Trang 7 HV: Nguyễn Ngọc Vũ STT 1 TÁC GIẢ GVHD: TS. Phạm Thanh Hải TÊN ĐỀ TÀI PHƯƠNG PHÁP MỤC TIÊU & KẾT NGHIÊN CỨU QUẢ NGHIÊN CỨU Jieh-Haur Chen “Hybrid Ann-Cbr Sử dụng phương Phương pháp này có (2007 ) Model For pháp lai giữa mức độ chính xác đến Disputed Change ANN và CBR để 84,61%, dự đoán được Orders In giải quyết những khả năng tranh chấp và Construction vấn đề tranh chấp hiệu suất thắng thua . Projects” do thay đổi so với Mô hình này phù hợp ban đầu với các dự án quy mô vừa 2 N. A. Ankrah “A Framework For Đưa ra các biệp Bài học khác rút ra từ (2005) Measuring pháp nhằm đo việc kiểm tra khuôn Construction lường hiệu quả dự khổ hiện tại là thước đo Project án. Dựa vào tam 'tam giác sắt' về chi Performance: giác (chi phí, thời phí, thời gian và chất Overcoming Key gian, chất lượng) lượng là một phần thiết Challenges Of để đo lường hiệu yếu của bất kỳ khung Performance quả dự án đo lường hiệu suất nào và bảng câu hỏi công Measurement” cụ cung cấp các thước đo đáng tin cậy về hiệu suất 3 Ali Raza Khoso “Assessment Of Khảo sát bảng câu Nghiên cứu này sẽ cho (2019) Change Orders hỏi và dùng dữ phép khách hàng, nhà Attributes In liệu được phân tư vấn và các nhà thầu Preconstruction tích bởi SPSS sử phải nhận thức được And dụng kỹ thuật chỉ các yếu tố gây ra thay Construction số trung bình đổi trong đơn đặt hàng và hậu quả của chúng Phase” đối với việc hoàn thành Trang 8 HV: Nguyễn Ngọc Vũ GVHD: TS. Phạm Thanh Hải dự án. Bởi việc xác định các lý do có thể xảy ra, các quyết định đúng đắn có thể được thực hiện để đánh dấu dự án thành công 4 Alia Alaryan “Causes And Khảo sát bảng câu Xác định nguyên nhân (2014) Effects Of Change hỏi dùng các phân cho việc thay đổi đơn Orders On tích để tìm ra các đặt hàng Construction nguyên nhân Projects In chính gây ra sự Kuwait” thay đổi đơn đặt hàng ở Kuwait 5 A. A. Gde “Analysis Of Phương pháp Phát hiện này có thể Agung Yana Factors Affecting nghiên cứu sử cung cấp thông tin hữu (2015) Design Changes In dụng một bảng ích cho các bên tham Construction câu hỏi khảo sát gia để giảm thay đổi Project gồm 31 câu hỏi về thiết kế về xây dựng With Partial Least sự thay đổi thiết các dự án, cũng như để Square (PLS)” kế trong quá trình cải thiện hiệu suất của xây dựng các dự các dự án xây dựng án Dữ liệu được phân tích bằng PLS. 6 Ijaola, I.A (2012) “A Comparative Khảo sát bảng câu Nghiên cứu nhằm so Study of Causes of hỏi sánh sự thay đổi trật tự Change Orders in Phân tích các chỉ trong dự án xây dựng ở Public số Nigeria và Oman, Trang 9 HV: Nguyễn Ngọc Vũ 7 GVHD: TS. Phạm Thanh Hải Construction So sánh các và về nguyên nhân, tác Project in Nigeria nguyên nhân ở dụng, lợi ích và cách and Oman” Nigeria and Oman khắc phục Mustafa R R “Assessing The Khảo sát bảng câu Tác động thay đổi đơn Ghenbasha Potential Impacts hỏi đặt hàng làm hưởng (2018) Of Variation Phân tích tương đến tranh chấp giữa Orders On Jkr quan các bên, chậm tiến độ Roadway hoàn thành, tăng chi Construction phí dự án, giao hàng Projects-A Case chậm trễ, mối quan hệ Study Northern các bên không tốt Region Of Malaysia” 8 Mohammed A. “Factors Causing Khảo sát bảng câu Nghiên cứu đã tiết lộ Albhaisib (2016) Variation Orders In hỏi các yếu tố chính là Construction Phân tích SPSS nguyên nhân và các Projects In Gaza Các chỉ số trung hiệu ứng VO kết Strip (Case bình quả. Điều nay bao Study: Qatar gồm: thay đổi Projects)” theo lịch trình của chủ sở hữu, thời gian chờ đợi lâu để được phê duyệt bản vẽ, thiết kế phức tạp và khó hiểu, thiếu sự tham gia của nhà thầu trong thiết kế. 9 Nasiru Zakari “Causes Of Khảo sát bảng câu Kết quả cho thấy ba Muhammad Variation Order In hỏi nguyên nhân quan (2015) Building And Civil Tổng hợp tầng số trọng nhất của sự thay Engineering Phương pháp điểm đổi đó là: trung bình Trang 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan