Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nguyễn ái quốc sáng lập đảng cộng sản việt nam...

Tài liệu Nguyễn ái quốc sáng lập đảng cộng sản việt nam

.PDF
168
436
142

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Phạm Quốc Thành NGUYỄN ÁI QUỐC SÁNG LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ Hà Nội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Phạm Quốc Thành NGUYỄN ÁI QUỐC SÁNG LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 62 22 56 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Trình Mưu 2. GS.TS. Phùng Hữu Phú Hà Nội - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Luận án được hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Trình Mưu và GS.TS. Phùng Hữu Phú. Các số liệu và kết quả sử dụng trong luận án là chính xác, trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tin cậy. Hà Nội, ngày 26 tháng 2 năm 2014 Tác giả luận án Phạm Quốc Thành MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 6 1.1. Các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước 6 1.2. Các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài 19 1.3. Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết 22 Chương 2. NGUYỄN ÁI QUỐC LỰA CHỌN CON ĐƢỜNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VIỆT NAM 24 2.1. Bối cảnh lịch sử cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX 24 2.1.1. Tình hình thế giới 24 2.1.2. Tình hình Việt Nam 26 2.2. Nguyễn Ái Quốc xác định con đường giải phóng dân tộc Việt Nam theo khuynh hướng cách mạng vô sản 32 2.2.1. Hƣớng đi tìm đƣờng giải phóng dân tộc Việt Nam 32 2.2.2. Xác định con đƣờng giải phóng dân tộc Việt Nam 34 Tiểu kết chương 2 42 Chương 3. NGUYỄN ÁI QUỐC CHUẨN BỊ TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ VÀ TỔ CHỨC CHO SỰ RA ĐỜI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 44 3.1. Chuẩn bị về tư tưởng chính trị 44 3.1.1. Xây dựng lý luận cách mạng giải phóng dân tộc 44 3.1.2. Truyền bá lý luận cách mạng giải phóng dân tộc vào Việt Nam 75 3.2. Chuẩn bị về tổ chức 84 3.2.1. Nhận thức vai trò của tổ chức cách mạng 84 3.2.2. Thành lập tổ chức cách mạng tiền thân và đào tạo cán bộ 85 Tiểu kết chương 3 91 Chương 4. NGUYỄN ÁI QUỐC THỐNG NHẤT CÁC TỔ CHỨC CỘNG SẢN THÀNH ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 93 4.1. Triệu tập, chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 93 4.1.1. Hoàn cảnh lịch sử, nội dung Hội nghị hợp nhất 93 4.1.2. Cƣơng lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng 99 4.2. Bước ngoặt lịch sử 104 4.2.1. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một sự kiện trọng đại trong lịch sử cách mạng nƣớc ta 104 4.2.2. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đáp ứng nhu cầu giải phóng và phát triển dân tộc Việt Nam Tiểu kết chương 4 106 109 Chương 5. NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH SÁNG LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC 5.1. Sáng tạo tư tưởng về thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 110 110 5.1.1. Từ phê phán chủ nghĩa thực dân đến lựa chọn con đƣờng giải phóng dân tộc theo khuynh hƣớng cách mạng vô sản 110 5.1.2. Từ giải phóng dân tộc theo con đƣờng cách mạng vô sản đến thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 115 5.2. Sáng tạo trong hoạt động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 130 5.2.1. Chủ động, quyết định trong sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam 130 5.2.2. Lựa chọn lộ trình phù hợp trong quá trình sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam 135 Tiểu kết chương 5 140 KẾT LUẬN 141 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO 146 147 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh - anh hùng giải phóng dân tộc, lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam, ngƣời sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngƣời là “một trong những nhân vật chính trị có ảnh hƣởng lớn nhất của thế kỷ XX” [248, tr.2], một nhân vật trong lịch sử đã trở thành huyền thoại ngay khi còn sống và “được ghi nhớ không phải chỉ là người giải phóng cho Tổ quốc và nhân dân bị đô hộ mà còn là một nhà hiền triết hiện đại đã mang lại một viễn cảnh và hy vọng mới cho những người đang đấu tranh không khoan nhượng để loại bỏ bất công, bất bình đẳng khỏi trái đất này” [228, tr.37]. Tƣ tƣởng của Ngƣời là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và của dân tộc, là một cống hiến to lớn, góp phần làm phong phú kho tàng văn hóa tƣ tƣởng của nhân loại. Nhận thức đúng giá trị của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định cùng với chủ nghĩa Mác Lênin, Đảng lấy “tƣ tƣởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tƣ tƣởng, kim chỉ nam cho hành động” [51, tr.127]. Nghị quyết số 09-NQ của Bộ Chính trị khóa VII (18/2/1995) khẳng định: “Chủ nghĩa Mác-Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là học thuyết cách mạng và khoa học, là vũ khí tinh thần của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc” [66; tr.219]. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng tiếp tục nhấn mạnh rằng: “Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nƣớc Việt Nam theo con đƣờng xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh” [53, tr.84]. Chỉ thị số 23 của Ban Bí thƣ, ngày 27 - 3 2003, Về đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới, cũng chỉ rõ sự cần thiết phải đẩy mạnh việc nghiên cứu, học tập tƣ tƣởng của Ngƣời. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh soi đƣờng cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam hơn 80 năm qua. Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh 1 cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tƣ tƣởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng. Đó là sự tổng kết lịch sử, vạch rõ nguồn gốc sâu xa mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong các thời kỳ cách mạng, đồng thời chỉ rõ cơ sở lý luận và thực tiễn cho thắng lợi của sự nghiệp đổi mới. Đúng nhƣ Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Đổi mới không phải xa rời mà là nhận thức đúng, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, lấy đó làm nền tảng tƣ tƣởng của Đảng và kim chỉ nam cho hành động cách mạng” [54, tr.70]; Đa ̣i hô ̣i XI của Đảng ta (1-2011) tiếp tục nhấn mạnh rằng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh “là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đƣờng cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi” [55, tr.88]. Điều đó cho thấy tầm quan trọng đặc biệt của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh không chỉ đối với quá khứ, hiện tại, mà còn tỏa sáng đến tƣơng lai. Trên tinh thần đó, việc tiếp tục nghiên cứu và làm sáng tỏ hơn những cống hiến của Hồ Chí Minh vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng Việt Nam là việc làm mang ý nghĩa thiết thực. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, với ý chí độc lập và lòng khát khao tự do, Hồ Chí Minh đã ra đi tìm đƣờng cứu nƣớc. Ngƣời đã xác định con đƣờng giải phóng dân tộc đúng đắn cho Việt Nam. Trong những năm 20 của thế kỷ XX, trên cơ sở nắm vững phƣơng pháp biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, qua nghiên cứu lý luận, hoạt động thực tiễn, Hồ Chí Minh đã xây dựng lý luận và xác lập đƣợc một hệ thống quan điểm cách mạng toàn diện, khoa học để truyền bá vào Việt Nam, xây dựng tổ chức cách mạng, tiến tới thành lập một đảng cách mạng nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam về sau. Quá trình này cho thấy Hồ Chí Minh đã vận dụng, phát triển sáng tạo lý luận cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nƣớc ta với tất cả những đặc điểm lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội và con ngƣời Việt Nam; hay nói cách khác, Ngƣời đã Việt Nam hóa một cách sáng tạo học thuyết Mác - Lênin về giải phóng dân tộc, từng bƣớc truyền bá vào Việt Nam, làm cho phong trào dân tộc nƣớc ta chuyển biến mạnh mẽ theo con đƣờng cách mạng Hồ Chí Minh. Chính lý luận cách mạng của Hồ Chí Minh đƣợc truyền bá vào Việt Nam trong những năm 20 của thế kỷ XX là yếu tố có vai trò quyết định hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là một cống 2 hiến đặc biệt quan trọng của Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam vào đầu thế kỷ XX cần tiếp tục đƣợc nghiên cứu nhằm làm sáng rõ hơn vị trí, tầm quan trọng đặc biệt của tƣ tƣởng cách mạng Hồ Chí Minh trong việc hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Mặt khác, nghiên cứu tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là một nhiệm vụ to lớn, lâu dài, đòi hỏi sự đóng góp trí tuệ và kiến thức của nhiều nhà khoa học cả về lý luận và thực tiễn, cả trong và ngoài nƣớc. Bởi vì, tƣ tƣởng của Ngƣời là hệ thống các quan điểm toàn diện, sâu sắc, càng đi sâu nghiên cứu, chúng ta lại càng khám phá ra nhiều điều kỳ diệu trong cuộc đời, sự nghiệp và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Với lý do nhƣ vậy, chúng tôi chọn đề tài “Nguyễn Ái Quốc sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ khoa học lịch sử của mình. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Nguyễn Ái Quốc với việc xác định con đƣờng giải phóng dân tộc, chuẩn bị tiền đề tƣ tƣởng chính trị, tổ chức tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Quá trình sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam của Nguyễn Ái Quốc 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Làm sáng rõ quá trình chuẩn bị, sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam của Nguyễn Ái Quốc; rút ra những nhận xét về quá trình sáng lập Đảng. 3.2. Nhiệm vụ - Tập hợp, hệ thống hóa tƣ liệu về quá trình sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam của Nguyễn Ái Quốc. - Làm rõ vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc xác định con đƣờng giải phóng dân tộc cho Việt Nam - Làm rõ vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc chuẩn bị tƣ tƣởng chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam 3 - Làm rõ vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và Cƣơng lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. - Rút ra nhận xét về quá trình sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam của Nguyễn Ái Quốc. 4. Đóng góp của luận án 4.1. Về tư liệu Góp phần sƣu tầm, hệ thống hóa sử liệu liên quan đến quá trình sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, trong đó có cập nhật những sử liệu mới trong Hồ Chí Minh toàn tập, Văn kiện Đảng toàn tập. 4.2. Về nội dung - Luận án góp phần làm rõ vai trò quyết định, sự chủ động của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam. - Phân tích một cách toàn diện quá trình Nguyễn Ái Quốc xác lập con đƣờng giải phóng dân tộc, xây dựng lý luận cách mạng, chuẩn bị về tƣ tƣởng chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Qua đó, luận án góp phần làm sáng tỏ hơn nhận định: chính lý luận giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 20 của thế kỷ XX là yếu tố quyết định nhất hình thành nên Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 1930. - Phân tích làm rõ những nhân tố cơ bản góp phần để Nguyễn Ái Quốc xác định con đƣờng cứu nƣớc cho dân tộc Việt Nam; tính đúng đắn của con đƣờng cách mạng mà Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn cho dân tộc Việt Nam; góp phần phản bác quan điểm sai trái về vai trò của Ngƣời trong quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. - Làm rõ cống hiến sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam 5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn tư liệu Để hoàn thành đƣợc những nội dung nêu trong luận án, chúng tôi đã tham khảo các nguồn tài liệu cơ bản sau: Nguồn tài liệu chủ yếu, đƣợc sử dụng nhiều nhất trong luận án là bộ Hồ Chí Minh toàn tập, gồm 15 tập, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm 2011; bộ sách Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử, gồm 10 tập, do Nhà xuất bản Chính trị quốc 4 gia xuất bản trong các năm 1993 - 1996 và một số văn kiện của Đảng đƣợc in trong bộ Văn kiện Đảng toàn tập, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản bắt đầu từ năm 1998. Nguồn tài liệu quan trọng thứ hai chúng tôi sử dụng là các bài nói, bài viết của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc và các công trình nghiên cứu cấp nhà nƣớc về tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, nhất là về tƣ tƣởng cách mạng giải phóng dân tộc, về sự hình thành và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nguồn tài liệu quan trọng thứ ba là các công trình của các nhà nghiên cứu trong nƣớc liên quan đến đề tài luận án về tiểu sử, sự nghiệp và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh đƣợc công bố dƣới dạng sách, các bài nghiên cứu trên các tạp chí khoa học. Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo các bài phát biểu của một số nguyên thủ quốc gia, một số chính trị gia trên thế giới về Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và tham khảo công trình nghiên cứu của các học giả nƣớc ngoài về tiểu sử, sự nghiệp và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh,... 5.2. Phương pháp nghiên cứu Trong luận án này, trên cơ sở vận dụng phƣơng pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, quan điểm thực tiễn và nguyên tắc thống nhất lý luận với thực tiễn, chúng tôi chủ yếu sử dụng phƣơng pháp lịch sử kết hợp với phƣơng pháp lôgíc, phƣơng pháp tiếp cận hệ thống, so sánh,..., để làm nổi bật vai trò và sự sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam. 6. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm có 5 chƣơng, 11 tiết. Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Chƣơng 2. Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đƣờng giải phóng dân tộc Việt Nam Chƣơng 3. Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị tƣ tƣởng chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam Chƣơng 4. Nguyễn Ái Quốc thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam Chƣơng 5. Nhận xét về quá trình sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam của Nguyễn Ái Quốc 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước Ở nƣớc ta, việc nghiên cứu về Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã đƣợc tiến hành khá sớm - từ hơn nửa thế kỷ về trƣớc. Tuy nhiên, nghiên cứu sự nghiệp và tƣ tƣởng của Ngƣời một cách toàn diện và có hệ thống, chủ yếu mới đƣợc đặt ra từ sau Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 1991). Trong đó, vai trò của Hồ Chí Minh đối với sự hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam là một trong những vấn đề đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Nội dung đó đã đƣợc phản ánh đậm nét trong các bài nói, bài viết của các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nƣớc, nhƣ: Chủ tịch Hồ Chí Minh và cách mạng Việt Nam (Trƣờng Chinh, Nxb. Thông tin lý luận, Hà Nội, 1991); Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh tụ vĩ đại của Đảng và dân tộc ta (Lê Duẩn, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1986); Những nhận thức cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh (Phạm Văn Đồng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998); Bác Hồ sống mãi với non sông (Nguyễn Văn Linh, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1990); Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam (Võ Nguyên Giáp, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000);… Rất nhiều công trình khác đề cập đến vai trò của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam, nhƣ: Thế giới đổi thay, Hồ Chí Minh sống mãi (Nguyễn Khánh Toàn, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1990); Sự hình thành về cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh (Trần Văn Giàu, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997); Bác Hồ người Việt Nam đẹp nhất (Hà Huy Giáp, Nxb. Thanh niên, Hà Nội, 1977); Chủ tịch Hồ Chí Minh người chiến sĩ tiên phong trên mặt trận giải phóng dân tộc (Hùng Thắng, Nguyễn Thành, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1985); Dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh (Đặng Xuân Kỳ, Nxb. Thông tin lý luận, Hà Nội, 1990); Góp phần tìm hiểu tư tưởng độc lập tự do của Chủ tịch Hồ Chí Minh (Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994); Về con đường giải phóng dân 6 tộc của Hồ Chí Minh (Trịnh Nhu, Vũ Dƣơng Ninh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996); Sức mạnh dân tộc của cách mạng Việt Nam dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh (Lê Mậu Hãn, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001); Nguyễn Ái Quốc với việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam 1921 - 1930 (Phạm Xanh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009); Việt Nam 1919-1930: Thời kỳ tìm tòi và định hướng (Nguyễn Văn Khánh, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2007); 80 năm (1930-2010) Đảng Cộng sản Việt Nam - Những chặng đường lịch sử (Ngô Đăng Tri, Nxb. Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, 2010); Sự chuyển biến của phong trào yêu nước và cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam trong 30 năm đầu thế kỷ XX (Đinh Trần Dƣơng, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2002); Sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc (1911 - 1945) (Nguyễn Đình Thuận, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002); Quá trình vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (Đinh Xuân Lý, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2007); Hồ Chí Minh vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin về Đảng Cộng sản (Phạm Ngọc Dũng chủ biên, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2007); Chủ tịch Hồ Chí Minh với Hội nghị thành lập Đảng và Đại hội II, III của Đảng (Lê Văn Yên, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006); Nguyễn Ái Quốc: Sự sáng tạo trong sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, giá trị lịch sử và hiện thực (Nguyễn Đình Đài, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006);… Có thể khái quát nội dung một số công trình tiêu biểu liên quan tới đề tài Nguyễn Ái Quốc với quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong cuốn sách Đảng Cộng sản Việt Nam các Đại hội và Hội nghị Trung ương, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 1998, do Lê Mậu Hãn Chủ biên, tác giả đã dành 15 trang (từ trang 9 đến trang 24) để phân tích quá trình Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị về tƣ tƣởng chính trị, về cán bộ và các điều kiện chính trị khác cho việc ra đời của chính đảng cách mạng - Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 1930. Các tác giả cuốn sách nhận định: Bằng trí tuệ sáng suốt, hoạt động và khảo sát cách mạng, Nguyễn Ái Quốc đã tìm đƣợc chân lý cách mạng giải phóng dân tộc: Muốn cứu nƣớc và giải phóng dân tộc không có con đƣờng nào khác con đƣờng cách 7 mạng vô sản. Giữa những năm 20 của thế kỷ XX, Nguyễn Ái Quốc quyết định tìm đƣờng trở về Tổ quốc để phát động và tổ chức phong trào cách mạng của nhân dân, của dân tộc Việt Nam, “trƣớc hết là chuẩn bị tổ chức ra một đảng cách mạng tiên phong của giai cấp công nhân và của dân tộc ta. Vì muốn làm cách mạng thắng lợi trƣớc hết phải có đảng cách mạng, đảng có vững thì cách mạng mới thành công. Đảng muốn vững thì phải có lý luận cách mạng, nhất là chủ nghĩa Lênin” [95; tr.11]. Đồng thời, trong cuốn sách, các tác giả cũng đã phân tích quá trình biến chuyển cách mạng, thúc đẩy sự ra đời của các tổ chức cách mạng tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam, phản ánh xu thế phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên, những nguy cơ chia rẽ do trong nƣớc cùng lúc xuất hiện ba tổ chức cộng sản, đòi hỏi phải có một Đảng Cộng sản thống nhất trong cả nƣớc. Trƣớc đòi hỏi của lịch sử, Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập đội ngũ đại biểu của Đông Dƣơng Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng để lập ra một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng. Các tác giả khẳng định: Nguyễn Ái Quốc là ngƣời có công đầu trong việc tiếp thu và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, ngƣời sáng lập ra Đảng và vạch ra Cƣơng lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam - một Cƣơng lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo, nhuần nhuyễn về quan điểm giai cấp, thấm đƣợm tính dân tộc và tính nhân văn [95, tr.23]. Trong tác phẩm Hồ Chí Minh tiểu sử, do GS. Song Thành (Chủ biên), Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội 2006 (Công trình là sản phẩm của đề tài mang mã số KX.02.11 thuộc chƣơng trình khoa học công nghệ cấp Nhà nƣớc KX.02 giai đoạn 1991-1995), có độ dày 758 trang khổ 15 x 22 cm, đã phản ánh tƣơng đối đầy đủ về cuộc đời, sự nghiệp của Hồ Chí Minh, “một cuộc đời oanh liệt, vô cùng trong sáng và đẹp đẽ”, đồng thời khảo cứu sâu tiểu sử Hồ Chí Minh trên những lĩnh vực chủ yếu: Các mối quan hệ từ gia đình, quê hƣơng, nhà trƣờng, xã hội, dân tộc, thời đại; từ bạn bè, đồng chí, đến kẻ thù; các hoạt động đấu tranh từ trong nƣớc, ra nƣớc ngoài, từ đời sống chung của nhân loại đến đời sống riêng của dân tộc; các lĩnh vực 8 đời sống tinh thần, nhƣ tƣ tƣởng, lý luận, đạo đức, phong cách, lối sống,... Các tác giả đã dành hẳn một chƣơng, với dung lƣợng 60 trang (chƣơng 5) để đi sâu nghiên cứu quá trình Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh chuẩn bị điều kiện và sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam (11-1924 đến tháng 2-1930). Quá trình chuẩn bị và sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam đƣợc thể hiện sâu sắc trong các mục: Xây dựng tổ chức cách mạng theo khuynh hướng mácxít; Xuất bản báo Thanh niên và tác phẩm Đường Cách mệnh; sát cánh chiến đấu với nhân dân Trung Quốc trong thời kỳ đại cách mạng ở Quảng Đông; Trở lại Mátxcơva, tìm đường về gần quê hương; Xây dựng lực lượng cách mạng trong Việt Kiều yêu nước ở Xiêm (Thái Lan); Hợp nhất các tổ chức cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong phần kết của Chƣơng 5, các tác giả khẳng định rõ: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một bƣớc ngoặt trong tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam. Nó là nhân tố đầu tiên, quyết định đƣa cách mạng nƣớc ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là kết quả tất yếu của sự vận động nội tại của phong trào cách mạng Việt Nam trong 30 năm đầu thế kỷ XX. Nguyễn Ái Quốc đã đóng vai trò cực kỳ to lớn trong việc tạo ra kết quả tất yếu đó: là ngƣời tìm ra con đƣờng cứu nƣớc; truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, là ngƣời tổ chức, rèn luyện và sáng lập Đảng Cộng sản ở nƣớc ta và trở thành lãnh tụ sáng suốt của Đảng. Đảng Cộng sản Việt Nam đƣợc thành lập đã mở ra một thời kỳ mới vô cùng oanh liệt trong lịch sử dân tộc [200, tr.213]. Ban Tƣ tƣởng Văn hóa Trung ƣơng: Tài liệu nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh (dùng cho cán bộ chủ chốt và báo cáo viên), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013, đã có chuyên đề X: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân. Trong chuyên đề, Ban Tƣ tƣởng Văn hóa Trung ƣơng nhấn mạnh: là ngƣời sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh không ngừng chăm lo xây dựng, rèn luyện Đảng ta thành một đảng mácxít thật sự vững mạnh để lãnh đạo nhân dân thực hiện thắng lợi các mục tiêu, lý tƣởng 9 cách mạng, […]. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam là sự vận dụng và phát triển sáng tạo học thuyết Mác - Lênin về chính đảng vô sản vào hoàn cảnh cụ thể của một nƣớc vốn là thuộc địa, nông nghiệp lạc hậu [6, tr.221]. Trong công trình này, Ban Tƣ tƣởng Văn hóa Trung ƣơng khẳng định, theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, “Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố hàng đầu để đƣa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi” [6, tr.222]; “Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nƣớc” [6, tr.224]; “Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng của giai cấp công nhân, đồng thời là Đảng của dân tộc Việt Nam” [6, tr.226]; “Đảng Cộng sản Việt Nam phải lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm cốt” [6, tr.229]; “Đảng Cộng sản Việt Nam phải đƣợc xây dựng theo những nguyên tắc Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản” [6, tr.231]; “Đảng vừa là ngƣời lãnh đạo, vừa là ngƣời đầy tớ thật trung thành của nhân dân” [6, tr.237]; “Đảng phải thƣờng xuyên chăm lo xây dựng và chỉnh đốn Đảng” [6, tr.237]. Nguyễn Ái Quốc với quá trình sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam là chủ đề đƣợc quan tâm trong một số công trình đƣợc Nhà xuất bản Chính trị quốc gia biên soạn nhân các dịp kỷ niệm năm chẵn thành lập Đảng. Nhân dịp kỷ niệm 75 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia phối hợp với Trung tâm Đào tạo, Bồi dƣỡng giảng viên lý luận chính trị thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản cuốn sách: Tìm hiểu vai trò lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam, xuất bản năm 2005. Cuốn sách bao gồm 33 bài viết của các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó đã dành những vị trí đầu tiên để đăng tải hai chuyên khảo về vai trò của Hồ Chí Minh trong việc sáng lập Đảng. Trong bài viết Vai trò của Hồ Chí Minh trong việc sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, TS. Lê Văn Yên (Nxb. Chính trị quốc gia) đã mở đầu bằng sự khái quát: “Suốt từ cuối năm 1924 đến đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc Hồ Chí Minh đem hết sức mình phục vụ công việc trọng đại, có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ tiến trình cách mạng Việt Nam là đào tạo ra lực lƣợng cách mạng nòng cốt đầu tiên cho phong trào cách mạng Việt Nam, xây dựng tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bƣớc chuẩn bị về tƣ tƣởng chính trị và tổ chức của 10 Nguyễn Ái Quốc cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là vững chắc và cho thấy vai trò to lớn của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trong việc sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Điều này đƣợc tác giả bài viết đi sâu trên khía cạnh: Vai trò của Hồ Chí Minh trong việc thống nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng Cộng sản duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Trong quá trình vận động thành lập Đảng, trên thực tế chứng tỏ chủ nghĩa Mác - Lênin và những tƣ tƣởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc thông qua những học trò của Ngƣời đã “thật sự thâm nhập sâu rộng vào phong trào công nhân, chiếm ƣu thế trong phong trào yêu nƣớc, tạo nên làn sóng cách mạng dân tộc, dân chủ mạnh mẽ, tạo điều kiện chín muồi cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam” [224, tr.12]. Những sáng tạo của Hồ Chí Minh trong việc sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam đƣợc khắc họa sâu sắc trên những nét: Sớm nhận thức và khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân và về sự cần thiết phải có Đảng Cộng sản để lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc; chú ý đến lý luận và mô hình tổ chức trong quá trình chuẩn bị thành lập Đảng, phù hợp với bối cảnh, tình hình của một nƣớc thuộc địa; vận dụng sáng tạo và nghiêm túc nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng đảng kiểu mới của giai cấp công nhân trong việc sáng lập Đảng; kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nƣớc trong việc sáng lập Đảng; một Đảng cách mạng chân chính phải gắn bó mật thiết, hữu cơ với dân tộc và giai cấp, phải tiêu biểu cho cuộc đấu tranh dân tộc và phải góp phần xứng đáng vào cách mạng thế giới;… Cùng chủ đề trên, trong bài viết Hồ Chí Minh với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và ý nghĩa của vấ n đề trong công tác xây dựng Đảng hiện nay , PGS.TS. Bùi Đình Phong (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ), đặt vấ n đề : Nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam bao giờ cũng phải đặt mỗi sự kiện , mỗi vấ n đề trong tổng lộ tuyến mà khởi đầu là cách mạng muốn thắng lợi trƣớc hết phải có đảng cách mạng theo nguyên tắc đảng kiểu mới của Lênin và Quốc tế Cộng sản. Trong bài viết đó, tác giả phân tích các yếu tố, làm rõ rằng bằng trí tuệ và bản lĩnh của mình, Hồ Chí Minh đã có những sáng tạo lớn trong việc vận dụng quy luật về sự ra đời của Đảng theo chủ nghĩa Mác - Lênin để hƣớng tới việc thành lập Đảng 11 Cộng sản Việt Nam một cách “đặc biệt sáng tạo” trên các phƣơng diện: Việt Nam hóa lý luận Mác - Lênin sau khi đƣa vào phong trào cách mạng Việt Nam bao gồm cả phong trào công nhân và phong trào yêu nƣớc; đẩy mạnh tuyên truyền lý luận Mác - Lênin, tạo những điều kiện chín muồi thành lập Đảng; sáng lập các tổ chức đảng tiền thân. Cũng chủ đề về Đảng Cộng sản, trong tác phẩm: Một số vấn đề về xây dựng Đảng hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, do GS. Đặng Xuân Kỳ, PGS.TS. Mạch Quang Thắng, TS. Nguyễn Văn Hòa đồng Chủ biên (đƣợc hình thành trên cơ sở tập hợp bài viết của một số nhà khoa học tham gia nghiên cứu Chƣơng trình KX.03 Xây dựng Đảng trong điều kiện mới (thuộc Chƣơng trình Khoa học xã hội cấp Nhà nƣớc giai đoạn 2001-2005), đã đi vào làm rõ: Thực trạng tình hình Đảng và công tác xây dựng Đảng hiện nay; đề xuất những phƣơng hƣớng, giải pháp cơ bản có cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh. Đáng chú ý, trong cuốn sách này, có chuyên khảo Tiếp tục nhận thức đúng đắn, vận dụng sáng tạo, bổ sung và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh của GS.TS. Dƣơng Phú Hiệp. Trong chuyên khảo, tác giả đã đặt vấn đề có tính cách phƣơng pháp luận về nhận thức, vận dụng sáng tạo, bổ sung và phát triển tƣ tƣởng Hồ Chí Minh trong tình hình hiện nay, trong đó có nội dung về xây dựng Đảng. Vì rằng, Tấm gƣơng của Hồ Chí Minh trong việc vận dụng sáng tạo, bổ sung và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động lý luận và thực tiễn của Đảng ta. Ngay từ khi Đảng thành lập, chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh đã trở thành kim chỉ nam chỉ đạo việc xác định đƣờng lối chiến lƣợc, sách lƣợc và chính sách của Đảng xuyên suốt quá trình cách mạng Việt Nam. Những cống hiến đặc sắc của Hồ Chí Minh vào kho tàng lý luận Mác - Lênin cũng chính là cống hiến của Đảng ta [120, tr.54]. Trong tác phẩm: Nguyễn Ái Quốc với việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam (1921-1930), Nxb. Thông tin lý luận, Hà Nội 2009, tác giả Phạm 12 Xanh đã khảo cứu sâu quá trình “từ chủ nghĩa yêu nƣớc đến chủ nghĩa cộng sản của Nguyễn Ái Quốc (giai đoạn 1911-1920); “Quá trình Nguyễn Ái Quốc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam trên các khía cạnh: thời kỳ khởi đầu của quá trình, trong những năm Nguyễn Ái Quốc ở Pari; thời kỳ phác thảo những nét lớn về chiến lƣợc của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ Nguyễn Ái Quốc ở Mátxcơva; thời kỳ bắt tay xây dựng tổ chức cách mạng trong những năm tháng Ngƣời hoạt động ở Quảng Châu, ở Xiêm. Đáng chú ý, tác giả Phạm Xanh đã trình bày diễn trình lịch sử Nguyễn Ái Quốc sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, từ việc nghiên cứu “Những tiền đề kinh tế - xã hội - chính trị - tƣ tƣởng của sự tiếp nhận chủ nghĩa Mác Lênin”; “Sự kết hợp chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân”, quá trình “Bôn sê vích hóa” Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội (Hội Việt Nam cách mạng thanh niên) và Tân Việt Cách mạng Đảng; sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ đó, tác giả cuốn sách đi đến những kết luận quan trọng: Một là, từ lúc đứng vào đội ngũ những ngƣời cộng sản Pháp đến khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Nguyễn Ái Quốc hoạt động không biết mệt mỏi, liên tục để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin về Việt Nam. Sự hoạt động tích cực, liên tục của Nguyễn Ái Quốc và những học trò của Ngƣời đã dẫn đến kết quả là mùa Xuân năm 1930 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Sự ra đời của Đảng kiểu mới ở một nƣớc thuộc địa nửa phong kiến chính là kết quả của cả một quá trình phấn đấu lâu dài, không mệt mỏi của Nguyễn Ái Quốc. Với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, một nhân tố tiên quyết nhất cho mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam đƣợc hình thành. Hai là, nhấn mạnh vai trò to lớn, uy tín của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong tâm tƣởng, trong suy tƣ của toàn dân tộc, đƣợc biểu hiện trong những vai trò mà Ngƣời đã thực hiện và thực hiện rất xuất sắc: Là ngƣời tìm ra con đƣờng cứu nƣớc đúng đắn cho dân tộc; Là ngƣời truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào trong quần chúng bị áp bức, bóc lột; Là ngƣời sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam đội tiên phong chiến đấu của toàn dân tộc - ngƣời tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng nƣớc ta; sự xuất hiện đúng lúc của Ngƣời đã rút ngắn con đƣờng dẫn đến thắng lợi của cách mạng Việt Nam; uy tín và tài năng của Ngƣời đã góp phần giải quyết nhanh chóng và có hiệu lực những sự 13 kiện trọng đại, có tính chất vạch mốc; sự xuất hiện của Ngƣời tại Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản là một bằng chứng cho những điều đã trình bày. Trong công trình: Hồ Chí Minh con người của sự sống, Nxb. Chính trị quốc gia, ấn hành năm 2010 nhân dịp kỷ niệm 120 năm Ngày sinh của Hồ Chí Minh và cũng nhân dịp Hội thảo khoa học quốc tế về Hồ Chí Minh đƣợc tổ chức tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, tháng 5-2010, GS.TS. Mạch Quang Thắng đã khẳng định: Hồ Chí Minh là ngƣời đắm mình trong các sự kiện trọng đại nhất của dân tộc Việt Nam và của các biến cố trên thế giới mà Ngƣời sống. Hồ Chí Minh đã để lại nhiều dấu ấn tích cực, quan trọng cho quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam và quá trình phát triển văn minh tiến bộ của nhân loại; không những cho thời kỳ Ngƣời sống mà cả quá trình về sau, khi Ngƣời qua đời. Hồ Chí Minh đã là một phần phát triển của lịch sử Việt Nam thời hiện đại và cũng là một phần trong lịch sử tiến hóa của xã hội loài ngƣời từ thế kỷ XX trở đi [108, tr.14]. Với cách đặt vấn đề rất nghiêm túc và hàm chứa những nội dung mới về tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, GS.TS. Mạch Quang Thắng cho rằng: Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh không đơn thuần là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, cũng không phải chỉ là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, không hẳn là kết quả cộng lại từ sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là tƣ tƣởng Việt Nam hiện đại [108, tr.16]. Chính vì thế, trong chƣơng hai của cuốn sách, tác giả đã dành nhiều trang viết để làm rõ sự ra đời của Đảng Cộng sản theo quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, đó là: chủ nghĩa xã hội khoa học + phong trào công nhân = sự ra đời của Đảng Cộng sản. Trên cơ sở quan điểm đó của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh 14 đã tổng kết sự hình thành của Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn là kết quả của quá trình kết hợp 3 yếu tố: Chủ nghĩa Mác - Lênin; phong trào công nhân; phong trào yêu nƣớc. GS.TS. Mạch Quang Thắng luận giải vì sao Hồ Chí Minh lại đƣa yếu tố thứ ba – phong trào yêu nƣớc vào tổ hợp các yếu tố cho sự ra đời và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã ghi một mốc son đẹp, không phai mờ vào việc phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời trở thành một ngƣời có cống hiến xuất sắc vào kho tàng lý luận xây dựng đảng kiểu mới của giai cấp công nhân. Bên cạnh đó, tác giả Mạch Quang Thắng còn phân tích và đƣa ra quan điểm của riêng mình, rằng sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam gắn liền với vai trò đặc biệt của Nguyễn Ái Quốc, và còn có thêm yếu tố mới trong tổ hợp các yếu tố cấu thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo tác giả, xét cả quá trình hoạt động của Hồ Chí Minh kể từ khi ra đi tìm đƣờng cứu nƣớc và đã tìm thấy con đƣờng cứu nƣớc đúng đắn với mốc Đại hội lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp ở Thành phố Tua tháng 12 năm 1920 - con đƣờng giải phóng dân tộc theo con đƣờng cách mạng vô sản, theo chủ nghĩa Mác - Lênin; xét cả quá trình Hồ Chí Minh truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin vào Việt Nam, chuẩn bị cả về tƣ tƣởng chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam; xét cả hoạt động của Ngƣời khi trực tiếp đứng ra chủ trì thống nhất các tổ chức cộng sản để cho ra đời một Đảng Cộng sản Việt Nam duy nhất, đƣa giai cấp công nhân bƣớc lên vũ đài chính trị và nắm chắc vai trò lãnh đạo cách mạng, thì tƣ tƣởng Hồ Chí Minh rất xứng đáng trở thành một yếu tố không thể tách rời trong một tổ hợp các yếu tố cho sự ra đời và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam. Việc đƣa thêm yếu tố tƣ tƣởng Hồ Chí Minh vào thành một tổ hợp để biểu đạt quy luật hình thành và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam là bởi hai lý do: Một là, Hồ Chí Minh có công lao to lớn đối với toàn bộ quá trình ra đời và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hồ Chí Minh là ngƣời sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam. Hai là, Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua năm 1991 đã ghi: Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tƣ tƣởng và kim chỉ nam 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan