Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nguồn gốc hình thành và phát triển của luật quốc tế....

Tài liệu Nguồn gốc hình thành và phát triển của luật quốc tế.

.DOC
8
1
91

Mô tả:

Đề tài: Nguồn gốc hình thành và phát triển của luật quốc tế. Mục lục: CHƯƠNG Ι: KHÁI QUÁT CHUNG SỰ HÌNH THÁNH CỦA LQT QUA TỪNG THỜI KÌ VÀ CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA TỪNG THỜI KÌ PHÁT TRIỂN CỦA LQT. 1.1 Nguồn gốc hình thành của Luật quốc tế. 1.1.1 khái niệm của Luật quốc tế 1.1.2 Điều ước quốc tế. 1.1.3 Tập quán quốc tế. 1.1.4 Các nguyên tắc chung của Luật quốc tế 2.1 Nguyên lí phát triển từng thời kỳ và đặc trưng của Luật quốc tế. 2.1.1 Luật quốc tế thời kỳ cổ đại. 2.1.2 Luật quốc tế thời kỳ trung đại. 2.1.3 Luật quốc tế thời kỳ cận đại. 2.1.4 Luật quốc tế thời kỳ hiện đại. CHƯƠNG ΙΙ: Những đặc trưng của luật quốc tế thời kì hiện đại 1.1.1 Chủ thể của luật quốc tế hiện đại. 1.1.2 Đồi tượng điều chỉnh của luật quốc tế hiện đại. 1.1.3 Khách thể của luật quốc tế hiện đại. 1.1.4 Bản chất của luật quốc tế hiện đại. 1.1.5 Khả năng bảo đảm thi hành. CHƯƠNG ΙΙ: KẾT LUẬN 1.1 Nhận xét chung. 1 LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay sự phát triển mạnh mẽ của giao lưu quốc tế, của quá trính quốc tế hóa mọi mặt đời sống, có nhiều vấn đề vượt khỏi phạm vi quốc gia trở thành vấn đề chung của toàn cầu như: bảo vệ môi trường, chống tội phạm mang tính quốc tế, giao lưu phát triển kinh tế, dịch vụ,… Những vấn đề đố không có sự hợp tác quốc tế thì không có một quốc gia nào có thể giải quyết được một cách có hiệu quả. Do vậy, ngoài phạm vi điều chỉnh của luật quốc gia, thì rất cần đến việc xây dựng và thực hiện các quy phạm của luật quốc tế. So với luật quốc gia thì luật quốc tế điều chỉnh rộng hơn. Nó là do sự tự nguyện thỏa hiệp xây dựng của tất cả các quốc gia tham gia vào quan hệ quốc tế. Tìm hiểu luật quốc tế là một điều rất hay và rất cần thiết. 2 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG SỰ HÌNH THÁNH CỦA LQT QUA TỪNG THỜI KÌ VÀ CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA TỪNG THỜI KÌ PHÁT TRIỂN CỦA LQT 1.1 Nguồn gốc hình thành của luật quốc tế. 1.1.1 Khái niệm của Luật quốc tế Luật quốc tế là hệ thống những nguyên tắc, quy phạm pháp luật được các quốc gia và các chủ thể khác tham gia quan hệ quốc tế xây dựng trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, thông qua đấu tranh và thương lượng, nhằm điều chỉnh mối quan hệ nhiều mặt (chủ yếu là quan hệ chính trị) giữa các chủ thể của pháp luật quốc tế với nhau (trước tiên và chủ yếu là giữa các quốc gia) và trong trường hợp cần thiết, được bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế riêng lẻ hoặc tập thể do chính các chủ thể của luật pháp quốc tế thi hành và bằng sức đấu tranh của nhân dân và dư luận tiến bộ trên thế giới. 1.1.2 Điều ước quốc tế Điều ước quốc tế theo Công ước Viên năm 1969 về Luật Điều ước quốc tế ký kết giữa các quốc gia thì điều ước quốc tế được xác định là : “ một thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và được pháp luật quốc tế điều chỉnh, dù được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc trong hai hay nhiều văn kiện có quan hệ với nhau và với bất kể tên gọi riêng của nó là gì”. Như vậy, với tư cách là nguồn cơ bản của Luật quốc tế, điều ước quốc tế là sự thỏa thuận giữa các chủ thể của luật quốc tế với nhau trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng nhằm thiết lập những quy tắc pháp lý bắt buộc gọi là những quy phạm luật quốc tế để ấn định, thay đổi hoặc hủy bỏ những quyền và nghĩa vụ đối với nhau. Trong quan hệ quốc tế hiện nay, điều ước quốc tế chủ yếu được trình bày dưới dạng thành văn. Quá trình ký kết và thực hiện điều ước quốc tế được điều chỉnh bởi các nguyên tắc, quy phạm pháp luật và tuân thủ các quy phạm jus cogens của Luật quốc tế. Không phải tất cả các điều ước quốc tế ký kết đều là nguồn của Luật quốc tế, một điều ước quốc tế muốn trở thành nguồn của luật quốc tế phải thỏa mãn các nguyên tắc sau: - Nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng trong quá trình ký kết điều ước quốc tế - Nguyên tắc điều ước quốc tế phải có nội dung phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế - Nguyên tắc điều ước quốc tế ký kết phải phù hợp với pháp luật của các bên ký kết về thẩm quyền và thủ tục ký kết. 1.1.3 Tập quán quốc tế Tập quán quốc tế đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành Luật quốc tế. So với điều ước quốc tế, tập quán quốc tế ra đời sớm hơn. Đó là những quy tắc xử sự chung ban đầu do một hay một số quốc gia đưa ra và áp dụng trong quan hệ với nhau. Sau một quá trình áp dụng lâu dài, rộng rãi và được nhiều quốc gia thừa nhận như những quy phạm pháp lý nên những quy tắc xử sự đó đã trở thành tập quán quốc tế. 3 Từ đây có thể thấy, tập quán quốc tế là những quy tắc xử sự chung, hình thành trong thực tiễn quan hệ quốc tế và được các chủ thể của Luật quốc tế thừa nhận rộng rãi là những quy tắc có tính chất pháp lý bắt buộc. Trong thực tiễn quan hệ pháp lý có rất nhiều loại tập quán pháp lý khác nhau, trong đó có những tập quán là nguồn của tư pháp quốc tế, như các tập quán về thương mại quốc tế, hàng hải quốc tế, tập quán về tôn trọng quyền miễn trừ tư pháp tuyệt đối của các quốc gia…Tuy nhiên trong phạm vi này ta chỉ đề cập đến tập quán quốc tế với tư cách là nguồn của luật quốc tế. Một số tập quán quốc tế được áp dụng điển hình như : Tập quán được “quyền chọn luật” cho phép các đương sự được quyền chọn luật nước ngoài để điều chỉnh cho hợp đồng mà mình ký; tập quán “luật quốc tịch” quy định pháp nhân mang quốc tịch nước nào thì địa vị pháp lý của nó do luật nước đó quy định; tập quán “ tòa án hoặc trọng tài nước nào khi giải quyết tranh chấp có quyền áp dụng các quy tắc tố tụng của nước đó”... Quá trình thành lập tập quán quốc tế không thông qua hành vi kí kết mà nó được hình thành trong thực tiễn quan hệ quốc tế và được sự thừa nhận của các chủ thể Luật quốc tế. Con đường hình thành tập quán quốc tế gắn liền với quá trình thành lập tập quán quốc tế rất lâu dài và đòi hỏi phải có sự liên tục. Không có một thước đo chung cho thời gian hình thành các tập quán pháp có thể nói lên đến trăm năm thậm chí là hàng ngàn năm. 1.1.3 Các nguyên tắc chung của Luật quốc tế 1.1.3.1. Nguyên tắc tôn trọng và bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia - Chủ quyền quốc gia là quyền tối cao của quốc gia ở trong nước và quyền độc lập của quốc gia đó trong quan hệ quôc tế. - Tất cả các quốc gia đều bình đẳng về mặt pháp lý. Bình đẳng là tương xứng về quyền và nghĩa vụ. Các quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng chủ quyền của nhau, tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ, nền độc lập của mỗi quốc gia - Các quốc gia xây dựng quy phạm pháp luật quốc tế trên cơ sở sự thỏa thuận, bình đẳng, không bị quốc gia nào chèn ép. 1.1.3.2. Nguyên tắc tận tâm thiện chí thực hiện cam kết quốc tế. - Cam kết quốc tế thể hiện ở điều ước quốc tế mà quốc gia đó làm thành viên, tập quán quốc tế, văn bản pháp lý do quốc gia đơn phương đưa ra trong đó ghi nhận quyền và nghĩa vụ của quốc gia với các chủ thể khác. - Xuất hiện quy phạm mệnh lệnh mới của luật quốc tế mà nội dung của cam kết quốc tế trái với quy phạm này. Có hành vi vi phạm nghiêm trọng của một bên. 1.1.3.2. Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau - Không được can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp vào công việc nội bộ hoặc đối ngoại của bất kỳ quốc gia nào. 4 - Không can thiệp hoặc đe dọa can thiệp vũ trang nhằm chống lại quyền năng chủ thể của quốc gia khác. - Cấm sử dụng các biện pháp KT, CT, các biện pháp khác nhằm mục đích buộc các quốc gia khác phải phục tùng. - Cấm thực hiện những hoạt động lật đổ chế độ ở quốc gia khác, cấm can thiệp vào cuộc đấu tranh nội bộ của quốc gia khác Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa bình - Các biện pháp hòa bình như đàm phán, hòa giải. - Việc giải quyết hòa bình phải trên cơ sở bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau 1.1.3.4. Nguyên tắc tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc - Tất cả các đan tộc đều có quyền tự do, quyền xác định cho mình chế độ mà không có sự can thệp từ bên ngoài. - Các quốc gia khác có nghĩa vụ tôn trọng các quyền tự do của dân tộc và nghĩa vụ thúc đẩy, giúp đỡ các dân tộc thực hiện quyền tự quyết. 1.1.3.5. Nguyên tắc không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực - Không được dùng sức mạnh hoặc đe dọa dùng sức mạnh chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ, nền độc lập của các quốc gia khác, ngăn cản các dân tộc thực hiện quyền tự quyết. - Trong trường hợp tự vệ khi bị tấn công, ngăn ngừa đe dọa hòa bình, trấn áp hành vi xâm lược thì việc dùng sức mạnh được coi là hợp pháp. - Cấm chiến tranh xâm lược và tuyên truyền chiến tranh 1.1.3.6. Nguyên tắc tuân thủ những cam kết quốc tế - Cam kết quốc tế được hiểu là tất cả các thỏa thuận về mặt ý chí của các quốc gia được ghi nhận trong điều ước và tập quán quốc tế - Các chủ thể của LQT phải có nghĩa vụ thực hiện các cam kết quốc tế phù hợp với LQT một cách tận tâm, có thiện chí và đầy đủ. - Không được vi phạm các cam kết quốc tế với lý do vì nó trái với luật pháp của quốc gia mình 5 2.1 Nguyên lí phát triển từng thời kỳ và đặc trưng của Luật quốc tế 2.1.1 Luật quốc tế thời kỳ cổ đại. Sự ra đời: LQT cổ đại hình thành đầu tiên ở khu vực Lưỡng Hà và Ai Cập, rồi sau đó là một số khu vực khác như Ấn Độ, Trung Quốc và ở phương tây như Hy Lạp, La Mã... Đặc điểm: Hình thành trên nền tảng kinh tế thấp kém, quan hệ giữa các quốc gia yếu ớt, rời rạc, lại bị cản trở bởi điều kiện tự nhiên và phát triển xã hội rất hạn chế nên LQT thời kỳ này mang tính khu vực là chủ yếu và hầu như chỉ được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ về chiến tranh. - Nguồn luật điều chỉnh: chủ yếu sử dụng các luật lệ và tập quán - Đóng góp vào quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế: Mặc dù pháp luật quốc tế thời kỳ này còn bó hẹp trong phạm vi của từng khu vực nhất định, tuy nhiên nội dung các quy phạm thời kỳ này đã đặt nền móng cho sự ra đời của Luật Nhân đạo quốc tế sau này. Ngoài ra, do nhu cầu thiết lập các quan hệ là"bang giao giữa các quốc gia nên việc trao đổi các sứ thần bắt đầu hình thành cơ sở cho các quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao sau này. 2.1.2 Luật quốc tế thời kỳ trung đại - Sự ra đời: Khoa học-kỹ thuật bắt đầu phát triển, ranh giới giữa nhà nước và tư nhận bắt đầu bị xóa nhòa, sở hữu nhà nước thuộc về những người đứng đầu nhà nước. Ở thời kỳ này tôn giáo rất phát triển. - Đặc điểm: LQT trong thời kỳ này đã có những bước phát triển nhất định, do nhu cầu phát triển kinh tế, khoa học-kỹ thuật nên tính khu vực trong thời kỳ này dần bị phá vỡ và thay vào đó là các quan hệ có tính liên khu vực trong quan hệ giữa các quốc gia. Cũng trong thời kỳ này, bên cạnh những vấn đề chiến tranh, sự hợp tác của các quốc gia còn mở rộng sang một số lĩnh vực khác như: kinh tế, chính trị... - Nguồn luật điều chỉnh: Bao gồm nguồn luật tập quán và điều ước quốc tế. - Đóng góp vào quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế: Sang thời kỳ này, LQT đã có những bước hoàn thiện nhất định với sự xuất hiện của các quy phạm và chế định về Luật Biển, về quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao và việc xuất hiện cơ quan thường trực của quốc gia tại quốc gia khác. Đây là những tiền đề quan trọng cho quá trình phát triển LQT hiện đại sau này. 2.1.3 Luật quốc tế Cận đại Sự ra đời: Quan hệ quốc tế phát triển trên nhiều lĩnh vực khác nhau và là thời kỳ LQT phát triển tương đối rực rỡ. - Đặc điểm: Đây là thời kỳ các quốc gia tăng cường mối quan hệ hợp tác trên hầu hết các lĩnh vực của đời sống quốc tế, là thời kỳ LQT được phát triển trên cả hai phương diện luật thực định và khoa học pháp lý quốc tế. - Nguồn luật điều chỉnh: Tập quán quốc tế và điều ước quốc tế 6 - Đóng góp vào quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế: Đây là thời kỳ ghi nhận sự hình thành các nguyên tắc mới của LQT như: nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Tuy nhiên, đóng góp quan trọng nhất là sự ra đời của các tổ chức quốc tế đầu tiên đánh dấu sự liên kết và ràng buộc có tính cộng đồng quốc tế của các quốc gia như: Liên minh điện tín quốc tế (1865), Liên minh bưu chính thế giới (1879).... - Hạn chế: vẫn còn tồn tại những học thuyết, những quy chế pháp lý phản động, bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế như chế độ thuộc địa, tô giới... 2.1.4 Luật quốc tế Hiện đại - Cơ sở hình thành và phát triển: Đây là thời kỳ quan hệ hợp tác quốc tế diễn ra vô cùng mạnh mẽ cùng với sự xuất hiện của xu thế toàn cầu hóa và liên kết khu vực trong những thập kỷ sau của thế kỷ XX và những năm đầu của thế kỷ XXI - Đặc điểm: LQT thời kỳ này phát triển hết sức đa dạng, các lĩnh vực hợp tác đã mở rộng sang hầu hết các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa...Đây cũng là thời kỳ ghi nhận một loạt các nguyên tắc tiến bộ của LQT như: nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế, dân tộc tự quyết, hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế...song song với đó là sự phát triển hiện đại về nội dung của nhiều nghành luật như: Luật Biển quốc tế, Luật hàng không quốc tế...Đặc biệt, trong thời kỳ này LQT đã bắt đầu xuất hiện những chế định mới không mang tính truyền thống như: hợp tác chống khủng bố quốc tế..Đây cũng là thời kỳ ghi nhận sự ra đời của hành loạt các tổ chức quốc tế toàn cầu, khu vực hay liên khu vực như: LHQ, ILO, ICAO, FAO, WHO, WIPO, ASEAN... Mặc dù còn tiềm ẩn những hành vi vi phạm pháp luật[ quốc tế, nhưng LQT hiện nay đang phát triển theo xu hướng ngày càng bình đẳng tạo ra tiền đề quan trọng cho việc hơn giữa các chủ thể LQT so với trước đây tham gia một cách rộng rãi vào các tổ chức quốc tế của các quốc gia trên thế giới. 3.1 Phân tích những đặc trưng của luật quốc tế thời kì hiện đại 1.1.1 Chủ thể của luật quốc tế hiện đại. Chủ thể của Luật Quốc tế là những thực thể đang tham gia hoặc có khả năng tham gia vào quan hệ pháp luật quốc tế một cách độc lập, có đầy đủ quyền và nghĩa vụ quốc tế và khả năng gánh vác trách nhiệm pháp lý quốc tế từ những hành vi mà chính chủ thể thực hiện . 1.1.2 Đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế hiện đại. Đối tượng điều chỉnh của Luật nói chung là qquan hệ xã hội mà nó điều chỉnh (cơ bản), luật quốc tế chủ yếu điều chỉnh liên quốc gia phát sinh giữa các nước với nhau. Điều chỉnh các quan hệ nhiều mặt (chủ yếu các quan hệ chính trị, mang tính chất liên quốc gia, phát sinh giữa các chủ thể quốc tế), trước tiên và chủ yếu giữa các quốc gia với nhau. 7 Chính trị là cơ sở, nền tảng thiết lập các mối quan hệ quốc tế. Vì trong quan hệ sxquốc tế, việc xác lập các quan hệ về mặt chính trị là cơ sở, nền tảng giúp các chủ thể thiết lập các quan hệ còn lại. Chỉ những quan hệ mà phát sinh giữa các chủ thể quốc tế với nhau thì mới được luật quốc tế điều chỉnh, là đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế. 1.1.3 Khách thể của luật quốc tế hiện đại - Lãnh thổ : chủ yếu là về lãnh thổ (biên giới, hải đảo, lãnh hải,…) - Hành vi : hợp tác giữa các chủ thể (trao đổi, viện trợ, giúp đỡ,…) - Bất tác vi: không tấn công lẫn nhau 1.1.4 Bản chất của luật quốc tế hiện đại - Luật quốc tế hiện đại có nội dung và bản chất tiến bộ so với luật quốc tế của các thời kỳ trước đó, được thể hiện qua : + Các quy phạm luật quốc tế được xây dựng trên cơ sở thỏa thuận, đàm phán (trước đây pháp luật bị áp đặt bởi sức mạnh, kẻ mạnh là kẻ chiến thắng,…) + Xóa bỏ các nguyên tắc phản động như quyền chiến tranh, chế độ thuộc địa và khẳng định các nguyên tắc tiến bộ nhưn cấm chiến tranh xâm lược, nguyên tắc tôn trọng quyền dân tộc tự quyết) + Ghi nhận sự bình đẳng của tất cả các quốc gia. 1.1.5 Khả năng bảo đảm thi hành. - Các quốc gia tự thỏa thuận trong điều ước quốc tế thể hiện qua các nguyên tắc Pacta sunt servanda hoặc có chế tài phục hồi danh dự hủy bỏ điều ước quốc tế, cắt đứt quan hệ ngoại giao (triệu hồi đại sứ về nước), giáng trả để tự vệ, biện pháp báo phục. - Biện pháp bảo đảm cá thể hay tập thể VD: Quốc gia có quyền giáng trả kẻ xâm lược dân tộc đang đấu tranh giành độc lập có quyền tiến hành đấu tranh vu trang chống thực dân đế quốc. - Dư luận quốc tế tiến bộ. KẾT LUẬN Thông qua việc khai thác nội dung đề tài nghiên cứu bằng các phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa, giả thuyết và so sánh đã cho ta thấy được luật quốc tế được hình thành từ chủ yếu từ hai nguồn luật chính là các điều ước quốc tế, các tập quán quốc tế và tùy vào mỗi thời kì cổ đại hay trung đại, cận đại và hiện đại thì cách thức vận hành các quy phạm pháp luật tế sẽ khác nhau và sự phát triển các nguyên tắc của luật quốc tế thời kì trước sẽ là tiền đề cho việc hoàn thiện các nguyên tắc luật quốc tế cho giai đoạn sau và từ đó tạo nên sự hội nhập nhanh chóng cho các quốc gia trong việc phát triển kinh tế, văn hóa .... trong thời đại “công nghiệp 4.0” ngày nay. 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan