Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Lịch sử Người nông dân châu thổ Bắc kỳ...

Tài liệu Người nông dân châu thổ Bắc kỳ

.PDF
712
296
66

Mô tả:

Người nông dân châu thổ Bắc kỳ là một tác phẩm đặc sắc nghiên cứu về châu thổ sông Hồng, một châu thổ vào loại đông dân nhất trên thế giới, cái nôi của nền văn minh Việt Nam. Có thể nói đây là công trình nghiên cứu đầu tiên về nông dân học, về nông nghiệp gia đình và về hệ thống nông nghiệp, phân tích cặn kẽ về đất và người Bắc bộ như địa hình, khí hậu châu thổ, lịch sử di dân và sự vận động của dân số, nông nghiệp, công nghiệp làng xã… Mặc dù được xuất bản vào những năm 30 của thế kỷ trước, nhưng đến nay, sau hơn 80 năm, nó vẫn mang tính thời sự. Cuốn sách này là nguồn tư liệu quý cho những người làm công tác ngiên cứu, giảng dạy cũng như những ai quan tâm đến lịch sử dân tộc Việt Nam.
ÉTUDES DE GÉOGRAPHIE HUMAINE N G H I Ê N C Ứ U Đ Ị A LÝ N H Â N VĂ N Pierre Gourou Thạc sĩ đại học - Tiến sĩ văn học Ủy viên thông tấn Viện Viễn đông Bác cổ Pháp Dịch theo bản tiếng Pháp Les paysans du delta tonkinois Études de géographie humaine NXB Nghệ thuật và Lịch sử Paris, 1936 Tham gia dịch thuật: Nguyễn Khắc Đạm Đào Hùng Nguyễn Hoàng Oanh Hiệu đính: Đào Thế Tuấn BIỂU GHI BIÊN MỤC TRƯỚC XUẤT BẢN DO THƯ VIỆN KHTH TP.HCM THỰC HIỆN General Sciences Library Cataloging-in-Publication Data Gourou, Pierre, 1900Người nông dân châu thổ Bắc kỳ / Pierre Gourou ; Nguyễn Khắc Đạm ... [và nh.ng. khác] dịch ; Đào Thế Tuấn hiệu đính. - Tái bản lần thứ 1. - T.P. Hồ Chí Minh : Trẻ, 2015. 707 tr. ; 24 cm. Nguyên bản : Les paysans du Delta tonkinois : étude de géographie humaine. 1. Bắc Việt Nam. I. Nguyễn Khắc Đạm. II. Đào Thế Tuấn. III. Ts: Paysans du Delta tonkinois : étude de géographie humaine. 959.703 -- ddc 23 G716 N G H I Ê N C Ứ U Đ Ị A LÝ N H Â N VĂ N Lời giới thiệu C uốn sách của Pierre Gourou nghiên cứu về châu thổ sông Hồng, một châu thổ vào loại đông dân nhất thế giới, cái nôi của nền văn minh Việt Nam, là một tác phẩm đặc sắc nghiên cứu về địa lý nhân văn. Mặc dù được xuất bản từ các năm 30 của thế kỷ trước, nhưng đến nay sau hơn 70 năm nó vẫn còn mang tính thời sự. Vì mặc dù đã có nhiều biến đổi về chính trị, kinh tế và xã hội ở vùng đất này, nhưng những nét cơ bản và những vấn đề vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Nhưng rất tiếc rằng rất nhiều nhà nghiên cứu và độc giả Việt Nam lại không biết đến công trình này, một phần vì cuốn sách chỉ còn ở một vài thư viện, một phần vì hiện nay còn ít người đọc được chữ Pháp. Vì vậy chúng tôi nghĩ rằng việc xuất bản bản dịch của cuốn sách này vào dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhà địa lý nổi tiếng người Pháp có lẽ là một hành động có ý nghĩa nhất để nhớ đến nhà nghiên cứu xuất sắc này. Vài chục năm gần đây, việc nghiên cứu về nông thôn, về nông dân đã trở thành một lãnh vực thu hút sự chú ý của nhiều môn học kinh tế xã hội, nhất là sau khi các tác phẩm của nhà kinh tế học Nga A.Tchaianov được dịch ra tiếng Anh. Một môn học mới gọi là nông dân học (Peasant studies) với nhiều tạp chí quốc tế đã xuất hiện. Với sự xuất hiện của lý thuyết hệ thống các môn học mới, như hệ thống nông nghiệp, sinh thái học nhân văn, sinh thái học nông nghiệp, chúng đã dần dần trở thành những môn học bắt buộc ở các trường đại học. Sự ra đời  5 của các môn học đó sẽ tạo nên cơ sở lý luận cho việc phát triển nông thôn, một hoạt động rất thời sự hiện nay. Đặc biệt trong thời gian gần đây sự phát triển nông nghiệp của các nước tư bản chủ nghĩa châu Âu và của các nước đang phát triển, sau những biến đổi ở nông thôn các nước xã hội chủ nghĩa, thì mô hình nông nghiệp gia đình đã chứng tỏ là mô hình có ưu thế nhất, hơn hẳn các mô hình nông nghiệp quy mô lớn dùng lao động làm thuê hay lao động tập thể. Mô hình nông nghiệp gia đình là một thành tựu lớn nhất của thế kỷ XX. Vì vậy việc nghiên cứu về kinh tế gia đình nông dân với các quy luật riêng biệt của nó, do A.Tchaianov phát hiện, đã trở thành một đề tài hấp dẫn nhiều nhà khoa học. Cuốn sách của Pierre Gourou chính là con én báo hiệu các sự kiện trên, vì đây là một công trình nghiên cứu đầu tiên về nông dân học, về nông nghiệp gia đình và về hệ thống nông nghiệp. Có lẽ tất cả các môn học nói trên phải coi Gourou là người tiên phong cho môn học của mình. Điều thú vị là trong cuốn sách của mình, Gourou có dự báo về tình hình của châu thổ sông Hồng vào cuối thế kỷ: “Nếu người ta chấp nhận một suất dư là 15 trên 1.000 thì dân số châu thổ Bắc kỳ sẽ là 13.000.000 nhân khẩu vào năm 1984. Chúng tôi tin rằng số dư thực phải giữ mức giữa 10 và 15 trên 1.000, và nếu như không gì làm biến đổi tiến độ của sự khai triển, thì dân số vùng Châu thổ sẽ lên tới 13.000.000 giữa năm 1984 và 2001. Như vậy mật độ trung bình của dân số sẽ gấp đôi mật độ hiện nay: nó sẽ ở mức 860 khẩu trên một cây số vuông. Một tình huống như thế dường như không tưởng tượng được, và dường như không thể đối với vùng Châu thổ vốn dĩ hiện nay đang không nuôi 430 người trên một cây số vuông, làm sao mà lại có thể cung cấp cho những nhu cầu của một dân số đông gấp đôi”. Trong thực tế vào các năm 30 của thế kỷ XX, lúc Gourou viết cuốn sách này, thì dân số châu thổ sông Hồng chỉ mới có 430 người/km2, vào cuối thế kỷ mật độ dân số đã tăng lên 947 người/km2, tức là đã tăng lên 2,2 lần. Dự báo về tăng dân số gần đúng nhưng mối lo của Gourou lại không xảy ra, vì châu thổ sông Hồng không những giải quyết được đủ ăn mà còn dư thừa một ít để xuất khẩu. 6  P I E R R E G O U R O U Sự tiến hóa của châu thổ sông Hồng trong hơn 70 năm qua. Dân số nông thôn triệu 1930 1998 Tăng (%/năm) 6,5 14,2 1,1 Đất canh tác và cây Sản lượng lương lâu năm triệu ha thực 1000t Kg/ha 2 m /ng 1,2 1846 1,8 277 0,783 551 6.2 439 -0,6 -1,8 1,8 Năng suất lương thực T/ha 1,5 4.4 0,7 16 Sở dĩ châu thổ sông Hồng đã giải quyết được vấn đề sản xuất nông nghiệp của mình là vì đã làm theo lời khuyên của Gourou: “Tóm lại, công việc bổ ích nhất đối với nông dân sẽ là đình chỉ sự phát triển của sở hữu lớn và thậm chí xóa bỏ những sở hữu lớn đang tồn tại, nếu cân bằng những đạo luật về ruộng đất nhằm tránh cho những nguồn lợi nghèo nàn của người nông dân trên mảnh đất quá nhỏ bé còn bị thu hẹp lại hơn nữa bởi việc phải nộp tô” (trang 577). Như vậy là châu thổ sông Hồng sau khi đã thử nhiều mô hình sản xuất khác nhau đã quay về với nền kinh tế gia đình nông dân và giải quyết được việc phát triển một cách xuất sắc. Tuy vậy vấn đề dư thừa lao động mà Gourou lo lắng hơn 70 năm trước ngày nay càng trở thành nghiêm trọng và là một thách thức cho sự phát triển trong tương lai của đồng bằng Bắc Bộ. Trong cuốn sách này tác giả đã mô tả giải pháp cho việc thừa lao động này bằng cách phát triển một nền công nghiệp nông thôn vốn “không hợp lý và phân phối không logic”. Tình trạng ấy hiện nay cũng chưa thay đổi mấy mặc dù về quy mô có lớn mạnh hơn nhiều. Đây là một vấn đề hiện nay đang được quan tâm ở châu thổ sông Hồng. Các tài liệu về vấn đề đó được trình bày trong cuốn sách sẽ giúp cho việc tìm cách để giải quyết vấn đề phức tạp của chúng ta hiện nay. Đào Thế Tuấn  7 PIERRE GOUROU (1900 – 1999) Pierre Gourou là người đã sống gần trọn thế kỷ XX. Tốt nghiệp Thạc sĩ sử học và địa lý học, Tiến sĩ văn chương, đã từng là giáo sư các trường Đại học Hà Nội, Bruxelles, Montpellier, Bordeaux, Sao Paulo, Montréal. Ông được cử làm giáo sư của Collège de France (Bộ môn nghiên cứu thế giới nhiệt đới) năm 1947. Pierre Gourou đã mở đầu sự nghiệp nghiên cứu khoa học ở Việt Nam, tiếp đấy đã nghiên cứu thực địa ở Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Braxin, Perou, Zaire, Sénégal, Bờ biển Ngà, Niger, Mali, Madagascar, Réunion, Angola, Mozambique, ông chính là con người của thực địa. Từ những thực tế được quan sát, ông đã cho ra mắt những công trình chính như sau: • Bắc kỳ, Paris, 1931, 347 trang. • Người nông dân châu thổ Bắc kỳ, Paris, 1936, 666 trang. • Nhà ở Việt Nam – miền Tây và Trung Trung kỳ, 1936, 82 trang. • Sử dụng đất ở Đông Dương thuộc Pháp, Paris, 1940, 445 trang. • Đất và người ở Viễn Đông, Paris, 1940, 224 trang. • Các nước nhiệt đới, nguyên lý về địa lý nhân văn và kinh tế, Paris, 1947, 199 trang. • Châu Á, Paris, 1953, 541 trang. • Mật độ dân số ở Ruanda-Urundi, Bruxelles, 1953, 239 trang • Mật độ dân số ở Congo thuộc Bỉ, Bruxelles, 1955, 168 trang • Châu Phi, Paris, 1970, 488 trang. • Tập hợp bài viết, Bruxelles, 1970, 450 trang. • Bài học Địa lý nhiệt đới, Paris, 1971, 323 trang. • Châu Mỹ nhiệt đới và phía nam, Paris, 1971, 432 trang. • Vì một môn địa lý nhân văn, Paris, 1973, 388 trang. • Đất hy vọng lớn: thế giới nhiệt đới, Paris, 1982, 456 trang. • Lúa và văn minh, Paris, 1984, 299 trang. Ông đã trở thành một nhà bách khoa, mà ta có thể nhìn thấy qua cuốn Các nước nhiệt đới và Bài học Địa lý nhiệt đới. Tuy là một nhà địa lý nhân 8  P I E R R E G O U R O U văn, ông có các phương pháp và cách suy nghĩ của nhà dân tộc học, xã hội học, nhân học, dân số học, địa lý tự nhiên, sử học, nông học. Ông đã thực hiện nhiều cuộc điều tra trên thực địa, tiếp xúc với nông dân, chú ý đến cấu trúc gia đình, tín ngưỡng tôn giáo và tập quán ăn uống dẫn đến phương thức sử dụng đất. Các công trình của ông tập trung nhiều vào các châu thổ nhiệt đới, so sánh sự phát triển của các châu thổ châu Á và châu Phi. Các công trình này có tác dụng lớn đến việc xác định chiến lược phát triển của các nước đang phát triển. Và Gourou có lẽ là một trong những người đầu tiên nghiên cứu để tìm cách giúp sự phát triển của các nước nghèo.   9 Lời nói đầu C hâu thổ Bắc kỳ là một đồng bằng có diện tích hạn chế: chỉ có 15.000 km2, nhưng lại rất đông dân vì nó nuôi sống – nói đúng ra không được tốt lắm – 6.500.000 nông dân; như vậy là mật độ dân số ở đây lên tới một mức rất cao là trung bình 430 người dân trên một kilômet vuông.1 1 Châu thổ Bắc kỳ chia ra thành nhiều tỉnh, có một số tỉnh trải rộng ra ngoài châu thổ. Các tỉnh phía bắc của châu thổ là: Phú Thọ, Sơn Tây, Vĩnh Yên, Thái Nguyên (chỉ có một phần rất nhỏ nằm trong vùng châu thổ), Bắc Giang, Bắc Ninh. Các tỉnh trung tâm là Hà Đông, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương. Các tỉnh ven biển là Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Kiến An, Quảng Yên. - Các tỉnh lại chia thành các khu mà người ta gọi là phủ hay huyện, những khu này lại chia thành tổng, tổng chia thành xã. - Phủ và huyện được trình bày với ranh giới và tên của chúng trên bản đồ phụ bản về mật độ dân số. Giới hạn các tổng được chỉ trên bản đồ phụ bản về mật độ dân số; mỗi tổng được đánh dấu bằng một con số, tức là số thứ tự của nó theo vần chữ cái trên danh sách của tổng trong mỗi phủ, huyện (xem sách dẫn hành chính các địa danh). - Ở cuốn sách này có bản đồ phụ bản các địa danh, có ghi tên tất cả các làng được nêu lên trong sách. - Do đó, khi muốn tìm vị trí địa lý của một làng được nêu tên trong sách, chỉ cần tra bản chỉ dẫn theo vần chữ cái hoặc bản chỉ dẫn hành chính sẽ thấy vị trí chính xác của làng đó trên bản đồ các địa phương, bằng một chữ cái và một con số. Nếu muốn tìm về một tỉnh, thì xem bản chỉ dẫn hành chính sẽ có thể thấy được tất cả những gì đã được nói về các làng của tỉnh đó. Nếu muốn tìm hiểu về một làng biệt lập mà ta không biết sự sắp xếp hành chính thì tra bản chỉ dẫn theo vẫn chữ cái.   11 Tính độc đáo của châu thổ Bắc kỳ trên bán đảo Đông Dương là rất rõ. Nói chung, Đông Dương bao gồm những dãy núi dân cư thưa thớt và những đồng bằng mật độ dân số tương đối thấp. Đồng bằng mênh mông của hạ lưu sông Mekong, trải ra trên một phần lớn đất đai Campuchia và hai phần ba Nam kỳ, những vùng phù sa rộng lớn của miền Trung nước Xiêm (Thái Lan), châu thổ sông Irraouaddi đều có một tính chất chung là chưa đến nỗi quá đông dân. Vì thế cho nên ba vùng đồng bằng đó có thể bán ra một số lượng thóc gạo rất lớn mà dân chúng ở các nơi đó dư thừa và hầu như nắm độc quyền xuất khẩu lúa gạo trên thế giới. Mặt khác, cũng vì thế mà ở những nơi có hiện tượng nhập cư mạnh mẽ; đặc biệt rất đông người Trung Hoa di cư tới các nước đó, nơi dân bản xứ hầu như không đủ sức đáp ứng được những đòi hỏi của nông nghiệp nên đã để cho người Trung Hoa lo việc buôn bán. Châu thổ Bắc kỳ không thể xuất khẩu được nhiều lúa gạo, không có người nhập cư, mà trái lại khá nhiều đoàn người làm thuê từ nơi đây di cư đi nơi khác, ở đây không có nhiều người Trung Hoa và họ phải để toàn bộ việc buôn bán nhỏ cho người bản xứ. Dân chúng Bắc kỳ có nhiều nét đặc sắc về lịch sử cũng như về mật độ dân số hiện nay. Những đồng bằng lớn của Đông Dương đều do dân cư hiện đang sống ở đó, mới đến chiếm lĩnh gần đây. Người Việt Nam chỉ mới tới Nam kỳ vào thế kỷ XVII; người Xiêm chiếm lĩnh đồng bằng sông - Tên các làng được nêu lên trong sách bao giờ cũng có kèm theo địa phận hành chính của nó. Khi có nhiều tên làng được nêu lên kế tiếp nhau, người ta không nhắc lại tên tổng, huyện hay tỉnh. Đáng lẽ viết Đình Bảng (tổng Phù Lưu, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh), Phù Lưu (tổng Phù Lưu, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh) v.v… người ta sẽ viết tắt: Đình Bảng (t. Phủ Lưu, P. Từ Sơn, Bắc Ninh), Phù Lưu (nt, nt, nt). Cũng như thế, sẽ không nhắc lại tên phủ, tỉnh khi các làng thuộc cùng một phủ (huyện) hoặc cùng một tỉnh, “nt” không bao giờ có nghĩa là tên tổng là giống như tên xã, chỉ có nghĩa là tổng đó là y như tổng của xã nêu lên trước. - Cần chú ý rằng lưu vực sông Thái Bình và tỉnh Thái Bình là không trùng hợp với nhau. sông Thái Bình do các sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam và sông Đuống hình thành, chảy qua hoặc dọc theo các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Kiến An. Nó chỉ chạm tới tỉnh Thái Bình trên vài kilomet ở cửa sông của nó. - “Mẫu” là đơn vị diện tích thường được nông dân Bắc kỳ sử dụng. Nó bằng 3.600 m2. mẫu chia thành 10 sào”. 12  P I E R R E G O U R O U Mênam Chao Phraya sớm hơn vào khoảng thế kỷ XIII, nhưng Bangkok thì mãi tới thế kỷ XVIII mới được thành lập; người Miến Điện chỉ đuổi người Pegou vào thế kỷ XVII và đến giữa thế kỷ XIX châu thổ sông Irraouaddi dân cư còn thưa thớt. Trái lại, Bắc kỳ đã có dân cư đông đúc từ xa xưa, không thể xác định được thời điểm định cư của người Việt ở đây. Chính là xuất phát từ Bắc kỳ mà những người chinh phục và những người đi thực chiếm lĩnh đất Trung kỳ và Nam kỳ, lập ra một quốc gia rất thống nhất về ngôn ngữ và về đặc tính của nền văn minh, nhưng thiết lập trên một đất đai rời rạc nhất thế giới. Như vậy là châu thổ Bắc kỳ, nơi có mật độ dân số cao và có dân cư từ rất lâu, lại mang rất ít tính chất Đông Dương. Thật vậy, châu thổ Bắc kỳ khác với Đông Dương không phải vì hai tính chất đó, mà còn vì nhiều nét về nền văn minh của nó. Nền văn minh này phản ánh văn minh Trung Hoa và lẽ ra cần có một công trình nghiên cứu tỉ mỉ – chưa được tiến hành – để làm nổi bật lên tất cả những cái gì của Việt Nam không phải từ Trung Hoa đem tới. Tính độc đáo về con người của châu thổ Bắc kỳ có đông dân cư sinh sống từ lâu đời, so với phần còn lại của Đông Dương như vậy là rõ ràng; tính độc đáo đó kém phần rõ rệt hơn so với Trung Quốc, một nước có những vùng đồng bằng phù sa với mật độ dân số rất cao từ lâu đời nay và có một nền văn minh đã từng làm mô hình cho người Việt Nam. Châu thổ Bắc kỳ với 430 dân/km2 hoàn toàn không thể so sánh được với các vùng của châu Âu có dân cư đông đúc chen chúc. Những nước châu Âu có mật độ dân số cao đều là những nước công nghiệp, thành thị rất phát triển. Lancashire, Ruhr chỉ là những đường phố hai bên nhà cửa san sát, những rừng ống khói nhà máy. Bắc kỳ, ngay cả ở những khu vực đông dân nhất vượt quá 1000 dân/km2, cảnh quan vẫn mang tính chất nông thôn, dân cư vẫn là nông dân. Dân chúng cực kỳ đông đúc này hoàn toàn là dân nông thôn; thật vậy, các thành thị không bao gồm vào việc tính mật độ trung bình của dân số. Vả chăng, mật độ 430 người/km2 hoàn toàn nông thôn, cũng sẽ chẳng được nâng lên bao nhiêu nếu tính gộp cả cư dân thành thị, vì thành thị đều nhỏ bé một cách đáng ngạc nhiên. Nhưng cần hiểu thế nào là “thành thị”? Định nghĩa bằng con số ở đây hoàn toàn không có giá trị gì hết, vì ở Bắc kỳ có những làng có tới 10.000 dân ở một điểm quần cư duy nhất và có những thành thị không có tới 2.000   13 dân. Chỉ nên tính đến chức năng của những tập hợp đó thôi: một làng gồm có những người nông dân, đôi khi có thể làm một số công nghiệp tại chỗ hoặc lưu động, nhưng chủ yếu vẫn là những người làm ruộng; đó chỉ là những người dân sinh ra ngay tại địa phương; có thể có nhiều người buôn bán, nhưng họ đi làm ở ngoài và làng không bao giờ là một trung tâm thương mại; mặt khác làng thường không có đường sá thuận tiện, một làng Bắc kỳ là nơi quần cư lỏng lẻo hoặc nhiều hoặc ít, gồm có những nhà vách đất, lợp rơm, chung quanh có vườn. Cái mà chúng ta gọi là “thành thị” ở châu thổ Bắc kỳ có thể chỉ có 500 dân, nhưng tất cả đều là công chức, thợ thủ công, nhà buôn. Thành thị dựng lên quanh một cái chợ, có đường cái, đường xe lửa hoặc đường sông đi vào, rất nhiều khi kết hợp cả ba phương tiện giao thông đó. Thành thị đó hầu như chỉ gồm những cá nhân sinh ra ở những nơi khác, đến sống ở đó một thời gian lâu hay chóng: tất nhiên đó là hoàn cảnh của các công chức Pháp hoặc Việt Nam, thương nhân Trung Hoa, nhưng đó cũng còn là hoàn cảnh của nhiều người buôn bán Việt Nam nữa. Sau hết, thành thị là một tổ hợp những ngôi nhà san sát nhau, xây bằng gạch và lợp ngói. Được xác định như vậy, thành thị ở châu thổ Bắc kỳ có tối đa là 35.000 dân1, tức là về toàn bộ, ở châu thổ Bắc kỳ 95% dân số là nông dân. Nếu tính riêng từng tỉnh thì tỷ lệ phần trăm đó còn hơn thế vì các thành phố lớn bị loại trừ ra ngoài sự tính toán này, ở tỉnh Hà Nam dân số nông thôn đạt tới 98% tổng dân số. Có nhiều nguyên nhân khác nhau về tình trạng dân số kém phát triển ở thành thị. Hiển nhiên nhất là những nguyên nhân thuộc về kinh tế: dân chúng châu thổ Bắc kỳ sản xuất ít và tiêu dùng ít. Hoạt động nhỏ hẹp đó, thực tế chủ yếu của nền kinh tế khép kín, không tạo thuận lợi cho sự phát triển của thành thị. Những nơi buôn bán tất nhiên là rất nhỏ. Công nghiệp truyền thống có một tổ chức đặc biệt; nó hoàn toàn mang tính làng mạc; 1 Ba thành phố quan trọng nhất ở Bắc kỳ là Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định. Ta không biết rõ dân số các thành phố đó vì chưa bao giờ có điều tra dân số thật tốt. Có thể Hà Nội có khoảng 125.000 dân. Hải Phòng có lẽ 80.000. Nam Định có không hơn 30.000 (một thời gian dài người ta đã khăng khăng cho rằng thành phố này có 75.000 dân). Phần còn lại của dân số thành thị bao gồm tất cả các thị trấn nhỏ có tính chất thành thị: tỉnh lỵ, những trung tâm buôn bán nhỏ, nếu gắn cho chúng 100.000 dân cũng là quá rộng rãi. 14  P I E R R E G O U R O U việc sản xuất hàng chế phẩm giữ họ ở xóm làng chứ không thu hút ra thành thị, ấy là thành thị ngày nay còn phát triển hơn rất nhiều so với xưa kia, khi chưa thiết lập nền bảo hộ của Pháp; ở Bắc kỳ xưa, thành thị hầu như chỉ gồm có một tòa thành, nơi ở của quan lại và nha môn, còn phố xá buôn bán thì, ngoài Hà Nội và Nam Định ra, chỉ là một khu nhà lá. Do ảnh hưởng của Pháp, hoạt động kinh tế lớn hơn, các thành thị đã phát triển hoặc những thành thị hoàn toàn mới được lập nên: Hải Phòng là thí dụ đặc sắc nhất của sự tiến triển đó. Có những trở ngại xã hội đối với sự phát triển của thành thị, một phần những trở ngại đó hiện nay vẫn còn tồn tại. Người Việt Nam hết sức gắn bó với quê hương, nơi tổ tiên họ đã sống, với làng xóm nơi họ có tất cả các kỷ niệm, gia đình, bè bạn: “ngọn rau tấc đất” (tiếng Việt trong nguyên bản – ND) (có nghĩa là ăn một ngọn rau ở đất quê hương còn ngon hơn thức ăn ngon ở nơi xa nhà). “Đối với người Việt Nam, có làng quê ở tỉnh danh giá hơn tự xưng mình là người của một phường hay khu phố nào đó của thành thị, mà đồng bào chúng tôi gọi là nơi tụ hội của người tứ xứ. Sau khi định cư ở thành thị, người ta vẫn tiếp tục đóng thuế cho làng, đăng ký con cái ở làng, cố gắng kiếm ít nhất một hai sào đất ở làng, và đặt nhà thờ tổ tiên ở đó”1 Cuối cùng, ở Bắc kỳ xưa, sự phát triển yếu ớt của thành thị còn có nguyên nhân chính trị. Tổ chức chính trị nhẹ nhàng, giải quyết ít công việc và để cho các làng quyền độc lập và chủ động rất nhiều. Hoạt động hành chính của một tỉnh lỵ nhỏ bé, một ít thuộc lại cũng đủ đảm bảo được. Quan lại thì không chuyên môn hóa mấy, công việc không được phân chia ra cho các ban ngành kỹ thuật có lực lượng mạnh. Như vậy công trình nghiên cứu này nhằm vào hai trọng tâm: châu thổ Bắc kỳ hết sức đông dân, và hầu như hoàn toàn là nông dân cư trú. Cần phải cố gắng tìm ra những điều kiện hiện nay và những nguyên nhân của dân số quá đông đúc này, và những tính chất của mật độ nông dân đông đúc ấy. 1 Điều đó không hề ngăn cản những người Bắc kỳ khá giả ùn về Hà Nội, vì hai lý do: trước hết vì họ muốn con cái họ sinh ra trên địa phận thành phố này, nhượng địa thuộc Pháp và do đó được hưởng luật pháp Pháp và các tòa án Pháp chứ không phải tòa án của các quan lại. Mặt khác, ở Hà Nội an ninh hơn cả, không còn sợ những vụ cướp thỉnh thoảng vẫn còn xảy ra ở một số nơi nông thôn.   15 Trên thế giới, không đâu có sự tách biệt rõ rệt giữa hai vùng hơn là ở Bắc kỳ, giữa châu thổ và vùng núi. Ở đây, không phải chỉ thấy sự tương phản thông thường về địa hình giữa một vùng đồng bằng phù sa và một vùng núi hiểm trở, mà còn thấy mật độ dân số hạ xuống rất đột ngột giữa đồng bằng và miền núi, mà ở châu Âu không thấy có, lại còn một sự thay đổi đột ngột về tính chất cư dân: người Việt đồng bằng mặc quần áo màu nâu, ở những ngôi nhà dựng ngay trên mặt đất; còn người miền núi thì mặc quần áo màu chàm, ở nhà sàn. Có thể định cho châu thổ những ranh giới khác nhau, nếu đứng ở bốn quan điểm khác nhau. Theo quan điểm địa chất học thì châu thổ là khu vực gồm những phù sa mới bồi; bản đồ tỉ lệ 1/500.000 của Sở Địa chất (tờ bản đồ Hà Nội) cho phép ấn định diện tích của đất phù sa đó; nó cho ta có được ranh giới gần xác thực của vùng châu thổ. Tuy nhiên, một phần những bậc thềm đá ở Bắc Giang là do dân cư châu thổ chiếm lĩnh, ngược lại vịnh sông Lục Nam, sông Chu, sông Lam, thể hiện trên bản đồ phù hợp với thực tế, là do phù sa mới bồi gần đây, lại chẳng có mấy tính chất châu thổ vì mật độ dân số của nó. Tuy vậy, ranh giới địa chất học đúng hơn và chính xác hơn là ranh giới theo độ cao: đường cao chuẩn 25 m là mức duy nhất có thể chọn được vì đó là mức đầu tiên do bản đồ tỉ lệ 1/100.000 đề ra – bản đồ tỉ lệ 1/25.000 có đo độ cao tỉ mỉ hơn không bao trùm hết toàn bộ châu thổ và đường cao chuẩn đó nói chung là quá cao, bao quát cả những gò, những vùng đá cao (vùng Thái Nguyên); những vùng phù sa cũ (đặc biệt là ở vùng Sơn Tây) không thuộc châu thổ không cao quá 15 m. Tuy nhiên, lấy đường cao chuẩn 25 m làm giới hạn cho châu thổ cũng sẽ không sai lầm nhiều lắm vì phần lớn các điểm cao giới hạn vùng châu thổ vươn lên khá cao, nên mức 25 m vẫn gần với mức 15 m. Cũng có thể ấn định ranh giới châu thổ bằng những dữ kiện của con người. Có ba loại sự việc phải xem xét: trước hết, mật độ dân số châu thổ như ta thấy trên bản đồ mật độ (phụ bản bản đồ màu tỉ lệ 1/250.000; phụ bản số 2) và mặt khác khu vực cư trú trên châu thổ, như ta thấy trên bản đồ các làng (phụ bản bản đồ màu, tỉ lệ 1/250.000; phụ bản số 3). Sau hết, cũng có thể sử dụng tiêu chí phân bố dân cư người Việt: vùng châu thổ kết thúc ở nơi người Việt nhường chỗ cho cư dân miền núi. Quan điểm cuối cùng này cũng không đưa tới những sai lầm nghiêm trọng: tuy nhiên ranh giới có 16  P I E R R E G O U R O U được như vậy sẽ khác nhiều so với ranh giới xác thực của ranh giới theo mật độ dân số và khu vực cư trú. Thật vậy, người Việt di dân ngược sông Hồng và sông Lô rời khỏi vùng châu thổ khá xa; trong khi đó ở phía nam, tại vùng Nho Quan, người Mường lại sống trên nhiều mảnh đất, tuy không rộng lắm, của vùng châu thổ. Tóm lại, những điều khác biệt giữa các địa vực do các ranh giới đó ấn định không lớn lắm và vấn đề này không để chúng ta xem xét nhiều. Chúng tôi đã chấp nhận ranh giới nghiên cứu của mình, về phía tây-nam và đôngbắc châu thổ là ranh giới địa chất học. Đúng vậy, một bên từ sông Đà ra tới biển và bên kia từ sông Lục Nam ra tới biển, vùng châu thổ không bao giờ vượt ra ngoài diện tích của các phù sa gần đây. Không thể nêu ra được một ngoại lệ nào cho qui tắc này. Ngược lại, ở tây-bắc cần phải sửa đổi nhiều ranh giới địa chất mà dân châu thổ đã lấn chiếm. Ranh giới của chúng tôi bao gồm phần đông-nam của những đất bậc thang nằm giữa sông Hồng và sông Lô, đi theo gần đúng với ranh giới địa chất học ở phía đông sông Lô1, rồi ngược lên phía bắc đi theo dọc thung lũng sông Cầu, đem qui vào châu thổ tất cả các đất bậc thang của Yên Thế ở phía nam vĩ tuyến trung lưu sông Thương, đi vào vịnh Lục Nam ở phía đông nơi hợp lưu sông Thương và sông Lục Nam, ranh giới địa chất học, như ta đã thấy hình thành ranh giới của châu thổ một cách rõ rệt. Hình số 1 cho thấy ranh giới của chúng tôi về vùng châu thổ và vài sự khác nhau, những sự khác nhau này là do những xem xét về địa lý nhân văn quyết định, chẳng hạn dân số tương đối đông, nhà ở kiểu châu thổ canh tác phần lớn đất đai. Châu thổ được ấn định ranh giới như vậy có một diện tích là: 15.000 kilômet vuông2. Diện tích này đã được tính toán hết sức chính xác trong mức độ có thể được, chứ không phải dùng máy đo mặt bằng để đo diện tích 1 Nhưng không nên quên rằng trong vùng Vĩnh Yên và Phúc Yên bản đồ địa chất học 1/500.000 là đặc biệt thiếu sót, ở vùng này có những khu đất đá cao hoặc phù sa cổ mà bản đồ đã hoàn toàn không chỉ ra và chúng tôi đã đưa những khu đó vào bản đồ có đo độ cao của chúng tôi, phụ bản mẫu (phụ bản số 1): khu vực không tô màu nằm giữa ranh giới vùng đất phù sa tô màu nâu đỏ và độ cao chuẩn 25 m. 2 Xem dưới đây sẽ thấy diện tích đó phân bổ như thế nào và trong diện tích đó, chỗ nào không thuộc vùng châu thổ.   17 châu thổ mà chúng tôi đã xác định1. Chúng tôi đã cộng các diện tích trên các bản đồ tỉ lệ 1/25.000 với các vùng không phải châu thổ và thêm vào tổng số có được diện tích châu thổ không bao quát bởi các bản đồ tỉ lệ và tính trên các bản đồ 1/100.000. Nếu diện tích 15.000 km2 này khác với các con số do các tác giả khác đưa ra thì đó là vì các tác giả này đã tính diện tích châu thổ bằng cách cộng các diện tích nguyên thổ của các tỉnh thuộc vùng châu thổ nhưng có nhiều tỉnh vượt ra ngoài ranh giới của châu thổ. Tóm lại, châu thổ Bắc kỳ có một diện tích hơi quá lớn và một dân số hơi quá nhiều: 15.000 km2 và 6.500.000 dân – đối với một công trình nghiên cứu địa lý đi sâu và tiến hành bởi mỗi một người. Khung cảnh là quá rộng, một người nghiên cứu không thể trong vài năm2 tự mình nhìn thấy được hết thảy và đem lại câu trả lời dứt khoát cho những câu hỏi đặt ra; châu thổ Bắc kỳ có 7.000 xã, không thể nghĩ đến chuyện đi xem tất cả được. Vậy lẽ ra tốt hơn là chỉ xem xét, nghiên cứu một phần châu thổ Bắc kỳ thôi. Tiếc thay, địa lý châu thổ không biết được rõ, không thể nào lựa chọn một vùng riêng biệt nào đó một cách đúng đắn được. Muốn phát hiện những vùng tự nhiên thì trước hết phải nghiên cứu toàn bộ xứ sở đó đã. Thế nhưng công trình nghiên cứu toàn bộ này đã cho thấy rằng châu thổ không chia thành nhiều vùng. Toàn bộ châu thổ hình thành một vùng tự nhiên duy nhất, có thể chia thành những phần nhỏ tùy theo ta đứng về phương diện địa hình, trồng trọt đang có của các làng, mật độ dân số, công nghệ. Nhưng những sự biến đổi về địa lý đó không tập hợp lại thành những tổng thể và không làm xuất hiện những phân vùng tự nhiên; trong một khu vực nào đó, không có những đặc điểm độc đáo và phù hợp với 1 Tất nhiên châu thổ không hề nghi ngờ tính chính xác của các máy đo mặt bằng, nhất mà máy đo mặt bằng Coradi, nhưng ta sẽ có thể phạm những sai lầm nghiêm trọng nếu đo bằng máy đo mặt bằng những bản đồ có tỉ lệ xích nhỏ; mà các máy đó chỉ có thể dùng được, không tốn quá nhiều thì giờ cho những diện tích nhỏ. Tổng số 15.000 km2 của chúng tôi tất nhiên là một con số tròn. Nhưng chúng tôi thấy không cần thiết phải chính xác hơn. Chính xác thật hoàn mỹ sẽ chỉ là đánh lừa con mắt vì người ta có thể bàn cãi việc gán cho châu thổ một vùng đất cao khoảng vài km2 nào đó, một bãi biển nào đó bị ngập nước khi thủy triều lên. 2 Về phần chúng tôi, việc nghiên cứu châu thổ đã bắt đầu từ tháng 10 năm 1927; công việc nghiên cứu được đặc biệt đẩy mạnh từ 1930 đến mùa hè 1935. 18  P I E R R E G O U R O U
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan