Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự việt nam hiện nay tt...

Tài liệu Người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự việt nam hiện nay tt

.PDF
27
181
82

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ QUỲNH CHÂU NGƯỜI ĐẠI DIỆN CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ Ngành: Luật kinh tế Mã số: 9.38.01.07 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2019 Công trình được hoàn thành tại Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN ĐÌNH HẢO Phản biện 1: GS.TS. Hoàng Thế Liên Phản biện 2: PGS.TS. Bùi Thị Huyền Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Thị Quế Anh Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Khoa học xã hội Vào hồi: …. giờ …. phút, ngày … tháng …. năm 2019 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam; Thư viện Học viện Khoa học xã hội. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong những năm vừa qua, người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự đã và đang dần khẳng định được vị thế, vai trò của mình trong tố tụng, ngày càng chứng tỏ là một trong những thành phần khó có thể thiếu trong tố tụng dân sự. Việc xác định đúng đắn vai trò của người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa quan trọng. Các hoạt động của người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự có tác động không chỉ đến hoạt động của những người tham gia tố tụng mà đến cả hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, góp phần thúc đẩy sự dân chủ, tiến bộ của xã hội, hoàn thiện và bảo vệ nền pháp chế xã hội chủ nghĩa Người đại diện của đương sự là người tham gia tố tụng dân sự, thay mặt đương sự thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự. Việc tham gia tố tụng của người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự có ý nghĩa rất lớn đối với việc giải quyết các vụ án dân sự, đặc biệt trong trường hợp đương sự không tự thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình. Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) có 3 loại người đại diện của đương sự: người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền của đương sự và người đại diện do Tòa án chỉ định. Sự tham gia tố tụng dân sự của người đại diện của đương sự có ý nghĩa rất lớn đối với việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự cũng như việc làm rõ sự thật của vụ việc dân sự. Thực tiễn hoạt động tố tụng trong những năm gần đây cho thấy, việc quy định “người đại diện” trong tố tụng là hết sức cần thiết, nhằm đảm bảo hoạt động tranh tụng được diễn ra theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định, kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên đương sự. Tuy nhiên, thời gian qua, quy định của 1 pháp luật về “người đại diện” trong tố tụng còn chưa cụ thể, thiếu tính thống nhất, làm ảnh hưởng đến hoạt động tố tụng của nhiều cơ quan tố tụng, khiến cho quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự không được đảm bảo. Những quy định về đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự được quy định lần đầu trong Pháp lệnh số 27-LCT/HĐNN8 về Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự do Hội đồng Nhà nước ban hành ngày 07/12/1989 và được tiếp tục quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004. Gần đây nhất, chế định về đại diện của đương sự được quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Trải qua nhiều năm áp dụng, những quy định về đại diện của đương sự đã bộc lộ một số điểm bất cập, nhiều quy định chưa rõ ràng, chưa phù hợp, có những vấn đề cần thiết nhưng chưa được luật hóa. Bên cạnh đó, những khó khăn từ thực tiễn áp dụng pháp luật cũng là một trở ngại lớn khiến cho hoạt động tranh tụng chưa thực sự diễn ra hiệu quả. Xuất phát từ vai trò của người đại diện của đương sự, thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự, việc tìm hiểu, nghiên cứu về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự đã trở thành một nhu cầu cấp bách. Mặt khác, các quy định của pháp luật cũng như các công trình nghiên cứu về người đại diện trong tố tụng dân sự còn hạn chế, và cần thiết phải nghiên cứu một cách đầy đủ và hoàn chỉnh về người đại diện của đương sự. Việc nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện các quy định của pháp luật liên quan đến đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật trong hoạt động tố tụng dân sự, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành về vấn đề nêu trên, nâng cao hiệu quả của hoạt động tố tụng tại Tòa án, bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích cho các bên tranh chấp là rất cần thiết. 2 Chính vì thế, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài: “Người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam hiện nay” làm luận án tiến sĩ luật học của mình với mong muốn giải quyết phần nào những vấn đề nêu trên. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là nhằm góp phần bổ sung, hoàn thiện thêm hệ thống lý luận khoa học pháp lý về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự; đánh giá quy định của pháp luật pháp luật hiện hành và thực tiễn thi hành pháp luật; trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật điều chỉnh về người đại diện của đương sự - một phần không thể thiếu trong tố tụng dân sự. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án được xác định cụ thể như sau: - Tổng quan tình hình nghiên cứu các vấn đề liên quan đến đề tài luận án nhằm làm rõ các vấn đề, nội dung sẽ được kế thừa và các nội dung cần tiếp tục phải nghiên cứu và giải quyết trong nội dung luận án; làm rõ cơ sở lý thuyết nghiên cứu đề tài luận án; - Nghiên cứu, phân tích, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận pháp luật về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự; - Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam và thực tiễn thực thi pháp luật về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự; chỉ ra những hạn chế, vướng mắc, bất cập trong thực trạng pháp luật và trong thực tiễn giải quyết các vụ việc dân sự có người đại diện của đương sự tham gia tố tụng dân sự; - Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án đề xuất định hướng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật 3 cũng như nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về người đại diện trong tố tụng dân sự ở Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án - Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự: khái niệm, phân loại, căn cứ xác lập quan hệ đại diện, điều kiện để trở thành người đại diện, thời hạn đại diện, phạm vi đại diện, nội dung quan hệ đại diện, căn cứ chấm dứt quan hệ đại diện và hậu quả pháp lý của việc chấm dứt quan hệ đại diện. - Nghiên cứu pháp luật của một số nước trên thế giới về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự. - Nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự. - Nghiên cứu thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật hiện hành về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự tại các Tòa án trong những năm qua. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án Về nội dung: Phạm vi nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn pháp luật về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự theo đúng yêu cầu của nội hàm đề tài. Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu hệ thống pháp luật Việt Nam về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự, cũng như thực tiễn thực thi pháp luật về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự tại các Tòa án nhân dân ở Việt Nam. Việc khảo cứu kinh nghiệm pháp luật các nước về chế định đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự qua tài liệu thứ cấp chỉ là làm rõ hơn mô hình lý luận pháp luật về vấn đề này. 4 Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự theo Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Tuy nhiên, phần nghiên cứu về thực tiễn thực thi pháp luật có liên hệ với các vụ việc đã diễn ra ở các thời điểm trước đó. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án Luận án được nghiên cứu theo phương pháp luận của Triết học Mác-Lênin, trực tiếp sử dụng phương pháp kết hợp lý luận và thực tiễn, phân tích tổng hợp, lịch sử cụ thể và các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành như: phương pháp phân tích quy phạm, phương pháp khảo sát thực tiễn, thống kê so sánh, phân tích tổng hợp, nghiên cứu điển hình… 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án đã nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự; các nội dung cơ bản của pháp luật về người đại diện; phân tích thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về người đại diện trong tố tụng dân sự; từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về người đại diện trong tố tụng dân sự. Về kết quả nghiên cứu lý luận, luận án đã luận giải những vấn đề lý luận liên quan đến người đại diện trong tố tụng dân sự; phân tích và đưa ra định nghĩa về người đại diện; làm rõ mục đích cơ bản của đại diện. Phương diện lý luận của đại diện trong tố tụng dân sự được luận án phân tích, luận giải ở các khía cạnh như nội dung của quan hệ đại diện, căn cứ xác lập đại diện, hậu quả pháp lý của việc xác lập và chấm dứt đại diện, thời hạn đại diện, phạm vi đại diện. Luận án cũng đã nêu lên quy định về đại diện trong pháp 5 luật một số quốc gia, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Luận án đã phân tích và đánh giá một cách khách quan thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về người đại diện trong tố tụng dân sự tại Việt Nam; làm rõ những bất cập, chồng chéo và những hạn chế của các quy định pháp luật về người đại diện trong việc bảo vệ lợi ích của các bên đương sự trong tố tụng dân sự, Những nội dung chủ yếu của các quy định pháp luật Việt Nam về quyền và nghĩa vụ của người đại diện, căn cứ cũng như hậu quả pháp lý của việc xác lập và chấm dứt quan hệ đại diện đã được luận án hệ thống hóa, phân tích và giải thích, làm rõ. Trên cơ sở những vấn đề lý luận và thực tiễn đã được làm sáng tỏ, luận án đã đưa ra những đề xuất, giải pháp pháp lý đồng bộ, khoa học để khắc phục những hạn chế và hoàn thiện chế định người đại diện trong tố tụng dân sự của Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Những kết luận, đề xuất, kiến nghị mà luận án nêu ra đều có cơ sở khoa học và thực tiễn. Vì vậy, chúng có giá trị tham khảo trong quá trình sửa đổi, hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự. Đồng thời, những kết quả nghiên cứu của luận án cũng có giá trị tham khảo trong học tập, nghiên cứu, giảng dạy về pháp luật về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự tại các cơ sở đào tạo chuyên hoặc không chuyên ngành luật. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận án gồm bốn chương như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài luận án. Chương 2: Những vấn đề lý luận về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự. 6 Chương 3: Thực trạng pháp luật về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự và thực tiễn thực hiện. Chương 4: Quan điểm định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự. 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Nhóm nghiên cứu những vấn đề chung về lý luận và thực tiễn pháp luật về chế định đại diện 1.1.2. Nhóm nghiên cứu lý luận và thực tiễn pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người đại diện trong tố tụng dân sự 1.1.3. Nhóm các nghiên cứu về thực trạng pháp luật và và thực tiễn thực hiện pháp luật Việt Nam về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự 1.1.4. Các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự của các công trình nghiên cứu đã công bố 1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 1.2.1. Những vấn đề liên quan đến luận án đã được giải quyết Các kết quả nghiên cứu được công bố về vấn đề người đại diện của đương sự đã chỉ ra khá rõ khái niệm, căn cứ xác lập, quyền và nghĩa vụ, căn cứ chấm dứt đại diện và hậu quả pháp lý của việc chấm dứt đại diện. Các bài nghiên cứu đã chỉ ra được những điểm khác biệt giữa nội dung đại diện trong pháp luật tại Việt Nam và pháp luật của các nước khác trên thế giới. Các công trình trên đã phân tích, đánh giá hiện trạng quy định pháp luật về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự được quy định trong pháp luật Việt Nam và đưa ra một số giải pháp để nâng cao vai trò của người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự. Một số bài viết đăng tải trên các tạp chí còn đề cập đến kinh nghiệm của một số nước để tham khảo trong quá trình hoàn thiện pháp luật Việt Nam. 8 1.2.2. Những vấn đề luận án sẽ kế thừa và tiếp tục nghiên cứu phát triển Tác giả nhìn nhận được những kết quả mà các nghiên cứu liên quan đến đề tài đã đạt được, dựa vào đây, luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu nhằm kế thừa và phát triển nội dung về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự. 1.2.3. Những vấn đề mà luận án tiếp tục triển khai nghiên cứu Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên còn bỏ ngỏ một số vấn đề và Luận án này sẽ thực hiện việc nghiên cứu đầy đủ hơn về các vấn đề cụ thể như sau: Thứ nhất, Luận án làm sáng tỏ hơn nữa khái niệm liên quan đến người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự, đặc điểm của quan hệ đại diện, phân loại người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự, phân biệt người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự và một số ngành luật khác. Thứ hai, Luận án nghiên cứu về vấn đề điều chỉnh pháp luật về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự và đưa ra những đánh giá tổng quát về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự qua các thời kỳ pháp luật. Thứ ba, Luận án phân tích, đánh giá các quy phạm pháp luật về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự ở Việt Nam, chỉ ra những điểm chưa hợp lý, mâu thuẫn hoặc chồng chéo trong pháp luật Việt Nam, có sự so sánh với pháp luật một số nước trên thế giới. Thứ tư, Luận án đề xuất thêm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự. 1.3. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu 1.3.1. Các lý thuyết nghiên cứu 9 * Lý thuyết về người đại diện: Jensen và Meckling (1976) trong tác phẩm “Lý thuyết về công ty: Hành vi nhà quản trị, chi phí người đại diện và cấu trúc sở hữu” đã giới thiệu các quan điểm của mình về lý thuyết người đại diện. Lý thuyết này cũng có thể áp dụng cho việc nghiên cứu về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự. Bởi lẽ, trong tố tụng dân sự, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình các đương sự thường tự mình thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng của họ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp người khác có thể tham gia tố tụng thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Người tham gia tố tụng dân sự này được gọi là người đại diện của đương sự. * Lý thuyết về bảo đảm quyền con người trong hoạt động tố tụng: Bảo đảm quyền con người, quyền công dân là việc tạo ra các tiền đề, điều kiện về chính trị, kinh tế, xã hội, pháp lý và tổ chức để cá nhân, công dân, các tổ chức của công dân thực hiện được các quyền, tự do, lợi ích chính đáng của họ đã được pháp luật ghi nhận * Lý thuyết về bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự: Trong tố tụng dân sự, nguyên tắc tranh tụng được bảo đảm cho đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện quyền tranh tụng từ khi khởi kiện thụ lý vụ án cho đến khi giải quyết xong vụ án trong xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu Câu hỏi thứ nhất: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của người đại diện cho đương sự trong tố tụng dân sự được hiểu như thế nào? Mô hình lý luận và nội dung pháp luật về người đại diện cho đương sự trong tố tụng dân sự được quy định và luận giải như thế nào? 10 Giả thuyết nghiên cứu: cần thiết phải nghiên cứu để làm rõ khái niệm một cách thống nhất về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự. Từ khái niệm người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự phải nêu lên được đặc điểm của người đại diện, phân loại người đại diện, phân tích được vai trò của người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự. Câu hỏi thứ hai: Thực trạng pháp luật Việt Nam hiện nay quy định về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự như thế nào? Qua thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về vấn đề này có những hạn chế, vướng mắc gì? Giả thuyết nghiên cứu: . Qua thực tiễn xét xử cho thấy, các quy định pháp luật về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự còn bộc lộ một số điểm bất cập, những khó khăn từ thực tiễn áp dụng pháp luật cũng là một trở ngại khiến cho hoạt động tố tụng chưa thực sự diễn ra hiệu quả. Câu hỏi thứ ba: Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật, cũng như nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự hiện nay ở Việt Nam được xác định như thế nào? Giả thuyết nghiên cứu: Để hoàn thiện các quy định pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự cần xem xét dựa trên những quan điểm chủ đạo và cần đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đời sống xã hội hiện hành, từ đó đưa ra những mục tiêu cần hướng tới và các giải pháp phù hợp nhằm thực hiện điều chỉnh pháp luật về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự trong thời gian tới. 1.3.4. Hướng tiếp cận nghiên cứu Người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự là một chủ thể tham gia tố tụng dân sự. Tuy nhiên, với một công trình 11 nghiên cứu về luật học, việc nghiên cứu để làm rõ nội hàm, ý nghĩa, vai trò của chủ thể này chỉ là những tiền đề để nghiên cứu và hoàn thiện các quy định pháp luật về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự. Kết luận chương 1. Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 2.1. Khái quát lý luận về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự 2.1.1. Khái niệm đương sự trong tố tụng dân sự và quan niệm về đại diện 2.1.1.1. Khái niệm đương sự trong tố tụng dân sự Đương sự trong TTDS là cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ thể khác có lợi ích tranh chấp hoặc cần phải xác định tham gia vào quá trình Toà án giải quyết vụ việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. 2.1.1.2. Quan niệm về đại diện Đại diện là việc một người, một cơ quan, tổ chức xác lập, thực hiện hành vi pháp lý trong phạm vi thẩm quyền đại diện. Người đại diện là người nhân danh và vì các lợi ích của một người khác xác lập, thực hiện các giao dịch trong phạm vi thẩm quyền đại diện 2.1.2. Khái niệm người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự Người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự là người thay mặt cho đương sự tham gia tố tụng dân sự, thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự trong tố tụng dân sự. 12 2.1.3. Đặc điểm của người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự - Người đại diện là tổ chức hoặc cá nhân có đủ năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự. - Người đại diện tham gia quan hệ tố tụng trên cơ sở quan hệ đại diện và nhân danh đương sự thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự. - Quyền và nghĩa vụ của người đại diện phụ thuộc vào quyền và nghĩa vụ của đương sự và bản chất của quan hệ đại diện. 2.1.4. Phân loại người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự Dựa vào ý chí của chủ thể, người đại diện được chia thành hai loại: - Người đại diện theo ủy quyền; - Người đại diện theo pháp luật. 2.1.5. Vai trò của người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự Thứ nhất, người đại diện thay mặt đương sự thực hiện những quyền, nghĩa vụ tố tụng mà đáng ra họ phải tự mình thực hiện, qua đó bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Thứ hai, người đại diện giúp cơ quan tiến hành tố tụng kết nối được với đương sự một cách thuận lợi, hiệu quả và có tác dụng nhất định trong việc làm rõ sự thật về vụ việc dân sự 2.2. Khái quát lý luận pháp luật về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự 2.2.1. Khái niệm và đặc điểm pháp luật về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự Thứ nhất, việc xây dựng các quy định pháp luật về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự được tiến hành trên cơ sở nguyên tắc về quyền tự định đoạt của đương sự 13 Thứ hai, việc xây dựng các quy định pháp luật về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự được tiến hành trên cơ sở đảm bảo quyền tham gia tranh tụng tại Tòa án để bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự Thứ ba, việc xây dựng các quy định pháp luật về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự được tiến hành trên cơ sở đảm bảo mối liên hệ giữa Bộ luật Dân sự và Bộ luật Tố tụng dân sự trong việc quy định về người đại diện Thứ tư, việc xây dựng các quy định pháp luật về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn tố tụng tại Tòa án 2.2.2. Những nội dung cơ bản của pháp luật về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự Một là, quy định về điều kiện trở thành người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự Hai là, quy định căn cứ xác lập đại diện. Xác lập đại diện theo ủy quyền là trường hợp đương sự và người đại diện của đương sự giao kết giao dịch ủy quyền; Xác lập đại diện theo pháp luật là trường hợp bắt buộc phải có người đại diện của đương sự tham gia tố tụng, đã được pháp luật quy định cụ thể ai là người đại diện. Ba là, quy định về thời hạn đại diện và phạm vi đại diện Bốn là, quy định rõ quyền và nghĩa vụ của người đại diện cho đương sự trong tố tụng dân sự Năm là, quy định chấm dứt đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự Kết luận chương 2. 14 Chương 3 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1. Thực trạng các quy định pháp luật về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự ở Việt Nam hiện nay 3.1.1. Điều kiện trở thành người đại diện của đương sự Thứ nhất, nhận diện người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự Điều 85 BLTTDS năm 2015 quy định: “Người đại diện trong tố tụng dân sự bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền” và dẫn chiếu đến quy định của BLDS: “Người đại diện có thể là cá nhân hoặc pháp nhân theo quy định của BLDS”; “Người đại diện theo pháp luật theo quy định của BLDS là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp bị hạn chế quyền đại diện theo quy định của pháp luật” và “Người đại diện theo ủy quyền theo quy định của BLDS là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự”. Thứ hai, năng lực chủ thể của người đại diện cho đương sự BLTTDS năm 2015 không quy định rõ điều kiện về năng lực chủ thể của người đại diện mà dẫn chiếu sang BLDS năm 2015. Khoản 3 Điều 134 BLDS năm 2015 quy định như sau: “Trường hợp pháp luật quy định thì người đại diện phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện”. Đối với trường hợp người đại diện là pháp nhân thì phải có năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự. Thứ ba, những trường hợp không được làm người đại diện 3.1.2. Căn cứ xác lập đại diện cho đương sự trong tố tụng dân sự 15 Thứ nhất, người đại diện theo pháp luật của đương sự là cá nhân: - Cha, mẹ đối với con chưa thành niên (người dưới 18 tuổi) là đương sự trong vụ việc dân sự. Cha, mẹ làm người đại diện cho đương sự là con chưa thành niên của mình tham gia tố tụng trên theo quy định tại khoản 1 Điều 136 BLDS năm 2015 và Điều 69 BLTTDS năm 2015 - Người giám hộ là người đại diện theo pháp luật đối với người được giám hộ, trong đó người được giám hộ là người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ; người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự - Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định. - Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. - Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện là cha, mẹ đối với con chưa thành niên, Thứ hai, người đại diện theo pháp luật của đương sự là pháp nhân Đối với pháp nhân phi thương mại, người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm người đứng đầu pháp nhân là người người đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Thứ ba, người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong tố tụng dân sự Thứ tư, chỉ định người đại diện trong tố tụng dân sự 3.1.3. Thời hạn đại diện và phạm vi đại diện trong tố tụng dân sự Một là, về thời hạn đại diện: BLTTDS năm 2015 không có quy định về thời hạn đại diện, vì vậy, theo nguyên tắc chung, thời hạn đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự được thực hiện theo 16 quy định của BLDS. Tuy nhiên, cũng có thể hiểu rằng, người đại diện theo pháp luật của đương sự phải thực hiện tất cả các quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự cho đến khi thời hạn giải quyết các vụ, việc dân sự kết thúc. Hai là, về phạm vi đại diện: Phạm vi đại diện của người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự được xác định theo quy định dẫn chiếu từ Điều 85 BLTTDS năm 2015 sang Điều 141 BLDS năm 2015. 3.1.4. Quyền và nghĩa vụ của người đại diện Một là, quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự. Người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự trong phạm vi mà mình đại diện (Điều 86 BLTTDS năm 2015). Hai là, quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự: Trong trường hợp này, người đại diện của đương sự tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi cho đương sự là người có năng lực hành vi tố tụng dân sự. Bản thân đương sự cũng có thể tự thực hiện được các quyền, nghĩa vụ tố tụng của họ. Do vậy, người đại diện theo ủy quyền của đương sự chỉ thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự trong phạm vi ủy quyền. Khoản 2 Điều 86 BLTTDS năm 2015 quy định: “Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự theo nội dung văn bản ủy quyền”. 3.1.5. Chấm dứt đại diện trong tố tụng dân sự Một là, quy định về chấm dứt đại diện: BLTTDS năm 2015 không quy định cụ thể về chấm dứt tư cách người đại diện của đương sự mà dẫn chiếu sang quy định của BLDS: “Người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự chấm dứt việc đại diện theo quy định của Bộ luật Dân sự”. Theo quy định của khoản 3 và khoản 4 Điều 140 BLDS năm 2015, việc chấm dứt 17 đại diện được xem xét trong hai trường hợp, tương ứng với hai hình thức đại diện là chấm dứt đại diện theo pháp luật và chấm dứt đại diện theo ủy quyền. Hai là, về hậu quả pháp lý của việc chấm dứt đại diện: Trong trường hợp chấm dứt đại diện theo ủy quyền thì đương sự hoặc người thừa kế của đương sự trực tiếp tham gia tố tụng hoặc ủy quyền cho người khác đại diện tham gia tố tụng theo thủ tục do BLTTDS quy định. 3.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự 3.2.1. Việc thực hiện quy định về điều kiện trở thành người đại diện Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về điều kiện trở thành người đại diện có hạn chế về việc ủy quyền trong vụ án ly hôn như sau: Khoản 4 Điều 85 BLTTDS năm 2015 quy định đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. 3.2.2. Việc thực hiện quy định về căn cứ xác lập đại diện BLTTDS năm 2015 quy định rõ ràng hai căn cứ xác lập đại Một là, việc xác định người đại diện trong trường hợp có chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp tham gia tố tụng Hai là, xác định người đại diện trong trường hợp có chủ doanh nghiệp tư nhân tham gia tố tụng Ba là, xác định người đại diện trong trường hợp có trưởng chi, trưởng họ tham gia tố tụng giải quyết tranh chấp về tài sản của dòng họ Bốn là, xác định người đại diện trong trường hợp có hộ gia đình tham gia tố tụng Năm là, vấn đề ủy quyền cho nhiều người gây khó khăn cho Tòa án trong việc giải quyết vụ án 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan