Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Ngữ nghĩa các từ chỉ hoạt động chuyển rời đối tượng trong tiếng việt và tiếng là...

Tài liệu Ngữ nghĩa các từ chỉ hoạt động chuyển rời đối tượng trong tiếng việt và tiếng lào

.PDF
103
46
128

Mô tả:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM . PHETLATY INTHADALINE NGỮ NGHĨA CÁC TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG CHUYỂN RỜI ĐỐI TƯỢNG TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG LÀO LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM PHETLATY INTHADALINE NGỮ NGHĨA CÁC TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG CHUYỂN RỜI ĐỐI TƯỢNG TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG LÀO Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam Mã số: 60 22 01 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ NHUNG THÁI NGUYÊN - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ “Ngữ nghĩa các từ chỉ hoạt động chuyển rời đối tượng trong tiếng Việt và tiếng Lào” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép của ai. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các công trình khác. Nếu sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm./. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2016 Tác giả luận văn Phetlaty INTHADALINE i LỜI CẢM ƠN Trước tiên, với lòng biết ơn sâu sắc, em xin gởi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô giáo - TS. Nguyễn Thị Nhung đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em hoàn thành tốt luận văn này. Em xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo trong Ban giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện để em hoàn thành khóa học và thực hiện tốt luận văn tốt nghiệp. Em xin chân thành các thầy, cô giáo - những người đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập và giúp đỡ em hoàn thành tốt luận văn này. Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn chân thành tới người thân, bạn bè và các bạn học viên lớp Cao học Ngôn ngữ K22 đã luôn giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong suốt thời gian vừa qua. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 4 năm 2016 Tác giả luận văn Phetlaty INTHADALINE ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................. ii DANH MỤC BẢNG................................................................................................... iv DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT ......................................................................v MỞ ĐẦU .......................................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................................2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................3 5. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................4 6. Đóng góp mới của luận văn .......................................................................................4 7. Cấu trúc của luận văn.................................................................................................5 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .......................................................6 1.1. Khái quát về từ và nghĩa của từ ..............................................................................6 1.1.1. Khái quát về từ .....................................................................................................6 1.1.2. Khái quát về nghĩa của từ ....................................................................................8 1.2. Khái quát về động từ trong tiếng Việt và tiếng Lào .............................................15 1.2.1. Đặc điểm của động từ trong tiếng Việt và tiếng Lào .........................................15 1.2.2. Sự phân loại động từ trong tiếng Việt và tiếng Lào ..........................................17 1.3. Khái quát về nhóm từ chỉ hoạt động chuyển rời đối tượng trong tiếng Việt và tiếng Lào ......................................................................................................................20 1.4. Vấn đề nghiên cứu đối chiếu về từ vựng, ngữ nghĩa ............................................21 1.5. Đôi nét về văn hóa truyền thống trong ứng phó với khoảng cách tự nhiên của Việt Nam và Lào ..........................................................................................................24 1.5.1. Văn hóa ứng phó với khoảng cách của Việt Nam .............................................24 1.5.2. Văn hóa ứng phó với khoảng cách của Lào.......................................................25 1.6. Tiểu kết chương 1 .................................................................................................25 Chương 2. TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG CHUYỂN RỜI ĐỐI TƯỢNG TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG LÀO XÉT VỀ SỐ LƯỢNG VÀ Ý NGHĨA ................26 2.1. Từ chỉ hoạt động chuyển rời đối tượng trong tiếng Việt và tiếng Lào xét về số lượng .......................................................................................................................26 iii 2.1.1. Khái quát về số lượng từ chỉ hoạt động chuyển rời đối tượng trong tiếng Việt và tiếng Lào .................................................................................................................26 2.1.2. Những trường hợp khác biệt trong hệ thống từ chỉ hoạt động chuyển rời đối tượng trong tiếng Việt và tiếng Lào .............................................................................28 2.2. Từ chỉ hoạt động chuyển rời đối tượng trong tiếng Việt và tiếng Lào xét về ý nghĩa.......33 2.2.1. Khái quát về ý nghĩa của từ chỉ hoạt động chuyển rời đối tượng trong tiếng Việt và tiếng Lào..........................................................................................................33 2.2.2. Về các nhóm nét nghĩa và các nét nghĩa của từ chỉ hoạt động chuyển rời đối tượng trong tiếng Việt và tiếng Lào .............................................................................45 2.3. Tiểu kết chương 2 .................................................................................................56 Chương 3. TỪ ĐA NGHĨA CHỈ HOẠT ĐỘNG CHUYỂN RỜI ĐỐI TƯỢNG TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG LÀO ................................................................59 3.1. Từ đa nghĩa chỉ hoạt động chuyển rời đối tượng trong tiếng Việt và tiếng Lào xét về số lượng ...................................................................................................................59 3.2. Từ đa nghĩa chỉ hoạt động chuyển rời đối tượng trong tiếng Việt và tiếng Lào xét về quan hệ giữa các nghĩa ............................................................................................61 3.2.1. Các nét nghĩa tham gia vào việc tạo nghĩa chuyển, phương thức chuyển nghĩa ở từ chỉ hoạt động chuyển rời đối tượng tiếng Việt ........................................................61 3.2.2. Các nét nghĩa tham gia vào việc tạo nghĩa chuyển, phương thức chuyển nghĩa ở từ chỉ hoạt động chuyển rời đối tượng tiếng Lào ........................................................78 3.2.3. Đối chiếu các nét nghĩa tham gia vào việc tạo nghĩa chuyển và phương thức chuyển nghĩa ở từ chỉ hoạt động chuyển rời đối tượng trong tiếng Việt và tiếng Lào .....................................................................................................................86 3.3. Tiểu kết chương 3 .................................................................................................88 KẾT LUẬN .................................................................................................................89 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................92 iv DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Các từ chỉ hoạt động chuyển rời đối tượng trong tiếng Việt và tiếng Lào 26 Bảng 2.2. Trường hợp một từ tiếng Lào tương ứng với một số từ tiếng Việt ........... 29 Bảng 2.3. Trường hợp từ tiếng Việt tương ứng với một số từ tiếng Lào ................. 30 Bảng 2.4. Trường hợp từ tiếng Việt tương ứng với cụm từ tiếng Lào ..................... 31 Bảng 2.5. Hệ thống các nét nghĩa của từ chỉ hoạt động chuyển rời đối tượng trong tiếng Việt và tiếng Lào ...................................................................... 37 Bảng 2.6: Khả năng xuất hiện của mỗi nét nghĩa ở các từ chỉ hoạt động chuyển rời đối tượng trong tiếng Việt và tiếng Lào ............................................... 46 Bảng 2.7: Thống kê các từ chỉ hoạt động chuyển rời đối tượng trong tiếng Việt và tiếng Lào theo lượng nét nghĩa ........................................................... 53 Bảng 2.8: Thống kê các cặp đồng nghĩa giữa từ chỉ hoạt động chuyển rời đối tượng trong tiếng Việt và từ chỉ hoạt động chuyển rời đối tượng trong tiếng Lào .......... 54 Bảng 2.9: Thống kê các cặp đồng nghĩa giữa từ chỉ hoạt động chuyển rời đối tượng trong tiếng Việt và cụm từ chỉ hoạt động chuyển rời đối tượng trong tiếng Lào ................................................................................ 55 Bảng 2.10: Thống kê các cặp gần nghĩa giữa từ chỉ hoạt động chuyển rời đối tượng trong tiếng Việt và từ chỉ hoạt động chuyển rời đối tượng trong tiếng Lào ......................................................................................... 55 Bảng 2.11: Thống kê các cặp gần nghĩa giữa từ chỉ hoạt động chuyển rời đối tượng trong tiếng Việt và cụm từ chỉ hoạt động chuyển rời đối tượng trong tiếng Lào ......................................................................................... 56 Bảng 3.1: Sự phân bố từ đa nghĩa chỉ hoạt động chuyển rời đối tượng và lượng nghĩa chuyển của chúng trong tiếng Việt và tiếng Lào ................................... 59 Bảng 3.2: Hệ thống hóa các nét nghĩa được dùng làm cơ sở chuyển nghĩa của từ đa Bảng Bảng Bảng Bảng nghĩa chỉ hoạt động chuyển rời đối tượng tiếng Việt ............................ 74 3.3: Thống kê các phương thức chuyển nghĩa ở từ đa nghĩa chỉ hoạt động chuyển rời đối tượng tiếng Việt .......................................................... 77 3.4: Hệ thống hóa các nét nghĩa được dùng làm cơ sở chuyển nghĩa của từ đa nghĩa chỉ hoạt động chuyển rời đối tượng tiếng Lào ............................. 84 3.5: Thống kê các phương thức chuyển nghĩa ở từ đa nghĩa chỉ hoạt động chuyển rời đối tượng tiếng Lào ........................................................... 85 3.6: Đối chiếu một số đặc điểm ngữ nghĩa của các từ đa nghĩa chỉ hoạt động chuyển rời đối tượng trong tiếng Việt và tiếng Lào............................... 87 iv DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT B1 : Bổ ngữ thứ nhất B2 : Bổ ngữ thứ hai CHĐCRĐT : Chỉ hoạt động chuyển đối tượng CN : Chủ ngữ CRĐT : Chuyển rời đối tượng C-V : Chủ - vị Đạt : Đại từ DT : Dành từ ĐT : Động từ NP : Ngữ pháp PT : Phó từ ST : Số từ TT : Tính từ VN : Vị ngữ v MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp giữa con người với con người trong xã hội. Ngôn ngữ là phương tiện biểu đạt văn hóa, và bản thân nó cũng là một biểu hiện của văn hóa. Mỗi đất nước thường chọn cho mình một ngôn ngữ quốc gia/ ngôn ngữ chính thức để sử dụng trong các hoạt động chính trị, xã hội, văn hóa và để giao tiếp giữa các cộng đồng dân tộc. Ngôn ngữ quốc gia của những đất nước gần nhau về khoảng cách địa lí và có những mối quan hệ gắn bó với nhau trong lịch sử chắc chắn sẽ có những mối quan hệ tương đồng nhất định. Việt Nam và Lào nằm trong trường hợp này. Cùng ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam và Lào là hai nước làng giềng có truyền thống hữu nghị, tình anh em gắn bó keo sơn bền chặt từ lâu đời. Trong lịch sử đấu tranh cách mạng và giải phóng dân tộc, Việt Nam và Lào đã chia sẻ đắng cay, ngọt bùi. Hai nước có những điểm tương đồng đồng thời cũng có những đặc thù về văn hóa. Đặc trưng văn hóa này chắc chắn được thể hiện trong ngôn ngữ. Vì vậy, nghiên cứu tiếng Việt trong quan hệ đối chiếu với tiếng Lào, có thể thu nhận được những thông tin bổ ích về nền văn hóa của hai dân tộc. Riêng với nhà nghiên cứu Lào, đây là việc có thể giúp hiểu rõ hơn một ngôn ngữ mới và theo đó là đôi nét về một nền văn hóa mới. 1.2. Động từ là một từ loại quan trọng hàng đầu trong hệ thống từ loại của mỗi ngôn ngữ. Về mặt ngữ pháp động từ có thể giữ chức vụ ngữ pháp chính trong câu. Về ngữ nghĩa, động từ là tâm điểm của nghĩa miêu tả. Động từ chỉ hoạt động chuyển rời đối tượng (HĐCRĐT) là một bộ phận nhỏ trong tiếng Việt. Tuy vậy, nhóm động từ này lại tương đối phong phú về số lượng và đặc biệt tinh tế về ý nghĩa, có thể phản ánh phần nào về lịch sử, văn hóa Việt Nam. Qua hiểu biết sơ bộ của chúng tôi, so với nhóm nói trên, nhóm động từ tương ứng ở tiếng Lào có những điểm thống nhất và khác biệt về số lượng và ý nghĩa. Tuy nhiên, những thống nhất và khác biệt giữa hai nhóm động từ này cụ thể ra sao là một việc mà chưa công trình nghiên cứu nào đề cập tới. Vì những lí do trên mà chúng tôi chọn đề tài “Ngữ nghĩa các từ chỉ hoạt động chuyển rời đối tượng trong tiếng Việt và tiếng Lào”. 1 2. Lịch sử vấn đề Trong Việt ngữ học, hầu hết các công trình có nghiên cứu về từ pháp đều đề cập tới động từ. Đó là những công trình như: Ngữ pháp tiếng Việt, tập I (Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung, 1991), Từ loại tiếng Việt hiện đại (Lê Biên, 1999), Ngữ pháp tiếng Việt - Giáo trình đào tạo GV THCS hệ CĐSP (Diệp Quang Ban, Hoàng Dân, 2000), Tiếng Việt hiện đại (Nguyễn Văn Thành, 2001), Ngữ pháp tiếng Việt (Nguyễn Thị Nhung, 2014). Cũng có công trình nghiên cứu tương đối toàn diện về động từ như: Động từ trong tiếng Việt (Nguyễn Kim Thản,1977). Một số công trình khác lại đi sâu tìm hiểu một phương diện nào đó của động từ như: Phân loại động từ tiếng Việt (I.S.Bystov, 1966), Nhóm động từ chỉ hướng tiếng Việt (Nguyễn Lai, 1976), Ngữ nghĩa và cấu trúc của động từ (Vũ Thế Thạch nghiên cứu, 1984), Kết trị của động từ tiếng Việt (Nguyễn Văn Lộc, 1995), Vị từ hoạt động và các tham tố của nó (Nguyễn Thị Quy, 1995). Nhìn chung, trong những công trình trên đây, vấn đề tiêu chí xác định và phân loại động từ, đặc điểm ý nghĩa và khả năng kết hợp của động từ đã được nghiên cứu tương đối kĩ. Từ loại, trong đó có động từ tiếng Lào từng được đề cập tới trong một số chuyên luận, đề cương bài giảng, sách giáo khoa và khóa luận tốt nghiệp. Đó là chuyên luận Ngữ pháp Lào (Phoumy VONGVICHITH, 1967); các đề cương bài giảng: Các từ loại trong tiếng Lào của tác giả Saysana CHANTHAOUDOM thuộc khoa Ngữ văn, Trường Đại học Quốc gia năm 2000; Hệ thống ngôn ngữ Lào của tác giả Bounlerth SENGSOULINE, khoa Ngữ văn, Trường Đại học Quốc gia năm 2002. Cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 do Bộ giáo dục Lào ban hành năm 2008 của nhóm tác giả Methong SOUVANVIXAY, Khamhung SENMANY, Venphet SYSOULATH, Somphai VILAYSACK, Meexay SOUKCHALERN, Aonkeo NUANENAVONG, Khamsone THONGMEEXAY, Bounlerth SENGSOULINE, Duangta MANYVONG và khóa luận tốt nghiệp đại học: Động từ đồng nghĩa trong tiếng Lào của nhóm tác giả Chansouly BUASAVANH, Keopanya INTHADALINE và Soulixay XAYSOMBOUN đều đề cập đến động từ tiếng Lào. 2 Nghĩa của từ với các vấn đề về bản chất của nghĩa, các thành phần nghĩa, mối quan hệ giữa các nghĩa trong từ nhiều nghĩa hay mối quan hệ giữa các từ về mặt ngữ nghĩa (sự phân chia vốn từ theo tiêu chí ngữ nghĩa) cũng đã được nhiều nhà Việt ngữ học quan tâm. Những người có đóng góp tiêu biểu về lĩnh vực này là Đỗ Hữu Châu với Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt (1981), Các bình diện của từ và từ tiếng Việt (1986), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng(1987) và Nguyễn Thiện Giáp với Từ và từ vựng học tiếng Việt (2014). Ngoài ra là đóng góp của tác giả Lê Quang Thiêm với Ngữ nghĩa học (2006), Nguyễn Thiện Giáp với Từ và từ vựng học tiếng Việt (2014), Phan Thị Nguyệt Hoa với Từ đa nghĩa từ vựng trong tiếng Việt hiện đại (2012), Đỗ Việt Hùng với Ngữ nghĩa học (từ bình diện hệ thống đến hoạt động)(2013), và một số tác giả khác. Riêng vấn đề đối chiếu các từ chỉ hoạt động chuyển rời đối tượng trong tiếng Việt và tiếng Lào về phương diện ngữ nghĩa thì chưa được công trình nào đi sâu nghiên cứu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Qua việc làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt giữa hệ thống từ chỉ HĐCRĐT trong tiếng Việt và tiếng Lào về các mặt số lượng và ngữ nghĩa, có thể giúp nắm vững hơn về từ chỉ HĐCRĐT nói riêng, động từ tiếng Việt, tiếng Lào nói chung và có thêm hiểu biết về lịch sử, văn hóa, tư duy của hai cộng đồng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xác định cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu đề tài. - Thống kê số lượng của từ chỉ HĐCRĐT trong tiếng Việt và tiếng Lào. - Phân tích, đối chiếu cấu trúc nghĩa biểu niệm trong nghĩa chính của các từ chỉ HĐCRĐT trong tiếng Việt và tiếng Lào. - Đối chiếu cơ cấu nghĩa của từ đa nghĩa chỉ HĐCRĐT trong tiếng Việt và tiếng Lào. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các từ chỉ hoạt động chuyển rời đối tượng trong tiếng Việt và tiếng Lào. 3 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn là các từ chỉ HĐCRĐT trong tiếng Việt và tiếng Lào hiện đại xét ở mặt số lượng, ở cấu trúc nghĩa của từng từ và hệ thống nghĩa của các từ đa nghĩa. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Dùng các thủ pháp phân loại, phân tích, tổng hợp để tìm hiểu các tài liệu đã đề cập đến động từ trong tiếng Việt và tiếng Lào cùng các vấn đề khác có liên quan đến đề tài nhằm có cơ sở cho việc viết lịch sử vấn đề và xây dựng nền tảng lí luận cho việc nghiên cứu đề tài. 5.2. Phương pháp điều tra khảo sát Sử dụng để tập hợp các từ chỉ HĐCRĐT trong tiếng Việt và tiếng Lào. 5.3. Phương pháp miêu tả Với các thủ pháp: - Thủ pháp thống kê toán học; - Thủ pháp phân loại và hệ thống hóa; - Thủ pháp phân tích nghĩa tố; - Thủ pháp phân tích ngôn cảnh; - Thủ pháp thay thế, lược bỏ. Để giúp làm nổi rõ các đặc trưng về số lượng, cấu trúc nghĩa của từng từ và hệ thống nghĩa của một số từ đa nghĩa. 5.4. Phương pháp so sánh đối chiếu Nhằm tìm ra sự thống nhất và khác biệt giữa từ chỉ HĐCRĐT trong tiếng Việt với bộ phận tương ứng trong tiếng Lào. 6. Đóng góp mới của luận văn 6.1. Về lí luận Nghiên cứu, làm rõ những đặc trưng về số lượng, ngữ nghĩa của nhóm động từ chỉ HĐCRĐT trong tiếng Việt và tiếng Lào; làm rõ sự thống nhất và khác biệt giữa hai nhóm. Từ đó, góp phần chỉ ra những đặc trưng về lịch sử, văn hóa Việt Nam và Lào, cùng tư duy của hai cộng đồng ngôn ngữ, cách dịch chuyển giữa hai ngôn ngữ. 4 6.2. Về thực tiễn Công trình có thể trở thành tài liệu tham khảo cho những người làm từ điển song ngữ Việt - Lào, những người làm công tác dịch thuật và những người muốn tìm hiểu ngôn ngữ và văn hóa Việt - Lào. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận văn dự kiến gồm 3 chương cụ thể là: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn. Chương 2: Từ chỉ hoạt động chuyển rời đối tượng trong tiếng Việt và tiếng Lào xét về số lượng và ý nghĩa. Chương 3: Từ đa nghĩa chỉ hoạt động chuyển rời đối tượng trong tiếng Việt và tiếng Lào. 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Khái quát về từ và nghĩa của từ 1.1.1. Khái quát về từ 1.1.1.1. Khái niệm từ Mặc dù hầu hết các nhà ngôn ngữ học đều thừa nhận từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ, nhưng nhận diện và định nghĩa từ thì không dễ. Bởi từ trong các ngôn ngữ khác nhau có thể khác nhau về cách định hình, về chức năng và đặc điểm ý nghĩa. Thậm chí trong một ngôn ngữ, cũng có những điểm không thống nhất giữa các bộ phận từ. Có rất nhiều định nghĩa về từ nói chung của mọi ngôn ngữ trên thế giới cũng như về từ tiếng Việt, từ tiếng Lào. Ở đây, chúng tôi chỉ xin chọn ra những định nghĩa mà chúng tôi cho rằng có tính tiêu biểu. Định nghĩa có phổ quát về từ là: “Từ là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ, độc lập về ý nghĩa và hình thức” [dẫn theo 17, tr.32]. Định nghĩa này giúp phân biệt từ với đơn vị nhỏ hơn nó - hình vị - ở tính độc lập, và đơn vị lớn hơn nó là câu - ở chỗ chưa phải là đơn vị thông báo. Về từ tiếng Việt, chúng tôi chọn định nghĩa của tác giả Đỗ Hữu Châu: “Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến, mang những đặc trưng ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu cấu tạo nhất định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định, lớn nhất trong tiếng Việt1 và nhỏ nhất để tạo câu” [24, tr.69]. Định nghĩa này giúp chỉ rõ những gì thuộc về bản thân từ: một đơn vị có phương diện hình thức (gồm các thành phần: ngữ âm, ngữ pháp, cấu tạo); phương diện nội dung (ý nghĩa); có vị trí nhất định trong tiếng Việt và có chức năng tạo câu. Từ tiếng Lào thì được định nghĩa là: “Từ là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ, độc lập về ý nghĩa và hình thức” [43, tr.2]. 6 1.1.1.2. Đặc điểm của từ Theo các nhà nghiên cứu đi trước, từ nói chung có một số đặc điểm chính như sau1: - Về sự tồn tại: từ là đơn vị có sẵn trong ngôn ngữ; là đơn vị dùng chung, sở hữu chung trong cùng một cộng đồng ngôn ngữ; - Về cấu tạo: từ được tạo thành bởi một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến; - Về nội dung: từ có thể biểu thị ý nghĩa từ vựng, ý nghĩa ngữ pháp, ý nghĩa tình thái; hay là dấu hiệu của những cảm xúc nào đó. - Về chức năng: từ là đơn vị trực tiếp nhỏ nhất để tạo câu. Ngoài những đặc điểm chung nêu trên, từ tiếng Việt và từ tiếng Lào còn có đặc điểm là: không biến hình trong sử dụng. 1.1.1.3. Vấn đề phân loại từ Từ có thể được phân loại dựa vào nhiều tiêu chí. Trong đó có hai tiêu chí quan trọng là tiêu chí cấu tạo và tiêu chí ngữ pháp. - Dựa vào tiêu chí cấu tạo, từ tiếng Việt được phân thành: từ đơn, từ láy, từ ghép. Từ đơn là: “Từ do hình vị độc lập tạo thành” [42, tr.325]. Từ láy là: “Nói chung là những từ được cấu tạo bằng cách nhân đôi tiếng gốc theo những quy tắc nhất định, sao cho quan hệ giữa các tiếng trong từ vừa điệp, vừa đối, hài hòa với nhau về âm và về nghĩa, có giá trị biểu trưng hóa”. [42, tr.376] Từ ghép là: “Từ gồm từ hai hình vị trở lên đều có khả năng tách ra để dùng độc lập” [42, tr.359]. - Dựa vào tiêu chí ngữ pháp, từ tiếng Việt được chia thành hai nhóm lớn là thực từ và hư từ. Thực từ và hư từ có một số điểm phân biệt nhau: + Thực từ là những từ có ý nghĩa từ vựng còn hư từ thì không. + Thực từ là những từ có khả năng làm trung tâm đoản ngữ còn hư từ thì không. + Thực từ là những từ có thể giữ chức vụ ngữ pháp chính trong câu (làm chủ ngữ, vị ngữ) còn hư từ thì không. Thực từ và hư từ lại tiếp tục được phân chia thành các từ loại. Động từ là một từ loại nằm trong nhóm thực từ. 1 Thuật ngữ “tiếng Việt” được hiểu là hệ thống ngôn ngữ Việt Nam. (Chú thíc của Đỗ Hữu Châu) 7 1.1.2. Khái quát về nghĩa của từ 1.1.2.1. Khái niệm nghĩa của từ Sự vật, hiện tượng khách quan phản ánh vào tư duy ngôn ngữ Khái niệm hóa Ý nghĩa của từ Nghĩa của từ là khái niệm về sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan được phản ánh vào trong tư duy, được ngôn ngữ hóa. 1.1.2.2. Các thành phần nghĩa của từ a. Ý nghĩa biểu vật (nghĩa biểu vật) Ý nghĩa biểu vật là liên hệ giữa từ với sự vật (hoặc hiện tượng, thuộc tính, hành động...) mà nó chỉ ra. Bản thân sự vật, hiện tượng, thuộc tính, hành động..., đó người ta gọi là biểu vật hay cái biểu vật. Biểu vật có thể hiện thực hoặc phi hiện thực, hữu hình hoặc vô hình, có bản chất vật chất hoặc phi vật chất. Ví dụ: đất, trời, mưa, nắng, lạnh, ma, quỷ, thánh, thần, thiên đường... b. Ý nghĩa biểu niệm (nghĩa biểu niệm) Ý nghĩa biểu niệm là liên hệ giữa từ với ý (hoặc ý nghĩa, ý niệm). Các ý đó người ta gọi là cái biểu niệm. Nghĩa biểu niệm của từ chứa đựng những hiểu biết của con người về những thuộc tính bản chất của sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan. Ví dụ: Từ “bàn” (danh từ): (Đồ dùng), (Có mặt phẳng được đặt cách mặt nền một khoảng đủ lớn bởi các chân), (Dùng để đặt đồ vật, sách vở, hoặc để viết)... Đối với từ vựng ngữ nghĩa học, cái quan trọng là nghĩa biểu niệm. Trọng tâm chú ý phân tích miêu tả của từ vựng - ngữ nghĩa học là nghĩa biểu niệm. c. Ý nghĩa biểu thái (nghĩa biểu thái, nghĩa biểu cảm, nghĩa hàm chỉ) Nghĩa biểu thái là mối liên hệ giữa từ với thái độ chủ quan, cảm xúc của người nói. Ví dụ: to, nhỏ, mạnh, yếu... (nhân tố đánh giá)/ ma quái, chém giết, tàn sát... (nhân tố cảm xúc sợ hãi) đê tiện, hèn ha, lì lợm... (nhân tố bộc lộ sự khinh bỉ). Các thành phần nghĩa nói trên hiện diện trong mỗi từ không phải bao giờ cũng đồng đều và rõ ràng như nhau [25, tr.88-89]. 8 d. Nét nghĩa Đon vị giới hạn tối thiểu của bình diện nội dung; còn gọi là thành tố nghĩa, dấu hiệu ngữ nghĩa khu biệt, chỉ số ngữ nghĩa, nghĩa ngữ vị, nét nghĩa. Nghĩa tố là những sự phản ánh cơ sở các mặt và các thuộc tính khác nhau của các sự vật và hiện tượng của thực tế được biểu hiện trong ngôn ngữ. Nghĩa tố là đơn vị có tính chất thao tác của phương pháp phân tích thành tố nghĩa khi nghiên cứu trường ngữ nghĩa của các từ và các biến thể từ vựng - ngữ nghĩa của từ , xác định sự giống và khác nhau của chúng. Nghĩa tố thường được hiện thực hóa như là những thành tố của nghĩa cơ bản (biến thể từ vựng- ngữ nghĩa) của từ. Trong nghĩa cơ bản của từ có thể có một hoặc một số nghĩa tố nằm trong quan hệ có thứ bậc, có giá trị và vai trò khác nhau [42, tr.148]. 1.1.2.3. Hiện tượng nhiều nghĩa a. Nhận xét chung Ngôn ngữ có quy luật tiết kiệm vô cùng kì diệu: dùng cái hữu hạn để biểu hiện cái vô hạn. Quy luật này thể hiện ở tất cả các mặt ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Ở ngữ âm, với vài chục âm vị, bằng cách kết hợp khác nhau có thể tạo nên một số lượng rất lớn các âm tiết. Trong ngữ pháp, với một số từ hữu hạn, có thể tạo ra các câu biểu hiện toàn bộ thế giới tư tưởng phong phú và đa dạng của con người. Về mặt từ vựng, quy luật tiết kiệm của ngôn ngữ thể hiện ở chỗ: cùng một hình thức ngữ âm có thể diễn đạt nhiều nội dung khác nhau. Vì vậy, hiện tượng đa nghĩa được xem là một trong những quy luật có tính phổ quát của các ngôn ngữ. Giở bất kì cuốn từ điển tường giải nào của tiếng Việt, chúng ta cũng bắt gặp ngay hiện tượng đa nghĩa. Ví dụ, trong Từ điển tiếng Việt phổ thông (A-C), từ bện có hai nghĩa: 1. Chập nhiều sợi lại thành dây, rồi tết các dây đó thành sợi to hoặc thành đồ dùng. 2. Quấn và dính chặt vào (rơm bện vào bánh xe); từ cây có ghi 5 nghĩa: 1. Thực vật có thân, lá rõ rệt hoặc có hình thù giống những thực vật có thân, lá; 2. Từ dùng để chỉ từng đơn vị riêng lẻ thuộc loại vật có hình thức như thân cây; 3. Gỗ (địa phương); 4. Từ dùng để chỉ người thông thạo đặc biệt về một mặt nào đó trong sinh hoạt; 5. Cây số. So với nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới, hiện tượng đa nghĩa trong tiếng Việt cũng có những đặc điểm riêng của mình. 9 Để biểu thị những sự vật, hiện tượng hoặc khái niệm mới ra đời, tiếng Việt có thiên hướng cấu tạo các đơn vị từ vựng mới hơn là phát triển nghĩa của các đơn vị từ vựng đã có từ trước. Theo Nguyễn Thiện Giáp thì số đơn vị có nhiều nghĩa, cũng như số nghĩa trong những từ đa nghĩa của tiếng Việt đều thấp so với nhiều ngôn ngữ khác. Trong khi đó, số lượng các đơn vị từ vựng mới tăng lên rất nhanh, đặc biệt là những đơn vị hai âm tiết [17, tr,187, 188]. Hiện tượng đa nghĩa của tiếng Việt chủ yếu xảy ra ở các từ. Các tổ hợp từ cũng có hiện tượng nhiều nghĩa, song tỉ lệ rất thấp. Hiện tượng đa nghĩa của tiếng Việt có hai kiểu sau đây: 1) Hiện tượng đa nghĩa của các từ độc lập về nghĩa, hoạt động tự do. 2) Hiện tượng đa nghĩa của các từ độc lập về nghĩa, hoạt động hạn chế. Các nghĩa của mỗi từ đa nghĩa có thể thuộc hai loại: nghĩa tự do và nghĩa hạn chế2. Nghĩa tự do là nghĩa liên hệ trực tiếp với sự phản ánh các hiện tượng của thực tế khách quan. Sự hoạt động của các nghĩa này không bị hạn chế vào các ngữ cố định, mà có mối quan hệ rộng rãi và nhiều vẻ. Bởi vì rằng mối quan hệ của các từ có nghĩa tự do với các từ khác không phải do quy luật nội tại của hệ thống từ vựng quy định mà do bản thân những mối liên hệ có thật tồn tại giữa những sự vật hiện tượng khách quan được các từ này biểu thị quy định. Chẳng hạn, bộ phận thân thể được gọi là cổ có thể ngắn, dài, rám nắng,... nhưng nó không biết nghe, biết đi, biết suy nghĩ,... cho nên từ cổ có thể kết hợp với dài, ngắn, rám nắng, mà không kết hợp với nghe, đi, suy nghĩ,... Nghĩa hạn chế là nghĩa chỉ được thể hiện trong những kết hợp hạn chế. Các từ trong kiểu tổ hợp này kết hợp với nhau không phải do nội dung lôgic của các từ mà do quy luật nội tại của hệ thống từ vựng quy định. Ví dụ: Nghĩa của các từ dài, chua... trong áo dài (một kiểu áo của phụ nữ), cà chua (một loại cà để ăn)... là các nghĩa hạn chế, bởi vì chỉ trong các ngữ cố định trên, dài mới có nghĩa là một loại áo, chua mới biểu thị một loại cà. Có lẽ đối với tiếng Việt, nghĩa hạn chế là hiện tượng phổ biến hơn các ngôn ngữ khác. Mặc dù chưa kiểm tra được toàn bộ các từ trong từ điển, song có thể cho rằng một khi tiếng Việt đã phát triển mạnh khả năng cấu tạo các Về khái niệm “nghĩa tự do và nghĩa chế” xin xem V.V. Vinôgradov. Các kiểu nghĩa từ vựng cơ bản của từ, trong “Những vấn đề ngôn ngữ học”, số 5, 1955. 2 10 ngữ thì các nghĩa hạn chế cũng sẽ tăng lên. Chính các nghĩa hạn chế góp phần tạo ra tính cố định của các cụm từ. Từ đơn nghĩa thì hoặc chỉ có nghĩa tự do (ví dụ bầu - người làm chủ hoặc đỡ bầu một gánh hát, một đội thể thao trong xã hội cũ) hoặc chỉ có nghĩa hạn chế (ví dụ: đai trong đất đai, lẽo trong lạnh lẽo). Từ đa nghĩa có thể vừa có nghĩa tự do vừa có nghĩa hạn chế. Ví dụ: dài, theo Từ điển tiếng Việt của Văn Tân có 3 nghĩa tự do: 1. Từ đầu nọ đến đầu kia có một quãng; 2. Lâu mới hết; 3. Nhiều. Dài trong áo dài có nghĩa hạn chế; chua, theo Từ điển tiếng Việt phổ thông (A - C) có 5 nghĩa tự do: 1. có vị như vị của chanh, dấm; 2.Có chứa nhiều chất axít (nói về đất); a. Có mùi của chất lên men như mùi của dấm; 4. Giọng the thé nghe khó chịu; 5. Khó khăn vất vả rất nhiều. Chua trong cà chua có nghĩa hạn chế. Trong các nghĩa của một từ đa nghĩa có một nghĩa là cơ bản còn các nghĩa khác là nghĩa phái sinh. Nghĩa cơ bản thường phải là nghĩa tự do. Trường hợp từ có một vài nghĩa tự do, thì có một nghĩa tự do là cơ bản, các nghĩa khác là nghĩa tự do phái sinh. Trong các ví dụ trên, nghĩa thứ nhất là nghĩa cơ bản, các nghĩa còn lại là nghĩa phái sinh. b. Các kiểu nghĩa của đơn vị đa nghĩa b.1. Nghĩa trực tiếp và nghĩa chuyển tiếp Căn cứ vào sự khác nhau của những mối quan hệ với sự vật có thể chia ra nghĩa trực tiếp (direct meaning) và nghĩa chuyển tiếp (transferred meaning). Nghĩa trực tiếp là nghĩa phản ánh sự vật một cách trực tiếp không thông qua nghĩa nào khác của từ này. Nghĩa chuyển tiếp là nghĩa phản ánh đối tượng gián tiếp thông qua nghĩa khác. Hai kiểu nghĩa này cũng đối lập nhau ở chỗ có thể giải thích được hay không giải thích được. Nghĩa chuyển tiếp bao giờ cũng có thể giải thích được qua nghĩa trực tiếp, còn nghĩa trực tiếp không giải thích được. b.2. Nghĩa đen và nghĩa bóng Cách chia ra nghĩa đen và nghĩa bóng trong các từ điển tiếng Việt hiện có và cả trong các tài liệu ngôn ngữ nước ngoài thực chất là dựa trên sự đối lập có tính hình tượng hay không có tính hình tượng. Nghĩa đen là nghĩa vốn có của từ, không có tính hình tượng. Ngược lại, nghĩa bóng có tính hình tượng. Thực chất, nghĩa 11 bóng cũng là một kiểu nghĩa chuyển tiếp: nghĩa bóng biểu thị sự vật gián tiếp thông qua nghĩa đen. Tuy nhiên, không phải tất cả các nghĩa chuyển tiếp đều là nghĩa bóng. Những nghĩa chuyển tiếp đã mất tính hình tượng tạo ra các nghĩa đen của từ chứ không phải nghĩa bóng. Mặt khác cần phân biệt nghĩa bóng của từ với những trường hợp dùng từ tạm thời trong ngữ cảnh nào đó, có tính chất cá nhân. Người ta chỉ có thể coi là nghĩa của từ khi nào nghĩa đó được xã hội thừa nhận và sử dụng. b.3.Nghĩa thông thường và nghĩa thuật ngữ Căn cứ vào sự khác nhau của mối quan hệ đối với nhận thức, có thể chia ra nghĩa thông thường và nghĩa thuật ngữ. Nghĩa thông thường và nghĩa thuật ngữ phản ánh trình độ nhận thức khác nhau đối với sự vật, hiện tượng. Nghĩa thông thường phản ánh những đặc điểm bên ngoài của sự vật, đủ để phân biệt những đối tượng cùng loại được khái quát trong nghĩa đó với những đối tượng khác. Nghĩa thuật ngữ phản ánh những thuộc tính bản chất của sự vật, hiện tượng. b.4. Nghĩa chính và nghĩa phụ, nghĩa tự do và nghĩa hạn chế Căn cứ vào sự khác nhau của mối quan hệ đối với các từ khác trong ngôn ngữ, người ta phân loại nghĩa của từ đa nghĩa thành nghĩa chính và nghĩa phụ, nghĩa từ do và nghĩa hạn chế. Nghĩa chính là nghĩa thường dùng nhất. Cơ sở của việc phân chia nghĩa chính và nghĩa phụ là nguyên tắc thống kê. Thực tế, trong các từ điển, người ta không nêu lên con số thống kê nào mà chỉ dựa vào ngữ cảm của người biên soạn từ điển. Nghĩa tự do là nghĩa liên hệ trực tiếp với sự phản ánh các hiện tượng của thực tế khách quan. Nghĩa hạn chế là nghĩa được thực hiện trong các thành ngữ. Các từ trong các thành ngữ này kết hợp được với nhau không phải do nội dung logic của các từ mà do quy luật nội tại của hệ thống từ vựng. b.5. Nghĩa gốc và nghĩa phái sinh Căn cứ vào sự hình thành và phát triển của các nghĩa, có thể chia ra nghĩa gốc và nghĩa phái sinh. Ví dụ: Nghĩa gốc của từ thẻ là mảnh tre, gỗ,... dẹp và mỏng, dùng để ghi nhận hoặc đánh dấu điều gì, chẳng hạn: vào đền xin thẻ. Các nghĩa khác của từ 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan