Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ngôn ngữ phản hồi của giáo viên trên lớp học trường cao đẳng kinh tế công nghiệp...

Tài liệu Ngôn ngữ phản hồi của giáo viên trên lớp học trường cao đẳng kinh tế công nghiệp hà nội

.PDF
79
27
115

Mô tả:

MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chuơng 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ............................................................................ 7 1.1. Tổng quan nghiên cứu liên quan đến đề tài ............................................... 7 1.2. Cơ sở lý luận ............................................................................................ 10 1.3. Đặc điểm của giao tiếp thầy và trò trên lớp học ở bậc cao đẳng đại học ....... 21 Chƣơng 2: CÁC ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ LỜI PHẢN HỒI CỦA GIÁO VIÊN ................................................................................................... 30 2.1. Đặc điểm ngôn ngữ của lời phản hồi tích cực ......................................... 31 2.2. Đặc điểm ngôn ngữ của lời phản hồi tiêu cực ......................................... 39 Chƣơng 3: THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI NGÔN NGỮ PHẢN HỒI CỦA GIÁO VIÊN .................................................................... 49 3.1. Khái niệm thái độ ngôn ngữ và phương pháp xác định thái độ ngôn ngữ ..... 49 3.2. Tư liệu và phương pháp nghiên cứu ........................................................ 51 3.3. Kết quả nghiên cứu .................................................................................. 52 KẾT LUẬN .................................................................................................... 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 73 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 76 DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Bảng thống kê các loại phản hồi của giáo viên trường cao đẳng Kinh tế công nghiệp Hà Nội. ................................................................................... 30 Bảng 2: Bảng thống kê thái độ sinh viên đối với lời phản hồi tích cực .................... 52 Bảng 3: Bảng thống kê thái độ sinh viên đối với lời phản hồi tiêu cực .................... 60 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Sơ đồ thống kê thái độ sinh viên đối với lời phản hồi khen ngợi ..............53 Sơ đồ 2: Sơ đồ thống kê thái độ sinh viên đối với lời phản hồi chấp nhận trực tiếp.......54 Sơ đồ 3: Sơ đồ thống kê thái độ sinh viên đối với lời phản hồi lặp lại câu trả lời đúng...........................................................................................................56 Sơ đồ 4: Sơ đồ thống kê thái độ sinh viên đối với lời phản hồi xác nhận gián tiếp bằng cách chuyển lượt lời .......................................................................57 Sơ đồ 5: Sơ đồ thống kê thái độ sinh viên đối với lời phản hồi xác nhận bằng câu hỏi siêu ngôn ngữ.....................................................................................59 Sơ đồ 6: Sơ đồ thống kê thái độ sinh viên đối với lời phản hồi chê, phê bình trực tiếp...........................................................................................................61 Sơ đồ 7: Sơ đồ thống kê thái độ sinh viên đối với lời phản hồi sửa lỗi trực tiếp ......63 Sơ đồ 8: Sơ đồ thống kê thái độ sinh viên đối với lời phản hồi yêu cầu giải thích thêm .......................................................................................................64 Sơ đồ 9: Sơ đồ thống kê thái độ sinh viên đối với lời phản hồi nhắc lại lỗi với ngữ điệu hoài nghi ..........................................................................................66 Sơ đồ 10: Sơ đồ thống kê thái độ sinh viên đối với lời phản hồi nhắc lại lỗi câu trả lời sai .........................................................................................................67 Sơ đồ 11: Sơ đồ thống kê thái độ sinh viên đối với lời phản hồi siêu ngôn ngữ ......68 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xã hội ngày càng phát triển theo xu hướng hôi nhập và toàn cầu hóa, yêu cầu con người không ngừng phải nâng cao trình độ. Vì vậy đào tạo con người là một khâu quan trọng cho nguồn nhân lực chất lượng cao. Nhận thức được điều này, Đảng và Nhà nước ta đã chỉ đạo cho ngành giáo dục và các cơ quan phải chú ý nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo con người. Bộ giáo dục đã tiến hành cải cách chương trình sách giáo khoa, sách tham khảo, thường xuyên tổ chức các lớp học nâng cao nghiệp vụ, giúp giáo viên tiếp cận với những phương pháp dạy học hiện đại, áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy… Tất cả những việc làm trên đều nhằm mục đích gây hứng thú cho người học, giúp người học chủ động khám phá tri thức, từ đó sẽ tăng khả năng tư duy, tiếp nhận bài học một cách hiệu quả nhất. Thế nhưng, một trong những phương tiện được sử dụng nhiều nhất là ngôn ngữ lại ít được chú trọng đến. Khi giao tiếp với sinh viên trên lớp học, ngoài lượt lời khởi xướng, giáo viên còn sử dụng lượt lời phản hồi, đây có thể nói là lượt lời có tác động rất lớn đến thái độ của học sinh. Theo Dictionary of Language Teaching & Applied Linguistcs (Longman, 1992) thì phản hồi (trong dạy và học) là “những nhận xét hay thông tin mà học sinh nhận được cho mỗi hoạt động học tập”[dẫn theo 12, tr71]. Như vậy, ngôn ngữ phản hồi trên lớp học ở nghĩa rộng nhất được hiểu là ngôn ngữ giáo viên sử dụng để hồi đáp lại tất cả những gì học sinh sản sinh ra trong giờ học. Có lẽ tất cả những ai đã từng dù ít dù nhiều đứng lớp đều cảm nhận được giá trị động viên của lời phản hồi, nhưng còn những khía cạnh ngôn ngữ và nhận thức khác nữa cũng cần được giáo viên chú ý đến khi họ hồi đáp học sinh. Cho đến nay, các công trình nghiên cứu về phản hồi ngôn ngữ trên lớp học của giáo viên chưa nhiều. Lần đầu tiên được đề cập đến là năm 2003 với cái tên “ Ngôn ngữ phản hồi của 1 giáo viên trên lớp học ở bậc tiểu học” của Vũ Thị Thanh Hương. Trong bài viết này tác giả đã đưa ra kết luận “các phản hồi khác nhau có giá trị khác nhau đối với quá trình học và tiếp nhận kiến thức của học sinh. Tuy những thông tin phản hồi tích cực nhìn chung có giá trị động viên học sinh, nhưng lời phản hồi khách qua có hiệu quả hơn lời phản hồi tích cực chủ quan trong việc cổ vũ sự nhiệt tình của học sinh. Lời phản hồi tiêu cực chủ quan là những lới phản hồi dễ làm nản lòng học sinh nhất…những lời phản hồi tiêu cực khách quan là những lời phản hồi có hiệu quả nhất trong việc giúp học sinh chủ động tìm hiểu kiến thức và tham gia tích cực vào kiến tạo giờ học”[12, tr 79-80]. Song, đề tài này mới dừng lại ở bậc tiểu học. Cho nên, có thể nói, đề tài nghiên cứu về ngôn ngữ phản hồi của giáo viên trên lớp học còn là một khoảng trống…Vì vậy, tôi chọn đề tài “Ngôn ngữ phản hồi của giáo viên trên lớp học trƣờng cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội”. Có thể nói đây là một đề tài mới mà từ trước đến nay chưa có một tác giả nào nghiên cứu. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Thông qua việc phân tích tương tác giữa giáo viên và sinh viên trên lớp học và dữ liệu điều tra bảng hỏi đề tài có mục tiêu nghiên cứu tìm ra được các đặc trưng ngôn ngữ phản hồi của giáo viên trên lớp học và thái độ của sinh viên đối với ngôn ngữ phản hồi của giáo viên. Đề tài hướng đến việc làm rõ giá trị của lời phản hồi trên lớp học ở bậc cao đẳng, đại học. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận văn của chúng tôi sẽ hướng tới giải quyết các nhiệm vụ sau: - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài. - Tìm hiểu thực trạng sử dụng ngôn ngữ phản hồi của giáo viên trên lớp học. 2 - Làm rõ đặc điểm sử dụng ngôn ngữ phản hồi của giáo viên trên lớp học. - Tìm hiểu thái độ của sinh viên đối với ngôn ngữ phản hồi của giáo viên. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là lời phản hồi của giáo viên trên lớp học và thái độ của sinh viên đối với lời phản hồi của giáo viên ở trường cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Luận văn tập chung nghiên cứu các đặc trưng ngôn ngữ phản hồi của giáo viên theo hai hướng là tích cực, tiêu cực và thái độ của sinh viên đối với ngôn ngữ phản hồi của giáo viên để đưa ra một số gợi ý ngôn ngữ giảng dạy hữu hiệu nhất. Về địa bàn nghiên cứu: Do điều kiện thời gian và năng lực của bản thân còn hạn chế nên tôi chỉ xin nghiên cứu các đối thoại trong tiết giảng của giáo viên trong trường cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội. 4. Tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Tư liệu Tư liệu sử dụng cho luận văn này là: - Các băng ghi âm ngôn ngữ giao tiếp thầy trò diễn ra tại 6 tiết học chính quy của các lớp từ năm thứ nhất đến các lớp năm thứ ba tại trường cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội. Các lớp học này có nội dung thuộc kiểu bài lĩnh hội tri thức mới, thuộc các môn học khác nhau. Tư liệu ghi âm này để tìm hiểu lời phản hồi của giáo viên. - Khảo sát 146 lời phản hồi thu được từ việc gỡ băng 6 tiết học của sinh viên năm thứ nhất, thứ hai và năm thứ ba của trường cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội. 3 - Tư liệu điều tra bảng hỏi điều tra xã hội học đối với 200 sinh viên năm thứ nhất và năm thứ hai của trường cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội để từ đó có được tư liệu nghiên cứu về thái độ của sinh viên đối với lời phản hồi của giáo viên. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp thu thập tư liệu: để thu thập được tư liệu và xây dựng được bảng hỏi điều tra xã hội học tôi đã tiến hành: Ghi âm những tương tác thầy trò trên lớp học. Sau đó, chúng tôi tiến hành gỡ băng để: - Nhận diện các lời phản hồi của giáo viên - Dựa vào kết quả nhận diện, phân tích chúng tôi xây dựng bảng hỏi điều tra xã hội học để tiếp tục phát cho sinh viên lấy tư liệu nghiên cứu về thái độ của sinh viên đối với những lời phản hồi của giáo viên. 4.2.2. Phương pháp phân tích - Phương pháp phân tích hội thoại : dựa trên cơ sở tài liệu thu thập được từ việc ghi âm, tôi tập chung vào việc phân tích các cuộc hội thoại giữa giáo viên và học sinh trên lớp học để chỉ ra được các đặc trưng ngôn ngữ phản hồi của giáo viên. - Phương pháp phân tích định lượng: dựa trên dữ liệu thu thập được từ việc lập bảng hỏi, tôi tiến hành tổng hợp và phân tích số liệu để chỉ ra được xu hướng thái độ của sinh viên đối với ngôn ngữ phản hồi của giáo viên. 4.2.3. Phương pháp miêu tả - Dựa vào kết quả nhận diện các lời phản hồi, chúng tôi đi miêu tả từng lời phản hổi để chỉ ra được các đặc trưng ngôn ngữ của giáo viên trên lớp học. 4.2.4. Phương pháp so sánh - Dựa vào kết quả nhận diện các lời phản hồi chúng tôi có so sánh với các công trình đi trước để chỉ ra được điểm giống và khác giữa lời phản hồi của giáo viên ở bậc cao đẳng đại học với các bậc học khác. 4 4.2.5. Thủ pháp thống kê - Dựa trên dữ liệu thu được chúng tôi tiến hành thống kê các quan điểm của sinh viên đối với các lời phản hồi để chỉ ra được thái độ của sinh viên đối với từng loại phản hồi. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luân văn 5.1. Ý nghĩa lý luận Trong đề tài này, lần đầu tiên ngôn ngữ phản hồi của giáo viên trên lớp học ở bậc cao đẳng, đại học được thu thập, xử lý, phân tích bằng các thao tác, thủ pháp của ngôn ngữ học như ghi âm và điều tra bảng hỏi Đề tài đã chỉ ra được các đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ phản hồi của giáo viên trên lớp học bậc cao đẳng, đại học và thái độ của sinh viên đối với ngôn ngữ phản hồi của giáo viên, dựa trên các tư liệu đáng tin cậy. Luận văn sẽ cung cấp cho các nhà ngôn nghiên cứu những tư liệu ngôn ngữ học góp phần giải quyết câu hỏi: Ngôn ngữ giáo viên sử dụng trên lớp học có vai trò gì trong việc truyền đạt và tiếp nhận kiến thức, có vai trò gì trong việc định hình chiến lược giảng dạy của giáo viên trên lớp học và thái độ của sinh viên đối với ngôn ngữ phản hồi của giáo viên như thế nào. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn sẽ cung cấp kiến thức thiết thực để phát triển ngôn ngữ phản hồi tích cực cho giáo viên bậc cao đẳng, đại học tạo điều kiện nâng cao chất lượng giảng dạy. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, thư mục tham khảo, phụ lục, luận văn dự kiến gồm 3 chương: Chƣơng 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận thuyết liên quan đến đề tài. Chương này, trình bày tổng quan về các công trình nghiên cứu liên 5 quan đến đề tài và một số đặc trưng của giao tiếp thầy trò trên lớp học ở bậc cao đẳng, đại học. Chƣơng 2: Các đặc điểm ngôn ngữ phản hồi của giáo viên. Chương này chúng tôi tập trung tìm hiểu các đặc điểm ngôn ngữ giảng dạy của giáo viên trong tương tác với sinh viên. Chƣơng 3: Thái độ của sinh viên đối với ngôn ngữ phản hồi của giáo viên. Chương này, chúng tôi tìm hiểu về xu hướng của sinh viên đối với các chiến lược phản hồi của giáo viên. Kết luận Tài liệu tham khảo Phụ lục bảng hỏi Nội dung chi tiết của luận văn như sau: 6 Chuơng 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Trong chương này chúng tôi sẽ trình bày khái quát các cách tiếp cận phân tích ngôn ngữ lớp học, các đặc trưng của ngôn ngữ lớp học, thái độ ngôn ngữ và các hành vi phản hồi trong hội thoại sư phạm của các tác giả đi trước để làm cơ sở cho việc nghiên cứu ngôn ngữ phản hồi của giáo viên trên lớp học ở bậc cao đẳng đại học và quan điểm của luận văn trong việc xác định cách tiếp cận để phân tích các đặc trưng ngôn ngữ phản hồi của giáo viên và thái độ của sinh viên đối với ngôn ngữ phản hồi của giáo viên. 1.1. Tổng quan nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong thế kỉ của nền tri thức của hội nhập và toàn cầu hóa, song song với việc phát triển nền kinh tế đất nước thì vấn đề đào tạo nguồn nhân lực lại càng trở nên có ý nghĩa. Cũng bởi ý thức được điều này, nhà nước ta đã và đang rất quan tâm tới giáo dục, đặc biệt là chất lượng giảng dạy. Khi nghiên cứu về phương pháp giảng giạy của giáo viên, các nhà nghiên cứu thường chú ý vào đổi mới các phương tiện giảng dạy như: áp dụng công nghệ thông tin, sử dụng các trang thiết bị máy tính, máy chiếu vào giảng dạy để tăng hứng thú cho người học. Tuy nhiên, một vấn đề về phương pháp quan trọng nhưng ít được chú ý nghiên cứu đó là phản hồi ngôn ngữ của giáo viên trên lớp học. Hiện nay, trên thế giới đã có một số nhà ngôn ngữ học đã nghiên cứu về ngôn ngữ lớp học. Theo Sinclaire & Coulthard (1975), khi phân tích cấu trúc các trao đổi diễn ra trong hội thoại giảng dạy đã nhận xét rằng ngôn ngữ thầy – trò trên lớp học thường có cấu trúc điển hình là: Giáo viên: Khởi xướng Học sinh: Hồi đáp 7 Giáo viên: phản hồi [dẫn theo 12, tr 72] Ở Việt Nam, Trong những năm gần đây cũng đã có nhiều tác giả đi vào nghiên cứu ngôn ngữ của giáo viên. Có thể kể đến một số đóng góp rất lớn như bài “ Ngôn ngữ phản hồi của giáo viên trên lớp học ở bậc tiểu học” được đăng trên Tạp chí Ngôn ngữ, số 7, năm 2003 của Vũ Thị Thanh Hương. Bài viết này được coi là nền tảng lý thuyết cho các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ phản hồi của giáo viên trên lớp học. Trong bài viết, tác giả miêu tả cấu trúc thông tin trong ngôn ngữ phản hồi của giáo viên và phân tích giá trị của nó đối với quá trình tiếp nhận kiến thức của học sinh. Căn cứ vào giá trị xác nhận tính đúng/sai của câu trả lời của học sinh, tác giả phân lời phản hồi của giáo viên trên lớp học thành lời phản hồi tích cực ( xác nhận tính đúng) và lời phản hồi tiêu cực (khẳng định tính sai). Dựa vào nội dung thông tin chứa đựng trong lời phản hồi, tác giả nhận diện được 5 loại phản hồi tích cực và 6 loại phản hồi tiêu cực. Các phản hồi tích cực và tiêu cực này lại được tiếp tục phân thành phản hồi chủ quan (không chứa đựng thông tin về nội dung đúng hay sai) và phản hồi khách quan (có chứa đựng thông tin về tính đúng hay sai). Tiếp theo Vũ Thị Thanh Hương có nghiên cứu các bài viết liên quan đến giao tiếp thầy- trò như: “Tương tác thầy – trò trên lớp học: một phân tích ngôn ngữ học xã hội vi mô” đăng trên Ngữ học trẻ 2005. Bài viết nghiên cứu cấu trúc tương tác thầy – trò trên lớp học và các chiến lược giảng dạy của giáo viên. Qua nghiên cứu tác giả đã đưa ra kết luận “ Những khác biệt trong cách sử dụng hành vi ngôn ngữ của giáo viên không chỉ đơn thuần là sự khác biệt ngôn ngữ, mà sự khác biệt ngôn ngữ này là tín hiệu về sự khác biệt trong phong cách giảng dạy. Sự khác biệt về phong cách giảng dạy của giáo viên sẽ làm cho những cơ hội học tập của học sinh trở nên rất khác nhau, một sự khác nhau đáng để cho những người đứng lớp phải suy nghĩ về ngôn ngữ của chính mình”.[14, tr39] 8 Nghiên cứu sâu hơn về vấn đề tương tác thầy – trò, trong bài viết “ Sử dụng phương pháp vấn đáp và câu hỏi nhận thức trên lớp học ở trường trung học cơ sở hiện nay” in trong tạp chí Ngôn ngữ, số 4, Vũ Thị Thanh Hương đã tập chung vào 2 vấn đề: miêu tả các loại câu hỏi theo mức độ nhận thức thường được giáo viên sử dụng trên lớp học ở bậc trung học cơ sở. Và phân tích cách giáo viên sử dụng các loại câu hỏi nhận thức đó trong giờ học. Qua nghiên cứu tác giả đã đưa ra một số gợi ý về cách sử dụng câu hỏi như sau : “Ở cấp trung học cơ sở học sinh đã có khả năng trả lời được các câu hỏi giải thích và ứng dụng, vì vậy giáo viên nên đưa thêm các câu hỏi ứng dụng vào thiết kế bài giảng của mình để kích thích khả năng đào sâu suy nghĩ và tư duy sang tạo của các em”.[13, tr79] Ngôn ngữ phản hồi của giáo viên thường xuất hiện sau khi học sinh đã thực hiện một hoạt động học tập theo yêu cầu của giáo viên hay trả lời một câu hỏi của giáo viên. Để tiến hành phân tích, các chiết đoạn tương tác thầy – trò gồm ít nhất 3 thành tố/ lượt lời điển hình là câu hỏi/ lời cầu khiến của thầy- câu trả lời/ phần thực hiện của trò – lời phản hồi của thầy. Một số ví dụ về các chiết đoạn tương tác này như sau: Ví dụ 1: Gv: Cô hỏi Diễm Hương, trong các tính năng của Iphone thì tính năng nào quan trọng nhất đối với em? Sv: Em thưa cô là messenger, vì khi hai người cùng dùng Iphone mà nhắn tin cho nhau thì ko mất tiền ạ. Gv: À thế á!cám ơn em! Bây giờ cô mới biết về tính năng ấy, tức là 2 cái Iphone mà nhắn tin cho nhau thì không mất tiền đúng không. Chúng ta thấy rằng cái thuộc tính mà người ta coi trọng nhất sẽ được đánh giá cao hơn những thuộc tính khác. [Tiết học môn Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình của sinh viên năm thứ nhất] 9 Ở ví dụ trên có 3 luợt lời, lượt lời thứ nhất là câu hỏi của giáo viên, lượt lời thứ hai là lời hồi đáp của sinh viên và lượt lời thứ ba là lời phản hồi của giáo viên đối với câu trả lời của sinh viên. Như vậy, chúng ta thấy rằng, lượt lời phản hồi của giáo viên đã xuất hiện sau khi có sự hồi đáp của sinh viên. Ví dụ 2: Gv :Thắm cho cô biết với ghế sofa em sẽ ngồi ở vị trí nào:1/2; 1/3; 2/3 của ghế? Sv: Em thưa cô là ở vị trí 2/3 ạ! Gv: Theo thắm là ngồi ở vị trí 2/3. Còn bạn nào có ý kiến khác không? cô mời Tâm. [Tiết học môn Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình của sinh viên năm thứ nhất] Cũng giống như ví dụ 1, ví dụ 2 cũng có 3 luợt lời, lượt lời thứ nhất là câu hỏi của giáo viên, lượt lời thứ hai là lời hồi đáp của sinh viên và lượt lời thứ ba là lời phản hồi của giáo viên đối với câu trả lời của sinh viên. Và luợt lời thứ ba cũng xuất hiện sau khi có câu hồi đáp của sinh viên. Đến năm 2010, dựa vào nền tảng nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Thanh Hương, tác giả Quách Thị Gấm đã tiếp tục sử dụng ngôn ngữ phản hồi ở bậc tiểu học để phát triển và nghiên cứu rộng hơn về “Ngôn ngữ giảng dạy của giáo viên trên lớp học ở bậc tiểu học và sự khác biệt giới”. Luận văn đã đưa ra bức tranh tổng thể về tình hình ngôn ngữ giảng dạy của giáo viên trên lớp học, góp thêm một bằng chứng để khẳng định có hay không sự khác biệt giới ở trên lớp học hiện nay. 1.2. Cơ sở lý luận 1.2.1. Lời phản hồi Theo Dictionary of Language Teaching & Applied Linguistcs (Longman, 1992) thì phản hồi (trong dạy và học) là “ Những nhận xét hay 10 thông tin mà học sinh nhận được cho mỗi hoạt động học tập” [dẫn theo 12, tr 71]. Điều này có nghĩa là “Ngôn ngữ phản hồi trên lớp học ở nghĩa rộng nhất được hiểu là ngôn ngữ giáo viên sử dụng để hồi đáp lại tất cả những gì học sinh sản sinh ra trong giờ học” [12,tr71]. Như vậy, hành vi phản hồi sẽ bao gồm 2 hành vi chấp nhận và đánh giá. Khi nghiên cứu về lời phản hồi của giáo viên trên lớp học ở bậc tiểu học thì “Xét theo giá trị xác nhận tính đúng/sai của lời phản hồi thì có thể chia chúng thành hai loại phản hồi đó là phản hồi tích cực và phản hồi tiêu cực” [12,tr 72] Theo Vũ Thị Thanh Hương “Lời phản hồi tích cực là lời nhận xét/phản hồi của giáo viên đối với những câu trả lời hay phần thực hành đúng của học sinh (so với đáp án của giáo viên)” [12,tr72]. “Lời phản hồi tiêu cực là lời nhận xét/ lời phản hồi của giáo viên đối với những câu trả lời hay phần thực hành của học sinh không giống như chờ đợi/ đáp án của giáo viên. Nói cách trình khác, đây là cách giáo viên hồi đáp lại những lỗi học sinh mắc phải trong quá học tập trên lớp” [12,tr75]. Trong nghiên cứu này, Vũ Thị Thanh Hương đã chia lời phản hồi tích cực của học sinh tiểu học ra làm 5 loại: 1- Xác nhận trực tiếp: giáo viên chỉ rõ là câu trả lời của học sinh là đúng và được chấp nhận bằng các diễn đạt kiểu “ừ”! “rồi”! “được rồi”! “à, đúng rồi”!. Ví dụ 3: Gv: Các em cho cô biết, một văn bản quản lý nhà nước cần có bao nhiêu yếu tố cơ bản về mặt thể thức? cô mời Hà Sv: Em thưa cô một văn bản quản lý nhà nước cần có 9 yếu tố cơ bản về mặt thể thức Gv: đúng rồi! [Tiết học môn soạn thảo văn bản của sinh viên năm thứ nhất] 11 Ví dụ trên có 3 lượt lời. Luợt lời thứ nhất là giáo viên đặt câu hỏi cho sinh viên. Lượt lời thứ hai là sinh viên trả lời câu hỏi của giáo viên. Và lượt lời thứ ba là lời phản hồi xác nhận trực tiếp của giáo viên đối với câu trả lời đúng của sinh viên. 2- Khen ngợi: Một lời khen ngợi là một hình thức xác nhận câu trả lời đúng của học sinh. Giáo viên sử dụng chiến lược khen ngợi nhiều hơn cả khi một loạt học sinh trả lời tốt hoặc thực hiện một hoạt động học tập với chất lượng cao (ví dụ ở phần kiểm tra bài cũ hoặc cuối buổi học khi giáo viên chắc chắn là học sinh nắm vững nội dung mới của bài học ngày hôm đó qua các câu trả lời của các em) Ví dụ 4: Gv: Các em nhìn lên ví dụ này (chiếu slides) cho cô biết đâu là phần đặt vấn đề, đâu là phần giải quyết vấn đề và đâu là phần kết thúc vấn đề? Cô mời Hà Sv: Em thưa cô là nhìn vào ví dụ trên thì phần đặt vấn đề là từ đầu….đến trường cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội Gv: À, đúng rồi! Sv: Phần thứ 2 là phần giải quyết vấn đề, tiếp theo từ thành phần tham dự ….đến sự có mặt của ông là niềm vinh hạnh cho chúng tôi. Phần cuối cùng là kết thúc vấn đề ạ Gv: Cám ơn em! mời em ngồi! Bạn trả lời rất đúng. Cô hoan nghênh tinh thần học tập của bạn Hà ngày hôm nay, phần bài cũ bạn Hà trả lời rất đúng, phần bài mới bạn Hà cũng rất tập trung trả lời câu hỏi của cô. [Tiết soạn thảo văn bản của sinh viên năm thứ nhất] Ở ví dụ này có 5 lượt lời. Luợt lời thứ nhất là câu hỏi của giáo viên. Luợt lời thứ 2 là câu trả lời của sinh viên. Lượt lời thứ 3 giáo viên xác nhận trực tiếp khi học sinh có câu trả lời đúng. Lượt lời thứ 4 học sinh tiếp tục trả 12 lời câu hỏi của giáo viên ở lượt lời 1. Lượt lời thứ 5 giáo viên xác nhận câu trả lời đúng của sinh viên bằng cách khen ngợi. 3- Lặp lại câu trả lời đúng: Trong rất nhiều trường hợp, giáo viên xác nhận câu trả lời/phần thực hiện đúng của học sinh bằng việc giáo viên đơn thuần lặp lại (với ngữ điệu khẳng định) câu trả lời đó. Cũng có khi hành động lặp lại câu trả lời đúng được thực hiện cuàng với (trước hoặc sau) hành động xác nhận trực tiếp. Ví dụ 5: Gv: Các em hãy đọc kỹ câu trên và xác định cho cô những chữ, những âm tiết được viết hoa. Cô mới bạn Quỳnh nào? Sv: Em thưa cô những âm tiết được viết hoa là “tập” “nhật” Gv: Thứ nhất là “tập”, thứ hai là “nhật” [Tiết Tiếng việt thực hành của sinh viên năm thứ hai] Ví dụ trên có 3 lượt lời. Luợt lời thứ nhất là câu hỏi của giáo viên. Luợt lời thứ 2 là câu trả lời của sinh viên. Lượt lời thứ 3 giáo viên xác nhận câu trả lời đúng của sinh viên bằng cách nhắc lại câu trả lời đúng của sinh viên. 4- Xác nhận gián tiếp bằng chuyển lượt lời: chiến lược này được giáo viên sử dụng khá thường xuyên, đặc biệt trong lúc kiểm tra bài cũ hay luyện tập. Giáo viên thường xác nhận câu trả lời đúng của học sinh bằng việc không có nhận xét gì và chuyển ngay sang một câu hỏi khác hoặc hỏi một học sinh khác. Ví dụ 6: Gv: Trước khi quyết định mua sản phẩm anh, chị thường tham khảo nguồn thông tin từ đâu? - Các sản phẩm hiện nay gần với sinh viên nhất là điện thoại, máy tính, vậy trước khi đưa ra quyết định mua sản phẩm này, các em thường tham khảo nguồn thông tin từ đâu? Cô mời đại diện nhóm bạn Huyền nào? 13 Sv: Em thưa cô, chúng em thường tham khảo các nguồn thông tin từ internet, bạn bè, gia đình ạ Gv: Em có tìm hiểu mua sản phẩm gì không? [Tiết Marketing căn bản của sinh viên năm thứ hai] Ở ví dụ này có 3 lượt lời. Luợt lời thứ nhất là câu hỏi của giáo viên. Luợt lời thứ 2 là câu trả lời của sinh viên. Lượt lời thứ 3 giáo viên xác nhận câu trả lời đúng của sinh viên bằng cách chuyển sang một câu hỏi khác mà không nhận xét gì. 5- Xác nhận bằng câu hỏi siêu ngôn ngữ: Đôi khi, đặc biệt khi câu hỏi thuộc loại khó, giáo viên không trực tiếp xác nhận câu trả lời đúng của học sinh mà yêu cầu các em học sinh khác nhận xét xem câu trả lời đó có đúng hay sai. Ví dụ 7: Gv: Các em cho cô biết lao động nữ khi sinh con được nghỉ bao nhiêu tháng? Cô mời em! Sv: Em thưa cô 6 tháng ạ! Gv: 6 tháng phải không cả lớp? Sv: Vâng ạ! [ Tiết Quản trị nhân lực của sinh viên năm thứ 3] Ở ví dụ này có 4 lượt lời. Luợt lời thứ nhất là câu hỏi của giáo viên. Luợt lời thứ 2 là câu trả lời của sinh viên. Lượt lời thứ 3 giáo viên đã xác nhận câu trả lời đúng của sinh viên bằng cách không trực tiếp nói nhận xét mà yêu cầu các bạn trong lớp xác nhận bằng cách giáo viên đưa ra một câu hỏi siêu ngôn ngữ. Lượt lời thứ tư, các sinh viên khác xác nhận câu trả lời đúng của sinh viên ở lượt lời thứ 2. Lời phản hồi tiêu cực có 6 loại: 14 1- Chê, phê bình trực tiếp: Giáo viên nói thẳng ra là câu trả lời của học sinh không đúng hoặc phần thực hành chưa tốt kèm theo đánh giá của mình. Ví dụ 8: Gv: Lớp trưởng trợ giúp bạn nào? Thành trả lời cho cô ý thứ nhất là “ bên bị vi phạm muốn bên vi phạm bồi thường cho mình thì phải đưa ra những căn cứ hay chứng minh cho bên ci phạm để họ bồi thường. Một là gì nào? Sv: em thưa cô một là mức độ thiệt hại về tài sản Gv: hai nữa là gì? Sv: hai là ừm…………(không trả lời được) Gv: đấy! lớp trưởng cũng chưa nhớ đâu! Rồi, bạn Chinh đứng lên trả lời cho cô nào? [Tiết Luật thương mại của sinh viên năm thứ 3] Ở ví dụ này có 5 lượt lời. Luợt lời thứ nhất là câu hỏi của giáo viên. Luợt lời thứ 2 là câu trả lời của sinh viên. Lượt lời thứ 3 tiếp tục là một câu hỏi gợi mở kiến thức của giáo viên, giúp sinh viên khám phá bài học. Lượt lời thứ 4 là câu trả lời của sinh viên. Lượt lời thứ 5 giáo viên đã nói thẳng là sinh viên chưa nhớ bài. 2- Sửa lỗi trực tiếp: Giáo viên nói rõ học sinh sai ở đâu và cung cấp phương án đúng hoặc nhấn mạnh lại câu hỏi hay yêu cầu học sinh tự sửa lại lỗi của mình. Ví dụ 9: Gv: Nhóm bạn Hiền sửa phần nội dung nào? Sv: em thưa cô là yếu tố số 7 ở phần thể thức của nhóm bạn Minh chính bày em nghĩ là ký thay mặt là đúng rồi không sai ạ Gv: theo em thay mặt là đúng, vì sao? Sv: Em nghĩ trong trường hợp này là ký theo hình thức thay mặt mới đúng ạ 15 Gv: Cám ơn Hiền, mời Hiền ngồi xuống. Phần này phải ký là “thừa lệnh” chứ không phải ký “thay mặt”, vì đây là cấp dưới ký thừa lệnh cấp trên, trường hợp ký “thay mặt” chỉ ký khi thay mặt một tập thể. [Tiết Soạn thảo văn bản của sinh viên năm thứ nhất] Ví dụ trên đây có 5 lượt lời. Luợt lời thứ nhất là câu hỏi của giáo viên. Luợt lời thứ 2 là câu trả lời của sinh viên. Lượt lời thứ 3 giáo viên yêu cầu sinh viên giải thích thêm về câu trả lời. Lượt lời thứ 4 là câu trả lời của sinh viên. Lượt lời thứ 5 giáo viên đã nhấn mạnh cho sinh viên biết đã sai đồng thời sửa luôn lỗi sai cho sinh viên. 3- Lặp lại câu trả lời của học sinh nhưng đã sửa lại phần mắc lỗi cho đúng: Ví dụ 10: Gv: Các em hãy cho cô biết, hiện nay lao động nữ trong thời gian nghỉ sinh con được nghỉ bao nhiêu tháng? Sv:(đồng thanh):6 tháng ạ Gv: 6 tháng. Trước đây là được nghỉ 4 tháng, sau được nâng lên 2 tháng là 6 tháng [Tiết Quản trị nhân lực của sinh viên năm thứ 3] Ở ví dụ này có 3 lượt lời. Luợt lời thứ nhất là câu hỏi của giáo viên. Luợt lời thứ 2 là câu trả lời của sinh viên. Lượt lời thứ 3 giáo viên lặp lại câu trả lời của học sinh nhưng đã sửa lại phần mắc lỗi cho đúng. 5- Phản hồi siêu ngôn ngữ: Giáo viên không chỉ ra lỗi của học sinh mà yêu cầu học sinh tự sửa lỗi Ví dụ 11: Gv: Sản phẩm có giá trị kỳ vọng cao nhất có phải là sản phẩm được mua hay không? Nhóm Huyền nào? Sv: Em thưa cô sản phẩm có kỳ vọng cao nhất sẽ được mua ạ! 16 Gv: tức là có Sv: Vâng ạ! Gv: Nhóm Dung nào? [Tiết Marketing căn bản của sinh viên năm thứ hai] Ví dụ trên đây có 5 lượt lời. Luợt lời thứ nhất là câu hỏi của giáo viên. Luợt lời thứ 2 là câu trả lời của sinh viên. Lượt lời thứ 3 giáo viên xác nhận lại chính xác câu trả lời của sinh viên bằng cách đặt câu hỏi. Lượt lời thứ 4 là câu trả lời của sinh viên. Lượt lời thứ 5 giáo viên không trực tiếp chỉ ra lỗi của của sinh viên mà yêu cầu sinh viên khác tìm lỗi và sửa lỗi. 6 – Nhắc lại lỗi của học sinh: với ngữ điệu hoài nghi nhấn mạnh hoặc thêm các tiểu từ hỏi cuối câu để thể hiện sự hoài nghi, giải thích lỗi và đưa ra các phương án đúng hoặc yêu cầu học sinh khác trả lời lại câu hỏi. Ví dụ 12: Gv: Mời bạn Phương nào? em có đồng quan điểm với bạn Việt hay không hay có quan điểm khác. Sv: Em thưa cô em đồng quan điểm với bạn Việt ạ Gv: tức là em cũng sẽ đứng nói chuyện trong trường hợp này? Sv: vâng ạ Gv: có bạn nào có ý kiến khác không? [ Tiết Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình của sinh viên năm thứ nhất] Ví dụ trên đây có 5 lượt lời. Luợt lời thứ nhất là câu hỏi của giáo viên. Luợt lời thứ 2 là câu trả lời của sinh viên. Lượt lời thứ 3 giáo viên xác nhận lại chính xác câu trả lời sai của học sinh với ngữ điệu hoài nghi. 1.2.2. Lời phản hồi trong lý thuyết phân tích diễn ngôn Trong việc nghiên cứu về ngôn ngữ lớp học, hiện nay có 3 cách tiếp cận chính để khảo sát, nghiên cứu tương tác lớp học đó là cách tiếp cận phân tích tương tác, cách tiếp cận phân tích diễn ngôn và cách tiếp cận phân tích 17 hội thoại. Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu này, chúng tôi xác định cách tiếp cận “phân tích diễn ngôn” sẽ được chúng tôi áp dụng để tiến hành nghiên cứu ngôn ngữ phản hồi của giáo viên trên lớp học. Cách tiếp cận phân tích diễn ngôn là phương pháp dựa trên các nguyên tắc của ngôn ngữ học cấu trúc chức năng, bao gồm cả miêu tả, đề ra quy tắc và cố gắng để phân loại các kiểu tương tác tự nhiên và giải thích chúng bằng một hệ thống phân cấp diễn ngôn. Trong những năm 70 của thế kỉ trước, tổ chức nghiên cứu tiếng Anh ở trường đại học Birmingham (Anh) tiến hành nghiên cứu các diễn ngôn nói. Năm 1975 Sinclair và Coulthard đã công bố công trình “ Hướng tới việc phân tích diễn ngôn – Toward an analysis of discouse” trong đó miêu tả mô hình các cuộc hội thoại giữa thầy giáo và học sinh trong giờ học. “Công trình này được xem là nền tảng cho lí thuyết phân tích diễn ngôn” [3, tr 296] . Theo Sinclair và Coulthard cấu trúc tương tác của một hội thoại gồm 5 bậc, trong đó cấp độ bậc dưới cấu thành nên cấp độ bậc trên (khi nghiên cứu tương tác lớp học): Bậc 1: Tương tác (interaction): một tiết học; Bậc 2: Đoạn thoại (transaction): những vấn đề cụ thể trong tiết học gồm nhiều vấn đề; Bậc 3: Cặp thoại (exchange): đơn vị được hình thành từ hai vận động trao lời và đáp lời của giáo viên và học sinh nằm trong phiên giao dịch; Bậc 4: Bước thoại (move): một đơn vị liên hành động trong diễn ngôn, có thể trùng với một lượt lời (turn - taking) và có thể gồm nhiều hơn một hành động; Bậc 5: Hành vi (act): đơn vị cơ sở nhỏ nhất của cuộc tương tác [3, tr 298]. Khác với khái niệm hành động ngôn ngữ (speech act) của Austin và Searle [3, tr 120 123] cho biết người nói/ người viết thực hiện hành động gì bằng ngôn ngữ tức mục đích nói; khái niệm hành động (act) của Sinclair và Coulthard dựa vào chức năng của các hành động đối với bước thoại, chẳng hạn hành động phát vấn (elicitation act) có chức năng nhằm nhận được câu trả lời. Khái niệm cặp 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan