Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Ngôn ngữ giới trẻ qua phương tiện truyền thông...

Tài liệu Ngôn ngữ giới trẻ qua phương tiện truyền thông

.PDF
199
935
94

Mô tả:

ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ---------------------------- ĐỖ THÙY TRANG NGÔN NGỮ GIỚI TRẺ QUA PHƢƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG C uy n n n N n n ữ ọc Mã số 62 22 02 40 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC N ƣời ƣớn dẫn k oa ọc 1. TS. Nguyễn T ị Bạc N ạn 2. TS. N uyễn Tƣ Sơn HUẾ - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác. Tác giả luận án Đỗ Thùy Trang MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................. 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3 5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 3 6. Đóng góp của luận án .............................................................................................. 6 7. Bố cục của luận án .................................................................................................. 7 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN.......................................................................................................................... 8 1.1 Tổn quan tìn ìn n i n cứu ....................................................................... 8 1.1.1 Tình hình nghiên cứu ngôn ngữ giới trẻ trên thế giới ................................. 8 1.1.2 Tình hình nghiên cứu ngôn ngữ giới trẻ trong nước ................................. 16 1.2 Cơ sở lý luận ...................................................................................................... 18 1.2.1 Phương ngữ xã hội .................................................................................... 19 1.2.2 Truyền thông và vấn đề lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ ............................... 25 1.2.3 Giới trẻ và bối cảnh bản sắc văn hóa giới trẻ ........................................... 34 1.2.4 Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ .......................................................... 37 Tiểu kết c ƣơn 1 .................................................................................................... 41 CHƢƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ GIỚI TRẺ TỪ BÌNH DIỆN CẤU TRÚC........................................................................................................................ 42 2.1 Đặt vấn đề .......................................................................................................... 42 2.2 Tổn quát sự t ể iện n n n ữ iới trẻ qua báo mạn điện tử................... 42 2.3 Đặc điểm của một số ìn t ức t ể iện n n n ữ iới trẻ ........................... 43 2.3.1 Đặc điểm hiện tượng chêm xen tiếng Anh ................................................. 43 2.3.2 Đặc điểm tiếng lóng giới trẻ ...................................................................... 56 2.3.3 Đặc điểm kết cấu mới lạ trong ngôn ngữ giới trẻ ..................................... 70 Tiểu kết c ƣơn 2 .................................................................................................... 80 i CHƢƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ GIỚI TRẺ TỪ BÌNH DIỆN GIAO TIẾP XÃ HỘI .............................................................................................. 82 3.1 Đặt vấn đề .......................................................................................................... 82 3.2 Đặc điểm lựa c ọn n n n ữ tron iao tiếp .................................................. 83 3.3 Đặc điểm n ân vật iao tiếp ............................................................................. 89 3.4 Đặc điểm o n cản iao tiếp .......................................................................... 96 3.4.1 Hoàn cảnh giao tiếp rộng .......................................................................... 96 3.4.2 Hoàn cảnh giao tiếp hẹp ............................................................................ 98 3.5 Đặc điểm mục đíc sử dụn ........................................................................... 102 3.5.1 Ngôn ngữ giới trẻ thể hiện bản sắc nhóm giới trẻ, thiết lập cộng đồng giao tiếp thanh niên ................................................................................. 103 3.5.2 Nói giảm, nói tránh những vấn đề tế nhị ................................................. 111 3.5.3 Nhấn mạnh điều muốn nói ....................................................................... 112 Tiểu kết c ƣơn 3 .................................................................................................. 114 CHƢƠNG 4. THÁI ĐỘ NGÔN NGỮ CỦA XÃ HỘI ĐỐI VỚI SỰ LỰA CHỌN NGÔN NGỮ CỦA GIỚI TRẺ ................................................................ 116 4.1 Đặt vấn đề ........................................................................................................ 116 4.2 Kết quả điều tra v b n luận .......................................................................... 117 4.2.1 Thái độ ngôn ngữ đối với ngôn ngữ giới trẻ ........................................... 117 4.2.2 Thái độ ngôn ngữ và các đặc trưng xã hội .............................................. 126 Tiểu kết c ƣơn 4 .................................................................................................. 137 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 139 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..................................................................................................... 145 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 146 ii DANH MỤC CÁC TỪ, KÍ HIỆU VIẾT TẮT STT C ữ, kí iệu viết tắt 1 BTNNGT 2 CTV 3 NNHXH 4 PNXH 5 TĐNN Ýn ĩa Biến thể ngôn ngữ giới trẻ Cộng tác viên Ngôn ngữ học xã hội Phương ngữ xã hội Thái độ ngôn ngữ iii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1. Các đặc trưng xã hội của CTV ................................................................... 5 Bảng 2.1. Thống kê số lượng các hình thức thể hiện của ngôn ngữ giới trẻ ............ 43 Bảng 2.2. Phân loại các đơn vị tiếng Anh theo cấu tạo ............................................ 48 Bảng 2.3. Phân loại từ ngữ tiếng Anh theo tiêu chí từ loại ....................................... 50 Bảng 2.4. Phân bố từ ngữ tiếng Anh theo trường nghĩa ........................................... 51 Bảng 2.5. Đối chiếu từ ngữ tiếng Anh trên báo mạng điện tử .................................. 54 Bảng 2.6. Ý nghĩa từ lóng giới trẻ............................................................................. 62 Bảng 2.7. Kết cấu mới lạ giới trẻ .............................................................................. 71 Bảng 2.8. Kết cấu mới lạ cải biên truyền thống ........................................................ 74 Bảng 3.1 Kết quả độ tin cậy thang đo sự lựa chọn và sử dụng BTNNGT ................ 93 Bảng 3.2 Tần suất sử dụng BTNNGT ....................................................................... 93 Bảng 3.3 Đối tượng giao tiếp của BTNNGT ............................................................ 94 Bảng 3.4 Phạm vi sử dụng của BTNNGT............................................................... 100 Bảng 3.5. Bảng kết quả điều tra mục đích sử dụng BTNNGT ............................... 111 Bảng 4.1. Mô tả thang đo TĐNN ............................................................................ 118 Bảng 4.2. Tổng hợp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của nhóm biến quan sát ...... 120 Bảng 4.3 Thống kê giá trị trung bình TĐNN .......................................................... 121 Bảng 4.4. Tương quan giữa TĐNN và giới ............................................................ 127 Bảng 4.5 Robust Tests of Equality of Means.......................................................... 130 Bảng 4.6. Tương quan giữa TĐNN và tuổi tác ....................................................... 130 Bảng 4.7. Robust Tests of Equality of Means......................................................... 132 Bảng 4.8. Tương quan giữa TĐNN và nhóm xã hội ............................................... 133 iv DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1. Tần suất sử dụng các hình thức BTNNGT ........................................... 93 Biểu đồ 3.2. Đối tượng giao tiếp của BTNNGT ....................................................... 94 Biểu đồ 3.3. Phạm vi sử dụng của BTNNGT ......................................................... 100 Biểu đồ 4.1. Giá trị thái độ ngôn ngữ xét theo thang đo ......................................... 121 Biểu đồ 4.2. Giá trị thái độ ngôn ngữ xét theo biến quan sát .................................. 121 Biểu đồ 4.3. Kết quả đánh giá tác động của BTNNGT đến tiếng Việt ................... 125 Biểu đồ 4.4. Tương quan giữa Thái độ ngôn ngữ và Giới ...................................... 128 Biểu đồ 4.5. Tương quan giữa Thái độ ngôn ngữ và Tuổi tác ................................ 131 Biểu đồ 4.6. Tương quan giữa Thái độ ngôn ngữ và đặc trưng nhóm xã hội ......... 136 v MỞ ĐẦU 1. Lý do c ọn đề t i 1. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trọng yếu nhất của con người. Cùng với sự biến đổi của văn hóa xã hội và thời đại, ngôn ngữ không ngừng biến đổi theo để có thể thực hiện được sứ mệnh này. Quá trình vận động của ngôn ngữ đặt ra nhiệm vụ đối với người nghiên cứu là phải kịp thời nắm bắt và nghiên cứu những xu hướng phát triển mới, nhằm phục vụ công tác dự báo, định hướng, chuẩn hóa và giáo dục ngôn ngữ phù hợp với từng giai đoạn. 2. Trong bối cảnh hội nhập và phát triển hiện nay, tiếng Việt đang có biến đổi sâu sắc trên nhiều phương diện, từ ngữ âm, từ vựng, ngữ nghĩa đến ngữ pháp, ngữ dụng… Sự biến đổi và phát triển của tiếng Việt trong hành chức tạo ra nhiều phương ngữ xã hội (PNXH) với nhiều đặc điểm khác biệt nhau. Một trong những kiểu PNXH thường được nhắc đến trong tiếng Việt hiện nay là phương ngữ theo tuổi tác, mà nổi bật là phương ngữ giới trẻ, thường được gọi với nhiều tên khác nhau như: ngôn ngữ giới trẻ, biến thể lệch chuẩn của giới trẻ, ngôn ngữ @... Giới trẻ là một lực lượng đông đảo trong xã hội, nhanh nhạy với cái mới, bản tính thích khám phá, sáng tạo nên luôn là lực lượng tiên phong trong các trào lưu xã hội, trong đó có ngôn ngữ. Ngôn ngữ giới trẻ trong tiếng Việt như là một luồng gió mới lạ làm xáo động đời sống tiếng Việt đương đại, tạo ra nhiều luồng dư luận khen chê trái chiều. 3. Đặc trưng nổi bật của đời sống xã hội hiện đại là sự phổ biến sâu rộng truyền thông đại chúng. Truyền thông hiện đại với sự hỗ trợ của các thiết bị công nghệ kỹ thuật số đã xóa nhòa mọi giới hạn về địa lí, hành chính và các sự phân biệt xã hội truyền thống khác, lập nên một cộng đồng xã hội ảo vô biên, với tốc độ lan truyền chóng mặt từ giải trí, văn hóa xã hội, công việc, đời sống tình cảm riêng tư. Truyền thông là nhân tố quan trọng làm biến đổi sâu sắc tiếng Việt hiện nay, đồng thời đây cũng là địa hạt thể hiện những xu hướng sử dụng tiếng Việt mới mẻ, khác lạ một cách nhanh chóng, cập nhật. Xuất phát từ thực tiễn này, chúng tôi chọn đề tài “Ngôn ngữ giới trẻ qua phương tiện truyền thông” nhằm nghiên cứu PNXH giới trẻ nảy sinh và phát triển trong tiếng Việt hiện đại. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý thuyết cũng như thực tiễn về PNXH giới trẻ, nhận diện, miêu tả và lí giải ngôn ngữ giới trẻ như một biến thể ngôn ngữ hình thành dưới sự chi 1 phối, tác động của nhiều nhân tố xã hội - ngôn ngữ như: nhu cầu, tâm lí sử dụng ngôn ngữ, cộng đồng giao tiếp, thái độ ngôn ngữ (TĐNN)… Đến lượt mình, PNXH giới trẻ có những tác động sâu sắc đến diện mạo của tiếng Việt đương đại, là một trong những yếu tố góp phần làm biến đổi và phát triển tiếng Việt trong bối cảnh văn hóa xã hội mới. Vì vậy, nghiên cứu ngôn ngữ giới trẻ sẽ góp phần vào công cuộc chuẩn hóa và giáo dục ngôn ngữ trong giai đoạn mới. Đây là một trong những nhiệm vụ cấp thiết trong nghiên cứu và giáo dục ngôn ngữ trong bối cảnh hiện nay nên chúng tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Ngôn ngữ giới trẻ qua phương tiện truyền thông”. 2. Mục đíc n i n cứu Nghiên cứu biến thể ngôn ngữ của giới trẻ qua phương tiện truyền thông, luận án nhằm mục đích góp phần giải quyết những vấn đề của lý luận ngôn ngữ cũng như thực tiễn nghiên cứu tiếng Việt hiện nay. Về phương diện lý luận, luận án góp phần nghiên cứu, bổ sung lý luận về ngôn ngữ học xã hội ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và tác động của đời sống truyền thông công nghệ, cụ thể là nghiên cứu về PNXH, vấn đề lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ của nhóm xã hội giới trẻ; lý thuyết về thái độ ngôn ngữ và các biến xã hội có liên quan; sự biến đổi và phát triển tiếng Việt trong giai đoạn hiện nay. Về phương diện thực tiễn, luận án nghiên cứu biến thể ngôn ngữ giới trẻ nhằm góp phần xây dựng, cập nhật chuẩn tiếng Việt trong giai đoạn mới, thực hiện chính sách giáo dục ngôn ngữ, đặc biệt là giáo dục cho giới trẻ học sinh sinh viên và định hướng thái độ ngôn ngữ chung của cộng đồng. 3. N iệm vụ n i n cứu Luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau: - Khảo sát các biểu hiện cụ thể của biến thể ngôn ngữ giới trẻ (BTNNGT) qua phương tiện truyền thông, cụ thể là qua báo mạng điện tử dành riêng cho giới trẻ. - Mô tả, phân tích các đặc điểm của BTNNGT từ bình diện cấu trúc và giao tiếp xã hội. - Điều tra, phân tích TĐNN đối với việc sử dụng ngôn ngữ của giới trẻ. Từ đó, nghiên cứu, lí giải mối tương quan giữa các nhân tố xã hội với TĐNN và sự lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ. - Đề xuất những giải pháp về sử dụng, đánh giá hiện tượng ngôn ngữ giới trẻ trong tiếng Việt hiện nay. 2 4. Đối tƣợn và p ạm vi nghi n cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là BTNNGT qua phương tiện truyền thông. 4.2 Phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận án là BTNNGT nhưng do giới hạn về khả năng và thời gian nên phạm vi nghiên cứu của luận án là ba hình thức thể hiện tiêu biểu của BTNNGT trong tiếng Việt hiện nay, gồm: tiếng lóng giới trẻ, chêm xen tiếng Anh và kết cấu mới lạ giới trẻ sử dụng trong quá trình nói năng. Đây không phải là toàn bộ đặc điểm của BTNNGT qua phương tiện truyền thông mà chỉ là những đặc điểm nổi trội, tiêu biểu mà chúng tôi bước đầu có thể nhận diện và miêu tả được một cách tương đối hệ thống. - Phạm vi khảo sát theo luận án là qua phương tiện truyền thông, tuy nhiên vì phương tiện truyền thông là một lĩnh vực hết sức rộng lớn và đa dạng, phức tạp nên chúng tôi chỉ nghiên cứu BTNNGT qua một số báo mạng điện tử nổi bật dành cho giới trẻ Việt Nam hiện nay, gồm: Hoa Học trò, Sinh viên Việt Nam, Thế giới trẻ, YanNews, Kênh14, Zing.vn. Chúng là những tờ báo điện tử tiêu biểu cho phong cách giải trí cả hai miền Bắc Nam, có tôn chỉ hoạt động chung là hướng đến giới trẻ, nổi bật trong đời sống tin tức thanh niên hiện nay. Do đó, chúng là địa hạt lí tưởng để luận án nghiên cứu ngôn ngữ giới trẻ qua phương tiện truyền thông. Trong quá trình nghiên cứu, nhằm làm nổi bật sự khác biệt của BTNNGT, luận án đã lấy ngữ liệu đối chiếu ở hai tờ báo mạng điện tử chính thống, được xem là sử dụng biến thể chuẩn tiếng Việt tiêu biểu là là Nhân Dân điện tử và Lao Động điện tử. 5. P ƣơn p áp n i n cứu 5.1 Cách tiếp cận Luận án tiếp cận đối tượng nghiên cứu là BTNNGT theo kiến thức và phương pháp của NNHXH kết hợp với ngôn ngữ học cấu trúc. Luận án cũng sử dụng phương pháp định tính và phương pháp định lượng để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu định tính nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm của BTNNGT còn phương pháp định lượng thu thập dữ liệu, xem xét hiện tượng BTNNGT theo cách có thể đo lường được. 5.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: - Phương pháp thu thập ngữ liệu: Đối tượng nghiên cứu BTNNGT được luận án thu thập trên báo mạng điện tử dành cho giới trẻ gồm 3 dạng thể hiện tiêu biểu là: 3 các từ ngữ chêm xen, tiếng lóng, và các kết cấu mới lạ. Luận án đã chọn 1.000 bài trong giai đoạn 2014 – 2016, chia thành 5 chuyên mục nội dung theo thiết kế chung của các tờ báo dành cho giới trẻ: (1) Chính trị xã hội, (2) Giáo dục, (3) Văn hóa - Giải trí, (4) Đời sống giới trẻ, (5) Công nghệ. Mỗi chuyên mục khảo sát 200 bài, mỗi tờ báo chúng tôi chọn ngẫu nhiên 50 bài báo có độ đài tương đương từ 200-300 chữ. Để làm rõ đặc trưng của BTNNGT, luận án tiến hành đối chiếu với 400 bài báo trên Nhân Dân điện tử và Lao Động điện tử theo các chuyên mục tương ứng. Nhân Dân và Lao Động được xem là những tờ báo sử dụng chủ yếu biến thể chuẩn, ít xuất hiện các PNXH. Mục đích của việc so sánh là nhằm khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết nghiên cứu của luận án, cho rằng BTNNGT chỉ xuất hiện chủ yếu ở các tờ báo dành riêng cho bạn đọc giới trẻ, phủ định giả thuyết không là không có BTNNGT, không có sự khác nhau trong ngôn ngữ của tất cả các tờ báo này. Về cách thức thống kê số liệu, chúng tôi thống kê số lượng và tần số xuất hiện của đối tượng khảo sát bằng phương pháp thủ công, nghĩa là chúng tôi lập danh mục 1000 bài, sau đó lần lượt đọc và lập bảng từ ngữ cần khảo sát. Trong quá trình tiến hành thu thập ngữ liệu, chúng tôi đã thử sử dụng phần mềm phát hiện từ ngữ tự động. Tuy phần mềm này cho ra kết quả đối tượng khảo sát nhanh chóng nhưng không có độ tin cậy cao vì không loại bỏ tự động được đối tượng khảo sát nằm ngoài phạm vi bài báo (quảng cáo, danh mục…). Vì vậy, chúng tôi đã lập bảng ngữ liệu thủ công với 3 nhóm từ ngữ tương ứng với các hình thức thể hiện tiêu biểu của ngôn ngữ giới trẻ. Dùng chương trình bảng tính Excel của Microsoft Office, chúng tôi ghi lại và trình bày các thông tin dưới dạng bảng, thực hiện tính toán và xây dựng các số liệu thống kê trực quan. Sự thể hiện của BTNNGT trong luận án hoàn toàn được thu thập từ nguồn ngữ liệu này. - Phương pháp miêu tả ngôn ngữ học: Chúng tôi sử dụng phương pháp miêu tả ngôn ngữ học để miêu tả đặc điểm ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp của các hiện tượng chêm xen từ ngữ tiếng Anh vào giao tiếp tiếng Việt, từ lóng và các kết cấu mới lạ của giới trẻ. Luận án cũng sử dụng các thủ pháp phân tích nghĩa tố, phân tích trường nghĩa và phân tích biến thể từ vựng - ngữ pháp nhằm miêu tả đặc điểm cấu trúc của BTNNGT về các bình diện ngữ âm, cấu tạo ngữ pháp và ngữ nghĩa. - Phương pháp điều tra ngôn ngữ học: Để phục vụ mục đích nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra ngôn ngữ học xã hội với hai bảng hỏi: (1) Bảng hỏi về sự lựa chọn và sử dụng BTNNGT, dành riêng cho 350 cộng tác viên (CTV) giới trẻ để điều tra sự lựa chọn và sử dụng BTNNGT trong hành 4 chức. Bảng hỏi này được thiết kế gồm 4 câu hỏi lựa chọn về tần suất sử dụng, phạm vi sử dụng, mục đích giao tiếp. (2) Bảng hỏi về TĐNN dành cho toàn bộ 600 CTV (trong đó có 350 CTV giới trẻ và 250 CTV không phải là giới trẻ), nhằm điều tra TĐNN đối với BTNNGT. Bảng hỏi gồm 4 câu hỏi tình huống và 1 câu hỏi đánh giá chung về tác động của BTNNGT đến tiếng Việt. Địa bàn điều tra: chủ yếu được thực hiện ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình và thành phố Huế. Ngoài ra, chúng tôi còn mở rộng điều tra ở thành phố Hà Nội, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam để đa dạng hóa đối tượng điều tra. Bảng 1.1. Các đặc trưng xã hội của CTV STT 1 2 3 4 5 Các đặc trƣn của CTV Tuổi tác Giới tính Trình độ học vấn Ngoại ngữ Nhóm xã hội Tần số Tỷ lệ Giới trẻ (15-24 tuổi) 350 58.3 25-39 tuổi 94 15.7 Từ 40 tuổi trở lên 156 26.0 Tổng 600 100% Nam 158 26.3 Nữ 442 73.7 Tổng 600 100% Phổ thông 135 22.5 Cao đẳng, đại học 387 64.5 Sau đại học 78 13.0 Tổng 600 100% Tiếng Anh 513 85.5 Ngoại ngữ khác 35 5.8 Không có ngoại ngữ 52 8.7 Tổng 600 100% Học sinh sinh viên 350 58.3 Giáo viên 100 16.7 Phụ huynh 100 16.7 Nhà báo 50 8.3 600 100% Tổng Kết quả thu thập được chúng tôi xử lý bằng phần mềm SPSS phiên bản 23 để phân tích số liệu. SPSS (Statistical Package for Social Sciences) là phần mềm máy 5 tính phục vụ công tác phân tích thống kê, được sử dụng phổ biến cho các nghiên cứu điều tra xã hội học và kinh tế lượng. Đây là phương pháp phân tích định lượng nhằm hướng đến phân tích mối quan hệ giữa biến ngôn ngữ và biến xã hội. Tư liệu điều tra được luận án xử lý bằng phương pháp phân tích định lượng, chú trọng tới mối quan hệ giữa biến ngôn ngữ và biến xã hội. Luận án còn sử dụng phương pháp thống kê toán học, thống kê tần suất, phân tích định lượng để đưa ra nhận xét, chỉ ra mối tương quan giữa các biến ngôn ngữ và biến xã hội. - Luận án sử dụng thủ pháp phân tích ngôn cảnh để miêu tả, phân tích sự lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ giới trẻ gắn với ngôn cảnh tình huống (ngôn cảnh hẹp trong phát ngôn, trong văn bản) lẫn ngôn cảnh văn hóa (ngôn cảnh rộng); phương pháp điều tra, nghiên cứu theo cộng đồng giao tiếp nhằm phân tích, lý giải BTNNGT gắn liền với cộng đồng giao tiếp giới trẻ. - Chúng tôi cũng sử dụng phương pháp định tính (sự kết hợp giữa phương pháp xã hội học và thống kê học) để phân tích mối tương quan giữa biến xã hội với BTNNGT và TĐNN. 6. Đón óp của luận án Về mặt lý luận, luận án đã miêu tả, phân tích các đặc điểm của BTNNGT từ bình diện hệ thống cấu trúc: hình thức ngữ âm – chữ viết, đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa… nhằm nhận diện BTNNGT trong tiếng Việt hiện nay. Luận án cũng đã miêu tả BTNNGT từ đặc điểm sử dụng, đặc biệt là từ bình diện giao tiếp xã hội, làm rõ mô hình giao tiếp của BTNNGT trong hành chức: như mức độ sử dụng, phạm vi sử dụng, hoàn cảnh giao tiếp, mục đích giao tiếp của ngôn ngữ giới trẻ. Mặt khác, bằng kết quả điều tra ngôn ngữ, luận án đã phân tích TĐNN của cộng đồng xã hội đối với sự lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ giới trẻ, xem xét mối quan hệ giữa các nhân tố xã hội như tuổi tác, trình độ học vấn, nhóm xã hội đối với TĐNN. Về mặt lý luận, luận án đã góp phần làm sáng rõ một số đặc điểm cơ bản của BTNNGT trong tiếng Việt hiện nay từ các cơ sở lý thuyết ngôn ngữ học hiện đại. Về mặt thực tiễn, luận án đã đề xuất những kiến nghị nhằm định hướng thái độ và góp phần giáo dục ngôn ngữ cho giới trẻ trong việc lựa chọn và sử dụng BTNNGT phù hợp. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần hữu ích trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và công tác chuẩn hóa, giáo dục tiếng mẹ đẻ trong bối cảnh mới. Tuy nhiên, vì tính đa dạng, phức tạp của đối tượng nghiên cứu và giới hạn khả năng của tác giả nên luận án chỉ mới tập trung nghiên cứu 3 hình thức thể hiện cơ 6 bản của BTNNGT mà chưa đủ sức khái quát toàn bộ sự thể hiện phong phú của PNXH giới trẻ, đặc biệt ở cấp độ văn bản. Hạn chế này của luận án cũng là hướng mở cho chúng tôi tiếp tục nghiên cứu về sau. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung của Luận án được triển khai trong 4 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận Phần Tổng quan trình bày tình hình nghiên cứu BTNNGT trên thế giới và ở Việt Nam. Phần cơ sở lý luận trình bày khung lý thuyết gồm các vấn đề của PNXH và hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, cảnh huống tiếng Việt hiện đại. Các khái niệm thuộc khung lý thuyết là cơ sở để luận án triển khai vấn đề nghiên cứu. Chương 2. Đặc điểm ngôn ngữ giới trẻ từ bình diện cấu trúc Chương 2 thể hiện kết quả nghiên cứu BTNNGT ở bình diện cấu trúc. Luận án đã mô tả đặc điểm về ngữ âm, từ vựng ngữ nghĩa và ngữ pháp cơ bản của các hình thức thể hiện tiêu biểu của BTNNGT qua phương tiện truyền thông. Chương 3. Đặc điểm ngôn ngữ giới trẻ từ bình diện giao tiếp xã hội Chương 3 trình bày kết quả phân tích các đặc điểm xã hội của BTNNGT như đặc điểm về sự lựa chọn ngôn ngữ, đặc điểm giao tiếp, động cơ, mục đích, ý nghĩa của sự lựa chọn ngôn ngữ giới trẻ. Qua đó, chứng minh sự lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ của giới trẻ nhằm mục đích tạo lập cộng đồng giao tiếp thanh niên và thể hiện bản sắc văn hóa thanh niên trong bối cảnh xã hội mới. Chương 4. Thái độ ngôn ngữ của xã hội đối với sự lựa chọn ngôn ngữ của giới trẻ Chương 4 nghiên cứu TĐNN đối với cách sử dụng ngôn ngữ của giới trẻ thông qua việc điều tra ngôn ngữ học. Kết quả điều tra cung cấp thái độ đánh giá của các thành viên xã hội đối với việc lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ của giới trẻ. Luận án cũng phân tích, bàn luận mối tương quan giữa đặc trưng xã hội như giới, tuổi tác và nhóm xã hội đến thái độ ngôn ngữ. Từ đó góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho công tác định hướng, chuẩn hóa ngôn ngữ trong bối cảnh mới của tiếng Việt. 7 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Tổn quan tìn ìn n i n cứu 1.1.1 Tình hình nghiên cứu ngôn ngữ giới trẻ trên thế giới Từ nửa sau thế kỉ XX, NNHXH ra đời đã quan tâm nghiên cứu và lí giải một cách có hệ thống những diễn biến, biến động ngôn ngữ dưới tác động của các nhân tố xã hội, bù đắp mảng thiếu hụt của ngôn ngữ học truyền thống. NNHXH lấy ngôn ngữ giao tiếp trong đời sống hằng ngày làm đối tượng nghiên cứu, cụ thể là các biến thể ngôn ngữ đa dạng nảy sinh, phát triển trong xã hội nhằm xử lí hàng loạt các vấn đề của đời sống ngôn ngữ, góp phần vào việc định hướng sử dụng ngôn ngữ. Có thể kể đến những công trình NNHXH có tính chất lý luận nền tảng như The Sociolinguistics of Society, Bản dịch Xã hội - Ngôn ngữ học của xã hội của Fasold xuất bản lần đầu năm 1984, “xem xét những mối quan hệ mật thiết giữa nghiên cứu xã hội – ngôn ngữ học với nghiên cứu ngôn ngữ và lý thuyết ngôn ngữ học, giới thiệu một cách đầy đủ, bằng một cách viết rõ ràng, toàn bộ lĩnh vực xã hội – ngôn ngữ học”[12],[59]. Tác phẩm An Introduction to Sociolinguistics - Dẫn luận NNHXH của Wardhaugh xuất bản lần đầu năm 1986, tái bản lần thứ năm năm 2006 [83], đã nêu ra các vấn đề khái quát như dẫn luận về NNHXH, ngôn ngữ và xã hội… NNHXH đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ và sự chi phối của các nhân tố xã hội đến sự lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ, như giai cấp, độ tuổi, giới tính, nguồn gốc, trình độ học vấn… với việc lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ. Có thể kể đến những công trình tiêu biểu như The Study of Language in Its Social Context của Labov (1970), Language in Social groups của Gumperz (1971), Language and Women’s place (1975) của Lakoff, Age as a Sociolinguistic variable của Eckert (1998)… Các công trình nghiên cứu này đã khẳng định có mối quan hệ tác động giữa các nhân tố xã hội, đặc biệt là nhân tố tuổi tác đối với sự sử dụng ngôn ngữ. “Những người lớn tuổi thường tuân theo chuẩn mực ngôn ngữ truyền thống, ít sử dụng các hình thức mới. Ngược lại những người nói trẻ tuổi thường sử dụng các hình thức mới cao hơn nhiều lần, và đối lập sâu sắc với những người nói lớn tuổi.” [58] “Sự phân tầng tuổi tác của biến thể ngôn ngữ phản ánh sự thay đổi của cộng đồng giao tiếp theo thời gian và lời nói của cá nhân cũng theo đổi theo từng giai đoạn của cuộc đời.” [67] “Nghiên cứu cộng đồng của sự thay đổi thường xuyên cho thấy tuổi tác ngày càng tăng tương quan với tăng sự bảo thủ trong lời nói. Theo thời gian thì ngôn ngữ của cộng đồng cũng thay đổi hay người nói cũng trở nên bảo thủ hơn theo tuổi tác…” [83] 8 Các công trình NNHXH này đã đặt nền tảng cho việc nghiên cứu PNXH giới trẻ, biến thể ngôn ngữ tuổi tác trên thế giới. Các công trình nghiên cứu ngôn ngữ giới trẻ trên thế giới tập trung ở hai vấn đề cơ bản và phổ biến trong nhiều ngôn ngữ: (1) Hiện tượng sử dụng tiếng lóng giới trẻ; (2) Vấn đề chêm xen từ ngữ tiếng Anh vào trong một ngôn ngữ bản địa. (1) Về tiếng lóng giới trẻ, đây là hiện tượng ngôn ngữ được nhiều học giả trên thế giới quan tâm nghiên cứu và tồn tại nhiều quan điểm khác nhau. Có nhiều bài viết đề cập đến hiện tượng tiếng lóng thanh niên hoặc tiếng lóng sinh viên… Luận án chúng tôi đã tham chiếu một số công trình tiêu biểu về tiếng lóng giới trẻ như: Kansas University Slang: A new generation của Dundes (1963), nghiên cứu về tiếng lóng của sinh viên trường đại học Kansas, ông đã gọi tiếng lóng của sinh viên ở trường đại học là một thế hệ mới trong ngôn ngữ “new generation". [57] Hudson trong The language of the teenage revolution: the dictionary defeated (1983) đã nhận thấy xu hướng dùng tiếng lóng của nhóm thanh niên trẻ trong xã hội, có sự sai khác lớn so với tiếng Anh chuẩn. Hudson đã liệt kê và chú giải các từ lóng mới của giới trẻ trong thập niên 50 và 60 ở Anh. Qua đó, nhận ra thanh niên, giới trẻ chính là lực lượng làm nên cuộc cách mạng ngôn ngữ, khác xa với ngôn ngữ “chuẩn” mà xã hội vẫn thường công nhận. [62] Công trình "The latest youth slang" (Tiếng lóng mới nhất của giới trẻ) của Thorne (2007) khẳng định rằng "tiếng lóng của giới trẻ bây giờ có lẽ là nguồn giàu nhất của ngôn ngữ mới trong thế giới nói tiếng Anh. Tiếng lóng tiền thiếu niên, thanh thiếu niên, sinh viên và thanh thiếu niên sử dụng tất cả các kỹ thuật của ngôn ngữ, có ảnh hưởng nhất, làm thành một cuộc cách mạng sáng tạo ngôn ngữ. Thanh niên đã tạo ra mốt ngôn ngữ như một thứ thời trang, không chỉ là hài hước, khiêu khích mà đầy sáng tạo. Ngay từ những năm 1950 họ đã là một phần của "phòng thí nghiệm xã hội". Ông cũng chỉ ra rằng "những gì đã từng là một mốt đi qua có thể được phát triển thành một phương ngữ thực sự, được mệnh danh là "multiethnic youth vernacular" (chủng tộc trẻ bản địa), với vốn từ vựng riêng , giọng nói và ngữ điệu của nó. Điều này thể hiện những hình thức mới của tiếng Anh..." [82] Trong bài viết Standard English in decline among teenagers của Paton [75], khi nghiên cứu tiếng Anh chuẩn đã bị giới trẻ biến đổi như thế nào, tác giả đã kết luận rằng “Một nửa số thanh thiếu niên không nhận ra sự khác biệt giữa ngữ pháp tiếng Anh chuẩn và ngôn ngữ thông tục. Sự lệch chuẩn của ngữ pháp tiếng Anh trong giới trẻ học đường Anh quốc ngày càng có xu hướng lan rộng đến nỗi nhiều người Anh không phân biệt được sự khác nhau giữa chuẩn và lệch chuẩn.” 9 Trong The language of teenage groups - They don't speak our language [53], Clem (1976) đã nghiên cứu về ngôn ngữ của nhóm thanh thiếu niên, cụ thể là các hiện tượng lệch chuẩn khi giới trẻ sử dụng tiếng Anh Mỹ. Từ chỗ phân tích cộng đồng giao tiếp, phân tích các hình thức giao tiếp của thanh niên hippie, những thanh niên đầu trọc người Mỹ gốc Anh (Anglo- America), ông đã tìm ra sự lệch chuẩn và lí giải nguyên nhân của chúng. Nhiều tổ chức, cá nhân đã lập ra những trang web để sưu tầm, ghi chép, lưu trữ ngôn ngữ của giới trẻ, thành từ điển tiếng lóng giới trẻ trực tuyến, nhằm tạo ra "một tài liệu tham khảo tốt cho những người đang tìm cách để hiểu một phần văn hóa giới trẻ ngày nay". [91] [91] Khắp nơi trên thế giới, các nhà ngôn ngữ học đều quan tâm đến hiện tượng phổ biến có tính toàn cầu là tiếng lóng giới trẻ, ngày nay người trẻ đang nói năng như thế nào. (Slang words, what are young people saying these days?) Rodriguez (1994) trong bài viết Youth and Student Slang in British and American English khi nghiên cứu về tiếng lóng Anh và Anh Mỹ của giới trẻ và sinh viên đã khẳng định vai trò của giới trẻ trong xu hướng mới của ngôn ngữ, “trong số tất cả các nhóm xã hội, giới trẻ là những người dễ nhất để sử dụng và cập nhật tiếng lóng một cách độc đáo. Họ thể hiện tính năng động xã hội rất lớn và có thể tiếp nhận những thay đổi trong thời trang, phong cách, cũng như trong ngôn ngữ. Giới trẻ tuy rất ít quyền lực chính trị nhưng họ có thể sử dụng tiếng lóng như một công cụ phản văn hóa, như một cánh tay chống lại chính quyền và công ước. Trong xã hội hiện đại, sinh viên tạo thành một nhóm lớn trong giới trẻ mà xứng đáng được nghiên cứu đặc biệt ...” [80][80][80] [80] Gần đây nhất và có liên quan trực tiếp đến đề tài mà chúng tôi tham khảo được là công trình Word-up: A lexicon and guide to communication in the 21st century của McCrindle (2011), Australia bàn về tiếng lóng giới trẻ hiện nay. Đây được xem là từ điển của lứa tuổi thanh thiếu niên thế kỷ 21, tổng quan về các yếu tố hình thành ngôn ngữ, sử dụng ngôn ngữ và tương tác xã hội dưới ảnh hưởng của truyền thông hiện đại. Tác giả đã có một cái nhìn sâu sắc, hấp dẫn về sự sử dụng tiếng lóng tiếng Anh của giới trẻ. Nghiên cứu về tiếng lóng này như là một cách để nhìn vào “sự khác biệt tâm hồn của các thế hệ”. Trong công trình của mình, tác giả đề cập đến những biểu tượng cảm xúc, những từ lóng giới trẻ sử dụng để bày tỏ ý kiến, thái độ của mình, bằng ngôn ngữ nói, thậm chí bằng hình thức văn bản (viết thư)…, tiêu biểu như các kí tự được lóng hóa thay thế cho các từ: số 4 thay thế cho các từ four/for; 2 thay cho các từ to/two/too; c thay cho see; u thay cho you; bc thay cho because, luv thay cho love… Tác giả cũng đánh giá việc sử dụng tiếng lóng này đã 10 ngăn cản các thế hệ lớn tuổi trong việc hiểu được ý nghĩa của các từ lóng của con cái họ. Tiếng lóng dạng viết giờ đây là phương tiện giao tiếp chính. Giới trẻ sử dụng hình thức này trong tin nhắn và các mạng kết nối xã hội. Ở mạng xã hội, họ có thể sử dụng và giao tiếp bằng tiếng Anh chính thống nhưng tự cho phép mình sử dụng tiếng lóng và hình thức giao tiếp riêng làm phương tiện chính. Nhận định về lứa tuổi sử dụng tiếng lóng, McCrindle cho rằng, tiếng lóng thường được sử dụng ở giai đoạn chuyển giao từ tuổi thiếu niên sang tuổi trưởng thành, khi con người bắt đầu độc lập. Lúc đó, họ thoát khỏi quyền kiểm soát của cha mẹ và sử dụng ngôn ngữ đặc biệt nhiều hơn. Sau đó, việc sử dụng tiếng lóng giảm dần và con người lại quay trở lại thích ứng với phần đông trong xã hội. Khi thế hệ trẻ bắt đầu lập gia đình và không còn đi học, họ phải kiếm tiền và lập nghiệp – họ sẽ sử dụng những ngôn ngữ chính thống nhiều hơn và không còn dùng một số từ ngữ trẻ con. Như vậy, sự thay đổi ở những giai đoạn khác nhau trong cuộc đời vẫn tồn tại. Điều khác biệt là giai đoạn đó đang diễn ra muộn hơn. Thay vì thay đổi những hành vi trẻ con ở lứa tuổi 19-20, trong nhiều trường hợp, nhiều người tiếp tục có những hành vi này và chỉ từ bỏ khi vượt qua giới hạn sang giai đoạn trưởng thành khi đã gần hoặc ngoài 30 tuổi. McCrindle đã lí giải sự biến đổi của tiếng lóng giới trẻ trong bối cảnh toàn cầu hóa. Ông đã chỉ ra bốn nhân tố ảnh hưởng sâu sắc đến ngôn ngữ thế kỷ 21, đó là: công nghệ, văn hoá Mỹ, đa văn hóa và toàn cầu hoá. Trong đó, công nghệ đã thay đổi cách chúng ta sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp và thể hiện mình. Tác giả cũng nhận định “thế hệ trẻ đang đi đầu trong cuộc cách mạng ngôn ngữ này”. [70] Những nghiên cứu và kết luận của McCrindle là gợi dẫn quan trọng cho chúng tôi tìm hiểu BTNNGT ở Việt Nam, như là một sự khẳng định hiện tượng ngôn ngữ có tính toàn cầu trong bối cảnh quốc tế hóa hiện nay. Rất nhiều từ lóng giới trẻ Việt Nam cũng hòa chung với từ lóng thanh niên thế giới, bắt nguồn từ nguồn tiếng Anh thông dụng trên toàn cầu, dưới sự lan tỏa của đời sống công nghệ hiện đại. Các công trình nghiên cứu về tiếng lóng giới trẻ khắp nơi trên thế giới đều đi đến nhận định là “thanh thiếu niên có xu hướng tạo ra và sử dụng ngôn ngữ của riêng mình, chúng chủ yếu xuất hiện ở phương tiện truyền thông, tin nhắn và ngôn ngữ giao tiếp ở trường phổ thông, trường đại học, ở lời những bài hát nổi tiếng". Cùng với việc nghiên cứu tiếng lóng, các biến thể lệch chuẩn của ngôn ngữ giới trẻ, NNHXH của thế kỷ XX thường lấy phạm vi nghiên cứu là trường học, nơi tập trung đông thanh thiếu niên, làm thành một đối tượng nghiên cứu gọi là “student slang” tiếng lóng sinh viên. Các nhà NNHXH áp dụng các kỹ thuật điều tra xã hội học để 11 nghiên cứu tiếng lóng sinh viên, tạo ra một trào lưu nghiên cứu rộng khắp về tiếng lóng của học sinh, sinh viên trong trường học. (2) Biểu hiện thứ hai của BTNNGT được quan tâm nghiên cứu nhiều trên thế giới là hiện tượng chêm xen các từ ngữ tiếng Anh vào trong các ngôn ngữ bản địa. Đây là hệ quả tất yếu của xu hướng quốc tế hóa toàn cầu, khắp nơi trên thế giới xuất hiện một thứ tiếng Anh toàn cầu (Global English, Globish). Vị thế của tiếng Anh trên thế giới được khẳng định ở hai phương diện quan trọng: vai trò của tiếng Anh trong giao tiếp trên toàn cầu và sự xâm nhập của các yếu tố tiếng Anh vào các ngôn ngữ trên thế giới. Theo thống kê sơ bộ, tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của trên 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có khoảng 337 triệu người sử dụng tiếng Anh với tư cách là ngôn ngữ thứ nhất, 235 triệu người sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai; 85% thông tin trên thế giới được chuyển tải bằng tiếng Anh (trực tiếp hoặc từ ngôn ngữ khác chuyển sang) [29]. Khi pha trộn với ngôn ngữ bản địa, tiếng Anh bị biến đổi sâu sắc về nhiều phương diện, từ ngữ âm, ngữ pháp đến ngữ nghĩa. Hiện tượng pha trộn giữa tiếng Anh và tiếng bản ngữ, đã tạo ra những ngôn ngữ như Singlish (tiếng Anh ở Singapore), Manglish (tiếng Anh ở Malaysia), Chinglish (tiếng Anh ở Trung Quốc), Hinglish (tiếng Anh Ấn Độ)… Tiêu biểu như Ấn Độ, với 350 triệu người nói tiếng Anh, Ấn Độ là nước có lượng dân nói tiếng Anh lớn nhất trên trái đất. Hinglish không những xuất hiện ở phương tiện truyền thông như quảng cáo, các show truyền hình và các bộ phim Bollywood mà còn ở những diễn đàn chính trị xã hội lớn ở Ấn Độ. Bản thân Hinglish cũng trở nên phổ biến ở cả Anh - nơi có cộng đồng Nam Á lớn. Hay ở Singapore, Singlish được coi như ngôn ngữ mẹ đẻ của giới trẻ. Từ vựng của Singlish bao gồm tiếng Anh, tiếng Quảng Đông, tiếng Mã Lai… Mặc dù chính quyền không ủng hộ việc sử dụng Singlish, bởi muốn dùng một thứ tiếng Anh chuẩn mực hơn, tạo thuận lợi trong giao tiếp quốc tế, tuy nhiên thanh niên Singapore coi sử dụng Singlish mới bộc lộ được tình cảm, suy nghĩ của mình - điều mà tiếng Anh không làm được. Các hiện tượng tiếng Anh pha trộn như thế cũng được xem là các biến thể lệch chuẩn khác nhau cùng tồn tại bên cạnh biến thể tiếng Anh chuẩn. Trong nhiều trường hợp, chúng sai khác với biến thể chuẩn đến mức người nói tiếng Anh nước ngoài không sao hiểu nổi. Tuy nhiên, điều chính yếu là cộng đồng địa phương vẫn hiểu nhau, thậm chí thấy thoải mái khi sử dụng thứ tiếng Anh “tiện lợi” như vậy. Còn đối với thanh niên bản địa, đó lại là một tuyên bố phong cách mang tính thời thượng. 12 Hiện tượng này cũng nhận được những ý kiến trái chiều. Nhóm tích cực cho rằng trong một thế giới phẳng, tác động qua lại về ngôn ngữ như vậy là đương nhiên, và điều đó cũng phần nào thể hiện bản sắc văn hóa bản địa. Việc tiếng Anh mang sắc thái địa phương cũng góp phần làm giàu vốn từ vựng tiếng Anh. Theo số liệu của Tổ chức giám sát ngôn ngữ toàn cầu năm 2009, tiếng Anh đã đạt mốc một triệu từ vựng và trung bình mỗi ngày có thêm 15 từ mới, trong đó có khá nhiều từ lai tạp từ ngôn ngữ khác. Ngược lại, nhóm những người chỉ trích lại cho sự pha tạp là một mối đe dọa đối với ngôn ngữ và văn hóa bản địa, làm méo mó, sai lệch tiếng Anh, thậm chí coi nó là một “đứa con quái thai” trong sự kết hợp hai ngôn ngữ. Vì vậy, việc vay mượn, đồng hóa tiếng Anh và giữ gìn ngôn ngữ bản địa là một vấn đề nóng bỏng của chính sách ngôn ngữ của nhiều quốc gia dân tộc trên thế giới trong cảnh huống ngôn ngữ toàn cầu hiện nay. Trong xu hướng này, các nhà nghiên cứu đều chung nhận định, giới trẻ là lực lượng tiên phong trong việc sử dụng, vay mượn, biến đổi từ ngữ tiếng Anh, khởi đầu cho các cuộc cách mạng ngôn ngữ trên toàn cầu. Nhật Bản là một ví dụ điển hình. Là một dân tộc nổi tiếng với việc giữ gìn truyền thống của mình nhưng giới trẻ Nhật Bản trong ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày đã vay mượn, pha trộn từ ngữ tiếng Anh với tiếng Nhật, tạo thành những đơn vị từ vựng lai tạp, “là những từ tiếng Anh với cách phát âm chệch theo kiểu Nhật, khiến những người lớn tuổi khó mà hiểu nổi”, ví như: komiunikeshon (communication), purezenteshon (presentation), intanetto (Internet), rajio (radio)… (Theo Trần Thị Lan, 2010) [33]. Tình hình tương tự với tiếng Nga. Trong bài báo The influence of the English language on the Russian youth slang nghiên cứu sự ảnh hưởng của tiếng Anh đến tiếng lóng giới trẻ Nga, Derkach (2016) đã khảo sát mức độ sử dụng từ ngữ tiếng Anh trong giao tiếp của học sinh ở trường học. Kết quả là có đến 88% học sinh trả lời thường xuyên vay mượn từ ngữ tiếng Anh, 9% thỉnh thoảng và chỉ có 3% là chưa bao giờ sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp tiếng Nga. Công trình này đã chỉ ra hầu hết những từ ngữ lóng giới trẻ có nguồn gốc tiếng Anh được dùng trong giao tiếp của giới trẻ Nga thể hiện mối quan hệ giữa những người trẻ tuổi (dawg, hommie, sista, bro…); biểu thị các thái độ của những người trẻ với các sự kiện hàng ngày (bomb, glitzy, coolie…); các từ kết nối thanh thiếu niên với thế giới của máy tính (game, virus…), lời mời gọi bạn bè... Các em học được các từ tiếng Anh đó qua tivi (22%), sách báo (9%), truyện (33%) và từ bạn bè cùng lứa (36%). Từ đó, tác giả đã nhận định có sự tác động mạnh của tiếng Anh đến hành vi sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp tiếng Nga của giới trẻ hiện đại [55]. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan