Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến hiệu quả trị bệnh tăng huyết áp của cán ...

Tài liệu Nghiên cứu yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến hiệu quả trị bệnh tăng huyết áp của cán bộ quân đội tuổi trung niên

.PDF
34
375
74

Mô tả:

Nghiên cứu yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến hiệu quả trị bệnh tăng huyết áp của cán bộ quân đội tuổi trung niên
1 ĐẶT VẤN ĐỀ THA là một bệnh phổ biến trong cộng đồng, tại Hoa Kỳ có khoảng 50 triệu người THA. Các nước phát triển khác có tỷ lệ mắc khoảng 20 – 25%. Các nước đang phát triển có tỷ lệ mắc thấp hơn, chiếm khoảng 11 – 15%. Toàn thế giới ước khoảng 1 tỷ người THA. THA là bệnh trầm trọng, gây tử vong cao. Hàng năm có khoảng 7,1 triệu người tử vong. Ước tính khoảng 20.000 người tử vong mỗi ngày. Biến chứng trầm trọng gồm TBMMN, suy tim, suy thận, NMCT. Đồng thời ảnh hưởng chất lượng cuộc sống cá nhân, gia đình, xã hội. THA rất dễ chẩn đoán bằng trang thiết bị thông thường với bộ đo huyết áp, song rất khó kiểm soát. Tỷ lệ ý thức bệnh càng tốt, tuân thủ điều trị nghiêm túc thì sẽ cơ hội kiểm soát được THA càng cao. Vì vậy, THA là bệnh lý quan trọng gây giảm năng suất lao động, giảm chất lượng cuộc sống của cộng đồng và đồng thời làm tiêu tốn tài sản của cộng đồng Tuy nhiên, việc tìm hiểu nguyên nhân gây ra THA thường rất khó khăn bởi có khoảng 90 – 95% là THA vô căn, những trường hợp THA vô căn được gọi là THA tiên phát. Chỉ có 5 – 10% là có nguyên nhân rõ ràng, cụ thể như do bệnh thận mạn tính, hẹp eo ĐM chủ, hội chứng Cushing do thuốc hoặc liên quan đến thuốc, bệnh tắc nghẽn đường niệu, u tủy thượng thận, tăng aldosterone nguyên phát, THA do mạch máu thận, khó thở khi ngủ, bệnh tuyến giáp hoặc tuyến cận giáp. Một số giả thuyết về THA vô căn cho rằng từ những nguyên nhân như do thói quen ăn nhiều muối, giảm lưu lượng tưới máu cầu thận, stress, thay đổi về gene, béo phì, yếu tố thay đổi nội mạc mạch máu. Đa số bệnh nhân THA không có biểu hiện triệu chứng gì đặc biệt, từ đó làm cho bệnh nhân thờ 2 ơ, chủ quan cho đến khi có biến chứng mới được biết mình đã mắc bệnh THA từ trước. Vì vậy, người ta còn gọi bệnh THA là “Tên giết người thầm lặng”. Một số trường hợp có biểu hiện triệu chứng THA, thường gặp như: nhức đầu, mặt phừng đỏ, hiện tượng có mây mù trước mắt, tê tay nhất thời, cảm thấy có ruồi bay trước mắt, tiểu đêm. Thăm khám lâm sàng có thể không ghi nhận triệu chứng nào cả ngoại trừ đo chỉ số HA tăng. Đôi khi bắt gặp âm thổi tâm thu nhẹ ở đáy tim, có T4 hoặc có thể thấy triệu chứng tổn thương của cơ quan đích. THA có nhiều tình trạng biểu hiện khác nhau như: THA tâm thu, THA tâm trương, THA cơn, cơn THA, THA cấp cứu, THA khẩn cấp. Biến chứng của THA được ghi nhận sự tổn thương trên cơ quan đích: * Tim: dày thất trái, suy tim trái, bệnh động mạch vành (NMCT, thiếu máu cơ tim) có thể phát hiện bằng khám lâm sàng, ECG, siêu âm tim. * Thận: tiểu đạm, ngay cả tiểu đạm vi thể, suy thận mạn. Khảo sát bằng Creatinine trong máu, định lượng đạm/nước tiểu. * Mắt: Tổn thương đáy mắt được biểu hiện 4 giai đoạn khi soi đáy mắt. * Tổn thương não: tai biến mạch máu não, cơn thoáng thiếu máu não, sa sút trí tuệ. Các yếu tố nguy cơ tim mạch đi kèm thường gặp cần lưu ý như độ tuổi (nam trên 55, nữ trên 65), đái tháo đường, tăng LDL-C hoặc giảm HDL-C, GFG <60 ml/phút, tiền sử gia đình bị bệnh động mạch vành sớm, albumin niệu vi thể, béo phì, thiếu vận động thể lực, hút thuốc lá. Xác định tính chất nguy hiểm và sự phát triển thầm lặng của bệnh THA, Ngành y tế quân đội thuộc vùng C đã thường xuyên tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm cho toàn bộ chiến sĩ trong đơn vị nhằm sớm phát 3 hiện bệnh tật và nhất là bệnh THA để có biện pháp hướng dẫn, điều trị kịp thời, ngăn ngừa biến chứng. Tuy nhiên, do bệnh THA thường không biểu hiện những triệu chứng làm khó chịu ở bệnh nhân, cho nên việc tuân thủ điều trị, thực hiện các biện pháp hỗ trợ chưa nghiêm. Mặt khác, triệu chứng rối loạn chuyển hóa lipid không cải thiện tốt, từ đó hiệu quả điều trị không ổn định hoặc thất bại. Vì vậy, để góp phần nghiên cứu, đánh giá hiệu quả điều trị THA trên cơ sở nghiên cứu yếu tố liên quan như chế độ ăn uống, sinh hoạt, hoạt động thể lực dẫn đến rối loạn chuyển hóa lipid, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “NGHIÊN CỨU YẾU TỐ NGUY CƠ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP CỦA CÁN BỘ QUÂN ĐỘI TUỔI TRUNG NIÊN THUỘC VÙNG C NĂM 2009 – 2010” với mục tiêu sau: 1. Đánh giá hiệu quả điều trị THA trong cán bộ quân đội tuổi trung niên trong vùng C. 2. Phân tích một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị của bệnh nhân THA điều trị ngoại trú. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Những khái niệm và nghiên cứu liên quan: Cuộc sống con người có sự thay đổi, từ hoàn cảnh sống nghèo nàn, khó khăn, thiếu dinh dưỡng đã được cải thiện chuyển từ cơ cấu ăn đạm bạc sang chế độ ăn đầy đủ chất, nhiều năng lượng, và điều kiện sinh hoạt được cải thiện ít phải hoạt động thể lực, làm việc ngồi nhiều ít tiêu hao năng lượng đã có thể là nguyên nhân mất cân đối dương tính dẫn đến thừa năng lượng, tích lũy nguồn dự trữ năng lượng ngày càng nhiều gây ra các rối loạn về chuyển hóa, tác động cơ chế điều hòa huyết áp. Người ta đã tìm thấy hình ảnh vữa xơ động mạch (VXĐM) trong thi hài của các tầng lợp quý tộc thuộc nền văn minh trước Cơ đốc giáo rất có thể là bắt nguồn từ rối loạn chuyển hóa làm thay đổi thành mạch. Béo bụng, đái tháo đường (ĐTĐ), tăng lipid máu và VXĐM có mối liên quan hữu cơ với nhau. Năm 1966, các nhà khoa học y học đã đặt tên cho nhóm “gút, ĐTĐ và tăng lipid máu” là tam chứng chuyển hóa (trisyndrome metabolique). Năm 1968, một tác giả đã mô tả hội chứng chuyển hóa (HCCH) gồm: béo phì, gan nhiễm mỡ và VXĐM là những biểu hiện quan trọng của HCCH. Kistler T and Weisser B [27] năm 1993, nghiên cứu trên 11.997 người tự nguyện nhận thấy tăng Cholesterol máu có liên quan tăng huyết áp tâm trương. Năm 1998, giả thuyết kháng insulin là cơ chế trung tâm trong cơ chế bệnh sinh HCCH được nêu lên và được đặt tên là hội chứng X. Năm 1989, HCCH được gọi với đa yếu tố là tứ chứng giết người (deadly quarter) để nói 5 lên sự nguy hiểm của béo bụng (béo trung tâm), giảm dung nạp glucose, tăng triglycerid và THA trong HCCH. Poliatykina TS và cộng sự [26] nghiên cứu trên 93 phụ nữ tuổi từ 20 – 50 có tăng huyết áp giai đoạn 2 nhận thấy Cholesrol tăng 75% các trường hợp, 52% có tăng HDL-C, 40% bệnh nhân tăng Triglycerid, kháng insulin có 92% trường hợp. Nguyễn Thị Lương Hạnh, Lê Bạch Mai và Nguyễn Công Khẩn [11], nghiên cứu trên 599 người ở Hà Nội tuổi từ 25 – 74 năm 2008, cho thấy tỷ lệ đối tượng bị rối loạn ít nhất một thành phần lipid máu là 59,8%, tỷ lệ tăng cholesterol đơn thuần là 47,2%, tỷ lệ tăng triglycerid là 38,4%, tỷ lệ tăng phối hợp cholesterol và triglycerid là 25,9%. Các nghiên cứu đều đề cập đến trong 4 điểm chủ yếu sau: - Liên quan của HCCH với rối loạn cấu trúc nội mạc, tăng áp lực mạch máu và suy giảm cơ chế điều chỉnh huyết áp. - Mối liên quan của HCCH với những bất thường về tạo huyết khối và vữa xơ. - Những rối loạn về thần kinh – nội tiết như suy giảm điểu chỉnh hormon steroid do stress. - Mối liên quan của nhiều yếu tố trong một thể thống nhất của HCCH: béo phì, béo trung tâm, các stress, hút thuốc lá, sử dụng nhiều hormon sinh dục, nồng độ cao glucocorticoid. 1.2. Vai trò của HCCH ảnh hưởng tăng huyết áp: Béo phì và bất thường mô mỡ, kháng insulin và một nhóm các yếu tố độc lập khác (các phân từ có nguồn gốc từ gan, mạch máu và hệ tự miễn) có vai trò liên quan đến các yếu tố chuyên biệt của HCCH. Cũng có một số yếu 6 tố khác: tuổi cao, tập quán ăn uống hay thay đổi về hormon. Từ HCCH dẫn đến THA và ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị nếu không được cải thiện tốt. 1.2.1. Béo phì và phân phối mỡ bất thường: Béo bụng liên quan các yếu tố nguy cơ chuyển hóa. HCCH không những chỉ ảnh hưởng tới béo toàn thân mà còn đối với những người có trọng lượng bình thường song có tăng chu vi vòng bụng hay còn gọi là béo bụng (béo trung tâm). Cơ chế bệnh sinh và tương tác giữa các yếu tố tạo ra HCCH chưa sáng tỏ, song kháng insulin được coi là giả thuyết có cơ sở nhất về cơ chế của hội chứng. Béo bụng có liên quan rất rõ với kháng insulin. Người ta nhận thấy giữa độ dày lớp mỡ dưới da bụng và kháng insulin có mối liên quan tuyến tính thuận với nhau. chế độ ăn nhiều mỡ bào hòa như thịt đỏ, thức ăn chiên rán nhiều có thể gây béo phì, tăng nồng độ LDL-C đồng thời làm giảm HDL-C. Bất thường mỡ trong máu có thể góp phần gây VXĐM: tình trạng bệnh hình thành do lắng đọng mỡ lên thành động mạch trong toàn cơ thể. Người bị VXĐM có nguy cơ cao bị bệnh tim thiếu máu cục bộ và đột quỵ. Béo phì liên quan đến rối loạn mỡ máu: tăng triglycerid, giảm HDL-C, tăng LDL-C. Liên quan này biểu hiện rõ ở những người béo bụng. Kết quả nghiên cứu đa số tác giả nhận thấy Cholesterol toàn phần, LDL-C tăng ở người béo phì. Bất thường lipid máu liên quan béo phì, yếu tố nguy cơ quan trọng trong bệnh tim thiếu máu cục bộ. 1.2.2. Đái tháo đường týp 2: Béo phì là nguyên nhân hàng đầu của ĐTĐ týp 2. Cơ thể quá nhiều mỡ sẽ đề kháng insulin: hormon giúp duy trì nồng độ glucose máu ở mức hằng định. Insulin bị đề kháng, nồng độ glucose trong máu tăng lên, các tế bào của cơ thể không sử dụng được đường để hoạt động. Tăng cân, béo phì đóng vai trò quan trọng tới 25% trong việc xuất hiện bệnh ĐTĐ trong cộng đồng tại 7 Hoa Kỳ. ĐTĐ tăng với tăng độ dày lớp mỡ dưới da bụng, chu vi vòng eo, WHR, BMI. Nguy cơ ĐTĐ tăng cùng với sự tăng cân trọng quá trình trưởng thành. Tuổi 35 – 60, nguy cơ ĐTĐ tăng gấp 3 lần ở những người thừa 5 – 10kg so với những người lứa tuổi 18 – 20. 1.2.3. Bệnh mạch vành: Động mạch vành cung cấp máu nuôi sống cho tim bị lắng đọng mỡ trên thành động mạch dần dần làm cho lòng mạch hẹp lại, làm giảm lượng máu nuôi tim có thể gây ra cơn đau thắt ngực. Nếu tắc nghẽn hoàn toàn động mạch vành hoặc một nhánh động mạch vành có thể gây nhồi máu cơ tim. Nguy cơ bệnh mạch vành tăng lên ở người béo, trong đó đặc biệt là béo bụng và những người có tăng cân ngay giai đoạn còn trẻ. Nguy cơ bệnh mạch vành bắt đầu tăng ở nam với BMI mức bình thường (BMI<23kg/m 2) và nữ (BMI<22kg/m2). Nghiên cứu về dinh dưỡng và sức khỏe nhận thấy tỷ lệ tử vong và không tử vong do nhồi máu cơ tim tăng cao ở nữ với BMI thấp. Nguy cơ bệnh mạch vành tăng cùng sự tăng lớp mỡ dưới da bụng. Béo phì, THA, RLLP máu, giảm dung nạp glucose và ĐTĐ làm tăng nguy cơ cho bệnh tim thiếu máu cục bộ. 1.2.4. Chế độ ăn nhiều đạm, mỡ động vật, năng lượng cao, ít chất xơ: Chế độ mất cân đối, thừa năng lượng tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng trọng lượng cơ thể và sau đó là béo phì hoặc béo bụng, rối loạn chuyển hóa, THA. 1.2.5. Chế độ luyện tập thể lực: Rèn luyện thể lực ảnh hưởng nhiều đến việc xuất hiện RLLP máu, THA. Những người không luyện tập thể lực hoặc luyện tập mức độ nhẹ có tỷ lệ mắc HCCH cao gấp 1,5 – 2 lần so với những đối tượng luyện tập thường xuyên từ mức độ trung bình trở lên. Chế độ ăn nhiều đạm, mỡ, carbonhydrat 8 cộng với chế độ ít luyện tập tạo điều kiện thuận lợi cho béo phì và kéo theo nó là hàng loạt các bệnh chuyển hóa khác và cũng là hệ quả của THA. Một số thói quen liên quan chế độ ăn uống hoạt động thể lực, hút thuốc lá, thu nhập, trình độ văn hóa. 1.2.6. Uống rượu: Nghiên cứu năm 2007 cho thấy ở Nhật tuổi 20 – 65 tỷ lệ HCCH là 15,7%. Những người uống >20g ethanol/ngày HCCH gặp cao hơn những người có chu vi vòng bụng ≥85cm, uống nhiều rượu sẽ gây tăng HCCH so với người uống mức trung bình (39,2% và 32,4%; p<0,05) dẫn đến THA. Thanh niên và trung niên uống rượu hàng ngày cũng tăng tỷ lệ và tần suất của đa yếu tố trong HCCH trong đó có THA. 1.2.7. Hút thuốc lá: Hút thuốc lá là yếu tố quan trọng nguy cơ gây ung thư phổi và cả bệnh lý tim mạch. Hút thuốc lá ở nam làm tăng nguy cơ xuất hiện HCCH là nguyên nhân gián tiếp của THA. Hút thuốc lá làm tăng số lượng bạch cầu trong máu, tăng tỷ lệ HCCH. Những người đang hút thuốc lá tỷ lệ HCCH là 33,0%; những người bỏ thuốc lá tỷ lệ là 25%. Hút thuốc lá hiện tại và quá khứ đều làm tăng nguy cơ xuất hiện HCCH, ảnh hưởng đến điều hòa huyết áp. 1.2.8. Tăng huyết áp: Tăng cân, chủ yếu là tăng khối lượng mỡ. Mô mỡ cần oxy và dinh dưỡng trong máu để duy trì sự sống. Nhu cầu oxy và dinh dưỡng tăng lên, lưu lượng máu trong hệ tuần hoàn đăng đáp ứng nhu cầu. Lượng máu lưu chuyển trong hệ tuần hoàn tăng làm áp lực của máu lên thành động mạch tăng. Tăng cân còn làm tăng nồng độ insulin: hormon kiểm soát lượng đường trong máu. Tăng insulin làm tăng giữ muối, nước, tăng thể tích tuần hoàn. Tăng cân làm 9 tăng nhịp tim, thể tích lòng mạch giảm. Có mối liên quan trực tiếp giữa tăng huyết áp và BMI. 1.3. Tính cấp thiết của đề tài: Từ thực tế việc theo dõi và điều trị ngoại trú bệnh THA trong cán bộ quân đội ở vùng C cho thấy hiệu quả không ổn định, thậm chí thất bại điều trị. Do đó, cần có những nghiên cứu tìm ra những nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp liên quan đến kết quả kiểm soát huyết áp để có biện pháp khuyến cáo, giáo dục sức khỏe nhằm dự phòng tốt cho bệnh THA. 10 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu: 2.1.1. Đối tượng và thời gian nghiên cứu: Bệnh nhân THA được phát hiện qua khám kiểm tra sức khỏe bộ đội vùng C trong năm 2009 và theo dõi điều trị đến năm 2010. 2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân: - Bệnh nhân THA tuổi trung niên được xác đình từ 40 đến 60 tuổi. - Chấp nhận điều trị ngoại trú hoặc sau khi điều trị nội trú tiếp tục theo dõi điều trị ngoại trú. - Bệnh nhân chấp nhận tự nguyện tham gia nghiên cứu. - Bệnh nhân cùng được sử dụng thuốc theo một công thức nhất định theo chiến lược điều trị THA. 2.1.3. Các tiêu chuẩn loại trừ: - Bệnh nhân có bệnh lý là nguyên nhân gây ra THA rõ ràng. - Từ chối tham gia nghiên cứu hoặc bỏ cuộc. - Di chuyển khỏi vùng C, không tiếp tục theo dõi được. 2.1.4. Số lượng bệnh nhân: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho một tỷ lệ trong quần thể: N = Z12−α / 2 p.(1 − p ) d2 11 Ta có: Z1-α/2= 1,96. P= tỷ lệ bệnh nhân có THA sau điều trị trở về bình thường là 50%. Chọn d= 10 Vậy cỡ mẫu được ước tính là: n=3,84 x 0,5 x 0,5/102 = 96 Như vậy ước tính nghiên cứu sẽ được thực hiện trên 100 bệnh nhân. 2.1.5. Các chỉ số nghiên cứu trước, trong và sau điều trị: - Tuổi, giới, nghề nghiệp. - Tình trạng THA. - Chiều cao, cân nặng, vòng bụng, vòng mông. - Sinh hóa máu: Glucose, Cholesterol, Triglycerit, HDL-C, LDL-C - Tuân thủ điều trị. - Ăn mặn. - Uống rượu, bia. - Hút thuốc lá. - Hoạt động thể lực. - BMI (body mass index): chỉ số khối cơ thể được tính bằng cân nặng (kg) chia cho bình phương chiều cao (tính bằng m). - WHR (waist hip ratio): tỷ lệ vòng bụng so với vòng mông được tính bằng số đo vòng bụng (cm) chia cho số đo vòng mông (cm). 12 2.1.6. Tiêu chuẩn chẩn đoán: 2.1.6.1 Phân loại HA Phân loại HA HA tâm thu HA tâm trương < 120 và < 80 Tiền THA 120 – 139 hoặc 80 – 89 THA I 140 – 159 hoặc 90 – 99 Bình thường THA II > 160 hoặc > 100 Xếp loại Không THA THA 2.1.6.2 Rối loạn lipid máu: Tăng Cholesterol: >5,2mmol/l. Tăng Triglycerid: >1,9mmol/l. Giảm HDL-C: <0,9mmol. Tăng LDL-C: >3,5mmol. 2.1.6.3 Đái tháo đường: Đường máu lúc đói: ≥7,0mmol/l. Đường máu bất kỳ: ≥11,0mmol/l. 2.2. Phương pháp nghiên cứu: 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng mở không đối chứng để đánh giá hiệu quả điều trị THA với mô hình trước sau. 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu: - Phỏng vấn: hỏi bệnh và các yếu tố liên quan theo mẫu bộ câu hỏi in sẵn. - Thăm khám lâm sàng: đo kiểm tra chỉ số huyết áp trước, trong và sau thời gian điều trị 6 – 9 tháng. 13 - Đo các chỉ số nhân trắc thực hiện tại đơn vị: chiều cao, cân nặng, vòng bụng, vòng mông. - Xét nghiệm cận lâm sàng thực hiện tại Bệnh viện quân y 121 và Bệnh viện quân y 120 các chỉ số sinh hóa máu: Glucose, Cholesterol, Triglycerit, HDL-C, LDL-C. 2.2.3. Các bước tiến hành: - Hỏi và thăm khám bệnh nhân theo mẫu bảng kiểm dành cho đề tài (xem phụ lục). - Cận lâm sàng. - Đánh giá tiến triển của bệnh. 2.2.4. Xử lý số liệu: Bằng phần mềm thống kê SPSS 15.0. Dùng test χ2 để kiểm định thống kê. 14 CHƯƠNG 3 DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Một số chỉ số đặc trưng của bệnh nhân: 3.1.1 Phân bố theo nhóm tuổi: Bảng 3.1 Phân bố theo nhóm tuổi: Độ tuổi Số lượng Tỷ lệ %/ tổng số Từ 40 – 44 Từ 45 – 49 Từ 50 – 54 Từ 55 – 60 Nhận xét: 3.1.2. Các chỉ số nhân trắc của bệnh nhân: Bảng 3.2 Các chỉ số nhân trắc của bệnh nhân: Độ tuổi Chiều cao Cân nặng Vòng bụng Vòng mông (Xcm±SD) (Xkg±SD) (Xcm±SD) (Xcm±SD) Từ 40 – 44 Từ 45 – 49 Từ 50 – 54 Từ 55 – 60 Nhận xét: 3.1.3. Chỉ số WHR và BMI của bệnh nhân: Bảng 3.3 Chỉ số WHR và BMI của bệnh nhân: Độ tuổi WHR BMI (kg/m2) 15 Từ 40 – 44 Từ 45 – 49 Từ 50 – 54 Từ 55 – 60 Nhận xét: 3.2. Hiệu quả điều trị THA: 3.2.1. Chỉ số huyết áp của bệnh nhân: Bảng 3.4 Chỉ số huyết áp của bệnh nhân: Huyết áp HA tâm thu HA tâm trương Nhận xét Trước điều trị XmmHg±SD Tỷ lệ % Sau điều trị XmmHg±SD Tỷ lệ % p 16 3.2.2. Chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu và huyết áp: Bảng 3.5 Chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu và huyết áp: Nồng độ (mmol/l) Huyết áp tâm thu Bình thường Tăng Huyết áp tâm trương Bình thường Tăng Glucose : ≤7,0 >7,0 Cholesterol: ≤5,2 >5,2 Triglycerid: ≤1,9 >1,9 HDL-C: ≥0,9 <0,9 LDL-C: ≤3,4 >3,4 Nhận xét: 3.2.3. Chỉ số BMI, WHR và huyết áp Bảng 3.6 Chỉ số BMI, WHR và huyết áp : Chỉ số nhân trắc Huyết áp tâm thu Bình thường Tăng Huyết áp tâm trương Bình thường Tăng 17 BMI: ≤27 >27 WHR: ≤0,9 >0,9 Nhận xét: 18 3.2.4. Hiệu quả điều trị và tuân thủ chế độ điều trị: Bảng 3.7 Hiệu quả điều trị và tuân thủ chế độ điều trị: Chế độ điều trị Ăn muối - Mặn - Nhạt Ăn mỡ - Nhiều - Hạn chế Ăn ngọt - Nhiều - Hạn chế Uống rượu - Thường xuyên - Hạn chế Hút thuốc lá - Hút nhiều - Không hút Rèn luyện thể lực - Thường xuyên - Không thường xuyên Số lượng Tỷ lệ % Nhận xét: 3.2.5. Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị: Bảng 3.8 Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị: Chế độ điều trị Ăn muối - Mặn - Nhạt HA tâm thu Bình thường Tăng HA tâm trương Bình thường Tăng 19 Ăn mỡ - Nhiều - Hạn chế Ăn ngọt - Nhiều - Hạn chế Uống rượu - Thường xuyên - Hạn chế Hút thuốc lá - Hút nhiều - Không hút Rèn luyện thể lực - Thường xuyên - Không thường xuyên Nhận xét: 20 CHƯƠNG 4 DỰ KIẾN BÀN LUẬN, KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. BÀN LUẬN: 4.1.1. Hiệu quả điều trị THA trong cán bộ quân đội tuổi trung niên trong vùng C chưa bảo đảm tốt, tỷ lệ điều trị kiểm soát được huyết áp còn thấp. 4.1.2. Yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị của bệnh nhân THA thường gặp có liên quan nhất là do chưa tiết chế tốt chế độ ăn, thói quen ăn mặn, nhiều chất năng lượng cao như đạm, đường, mỡ. Rối loạn dung nạp glucose, rối loạn lipid máu là hệ quả của chế độ ăn uống và mức tiêu thụ năng lượng chưa hợp lý. Nghiện thuốc lá, nghiện rượu và thiếu rèn luyện thể lực dẫn đến việc điều trị đơn thuần bằng thuốc mang lại hiệu quả không cao. 4.2. KẾT LUẬN: 4.2.1. Điều trị THA không bảo đảm kiểm soát được huyết áp. Tỷ lệ thất bại điều trị cao. 4.2.2. Muốn điều trị THA có hiệu quả cần phải kết hợp kiểm soát việc tuân thủ chế độ điều trị. Không ăn kiêng, nghiện thuốc lá, nghiện rượu và thiếu rèn luyện thể lực dẫn đến điều trị không hiệu quả. 4.3. KIẾN NGHỊ: 4.3.1. Quản lý tốt bệnh nhân THA, thường xuyên kiểm tra theo dõi tình trạng huyết áp. 4.3.2. Điều trị THA bằng thuốc phải kiểm soát bệnh nhân tuân thủ tốt chế độ điều trị: ăn kiêng, bỏ thuốc lá, không uống rượu nhiều và thường xuyên và cần phải tăng cường rèn luyện thể lực theo cường độ tăng dần để đạt điều trị hiệu quả, dự phòng được biến chứng của THA.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan