Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu xây dựng quy trình phân tích hoạt chất nhóm glycoside tim bằng phương...

Tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy trình phân tích hoạt chất nhóm glycoside tim bằng phương pháp quang phổ hồng ngoại kết hợp với kỹ thuật thống kê đa biến

.PDF
100
61
134

Mô tả:

MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... iv DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... vii MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ....................................................................................... 2 1.1. Giới thiệu chung về nhóm thuốc glycoside tim .................................................. 2 1.1.1. Lịch sử ra đời, phân bố trong tự nhiên nhóm glycoside tim ............................ 2 1.1.2. Cấu trúc phân tử nhóm glycoside tim .............................................................. 2 1.1.3. Tính chất vật lý và tính chất hóa học của nhóm glycoside tim ........................ 3 1.1.4. Tính chất dược lý và tác dụng của nhóm glycoside tim .................................. 4 1.1.5. Hấp thu và đào thải thuốc glycoside tim .......................................................... 5 1.1.6. Một số hoạt chất thuộc nhóm glycoside tim .................................................... 6 1.1.7. Tá dược trong thuốc glycoside tim .................................................................. 8 1.2. Tổng quan về các phương pháp phân tích glycoside tim ................................... 9 1.2.1. Phương pháp sắc ký ......................................................................................... 9 1.2.2. Phương pháp quang phổ hồng ngoại .............................................................. 12 1.3. Thuật toán hồi quy đa biến xác định đồng thời các chất trong cùng hỗn hợp ........... 16 1.3.1. Nguyên tắc phương pháp hồi quy đa biến ..................................................... 16 1.3.2. Một số ứng dụng thuật toán hồi quy đa biến xác định đồng thời các chất .... 21 1.3.3. Giới thiệu phần mềm Matlab ......................................................................... 22 1.4. Phương pháp NIR kết hợp với thuật toán hồi quy đa biến để định lượng ........ 23 CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM ................................................................................ 25 i 2.1. Nội dung và phương pháp nghiên cứu .............................................................. 25 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 25 2.1.2. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 25 2.1.3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 26 2.2. Hóa chất, dụng cụ và thiết bị ............................................................................ 26 2.2.1. Hóa chất ......................................................................................................... 26 2.2.2. Thiết bị ........................................................................................................... 27 2.3. Phương pháp phân tích ..................................................................................... 27 2.3.1. Phương pháp xử lý mẫu ................................................................................. 27 2.3.2. Phương pháp phân tích ................................................................................... 28 2.4 Câu lệnh thực hiện hồi quy đa biến trong Matlab .......................................... 29 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................ 32 3.1. Khảo sát các điều kiện đo phổ hấp thụ hồng ngoại tới quá trình xác định đồng thời digoxin và digitoxin trong hỗn hợp. .................................................................. 32 3.1.1. Khảo sát lựa chọn số sóng thích hợp ............................................................. 32 3.1.2. Khảo sát tỷ lệ trộn mẫu với bột KBr .............................................................. 38 3.1.3. Khảo sát ảnh hưởng quá trình ép viên mẫu.................................................... 39 3.1.4. Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường ................................................ 39 3.1.5. Khảo sát ảnh hưởng của khối lượng mẫu chuẩn ............................................ 40 3.1.6. Khảo sát độ lặp lại của quá trình ép viên ....................................................... 41 3.2. Xây dựng mô hình hồi quy đa biến tuyến tính xác định riêng digoxin trong mẫu dược phẩm bằng phương pháp hồi quy đa biến ................................................ 42 3.2.1. Chuẩn bị số liệu đầu vào của mô hình hồi quy đa biến ................................. 42 3.2.2. Lựa chọn số cấu tử chính ............................................................................... 44 ii 3.2.3. Giới hạn phát hiện, giới hạn định lượng ........................................................ 46 3.2.4. Phân tích mẫu thực tế ..................................................................................... 47 3.3. Xây dựng mô hình hồi quy đa biến tuyến tính xác định đồng thời các hoạt chất50 3.3.1. Chuẩn bị số liệu đầu vào ................................................................................ 50 3.3.2. Lựa chọn số cấu tử chính ............................................................................... 52 3.3.3. Giới hạn phát hiện (LOD) và Giới hạn định lượng (LOQ) ............................ 55 3.3.4. Đánh giá hiệu suất thu hồi của phương pháp ................................................. 56 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN ......................................................................................... 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 59 PHỤ LỤC ............................................................................................................. 63 iii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Công thức cấu tạo chung của glycoside tim ................................................2 Hình 1.2 Công thức cấu tao của digoxin .....................................................................7 Hình 1.3 Công thức cấu tạo của digitoxin...................................................................7 Hình 1.4: Công thức cấu tạo của lactose .....................................................................9 Hình 2.1 Quy trình chuẩn bị mẫu chuẩn ...................................................................28 Hình 3.1 Phổ hồng ngoại truyền qua của digitoxin trong vùng 4000-400 cm-1........33 Hình 3.2 Phổ hồng ngoại truyền qua của digoxin trong vùng 4000-400 cm-1 ..........34 Hình 3.3 Phổ hồng ngoại truyền qua của digitoxin trong vùng 3600-2800 cm-1......35 Hình 3.4 Phổ hồng ngoại truyền qua của digoxin trong vùng 3600-2800cm-1 .........35 Hình 3.5 Phổ tổng cộng của digoxin và digitoxin.....................................................35 Hình 3.6 Phổ hồng ngoại truyền qua của lactose trong vùng 4000-400cm-1 và 3600 – 2800 cm-1 ...................................................................................................................36 Hình 3.7 Phổ hồng ngoại truyền qua magie stearat trong vùng 4000-400cm-1 và 3600 – 2800 cm-1 ......................................................................................................37 Hình 3.8 Phổ hồng ngoại truyền qua talc trong vùng 4000-400cm-1 và 3600 – 2800 cm-1 ............................................................................................................................37 Hình 3.9 Khoảng tuyến tính và đường chuẩn xác định digoxin ...............................49 Hình 3.10: Sắc đồ của mẫu thực (D1 và D2) .............................................................49 iv DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Công thức các hợp chất glycoside tim. ........................................................3 Bảng 1.2 Đặc tính dược động học của một số glycoside tim ......................................5 Bảng 1.3 Thành phần các glycoside trợ tim chính ......................................................6 Bảng 3.1 Kết quả ảnh hưởng của tỷ lệ khối lượng với bột KBr đến độ hấp thụ quang tại một số đỉnh pic đặc trưng. ....................................................................................38 Bảng 3.2 Kết quả khảo sát quá trình ép viên ............................................................39 Bảng 3.3 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ ..................................................40 Bảng 3.4 Khảo sát ảnh hưởng của khối lượng mẫu ..................................................40 Bảng 3.5 Kết quả khảo sát độ lặp lại của quá trình ép viên tại một số đỉnh pic đặc trưng. .........................................................................................................................41 Bảng 3.6 Khối lượng các chất trong Ma trận hàm lượng .........................................43 Bảng 3.7 Hàm lượng digoxin và tá dược trong ma trận kiểm tra .............................44 Bảng 3.8 Độ lệch chuẩn của mô hình hồi quy đa biến tuyến tính xác định riêng digoxin với các PC từ 1-4 .........................................................................................46 Bảng 3.9 Giá trị LOD, LOQ của phương pháp hồi quy cấu tử chính xác định riêng digoxin .......................................................................................................................47 Bảng 3.10 Mẫu dược phẩm chứa hoạt chất digoxin đang lưu thông trên thị trường 47 Bảng 3.11 Khối lượng trung bình của một viên thuốc và khối lượng digoxin trong một viên thuốc ...........................................................................................................48 Bảng 3.12 Hàm lượng digoxin trong mẫu thực tính theo HPLC ..............................50 Bảng 3.13 Khối lượng các chất trong Ma trận hàm lượng các chất chuẩn trong ma trận chuẩn xác định đồng thời digoxin và digitoxin .................................................51 Bảng 3.14 Khối lượng các hoạt chất và tá dược trong ma trận kiểm tra ..................52 v Bảng 3.15 Độ lệch chuẩn tương đối của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến xác định đồng thời digoxin và digitoxin với số cấu tử từ 1-4..........................................54 Bảng 3.16 Giá trị LOD, LOQ của phương pháp hồi quy cấu tử chính xác định đồng thời digoxin và digitoxin ...........................................................................................56 Bảng 3.17: Hàm lượng digoxin và digitoxin trong mẫu thêm chuẩn xác định theo mô hình hồi quy đa biến tuyến tính. ..........................................................................57 vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Bình phương tối thiểu thông thường (classical least square) Bình phương tối thiểu nghịch đảo (inverse least square) Bình phương tối thiểu từng phần (partial least square) Hồi qui cấu tử chính (principal CLS ILS PLS PCR component regression) Cấu tử chính (Principal component) Sắc kí lỏng hiệu năng cao (High performance liqid chromatography) PC HPLC Giới hạn phát hiện LOD (Limit of detection) Giới hạn đinh lượng LOQ (Limit of quantity) vii MỞ ĐẦU Glycoside tim đại diện cho một trong những nhóm dược liệu quan trọng của các tác nhân điều trị bệnh tim. Tuy nhiên các hoạt chất thuộc nhóm này có cơ chế tác dụng đặc biệt lên tim, đặc tính động học cao, thời gian tích lũy trong cơ thể rất lâu vì thế khi ngộ độc thì bị kéo dài, dễ gây tử vong cho người bệnh. Chính vì thế cần xác định chính xác hàm lượng của các glycoside tim trong các loại thuốc để đưa vào điều trị đạt hiệu quả cao. Yêu cầu đặt ra là phải có phương pháp phù hợp định lượng các glycoside tim trong dược liệu, dược phẩm một cách nhanh chóng và chính xác. Để định lượng chính xác glycoside có rất nhiều phương pháp như HPLC, HPLC kết hợp với detecto UV…, tuy nhiên nhược điểm của các phương pháp này là là phải thực hiện trên các trang thiết bị hiện đại, tốn dung môi và yêu cầu xử lý mẫu, tách chất nên khá mất thời gian … không thể dùng để phân tích nhanh, đại trà [11,13]. So với các phương pháp trên thì phổ hồng ngoại gần và trung bình có ưu điểm nổi trội về đơn giản trong quá trình tiền xử lý mẫu, phân tích nhanh, không sử dụng dung môi độc hại, có thể tiến hành đo trực tiếp mẫu rắn rất phù hợp cho việc phân tích nhanh. Nhưng do vùng phổ hồng ngoại gần và trung bình gồm các bước sóng của các liên kết cơ bản (C-C, C-H, N-H…) do vậy xảy ra sự chồng phổ, khó tách phổ và quá trình phân tích mẫu rắn gặp rất nhiều khó khăn nên việc định lượng hoạt chất trong dược phẩm rất khó khăn. Trước thực trạng đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Nghiên cứu xây dựng quy trình phân tích các hoạt chất nhóm glycoside tim bằng phương pháp quang phổ hồng ngoại kết hợp với kỹ thuật thống kê đa biến”. Với việc kết hợp phương pháp phổ hồng ngoại với kỹ thuật thống kê đa biến ta có thể định lượng đồng thời nhiều hoạt chất trong dược phẩm mà không cần tách chiết chất. Luận văn này là một phần trong chương trình hợp tác quốc tế giữa Việt Nam và Pháp với mục đích nghiên cứu phát triển phương pháp quang phổ hồng ngoại gần và trung bình, kết hợp với các phương pháp hồi quy đa biến tuyến tính để kiểm định nhanh chất lượng thuốc. Nghiên cứu này sẽ góp phần khẳng định xu hướng đưa các phép phân tích ra khỏi nghiên cứu đơn thuần và áp dụng nhanh trong thực tế, đồng thời cho phép tiết kiệm thời gian, hóa chất và đặc biệt là tăng tính thời sự của công tác giám định chất lượng. 1 CHƯƠNG 1. 1.1. TỔNG QUAN Giới thiệu chung về nhóm thuốc glycoside tim 1.1.1. Lịch sử ra đời, phân bố trong tự nhiên nhóm glycoside tim Glycoside tim bắt đầu được sử dụng trong y học bởi Withering vào năm 1985, đây là những glycoside steroid có tác dụng đặc biệt lên tim, được dùng để điều trị suy tim. Trong số hơn 300 loại glycoside tim có trong tự nhiên thì digoxin và digitoxin được sử dụng rộng rãi nhất trong điều trị hiện nay. Glycoside tim có trong hơn 45 loài thực vật chủ yếu thuộc các họ: Apocynaceae, Euphorbiaceae, Asclepiadaceae, Fabaceae, Liliaceae, Celastraceae Meliaceae, (Dây gối), Moraceae, Cruciferae, Ranulculaceae, Scrophulariaceae, Sterculiaceae, Tiliaceae (Đay)... và trong một số côn trùng. Ở trong cây glycoside tim có ở các bộ phận: lá, hoa, vỏ thân, rễ, thân rễ, nhựa mủ... [8,11,13,23] 1.1.2. Cấu trúc phân tử nhóm glycoside tim Glycoside tim cũng như các glycoside khác cấu trúc hoá học gồm hai phần: phần đường và phần không đường (aglycon hoặc genin) được nối với nhau bằng dây nối glycoside. Công thức cấu tạo chung của glycoside tim được trình bày ở hình 1.1 và bảng 1.1. Hình 1.1 Công thức cấu tạo chung của glycoside tim 2 Bảng 1.1 Công thức các hợp chất glycoside tim. - Phần không đường (aglycon hoặc genin) có thể chia thành hai phần nhỏ: + Phần hydrocacbon: là dẫn xuất của 10,13 – dimetylxyclopentanopehydro phenantren. + Phần mạch nhánh là vòng lacton, có tác dụng chống suy tim, được nối vào vị trí C-17 của khung. Đính vào nhân này còn có các nhóm chức có oxy. - Phần đường không có tác dụng dược lý, được nối vào -OH ở C-3 của aglycon. Phần không đường có thể chia thành hai phần nhỏ: + Phần hydrocacbon + Mạch nhánh là vòng lacton. - Các loại dây nối: + Dây nối axetal gồm: O- glycoside, C- glycoside, S- glycoside, N- glycoside. + Dây nối este: Pseudoglycoside [11,13,23]. 1.1.3. Tính chất vật lý và tính chất hóa học của nhóm glycoside tim * Tính chất vật lý Các glycoside tim là những chất kết tinh được, một số ở dạng vô định hình hoặc lỏng sánh, đa số không màu có vị đắng. Glycoside thường tan trong nước, cồn, ít tan hoặc không tan trong dung môi hữu cơ (benzen, ete …) 3 * Tính chất hóa học Các glycoside tim rất nhạy cảm với thay đổi pH môi trường, những glycoside tim có đường 2-desoxy rất dễ thuỷ phân khi đun với axít vô cơ 0,05 N trong metanol 30 phút trong khi những glycoside khác trong điều kiện đó không thuỷ phân được. Trong môi trường kiềm các cacdenolid chuyển thành các dẫn chất iso và các dây nối este bị cắt (nếu có) không hoạt tính. Glycoside dễ bị thuỷ phân bởi các enzim. Thường thì các enzim này có sẵn trong cây, có khả năng cắt bớt phần glucose để chuyển thành các glycoside thứ cấp. Ví dụ: digilanidaza trong lá digitan lông, digipuapidaza trong lá digitan tía, strophantobiaza trong hạt Strophanthus courmonti, xilarenaza trong Scilla maritima. [11,13,23] 1.1.4. Tính chất dược lý và tác dụng của nhóm glycoside tim Phần quyết định tác dụng lên tim là phần aglycol bao gồm nhân steroid và vòng lacton chưa bão hoà. Nếu giữ vòng lacton, thay nhân steroid bằng nhân benzen hoặc naphtalen thì mất tác dụng. Nếu giữ nhân steroid mà thay đổi vòng lacton bằng vòng lactam thì tác dụng mất hoặc giảm đi rất nhiều. Phần đường có ảnh hưởng đến tác dụng nhưng ít, chủ yếu là ảnh hưởng đến độ hoà tan.Sự hấp thu qua dạ dày, tá tràng, ruột non phụ thuộc vào số lượng nhóm -OH của phần aglycon. Digitoxin dễ hấp thu qua đường tiêu hoá và tái hấp thu qua thận và gan thì chỉ có một nhóm -OH tự do trong phần aglycon. Digitoxin tích luỹ trong cơ thể. Các hoạt chất thuộc nhóm glycoside tim tác dụng lên tim theo cùng một cơ chế. Glycoside tim làm tâm thu ngắn và mạnh, tâm trương dài ra, nhịp tim chậm lại. Do đó bệnh nhân đỡ khó thở và nhịp hô hấp trở lại bình thường. Glycoside tim còn làm giảm dẫn truyền nội tại và tăng tính trợ của cơ tim nên nếu tim bị loạn nhịp, thuốc có thể làm đều nhịp trở lại. Khi dùng với liều lượng cao, sẽ có hiện tượng nhiễm độc dẫn tới các dấu hiệu tâm thần mê sảng, lú lẫn, giảm thị giác, nôn, chán ăn, tim đập chậm lại, loạn 4 nhịp ngoại tâm thu nhĩ, cuối cùng là ngừng đập. Điều trị ngộ độc bằng cách dùng thuốc ức chế gắn tiếp tục glycoside tim vào tim (kali) và thải trừ calci là chất hiệp đồng tác dụng với digitalis trên cơ tim (EDTA) và các thuốc chữa triệu chứng loạn nhịp tim. Điều trị chủ yếu dựa vào mức độ nhiễm độc nặng hay nhẹ với các triệu chứng loạn nhịp ra sao. [8] 1.1.5. Hấp thu và đào thải thuốc glycoside tim Glycoside tim được khuếch tán thụ động qua ống tiêu hóa (dạ dày, tá tràng, ruột non): thuốc càng tan tốt trong lipid, càng dễ khuếch tán. Các nhóm -OH của genin là những cực ưa nước, làm hạn chế độ tan trong lipid của thuốc. Digitoxin có một nhóm -OH tự do ở C14, nên dễ tan trong lipid, được hấp thu hoàn toàn khi uống. Digoxin có 2 nhóm -OH tự do, hấp thu qua đường tiêu hóa tốt hơn uabaigenin, nhưng không hoàn toàn như digitoxin. Glycoside tim gắn nhiều vào mô, đặc biệt là tim, gan phổi, thận vì những cơ quan này được tưới máu nhiều. [8] Đặc tính dược động lực học của một số glycoside tim được trình bày ở bảng 1.2. Bảng 1.2 Đặc tính dược động học của một số glycoside tim Glycoside Số Tính hòa nhóm tan OH Hấp thu qua đường tiêu hóa Gắn vào protein huyết tương Chuyển hóa Đường thải trừ chính Ouabain 5 Nước Không 0% Không Thận (rất nhanh) Lanatozid C 2 Nước > mỡ 50% Không Không Thận Digoxin 2 Nước > mỡ 80% 50% Digitoxin 1 Mỡ 100% 90% 5 Thận và 5% gan (nhanh) Chuyển Thận,gan hóa hoàn và phân toàn ở gan (rất nhanh) 1.1.6. Một số hoạt chất thuộc nhóm glycoside tim Trong số hơn 300 glycoside tim có trong tự nhiên thì chỉ có digoxin và digitoxin được sử dụng rộng rãi nhất trong điều trị suy tim sung huyết, loạn nhịp tim và được nghiên cứu nhiều nhất hiện nay. Vì vậy chúng tôi chỉ đi sâu nghiên cứu vào hai hoạt chất digoxin và digitoxin trong luận văn này. Bảng 1.3 Thành phần các glycoside trợ tim chính Tên chung Digitoxin(digitalin) Acetyldigitoxin Genin Digitoxigenin Digitoxigenin Digoxin Lanataglycoside C Digoxigenin Digoxigenin G strophantosid Uabaigenin Scilaren A Scilarenin 1.1.6.1. Phần đường 3 digitoxose 3 digitoxose+ phần acetic 3 digitoxose 3 digitoxose + 1 glucose+ phần acetic Ramnose Biệt dược Digitalin Acilanid Ramnose + 1 glucose Xilaren Digoxin Xedilanid Uabanin Digoxin Công thức: C41H64O14 (780,95) Tên quốc tế: Digoxin Loại thuốc: thuốc chống loạn nhịp tim. Digoxin làm tăng sức bóp cơ tim và giảm tính dẫn truyền xung điện qua nút nhĩ thất, do đó thường dùng trong điều trị suy tim, kiểm soát nhịp tim trong rung nhĩ,cuồng động nhĩ, nhịp nhanh kịch phát trên tâm thất. 6 Hình 1.2 Công thức cấu tao của digoxin Tính chất vật lý: digoxin là chất kết tinh không màu. Tan trong cồn, pyridin, hay hỗn hợp clorofom – ancol, tan nhiều trong cồn nóng 80%. Độ tan trong nước 64,8 mg/L ở 25 °C và điểm nóng chảy ở 249 °C. Không tan trong ete, axeton…. Digoxin có thể dùng bằng cách uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Thể tích phân phối trung bình khoảng 7,3 l/kg. Thải trừ qua thận gần như hoàn toàn. Sự thải trừ không phụ thuộc pH của nước tiểu. [3] 1.1.6.2. Digitoxin Công thức: C41H64O13 (764,95) Tên quốc tế: Digitoxin Loại thuốc: thuốc chống loạn nhịp. Là chất độc bảng A. Có cấu trúc và hiệu ứng tương tự như digoxin, mặc dù các hiệu ứng lâu dài không giống như digoxin (được loại bỏ ra khỏi cơ thể qua thận), nó được thải trừ qua gan, do đó có thể được sử dụng ở những bệnh nhân có chức năng thận kém hoặc thất thường. Hình 1.3 Công thức cấu tạo của digitoxin 7 Tính chất vật lý: Digitoxin là chất kết tinh không màu. Tan tốt trong cồn, clorofom, tan ít trong nước (1gam/100 lít ở 20oC). Không tan trong dung môi hữu cơ benzen, ete….[3] 1.1.7. Tá dược trong thuốc glycoside tim Dạng thuốc là sản phẩm cuối cùng của quá trình bào chế; có bao gồm dược chất, tá dược, và bao bì. Dược chất hay hoạt chất chính là thành phần chính của dược phẩm có tác dụng dược lý. Dược chất dùng để trị bệnh, phòng bệnh hoặc chuẩn đoán bệnh. Tá dược hay tá chất là các loại chất phụ thêm vào dược phẩm nhằm làm thuận lợi cho quá trình sản xuất thuốc, tạo cho dược phẩm có thể chất, khối lượng, màu sắc, mùi vị thích hợp hoặc tiện dụng, dễ bảo quản, tăng độ ổn định của thuốc, giải phóng được chất tại nơi mong muốn, phát huy được tối đa tác dụng của dược chất, hạn chế tác dụng phụ và độc tính. Như vậy, tá dược có vai trò là chất độn, chất mang, dung môi hòa tan, và chất bảo quản. Do thành phần tá dược trong mỗi mẫu thuốc glycoside tim đều thay đổi theo mỗi nhà sản xuất. Tuy nhiên trong quá trình khảo sát chúng tôi nhận thấy lactose, magie stearat, talc… là 3 loại tá dược được sử dụng nhiều nhất và chiếm khối lượng phần trăm lớn (gần 98%). 1.1.7.1. Talc Bột talc là magie silicat tự nhiên đã được lựa chọn và làm thành bột mịn. Công thức hóa học Mg3Si4O10(OH)2. Cấu trúc của talc bao gồm lớp bát diện magie liên kết kẹp giữa hai lớp tứ diện silic. Tính chất: bột talc rất mịn, nó cho cảm giác trơn bóng như xà phòng. Talc có tính chất cách điện, cách nhiệt, nhiệt độ nóng chảy cao, độ giãn nhiệt thấp, bền hóa học, hấp thụ dầu, kị nước, ưu hợp chất hữu cơ và diện tích bề mặt lớn [2]. 8 1.1.7.2. Magie stearat Magie stearat là stearat là hỗn hợp các muối của magie và các axit béo. Công thức: C36H70MgO4 Tính chất: magie stearat có dạng bột trắng mịn, là thành phần tá dược có tác dụng chủ yếu để bôi trơn, chống dính, làm chất độn, không tan trong nước, etanol hoặc ete, chủ yếu được sử dụng như một chất bôi trơn. 1.1.7.3. Lactose Công thức cấu tạo: Hình 1.4: Công thức cấu tạo của lactose Tính chất Lactose có dạng bột kết tinh trắng hoặc gần như trắng. Dễ tan nhưng tan chậm trong nước, kém tan trong etanol 96%. 1.2. Tổng quan về các phương pháp phân tích glycoside tim 1.2.1. Phương pháp sắc ký Trong những năm gần đây, phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc tách và phân tích các chất trong mọi lĩnh vực khác nhau, nhất là các lĩnh vực của hóa dược, sinh hóa, hóa thực phẩm, nông hóa, hóa dầu, hóa học hợp chất thiên nhiên, các loại chất có tác dụng độc hại, phân tích môi trường,… đặc biệt là tách và phân tích lượng vết các chất. 9 1.2.1.1. Phân tích định lượng bằng HPLC Sắc ký lỏng là một kỹ thuật tách chất dựa trên sự tổ hợp của nhiều quá trình vừa có tính chất hóa học lại vừa có tính chất lý hóa. Trong cột sắc ký xảy ra những cân bằng động giữa pha tĩnh và pha động. Chất tan luôn được vận chuyển và phân bố lại giữa hai pha. Pha động chảy liên tục qua cột tách với tốc độ và thành phần nhất định. Do cấu trúc và tính chất của mỗi phân tử chất tan là khác nhau nên tốc độ dịch chuyển trung bình của mỗi chất là khác nhau, thời gian bị giữ lại trong cột sắc ký khác nhau, dẫn đến quá trình tách của các chất trong cột sắc ký Đại lượng đặc trưng cho một chất là thời gian lưu tRi của chất đó trên cột tách, dựa vào thời gian lưu này để định tính chất đó thông qua mẫu chuẩn. Sau đó dựa vào các tín hiệu phân tích thu được (chiều cao pic hoặc diện tích pic) đề định lượng các chất. H = k1.Cb S = k2.Cb Trong đó: H chiều cao pic sắc ký của chất S diện tích pic sắc ký của chất k hằng số của điều kiện thực nghiệm tách sắc ký b hằng số bản chất, nhận giá trị trong vùng 0 - Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất


Thư viện tài liệu trực tuyến
Hỗ trợ
hotro_xemtailieu
Mạng xã hội
Copyright © 2023 Xemtailieu - Website đang trong thời gian thử nghiệm, chờ xin giấy phép của Bộ TT & TT
thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi tài liệu như luận văn đồ án, giáo trình, đề thi, .v.v...Kho tri thức trực tuyến.
Xemtailieu luôn tôn trọng quyền tác giả và thực hiện nghiêm túc gỡ bỏ các tài liệu vi phạm.