Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu xây dựng hệ thống các chỉ thị đánh giá tăng trưởng xanh cho các quận,...

Tài liệu Nghiên cứu xây dựng hệ thống các chỉ thị đánh giá tăng trưởng xanh cho các quận, huyện của thành phố hồ chí minh nghiên cứu điển hình tại quận 11

.PDF
174
2
147

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA NGUYỄN THỊ BÍCH TUYỀN NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÁC CHỈ THỊ ĐÁNH GIÁ TĂNG TRƯỞNG XANH CHO CÁC QUẬN, HUYỆN CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI QUẬN 11 Chuyên ngành: Quản lý môi trường Mã số: 60.85.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 8 NĂM 2015 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG - HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phùng Chí Sỹ Cán bộ chấm nhận xét 1: ……………………………………………………………………… Cán bộ chấm nhận xét 2: ………………………………………………………………………... Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG TP.HCM ngày năm 2015. Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm: tháng 1. ……………………………………………………………. 2. ……………………………………………………………. 3. ……………………………………………………............. 4. …………………………………………………………….. 5. …………………………………………………………….. Xác nhận của Chủ tịch hội đồng đánh giá luận văn và Trưởng khoa quản lý chuyên ngành sau khi Luận văn đã được sửa chữa. CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỞNG KHOA MÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Họ và tên : Ngày, tháng, năm sinh : Chuyên ngành : I. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc ----------- oOo ---------- NHIỆM VỤ LUẬN VĂN CAO HỌC Nguyễn Thị Bích Tuyền MSHV: 12263024 21/11/1989 Nơi sinh: TP.Hồ Chí Minh Quản lý môi trường Mã số: 60.85.10 TÊN ĐỀ TÀI : Nghiên cứu xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá tăng trưởng xanh áp dụng thử nghiệm tại Quận 11. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:  NHIỆM VỤ Xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá tăng trưởng xanh phù hợp, khả thi với điều kiện Quận 11, trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp tăng trưởng xanh Quận 11.  − − − − II. III. IV. NỘI DUNG Tình hình nghiên cứu, xây dựng hệ thống chỉ tiêu tăng trưởng xanh trên thế giới. Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá tăng trưởng xanh phù hợp với điều kiện Quận 11. Điều tra, đánh giá tình hình phát triển Quận 11 theo hệ thống tiêu chí tăng trưởng xanh. Đề xuất các giải pháp tăng trưởng xanh ở Quận 11. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: 19/01/2015 14/06/2015 PGS. TS. Phùng Chí Sỹ TP. HCM, ngày CÁN BỘ HƯỚNG DẪN tháng năm 2015 CHỦ NHIỆM BỘ MÔN QLMT PGS.TS. PHÙNG CHÍ SỸ TRƯỞNG KHOA MÔI TRƯỜNG LỜI CẢM ƠN Với tôi, khoảng thời gian theo đuổi chương trình cao học Quản lý môi trường tại trường Đại học Bách Khoa TP.HCM là giai đoạn vô cùng khó khăn và áp lực, do khối kiến thức quá lớn mà thời gian và khả năng tiếp thu còn hạn chế. Nhưng nhờ có sự hỗ trợ, động viên của gia đình, thầy cô, bạn bè, đoạn đường gian nan đó đã ngắn lại dần. Luận văn tốt nghiệp này là một phần thành quả tôi muốn sẻ chia cùng thầy cô, bè bạn, là minh chứng cho sự nỗ lực để kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý thuyết đã học cùng với quá trình tìm hiểu thực tế. Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Phùng Chí Sỹ, người đã định hướng, hỗ trợ và động viên tôi trong quá trình thực hiện luận văn, trên con đường đi tìm tri thức và niềm tin cho bản thân. Xin cảm ơn các thầy cô trong Khoa Môi trường, Đại học Bách Khoa TP.HCM đã tận tình giảng dạy, truyền đạt, chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho bao lớp sinh viên trong những năm tháng qua. Xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn là những người động viên, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi đạt được những thành công trong cuộc sống. Kính chúc các thầy cô, gia đình, bạn bè luôn dồi dào sức khỏe, luôn gặp được những thuận lợi trong cuộc sống và luôn gặt hái được những thành công trong sự nghiệp. TP.HCM, ngày 30 tháng 06 năm 2015 i TÓM TẮT LUẬN VĂN Quá trình đô thị hóa nhanh và mạnh mẽ đã dẫn đến các vấn đề môi trường, biến đổi khí hậu ngày càng có nhiều diễn biến phức tạp, phát triển kinh tế-xã hội vẫn còn dựa nhiều vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên; năng suất lao động còn thấp; công nghệ sản xuất, mô hình tiêu dùng còn sử dụng nhiều năng lượng, nguyên liệu và thải ra nhiều chất thải.Vì vậy, hướng tới tăng trưởng xanh là xu hướng của nhiều quốc gia trên thế giới. Luận văn xây dựng được hệ thống tiêu chí đánh giá tăng trưởng xanh phù hợp với điều kiện thực tế Quận 11 dựa trên 3 nhóm chủ đề chính, bao gồm 18 chỉ thị, 69 thông số. Trên cơ sở đó, tiến hành lập phiếu điều tra khảo sát trong đối tượng hộ gia đình và các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn quận nhằm đánh giá tình hình phát triển Quận 11 theo hệ thống tiêu chí đã xây dựng. Kết quả khảo sát cho thấy nhận thức thấp về tăng trưởng xanh là thách thức lớn cho việc triển khai các chính sách, thể chế, quy định của Quận nói chung cũng như tuyên truyền, vận động trong công tác bảo vệ môi trường, định hướng phát triển Quận 11 theo hướng tăng trưởng xanh nói riêng. Đồng thời, đa số các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn quận có quy mô sản xuất hộ gia đình, mặt bằng sản xuất chật hẹp, công nghệ sản xuất lạc hậu, hoạt động không đều đặn, vì vậy gặp khó khăn trong việc xây dựng hệ thống xử lý chất thải như thiếu nguồn vốn, mặt bằng xây dựng, các chính sách hỗ trợ trong việc đầu tư máy móc, thiết bị xử lý chất thải,… Luận văn đề xuất được các giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh tại Quận 11 bao gồm giải pháp tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính, thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; xanh hóa sản xuất và thúc đẩy xanh hóa lối sống và tiêu dùng bền vững. ii ABSTRACT The process of rapid and strong urbanization has led to more and more complecated environmental issues, climate changes and socio-economic development, that still relies heavily on the natural resources exploitation; Low labor productivity; production technology, consumption patterns, which also use a lot of energy, raw materials and thus discharging the significant quantity of wastes. Therefore, direction towards green growth is the tendency of many countries around the world. Thesis has built a system of green growth evaluation criteria matching the actual conditions of District 11 based on 3 groups of key topics, including 18 indicators, 69 parameters. On that basis, questionnaire sheets have been drawn up to survey household objects and the production and business bases in the district to evaluate the development of District 11 according to the developed criteria system. Survey results shown that the low awareness on green growth is a big challenge for the implementation of policies, institutions and regulations of the district in general as well as propaganda, advocacy of environmental protection, development direction towards green growth of District 11 in particular. Also, most of the production and business bases in the district has household production scale, cramped production space, outdated production technology, irregular operation, which have faced to many difficulties in the construction of waste treatment system such as lack of funds, construction area as well as policies to support investment in waste treatmet machinery, equipment etc. Thesis has proposed the solutions to promote green growth in District 11, including energy savings, reduction of greenhouse gas emissions, promotion of the use of clean energy and renewable energy; greening production and promotion of the greening of lifestyles and sustainable consumption. iii LỜI CAM ĐOAN Tôi tên Nguyễn Thị Bích Tuyền, là học viên cao học chuyên ngành Quản lý môi trường, khóa 2012, tại Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG TP.HCM. Tôi xin cam đoan: − Công trình nghiên cứu này do chính tôi thực hiện. − Các số liệu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố ở các nghiên cứu khác hay trên bất kỳ phương tiện truyền thông nào. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về kết quả nghiên cứu trong Luận văn tốt nghiệp của mình. Học viên Nguyễn Thị Bích Tuyền iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................i TÓM TẮT LUẬN VĂN ..................................................................................................ii LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................. x DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................................xii DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................ xiii MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................. 3 3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................ 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 4 5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................... 5 6. Ý nghĩa của luận văn .............................................................................................. 10 CHƯƠNG 1 ................................................................................................................... 12 TỔNG QUAN VỀ TIÊU CHÍ TĂNG TRƯỞNG XANH TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM .................................................................................................................... 12 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI ........................ 12 1.1.1. Tổng quan về khái niệm tăng trưởng xanh trên thế giới .............................. 12 1.1.2. Tình hình nghiên cứu về tăng trưởng xanh trên thế giới ............................. 15 1.1.2.1. Kế hoạch Grenelle Môi trường của Pháp ............................................. 18 1.1.2.2. Tăng trưởng xanh của Hàn Quốc ......................................................... 20 1.1.3. Tình hình xây dựng bộ chỉ thị tăng trưởng xanh trên thế giới ..................... 22 v 1.1.3.1. Khái niệm về hệ thống chỉ thị, chỉ số .................................................... 22 1.1.3.2. Bộ chỉ thị tăng trưởng xanh của OECD................................................ 24 1.1.3.3. Bộ chỉ thị tăng trưởng xanh của GGKP (Green Growth Knowledge Platform - Diễn đàn Kiến thức Tăng trưởng xanh) ........................................... 29 1.1.3.4. Bộ chỉ thị tăng trưởng xanh Châu Á – Thái Bình Dương ..................... 33 1.1.3.5. Bộ chỉ thị tăng trưởng xanh Hàn Quốc ................................................. 37 1.2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TẠI VIỆT NAM ......................... 40 1.2.1. Khái niệm tăng trưởng xanh tại Việt Nam ................................................... 40 1.2.2. Tổng quan về tăng trưởng xanh ở Việt Nam ............................................... 41 1.2.2.1. Chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia ở Việt Nam .............................. 43 1.2.2.2. Kế hoạch tăng trưởng xanh ở các địa phương ..................................... 45 1.2.2.3. Những trở ngại chính trong chính sách tăng trưởng xanh ở các quốc gia đang phát triển ............................................................................................. 48 1.3. CƠ HỘI TĂNG TRƯỞNG XANH TẠI VIỆT NAM ....................................... 52 CHƯƠNG 2 ................................................................................................................... 57 XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỈ THỊ ĐÁNH GIÁ TĂNG TRƯỞNG XANH CHO CÁC QUẬN, HUYỆN TPHCM – NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH Ở QUẬN 11 ..................... 57 2.1. HIỆN TRẠNG TỰ NHIÊN, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG Ở QUẬN 11 ......... 57 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 57 2.1.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 57 2.1.1.2. Đặc điểm địa hình ................................................................................ 58 2.1.1.3. Đặc điểm khí hậu - thời tiết.................................................................. 58 2.1.2. Hiện trạng phát triển kinh tế – xã hội Quận 11 ........................................... 59 vi 2.1.2.1. Dân số ................................................................................................... 59 2.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế chung trên địa bàn Quận 11. ................... 61 2.1.2.3. Hiện trạng phát triển đô thị .................................................................. 61 2.1.3. Công tác quản lý môi trường Quận 11 ......................................................... 62 2.2. XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỈ THỊ ĐÁNH GIÁ TĂNG TRƯỞNG XANH CHO CÁC QUẬN, HUYỆN TPHCM – NGHIÊN CỨU ĐIỂN HỈNH Ở QUẬN 11 .................................................................................................................................... 64 2.2.1. Xây dựng bộ chỉ thị tổng thể đánh giá tăng trưởng xanh cho các quận, huyện TPHCM ....................................................................................................... 64 2.2.1.1. Các chỉ thị nhóm I: Tiết kiệm năng lượng, giảm cường độ phát thải khí nhà kính, thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo ..................... 66 2.2.1.2. Các chỉ thị nhóm II: Xanh hóa sản xuất ............................................... 68 2.2.1.3. Các chỉ thị nhóm III: Xanh hóa lối sống và tiêu thụ bền vững ............ 73 2.2.1.4. Các chỉ thị nhóm IV: Chính sách đáp ứng và phát triển kinh tế ......... 79 2.2.2. Lựa chọn bộ chỉ thị rút gọn đánh giá tăng trưởng xanh cho quận 11 .......... 80 CHƯƠNG 3 ................................................................................................................... 85 ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN QUẬN 11 THEO HỆ THỐNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ TĂNG TRƯỞNG XANH ....................................................... 85 3.1. KHẢO SÁT HỘ GIA ĐÌNH ............................................................................... 85 3.1.1. Thông tin chung về đối tượng hộ gia đình ................................................... 85 3.1.2. Hiện trạng tiết kiệm năng lượng, thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo............................................................................................................ 87 3.1.3. Hiện trạng xây dựng lối sống xanh và tiêu dùng bền vững ......................... 91 3.1.4. Nhận thức về TTX ....................................................................................... 96 vii 3.2. KHẢO SÁT CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 11 .................................................................................................................................... 99 3.2.1. Thông tin chung ........................................................................................... 99 3.2.2. Hiện trạng tiết kiệm năng lượng, thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.......................................................................................................... 100 3.2.3. Xanh hóa sản xuất ...................................................................................... 103 3.3. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA QUẬN 11 THEO CÁC NHÓM TIÊU CHÍ TĂNG TRƯỞNG XANH ......................................................... 108 3.3.1. Nhóm I: Tiết kiệm năng lượng, giảm cường độ phát thải khí nhà kính, thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo ................................................ 108 3.3.2. Nhóm II: Xanh hóa sản xuất ...................................................................... 110 3.3.3. Nhóm III: Xanh hóa lối sống và tiêu thụ bền vững ................................... 114 CHƯƠNG 4 ................................................................................................................. 124 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TĂNG TRƯỞNG XANH Ở QUẬN 11 ....... 124 4.1. GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG, GIẢM CƯỜNG ĐỘ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH, THÚC ĐẨY SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG SẠCH, NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO ................................................................................................... 124 4.1.1. Đối tượng hộ gia đình ............................................................................... 124 4.1.2. Đối tượng cơ sở sản xuất, kinh doanh........................................................ 125 4.1.3. Giải pháp quản lý khác ............................................................................... 126 4.2. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XANH HÓA SẢN XUẤT ...................................... 127 4.3. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN XANH HÓA LỐI SỐNG VÀ THÚC ĐẨY TIÊU DÙNG BỀN VỮNG ................................................................................................ 130 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................... 135 viii 1. Kết luận ................................................................................................................ 135 2. Kiến nghị .............................................................................................................. 137 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 140 PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 145 ix DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT APEC Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á ASEM Diễn đàn hợp tác Á–Âu BĐKH Biến đổi khí hậu BVMT Bảo vệ môi trường CSSX Cơ sở sản xuất CTNH Chất thải nguy hại CTR Chất thải rắn EGS Hàng hóa và dịch vụ môi trường EU Liên minh Châu Âu FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc GDP Tổng sản phẩm quốc nội GGGI Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu GNI Tổng thu nhập quốc dân GNP Tổng sản lượng quốc nội HDI Chỉ số phát triển con người ILO Tổ chức Lao động Quốc tế IMO Tổ chức Hàng hải Quốc tế ITU Tiêu chuẩn viễn thông ODA Hỗ trợ phát triển chính thức OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế PLCTRTN Phân loại chất thải rắn tại nguồn QLĐT Quản lý đô thị SXSH Sản xuất sạch hơn R&D Nghiên cứu và phát triển THCS Trung học cơ sở TKNL Tiết kiệm năng lượng x TNHH Trách nhiệm hữu hạn TNMT Tài nguyên môi trường TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh TTCN Tiểu thủ công nghiệp TPES Tổng năng lương sơ cấp được cung cấp TTX Tăng trưởng xanh UBND Ủy ban nhân dân UNDP Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc UNEP Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc UNESCAP Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên Hiệp Quốc UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc UNHABITAT Tổ chức Hỗ trợ gia cư Liên hiệp quốc UNIDO Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hiệp quốc WB Ngân hàng Thế giới WHO Tổ chức Y tế Thế giới WIPO Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới WTO Tổ chức Thương mại Thế giới xi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Hệ thống các chỉ thị tăng trưởng xanh của OECD theo chủ đề Bảng 1.2: Hệ thống chỉ thị tăng trưởng xanh của GGKP (Green Growth Knowledge Platform) Bảng 1.3: Hệ thống chỉ thị tăng trưởng xanh của Châu Á – Thái Bình Dương Bảng 1.4: Danh sách chỉ thị tăng trưởng xanh của Hàn Quốc Bảng 2.1: Dân số toàn Quận chia theo phường tính đến cuối năm 2013 Bảng 2.2: Danh sách các chỉ thị nhóm Tiết kiệm năng lượng, giảm cường độ phát thải khí nhà kính, thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo Bảng 2.3: Danh sách các chỉ thị nhóm Xanh hóa sản xuất Bảng 2.4: Danh sách các chỉ thị nhóm Xanh hóa lối sống và tiêu thụ bền vững Bảng 2.5: Danh sách các chỉ thị nhóm Chính sách đáp ứng và cơ hội kinh tế Bảng 2.6: Bộ chỉ thị đánh giá tăng trưởng xanh rút gọn Bảng 3.1: Cơ cấu dân số người Hoa trên địa bàn Quận 11 Bảng 3.2: Tổng số cơ sở công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp (TTCN) Quận 11 chia theo thành phần kinh tế (có đến 31/12) Bảng 3.3: Tổng số cơ sở công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp (TTCN) Quận 11 chia theo ngành kinh tế (có đến 31/12) Bảng 3.4: Giá trị sản xuất kinh tế Quận 11 theo thành phần kinh tế Bảng 3.5: Tỷ lệ thu/chi ngân sách Quận 11 Bảng 3.6: Số lượng học sinh Quận 11 Bảng 3.7: Số lượng học sinh trên 1 giáo viên Bảng 3.8: Các chỉ tiêu về y tế quận 11 xii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 0.1: Khung sơ đồ nghiên cứu Hình 1.1: Mô hình chức năng cơ bản của hệ thống chỉ thị, chỉ số Hình 2.1: Sơ đồ Quận 11 Hình 3.1 : Loại hình nghề nghiệp của các đối tượng khảo sát Hình 3.2: Thời gian hộ gia đình sinh sống tại địa phương Hình 3.3: Diện tích căn hộ Hình 3.4: Thời điểm xây dựng mới căn hộ của đối tượng khảo sát Hình 3.5: Quan niệm của hộ gia đình về tiết kiệm điện Hình 3.6: Xu hướng về mức sử dụng điện và nước hàng tháng của hộ gia đình Hình 3.7: Hiện trạng tiết kiệm năng lượng trên địa bàn Quận 11 Hình 3.8: Kết quả khảo sát việc phân loại chất thải rắn ngay tại hộ gia đình Hình 3.9: Tỷ lệ hộ gia đình tham gia phương tiện giao thông công cộng Hình 3.10: Quan niệm của hộ dân về tiện ích sử dụng phương tiện giao thông công cộng (xe buýt) Hình 3.11: Kết quả khảo sát về lối sống tiêu thụ bền vững trong hộ dân Hình 3.12: Kết quả khảo sát về tầm quan trọng của các chương trình, hoạt động hướng đến tăng trưởng xanh Hình 3.13: Các trở ngại trong việc đầu tư công nghệ, thiết bị hiện đại Hình 3.14: Khảo sát về hiện trạng tiết kiệm năng lượng của các cơ sở sản xuất, kinh doanh Hình 3.15: Tỷ lệ các cơ sở khảo sát có thiết bị xử lý chất thải Hình 3.16: Tỷ lệ cơ sở thực hiện hồ sơ pháp lý về môi trường Hình 3.17: Kết quả khảo sát cơ sở áp dụng giải pháp SXSH và quản lý môi trường, giải pháp an toàn và khám sức khỏe cho công nhân. xiii Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá tăng trưởng xanh áp dụng thử nghiệm ở Quận 11 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thời gian qua, các quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam đang phải đối mặt với một tình hình chung, đó là các thách thức do hậu quả của các cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội xảy ra liên tiếp tại nhiều quốc gia. Đồng thời, bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng có nhiều diễn biến phức tạp, phát triển kinh tế-xã hội vẫn còn dựa nhiều vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên; năng suất lao động còn thấp; công nghệ sản xuất, mô hình tiêu dùng còn sử dụng nhiều năng lượng, nguyên liệu và thải ra nhiều chất thải. Dân số tăng nhanh, tỷ lệ hộ nghèo còn cao; các dịch vụ cơ bản về giáo dục và y tế hiện còn bất cập, các loại tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn triệt để, nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt, sử dụng lãng phí và kém hiệu quả. Môi trường thiên nhiên ở nhiều nơi bị phá hoại nghiêm trọng, ô nhiễm và suy thoái đến mức báo động... đang là những vấn đề bức xúc và thách thức lớn đối với các quốc gia. Cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, suy thoái môi trường, suy giảm chất lượng cuộc sống tại các đô thị đang diễn ra với quy mô và cường độ đáng kể do mô hình phát triển không bền vững, thiếu sự quan tâm trong việc tích hợp các vấn đề môi trường đô thị và lồng ghép các vấn đề môi trường vào trong quy hoạch phát triển đô thị. Vì vậy, hướng tới sự bền vững về môi trường là xu hướng phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới. Tăng trưởng xanh là một nội dung quan trọng của phát triển bền vững, đảm bảo phát triển nền kinh tế nhanh, hiệu quả. Tăng trưởng xanh là sự tăng trưởng dựa trên quá trình thay đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế nhằm tận dụng lợi thế so sánh, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế thông qua việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ tiên tiến, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại để sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững. 1 Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá tăng trưởng xanh áp dụng thử nghiệm ở Quận 11 Quận 11 là một trong những quận có tỷ lệ người Hoa cao trên địa bàn Tp.HCM. Năm 2000 người Hoa chiếm tỷ trọng 43,9% tổng dân số trên địa bàn quận 11, năm 2009 con số này là 44,7% và đến năm 2013 là 45,5%. Điều này sẽ là một khó khăn và thách thức lớn cho việc triển khai các chính sách, thể chế, quy định của Quận nói chung cũng như tuyên truyền, vận động trong công tác bảo vệ môi trường, định hướng phát triển Quận 11 theo hướng tăng trưởng xanh nói riêng. Đặc điểm dân số và mật độ dân số trên địa bàn Quận 11 có ảnh hưởng sâu sắc đến phát triển thương mại dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn trong những năm qua, cũng như nó có những tác động mạnh mẽ đến môi trường. Người Hoa chiếm tỷ lệ dân số khá cao góp phần hình thành các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, các cơ sở thương mại - dịch vụ, tạo tiền đề cho sự phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại – dịch vụ trên địa bàn Quận. Tuy nhiên, phần lớn các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp mang tính chất gia đình, cha truyền con nối, quy mô nhỏ tận dụng mặt bằng nhà ở để sản xuất đã gây ô nhiễm môi trường. Mật độ dân số khá cao là một áp lực lớn cho công tác bảo vệ môi trường ở Quận. Chính vì vậy, cần nâng cao công tác nghiên cứu theo con đường tăng trưởng xanh, ứng dụng rộng rãi các công nghệ tiên tiến vào sản xuất góp phần giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện môi trường tự nhiên, xanh hóa sản xuất, xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững, từng bước nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, xây dựng lối sống thân thiện với môi trường. Công việc chính của đề tài “Nghiên cứu xây dựng hệ thống các chỉ thị đánh giá tăng trưởng xanh cho các quận, huyện của Thành phố Hồ Chí Minh – Nghiên cứu điển hình tại Quận 11” nhằm định hướng Quận 11 phát triển theo hướng bền vững, theo mục tiêu của chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia là giảm thiểu phát thải nhà kính; tái cấu trúc nền kinh tế theo định hướng phát triển theo chiều sâu, giảm sử dụng tài nguyên, tăng các ngành công nghiệp sinh thái và dịch vụ môi trường, đổi mới công nghệ; xây dựng lối sống xanh và tiêu dùng bền vững. 2 Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá tăng trưởng xanh áp dụng thử nghiệm ở Quận 11 2. Mục tiêu nghiên cứu Xây dựng được hệ thống các chỉ thị đánh giá tăng trưởng xanh cho các quận, huyện của Thành phố Hồ Chí Minh – Nghiên cứu điển hình tại Quận 11, trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp tăng trưởng xanh Quận 11. 3. Nội dung nghiên cứu 3.1. Tổng quan về tăng trưởng xanh Thu thập các tài liệu liên quan đến mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược của tăng - trưởng xanh, các mô hình tăng trưởng xanh trên thế giới và ở Việt Nam, đánh giá tầm quan trọng của tăng trưởng xanh đến kinh tế, xã hội và môi trường. Tình hình nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ thị tăng trưởng xanh trên thế giới - và ở Việt Nam. 3.2. Xây dựng hệ thống tiêu chỉ thị đánh giá tăng trưởng xanh Xây dựng hệ thống chỉ thị đánh giá tăng trưởng xanh phù hợp với điều kiện ở Quận 11: • Nhóm chỉ thị về tiết kiệm năng lượng, giảm cường độ phát thải khí nhà kính, thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo • Nhóm chỉ thị về xanh hóa sản xuất • Nhóm chỉ thị về xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững. 3.3. Điều tra, đánh giá tình hình phát triển Quận 11 theo hệ thống chỉ thị tăng trưởng xanh - Thu thập số liệu về hiện trạng phát triển kinh tế, xã hội, công tác bảo vệ môi trường, những định hướng và quy hoạch phát triển của Quận 11. - Đánh giá tiềm năng tăng trưởng xanh, những khó khăn, thuận lợi để định hướng áp dụng theo hệ thống chỉ thị tăng trưởng xanh. - Điều tra và đánh giá tình hình phát triển Quận 11 theo hệ thống chỉ thị tăng trưởng xanh: 3 Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá tăng trưởng xanh áp dụng thử nghiệm ở Quận 11 • Đánh giá tình hình phát triển Quận 11 theo nhóm chỉ thị về tiết kiệm năng lượng, giảm cường độ phát thải khí nhà kính, thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo • Đánh giá tình hình phát triển Quận 11 theo nhóm chỉ thị về xanh hóa sản xuất. • Đánh giá tình hình phát triển Quận 11 theo nhóm chỉ thị về xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững. 3.4. Đề xuất giải pháp tăng trưởng xanh ở Quận 11 - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển Quận 11 theo định hướng tăng trưởng xanh: • Giải pháp tiết kiệm năng lượng, giảm cường độ phát thải khí nhà kính, thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo • Giải pháp thúc đẩy xanh hóa sản xuất. • Giải pháp thực hiện xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững. - Các hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường khi áp dụng các giải pháp tăng trưởng xanh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Các cơ sở sản xuất kinh doanh, các khu dân cư và người dân sống trên địa bàn Quận 11. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: trên toàn bộ địa bàn Quận 11. Quận 11 có tổng diện tích 513,58 ha, nằm ở Tây Nam thành phố, giáp quận Tân Bình ở phía Bắc và Tây Bắc, phía Đông giáp Quận 5,10, phía Nam và Tây Nam giáp ranh Quận 6. Tính đến cuối năm 2013, quận 11 có dân số là 227.657 người, có 121.126 nữ (tỷ lệ 53,2%). Người Hoa có 98.847 người (tỷ lệ 45,5%), mật độ dân số trung bình là 44.366 người/km2. 4
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan