Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu xây dựng hệ điều khiển cnc áp dụng cho máy đột kiểu step punch...

Tài liệu Nghiên cứu xây dựng hệ điều khiển cnc áp dụng cho máy đột kiểu step punch

.PDF
80
4
102

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI --------------------------------------PHẠM TIẾN HÙNG Phạm Tiến Hùng CHUYÊN NGÀNH CƠ ĐIỆN TỬ TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN Nghiên cứu xây dựng hệ điều khiển CNC áp dụng cho máy đột kiểu step punch LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH CƠ ĐIỆN TỬ KHOÁ 2016A Hà Nội – Năm 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI --------------------------------------Phạm Tiến Hùng TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN Nghiên cứu xây dựng hệ điều khiển CNC áp dụng cho máy đột kiểu step punch Chuyên ngành : Kỹ thuật cơ khí LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH CƠ ĐIỆN TỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN XUÂN THÁI Hà Nội – Năm 2018 Viện SĐH - ĐHBKHN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ............................................................................. 4 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU........................................................................................ 6 MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 7 Chương 1. TỔNG QUAN.................................................................................................. 10 1.1. Giới thiệu chung về máy đột dập CNC ................................................................... 10 1.1.1. Khái niệm máy đột dập ..................................................................................... 10 1.1.2. Khái niệm về máy CNC..................................................................................... 10 1.1.3. Máy đột dập CNC, ưu và nhược điểm .............................................................. 10 1.2. Đặc điểm, ứng dụng của hệ thống đột dập tự động ................................................ 11 1.2.1. Đặc điểm, ứng dụng của hệ thống đột dập liên hợp ......................................... 12 1.2.2. Máy đột CNC gia công phôi dạng tấm phẳng .................................................. 14 1.2.3. Máy đột CNC gia công phôi dạng băng ........................................................... 16 Chương 2. KẾT CẤU VÀ CHỨC NĂNG CỦA THIẾT BỊ ............................................. 19 2.1. Thông số kỹ thuật của thiết bị ................................................................................. 19 2.2. Sơ đồ kết cấu động học của máy đột Spunch.......................................................... 20 2.3. Cấu tạo và chức năng cụ thể của các hệ thống trong máy Spunch ......................... 21 2.3.1. Hệ thống dẫn hướng bàn máy........................................................................... 21 2.3.2 Hệ thống cấp phôi .............................................................................................. 24 2.3.3. Hệ thống bơm thủy lực và các van ................................................................... 28 2.3.4. Bàn máy ............................................................................................................ 29 Chương 3. NGHIÊN CỨU BỘ ĐIỀU KHIỂN NCT-04 ................................................... 29 3.1. Tổng quan hệ thống ................................................................................................. 30 1 Viện SĐH - ĐHBKHN 3.1.1. Giới thiệu về bộ điều khiển NCT-04 ................................................................. 30 3.1.2. Cấu trúc hệ thống ............................................................................................. 30 3.1.3 Thông số kỹ thuật hệ thống ................................................................................ 31 3.2. Các tham số hệ thống .............................................................................................. 32 3.2.1. Danh mục tham số ............................................................................................ 33 3.2.2. Ý nghĩa các tham số chung (P1) ....................................................................... 40 3.3.3. Ý nghĩa các tham số trục (P2) .......................................................................... 43 3.2.4. Ý nghĩa các tham số quản lý (P3) ..................................................................... 47 3.2.5. Ý nghĩa các Tham số cổng IO (P5)................................................................... 50 3.3. Ngôn ngữ lập trình G-code ..................................................................................... 51 3.3.1. Danh mục chân IO ............................................................................................ 51 3.3.2. Chương trình macro ......................................................................................... 53 3.3.3. Ngôn ngữ lập trình G-code ............................................................................... 55 Chương 4. ỨNG DỤNG VÀ TỐI ƯU HÓA QUÁ TRÌNH ĐỘT KIM LOẠI ................. 60 4.1. Kết quả của quá trình đột thử .................................................................................. 60 4.2. Phân tích nguyên nhân, đề xuất phương án tối ưu .................................................. 64 4.3. Tối ưu hóa quá trình đột .......................................................................................... 64 4.3.1. Kiểm tra độ không vuông góc giữa trục Ox và Oy ........................................... 64 4.3.2. Xây dựng công thức toán .................................................................................. 66 4.3.3. Xây dựng phần mềm xuất tọa độ khi đã bù sai số ............................................ 70 4.4. Kết quả của ứng dụng ............................................................................................. 73 4.5. Kết luận ................................................................................................................... 76 KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO.................................................. 77 1. Kết luận ...................................................................................................................... 77 2 Viện SĐH - ĐHBKHN 2. Hướng nghiên cứu tiếp theo ………………………………………………………77 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 78 3 Viện SĐH - ĐHBKHN DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Trang Tên hình 7 Hình 0.1. Sản phẩm điển hình của máy đột CNC kiểu step punch 12 Hình 1.1. Mô hình hệ thống đột dập liên hợp 13 Hình 1.2. Một số sản phẩm đặc trưng của hệ thông đột dập liên hợp 15 Hình 1.3. Máy đột CNC HPS 2500 của hàng Tailift 16 Hình 1.4. Hệ thống xếp khuôn đột 16 Hình 1.5. Mô hình hoạt động của máy đột CNC gia công phôi băng 18 Hình 1.6. Dòng máy đột PXN gia công phôi băng 20 Hình 2.1. Sơ đồ kết cấu động học của máy 22 Hình 2.2. Kết cấu hệ thống dẫn hướng bàn máy 23 Hình 2.3. Động cơ bàn X 25 Hình 2.4. Hệ thống kẹp phôi tấm 26 Hình 2.5. Mô hình hệ thống cấp phôi băng 28 Hình 2.6. Sơ đồ nguyên lý hệ thống thủy lực 29 Hình 2.7. Kết cấu bàn máy 53 Hình 3.1. Sơ đồ thuật toán chương trình thay dụng cụ 57 Hình 3.2. Hệ thống gốc phôi 60 Hình 4.1. Bản vẽ sản phẩm 61 Hình4.2. Sản phẩm sau khi đột 61 Hình 4.3. Các vị trí đo sản phẩm 63 Hình 4.4. Nguyên công 1 (đột lỗ) 64 Hình 4.5. Nguyên công 2 (cắt hình) 65 Hình 4.6. Minh họa hệ tọa độ thực 67 Hình 4.7. Minh họa tính toán 71 Hình 4.8. Sơ đồ thuật toán phần mềm xuất tọa độ thực 72 Hình 4.9. Giao diện phần mềm 73 Hình 4.10. Minh họa chọn chày đột để xóa 4 Viện SĐH - ĐHBKHN 73 Hình 4.11. Thông số nhập cho phần mềm để đột 4 lỗ thẳng hàng 74 Hình 4.12. Tọa độ được xuất từ phần mềm 75 Hình 4.13. Sản phẩm sau khi tối ưu 5 Viện SĐH - ĐHBKHN DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang Tên bảng 15 Bảng 1.1. Thông số của các dòng máy đột CNC HPS 18 Bảng 1.2. Thông số kỹ thuật của dòng máy đột PXN (300-1000) 18 Bảng 1.3. Thông số kỹ thuật của dòng máy đột PXN (1500G-Ergo 800) 23 Bảng 2.1. Thông số kỹ thuật động cơ bàn X và bàn Y 24 Bảng 2.2. Thông số kỹ thuật ray dẫn hướng 24 Bảng 2.3. Thông số kỹ thuật bộ truyền vít me trục X, trục Y 26 Bảng 2.4. Thông số kỹ thuật của hê thống cấp phôi băng 27 Hình 2.5. Thông số kỹ thuật của hệ thống nạp phôi servo NC 32 Bảng 3.1. Thông số kỹ thuật của bộ điều khiển NCT-04 35 Bảng 3.2. Danh mục tham số chung 38 Bảng 3.3. Danh mục tham số trục 39 Bảng 3.4. Danh mục tham số quản lý 40 Bảng 3.5. Danh mục tham số chân 51 Bảng 3.6. Các cổng vào (Input) 52 Bảng 3.7. Các cổng ra (Output) 55 Bảng 3.8. Danh mục một số mã lệnh 56 Bảng 3.9. Danh mục một số mã lệnh M 62 Bảng 4.1. Số liệu kiểm tra sản phẩm 63 Bảng 4.2. Tọa độ các điểm đo 63 Bảng 4.3. Tọa độ tâm vòng ngoài so với lỗ 75 Bảng 4.4. Số liệu kiểm tra sản phẩm sau tối ưu 75 Bảng 4.5. Tọa độ các điểm đo 76 Bảng 4.6. Tọa độ tâm vòng ngoài so với lỗ 6 Viện SĐH - ĐHBKHN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài “Nghiên cứu xây dựng hệ điều khiển CNC áp dụng cho máy đột kiểu step punch.” Ngày nay, khoa học công nghệ trên thế giới phát triển rất nhanh. Đòi hỏi nền sản xuất cơ khí ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng năng suất gia công là một yêu cầu tất yếu. Với một số sản phẩm dạng tấm chiều dày và kích thước nhỏ trước đây gia công chủ yếu bằng phương pháp cắt dây cho năng suất thấp và giá thành cao. Hình 0.1. Sản phẩm điển hình của máy đột CNC kiểu step punch Trong khi đó những chi tiết này hoàn toàn có thể gia công được bằng phương pháp gia công áp lực cho năng suất cao và giá thành thấp hơn. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là những 7 Viện SĐH - ĐHBKHN chi tiết này để gia công được bằng phương pháp gia công áp lực sẽ phải thực hiện trong 2 nguyên công là cắt hình và đột lỗ đòi hỏi độ chính xác trong các lần gia công rất cao. Vì vậy việc tìm hiểu, nghiên cứu để ứng dụng bộ điều khiển CNC dùng cho máy đột kiểu step punch sẽ giúp tạo ra một dòng máy chuyên dụng, cỡ nhỏ phù hợp với việc gia công các chi tiết nhỏ cần thực hiện đột nhiều nguyên công với độ chính xác cao. 2. Lịch sử nghiên cứu các thiết bị đột dập tự động Hiện nay có một số dòng máy và phương pháp gia công đột dập cho năng suất cao như hệ thống đột dập liên hợp, và một số kiểu máy đột CNC nhưng các loại máy này đều không phù hợp cho những chi tiết loại nhỏ và cần thực hiện nhiều nguyên công như các sản phẩm ở trên. 3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Mục đích của đề tài là có thể xây dựng được bộ tham số phù hợp và đầy đủ chức năng dựa trên bộ điều khiển NCT-04 của hãng ADtech cho máy đột kiểu step punch. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là bộ điều khiển NCT-04 của hãng ADtech được sử dụng cho các máy đột CNC 4 trục: X, Y, T, C. Đây là bộ điều khiển được thiết kế theo mô đun với đầy đủ các chức năng cho mô hình máy đột CNC truyền thống bao gồm 2 trục chuyển động X, Y, trục quay mâm khuôn T và trục chính C. Tác giả tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích những chức năng chính cùng với những sự khác biệt so với những chức năng của bộ điều khiển đang có. Qua đó có thể thiết lập được những tham số phù hợp với kết cấu cơ khí cũng như những chức năng điều khiển cần thiết cho thiết bị. 4. Các đóng góp mới của tác giả Thứ nhất, đây là một bộ điều khiển có ưu điểm là đầy đủ các chức năng với giá thành rẻ. Với việc tác giả tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng được cho máy đột CNC kiểu step punch thì cũng có thể ứng dụng bộ điều khiển này cho các máy đột CNC truyền thống ở Việt 8 Viện SĐH - ĐHBKHN Nam. Qua đó có thể tận dụng được các máy đột cũ bằng cách thay thế bộ điều khiển này với giá cả phù hợp. Thứ hai, máy đột CNC kiểu step punch có thể coi là một kiểu máy đột mới với một số tính năng và cách thức vận hành khác biệt so với các thiết bị hiện nay. Điều này cho thấy sự linh hoạt của các bộ điều khiển NCT-04 khi áp dụng cho các dòng máy khác nhau. Qua đó cho thấy tiềm năng ứng dụng lớn của bộ điều khiển này trong tương lai. 5. Phương pháp nghiên cứu o Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm o Phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống 6. Nội dung của đề tài Luận văn của tác giả bao gồm 4 chương với nội dung như sau:  Chương 1. Tổng quan  Chương 2. Kết cấu và chức năng của thiết bị  Chương 3. Nghiên cứu bộ điều khiển NCT-04  Chương 4. Ứng dụng và tối ưu hóa quá trình đột kim loại 9 Viện SĐH - ĐHBKHN Chương 1. TỔNG QUAN Mục tiêu:  Trình bày khái niệm máy đột dập, máy CNC và ưu, nhược điểm của máy đột dập CNC.  Đặc điểm, ứng dụng của hệ thống đột dập tự động hiện nay. 1.1. Giới thiệu chung về máy đột dập CNC 1.1.1. Khái niệm máy đột dập Máy đột dập là thiết bị cơ khí dùng để gia công áp lực mà công làm biến dạng vật liệu được thực hiện bằng truyền động cơ khí, truyền động ma sát hay áp lực chất lỏng. 1.1.2. Khái niệm về máy CNC CNC (Computer Numerical Control) nghĩa là hệ điều khiển số có sự tham gia của máy tính được cấu thành từ các bộ vi xử lý kèm theo các thiết bị ngoại vi. Hệ điều khiển CNC có thể lập trình và ghi nhớ. Khi gia công máy CNC có khả năng thực hiện các chức năng như: nội suy đường thẳng, nội suy cung tròn, mặt xoắn và bất kỳ mặt ba bậc nào. Máy CNC có khả năng bù chiều dài và đường kính dụng cụ, tất cả các chức năng trên đều thực hiện nhờ một phần mềm máy tính. Các chương trình được viết bằng mã G-Code. 1.1.3. Máy đột dập CNC, ưu và nhược điểm Sự ra đời của bộ điều khiển CNC dẫn đến ngành chế tạo cơ khí cũng có những sự phát triển vượt bậc. Bộ điều khiển CNC được ứng dụng vào hầu hết các máy truyền thống nhằm tăng năng suất và độ chính xác gia công. Và với công nghệ gia công kim loại tấm cũng vậy. Máy đột CNC đã ra đời từ những năm 70 của thế kỉ XX đến nay đã mang lại rất nhiều lợi ích. Với việc mang được nhiều dụng cụ gia công giúp cho năng suất tăng nên do không mất thời gian gá đặt dụng cụ, ngoài ra còn gia công đột lỗ với các hình thù đa dạng trên một tấm phôi. Máy CNC đột lỗ cơ bản được lập trình để di chuyển một tấm kim loại theo hai hướng x và y để xác định vị trí chính xác các lỗ cần đột để máy sẵn sàng đột lỗ hoặc cắt hình. 10 Viện SĐH - ĐHBKHN  Ưu điểm của máy đột dập CNC 1. Máy đột CNC có thể được sử dụng liên tục 24 giờ một ngày, 365 ngày một năm và chỉ cần được tắt để bảo trì thường xuyên. 2. Máy đột CNC chỉ cần được lập trình và sau đó chương trình đó có thể sử dụng để gia công hàng loạt sản phẩm. Mỗi sản phẩm chế tạo sẽ giống hệt nhau. 3. Máy đột CNC có thể gia công đột lỗ hoặc tạo hình đa dạng trên cùng một sản phẩm với vị trí chính xác mà không phải thay dụng cụ. 4. Máy đột CNC có thể được cập nhật bằng cách cải tiến phần mềm dùng để điều khiển máy. 5. Phần mềm thiết kế hiện đại cho phép người thiết kế mô phỏng việc sản xuất theo ý tưởng của mình. Không cần thiết kế nguyên mẫu hoặc mô hình. Điều này tiết kiệm thời gian và tiền bạc. 6. Một người có thể giám sát nhiều máy CNC vì khi chúng được lập trình thì chúng có thể được tự do làm việc.  Nhược điểm của máy đột CNC 1. Máy đột CNC đắt hơn máy vạn năng, mặc dù chi phí đang dần giảm xuống. 2. Người vận hành máy CNC chỉ cần đào tạo những kỹ năng cơ bản, đủ để giám sát một số máy. Trước đây, các công nhân cần nhiều năm đào tạo để vận hành máy đột truyền thống. Điều này có nghĩa là nhiều kỹ năng cũ đã bị mất. 3. Ít người lao động được yêu cầu vận hành máy CNC so với máy móc vận hành thủ công. Đầu tư vào máy CNC có thể dẫn đến tình trạng thất nghiệp tăng lên. 1.2. Đặc điểm, ứng dụng của hệ thống đột dập tự động Hiện nay, trên thị trường máy móc gia công đột dập có có rất nhiều các dòng máy tự động, bán tự động hiện đại. Nhưng nhìn chung thì chỉ có ba loại chính đó là hệ thống đột dập liên hoàn với việc tận dụng các máy đột dập truyền thống và hai dòng máy đột dập CNC phân loại theo khả năng gia công. 11 Viện SĐH - ĐHBKHN 1.2.1. Đặc điểm, ứng dụng của hệ thống đột dập liên hợp Như tên gọi ở trên, mặc dù đây không phải là hệ thống sử dụng bộ điều khiển CNC nhưng cũng là một hệ thống đột dập tự động đơn giản nhưng cho năng suất tương đối cao. Đây là hệ thống đột dập dựa trên bộ phận chính là máy đột truyền thống được lắp các bộ khuôn dập liên hoàn và tích hợp thêm hệ thống cấp phôi cuộn tự động. Hình 1.1. Mô hình hệ thống đột dập liên hợp  Ưu điểm: - Tận dụng được các dòng máy đột dập truyền thống, như vậy sẽ giảm được chi phí đầu tư. - Vận hành máy đơn giản, công nhân vận hành không yêu cầu tay nghề, trình độ quá cao. 12 Viện SĐH - ĐHBKHN - Dễ dàng trong việc bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống khi có sự cố, hỏng hóc. - Phù hợp với gia công các chi tiết với nhiều nguyên công khác nhau trên công một sản phẩm như: dập cắt, dập uốn, dập tạo hình…  Nhược điểm: - Các hệ thống này có tốc độ, năng suất không cao do tốc độ cấp phôi bị hạn chế và mỗi lần cấp phôi chỉ thực hiện được một lần đột dập. - Do việc tận dụng máy đột dập truyền thống tích hợp thêm hệ thống cấp phôi tự động nên hệ thống chỉ có thể thực hiện gia công trên phôi theo một phương. Nên chỉ có thể gia công tự động với phôi dạng cuộn mà không thể gia công tự động phôi dạng tấm. - Không phù hợp với việc gia công các chi tiết cần ít nguyên công. - Chiều rộng phôi gia công không quá lớn. Hình 1.2. Một số sản phẩm đặc trưng của hệ thống đột dập liên hợp 13 Viện SĐH - ĐHBKHN 1.2.2. Máy đột CNC gia công phôi dạng tấm phẳng Đây là dòng máy đột được phát triển cùng với sự ra đời của bộ điều khiển CNC, máy đột CNC ra đời có thể khắc phục được nhược điểm của các máy truyền thống đồng thời tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm.  Ưu điểm: - Tốc độ gia công lớn giúp tăng năng suất lao động. - Dịch chuyển được phôi theo 2 phương X, Y do đó có thể thực hiện gia công các lỗ đột với theo cả 2 phương trên phôi tấm mà vẫn đảm bảo độ chính xác giữa các vị trí đột. - Kích thước phôi gia công lớn.  Nhược điểm: - Chỉ thực hiện gia công được kim loại tấm. - Thường thì phải có một công nhân vận hành máy để thay thế phôi khi gia công xong, mặc dù cũng có hệ thống thay phôi tấm tự động nhưng giá thành tương đối cao. - Các sản phẩm chủ yếu là dập cắt do chủ yếu thực hiện bởi chày đột và cối đột. Dưới đây là thông số cơ bản của một dòng máy đột CNC HPS của hãng Tailift (Đài Loan) Đây là dòng máy đột với tốc độ và độ chính xác cao do sử dụng hệ thống động cơ thủy lực của hàng Schneider (Đức). Tốc độ đột có thể lên đến 600 lần/phút và độ chính xác dịch chuyển là 0,1 mm. 14 Viện SĐH - ĐHBKHN Hình 1.3. Máy đột CNC HPS 2500 của hàng Tailift Lực đột (tấn) Kích thước tấm lớn nhất (mm) HPS1250 HPS1250X HPS1500 HPS2500 20 20 30 30 1250×2500 1250×2490 1525×3050 1525×4980 Chiều dày lớn nhất (mm) 6,35 6,35 6,35 6,35 Trọng lượng phôi lớn nhất (kg) 110 110 110 110 Đường kính lỗ lớn nhất (mm) 88,9 88,9 114,3 114,3 Độ chính xác (mm) ±0,1 ±0,1 ±0,1 ±0,1 Tốc độ theo trục X (m/ph) 75 80 80 80 Tốc độ theo trục Y (m/ph) 60 70 70 70 Tốc độ đột lớn nhất (lần/phút) 600 600 600 600 Tốc độ đột với chiều dày 25mm 360 360 280 360 Số lượng trạm khuôn 36 36 40 40 Số lượng khuôn xoay tự động 2 2 2 2 (lần/phút) Kích thước máy (mm) 4455×2630 4535×2630 5190×3250 ×2100 ×2380 ×2550 Bảng 1.1. Thông số của các dòng máy đột CNC HPS 15 4905×5140 ×2380 Viện SĐH - ĐHBKHN 1.2.3. Máy đột CNC gia công phôi dạng băng Đây là mô hình máy đột CNC kết hợp của hệ thống cấp phôi tự động dạng cuộn giống như hệ thống đột dập liên hoàn với máy đột chính được điều khiển bằng bộ điều khiển CNC. Hình 1.4. Hệ thống xếp khuôn đột Hình 1.5. Mô hình hoạt động của máy đột CNC gia công phôi băng  Ưu điểm: - Tự động hóa hoàn toàn. 16 Viện SĐH - ĐHBKHN - Chiều rộng phôi băng lớn hơn hệ thống đột dập liên hoàn tương đối nhiều. - Tốc độ gia công lớn giúp tăng năng suất lao động. - Gia công các lỗ đột theo cả 2 phương trên phôi tấm mà vẫn đảm bảo độ chính xác giữa các vị trí đột. - Có thể gia công trên phôi băng sau đó cắt đứt để tạo ra các sản phẩm dạng tấm giống như máy đột CNC.  Nhược điểm: - Giá thành của hệ thống máy này rất cao. - Mặc dù có thể tạo ra sản phẩm tấm giống như máy đột CNC gia công tấm nhưng kích thước bị hạn chế hơn. - Các sản phẩm chủ yếu là dập cắt do chủ yếu thực hiện bởi chày đột và cối đột. - Không thể thực hiện gia công phôi tấm phẳng. Dưới đây là thông số đặc trưng của dòng máy đột PXN của hãng Dalcos. Dalcos cung cấp máy đột PXN với đầu đột hoạt động thủy lực. Việc xử lý bên trong liên tục giúp tối ưu hoá 100% nguyên liệu đầu ra nhanh hơn bất kỳ hệ thống phôi dạng tấm phẳng truyền thống nào. Các dòng máy có thể được tùy biến để gia công kích thước phôi khác nhau cả về chiều rộng lẫn chiều dày. Ngoài ra với nhiều sự lựa chọn của cấu hình dụng cụ và khả năng tích hợp đột theo dòng để tối ưu hóa đầu ra. 17 Viện SĐH - ĐHBKHN Hình 1.6. Dòng máy đột PXN gia công phôi băng PXN 300 500 800 1000 Chiều rộng (mm) 20 - 300 20 - 500 20 - 800 80 - 1000 Chiều dày (mm) 0,3 - 2 0,3 - 2 0,3 - 2 0,3 - 2 Lực đột 4,5 tấn hoặc lớn hơn Bảng 1.2. Thông số kỹ thuật của dòng máy đột PXN (300-1000) PXN 1500G Ergo 400C Ergo 600 Ergo 800 Chiều rộng (mm) 80 - 400 80 - 400 80 - 600 80 - 800 Chiều dày (mm) 0,6 - 3 0,6 - 3 0,6 - 4 0,6 - 4 Lực đột 4,5 tấn hoặc lớn hơn Bảng 1.3. Thông số kỹ thuật của dòng máy đột PXN (1500G-Ergo 800) 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan