Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu xây dựng chatbot hỗ trợ tư vấn du lịch quảng bình...

Tài liệu Nghiên cứu xây dựng chatbot hỗ trợ tư vấn du lịch quảng bình

.PDF
99
3
62

Mô tả:

iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... ii MỤC LỤC ......................................................................................................................iv TÓM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................................... vii DANH SÁCH CÁC HÌNH .......................................................................................... viii DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU .................................................................................. x PHẦN I. MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................... 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 2 4. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................... 3 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................. 3 6. Bố cục luận văn:....................................................................................................... 4 PHẦN II. NỘI DUNG ..................................................................................................... 5 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HỌC MÁY VÀ XỬ LÝ NGÔN NGỮ TỰ NHIÊN . 5 1.1. PHƢƠNG PHÁP HỌC MÁY .............................................................................. 5 1.1.1. Trí tuệ nhân tạo .............................................................................................. 5 1.1.2. Học máy ......................................................................................................... 8 1.2. XỬ LÝ NGÔN NGỮ TỰ NHIÊN ..................................................................... 11 1.2.1. Tổng quan xử lý ngôn ngữ tự nhiên ............................................................. 11 1.2.2. Các bài toán cơ bản trong xử lý ngôn ngữ tự nhiên ..................................... 11 1.2.3. Ứng dụng của xử lý ngôn ngữ tự nhiên ....................................................... 12 1.3. CÁC PHƢƠNG PHÁP BIỂU DIỄN VĂN BẢN ............................................... 14 1.3.1. Mô hình biểu diễn văn bản truyền thống ..................................................... 14 1.3.2. Mô hình đồ thị biểu diễn văn bản ................................................................ 17 1.3.3. Mô hình Word2vec văn bản (vector hóa từ) ................................................ 20 1.3.4. Mô hình Doc2vec (vector hóa văn bản) ....................................................... 21 v 1.4. TÍNH ĐỘ TƢƠNG ĐỒNG VĂN ....................................................................... 23 1.4.1. Khái niệm độ tƣơng đồng ............................................................................ 23 1.4.2. Độ tƣơng đồng văn bản dựa trên tập từ chung............................................. 23 1.4.3. Độ tƣơng đồng văn bản dựa trên vector biểu diễn ....................................... 24 1.4.4. Độ tƣơng đồng văn bản trong tiếng Việt ..................................................... 26 1.5. CÁC PHƢƠNG PHÁP PHÂN LOẠI VĂN BẢN ............................................. 30 1.5.1. Phƣơng pháp Naive Bayes ........................................................................... 30 1.5.2. Phƣơng pháp k–Nearest Neighbor(KNN) .................................................... 31 1.5.3. Phƣơng pháp cây quyết định ........................................................................ 32 1.5.4. Phƣơng pháp mạng Nơron nhân tạo ............................................................ 33 1.5.5. Phƣơng pháp Support Vector Machines (SVM) .......................................... 35 1.6. CHATBOT .......................................................................................................... 37 1.6.1. Khái niệm ..................................................................................................... 37 1.6.2. Hoạt động của chatbot.................................................................................. 38 1.6.3. Sự phát triển của chatbot .............................................................................. 38 1.6.4. Các lĩnh vực ứng dụng của chatbot .............................................................. 39 CHƢƠNG 2. PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG CHATBOT ........................ 40 2.1. CÁC MÔ HÌNH CHATBOT .............................................................................. 40 2.2. PHÂN LOẠI CHATBOT ................................................................................... 41 2.2.1. Flow-oriented chatbot .................................................................................. 41 2.2.2. Chatbot thông minh nhân tạo (Artificially intelligent chatbot) ................... 41 2.2.3. Chatbot lai (Hybrid chatbot) ........................................................................ 42 2.2.4. Chatbot đƣợc hỗ trợ bởi con ngƣời .............................................................. 43 2.3. CÁC PHƢƠNG PHÁP XÂY DỰNG CHATBOT ............................................. 43 2.3.1. So sánh trùng khớp mẫu câu (Pattern matchers).......................................... 43 2.3.2. Sử dụng thuật toán phân lớp (Classification algorithms) ............................ 44 2.3.3. Mạng nơron nhân tạo (Artificial Neural Network - ANN) .......................... 44 vi 2.3.4. Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Natural Language Processing - NLP) ................ 44 2.3.5. Hiểu ngôn ngữ tự nhiên (Natural Language Understanding - NLU) ........... 45 2.4. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN KHI PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CHATBOT .......... 46 2.4.1. Xác định ý định ngƣời dùng ......................................................................... 47 2.4.2. Trích xuất thông tin ...................................................................................... 49 2.4.3. Quản lý hội thoại .......................................................................................... 50 2.5. CÔNG CỤ TẠO CHATBOT ............................................................................. 52 2.5.1. Nền tảng tạo chatbot .................................................................................... 52 2.5.2. Xây dựng chatbot dựa trên nền tảng mã nguồn mở RaSa............................ 52 CHƢƠNG 3. CÀI ĐẶT THỰC NGHIỆM HỆ THỐNG CHATBOT HỖ TRỢ TƢ VẤN DU LỊCH QUẢNG BÌNH ................................................................................... 57 3.1. BÀI TOÁN TƢ VẤN DU LỊCH ........................................................................ 57 3.2. PHÂN TÍCH NHU CẦU TƢ VẤN DU LỊCH ................................................... 59 3.3. DỮ LIỆU THỰC NGHIỆM ............................................................................... 61 3.4. MÔ HÌNH HỆ THỐNG ...................................................................................... 63 3.5. CÀI ĐẶT THỰC NGHIỆM ............................................................................... 64 3.5.1. Một số yêu cầu về hệ thống ......................................................................... 64 3.5.2. Ngôn ngữ sử dụng ........................................................................................ 65 3.5.3. Xây dựng tập dữ liệu huấn luyện và kịch bản hội thoại .............................. 66 3.5.4. Xây dựng các Action:................................................................................... 69 3.6. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM .............................................................................. 71 3.7. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ......................................................... 74 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ HƢỚNG PHÁT TRIỂN................................................... 77 1. Kết luận .................................................................................................................. 77 2. Hƣớng phát triển .................................................................................................... 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 79 vii TÓM TẮT LUẬN VĂN NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHATBOT HỖ TRỢ TƢ VẤN DU LỊCH QUẢNG BÌNH Học viên: Nông Văn Tùng Chuyên ngành: Khoa học máy tính Mã số: 8480101 Khóa: K35 Trƣờng Đại học Bách khoa – ĐHĐN Tóm tắt: Ngày nay chatbot có thể đƣợc ứng dụng rất nhiều trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nghiên cứu xây dựng chatbot dựa trên mã nguồn mở là một hƣớng nghiên cứu nhận đƣợc nhiều sự quan tâm hiện nay. Trong luận văn này, tôi trình bày cơ sở lý thuyết học máy, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, các phƣơng pháp tạo chatbot. Từ đó đề xuất mô hình hệ thống chatbot hỗ trợ tƣ vấn du lịch. Quá trình xây dựng hệ thống chatbot bao gồm các bƣớc sau: (1) Thu thập dữ liệu; (2) Xác định ngôn ngữ sử dụng; (3) Xây dựng tập dữ liệu huấn luyện; (4) Kịch bản hộp thoại; (5) Xây dựng Action Kết quả thực nghiệm trên bộ dữ liệu đã đƣợc xây dựng cho thấy giải pháp đề xuất xây dựng chatbot mang lại hiệu quả trong việc tƣ vấn cho khách du lịch. Từ khóa: Xử lý ngôn ngữ tự nhiên, biểu diễn văn bản, độ tƣơng đồng văn bản, công nghệ chatbot, chatbot RESEARCH CONSTRUCTION OF CHATBOT QUANG BINH TOURIST CONSULTANT SUPPORT Student: Nong Van Tung Major: Computer Science Code: 8480101 Course: K35 Polytechnic University – Da Nang University Abstract: Today chatbot can be applied a lot in the areas of social life. Researching to build chatbot based on open source is a research direction that has received much attention now. In this dissertation, I present the theory of machine learning theory, natural language processing, methods and chatbot technology. Since then propose a model of chatbot system to support tourism consultancy. The process of building chatbot system includes the following steps: (1) Data collection; (2) Determine the language used; (3) Develop training data set; (4) Script dialog; (5) Building Action Experimental results on the data set have been developed, showing that the proposed solution for building chatbot is effective in advising tourists. Keywords: Natural language processing, Text representation, Text similarity, Chatbot technology, chatbot. viii DANH SÁCH CÁC HÌNH Hình 1.1. Bộ dữ liệu chữ viết tay [22] ............................................................................. 9 Hình 1.2. Mô hình vector biểu diễn văn bản [3] ........................................................... 15 Hình 1.3. Ví dụ mô hình đồ thị khái niệm ..................................................................... 18 Hình 1.4. Ví dụ mô hình đồ thị hình sao [3] ................................................................. 19 Hình 1.5. Ví dụ về mô hình đồ thị có hƣớng, không gán nhãn ..................................... 20 Hình 1.6. Ví dụ mô hình đồ thị n khoảng cách đơn giản [3] ......................................... 20 Hình 1.7. Mô hình Cbow và Skip-gram [31] ................................................................ 21 Hình 1.8. Mô hình túi từ phân tán của vectơ đoạn [4] .................................................. 22 Hình 1.9. Mô hình bộ nhớ phân tán [4] ......................................................................... 22 Hình 1.10. Mô hình bộ nhớ phân tán cho việc học vector đoạn[35] ............................. 23 Hình 1.11. Ví dụ về cây quyết định [15] ....................................................................... 33 Hình 1.12. Sơ đồ đơn giản mạng Nơron nhân tạo [2] ................................................... 34 Hình 1.13. Sơ đồ đồ thị có hƣớng đơn giản [2] ............................................................. 35 Hình 1.14. Siêu mặt phẳng h phân chia dữ liệu huấn huyện thành 2 lớp + và - với khoảng cách biên lớn nhất [10]. .................................................................................... 36 Hình 1.15. Xử lý hội thoại giữa chatbot và con ngƣời .................................................. 38 Hình 1.16. Hoạt động của chatbot ................................................................................. 38 Hình 2.1. Đoạn hội thoại của một chatbot trí tuệ nhân tạo [8] ...................................... 42 Hình 2.2. Chatbot tự động trả lời câu hỏi của khách hàng [28] .................................... 43 Hình 2.3. Cấu trúc cơ bản của một chatbot sử dụng NLP và công nghệ Machine learning [19] .................................................................................................................. 45 Hình 2.4. Hệ thống chatbot sử sử dụng phƣơng pháp NLU [17] .................................. 46 Hình 2.5. Kiến trúc của hệ thống phân lớp ý định [23] ................................................. 48 Hình 2.6. Minh hoạ quản lý hội thoại theo mô hình máy trạng thái hữu hạn FSA [24]51 Hình 2.7. Xây dựng tập dữ liệu huấn luyện .................................................................. 55 Hình 3.1. Phần mềm chatbot ......................................................................................... 59 ix Hình 3.2. Chatbot hỗ trợ tƣ vấn thông tin du lịch ......................................................... 60 Hình 3.3. Mô hình hệ thống chatbot .............................................................................. 63 Hình 3.4. Máy ảo Vultr.com dùng để cài đặt chatbot ................................................... 64 Hình 3.5. Các bƣớc thực hiện của giải thuật ................................................................. 66 Hình 3.6. Đặt phòng thông qua chatbot ......................................................................... 72 Hình 3.7. Hỏi tìm thông tin nhà hàng ............................................................................ 73 Hình 3.8. Hỏi tìm thông tin nhà hàng có chỉnh sửa....................................................... 73 Hình 3.9. Chatbot trích xuất thông tin về số ngƣời phụ thuộc nhiều vào dữ liệu huấn luyện NLU ..................................................................................................................... 74 Hình 3.10. Dữ liệu Tiếng Việt không dấu chƣa có kết quả nhƣ mong muốn ............... 76 x DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Biểu diễn văn bản trong mô hình logic ......................................................... 14 xi DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT AI Artificial Intelligence ML Machine Learning NLG Natural Language Generation NLU Natural Language Understanding NPL Natural Language Processing SVM Support Vector Machine 1 PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chatbot là một chƣơng trình máy tính hoặc trí thông minh nhân tạo tƣơng tác với con ngƣời bằng ngôn ngữ tự nhiên, thực hiện cuộc trò chuyện thông qua một giao diện dƣới dạng tin nhắn hoặc âm thanh. Thuật ngữ “ChatterBot” ban đầu đƣợc đặt bởi Michael Mauldin đầu tiên vào năm 1994. Chatbots còn đƣợc gọi là Conversational Agents hay Dialog Systems. Các chatbots đƣợc thiết kế một cách thuyết phục con ngƣời cƣ xử nhƣ một đối tác đàm thoại. Theo cách tƣơng tác mà chúng tƣơng tác với ngƣời dùng, các chatbots thƣờng đƣợc chia thành hai loại: âm thanh và tin nhắn. Các chatbots đƣợc thiết kế phức tạp dựa trên nền tảng xử lý ngôn ngữ tự nhiên, nhƣng cũng có nhiều hệ thống khác đơn giản hơn bằng cách quét từ khóa trong đầu vào, sau đó trả lời với từ khóa phù hợp nhất hoặc mẫu từ ngữ tƣơng tự nhất trong cơ sở dữ liệu. Hiện nay phần lớn các chatbot đều thực hiện truy cập thông qua các trợ lý ảo nhƣ trợ lý Google và Amazon Alexa, dƣới ứng dụng tin nhắn nhƣ Facebook Messenger, WeChat hoặc thông qua các ứng dụng và trang web của các tổ chức riêng lẻ. Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo tạo điều kiện để chatbot phát triển nhanh chóng và tạo ra một hệ sinh thái chatbot tƣơng tự hệ sinh thái ứng dụng. Chatbot đƣợc sử dụng trong rất nhiều công việc nhƣ trong việc chăm sóc khách hàng (cung cấp thông tin sản phẩm, đƣa ra các thông tin gợi ý…), quản lý hàng tồn, sắp xếp lịch, tra cứu dữ liệu y tế, chăm sóc sức khỏe. Chatbot giúp tối ƣu hóa năng suất, giảm thiểu chi phí thông qua chăm sóc khách hàng, chăm sóc sức khỏe, đời sống con ngƣời. Chatbot có lợi thế để dễ dàng sử dụng bất cứ ngành nghề nào. Du lịch là một trong những ngành kinh tế quan trọng, là một ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Du lịch không những có khả năng tạo ra nguồn thu nhập rất lớn cho xã hội mà còn góp phần thực hiện chính sách mở cửa, giao lƣu văn hóa, thúc đẩy sự đổi mới và phát triển nhiều ngành kinh tế khác, đồng thời giải quyết nhiều vấn đề mang tính chất xã hội. Quảng Bình, vùng đất đƣợc thiên nhiên ƣu ái ban tặng nhiều tài nguyên quý, độc đáo để phục vụ cho việc phát triển một ngành du lịch với nhiều loại sản phẩm du lịch, hình thức du lịch phong phú và đa dạng. Quảng Bình đã xác định “Du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh”. Quảng Bình là vùng đất giàu tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch, tuy nhiên du lịch Quảng Bình chƣa phát triển tƣơng xứng với tiềm năng vốn có. Làm thế nào để du lịch Quảng Bình phát triển đi lên ngày một nhanh và mạnh mẽ, thu hút đƣợc lƣợng khách du lịch đến thăm quan nhiều 2 hơn, nâng cao sức cạnh tranh, nâng cao vị thế du lịch Quảng Bình là một vấn đề quan trọng và cấp thiết cần đƣợc đặt ra hiện nay. Hiện nay, khách du lịch có thể tìm hiểu thông tin về các địa điểm, dịch vụ du lịch ở Quảng Bình thông qua các công cụ tìm kiếm thông tin trên internet và thông tin từ các công ty du lịch. Tuy nhiên những thông tin hữu ích và thiết thực với du khách còn hạn chế, du khách phải mất rất nhiều thời gian trong việc tìm hiểu thông tin. Với mong muốn tạo một chatbot có khả năng hỗ trợ tƣ vấn thông tin du lịch ở Quảng Bình để góp phần thu hút khách du lịch, nâng cao chất lƣợng du lịch tại Quảng Bình, tôi đề xuất đề tài “Nghiên cứu xây dựng chatbot hỗ trợ tư vấn du lịch Quảng Bình” làm đề tài luận văn của mình. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu a. Mục tiêu - Tìm hiểu về học máy, các thuật toán trong xử lý ngôn ngữ tự nhiên áp dụng trong xây dựng chatbot nhằm nâng cao hiệu quả, độ chính xác của chatbot. - Xây dựng ngữ cảnh chatbot về du lịch Quảng Bình dựa trên các đặc trƣng dữ liệu về du lịch Quảng Bình. - Ứng dụng mã nguồn mở Rasa để xây dựng thử nghiệm hệ thống chatbot hỗ trợ tƣ vấn cho khách du lịch tới Quảng Bình. b. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu lý thuyết máy học và các thuật toán liên quan đến chatbot. - Tìm hiểu các phƣơng pháp xử lý ngôn ngữ tự nhiên với ngôn ngữ Tiếng Việt. - Tìm hiểu các phƣơng pháp tính toán độ tƣơng tự của văn bản. - Tìm hiểu công nghệ và kỹ thuật thiết kế chatbot. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tƣợng nghiên cứu - Lý thuyết máy học, các thuật toán, phƣơng pháp xử lý ngôn ngữ tự nhiên với ngôn ngữ Tiếng Việt. - Mã nguồn mở Rasa và kỹ thuật xây dựng chatbot. 3 - Dữ liệu về du lịch Quảng Bình. b. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu dữ liệu Tiếng Việt dùng trong du lịch và ngôn ngữ hội thoại sử dụng cho xây dựng chatbot. - Xây dựng và thực nghiệm hệ thống mô phỏng trợ lý ảo có trí tuệ nhân tạo, hiểu và có thể trả lời những câu hỏi về thông tin du lịch Quảng Bình. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu a. Nghiên cứu lý thuyết - Lý thuyết về học máy, các phƣơng pháp biễu diễn văn bản và đối sánh văn bản. - Tổng hợp và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến chatbot, các thuật toán tối ƣu dùng trong chatbot. - Thu thập, thống kê số liệu từ nguồn dữ liệu về du lịch Quảng Bình. - Xây dựng kịch bản cho chatbot du lịch Quảng Bình. b. Nghiên cứu thực nghiệm Cài đặt thực nghiệm chatbot trên tập dữ liệu về du lịch Quảng Bình và phân tích, đánh giá kết quả. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài a. Về mặt lý thuyết - Thực nghiệm các giả thuyết về các kỹ thuật xử lý ngôn ngữ tự nhiên, kỹ thuật tính toán độ tƣơng đồng về mặt ngữ nghĩa trong văn bản Tiếng Việt… giúp chatbot hiểu đƣợc câu đàm thoại khi giao tiếp với con ngƣời. - Thực nghiệm các kỹ thuật học máy, khai phá dữ liệu trong huấn luyện và trang bị khả năng tự học của chatbot. b. Về mặt thực tiễn - Khách du lịch giao tiếp với hệ thống chatbot hoạt động tự động trên nền tảng trí tuệ nhân tạo, từng bƣớc đƣa Việt Nam bắt kịp và hội nhập theo xu hƣớng phát triển của công nghiệp 4.0. - Tăng lƣợng du khách đến với Quảng Bình, nâng cao chất lƣợng chăm sóc khách du lịch. 4 6. Bố cục luận văn: Nội dung luận văn đƣợc trình bày với các phần chính nhƣ sau: Phần I. Mở đầu Phần II. Nội dung luận văn Chƣơng 1. Tổng quan về học máy và xử lý ngôn ngữ tự nhiên Chương này sẽ trình bày tổng quan về học máy và xử lý ngôn ngữ tự nhiên, các phương pháp biểu diễn văn bản, tính độ tương đồng văn bản, các phương pháp phân loại văn bản, chatbot. Chƣơng 2 . Phân tích và thiết kế chatbot hệ thống chatbot Nội dung chương 2 sẽ trình bày về mô hình chatbot, phân loại chatbot, các phương pháp xây dựng chatbot, các vấn đề cơ bản khi triển khai xây dựng hệ thống chatbot, xây dựng chatbot trên nền tảng Rasa. Chƣơng 3. Cài đặt thực nghiệm hệ thống chatbot hỗ trợ tƣ vấn du lịch Quảng bình Trong chương này mô tả bài toán sử dụng chatbot hỗ trợ tư vấn, phân tích nhu cầu tư vấn, xây dựng dữ liệu thực nghiệm, đề xuất mô hình hệ thống, cài đặt thực nghiệm, phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm Phần III. Kết luận và hƣớng phát triển 5 PHẦN II. NỘI DUNG CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HỌC MÁY VÀ XỬ LÝ NGÔN NGỮ TỰ NHIÊN 1.1. PHƢƠNG PHÁP HỌC MÁY 1.1.1. Trí tuệ nhân tạo 1.1.1.1. Định nghĩa Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI) là lĩnh vực chuyên nghiên cứu và phát triển các hệ thống (phần mềm và phần cứng) nhằm giải quyết các bài toán giống nhƣ cách thức giải quyết của con ngƣời trong một ngữ cảnh nào đó. Trí tuệ nhân tạo là một ngành khoa học máy tính, đƣợc xây dựng trên một nền tảng lý thuyết chắc chắn và có thể ứng dụng việc tự động hóa các hành vi thông minh của máy tính; giúp máy tính có đƣợc những trí tuệ của con ngƣời nhƣ: biết suy nghĩ và lập luận để giải quyết vấn đề, biết giao tiếp do hiểu ngôn ngữ, biết nói, biết học và tự thích nghi [13]. 1.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển “Liệu máy tính có khả năng suy nghĩ hay không?” đây là vấn đề đƣợc bác học ngƣời Anh Alan Turing đƣa ra xem xét, ý tƣởng xây dựng một chƣơng trình AI xuất hiện lần đầu vào tháng 10/1950. Thực hiện câu trả lời câu hỏi này, ông đã đƣa ra khái niệm “phép thử bắt chƣớc” mà sau này ngƣời ta gọi là “phép thử Turing”. Phép thử đƣợc thực hiện dƣới dạng một trò chơi. Trong đó, có ba đối tƣợng tham gia trò chơi (gồm hai ngƣời và một máy tính). Một ngƣời (ngƣời thẩm vấn) ngồi trong một phòng kín tách biệt với hai đối tƣợng còn lại. Ngƣời này đặt các câu hỏi và nhận các câu trả lời từ ngƣời kia (ngƣời trả lời thẩm vấn) và từ máy tính. Cuối cùng, nếu ngƣời thẩm vấn không phân biệt đƣợc câu trả lời nào là của ngƣời, câu trả lời nào là của máy tính thì lúc đó có thể nói máy tính đã có khả năng “suy nghĩ” giống nhƣ ngƣời [32]. Tại hội nghị do Marvin Minsky và John McCarthy tổ chức với sự tham dự của vài chục nhà khoa học tại trƣờng Dartmouth (Mỹ) vào năm 1956, tên gọi “Artificial Intelligence” đƣợc công nhận chính thức và đƣợc dùng cho đến ngày nay. Cũng tại đây, bộ môn nghiên cứu trí tuệ nhân tạo đầu tiên đã đƣợc thành lập. Những năm sau đó, các nhà khoa học nhƣ John McArthy, Marvin Minsky, Allen Newell và Herbert Simon cùng với những cộng sự đã viết nên những chƣơng trình máy tính giải đƣợc những bài toán đại số, chứng minh các định lý và nói đƣợc 6 tiếng Anh [32]. Những thập niên tiếp theo một số nghiên cứu đã chứng minh không thể vƣợt qua với các công nghệ tại thời điểm đó. Đến thập kỷ 60, 70 Joel Moses viết chƣơng trình toán học Macsyma sử dụng cơ sở tri thức đầu tiên thành công. Marvin Minsky và Seymour Papert đƣa ra các chứng minh đầu tiên về giới hạn của các mạng nơron đơn giản. Vào đầu những năm 1980, những nghiên cứu thành công liên quan đến AI nhƣ các hệ chuyên gia (expert systems) - một dạng của chƣơng trình AI mô phỏng tri thức và các kỹ năng phân tích của một hoặc nhiều chuyên gia con ngƣời. Đến những năm 1990 và đầu thế kỷ 21, AI đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn nhất, AI đƣợc áp dụng trong logic, khai phá dữ liệu, chẩn đoán y học và nhiều lĩnh vực ứng dụng khác trong công nghiệp Hiện nay, khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, cùng những bộ dữ liệu phong phú, các công cụ phát triển phần mềm miễn phí hoặc giá rẻ đã hỗ trợ rất nhiều cho các nhà nghiên cứu. Từ đó đã thúc đẩy sự phát triển các nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo, giúp cho AI thu hút đông đảo các ông lớn nhƣ: Facebook, Google, Microsoft... tham gia nghiên cứu, phát triển sản phẩm và mở ra kỷ nguyên mới cho trí tuệ nhân tạo. 1.1.1.3. Một số ứng dụng Ngày nay, trí tuệ nhân tạo đƣợc ứng dụng theo hai hƣớng: Thiết kế những máy tính thông minh độc lập với cách suy nghĩ của con ngƣời và dùng máy tính để bắt chƣớc quá trình xử lý của con ngƣời, một số ứng dụng cơ bản nhƣ sau: Nhận dạng chữ viết: Nhận dạng chữ viết ứng dụng trong lĩnh vực nhận dạng chữ in hoặc chữ viết tay và lƣu thành văn bản điện tử. Ở Việt Nam, phần mềm VnDOCR do Phòng Nhận dạng & Công nghệ tri thức, Viện Công nghệ Thông tin xây dựng có thể nhận dạng trực tiếp tài liệu bằng cách quét thông qua máy scanner thành các tệp ảnh, chuyển đổi thành các tệp có định dạng *.doc, *.xls, *.txt, *.rtf, giúp ngƣời sử dụng không phải gõ lại tài liệu vào máy. Tƣơng tự với phần mềm nhận dạng chữ viết trong thƣ viện, ngƣời ta cũng có thể dễ dàng chuyển hàng ngàn đầu sách thành văn bản điện tử một cách nhanh chóng [33]. Nhận dạng tiếng nói: Nhận dạng tiếng nói đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp giữa ngƣời và máy. Nó giúp máy móc hiểu và thực hiện các hiệu lệnh của con ngƣời. Một ứng dụng trong lĩnh vực này là hãng sản xuất xe hơi BMW (Đức) đang tiến hành phát triển một công nghệ mới cho phép các tài xế có thể soạn email, tin nhắn bằng giọng nói trong khi đang lái xe [33]. 7 Dịch tự động: Dịch tự động là công việc thực hiện dịch một ngôn ngữ sang một hoặc nhiều ngôn ngữ khác, không có sự can thiệp của con ngƣời trong quá trình dịch. Tuy nhiên, để làm cho máy hiểu đƣợc ngôn ngữ là một trong những vấn đề khó nhất của trí tuệ nhân tạo. Thí dụ câu: “bà già đi nhanh quá” cũng có nhiều cách hiểu khác nhau: với cách phân tách từ và cụm từ thành bà già/đi/nhanh quá và bà/già đi/nhanh quá... thì việc dịch câu kiểu nhƣ thế này từ tiếng Việt sang tiếng Anh đòi hỏi máy không những phải hiểu đúng nghĩa câu tiếng Việt mà còn phải tạo ra đƣợc câu tiếng Anh tƣơng ứng. Do đó đây vẫn là ứng dụng phức tạp. Tìm kiếm thông tin: Thông tin trên mạng hàng ngày đƣợc gia tăng theo cấp số nhân. Việc tìm kiếm thông tin mà ngƣời dùng quan tâm bây giờ là tìm đúng thông tin mình cần và phải đáng tin cậy. Theo thống kê, có đến hơn 90% số lƣợng ngƣời Việt Nam lên mạng internet để thực hiện việc tìm kiếm thông tin. Các máy tìm kiếm (search engine) hiện nay chủ yếu thực hiện tìm kiếm dựa theo từ khóa. Thí dụ, Google hay Yahoo chỉ phân tích nội dung một cách đơn giản dựa trên tần suất của từ khoá, thứ hạng của trang và một số tiêu chí đánh giá khác. Kết quả là rất nhiều tìm kiếm không nhận đƣợc câu trả lời phù hợp, thậm chí bị dẫn tới một liên kết không liên quan gì do thủ thuật đánh lừa nhằm giới thiệu sản phẩm hoặc lại nhận đƣợc quá nhiều tài liệu không phải thứ ta mong muốn, trong khi đó lại không tìm ra tài liệu cần tìm [33]. Khai phá dữ liệu và phát hiện tri thức: Đây là lĩnh vực cho phép xử lý từ rất nhiều dữ liệu khác nhau để phát hiện ra tri thức mới. Ngoài ra, ứng dụng trong lĩnh vực này cũng cần phải biết trả lời câu hỏi của ngƣời sử dụng chúng từ việc tổng hợp dữ liệu thay vì máy móc chỉ đáp trả những gì có sẵn trong bộ nhớ. Thực tế để làm đƣợc điều này rất khó, nó gần nhƣ là mô phỏng quá trình học tập, khám phá khoa học của con ngƣời. Ngoài ra, dữ liệu thƣờng có số lƣợng rất lớn, với nhiều kiểu (số, văn bản, hình ảnh, âm thanh, video...) và không ngừng thay đổi. Để tìm ra tri thức thì các chƣơng trình phải đối mặt với vấn đề độ phức tạp tính toán. Đây là lĩnh vực vẫn còn đang trong giai đoạn đầu phát triển [33]. Lái xe tự động: Theo Sebastian Thrun, Giáo sƣ ngành máy tính và kỹ thuật điện của Đại học Carnegie Mellon: ƣu điểm lớn nhất của xe tự lái là khả năng loại bỏ sai sót của con ngƣời - nguyên nhân dẫn đến 95% số vụ tử vong mỗi năm tại Mỹ do tai nạn giao thông. “Chúng tôi có thể giảm bớt 50% số vụ tai nạn do nguyên nhân này”, ông Sebastian Thrun khẳng định. Chế tạo đƣợc ôtô tự lái và an toàn cao cũng là một mục tiêu đƣợc Cục nghiên cứu các dự án công nghệ cao Bộ quốc phòng Mỹ DARPA (Defense Advanced Research Projects Agency) khởi xƣớng và hỗ trợ dƣới dạng một cuộc thi mang tên “thách thức lớn của DARPA” (DARPA grand challenge). Chúng ta 8 hy vọng sẽ đến một ngày, những chiếc ôtô chạy trên đƣờng không cần ngƣời lái. Chỉ nói nơi muốn đến, xe sẽ đƣa ta đi và đi an toàn [33]. Robot: Nhiều đề án nghiên cứu về robot thông minh và các lĩnh vực liên quan đƣợc ứng dụng trong đời sống. Các đề án này hƣớng đến các sáng tạo công nghệ có nhiều ý nghĩa trong văn hóa, xã hội và công nghiệp, đòi hỏi phải tích hợp nhiều công nghệ, nhƣ nguyên lý các tác tử, biểu diễn tri thức về không gian, nhận biết chiến lƣợc, lập luận thời gian thực, nhận dạng và xử lý các chuỗi hình ảnh liên tục trong thời gian thực... Một trong những ứng dụng đó là đề án RoboCup: tổ chức thi đấu bóng đá giữa các đội robot. 1.1.2. Học máy 1.1.2.1. Các phương pháp học máy Học máy (Machine learning) là một lĩnh vực của trí tuệ nhân tạo liên quan đến việc nghiên cứu và xây dựng các kĩ thuật cho phép các hệ thống "học" tự động từ dữ liệu để giải quyết những vấn đề cụ thể. Ví dụ nhƣ các máy có thể "học" cách phân loại thƣ điện tử xem có phải thƣ rác (spam) hay không và tự động xếp thƣ vào thƣ mục tƣơng ứng. Học máy rất gần với suy diễn thống kê (statistical inference) tuy có khác nhau về thuật ngữ [25]. Hiện nay có hai cách phổ biến để phân nhóm các thuật toán học máy. Đó là dựa trên phƣơng thức học (learning style) và dựa trên chức năng (function) của mỗi thuật toán [22]. Các thuật toán học máy theo phƣơng thức học đƣợc chia làm 4 nhóm: Học có giám sát, học không giám sát, học bán giám sát, học củng cố. - Học có giám sát (Supervised Learning): Là thuật toán dự đoán đầu ra (outcome) của một dữ liệu mới (new input) dựa trên các cặp (input, outcome) đã biết từ trƣớc. Cặp dữ liệu này còn đƣợc gọi là (dữ liệu, nhãn). Học có giám sát là nhóm phổ biến nhất trong các thuật toán học máy. Phát biểu dƣới dạng toán học, học giám sát là khi chúng ta có một tập hợp biến đầu vào X={x1,x0,…,xN} và một tập hợp nhãn tƣơng ứng Y={y1,y2,…,yN}, trong đó xi,yi là các vector. Các cặp dữ liệu biết trƣớc  xi , yi  X  Y đƣợc gọi là tập dữ liệu huấn luyện (training data). Từ tập dữ liệu huấn luyện này, chúng ta cần tạo ra một hàm số ánh xạ mỗi phần tử từ tập X sang một phần tử (xấp xỉ) tƣơng ứng của tập Y. yi  f ( xi ) với x  1, 2,...N Mục đích là xấp xỉ hàm số f thật tốt để khi có một dữ liệu x mới, chúng ta có thể tính đƣợc nhãn tƣơng ứng của nó y  f ( x) 9 Ví dụ: Trong lĩnh vực nhận dạng chữ viết tay, ở Hình 1.1 dƣới đây là tập bộ chữ số mỗi chữ số đƣợc viết bởi nhiều ngƣời khác nhau. Bức ảnh này khi đƣợc đƣa vào trong một thuật toán và chỉ cho nó biết mỗi bức ảnh tƣơng ứng với chữ số nào. Sau khi thuật toán tạo ra một mô hình, tức một hàm số mà đầu vào là một bức ảnh và đầu ra là một chữ số, khi nhận đƣợc một bức ảnh mới mà mô hình chƣa nhìn thấy bao giờ, nó sẽ dự đoán bức ảnh đó chứa chữ số nào [22]. Hình 1.1. Bộ dữ liệu chữ viết tay [22] Thuật toán học có giám sát đƣợc chia thành hai loại là phân loại (classification) và hồi quy (regression). Một bài toán đƣợc gọi là phân loại nếu các nhãn của dữ liệu vào đƣợc chia thành một số hữu hạn nhóm. Ví dụ: công cụ xác định xem một email có phải là thƣ rác hay không của Gmail; xác định xem một khách hàng có khả năng thanh toán nợ hay không trong các hãng tín dụng. Còn hồi quy thì nhãn không đƣợc chia thành các nhóm mà là một giá trị cụ thể. Ví dụ: một khu đất có diện tích là x m2 , có y căn nhà, các xa trung tâm thị trấn z km sẽ có giá bao nhiêu? - Học không giám sát ( Unsupervised Learning): Trong thuật toán này chỉ có dữ liệu đầu vào mà không biết đƣợc đầu ra hoặc nhãn. Thuật toán này sẽ dựa vào cấu trúc dữ liệu để thực hiện một công việc nào đó, ví dụ nhƣ phân nhóm (clustering) hoặc giảm số chiều của dữ liệu (dimension reduction) để thuận tiện trong việc lƣu trữ và tính toán. Phát biểu dƣới dạng toán học, học không giám sát là khi chúng ta chỉ có dữ liệu vào X mà không biết nhãn Y tƣơng ứng. Ví dụ: Xây dựng tham số “k-mean” cho vấn đề chia nhóm. Thuật toán Apriori cho các vấn đề liên quan đến việc học tập quy tắc. Các bài toán học không giám sát tiếp tục đƣợc chia thành hai loại phân nhóm (clustering) và kết hợp (association). Phân nhóm của một bài toán phân nhóm toàn bộ 10 dữ liệu X thành các nhóm nhỏ dựa trên sự liên quan giữa các dữ liệu trong mỗi nhóm. Ví dụ: phân nhóm khách hàng dựa trên hành vi mua hàng. Kết hợp là bài toán khi chúng ta muốn khám phá ra một quy luật dựa trên nhiều dữ liệu cho trƣớc. Ví dụ: chẳng hạn nhƣ những ngƣời mua A cũng có khuynh hƣớng mua B [29]. - Học bán giám sát (Semi-Supervised Learning): Các bài toán khi chúng ta có một lƣợng lớn dữ liệu X nhƣng chỉ một phần trong chúng đƣợc gán nhãn đƣợc gọi là học bán giám sát. Những bài toán thuộc nhóm này nằm giữa hai nhóm học giám sát và học không giám sát. Trong thực tế các bài toán học máy thuộc học bán giám sát thì việc thu thập dữ liệu có chi phí cao và tốn nhiều thời gian. Ngoài ra có những loại dữ liệu chỉ có chuyên gia mới gán nhãn đƣợc (nhƣ ảnh y học), cũng có những loại dữ liệu chƣa có nhãn có thể thu thập với chi phí thấp từ internet. Ví dụ: Chúng ta đã lƣu trữ đƣợc là một kho ảnh nhƣng chỉ có một phần ảnh đƣợc gán nhãn (nhƣ bức ảnh về ngƣời, động vật) và phần ảnh còn lại không đƣợc gán nhãn. - Học củng cố (Reinforcement Learning): Là các bài toán giúp cho một hệ thống tự động xác định hành vi dựa trên hoàn cảnh để đạt đƣợc lợi ích cao nhất. Hiện tại, học củng cố chủ yếu đƣợc áp dụng vào lý thuyết trò chơi (Game Theory), các thuật toán cần xác định nƣớc đi tiếp theo để đạt đƣợc điểm số cao nhất. Ví dụ: huấn luyện cho máy tính chơi game Mario là một dạng học củng cố. 1.1.2.2. Ứng dụng của học máy Hiện nay học máy đƣợc ứng dụng rộng khắp các ngành khoa học, sản xuất đặc biệt là các ngành cần phân tích khối dữ liệu lớn. Một số ứng dụng học máy phổ biến: Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Natural Language Processing): Xử lý văn bản, truy xuất thông tin, trích chọn thông tin, tóm tắt văn bản tự động, khai phá và phát hiện tri thức, giao tiếp ngƣời – máy, dịch máy. Máy tìm kiếm: Nhƣ Google, Bing, Youtube các hệ thống này sử dụng các công cụ của học máy để phát triển hệ thống tìm kiếm. Tin sinh học: Trong lĩnh vực tin sinh học chuyên nghiên cứu về việc phát triển các giải thuật, lý thuyết và các kĩ thuật thống kê và tính toán để giải quyết các bài toán bắt nguồn từ nhu cầu quản lý và phân tích dữ liệu sinh học, phân loại và dự đoán chuỗi gene, dự đoán tính chất của thuốc mới. Nhận dạng mẫu (Patten recognition): Các ứng dụng phổ biến là nhận dạng tiếng nói tự động, phân loại văn bản thành nhiều loại khác nhau (ví dụ: những thƣ điện tử 11 nào là spam/non-spam), nhận dạng tự động các mã bƣu điện viết tay trên các bao thƣ, hay hệ thống nhận dạng danh tính dựa vào mặt ngƣời. Chẩn đoán trong y tế: Công nghệ học máy giúp các chuyên gia y tế xác định những xu hƣớng hoặc tín hiệu để cải thiện khả năng điều trị, chẩn đoán bệnh, trợ giúp phân tích ảnh X – quang. Các dịch vụ tài chính: Ngân hàng và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính sử dụng công nghệ học máy nhằm tìm khách hàng đang có hồ sơ rủi ro cao hoặc sử dụng giám sát mạng để chỉ rõ những tín hiệu lừa đảo, gian lận thẻ tín dụng. Phân tích thị trƣờng chứng khoán (stock market analysis): Sử dụng các kỹ thuật toán học máy tiên tiến nhƣ mạng nơron nhân tạo (ANN), máy vector hỗ trợ (SVM) vào bài toán dự báo chứng khoán dựa trên tập dữ liệu lịch sử giá. Trò chơi: Chơi cờ (Deep blue, IBM, 1998), Deep Blue là một máy tính chơi cờ vua do IBM phát triển. Nó đƣợc biết đến nhƣ là hệ thống cờ vua máy tính đầu tiên giành đƣợc cả một trò chơi cờ vua và một trận đấu cờ vua chống lại nhà vô địch thế giới trị vì dƣới sự kiểm soát thời gian thông thƣờng [30]. Ngƣời máy (robot): Là tổng hợp của rất nhiều ngành khoa học, trong đó học máy tạo nên hệ thần kinh/bộ não của ngƣời máy. 1.2. XỬ LÝ NGÔN NGỮ TỰ NHIÊN 1.2.1. Tổng quan xử lý ngôn ngữ tự nhiên Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Natural Language Processing – NLP) là một nhánh của trí tuệ nhân tạo đƣợc tập trung vào các ứng dụng trên ngôn ngữ của con ngƣời. Trong trí tuệ nhân tạo thì xử lý ngôn ngữ tự nhiên là một trong những phần khó nhất vì nó liên quan đến hiểu ngôn ngữ công cụ hoàn hảo nhất của tƣ duy và giao tiếp [26]. Xử lý ngôn ngữ chính là xử lý thông tin khi thông tin đầu vào là “dữ liệu ngôn ngữ” (dữ liệu cần biến đổi), tức dữ liệu “văn bản” hay “tiếng nói”. Các dữ liệu liên quan đến ngôn ngữ viết (văn bản) và nói (tiếng nói) đang dần trở thành kiểu dữ liệu chính con ngƣời và lƣu trữ dƣới dạng điện tử. Đặc điểm chính của kiểu dữ liệu này là không có cấu trúc hoặc nửa bán cấu trúc và chúng ta không thể lƣu trữ trong các khuôn dạng cố định nhƣ các bảng biểu. 1.2.2. Các bài toán cơ bản trong xử lý ngôn ngữ tự nhiên Xử lý ngôn ngữ tự nhiên bao gồm hiểu ngôn ngữ tự nhiên và sinh ngôn ngữ tự nhiên. Trong đó, hiểu ngôn ngữ tự nhiên (NLU) bao gồm 4 bƣớc chính sau đây [34]: 12 Phân tích hình vị: Là sự nhận biết, phân tích, và miêu tả cấu trúc của những hình vị trong một ngôn ngữ cho trƣớc và các đơn vị ngôn ngữ khác, nhƣ từ gốc, biên từ, phụ tố, từ loại,… Có hai loại bài toán điển hình trong phần này, bao gồm bài toán tách từ (word segmentation) và gán nhãn từ loại (POS). Phân tích cú pháp: Là quy trình phân tích một chuỗi các biểu tƣợng, ở dạng ngôn ngữ tự nhiên hoặc ngôn ngữ máy tính, tuân theo văn phạm hình thức. Văn phạm hình thức thƣờng dùng trong phân tích cú pháp của ngôn ngữ tự nhiên bao gồm văn phạm phi ngữ cảnh (Context-free grammar–CFG), văn phạm danh mục kết nối (Combinatory categorial grammar–CCG), và văn phạm phụ thuộc (Dependency grammar–DG). Đầu vào của quá trình phân tích là một câu gồm một chuỗi từ và nhãn từ loại của chúng, và đầu ra là một cây phân tích thể hiện cấu trúc cú pháp của câu đó. Các thuật toán phân tích cú pháp phổ biến bao gồm CKY, Earley, Chart và GLR. Phân tích ngữ nghĩa: Là quá trình liên hệ cấu trúc ngữ nghĩa, từ cấp độ cụm từ, mệnh đề, câu và đoạn đến cấp độ toàn bài viết, với ý nghĩa độc lập của chúng. Nói cách khác, việc này nhằm tìm ra ngữ nghĩa của đầu vào ngôn từ. Phân tích ngữ nghĩa bao gồm hai mức độ: Ngữ nghĩa từ vựng biểu hiện các ý nghĩa của những từ thành phần, và phân biệt nghĩa của từ; Ngữ nghĩa thành phần liên quan đến cách thức các từ liên kết để hình thành những nghĩa rộng hơn. Phân tích diễn ngôn: Ngữ dụng học là môn nghiên cứu về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và ngữ cảnh sử dụng. Ngữ cảnh sử dụng bao gồm danh tính của ngƣời hoặc vật, và vì thế ngữ dụng học bao gồm những nghiên cứu về cách ngôn ngữ đƣợc dùng để đề cập (hoặc tái đề cập) tới ngƣời hoặc vật. Ngữ cảnh sử dụng bao gồm ngữ cảnh diễn ngôn, vì vậy ngữ dụng học cũng bao gồm những nghiên cứu về cách thức cấu tạo nên diễn ngôn, và cách ngƣời nghe hiểu ngƣời đang đối thoại với mình. Khía cạnh thứ hai của NLP là sinh ngôn ngữ tự nhiên (NLG). Đây là một nhiệm vụ trong quá trình xử lý ngôn ngữ tự nhiên trong việc sinh ra ngôn ngữ tự nhiên từ một hệ thống máy biểu diễn nhƣ một cơ sở tri thức hoặc một dạng biểu diễn logic. NLG đóng vai trò quan trọng trong rất nhiều ứng dụng NLP, bao gồm sinh hội thoại, tƣơng tác ngƣời – máy, dịch thuật máy, và tóm tắt văn bản tự động. 1.2.3. Ứng dụng của xử lý ngôn ngữ tự nhiên Xử lý ngôn ngữ tự nhiên có vai trò hết sức quan trọng trong ngành khoa học máy tính. Xử lý ngôn ngữ tự nhiên có rất nhiều ứng dụng hữu ích trong cuộc sống cũng nhƣ cơ sở cho các nghiên cứu trong các lĩnh vực khác. Sau đây là một vài ứng dụng của xử lý ngôn ngữ tự nhiên [34]:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan