Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu xây dựng các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác...

Tài liệu Nghiên cứu xây dựng các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác lưu trữ của tỉnh ninh bình

.PDF
119
341
74

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------------------------------- HOÀNG MINH NHU NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CÔNG TÁC LƢU TRỮ CỦA TỈNH NINH BÌNH LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: Lưu trữ học Hà Nội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------------------------------- HOÀNG MINH NHU NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CÔNG TÁC LƢU TRỮ CỦA TỈNH NINH BÌNH Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Lưu trữ học Mã số: 60 32 03 01 Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Hoàng Hà Nội - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong đề tài này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ đề tài, công trình nghiên cứu nào khác. Những tư liệu tham khảo từ các tài liệu và công trình nghiên cứu đều đã được chú thích rõ ràng. Tác giả luận văn Hoàng Minh Nhu LỜI CẢM ƠN Tác giả luận văn xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, giảng viên Khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức công tác tại Chi cục Văn thư - Lưu trữ Ninh Bình và nhiều chuyên gia, đồng nghiệp khác đã giúp đỡ, ủng hộ, tư vấn và chỉ bảo tận tình trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu này. Đặc biệt, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Trần Hoàng, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài luận văn này. Tác giả luận văn MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................ 6 1. Lý do chọn đề tài............................................................................... 6 2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................... 8 3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 8 4.1.Đối tượng nghiên cứu ................................................................ 10 4.2.Phạm vi nghiên cứu ................................................................... 10 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 11 6. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................. 11 7. Tài liệu tham khảo .......................................................................... 15 8. Đóng góp của luận văn ................................................................... 15 Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ...................... 19 TRONG CÔNG TÁC LƢU TRỮ .......................................................... 19 1.1 Khái niệm công tác lưu trữ ........................................................... 19 1.2. Khái niệm quản lý nhà nước về công tác lưu trữ......................... 20 1.3. Các cơ sở quản lý nhà nước về công tác lưu trữ.......................... 22 1.3.1 Cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về công tác lưu trữ ........ 22 1.3.2 Cơ sở pháp lý của quản lý nhà nước về công tác lưu trữ ....... 26 1.4. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Văn thư - Lưu trữ Ninh Bình ............................................................................... 33 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CÔNG TÁC LƢU TRỮ CỦA TỈNH NINH BÌNH .............................................................. 36 2.1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển, các chương trình, đề án về lưu trữ ............................................................................................ 36 1 2.3. Thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn về lưu trữ ................................... 45 2.4. Tuyên truyền, phổ biến văn bản quy định về lưu trữ; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về lưu trữ ........................................................................... 50 2.4.1. Tuyên truyền, phổ biến văn bản quy định về lưu trữ ............ 50 2.4.2.Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng .................................................. 52 2.5. Thống kê, sơ kết, tổng kết về lưu trữ ........................................... 55 2.5.1. Thống kê về lưu trữ ............................................................... 55 2.5.2. Sơ kết, tổng kết về lưu trữ ..................................................... 59 2.6. Thi đua, khen thưởng ................................................................... 60 2.7. Nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trong lưu trữ ....... 62 2.7.1. Nghiên cứu khoa học trong lưu trữ........................................ 62 2.7.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong lưu trữ ......................... 63 2.8. Tổ chức quản lý tài liệu lưu trữ ................................................... 66 2.8.1. Tổ chức thu thập và bổ sung tài liệu vào lưu trữ ................... 66 2.8.2. Tổ chức phân loại tài liệu lưu trữ .......................................... 71 2.8.3. Tổ chức xác định giá trị tài liệu lưu trữ ................................. 72 2.8.4. Tổ chức bảo quản tài liệu lưu trữ........................................... 73 2.8.5. Tổ chức khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ ............................. 77 Chƣơng 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CÔNG TÁC LƢU TRỮ CỦA TỈNH NINH BÌNH.................... 81 3.1. Giải pháp thứ nhất: Hoàn thiện hệ thống văn bản quy định, hướng dẫn về lưu trữ ............................................................................................ 81 3.2. Giải pháp thứ hai: Đẩy mạnh công tác kiểm tra ....................... 83 3.3. Giải pháp thứ ba: Chú trọng công tác tập huấn, hướng dẫn ..... 91 2 3.4. Giải pháp thứ tư: Gấp rút xây dựng kho lưu trữ chuyên dụng . 96 3.5. Giải pháp thứ năm: Tập trung chỉnh lý tài liệu tồn đọng, tích đống trên địa bàn tỉnh ........................................................................................ 98 3.6. Giải pháp thứ sáu: Thu thập tài liệu lưu trữ thuộc nguồn nộp lưu, đặc biệt là của các Lưu trữ huyện ........................................................... 100 KẾT LUẬN ............................................................................................ 106 3 DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT TƯ - Trung ương TTLT - Trung tâm Lưu trữ TLLT - Tài liệu lưu trữ UBND - Ủy ban nhân dân 4 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Số lượng các văn bản quy định, hướng dẫn về công tác văn thư, lưu trữ của UBND huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Ninh Bình từ năm 2007 đến tháng 7/2012………………………………………………………40 Bảng 2.2: Trang thiết bị bảo quản tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ tỉnh Ninh Bình…………………………………………………………….....72 Bảng 2.3: Số lượt người đến khai thác, sử dụng tài liệu tại Trung tâm Lưu trữ tỉnh Ninh Bình………………………………………………………76 Bảng 3.1: Chỉ tiêu kiểm tra chéo công tác văn thư, lưu trữ……………………………………………………………………………93 5 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nha Lưu trữ công văn Thư viện toàn quốc thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục là cơ quan quản lý CTLT đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được thành lập không lâu sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công. Nhưng có thể nói, hệ thống tổ chức lưu trữ nước ta chỉ thực sự được hình thành kể từ khi Cục Lưu trữ trực thuộc Phủ Thủ tướng ra đời theo Nghị định số 102/CP của Hội đồng Chính phủ ngày 04/9/1962. Trong hơn 50 năm xây dựng và phát triển, đến nay một hệ thống tổ chức lưu trữ đã được hình thành tương đối rõ nét từ TƯ đến địa phương, với nhiều loại hình cơ quan, tổ chức, từ cơ quan quản lý ngành ở TƯ đến những TTLT Quốc gia, TTLT các tỉnh (nay là Chi cục Văn thư - Lưu trữ), các lưu trữ chuyên ngành, các phòng lưu trữ trực thuộc văn phòng các Bộ,... Hệ thống các cơ quan, tổ chức lưu trữ này đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng, phát triển uy tín và chất lượng hoạt động của ngành lưu trữ, nâng cao những giá trị to lớn của TLLT trên các mặt của đời sống xã hội mà trong đó, hệ thống lưu trữ địa phương là một thành phần không thể thiếu. Tài liệu lưu trữ hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức ở địa phương là khối tài liệu hết sức có giá trị. Khối tài liệu này chứa đựng các thông tin phản ảnh lịch sử phát triển, đấu tranh của nhân dân địa phương; lịch sử hình thành, hoạt động của các cơ quan chính quyền, các tổ chức; chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội cũng như thành quả đấu tranh và lao động sáng tạo của nhân dân địa phương từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay. Những nội dung thông tin này hết sức quý giá, giúp chúng ta có thể nắm và hiểu được lịch sử hoạt động của địa phương một cách tường tận và chân thực nhất. Chúng không những 6 có ý nghĩa đảm bảo thông tin cho lãnh đạo chỉ đạo, sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu khoa học…của các cơ quan tương ứng, mà còn là một nguồn sử liệu quý, một bộ phận hợp thành quan trọng của Phông lưu trữ Quốc gia Việt Nam. Trên thực tế, vai trò của tài liệu lưu trữ nói chung, vai trò của tài liệu lưu trữ hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức ở địa phương nói riêng đang dần được nhận thức một cách đầy đủ. Vị trí của công tác quản lý nhà nước về công tác lưu trữ tại địa phương được nâng lên một cách đáng kể, minh chứng rõ ràng nhất đó là việc ngày 28 tháng 4 năm 2010, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số 02/2010/TT-BNV về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của tổ chức Văn thư, Lưu trữ Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp. Theo đó, Chi cục Văn thư - Lưu trữ trực thuộc Sở Nội vụ được thành lập trên cơ sở hợp nhất Phòng Quản lý Văn thư - Lưu trữ và Trung tâm Lưu trữ tỉnh. Tiếp đến, Luật Lưu trữ ra đời năm 2011 đã đánh dấu một bước phát triển mới của ngành Lưu trữ. Luật Lưu trữ kế thừa các quy định trước đó về lưu trữ và có những quy định mới mang tính thay đổi hệ thống. Những sự thay đổi trên giúp cho việc quản lý nhà nước về công tác lưu trữ của các địa phương được tập trung, thống nhất. Nhiều địa phương có công tác lưu trữ đi vào nền nếp, đạt hiệu quả cao, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ và phát huy giá trị to lớn của tài liệu lưu trữ. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều địa phương lúng túng với những quy định mới, việc triển khai chậm chạp, việc tổ chức quản lý nhà nước về công tác lưu trữ ở một vài địa phương vẫn còn nhiều bất cấp, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra. Ninh Bình là một tỉnh có lịch sử, văn hoá lâu đời, là cố đô của nước ta. Ninh Bình cũng là tỉnh có truyền thống cách mạng, có nền kinh tế phát triển nhanh 7 chóng, vững chắc trong thời kỳ đổi mới. Những năm gần đây, công tác lưu trữ tại tỉnh Ninh Bình đã có nhiều chuyển biến tích cực, hệ thống tổ chức lưu trữ ngày càng được hoàn thiện, nhân sự cho công tác quản lý nhà nước về công tác lưu trữ cũng có được những bổ sung cần thiết, các văn bản mới về các vấn đề của công tác lưu trữ đã được ban hành... Tuy nhiên, cũng như nhiều địa phương khác, việc quản lý nhà nước về công tác lưu trữ chưa đạt hiệu quả cao, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Vì thế, nghiên cứu nhằm hoàn thiện việc quản lý nhà nước về công tác lưu trữ của tỉnh Ninh Bình - một tỉnh đã trải qua thời kỳ sáp nhập, chia tách tỉnh là một vấn đề hết sức cấp thiết hiện nay nên những khuyến nghị được luận văn đưa ra không chỉ giúp ích cho công tác lưu trữ của Ninh Bình mà còn giúp ích cho công tác lưu trữ của những tỉnh khác trong cả nước. Với những lý do trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Nghiên cứu xây dựng các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác lưu trữ của tỉnh Ninh Bình” là đề tài luận văn của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Thực hiện đề tài này, tác giả mong muốn đạt được các mục tiêu chủ yếu sau: - Đánh giá thực trạng việc quản lý nhà nước về công tác lưu trữ của tỉnh Ninh Bình. - Đề xuất các giải pháp cụ thể góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác lưu trữ của tỉnh Ninh Bình. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài của mình, tác giả sẽ sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: 8 Phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhận thức khoa học. Phương pháp này giúp cho người nghiên cứu có sự đối chiếu giữa lý luận và thực tiễn một cách biện chứng, từ đó sẽ có cách nhìn về vấn đề một cách toàn diện, là cơ sở cho những đánh giá cũng như những kết quả mà đề tài đưa ra. Trong quá trình thực hiện đề tài này, tác giả còn sử dụng các phương pháp luận của lưu trữ học là nguyên tắc chính trị, nguyên tắc lịch sử, nguyên tắc toàn diện tổng hợp. Những nguyên tắc này là kim chỉ nam, chỉ rõ phương hướng nhận thức khoa học trong quá trình nghiên cứu, khảo sát, giải quyết các vấn đề trong việc khái quát tình hình thực tiễn tổ chức công tác lưu trữ cũng như đề ra các giải pháp hoàn thiện công tác này. Phương pháp phân tích, tổng hợp: phương pháp này được sử dụng nhằm phân tích kỹ tình hình thực trạng công tác lưu trữ tại Ninh Bình, từ đó, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác lưu trữ trong thực tiễn. Phương pháp phỏng vấn: phương pháp này được sử dụng nhằm thu thập các thông tin cần thiết từ những cán bộ thuộc Chi cục Văn thư – Lưu trữ Ninh Bình những người có hiểu biết về việc tổ chức quản lý nhà nước về công tác lưu trữ tại Ninh Bình cũng như từ các giảng viên Khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, bạn bè, đồng nghiệp có am hiểu về lĩnh vực quản lý nhà nước về công tác lưu trữ. Phương pháp điều tra, khảo sát: tác giả sẽ tiến hành khảo sát thực tế việc tổ chức công tác lưu trữ của tỉnh Ninh Bình đã thực hiện như thế nào, đã đạt được kết quả ra sao, còn những vấn đề gì chưa hợp lý. Sử dụng phương pháp này, tác giả sẽ đến trực tiếp, tiếp cận với từng mảng công tác tại Chi cục Văn thư - Lưu 9 trữ Ninh Bình hoặc làm việc qua email, điện thoại…để có được các thong tin cần thiết. Ngoài ra, một số các biện pháp khác cũng được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài này như: phương pháp hệ thống, phương pháp logic, phương pháp so sánh... 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 4.1.Đối tượng nghiên cứu Đối tượng của đề tài tập trung nghiên cứu là thực trạng tổ chức quản lý nhà nước về công tác lưu trữ của tỉnh Ninh Bình. 4.2.Phạm vi nghiên cứu Việc quản lý nhà nước về công tác lưu trữ ở địa phương được thực hiện ở nhiều cấp: cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Tuy nhiên, trong đề tài này, tác giả chỉ chú trọng đi sâu vào nghiên cứu, tìm hiểu về việc tổ chức quản lý nhà nước về công tác lưu trữ ở cấp tỉnh. Vì thế, phạm vi khảo sát của đề tài là Chi cục Văn thư - Lưu trữ Ninh Bình. Đây là cơ quan trực thuộc Sở Nội vụ Ninh Bình, có chức năng giúp Giám đốc Sở Nội vụ tham mưu cho UBND tỉnh quản lý nhà nước về công tác văn thư, lưu trữ của tỉnh và trực tiếp quản lý tài liệu lưu trữ lịch sử của tỉnh theo quy định của pháp luật. Trong Chi cục Văn thư - Lưu trữ Ninh Bình, tác giả luận văn tiến hành khảo sát tại Phòng Quản lý Văn thư - Lưu trữ và Trung tâm Lưu trữ tỉnh. + Tại Phòng Quản lý Văn thư - Lưu trữ: tiến hành nghiên cứu các mặt của quản lý công tác lưu trữ như ban hành văn bản, kiểm tra hướng dẫn… + Tại Trung tâm Lưu trữ tỉnh: tiến hành nghiên cứu về việc thực hiện các nghiệp vụ quản lý tài liệu lưu trữ. 10 Đề tài nghiên cứu việc quản lý nhà nước về công tác lưu trữ tại tỉnh Ninh Bình tại thời điểm trước và sau khi Luật Lưu trữ ra đời và có hiệu lực thi hành để thấy rõ thực trạng của công tác này trước đó và những biến chuyển, tác động tích cực của nó sau đó và những tồn tại cần phải khắc phục. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu ở trên, người nghiên cứu luận văn phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: - Làm rõ một số vấn đề tổng quan về quản lý nhà nước trong công tác lưu trữ, những cơ sở lý luận, cơ sở khoa học của quản lý nhà nước trong công tác lưu trữ cũng như chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Chi cục Văn thư - Lưu trữ Ninh Bình. - Nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về công tác lưu trữ của tỉnh Ninh Bình. - Trên cơ sở kết quả khảo sát thực trạng quản lý nhà nước về công tác lưu trữ, đưa ra những đánh giá ưu điểm, nhược điểm của việc quản lý nhà nước về công tác lưu trữ của tỉnh Ninh Bình. - Nghiên cứu, xây dựng giải pháp để nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý nhà nước về công tác lưu trữ của tỉnh Ninh Bình. 6. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đề tài nghiên cứu liên quan đến công tác lưu trữ ở địa phương không phải là một hướng nghiên cứu mới trong ngành Lưu trữ. Trong số nhiều công trình nghiên cứu về công tác lưu trữ, đã có những công trình được thực hiện một cách có quy mô, có đóng góp quan trọng về khoa học và thực tiễn ở cả cấp ngành, luận văn thạc sỹ, khóa luận tốt nghiệp hay các bài viết trên tạp chí chuyên ngành, trong các hội thảo, hội nghị khoa học... Cụ thể: 11 - Một số đề tài cấp ngành về công tác lưu trữ như: + Đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học để xác định nguồn và thành phần tài liệu nộp lưu vào lưu trữ huyện” do tác giả Nguyễn Nghĩa Văn làm chủ nhiệm (năm 1995 - 1998). Đề tài này cũng đã đưa ra các cơ sở khoa học để xác định nguồn và thành phần tài liệu nộp lưu vào lưu trữ huyện cùng với đó là đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác này ở lưu trữ huyện. + Đề tài “Cơ sở khoa học xác định biên chế và trình độ nghiệp vụ cán bộ lưu trữ cấp tỉnh” của tác giả Nguyễn Thị Minh Tâm và một số thành viên khác (năm 1996 - 1998) là đề tài được đánh giá khá cao. Đề tài đã đưa ra được các cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý, cơ sở lý luận để xác định biên chế và trình độ nghiệp vụ cán bộ lưu trữ cấp tỉnh. Đây là công trình nghiên cứu có giá trị cao để các cơ quan lưu trữ địa phương tham khảo. + Đề tài “Cơ sở khoa học để tổ chức quản lý nhà nước về công tác lưu trữ” của tác giả Dương Văn Khảm (năm 2001). Đề tài gồm 2 phần: Phần I trình bày sự phát triển của tổ chức ngành lưu trữ Việt Nam và tham khảo quốc tế; Phần II trình bày mô hình tổ chức ngành lưu trữ ở Việt Nam… - Một số Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Lưu trữ học về hướng đề tài này như: + Đề tài “Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác lưu trữ cấp huyện của thành phố Hà Nội” của tác giả Phạm Thị Diệu Linh. Trên cơ sở tìm hiểu về tổng quan tài liệu lưu trữ cấp huyện và thực trạng công tác lưu trữ của thành phố Hà Nội, tác giả đã đưa ra được nhiều giải pháp quan trọng, có tính khả thi để nâng cao hiệu quả công tác lưu trữ cấp huyện. Một trong số các giải pháp như đề xuất ổn định tổ chức lưu trữ, chuẩn hoá các văn bản hướng dẫn… 12 + Đề tài “Bổ sung tài liệu vào các TTLT tỉnh - Thực trạng và giải pháp” của tác giả Trần Quang Hồng. Đề tài đã khái quát được thực trạng công tác bổ sung tài liệu vào các TTLT tỉnh cùng với đó là đưa ra các giải pháp đối với công tác này như các giải pháp về trách nhiệm của cơ quan quản lý vĩ mô về công tác lưu trữ; trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh và Trung tâm lưu trữ tỉnh; trách nhiệm của cơ quan là nguồn nộp lưu. + Đề tài “Tổ chức quản lý hồ sơ hành chính ở UBND thành phố Ninh Bình Thực trạng và giải pháp”của tác giả Nguyễn Hằng Thủy. Đây là một trong số ít đề tài nghiên cứu cụ thể về công tác lưu trữ tại tỉnh Ninh Bình và đã đưa ra được một số giải pháp cụ thể để tổ chức quản lý tốt tài liệu hồ sơ hành chính hiện hành ở UBND thành phố Ninh Bình… - Ngoài ra, còn có nhiều khóa luận tốt nghiệp, niên luận, báo cáo nghiên cứu khoa học của sinh viên, các bài viết trên tạp chí chuyên ngành cũng như tại các hội thảo khoa học đề cập đến các vấn đề cụ thể trong quản lý công tác lưu trữ tại địa phương như: + Trên tạp chí chuyên ngành văn thư, lưu trữ có bài viết “Một vài nhận xét về việc tập huấn công tác lưu trữ ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương” (Tạp chí Lưu trữ Việt Nam, số 3/1995) của tác giả Hà Quảng. Trong bài viết này tác giả đã đánh giá công tác tập huấn của Cục Lưu trữ Nhà nước tại các địa phương qua theo dõi của tác giả về lớp tập huấn được mở tại 10 tỉnh. Các ý kiến nhận xét, đánh giá của tác giả tập trung vào các vấn đề: chủ trương tổ chức tập huấn của Cục Lưu trữ Nhà nước, nội dung tập huấn, thời gian tập huấn, đối tượng tham gia tập huấn. Bài viết này là nguồn tư liệu tham khảo có giá trị giúp cơ quan quản lý đề ra biện pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng công tác tập huấn tại địa phương. 13 + Bài viết “Lại bàn về quản lý nhà nước công tác văn thư, lưu trữ địa phương” của tác giả Trần Việt Hà (Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 5/2006). Bài viết đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác văn thư, lưu trữ địa phương như giao chức năng quản lý Nhà nước về lưu trữ ở địa phương cho Sở Nội vụ… + Bài viết “Thống nhất quản lý nhà nước công tác văn thư, lưu trữ nhìn từ góc độ các quy định pháp lý và thực tiễn” của tác giả Trần Quốc Thắng (Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 9/2007). Tác giả đã khái quát được hệ thống văn bản quản lý nhà nước được Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước ban hành, từ đó, đưa ra các giải pháp nhằm thống nhất quản lý nhà nước trong công tác này. + Đề tài nghiên cứu khoa học “Thực trạng tổ chức lưu trữ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương qua khảo sát tại một số tỉnh, thành” năm 2010 của tác giả Vũ Thị Ngoan. Đề tài đã phản ánh được thực trạng tổ chức lưu trữ ở các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ tại một số tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng…Tác giả cũng đã đưa ra nhận xét về cách thức tổ chức, đưa ra các giải pháp cụ thể. + Khoá luận tốt nghiệp Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng “Nguồn và thành phần tài liệu bổ sung vào Trung tâm Lưu trữ tỉnh Ninh Bình - Thực trạng và giải pháp” năm 2005 của tác giả Nguyễn Thị Hằng. Đề tài đã khái quát được tình hình thu thập, bổ sung tài liệu vào Trung tâm Lưu trữ tỉnh Ninh Bình cũng như các nguồn và thành phần tài liệu bổ sung vào lưu trữ. Tuy nhiên, các công trình nói trên mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu một vài vấn đề cụ thể trong công tác quản lý lưu trữ địa phương mà chưa có đề tài nào nghiên cứu thực trạng, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện việc tổ chức quản lý công tác lưu trữ của một tỉnh nhất định, mà cụ thể là lưu trữ tỉnh Ninh 14 Bình - một tỉnh đã trải qua quá trình sáp nhập, chia tách và công tác lưu trữ cũng đã trải qua những thăng trầm do sự thay đổi về địa giới hành chính. Đây chính là điểm khác biệt trong đề tài nghiên cứu của tôi so với các đề tài trước đó. 7. Tài liệu tham khảo Để hoàn thành luận văn này, chúng tôi sử dụng một số loại tài liệu tham khảo như: Một là: Các văn bản của Nhà nước, các văn bản quy định của tỉnh Ninh Bình về công tác lưu trữ. Hai là: Một số sách, giáo trình về công tác lưu trữ: - Cuốn “Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ” của nhóm tác giả Đào Xuân Chúc, Nguyễn Văn Hàm, Vương Đình Quyền và Nguyễn Văn Thâm, Nhà xuất bản Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, năm 1990. - Cuốn “Lý luận và phương pháp công tác văn thư” của tác giả Vương Đình Quyền, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2006. - Cuốn “Giáo trình Lưu trữ” của trường Cao đẳng Nội vụ, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, năm 2006. Ba là: Các đề tài nghiên cứu khoa học, các khóa luận tốt nghiệp, các luận văn, luận án thạc sĩ viết về đề tài quản lý nhà nước về công tác lưu trữ và các bài báo, bài viết nghiên cứu trên Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam. Bốn là: các đề tài nghiên cứu, báo cáo tổng kết năm, hồ sơ... của tỉnh Ninh Bình liên quan đến quản lý công tác lưu trữ. 8. Đóng góp của luận văn Nếu được thực hiện tốt, chúng tôi hy vọng luận văn sẽ góp phần: - Bổ sung thêm lý luận chung về quản lý nhà nước về công tác lưu trữ nói chung và quản lý nhà nước về công tác lưu trữ ở địa phương nói riêng, cụ thể: lý 15 luận về quản lý nhà nước trong lĩnh vực xây dựng, chỉ đạo thực hiện kế hoạch về lưu trữ; về xây dựng và ban hành văn bản chỉ đạo; về kiểm tra, hướng dẫn; về thi đua, khen thưởng; nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thong tin; tổ chức quản lý tài liệu lưu trữ… - Kết quả của luận văn là đưa ra các đánh giá chân thực về thực trạng quản lý nhà nước về công tác lưu trữ của tỉnh Ninh Bình và đưa ra các giải pháp thiết thực để hoàn thiện công tác này. Từ đó, giúp cho Lãnh đạo tỉnh Ninh Bình chú trọng hơn nữa cũng như có cơ sở trong việc đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác lưu trữ trên địa bàn tỉnh. - Kết quả của luận văn còn giúp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác lưu trữ của lãnh đạo cũng như cán bộ trong các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. - Kết quả của luận văn còn là cơ sở quan trọng để các cơ quan quản lý ngành Lưu trữ đưa ra các chiến lược, hoạch định phát triển ngành Lưu trữ nói chung và lưu trữ ở địa phương nói riêng. 9. Bố cục của luận văn Ngoài lời mở đầu và phần kết luận, nội dung chính của luận văn được chia làm 3 chương như sau: Chương 1 của luận văn là “Tổng quan về quản lý nhà nước trong công tác lưu trữ”. Nội dung của Chương 1 đề cập đến các khái niệm về công tác lưu trữ, quản lý nhà nước và quản lý nhà nước về công tác lưu trữ; trình bày các cơ sở lý luận, cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về công tác lưu trữ; trình bày chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh Ninh Bình. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan