Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu xây dựng các giải pháp khuyến khích sử dụng nứớc tái chế cho mục đích...

Tài liệu Nghiên cứu xây dựng các giải pháp khuyến khích sử dụng nứớc tái chế cho mục đích nông nghiệp tại thành phố hồ chí minh từ sau năm 2020

.PDF
155
2
53

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ HUỲNH BĂNG TÂM NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP KHUYẾN KHÍCH SỬ DỤNG NƯỚC TÁI CHẾ CHO MỤC ĐÍCH NÔNG NGHIỆP TẠI TP.HCM TỪ SAU NĂM 2020 (Chỉnh sửa theo ý kiến Hội đồng ngày 27/08/2013) Chuyên ngành : Quản Lý Môi Trường Mã số : 60.85.10 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH, 12/2012 i CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA - ĐẠI HỌC QUỐC GIA Tp.HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Võ Lê Phú (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS.TS Nguyễn Phước Dân (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. Lâm Văn Giang (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) Khóa luận thạc sĩ được đánh giá nhận xét tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM ngày ……. tháng ……. năm 2013 Thành phần Hội đồng đánh giá Khóa luận thạc sĩ gồm: 1. …………………………………………………. 2. …………………………………………………. 3. …………………………………………………. Xác nhận của Chủ tịch hội đồng đánh giá Khóa luận và Trưởng khoa quản lý chuyên ngành sau khi Khóa luận đã được sửa chữa (nếu có). CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƢỞNG KHOA ii ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN THẠC SĨ Họ tên học viên: HÀ HUỲNH BĂNG TÂM MSHV: 11260570 Ngày, tháng, năm sinh: 18/03/1987 Nơi sinh: Tp.HCM Chuyên ngành: Quản lý môi trường Mã số : 60 85 10 TÊN ĐỀ TÀI: Nghiên cứu xây dựng các giải pháp khuyến khích sử dụng nƣớc tái chế cho mục đích nông nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh từ sau năm 2020. I. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG: - Tìm hiểu về nước tái chế, các ứng dụng và rào cản của việc sử dụng nước tái chế trên thế giới; - Phân tích và đánh giá cơ hội, tiềm năng sử dụng nước tái chế cho mục đích nông nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh; - Khảo sát, phân tích và đánh giá nhận thức, quan điểm của cộng đồng và cán bộ quản lý nhà nước về nước tái chế; II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 30/8/2012 III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 30/11/2012 CÁN BỘ HƢỚNG DẪN : TS. VÕ LÊ PHÚ Tp. HCM, ngày 30 tháng 11 năm 2012. CÁN BỘ HƢỚNG DẪN CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO TS. VÕ LÊ PHÚ TRƢỞNG KHOA iii LỜI CẢM ƠN Con xin cảm ơn Ông Bà, Cha Mẹ đã dày công giáo dưỡng, động viên và tạo điều kiện tốt nhất cho con trong học tập và cuộc sống hàng ngày. Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Võ Lê Phú, đã tận tình hướng dẫn và chỉ dạy tôi trong thời gian qua, nhất là trong quá trình thực hiện Khóa luận cao học. Xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm, Quý Thầy Cô Khoa Môi trường nói riêng và trường Đại học Bách Khoa nói chung đã tận tình truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại Trường và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài này. Xin cảm ơn các anh/chị đang công tác tại Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Củ Chi, quận 12 và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố đã quan tâm giúp đỡ và hỗ trợ cung cấp thông tin cho tôi trong thời gian thực hiện đề tài. Xin cảm ơn các hộ nông dân thuộc huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh và Quận 12 đã dành thời gian cung cấp thông tin giúp tôi hoàn thành các phiếu điều tra phục vụ đề tài. Cuối cùng xin cảm ơn tất cả bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong khoảng thời gian thực hiện khóa luận. Xin trân trọng cảm ơn! Tp. Hồ Chí Minh, 11/2012 Hà Huỳnh Băng Tâm iv TÓM TẮT KHÓA LUẬN Tại thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM), sự gia tăng dân số nhanh chóng đã kéo theo sự gia tăng nhu cầu về lương thực và nguồn nước sử dụng cho mục đích nông nghiệp. Trong khi đó, nguồn tài nguyên nước tại thành phố lại đang suy thoái về số lượng lẫn chất lượng. Hiện nay trên thế giới, việc tái sinh nước thải đã và đang được xem là một trong các giải pháp có thể có tính khả thi về mặt kinh tế khi thay thế nước thải sau xử lý cho một phần lượng nước sử dụng từ nguồn nước ngọt thiên nhiên. Tuy nhiên tại Việt Nam nói chung và Tp.HCM nói riêng chưa có dự án về nước tái chế được đưa vào hoạt động thực tiễn. Chính vì vậy, đề tài đã được thực hiện với hai nội dung chính là (i) đánh giá nhu cầu và tiềm năng sử dụng nước tái chế cho hoạt động nông nghiệp và (ii) xây dựng các giải pháp khuyến khích sử dụng nước tái chế từ sau năm 2020 tại Tp.HCM. Để đạt được các nội dung nghiên cứu trên, đề tài đã tiến hành khảo sát đánh giá hiện trạng quản lý tài nguyên nước và nhu cầu sử dụng nước trong sản xuất nông nghiệp tại Tp.HCM, đồng thời khảo sát nhận thức, quan đểm của các hộ gia đình sản xuất nông nghiệp và các cán bộ quản lý nhà nước về nước tái chế tại một số quận/huyện ngoại thành Tp.HCM. Kết quả khảo sát cho thấy nước tái chế vẫn còn là một khái niệm quá mới mẻ đối với hầu hết người dân, có đến 86,7% hộ dân được khảo sát chưa biết về việc sử dụng nước tái chế. Tuy nhiên, với trình độ chuyên môn nhất định, 76,7% cán bộ quản lý nhà nước được khảo sát trả lời rằng họ biết về các khái niệm cũng như các yêu cầu và mục đích sử dụng của nước tái chế. Bằng phương pháp phân tích cây vấn đề, các nguyên nhân và ảnh hưởng của việc chưa ứng dụng tái chế nước được xác định. Trên cơ sở đó, tác lựa chọn các nguyên nhân cần giải quyết và đề ra phương án giải quyết phù hợp. Các giải pháp khuyến khích sử dụng nước tái chế được đề xuất tập trung ở các nội dung như: hoàn thiện hệ thống thu gom và xử lý nước thải; nhanh chóng ban hành các văn bản pháp lý cho việc sử dụng nước tái chế; đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về tài nguyên nước nói chung và nước tái chế nói riêng; phân cấp quản lý nước tái chế hợp lý; đầu tư cho các nghiên cứu quy mô pilot; thu hút vốn đầu tư các dự án tái chế nước; nghiên cứu xây dựng khung giá nước hợp lý; và xây dựng các chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng. Những kết quả đạt được từ đề tài chắc chắn có ý nghĩa rất lớn trong công tác bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên nước bền vững tại TP.HCM. v LỜI CAM ĐOAN Tôi tên HÀ HUỲNH BĂNG TÂM, là học viên cao học ngành Quản lý môi trƣờng khóa 2011, mã số học viên 11260570. Tôi xin cam đoan: khóa luận cao học nay là công trình nghiên cứu khoa học thực sự của bản thân tôi, đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Võ Lê Phú. Các hình ảnh, số liệu và thông tin tham khảo trong luận văn này đƣợc thu thập từ những nguồn đáng tin cậy, đã qua kiểm chứng, đƣợc công bố rộng rãi và đã đƣợc tôi trích dẫn rõ ràng ở phần Tài liệu tham khảo. Các bản đồ, đồ thị, số liệu tính toán và kết quả nghiên cứu đƣợc tôi thực hiện nghiêm túc và trung thực. Tôi xin lấy danh dự và uy tín của bản thân để đảm bảo cho lời cam đoan này. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 11 năm 2012 Hà Huỳnh Băng Tâm vi MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... viii DANH MỤC HÌNH.................................................................................................. ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................. xi Chƣơng I: MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................................ 1 1.2. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................... 3 1.3. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 3 1.4. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 4 1.5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 5 1.6. Ý nghĩa đề tài ................................................................................................... 8 1.7. Bố cục khóa luận .............................................................................................. 8 Chƣơng II: TỔNG QUAN VỀ TÁI SỬ DỤNG NƢỚC THẢI 2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ngoài nước ................................................. 10 2.1.1. Tổng quan về tái sinh nước thải ..................................................................... 10 2.1.2. Lợi ích kinh tế và môi trường của việc tái sử dụng nước thải ....................... 11 2.1.3. Các hình thức tái sử dụng nước thải .............................................................. 14 2.1.4. Các rủi ro trong tái sử dụng nước thải ........................................................... 14 2.1.5. Quan điểm của cộng đồng về việc sử dụng nước tái chế ............................... 21 2.1.6. Tình hình tái sử dụng nước trên thế giới........................................................ 23 2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước.................................................. 33 Chƣơng III: HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƢỚC 3.1. Hiện trạng sử dụng nước cho mục đích nông nghiệp tại Tp.HCM ................ 39 3.1.1. Các nguồn nước tại Tp.HCM ......................................................................... 39 3.1.2. Hiện trạng sử dụng nước cho mục đích nông nghiệp tại các quận/huyện ngoại thành Tp.HCM ............................................................................................... 53 3.2. Hiện trạng quản lý tài nguyên nước tại Tp.HCM .......................................... 62 3.2.1. Hiện trạng quản lý tài nguyên nước ............................................................... 62 3.2.2. Một số vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý tài nguyên nước ............... 69 vii 3.3. Phân tích, đánh giá tiềm năng sử dụng nước tái sinh cho mục đích nông nghiệp Tp.HCM ............................................................................................. 71 3.3.1. Dự báo nhu cầu dùng nước trong nông nghiệp .............................................. 71 3.3.2. Đánh giá tiềm năng sử dụng nước tái sinh trong nông nghiệp ...................... 72 Chƣơng IV: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 4.1. Nội dung và phương pháp khảo sát .............................................................. 76 4.2. Kết quả khảo sát ............................................................................................. 77 4.2.1. Kết quả khảo sát đối với cộng đồng:.............................................................. 77 4.2.2. Nhận xét chung về kết quả khảo sát cộng đồng ............................................. 86 4.2.3. Kết quả khảo sát đối với các cơ quan quản lý ............................................... 86 4.2.4. Nhận xét chung về kết quả khảo sát đối với các cơ quan quản lý ................. 93 Chƣơng V: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 5.1. Nghiên cứu xây dựng các giải pháp khắc phục rào cản trong việc sử dụng nước tái chế .................................................................................................... 94 5.2. Xây dựng các chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng ........................ 111 5.2.1. Tầm quan trọng của việc nâng cao nhận thức cộng đồng ............................ 111 5.2.2. Đào tạo, nâng cao kiến thức chuyên môn cho nguồn nhân lực thực hiện công tác tuyên truyền ............................................................................................ 112 5.2.3. Xây dựng chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng .................................. 113 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận ........................................................................................................ 119 2. Kiến nghị ...................................................................................................... 121 TÀI LIỆU THAM KHẢO viii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Lợi ích kinh tế, môi trường và xã hội của nước tái sinh .......................... 12 Bảng 2.2: Các hình thức tái sử dụng nước thải ....................................................... 15 Bảng 2.3: Những rủi ro chính trong việc sử dụng nước tái chế ............................... 16 Bảng 2.4: Lượng nước tái sử dụng từ các nhà máy xử lý nước thải ở Úc năm 1996 – 1999 ..................................................................................................................................... 31 Bảng 2.5: Lượng nước tái sử dụng từ các nhà máy xử lý nước thải ở Úc năm 2001 – 2008 ..................................................................................................................................... 31 Bảng 2.6: Tỷ lệ tái sử dụng nước từ các trạm xử lý nước thải trực thuộc WSAA và NMU ........................................................................................................................ 32 Bảng 3.1: Nhu cầu dùng nước tại Thành phố Hồ Chí Minh .................................. 43 Bảng 3.2 Tỷ lệ khai thác nước ở lưu vực sông Đồng Nai ....................................... 44 Bảng 3.3 Chỉ số áp lực nguồn nước của lưu vực sông Đồng Nai ........................... 45 Bảng 3.4: Diện tích quy hoạch trồng hoa, cây kiểng đến năm 2015 (ha) ................ 56 Bảng 3.5: Tổng số sông, kênh, rạch có chức năng tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, phát triển rừng và sản xuất muối tại một số quận/huyện ngoại thành ............................................................................................ 57 Bảng 3.6: Chất lượng nước sau xử lý bậc hai ......................................................... 73 Bảng 3.7: Các trạm xử lý nước thải tập trung đến năm 2025 .................................. 74 Bảng 4.1: Bảng kết quả khảo sát hiện trạng sử dụng nước ...................................... 78 Bảng 4.2: Bảng kết quả khảo sát nhận thức cộng đồng ........................................... 80 Bảng 4.3: Bảng kết quả khảo mức độ sẵn lòng sử dụng nước tái chế...................... 83 Bảng 4.4: Bảng kết quả khảo hiện trạng quản lý và sử dụng tài nguyên nước ........ 87 Bảng 4.5: Bảng kết quả khảo nhận thức về tình trạng khan hiếm nước và nước tái chế ............................................................................................................................. 90 Bảng 4.6: Bảng kết quả khảo về các rào cản của nước tái chế................................. 91 Bảng 4.7: Bảng kết quả khảo sát về giá nước tái chế đề nghị .................................. 93 Bảng 5.1: Tổng chi phí tính cho một đơn vị nước tái sinh ....................................... 97 ix DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Số lượng dự án tái sử dụng nước tập trung theo từng lĩnh vực tại bảy khu vực trên thế giới ....................................................................................................... 24 Hình 2.2: Số lượng dự án tái sử dụng nước ở Châu Âu sắp xếp theo quy mô và lĩnh vực ............................................................................................................................. 25 Hình 2.3: Lưu lượng nước tái sử dụng tại Mỹ năm 2001 và ước tính đến 2015 ..... 26 Hình 2.4: Tỷ lệ tái sử dụng nước ở Florida cho các mục đích khác nhau (năm 2011) ................................................................................................................................... 27 Hình 2.5: Tỷ lệ tái sử dụng nước ở California cho các mục đích khác nhau (năm 2002) ......................................................................................................................... 28 Hình 2.6: Tỷ lệ tái sử dụng nước ở Úc trong các ngành kinh tế khác nhau ............. 33 Hình 3.1: Hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai ......................................................... 41 Hình 3.2: Diễn biến hàm lượng BOD5 dọc sông Đồng Nai qua các năm................ 46 Hình 3.3: Diễn biến hàm lượng BOD5 dọc sông Đồng Nai qua các năm................ 47 Hình 3.4: Bản đồ thủy đẳng áp các tầng chứa nước chính (tháng 9 năm 2007) ...... 51 Hình 3.5: Biểu đồ lượng mưa giai đoạn 2008 – 2010 (mm) .................................... 53 Hình 3.6: Diện tích gieo trồng một số cây trong năm 2010 (ha) ............................. 54 Hình 3.7: Bản đồ hiện trạng thủy lợi Tp.HCM ........................................................ 58 Hình 3.8: Kênh Đông ............................................................................................... 60 Hình 3.9: Kênh N31A .............................................................................................. 60 Hình 4.1: Nguồn nước sử dụng cho sản xuất nông nghiệp ...................................... 79 Hình 4.2: Nhận thức của người dân về các tiêu chuẩn nước và nước tái chế .......... 81 Hình 4.3: Lợi ích và ảnh hưởng của nước tái chế .................................................... 82 Hình 4.4: Khả năng chấp nhận nước tái chế của người dân .................................... 84 Hình 4.5: Mong muốn về giá nước tái chế của người dân ....................................... 85 Hình 4.6: Các mối quan tâm của người dân khi sử dụng nước tái chế .................... 85 Hình 4.7: Kết quả khảo sát về hiện trạng quản lý tài nguyên nước ......................... 88 Hình 4.8: Kết quả khảo sát về giá nước ................................................................... 89 Hình 4.9: Các rào cản trong việc sử dụng nước tái chế ........................................... 92 Hình 4.10: Khảo sát ý kiến về giá nước tái chế ....................................................... 93 x Hình 5.1: Nguyên nhân và ảnh hưởng của việc chưa ứng dụng nước tái chế ....... 100 Hình 5.2: Các giải pháp đưa nước tái chế vào ứng dụng thực tiễn ...................... ..109 xi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BAC : Than hoạt tính sinh học Bộ TNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường BOD : Nhu cầu oxy sinh học BSF : Lọc cát sinh học COD : Nhu cầu oxy hóa học DBPs : Sản phẩm phụ khử trùng EDC : Chất phá hoại hệ nội tiết (Endocrine Disrupting Compounds) NMU : Công ty cấp nước đô thị qui mô nhỏ PhAC : Hợp chất được hoạt tính (Pharmaceutically Active Compounds) PUB : Ban công chính đô thị Singapore (Public Utilities Board) RO : Lọc thẩm thấu ngược Sở NN&PTNT : Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn SS : Chất rắn lơ lửng Tp.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh TOC : Tổng hợp chất hữu cơ UBND : Ủy ban nhân dân WSAA : Hiệp hội dịch vụ nước của Úc WHO : Tổ chức Y tế Thế giới XLNT: : Xử lý nước thải 1 Chƣơng I: MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Hiện nay trên thế giới ngành sản xuất nông nghiệp sử dụng tới 70% lượng nước ngọt và theo Quỹ Quốc tế về Phát triển Nông nghiệp (IFAD), thế giới sẽ cần có thêm 10% lượng nước để đáp ứng nhu cầu sản xuất lương thực nuôi sống hơn 9 tỷ người vào năm 2050 (IFAD, 2012). Ở Châu Phi và Châu Á, có khoảng 85 – 90% tổng lượng nước tự nhiên được sử dụng cho mục đích nông nghiệp. Dự báo vào năm 2025, nhu cầu sử dụng nước cho mục đích nông nghiệp sẽ tăng gấp 1,2 lần so với mức sử dụng hiện tại (Shiklomanov, 1999). Do đó, nước gắn liền với sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực. Vì lý do này, ngày “Nước thế giới” năm 2012 có chủ đề "Nước và an ninh lương thực" nêu lên thông điệp khẳng định nước chính là nhân tố quyết định tương lai lương thực của con người. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên quý giá và hữu hạn này lại đang đối đầu với nguy cơ suy thoái do những hoạt động sản xuất của con người và tình trạng sử dụng tài nguyên kém bền vững. Tài nguyên nước Việt Nam bị chi phối bởi những yếu tố cơ bản như: sự phân bố nguồn nước không đồng đều giữa các vùng và các mùa trong năm, gia tăng dân số, phát triển kinh tế - xã hội, thiên tai… Sự thay đổi lượng mưa và phân bố mưa dẫn đến thay đổi về dòng chảy của các con sông do tác động của biến đổi khí hậu cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên nước nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung. Ngoài ra, theo Báo cáo môi trường quốc gia 2010, hiện nay hầu hết các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên đã và đang khai thác trên 50% lượng dòng chảy. Việc khai thác nguồn nước đã làm suy thoái nghiêm trọng về số lượng và chất lượng tài nguyên nước trên các lưu vực sông lớn của Việt Nam như sông Hồng, Thái Bình và sông Đồng Nai (Bộ TNMT, 2010). Khi nguồn nước không được đảm bảo thì sẽ không thể duy trì được an ninh lương thực, cũng có nghĩa tình trạng nghèo đói vẫn sẽ tiếp diễn, kèm theo đó là những bất ổn về chính trị và xã hội. Do đó, việc quản lý và sử dụng tài nguyên nước hợp lý là một trong những vấn đề môi trường cấp bách hiện nay. 2 Thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) là một trung tâm văn hóa, kinh tế, khoa học kỹ thuật lớn và dân số đông nhất cả nước. Cùng với mục tiêu phát triển kinh tế với mức tăng trưởng GDP cao, thành phố cũng sẽ tập trung vào các yếu tố phát triển bền vững, trong đó, nông nghiệp, nông thôn là yếu tố quan trọng. Theo quy hoạch, đến năm 2020, tỷ trọng nông nghiệp chiếm khoảng 0,4-0,5% trong cơ cấu GDP thành phố (Trung tâm thông tin quy hoạch Tp.HCM, 2009). Bên cạnh đó, với tốc độ đô thị hóa và sự gia tăng dân số ở Tp.HCM trong những năm gần đây, nhu cầu về lương thực sẽ ngày càng gia tăng kéo theo nhu cầu sử dụng nước cho mục đích nông nghiệp sẽ ngày càng cao. Tuy nhiên, hiện nay tại một số khu vực, tình trạng người dân khoan, đóng giếng tùy tiện không đúng kỹ thuật để phục vụ sinh hoạt và tưới tiêu trong nông nghiệp đã gián tiếp gây ô nhiễm và sút giảm trữ lượng nước ngầm (Sở NN&PTNT Tp.HCM, 2009). Việc suy thoái này sẽ dẫn đến chi phí khai thác và chi phí xử lý ngày càng cao. Cụ thể, nguồn nước ngầm cần khai thác ở tầng sâu hơn hoặc các trạm bơm cấp I cần dời về phía thượng nguồn để tránh nguy cơ ô nhiễm hoặc nhiễm mặn cho hạn hán kéo dài. Điều này cho thấy nguy cơ thiếu nước hoặc nguy cơ bị áp lực nước sẽ đe dọa tài nguyên nước và tính bền vững về nguồn nước cấp cho Tp.HCM về lâu dài. Vì vậy, việc tái sinh nước thải đã và đang được xem là một trong các giải pháp có thể có tính khả thi về mặt kinh tế khi thay thế nước thải sau xử lý cho một phần lượng nước sử dụng từ nguồn nước ngọt thiên nhiên. Sử dụng nước tái chế vừa giải quyết được tình trạng ô nhiễm ở các đô thị vừa tránh tình trạng khai thác quá mức nguồn nước ngầm. Đồng thời việc tận dụng nguồn chất hữu cơ có trong nước thải sau xử lý có thể giúp giảm chi phí về phân bón hóa học, một trong những nguồn gây ô nhiễm đất và nước. Trong năm 2008, Nguyễn Phước Dân và cộng sự đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sử dụng lại nước thải sinh hoạt đã xử lý cho Tp.HCM” do Sở Khoa học và Công nghệ Tp.HCM là cơ quan chủ quản; năm 2012, Sở Khoa học và Công nghệ Tp.HCM tiếp tục chủ quản đề tài “Nghiên cứu đề xuất chính sách và giải pháp quản lý tái sử dụng nước thải công nghiệp và dịch vụ” do Nguyễn Phước Dân và cộng sự thực hiện. 3 Nhóm nghiên cứu đã xây dựng các tiêu chuẩn, quy định và đề xuất các cơ chế quản lý tái sinh nước cho Tp.HCM đến năm 2020. Đề tài đã mở ra hướng đi mới trong việc tận dụng, tái sử dụng nước thải sinh hoạt thành nước cấp, góp phần giảm thiểu đáng kể tình trạng thiếu hụt nước sinh hoạt hiện nay trên địa bàn thành phố. Bên cạnh đó, Văn phòng Ủy ban nhân dân Tp.HCM cũng đã ban hành Thông báo số 145/TB-VP ngày 13/3/2012 về chỉ đạo của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về việc tiếp tục nghiên cứu đầu tư hệ thống tái sử dụng nguồn nước thải đã qua xử lý của Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng để phục vụ lại cho các khu vực gần khu vực nhà máy. Từ những lợi ích, tiềm năng của việc tái sử dụng nước thải sau xử lý, chủ trương đầu tư nghiên cứu về hệ thống tái sử dụng nước thải của chính quyền thành phố và trên cơ sở kế thừa những kết quả đạt được từ hai đề tài trên, tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu xây dựng các giải pháp khuyến khích sử dụng nước tái chế cho mục đích nông nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh từ sau năm 2020”, nghiên cứu việc quản lý và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước trong hoạt động nông nghiệp tại Tp.HCM. 1.2. Phạm vi nghiên cứu Vùng nghiên cứu lựa chọn: thành phố Hồ Chí Minh Đối tƣợng nghiên cứu: nước thải sinh hoạt đã xử lý từ các trạm xử lý nước thải tập trung ở Tp.HCM. Đối tƣợng lựa chọn sử dụng nƣớc tái sinh: dùng trong mục đích nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi) tại các quận/huyện ngoại thành của Tp.HCM. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá nhu cầu và tiềm năng sử dụng nước tái chế cho hoạt động nông nghiệp và xây dựng các giải pháp khuyến khích sử dụng nước tái chế từ sau năm 2020 tại Tp.HCM. Mục tiêu cụ thể: 1. Đánh giá nhu cầu sử dụng nước cho mục đích nông nghiệp Tp.HCM và tiềm năng sử dụng nước tái sinh cho các hoạt động nông nghiệp. 4 2. Xác định các rào cản của việc sử dụng nước tái sinh cho mục đích nông nghiệp tại Tp.HCM. 3. Xây dựng các giải pháp chính sách cho việc khuyến khích sử dụng nước tái sinh cho hoạt động nông nghiệp tại Tp.HCM. Để đạt được mục tiêu trên, tác giả cần trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: (a) Các yếu tố nào ảnh hưởng đến việc sử dụng nước tái sinh cho mục đích nông nghiệp tại Tp.HCM? Trong câu hỏi này, tác giả sẽ tập trung tìm hiểu các khía cạnh sau:  Hiện trạng quản lý tài nguyên nước phục vụ mục đích nông nghiệp tại Tp.HCM.  Nhu cầu sử dụng nước trong hiện tại và tương lai cho mục đích nông nghiệp tại các khu vực ngoại thành của Tp.HCM.  Nhận thức của cộng đồng, doanh nghiệp và các cơ quan quản lý trong việc sử dụng nước tái sinh cho mục đích nông nghiệp.  Các rào cản trong việc sử dụng nước tái sinh cho mục đích nông nghiệp. (b) Các giải pháp chính sách nào là hiệu quả và khả thi có thể xây dựng và áp dụng cho Tp.HCM, liên quan đến: chính sách, qui định, công nghệ? 1.4. Nội dung nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu nêu trên, các nội dung sau sẽ được triển khai: 1. Nội dung 1: Đánh giá về hiện trạng quản lý tài nguyên nƣớc và nhu cầu sử dụng nƣớc cho mục đích nông nghiệp tại Tp.HCM (a) Đánh giá hiện trạng quản lý tài nguyên nước, quy hoạch khai thác nguồn nước. - Thu thập các số liệu về hiện trạng khai thác nguồn nước, cấp nước gồm các đối tượng sử dụng nước, lượng nước tiêu thụ, chất lượng nước cho mỗi đối tượng; - Thu thập các số liệu về quy hoạch thu gom và thoát nước; - Xác định vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý tài nguyên nước. (b) Dự báo nhu cầu sử dụng nước cho mục đích nông nghiệp trong tương lai. 5 - Đánh giá mức độ khai thác tối đa của nguồn nước ngọt ở Tp.HCM; - Dự báo nhu cầu dùng nước cho mục đích nông nghiệp trong tương lai. 2. Nội dung 2: Phân tích, đánh giá tiềm năng sử dụng nƣớc tái sinh cho mục đích nông nghiệp Tp.HCM (a) Tổng quan tài liệu về tái sinh nước thải - Các lợi ích và hạn chế khi tái sinh nước; - Các yếu tố tiên quyết khi ứng dụng nước tái sinh; - Các hình thức tái sinh nước thải; - Xu hướng sử dụng nước tái sinh tại một số quốc gia trên thế giới. (b) Phân tích, đánh giá tiềm năng sử dụng nước tái sinh cho mục đích nông nghiệp - Thu thập các số liệu về trữ lượng nguồn nước ngọt sẵn có và sự suy giảm chất lượng nguồn nước tự nhiên; - Tổng hợp các số liệu về lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trong hiện tại và tương lai; - Xác định các rào cản chủ yếu trong việc sử dụng nước tái sinh. - Đánh giá tiềm năng của các đối tượng có khả năng sử dụng nước tái sinh; 3. Nội dung 3: Xây dựng các giải pháp khuyến khích việc sử dụng nƣớc tái sinh cho mục đích nông nghiệp tại Tp.HCM đến năm 2020 (a) Nghiên cứu xây dựng các giải pháp khắc phục rào cản trong việc sử dụng nước tái sinh (các rào cản về mặt tâm lý, sức khỏe, chi phí…) (b) Xây dựng các chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng về nước tái sinh và lợi ích của việc sử dụng nước tái sinh. 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu 1.5.1. Phƣơng pháp luận Phương pháp nghiên cứu là những nguyên tắc và cách thức hoạt động khoa học nhằm đạt tới chân lý khách quan dựa trên cơ sở của sự chứng minh khoa học. Điều này có nghĩa rằng, các nghiên cứu khoa học cần phải có những nguyên tắc và phương pháp cụ thể, mà dựa theo đó các vấn đề sẽ được giải quyết. 6 Nghiên cứu xây dựng các giải pháp khuyến khích sử dụng nước tái chế cho mục đích nông nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh là nghiên cứu các mối quan hệ trong việc quản lý nguồn tài nguyên nước với nhu cầu sử dụng nước và tiềm năng tái sử dụng nước. Từ đó xác định các rào cản trong việc sử dụng nước tái chế và đề ra các giải pháp chính sách phù hợp nhằm khuyến khích và nâng cao tỷ lệ sử dụng nước tái chế tại thành phố Hồ Chí Minh trong tương lai. 1.5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Để đạt được các nội dung nghiên cứu nêu trên, các phương pháp nghiên cứu sau đây sẽ được áp dụng: 1. Nội dung 1: Đánh giá về hiện trạng quản lý tài nguyên nước và nhu cầu sử dụng nước cho mục đích nông nghiệp tại Tp.HCM - Phƣơng pháp tổng quan tài liệu: Phương pháp này sẽ kế thừa các thông tin đã có từ các tài liệu, kết quả điều tra hoặc các nghiên cứu liên quan trước đây để phân tích và tổng hợp các thông tin cần thiết phục vụ đề tài. - Phƣơng pháp khảo sát, điều tra thực tế: Tìm hiểu về định hướng quy hoạch các trạm xử lý nước thải đến năm 2020; tình hình hoạt động của các trạm xử lý nước thải sinh hoạt; nhu cầu sử dụng nước không yêu cầu chất lượng cao tại các huyện ngoại thành (Bình Chánh, Hóc Môn và Củ Chi). - Phƣơng pháp đánh giá nhanh: phương pháp này dùng để xác định nhanh và dự báo nhu cầu sử dụng nước trong tương lai dựa trên các số liệu có được từ quá trình điều tra và nghiên cứu. 2. Nội dung 2: Phân tích, đánh giá tiềm năng sử dụng nước tái sinh tại Tp.HCM - Phƣơng pháp lập bảng điều tra: phương pháp này sẽ sử dụng bảng câu hỏi được thiết kế sẵn để phục vụ cho việc phỏng vấn trực tiếp trong quá trình điều tra, khảo sát (Phụ lục Phiếu điều tra).  Đối tượng khảo sát: A) Cộng đồng: để tìm hiểu và đánh giá nhận thức của nông dân (các đối tượng làm nông tại Củ Chi, Hóc Môn và Bình Chánh) về sử dụng nước tái sinh cho mục đích nông nghiệp. 7 Các thông tin khảo sát bao gồm: + Thông tin tình hình và nhu cầu sử dụng nước cho mục đích nông nghiệp; + Các nguồn nước dùng cho hoạt động nông nghiệp hiện nay và khả năng đáp ứng; + Nhận thức cộng đồng về sử dụng nước tái sinh; + Mức độ sẵn lòng sử dụng nước tái sinh; + Những vấn đề cộng đồng quan tâm khi sử dụng nước tái sinh. B) Cơ quan quản lý nhà nước: để đánh giá quan điểm của cơ quan quản lý nhà nước trong việc sử dụng nước tái sinh cho mục đích nông nghiệp. Các thông tin khảo sát bao gồm: + Đánh giá tình hình quản lý tài nguyên nước; + Đánh giá tình hình sử dụng nước của người dân; + Sự cần thiết của việc sử dụng nước tái sinh; + Các rào cản chính trong việc sử dụng nước tái sinh. - Phƣơng pháp thống kê, phân tích, xử lý số liệu: phương pháp này giúp trình bày, xử lý những số liệu sau khi đã thu thập được để khai thác có hiệu quả những số liệu thực tế đó, rút ra được những nhận xét kết luận khoa học, khách quan đối với những vấn đề cần nghiên cứu, khảo sát. 3. Nội dung 3: Xây dựng các giải pháp khuyến khích việc sử dụng nước tái sinh cho mục đích nông nghiệp tại Tp.HCM - Phƣơng pháp so sánh: + Dựa trên các số liệu điều tra, thống kê được sẽ tiến hành phân tích chọn lọc các số liệu phù hợp, từ đó sẽ tổng hợp để có hệ thống số liệu hoàn chỉnh. + Thu thập, phân tích và đánh giá các tài liệu, phân tích so sánh các số liệu thu thập được tổng hợp lại thành một bài báo cáo hoàn chỉnh theo đúng những nội dung đã xác định ở trên. - Phƣơng pháp phân tích cây vấn đề (Problem Tree Analysis): được sử dụng để phân tích vấn đề chính trong việc quản lý nước. Phương pháp phân tích bao gồm lập sơ đồ xác định các nguyên nhân và ảnh hưởng của việc 8 không sử dụng nước tái chế trong nông nghiệp; xác định các bên liên quan trong việc quản lý, sử dụng nước tái chế; phân tích mối quan hệ nhân quả giữa các mối đe dọa và các nguyên nhân gốc rễ cũng như các rào cản của việc sử dụng nước tái chế. Trên cơ sở đó, lựa chọn các nguyên nhân cần giải quyết và đề ra phương án giải quyết phù hợp. 1.6. Ý nghĩa đề tài 1.6.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài Đề tài góp phần tạo cở sở khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo nhằm giảm áp lực cho công tác quản lý đô thị, đảm bảo bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên nước bền vững. 1.6.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Quản lý và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên nước trong bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay là một yêu cầu cấp bách nhằm góp phần đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững cho Tp.HCM. Do đó đề tài được thực hiện nhằm đề ra các giải pháp khả thi và hiệu quả, khuyến khích sử dụng nước tái chế cho mục đích nông nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài sẽ có ý nghĩa thực tiễn trong việc tìm lời giải hoặc phương án khả thi cho việc giảm các áp lực về thiếu nước ngọt tại Tp.HCM trong tương lai đặc biệt là trong bối cảnh biến đổi khí hậu. 1.7. Bố cục khóa luận: Khóa luận gồm 5 Chương được trình bày với bố cục chi tiết như sau: Chương 1 sẽ trình bày khái quát những vấn đề cơ sở cho việc thực hiện luận văn, bao gồm: tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu đề tài, nội dung và phương pháp nghiên cứu, phạm vi và ý nghĩa của đề tài. Các tổng quan về tái sinh nước thải như các hình thức tái sử dụng nước thải, các lợi ích và rủi ro khi sử dụng nước tái chế, quan điểm của cộng đồng về nước tái chế và tình hình tái sử dụng nước trên thế giới và các nghiên cứu trong nước về tái sử dụng nước sẽ được mô tả và trình bày trong Chương 2. Chương 3 của khóa luận sẽ trình bày hiện trạng sử dụng nước cho mục đích nông nghiệp tại các quận/huyện ngoại Tp.HCM và hiện trạng quản lý tài nguyên nước tại Tp.HCM, đồng thời phân tích, đánh giá tiềm năng sử dụng nước tái sinh cho mục đích nông
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan