Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu xác định cây trội làm cơ sở cho việc bảo tồn và phát triển nguồn gen ...

Tài liệu Nghiên cứu xác định cây trội làm cơ sở cho việc bảo tồn và phát triển nguồn gen cây trám đen (canarium tramdenum) tại huyện hòa an, tỉnh cao bằng

.PDF
92
210
148

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG THỊ HƯƠNG NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH CÂY TRỘI LÀM CƠ SỞ CHO VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN GEN CÂY TRÁM ĐEN (Canarium tramdenum) TẠI HUYỆN HÒA AN, TỈNH CAO BẰNG Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 60 62 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN QUỐC HƯNG Thái Nguyên - 2017 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng: Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác và chưa từng sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu và hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn chính xác và đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 9 năm 2017 TÁC GIẢ Hoàng Thị Hương ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, các tổ chức và các cá nhân.Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu luận văn này. Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Khoa Lâm nghiệp, Phòng Đào tạo của Nhà trường cùng các thầy cô giáo, những người đã trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập. Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn thầy giáo PGS.TS.Trần Quốc Hưng, người Thầy đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn khoa học và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các đồng chí lãnh đạo Huyện ủy, UBND và các phòng ban huyện Hòa An; lãnh đạo UBND các xã Bình Dương, Bình Long, Công Trừng, Dân Chủ, Hà Trì, Ngũ Lão, Nguyễn Huệ, Quang Trung và các hộ nông dân trên địa bàn các xã đã giúp đỡ tôi về thông tin, số liệu trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu luận văn. Do thời gian nghiên cứu có hạn, luận văn của tôi chắc hẳn không thể tránh khỏi những sơ suất, thiếu sót, tôi rất mong nhận đuợc sự đóng góp, bổ sung của các thầy cô giáo cùng toàn thể bạn đọc để nội dung luận văn được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 9 năm 2017 TÁC GIẢ Hoàng Thị Hương iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................. ii MỤC LỤC ................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................... vi MỞ ĐẦU.................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................. 2 3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................. 2 3.1. Ý nghĩa về mặt khoa học.................................................................... 2 3.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn sản xuất ...................................................... 2 Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................. 3 1.1. Cơ sở khoa học ................................................................................... 3 1.1.1. Khái quát về cây Trám đen ............................................................. 3 1.1.2. Đặc điểm phân bố............................................................................ 3 1.1.3. Đặc điểm hình thái .......................................................................... 4 1.1.4. Đặc điểm sinh thái ........................................................................... 5 1.1.5.Giá trị kinh tế ................................................................................... 5 1.1.6. Cơ sở khoa học về cây mẹ (cây trội)............................................... 6 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài ............................... 8 1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .................................................. 8 1.2.2. Nghiên cứu về cây Trám đen ở Việt Nam .................................... 10 1.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu ................................................... 17 1.3.1. Đặc điểm tự nhiên của khu vực nghiên cứu .................................. 17 1.3.2.Điều kiện kinh tế- xã hội của khu vực nghiên cứu ........................ 20 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................................................... 24 iv 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................... 24 2.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ....................................................... 24 2.3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................ 24 2.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................. 24 2.4.1. Công tác chuẩn bị .......................................................................... 24 2.4.2. Công tác ngoại nghiệp................................................................... 24 2.4.2.1. Phương pháp kế thừa tài liệu...................................................... 24 2.4.3. Công tác nội nghiệp ...................................................................... 29 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 30 3.1.Thực trạng gây trồng và phát triển cây Trám đen tại khu vực nghiên cứu ........................................................................................................... 30 3.1.1.Diện tích gây trồng và phân bố cây Trám đen tại khu vực nghiên cứu 30 3.1.2. Kinh nghiệm gây trồng và phát triển cây Trám đen của người dân tại khu vực nghiên cứu .................................................................. 34 3.1.3. Kinh nghiệm thu hái, sơ chế bảo quản và thị trường tiêu thụ Trám đen tại khu vực nghiên cứu ........................................................... 36 3.2. Đánh giá sinh trưởng và năng suất của cây Trám đen tại khu vực nghiên cứu ..................................................................................... 38 3.2.1. Đánh giá tình hình sinh trưởng của cây Trám đen tại khu vực nghiên cứu .................................................................................... 38 3.2.2. Đánh giá năng suất và phẩm chất của cây Trám đen tại khu vực nghiên cứu ..................................................................................... 40 3.2.3. Đánh giá ảnh hưởng của nhân tố đất tới sinh trưởng và phát triển của cây Trám đen tại khu vực nghiên cứu .................................... 43 3.3. Lựa chọn cây trội Trám đen và đề xuất tiêu chí lựa chọn cây trội .. 44 3.3.1. Lựa chọn cây trội Trám đen .......................................................... 44 v 3.3.2. Đề xuất bộ tiêu chuẩn lựa chọn cây trội làm cơ sở cho việc bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Trám đen tại huyện Hòa An tỉnh Cao Bằng............................................................................................... 47 3.4. Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển cây Trám đen tại huyện Hòa An .......................................................................................... 48 Chương 4: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ .............................. 50 4.1. Kết luận ............................................................................................ 50 4.2. Tồn tại .............................................................................................. 51 4.3. Kiến nghị .......................................................................................... 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 52 PHỤ LỤC ................................................................................................ 60 vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Hiện trạng đất đai tại khu vực nghiên cứu ............................... 30 Bảng 3.2: Tỷ lệ diện tích trồng trám đen tại các xã của huyện Hòa An 31 Bảng 3.3: Kinh nghiệm chọn giống và gây trồng, chăm sóc Trám đen khu vực nghiên cứu ...................................................................... 35 Bảng 3.4: Kinh nghiệm thu hái, sơ chế và bảo quản, thị trường tiêu thụ Trám đen tại khu vực nghiên cứu ......................................... 36 Bảng 3.5. Tình hình sinh trưởng trung bình của cây Trám đen tại khu vực nghiên cứu ............................................................................. 39 Bảng 3.6: Kích thước trung bình quả, hạt, độ dày cùivà năng suất của Trám đen tại khu vực nghiên cứu ......................................... 41 Bảng 3.7. Kết quả phân tích đất tại các phẫu diện nghiên cứu ............. 43 Bảng 3.8. Đặc điểm của các cây trội Trám đen tại khu vực nghiên cứu ......................................................................................... 45 Bảng 3.9: Bộ tiêu chuẩn để lựa chọn cây trội làm cơ sở cho việc bảo tồn và phát triển cây Trám đen tại huyện Hòa An ...................... 47 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cao Bằng là một tỉnh miền núi điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều hạn chế, người nông dân chủ yếu sản xuất nông lâm nghiệp là chính, cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn. Huyện Hòa Anđược đánh giá là nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất so với các huyện khác trong toàn tỉnh Cao Bằng nhưng diện tích đất đồi núi chiếm tới 2/3 diện tích huyện, thu nhập chủ yếu dựa vào nông lâm nghiệp. Cùng với hệ thống cây bản địa đa tác dụng khác có ở địa phương như: Dẻ Trùng Khánh, Dẻ gai đỏ, Sấu, Trám trắng, Trám chim, Trám ba cạnh… thì cây Trám đen được gây trồng tại huyện Hòa An từ rất lâu đời. Trám đen trồng bằng hạt khoảng từ 7-8 năm sau mới cho quả, tỷ lệ cây ra quả chỉ chiếm khoảng 30- 40%. Trám đen được gây trồng khá nhiềuở các vườn hộ gia đình hoặc những khu rừng gần nhà do đất tổ tiên để lại, so với các loài cây cho quả trên thì cây Trám đen cho thu nhập cao nhất. Ở huyện Hòa An cây Trám đen đã trở thành cây làm giàu của nhiều gia đình bởi Trám đen là cây dễ trồng, không kén đất, là cây trồng đa tác dụng, trung bình mỗi cây cho thu hoạch từ 5080kgquả/cây/năm, cá biệt có những cây cho thu hoạch trên 150kg/cây/năm. Với giá bán từ 60.000-100.000đồng/kg trung bình một cây Trám đen thu về từ 3.000.000 - 8.000.000 đồng/cây. Đặc biệt, cây Trám đen rất dễ bán, chưa đến mùa thu hoạch quả trám đã được đặt mua trước tại gốc. Mặt khác Trám đen là cây gỗ lâu năm nên ngoài giá trị kinh tế như trên còn có giá trị phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái ở địa phương. Với những giá trị to lớn đem lại cây Trám đen đã và đang được người dân quan tâm, chú trọng trong công tác trồng rừng kinh tế tại huyện Hòa An, được tỉnh Cao Bằng lựa chọn là một trong những cây mũi nhọn góp phần xóa đói, giảm nghèo, tiến tới làm giàu cho người dân địa phương nhằm phát triển kinh tế nông lâm nghiệp bền vững. Tuy nhiên số lượng cây Trám đen cho năng suất ổn định, chất lượng quả tốt hiện nay còn rất ít và ở một số gia đình giữ lại, 2 một số cây đã tỏ ra già cỗi và thoái hóa.Mặc dù vậy việc nghiên cứu lựa chọn những cây Trám đen có năng suất, chất lượng tốt để lưu giữ và phát triển nguồn gen đó thì chưa được quan tâm nhất là việc lựa chọn các tiêu chí để đánh giá cây trội Trám đen chưa được nghiên cứu. Chính vì vậyviệc thực hiện đề tài: “Nghiên cứu xác định cây trội làm cơ sở cho việc bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Trám đen (Canarium tramdenum) tại huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng”là rất cần thiết nhằm bảo tồn, phát huy giá trị, năng suất và một số đặc điểm ưu việt của cây Trám đen trên địa bàn huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng, góp phần làm tăng hiệu quả của công tác trồng rừng kinh tế của nước ta. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu nhằm xác định được cây Trám đen đủ tiêu chuẩn làm cây trội cho việc bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Trám đen tại huyện Hòa An. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Trám đen tại huyện Hòa An. 3. Ý nghĩa của đề tài 3.1. Ý nghĩa về mặt khoa học Đề tài đã xác định được một số cây trội Trám đen và các tiêu chí xác định cây trội làmcơ sở cho việc nhân giống và phát triển cây Trám đen của các đề tài nghiên cứu tiếp theo. 3.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn sản xuất Thành công của đề tài có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Trám đen (Canarium tramdenum).Xác định được cây Trám đen đủ tiêu chuẩn làm cây trội để nhân giống, cải thiện nguồn giống cây rừng ăn quả cho người dân, đa dạng hóa giống cây bản địa phục vụ mục đích trồng rừng kinh tế, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống của người dân huyện Hòa An nói riêng và tỉnh Cao Bằng nói chung. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở khoa học 1.1.1. Khái quát về cây Trám đen Cây Trám đen còn có tên gọi khác là Bùi, mác bây (Tày, Nùng), mác Cơm (miền Trung), Cà na (miền Nam). Trám đen thuộc chi Trám (Canarium), họ Trám (Bureraceae). Tên khoa học là Canarium tramdenum. Chi Trám (danh pháp khoa học: Canarium) là một chi các loài cây thân gỗ trong họ Burseraceae, có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Phi và miền nam châu Á, từ miền nam Nigeria về phía đông tới Madagascar, Mauritius, Ấn Độ, miền Nam Trung Quốc và Philipin. Chúng là các loại cây thường xanh thân gỗ lớn cao tới 40-50m, với các lá mọc đối hình chân chim. Một số loài có quả ăn được, gọi là quả Trám C. indicum và C. ovatum thuộc về số các loài cây có hạt quan trọng nhất ở miền Đông Indonesia và miền Tây Nam Thái Bình Dương cũng như ở Philipin. Các loài khác, quan trọng nhất là C. luzonicum, sản xuất ra nhựa gọi là dầu tram [7]. 1.1.2. Đặc điểm phân bố Cây Trám mọc tự nhiên trên thế giới phân bố chủ yếu ở Châu Á từ 18 270 vĩ độ Bắc ở các nước như: Việt Nam, Ấn Độ, Lào, Mianma, Malayxia, Nhật Bản, Trung Quốc (Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Đài Loan...). Phân bố trong rừng nguyên sinh và thứ sinh ở hầu hết các tỉnh miền Bắc, nhiều nhất ở Quảng Bình, Nghệ An, Vĩnh Phúc, Bắc Thái…. ở độ cao từ 500m trở xuống. Thường mọc rải rác trong rừng, hỗn giao với các loài: Lim xanh, Xoan đào, Lim xẹt, Ngát, Cồng sữa, Bứa, Gội, Vên vên…nhưng cũng có khi mọc thành loại hình Trám chiếm ưu thế rõ rệt, hoặc Trám + Vên vên hay Trám + Lim xanh. 4 Cây ưa sáng mọc nhanh, ưa đất sét pha, tầng đất dày, độ ẩm trung bình, mọc nhiều ở những nơi độ dốc thấp, cá biệt có thể sống được cả trên đất sỏi. Khả năng tái sinh hạt mạnh dưới tán rừng có tàn che 0,3-0,4. Ra hoa tháng 45. Quả chín tháng 10 - 12 (Nguyễn Tiến Bân và cs, 2003) [2]. 1.1.3. Đặc điểm hình thái Cây gỗ lớn, cao 25-30m, đường kính tới 90cm. Thân thẳng, phân cành cao. Vỏ màu nâu nhạt khi đẽo ra có mủ màu đen. Toàn thân có mùi thơm hắc. Gỗ nhẹ, mềm, màu xám trắng. Lá kép lông chim 1 lần lẻ, không có lá kèm. Lá chét hình thuôn trái xoan, dài 6 - 12cm, rộng 3 - 6cm, phiến cứng, giòn, mặt trên bóng, mặt dưới sẫm hơn, đầu và đuôi lá hơi lệch. Gân bên 8 - 10 đuôi. Cuống lá chét dài 0,5cm. Hoa tự chùm hình viên thuỳ, thường dài hơn lá, hoàn toàn nhẵn. Hoa màu trắng vàng nhạt, cuống lá bắc dạng vảy, cuống hoa dài 1,5 - 2cm. Quả hạch hình trứng dài, dài 3,5 - 4,5cm, rộng 2 - 2,5cm, nhân 3 ô không đều. Khi chín màu tím đen. Hình dáng lá cây con thay đổi nhiều, từ lá xẻ thuỳ lên lá đơn, cuối cùng mới sinh lá kép như cây trưởng thành. (Nguyễn Tiến Bân và cs, 2003) [2]. Hình 2.1: Cây Trám đen Hình 2.2: Quả và lá Trám đen 5 1.1.4. Đặc điểm sinh thái Cây Trám phù hợp với hầu hết các loại đất có nguồn gốc đá mẹ khác nhau, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến sét nhẹ, mùn còn khá, tầng đất dầy trên 50cm, thoát nước và còn tính chất đất rừng. Độ pH thích hợp 4-5.Trong tự nhiên Trám thường xuất hiện ở những nơi ven sông suối. Cây Trám phù hợp với nhiệt độ trung bình năm 21 - 250, lượng mưa bình quân năm 1500 - 2000mm. Cây Trám là loài cây mọc nhanh, ưa sáng, mọc tốt khi xen kẽ với các loài cây (Hu đay, Đom đóm...). Trong rừng tự nhiên thường chiếm ở tầng trên nhưng trong giai đoạn 2 năm đầu cần phải che bóng, sau đó hoàn toàn ưa sáng, là loài cây chịu nhiệt kém, thoát hơi nước mạnh. Cây trồng 5 - 6 năm bắt đầu ra hoa, nếu trồng bằng cây ghép thì sau 3 năm có thể sẽ ra hoa. Cây ra hoa vào tháng 2- 3, quả chín vào tháng9-10 (Nguyễn Tiến Bân và cs, 2003) [2]. 1.1.5.Giá trị kinh tế Quả Trám đen đã được dùng làm thực phẩm rất lâu đời ở Việt Nam. Quả Trám “ỏm” là món ăn quen thuộc trong các bữa cơm của các gia đình ở miền Bắc trước kia. Từ quả Trám có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon như: Trám kho cá, trám nhồi thịt... Quả Trám còn được dùng để làm ô mai mặn, ngọt được nhiều người ưa thích. Nhân hạt Trám chứa nhiều dầu béo, có vị bùi; có thể ăn sống, ép dầu hoặc làm nhân bánh. Sau 6 năm, nếu trồng trên đất tốt sẽ cho thu hoạch. Cây thành thục có thể đạt 200-300kg quả/cây và cho thu hoạch trong thời gian khoảng 50 năm. (Nguyễn Tiến Bân và cs, 2003) [2]. Quả Trám còn được dùng làm thuốc vì có tác dụng giải khát, sinh tân dịch, thanh lọc, giải độc rượu. Lá có vị hơi đắng, hơi chát, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, chỉ thống.Vì vậy quả Trám dùng giải độc rượu, cá nóc hoặc chữa hóc xương cá.Dùng quả Trám tươi giã nát, vắt lấy nước uống hoặc sắc uống. Nếu dùng ngoài, dịch nước của quả chữa da nứt nẻ do khô lạnh, 6 lở ngứa, nhất là lở miệng không há mồm ra được, chữa sâu răng bằng cách dùng quả và hạt Trám đốt, tán nhỏ và bôi vào chân răng. Rễ cây Trám dùng chữa phong thấp, đau lưng, gối tê liệt cử động.Lá trị cảm mạo, viêm đường hô hấp trên, viêm phổi, phù thũng, ghẻ lở. Ở Trung Quốc (tỉnh Vân Nam) dùng rễ Trám trị đau dạ dày, bỏng lửa; lá dùng trị xuất huyết tử cung, ban độc; quả trị nội thương xuất huyết, ho; vỏ rễ dùng trị nội thương thổ huyết. Nhựa Trám đen có thể dùng thắp sáng hoặc dùng trong công nghệ véc ni sơn. Nhưng nhựa Trám đen thường ít và chóng khô đặc hơn Trám trắng, nên ít khi khai thác nhựa từ cây Trám đen. Gỗ Trám đen nhẹ, mềm, màu xám trắng, giác lõi không phân biệt, có thể dùng làm nhà, đóng đồ, làm gỗ dán lạng, bút chì, diêm, bột giấy. Trám là cây đa mục đích được chọn làm cây trồng trong các vườn nhà, vườn rừng và các khu rừng phòng hộ đầu nguồn.Là cây trồng bóng mát, vườn rừng, nông lâm kết hợp, làm giàu rừng và phục hồi rừng tự nhiên. Nếu Trám trồng làm giàu rừng trong các loại hình phục hồi rừng hoặc trong các vườn rừng với số lượng 50 cây/ha sau 8-10 năm có thể thu hoạch 20-25kg quả/cây/năm và 10-15kg nhựa/cây/năm. Với thời giá hiện nay có thể cho tổng thu nhập là 56,75 triệu đồng/ha/năm. 1.1.6. Cơ sở khoa học về cây mẹ (cây trội) Cây trội dự tuyển (candidat plus tree) là cây có kiểu hình đáp ứng các yêu cầu sơ bộ của nhà chọn giống, song những cây này còn chưa được đánh giá và phân cấp hoặc khảo nghiệm [21]. Cây trội (plus tree) là cây dự tuyển đã được đánh giá, được khuyến nghị để sản xuất giống và xây dựng rừng giống và vườn giống. Đây là những cây có kiểu hình vượt trội về sinh trưởng, về hình dạng thân, chất lượng gỗ và các đặc tính mong muốn khác, đồng thời có tính thích ứng tốt với hoàn cảnh, không bị sâu bệnh. Những cây này chưa được khảo nghiệm để đánh giá về mặt di truyền 7 mặc dầu có nhiều khả năng là có kiểu gen (genotype) tốt và có hệ số di truyền tương đối cao [21]. Tiêu chuẩn đánh giá cây mẹ (cây trội):[6] Đối với cây mẹ (cây trội)lấy gỗ: a) Cây chọn ở rừng trồng phải đồng tuổi, ở giai đoạn thành thục công nghệ hoặc gần thành thục công nghệ, có sinh trưởng từ trung bình trở lên. - Có độ vượt so với trị số bình quân của đám rừng (30 - 40 cây chung quanh) ít nhất 1,2 Sx (độ lệch chuẩn) về đường kính và chiều cao, hoặc 25% về đường kính và 10% về chiều cao. - Đạt các chỉ tiêu chất lượng về phẩm chất thân cây (đoạn thân dưới cành ít nhất dài bằng 1/3 chiều cao cả cây), thân thẳng và tròn đều, cành nhỏ, góc phân cành lớn, tán lá tròn đều, v.v.) - Không bị sâu bệnh hại. b) Cây chọn ở rừng tự nhiên không nhất thiết phải có độ vượt về sinh trưởng, nhưng phải đạt các chỉ tiêu chất lượng như cây giống ở rừng trồng. c) Cây chọn từ cây trồng phân tán phải có độ vượt về sinh trưởng so với ít nhất là 10 cây còn lại cùng tuổi và có các chỉ tiêu chất lượng như cây giống ở rừng trồng. 2) Cây mẹ (cây trội) lấy các sản phẩm ngoài gỗ: a) Cây chọn ở rừng trồng phải có năng suất các sản phẩm cuối cùng (theomục tiêu kinh tế) vượt 15% so với năng suất trung bình của đám rừng có cây giống (40- 50 cây chung quanh), sinh trưởng từ mức trung bình trở lên và không bị sâu bệnh. b) Cây chọn từ cây trồng phân tán phải có năng suất các sản phẩm cuối cùng (theo mục tiêu kinh tế) cao nhất trong khu vực (thôn, xã hoặc liên xã), ổn định trong ít nhất 3 năm, có sinh trưởng từ mức trung bình trở lên và không bị sâu bệnh. 8 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài 1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Trên thế giới hiện nay cây ăn quả được trồng nhiều nhất là ở những vùng có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc ba châu lục: châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Tổ chức Nông lương thế giới các loại cây ăn quả, mà trái cây được dùng làm thức ăn riêng biệt hoặc ăn kèm. So với cây lương thực là nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột cacbohydrat.Tùy theo nguồn gốc, xuất xứ và vùng sinh thái mà có thể chia ra cây ăn quả nhiệt đới, cây ăn quả cận nhiệt đới, cây ăn quả ôn đới,…Cây ăn quả là cây đang phát triển sau Lúa gạo, Ngô, Sắn và Lúa mì. Trong khẩu phần thức ăn thì cây ăn quả là nguồn dinh dưỡng quý cho con người về chất khoáng, đặc biệt nhiều Vitamin, nhất là các vitamin A, vitamin C cần cho cơ thể con người. Tại nhiều nước trên thế giới cây ăn quả cũng là cây hàng hóa xuất khẩu có giá trị và là nguồn nguyên liệu để chế biến bánh kẹo, nước giải khát, mứt… Do hiểu được vai trò của cây ăn quả một số nước trên thế giới đã nghiên cứu về hiệu quả kinh tế của nhiều loại cây ăn quả và phát triển mở rộng. Trong đó có cây Trám đen(Canarium tramdenum), Canarium làchi thực vật gồm 75 loài thuộc họ Burseraceae có phân bố tự nhiên ở các nước nhiệt đới và Á nhiệt đới từ Châu phi, Nam Á, Đông Nam Á đến Australia. Các loài cây trong chi Canarium phân bố từ phía Nan Nigeria đến phía Đông Nadagasca, Martius, Ấn Độ, Nam Trung Quốc, các nước Đông Dương, Indonesia và Philippin. Chi này gồm những loài cây thân gỗ có thể cao đến 40-50cm, lá kép lông chim, mọc cách (http://n.wilnipedia.org/wiki/canarium, 2009) [36]. Cây Trám còn có một số tên gọi khác như ở Anh, Pháp…gọi là Ôliu, ở Thái Lan gọi là Sam chim và có tên thương mại là Ô liu Trung Quốc (http://www.scinccedord.com/science..., 2009) [37]. Theo (Hầu Khoan Chiếu, 1958) [10] thì ở Trung Quốc có Trám trắng và Trám đen. Trám trắng có tên khoa học là Canarium album Raeusch. Trám đen 9 có tên khoa học là C. pimela Koenig.Trám đã được người dân trồng lấy quả từ rất lâu đời. Các tác giả Trung Quốc ở Hội thực vật chí (1976) [20] giới thiệu Trám đen cho trồng rừng. Theo các tác giả thì Trám đen cao 10 - 25 m, đường kính 20 - 120 cm, có phân bố chủ yếu ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, một phần của tỉnh Phúc Kiến và ở Đài Loan. Các nhà khoa học Trung Quốc cũng đã có những nghiên cứu về phân bố, hình thái, đặc tính sinh học, giá trị sử dụng, kỹ thuật trồng rừng và phòng trừ sâu bệnh (chủ yếu là Sâu Anoplophora chinesis hại cây con). Họ đã tìm được cây nhiều quảcó thể đạt 200 kg quả, cá biệt có thể đạt 400 kg quả. Tuy vậy, theo công bố mới nhất thì ở Trung quốc có đến 7 loài trám, trong đó Trám trắng (Canarium album) và Trám đen (C.pimela hoặc C. tramdenum) là những loài cây chủ yếu có giá trị kinh tế. Trám trắng quả hình trứng, có phân bốvà được trồng trên các sườn núi và thung lũng, ở độ cao 100 - 1300 m, tại các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu, Hải Nam, Tứ Xuyên, Đài Loan, Vân Nam và Việt Nam. Trám đen quả hình trứng hẹp dài 3 - 4 cm, đường kính 1,7 - 2 cm, có phân bố ở độ cao 500 - 1300 m tại Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Vân Nam và các nước khác như Việt Nam, Lào, Canpuchia (Flore of China, 2008)[33]. Trám trắng được nhiều nhà khoa học trên thế giới đặt vấn đề nghiên cứu từ đầu thế kỷ 20. Các nhà khoa học người Pháp trong đó có Anfray (1901), Pignet (1902) và Heim (1904) đã nghiên cứu khai thác và chế biến nhựa Trám để phục vụ cho công nghệ chế biến xà phòng, dầu thơm, véc ni và xi đánh dày (Tập san kinh tế Đông dương - 1994). Theo tài liệu này người ta đã chưng cất được 18 - 20 kg dầu, 57 đến 60 kg côlôphan trong 100 kg nhựa Trám. Các kết quả nghiên cứu này đã được ứng dụng để khai thác nhựa Trám ở một số nước có trám phân bố tự nhiên. Nghiên cứu tính chất gỗ của các loài cây nhiệt đới đã thấy các loài trám có tỷ trọng gỗ thay đổi trong khoảng 0,50 - 0,56 (Reyes al, 1992) [34]. Các nghiên cứu tiếp theo được tập trung vào 10 việc khai thác các nguồn lợi từcây Trám trắng, cụ thể là Trisonthi người Pháp đã nghiên cứu đặc điểm của một số loài cây có quả ăn được của rừng nhiệt đới trong đó có loài Trám trắng, nghiên cứu giá trị kinh tế của quả và nhựa Trám trắng của Griffith người Anh, nghiên cứu chế biến và bảo quản quả Trám của Lin - Hetong người Trung Quốc, nghiên cứu thành phần dược phẩm trong quả Trám trắng của Ito-M người Nhật Bản, (Tổng hợp của Trerrs CD - Từ 1973 đến10/1999) [35]. 1.2.2. Nghiên cứu về cây Trám đen ở Việt Nam 1.2.2.1. Đặc điểm phân loại, lâm học và giá trị của Trám đen Chi Canarium ở nước ta gồm 8 loài, trong đó 2 loài được trồng ăn quả là Trám trắng và Trám đen, loài có thể ăn quả ít giá trị hơn là Trám ba cạnh hay Trám hồng (C.bengalensis Roxb) (Nguyễn Tiến Bân và cs, 2003) [2], bảy loài trong số đó đã được mô tả chi tiết về phân loại (Vũ Văn Dũng et al, 2009) [12]. Trám đen (Canarium tramdemum Dai & Yakovlev, hoặc C. nigrum (Lour) Engler), hoặc Canarium pimaela Leenh). Trám đen là cây gỗ lớn, song kích thước nhỏ hơn Trám trắng, cây có chiều cao 25 - 30 m, đường kính trên 90 cm, thân tròn thẳng, tán rộng và xanh quanh năm (Lê Mộng Chân và cs., 2000) [7]. Lá kép lông chim một lần lẻ, lá chét hình thuôn trái xoan, dài 6 - 12 cm, rộng 3 - 6 cm. Cụm hoa chùm, viên chùy. Hoa tạp tính hay đơn tính màu vàng nhạt. Quả hạch hình trứng, dài 3,5 - 4,5 cm, đường kính quả 2,0 - 2,5 cm (thực ra, mô tả về kích thước quả của các tác giả Trung Quốc như phần trên là sát với thực tế hơn, vì Trám đen có quả hình trứng hẹp, trong khi Trám trắng có quả hình trứng hơi bầu). Khi chín quả Trám đen có màu đen sẫm (vì thế có tên là Trám đen), thịt quả mầu hồng.Hạt hóa gỗ rất cứng, có 3 ô, mỗi ô có 1 nhân màu trắng (Vũ Văn Dũng et al, 2009) [12].Trám đen có phân bố tự nhiên từ Nam Trung Quốc đến Việt Nam. Ở Việt Nam cây mọc trong rừng thứ sinh ở hầu hết các tỉnh miền Bắc và miền Trung: Phú Thọ, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Quảng Bình,... (Nguyễn Tiến Bân, 2003) [2]. Tuy vậy, theo công bố mới đây thì Trám đen có phân bố chủ yếu cũng ở một số tỉnh miền 11 Bắc Việt Nam như Bắc Kạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình (Vũ Văn Dũng et al, 2009) [12]. Trám đen có thể trồng theo phương thức nông lâm kết hợp: 2 - 3 năm đầu có thể xen cây nông nghiệp như Lạc, Lúa, Đỗ, Sắn... (Cục Lâm nghiệp, 2007) [11]. Đây là cây đa tác dụng, quả sau khi ngâm (om qua nước nóng) ăn rất ngon. Quả tươi giã lấy nước uống giải độc do ăn phải cá nóc hoặc cá thối, chữa hóc xương cá. Quả khô tán bột, rắc chữa nứt nẻ da, lở miệng và trị sâu răng... (Võ Văn Chi, 1997) [9]. Vì thế quả Trám đen được tiêu thụ ở nhiều thị trường trong nước chủ yếu là ở dạng thực phẩm ăn tươi. Nhu cầu thị trường về quả Trám đen rất lớn, trong khi lượng quả bán ra chưa nhiều nên quả tươi Trám đen có giá cao hơn Trám trắng, khoảng 10.000 - 12.000 đ/kg quả tươi, trong khi giá quả tươi Trám trắng là 6.000-8.000 đ/kg (Triệu Văn Hùng, 2007) [19]. 1.2.2.2. Các nghiên cứu về chọn giống lấy quả Từ năm 1993 Bộ Lâm nghiệp đã ban hành Quy phạm xây dựng rừng giống và vườn giống, trong đó mới đề cập đến các tiêu chuẩn chọn cây trội để lấy gỗ (Bộ Lâm nghiêp, 1977) [3]. Sau này, trong Tiêu chuẩn công nhận giống (Bộ NN&PTNT, 1998, 2003) [4] đã đề cấp đến tiêu chuẩn chọn cây trội để lấy các sản phẩm ngoài gỗ nói chung mà chưa nêu cụ thể. Đến tiêu chuẩn công nhận giống gần đây (Bộ NN&PTNT, 2006) mới có quy định về tiêu chuẩn chọn cây trội để lấy sản phẩm ngoài gỗ từ rừng trồng và từ trồng cây phân tán [6]. Nghiên cứu về chọn giống Trám trắng lấy quả đã được Hoàng Thanh Lộc (2001 - 2005) [22] tiến hành tại tỉnh Phú Thọ, đã chọn được 20 cây trội sai quả, trong đó có một cây 30 năm tuổi nhiều quả nhất có thể đạt 300 kg quả. Các cây ghép từ các cây trội này mới được trồng trong vườn tập hợp các dòng vô tính tại khu Văn phòng của Công ty cổ phần giống lâm nghiệp vùng Bắc Bộ (ở Trạm Thản - Phú Thọ) cho thấy trong 20 cây được chọn ban đầu sau 4 năm chỉ một số cây có quả, trong đó chỉ 3 cây có nhiều quả nhất. Tuy vậy, chưa được khảo nghiệm ở giai đoạn tiếp theo 12 để xác định tính ổn định di truyền của chúng và chưa có những nghiên cứu về chất lượng quả của những cây sai quả này. Viện Cải thiện giống và Phát triển lâm sản hiện cũng đang tiến hành khảo nghiệm tại Bắc Kạn cho một số dòng Trám trắng lấy từ Trạm Thản (đây là một phần của dự án "Trồng thử nghiệm và xây dựng mô hình một số cây lâm nghiệp 15 cho năng suất cao tại tỉnh Bắc Kạn"). Kết quả nghiên cứu về hạt giống một số vùng khác nhau trong đề tài "Nghiên cứu kỹ thuật trồng rừng Trám trắng" của Viện Khoa học Lâm nghiệp 1995 - 1999 cho thấy Trám trắng phân bố tại vùng Hòa Bình có chất lượng hạt giống tốt nhất, ở giai đoạn vườn ươm cây con sinh trưởng khỏe mạnh và vượt trội so với các vùng khác. (Phạm Đình Tam, 2000, Báo cáo tổng kết đề tài) [29]. Trần Đức Mạnh (2007) [25] đã nghiên cứu kỹ thuật trồng rừng Trám đen phục vụ mục tiêu lấy gỗ và lấy quả, nhưng mới chỉ nghiên cứu chọn cây mẹ, kỹ thuật ghép cây và phương thức trồng rừng mà chưa nghiên cứu chọn giống theo hướng chọn lọc cây trội một cách đầy đủ và khảo nghiêm giống theo các quy định cần thiết, việc trồng rừng lại theo phương thức trồng hỗn giao để lấy gỗ nên vẫn không mang lại kết quả mong muốn về chọn giống lấy quả. Trám trắng và Trám đen đã được nhân dân ta ở miền Bắc trồng từ trước những năm 1950. Từ những năm 60 có nơi đã trồng hàng chục hecta như Lạc Thủy - Hòa Bình trồng thuần loại khoảng 30 ha. Trồng từ năm 1980 - 1981 đến năm 1998 đường kính bình quân đạt 18 - 19 cm, chiều cao bình quân đạt 17 - 18 m (Nguyễn Bá Chất, 1998) [8]. Từ thập niên 60 đến nay nhiều công trình nghiên cứu tập trung vào các giải pháp kỹ thuật lâm sinh, điển hình là nghiên cứu gây trồng Trám trắng tại Cầu Hai và Hữu Lũng của Nguyễn Văn Lê, Lưu Phạm Hoành (1985) [24] đã gây trồng 5-10 ha thuần loại hoặc theo băng. Giai đoạn đầu sinh trường nhanh nhưng từ tuổi 7 trở lên lượng tăng trưởng hàng năm chậm dần, có nơi bị sâu đục ngọn phá hoại thường xuyên (Nguyễn Bá Chất, 1998) [8]. Nghiên cứu phòng trừ sâu đục ngọn Trám đã phát hiện được sâu Vòi Voi đục búp trám 13 thuộc họ Curculionidae, bộ Coleoptera và đã đưa ra hình thái, tập tính sinh học và phương pháp phòng trừ như dùng bẫy đèn lúc 6-7 giờ, dùng vợt và rỏ tre đi rung từng cây hứng sâu trưởng thành và bắt giết, dùng thuốc bột thấm nước 666 loại 6% nồng độ từ 1/200-1/250 phun vào búp hoặc dùng thuốc sữa DDT 5% nồng độ 1/150 phun ướt búp ngọn trám (Nguyễn Đình Hạnh,1965 [13]; Đặng Văn A, 1968 [1]). Từ năm 1995 đến 1999 nhóm cán bộ Phạm Đình Tam, Trần Lâm Đồng và Nguyễn Sỹ Đương (năm 1998) [28] đã nghiên cứu biện pháp kỹ thuật lâm sinh để trồng rừng Trám trắng phục vụ mục tiêu cung cấp gỗ công nghiệp. Đề tài đã đề xuất được phương thức trồng và chọn loài cây phù trợ phù hợp để xây dựng rừng Trám theo hướng cung cấp gỗ công nghiệp. Sau đó cũng nhóm cán bộ này đã xây dựng “Quy phạm kỹ thuật trồng rừng Trám trắng” (Bộ NN&PTNT, 2001) [5]. Nghiên cứu về trồng Trám trắng hỗn loại với các loài cây lá rộng bản địa cho thấy so với trồng thuần loại thì trồng hỗn loại Trám trắng có tỷ lệ sống cao hơn, tỷ lệ sâu đục ngọn giảm, sinh trưởng tốt hơn nhưng so với các loài khác thì trám có sinh trưởng kém hơn (Hoàng Văn Thắng, Nguyễn Bá Chất và cs, 2005) [31].So sánh sinh trưởng của phương thức trồng hỗn giao giữa Trám trắng và Lát hoa với trám thuần loại lại cho thấy tỷ lệ sống và sinh trưởng của phương thức hỗn giao kém hơn trồng thuần loại. Trám trồng thuần loại đạt tỷ lệ sống 92 % và trữ lượng là 5,58 m3/ha trong khi đó Trám với Lát đạt tỷ lệ sống 87% và trữ lượng 4,25 m3/ha (Huỳnh Đức Nhân và cs, 2006) [26]. Nghiên cứu của Phạm Đình Tam, Trần Đức Mạnh, Phạm Đình Sâm (2000 - 2005) [30] về chọn lập địa, kỹ thuật trồng rừng Trám với mục đích lấy gỗ và lấy quả đã cho thấy trồng Trám ở Hòa Bình tốt hơn ở Đại Lải và Vĩnh Phúc và đi đến nhận định là Trám không nên trồng ở lập địa xấu, tầng đất mỏng, các chỉ tiêu hóa tính dưới trung bình (Tiêu chuẩn ngành 04 TCN 24-2001) [5]. Tuy vậy, đáng tiếc là các tác giả đã không nêu rõ các nghiên cứu về chọn giống lấy quả và khảo nghiệm giống. Trước đây gỗ Trám trắng và Trám đen đều phân vào nhóm 7 (Bộ Lâm nghiệp, 1977) [3]. Nghiên cứu của
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan