Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nghiên cứu về việc ứng dụng hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (erp) tại c...

Tài liệu Nghiên cứu về việc ứng dụng hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (erp) tại các doanh nghiệp tại việt nam

.PDF
96
106
117

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI --------- -------- PHẠM THỊ HỒNG HÀ NGHIÊN CỨU VỀ VIỆC ỨNG DỤNG HỆ THỐNG QUẢN TRỊ NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP (ERP) TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN NGHIẾN Hà Nội – Năm 2012 Luận văn thạc sỹ khoa học i Trường Đại học Bách khoa Hà Nội LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan bản luận văn tốt nghiệp “Nghiên cứu về việc ứng dụng hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) tại các doanh nghiệp tại Việt Nam” do em tự thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. NGUYỄN VĂN NGHIẾN. Mọi tài liệu và biểu đồ mô tả trong luận văn đều do em trực tiếp thu thập và thực hiện. Để hoàn thành bản luận văn này, em chỉ sử dụng nhữn tài liệu được ghi trong TÀI LIỆU THAM KHẢO, ngoài những tài liệu trên em không sử dụng bất cứ một tài liệu nào khác. Nếu phát hiện sai sót, em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Học viên Phạm Thị Hồng Hà Học viên: Phạm Thị Hồng Hà – QTKD 2009 Luận văn thạc sỹ khoa học ii Trường Đại học Bách khoa Hà Nội LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Văn Nghiến, Giáo viên hướng dẫn, đã hướng dẫn em rất chi tiết và tận tình để em có phương pháp nghiên cứu phù hợp với đề tài được giao. Em xin cảm ơn các thầy, cô giáo Viện kinh tế và quản lý, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội sẽ nhiệt tình giảng dậy trong suốt khóa học để em có cơ sở lý thuyết thực hiện luận văn này. Cuối cùng, em xin chân thành thành cảm ơn các công ty, đơn vị tư vấn đã giúp đỡ em trong quá trình thu thập dữ liệu để thực hiện luận văn. Với những đề xuất trong bản luận văn này, em mong muốn góp phần đẩy mạnh việc ứng dụng hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP nhằm giúp các doanh nghiệp lựa chọn và ứng dụng hiệu quả hệ thống ERP để doanh nghiệp tối ưu hóa được các nguồn lực của doanh nghiệp. Trong quá trình thực hiện luận văn, do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế, việc nghiên cứu và các giải pháp được đưa ra không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến quý báu của các thầy cô giáo để bản luận văn của em có tính khả thi và hiệu quả cao hơn. Em xin chân thành cảm ơn. Học viên Phạm Thị Hồng Hà Học viên: Phạm Thị Hồng Hà – QTKD 2009 Luận văn thạc sỹ khoa học iii Trường Đại học Bách khoa Hà Nội MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT .......................................................... v DANH SÁCH CÁC BẢNG.......................................................................................... vi DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ MINH HỌA .......................................... vi MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC HỆ THỐNG QUẢN TRỊ NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP (ERP) TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM ......................... 5 Lịch sử hình thành các hệ thống ERP ................................................................ 5 Hệ thống hoạch định nguồn nguyên liệu (MRP - Material Resource Planning)........... 5 Mô hình hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP hiện đại (Enterprise Resource Planning) .......................................................................... 7 Ưu điểm, nhược điểm và phạm vi ứng dụng của hệ thống ERP ...................... 21 1. 5. Giới thiệu các hệ thống ERP đang triển khai và ứng dụng tại Việt Nam ........ 24 Ưu và nhược điểm của các hệ thống ERP nước ngoài ............................ 24 Ưu và nhược điểm của các giải pháp ERP do Việt Nam xây dựng ......... 27 Quy trình triển khai hệ thống ERP tại các doanh nghiệp ................................. 28 Tư vấn tiền giải pháp ............................................................................... 29 Tư vấn triển khai giải pháp ...................................................................... 30 Triển khai hệ thống .................................................................................. 31 Hỗ trợ và bảo trì hệ thống sau triển khai ................................................. 34 CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU VỀ VIỆC ỨNG DỤNG HỆ THỐNG QUẢN TRỊ NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP (ERP) TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM .................................................................................................................. 35 Tổng quan về việc ứng dụng hệ thống ERP tại các doanh nghiệp tại Việt Nam ..... 35 Khảo sát về việc ứng dụng hệ thống quản trị doanh nghiệp tại các doanh nghiệp tại Việt Nam về quy mô và thời gian triển khai dự kiến.. 36 Nghiên cứu về tình hình ứng dụng hệ thống ERP tại các doanh nghiệp trên thế giới ............................................................................................. 42 Học viên: Phạm Thị Hồng Hà – QTKD 2009 Luận văn thạc sỹ khoa học iv Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Nghiên cứu về tình hình ứng dụng hệ thống ERP tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ................................................................ 48 Các xu hướng triển khai ERP tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ........................................................................................... 49 Đánh giá những khó khăn và thuận lợi trong quá trình triển khai và ứng dụng hệ thống ERP tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ...........51 Nghiên cứu về tình hình ứng dụng hệ thống ERP tại các doanh nghiệp Việt Nam ................................................................................................53 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình ứng dụng giải pháp ERP tại các doanh nghiệp tại Việt Nam .......................................................... 54 Nghiên cứu dự án triển khai hệ thống ERP tại công ty cổ phần Giấy Sài Gòn.................................................................................................... 58 Nghiên cứu dự án triển khai hệ thống ERP tại Tổng công ty Thép Việt... 62 Giới thiệu về các đơn vị tư vấn triển khai hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam......................................................................... 67 Công ty TNHH Dịch vụ ERP FPT ................................................................................. 68 Công ty cổ phần công nghệ mới Kim Tự Tháp Việt Nam ............................................. 70 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG CÁC HỆ THỐNG QUẢN TRỊ NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP ERP TẠI VIỆT NAM................................................................................. 71 Định hướng lựa chọn và ứng dụng các hệ thống ERP cho các doanh nghiệp theo nhóm các ngành nghề đặc thù .................................................................. 71 Phát triển các giải pháp ERP Việt Nam cho doanh nghiệp Việt Nam ........................... 73 Đề xuất quy trình lựa chọn giải pháp và triển khai hiệu quả hệ thống ERP tại các doanh nghiệp tại Việt Nam ........................................................................ 74 Lựa chọn đúng giải pháp và đơn vị triển khai ................................................................ 75 Lựa chọn đúng đơn vị tư vấn triển khai giải pháp đã được chọn ................................... 79 Lập kế hoạch triển khai dự án, xác định phạm vi dự án rõ ràng .................................... 79 Xây dựng và duy trì đội dự án trong doanh nghiệp ....................................................... 81 Nâng cao hiệu quả chuyển giao hệ thống và đào tạo sử dụng hệ thống .. 82 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 86 PHỤ LỤC Học viên: Phạm Thị Hồng Hà – QTKD 2009 Luận văn thạc sỹ khoa học v Trường Đại học Bách khoa Hà Nội DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT BOM Định mức nguyên vật liệu (Bill of Material) CNTT Công nghệ thông tin CRM Hệ thống quản trị quan hệ khách hàng (Customer Relationship Management) ERP Hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise Resource Planning) MRP Hệ thống hoạch định nguồn nguyên liệu (Material Requirement Planning) SCM Hệ thống quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain Management) SMEs Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (Small and Medium Enterprises) SRM Hệ thống quản lý quan hệ đối tác (Supplier Relationship Management) Học viên: Phạm Thị Hồng Hà – QTKD 2009 Luận văn thạc sỹ khoa học vi Trường Đại học Bách khoa Hà Nội DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng 1.1: Bảng tóm tắt một số vấn đề về kế toán tài chính khi triển khai ERP ....... 10 Bảng 1.2: Bảng so sánh chi phí triển khai các hệ thống ERP nước ngoài ................ 27 DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ MINH HỌA Hình 1.1: Mô hình hoạt động của hệ thống ERP ........................................................ 9 Hình 1.2: Ví dụ về quy trình mua hàng của một doanh nghiệp ................................ 14 Hình 1.3: Ví dụ về quy trình bán hàng...................................................................... 15 Hình 1.4: Ví dụ về quy trình sản xuất ....................................................................... 20 Hình 1.5: Thị phần của các hãng cung cấp giải pháp ERP trên thế giới .................. 25 Hình 2.1: Biểu đồ thể hiện quy mô của các dự án ERP tại các doanh nghiệp tại Việt Nam ................................................................................................... 39 Hình 2.2: Thời gian triển khai kế hoạch của dự án ERP tại doanh nghiệp ............... 40 Hình 2.3: Các phân hệ chức năng được lựa chọn triển khai trong hệ thống ERP .... 41 Hình 2.4: Những thách thức và rủi ro chủ yếu trong triển khai hệ thống ERP ......... 44 Hình 2.5: So sánh chi phí và ngân sách thực hiện dự án .......................................... 46 Hình 2.6: Mức độ thỏa mãn của doanh nghiệp về triển khai ERP ........................... 47 Hình 2.7 : Đánh giá kết quả triển khai hệ thống ERP............................................... 48 Hình 2.8: Danh sách khách hàng của công ty FPT ERP........................................... 69 Học viên: Phạm Thị Hồng Hà – QTKD 2009 Luận văn thạc sỹ khoa học 1 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội MỞ ĐẦU Hệ thống phần mềm quản trị nguồn lực doanh nghiệp hay phần mềm hoạch định tài nguyên doanh nghiệp - ERP (viết tắt từ Enterprise Resource Planning) là một giải pháp tích hợp các ứng dụng công nghệ thông tin, dùng cho mục đích hoạch định tài nguyên (bao gồm nguồn nguyên liệu, máy móc thiết bị, nguồn nhân lực) trong một tổ chức, một doanh nghiệp cụ thể, nhằm giúp cho doanh nghiệp quản lý các nguồn lực của mình một cách hiệu quả, cung cấp thông tin một cách chính xác, kịp thời cho việc quản lý điều hành doanh nghiệp. Các giải pháp ERP được ứng dụng rộng rãi trên thế giới trong rất nhiều lĩnh vực từ ngành công nghiệp ô tô đến ngành công nghiệp thực phẩm, phân phối cho đến giáo dục đào tạo. Tại Việt Nam, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và ngành công nghệ thông tin, các giải pháp ERP cũng bắt đầu được triển khai và ứng dụng tại nhiều doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp, tăng tính cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thương trường. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công bước đầu, việc ứng dụng các giải pháp ERP tại các doanh nghiệp tại Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn do khách quan và chủ quan. Xuất phát từ thực tế đó, tác giả đã nghiên cứu và tìm hiểu về thực trạng việc ứng dụng các giải pháp ERP tại Việt Nam và lựa chọn đề tài:” Nghiên cứu về việc ứng dụng hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) tại các doanh nghiệp tại Việt Nam”. Thông qua việc nghiên cứu lý thuyết mô hình hoạt động của hệ thống ERP và khảo sát về việc ứng dụng hệ thống ERP tại các doanh nghiệp tại Việt Nam, cùng với việc nghiên cứu hai dự án triển khai ERP tại doanh nghiệp tại Việt Nam, tác giả đã phân tích và nêu bật được các vấn đề ảnh hưởng đến hiệu quả của việc ứng dụng hệ thống ERP tại các doanh nghiệp tại Việt Nam. Từ đó, tác giả đề xuất và xây dựng các giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả ứng dụng hệ thống ERP tại các doanh nghiệp tại Việt Nam. Trong khuôn khổ đề tài, đối tượng nghiên cứu của đề tài là các doanh nghiệp tại Việt Nam đã và đang triển khai, ứng dụng hệ thống ERP tại doanh nghiệp, bao Học viên: Phạm Thị Hồng Hà – QTKD 2009 Luận văn thạc sỹ khoa học 2 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội gồm các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tình hình ứng dụng hệ thống ERP tại các doanh nghiệp tại Việt Nam. Luận văn được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, kết hợp với các phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh và phân tích tình huống để rút ra các kết luận. Với kết cấu 3 chương, luận văn đã hệ thống hóa lý thuyết căn bản về hệ thống ERP và các giải pháp ERP hiện hành, đồng thời thực hiện khảo sát sơ bộ về việc ứng dụng và triển khai ERP tại các doanh nghiệp tại Việt Nam trên khía cạnh thời gian và quy mô triển khai. Đồng thời, tác giả nghiên cứu các dự án ERP đã triển khai thành công tại các doanh nghiệp tại Việt Nam để rút ra các yếu tố quyết định đến sự thành công của các dự án triển khai ERP. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng và triển khai ERP tại các doanh nghiệp tại Việt Nam. Trong chương 1, bằng phương pháp trình bày đi từ những khái niệm và chức năng của khái quát của hệ thống MRP, tiền thân của hệ thống ERP, tác giả đã trình bày mô hình hoạt động của hệ thống ERP và chức năng cũng như quy trình vận hành của từng phân hệ trong hệ thống ERP hoàn chỉnh từ phân hệ quản lý sản xuất, phân hệ kế toán tài chính, phân hệ mua hàng, bán hàng…Tác giả cũng đã phân tích ưu điểm và nhược điểm của hệ thống ERP so với các phương pháp quản lý doanh nghiệp khác đồng thời nêu ra phạm vi ứng dụng của hệ thống ERP trong các loại hình doanh nghiệp. Phần tiếp theo của chương 1, tác giả tìm hiểu về nhóm các giải pháp ERP của các hãng giải pháp trong và ngoài nước đang được triển khai và ứng dụng tại Việt Nam. Phần cuối của chương 1, tác giả nghiên cứu và trình bày về quy trình xây dựng và triển khai hệ thống ERP tại doanh nghiệp nói chung. Trong chương 2, tác giả nghiên cứu và trình bày về việc ứng dụng hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp tại các doanh nghiệp tại Việt Nam thông qua các khảo sát các dữ liệu cụ thể từ các chuyên gia về một số doanh nghiệp đã và đang Học viên: Phạm Thị Hồng Hà – QTKD 2009 Luận văn thạc sỹ khoa học 3 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội triển khai ứng dụng ERP, đồng thời dựa trên kết quả của các cuộc khảo sát khác để đánh giá về những khó khăn và thách thức cũng như hiệu quả của việc ứng dụng hệ thống ERP tại doanh nghiệp để các doanh nghiệp có cơ sở tham khảo khi quyết định triển khai dự án ERP. Bên cạnh đó, tác giả cũng nghiên cứu làm rõ xu hướng triển khai hệ thống ERP tại hai nhóm doanh nghiệp, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp Việt Nam cũng như thuận lợi và khó khăn khi ứng dụng ERP tại hai nhóm doanh nghiệp này. Phần tiếp theo của chương 2, tác giả đi sâu nghiên cứu hai doanh nghiệp đã triển khai ERP thành công, đồng thời nêu lên yếu tố quan trọng nhất quyết định thành bại của dự án ERP tại doanh nghiệp đó. Đó là dự án triển khai ERP tại Giấy Sài Gòn và dự án triển khai ERP tại Tổng công ty Thép Việt. Đây là hai dự án cỡ lớn, kéo dài và tác động đến mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp. Dự án triển khai ERP tại Công ty giấy Sài Gòn là dự án ERP đầu tiên trong ngành giấy. Nghiên cứu về quá trình triển khai hệ thống ERP tại Giấy Sài Gòn cho thấy yếu tố mấu chốt để đem lại hiệu quả của hệ thống ERP là sự quyết tâm của ban lãnh đạo, sự đồng lòng của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong nỗ lực tái cấu trúc doanh nghiệp theo quy trình quản lý hiện đại. Dự án triển khai ERP tại Tổng công ty Thép Việt là dự án ERP có quy mô và tổng mức đầu tư lớn nhất cho một dự án ERP tại doanh nghiệp tư nhân tính đến thời điểm hiện nay. Thép Việt đã triển khai hệ thống SAP ERP, giải pháp chuyên cho các doanh nghiệp cỡ vừa và lớn với các phân hệ đặc thù cho ngành thép như quản lý nguyên vật liệu, kênh phân phối. Dự án triển khai ERP tại Thép Việt là một dự án thành công tiêu biểu tuân thủ theo bộ nguyên tắc triển AcceleratedSAP (ASAP) của hãng SAP. Từ bài học thành công của Thép Việt cho thấy việc xây dựng dự án một cách bài bản là lâu dài, tuân thủ đúng theo các quy tắc triển khai của nhà cung cấp giải pháp sẽ hạn chế được những rủi ro không đáng có và góp phần quan trọng vào thành công của cả dự án ERP. Trong phần cuối chương 2, tác giả cũng đã giới thiệu và đề cập đến vai trò của các đơn vị tư vấn triển khai ERP trong việc triển khai các dự án ERP. Học viên: Phạm Thị Hồng Hà – QTKD 2009 Luận văn thạc sỹ khoa học 4 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Từ việc khảo sát thực tế và nghiên cứu tìm hiểu các dự án triển khai ERP tại các doanh nghiệp tại Việt Nam và nêu lên những khó khăn trong quá trình chọn lựa và triển khai ứng dụng ERP tại các doanh nghiệp tại Việt Nam, trong chương 3, tác giả đã đưa ra những đề xuất và giải pháp chung ở tầm vĩ mô và đề xuất mô hình chọn lựa triển khai ERP phù hợp với tình hình thực tế của các doanh nghiệp của Việt Nam. Cụ thể là tác giả đề xuất xây dựng, nghiên cứu các nhóm giải pháp ERP theo các nhóm ngành đặc thù dưới sự định hướng của các Hiệp hội ngành nghề từ bài học thành công của các doanh nghiệp đi tiên phong trong việc ứng dụng hệ thống ERP trong quản lý như ngành giấy, ngành thép....Tiếp đó, tác giả đề xuất việc phát triển và tích hợp các giải pháp ERP Việt Nam cho doanh nghiệp Việt Nam, phù hợp với môi trường kinh doanh và khả năng tài chính của các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ tại Việt Nam. Bên cạnh hai giải pháp mang tính tổng quát vừa nêu trên, trong phần cuối cùng của luận văn, tác giả cũng đề xuất quy trình lựa chọn giải pháp phù hợp và hỗ trợ quá trình triển khai hệ thống ERP cho các doanh nghiệp tại Việt Nam từ khâu xây dựng quy trình lựa chọn giải pháp, lựa chọn đơn vị tư vấn cho đến việc xây dựng đội dự án, thực hiện dự án và chuyển giao đào tạo dự án ERP tại doanh nghiệp. Sau đây là phần trình bày nội dung của luận văn tốt nghiệp. Học viên: Phạm Thị Hồng Hà – QTKD 2009 Luận văn thạc sỹ khoa học 5 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÁC HỆ THỐNG QUẢN TRỊ NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP (ERP) TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM Lịch sử hình thành các hệ thống ERP Hệ thống phần mềm quản trị nguồn lực doanh nghiệp hay phần mềm hoạch định tài nguyên doanh nghiệp - ERP (viết tắt từ Enterprise Resource Planning) là một giải pháp tích hợp các ứng dụng công nghệ thông tin, dùng cho mục đích hoạch định tài nguyên (bao gồm nguồn nguyên liệu, máy móc thiết bị, nguồn nhân lực) trong một tổ chức, một doanh nghiệp cụ thể, nhằm giúp cho doanh nghiệp quản lý các nguồn lực của mình một cách hiệu quả, cung cấp thông tin một cách chính xác, kịp thời cho việc quản lý điều hành doanh nghiệp. Hệ thống ERP điển hình là một hệ thống đa phân hệ (Multi Module Software Application) từ phân hệ quản lý tài chính - kế toán, quản lý vật tư, trang thiết bị, quản lý nhân sự đến phân hệ quản lý sản xuất, kinh doanh và bao trùm toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Tất cả các phân hệ của hệ thống ERP được tích hợp trên một cơ sở dữ liệu thống nhất trong toàn bộ hệ thống, từ đó nhà quản trị có được những báo cáo quản trị đầy đủ chi tiết và tính chất dữ liệu thời gian thật. Ứng dụng giải pháp ERP có ý nghĩa to lớn đối với doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực, và phục vụ cho nhiều mục đích sử dụng. Trong đó phân hệ quản lý và lập kế hoạch nguyên vật liệu (Material Resource Planning MRP) là phân hệ trọng tâm của toàn bộ hệ thống, đây cũng là phân hệ tiền đề cho sự hình thành và phát triển của các hệ thống ERP hiện đại. Hệ thống hoạch định nguồn nguyên liệu (MRP - Material Resource Planning) Khái niệm về hệ thống hoạch định nguồn nguyên liệu (Material Resource Planing) hay hệ thống hoạch định yêu cầu nguyên liệu (Material Requirement Planning) lần đầu tiên xuất hiện trên thế giới vào năm 1964 trong chương trình quản lý sản xuất của công ty TOYOTA. Những chức năng cơ bản của một hệ thống MRP Học viên: Phạm Thị Hồng Hà – QTKD 2009 Luận văn thạc sỹ khoa học 6 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội bao gồm quản lý kho, xây dựng BOM (Bill of material) và lập kế hoạch sản xuất. Hệ thống MRP giúp cho các nhà máy sản xuất tổ chức và đảm bảo hiệu quả lượng nguyên vật liệu trong kho đạt ngưỡng an toàn và đảm bảo giao hàng thành phẩm đúng tiến độ bằng việc lập kế hoạch sản xuất, lập kế hoạch đặt nguyên vật liệu và kế hoạch giao hàng thành phẩm. Cụ thể như, nếu một công ty sản xuất đặt hàng nguyên vật liệu chậm, không đúng chủng loại hay không kịp tiến độ để phục vụ đầu vào cho sản xuất thì công ty đó không có khả năng giao hàng thành phẩm theo tiến độ trong hợp đồng với khách hàng. Trong một trường hợp khác, khi lượng nguyên vật liệu tồn kho quá nhiều, việc quản lý và sử dụng kho không hiệu quả sẽ ảnh hưởng không tốt đến chi phí hay tài chính của cả công ty. Liên quan đến kế hoạch sản xuất, ngay cả khi nguồn nguyên liệu đã sẵn sàng nhưng khi lệnh sản xuất được ban hành không đúng thời điểm cũng dẫn đến việc chậm sản xuất và dẫn đến sản xuất không theo kịp tiến độ giao hàng. Hệ thống MRP chính là công cụ để giải quyết các vấn đề mà các công ty sản xuất thường xuyên phải đối mặt như đã nêu trên đây. Hệ thống MRP cho phép giải quyết ba câu hỏi cơ bản trong hoạt động sản xuất của bất kỳ công ty sản xuất nào, đó là cần những thành phần nguyên vật liệu nào, cần bao nhiêu và khi nào cần (What, When, and How Many). Các hệ thống MRP không những xử lý và đưa ra được kế hoạch đặt hàng nguyên vật liệu đầu vào và thành phẩm đầu ra mà còn lập kế hoạch sản xuất cho các bán thành phẩm, là thành phần trung gian trong quá trình sản xuất từ nguyên vật liệu đến thành phẩm trong các công ty sản xuất các sản phẩm có cấu tạo phức tạp. Cũng giống như bất kỳ hệ thống máy tính nào, hệ thống MRP cần có các thông tin đầu vào cụ thể như: định mức nguyên vật liệu (hay BOM) từ nguyên vật liệu, bán thành phẩm đến thành phẩm, số lượng thành phẩm cần giao và tiến độ giao hàng, các số liệu ban đầu tại kho và sẽ về kho, bên cạnh đó là các thông số về sản xuất như tiêu chuẩn máy móc, năng lực sản xuất dựa trên năng lực của máy móc và nguồn nhân lực, số lượng sản xuất theo lô, ước tính tỷ lệ lỗi hỏng và các thông số khác. Sau quá trình xử lý các thông tin đầu vào, hệ thống MRP sẽ tự động cho ra hai gợi ý chính, đó là bảng kế hoạch sản xuất và bảng kế hoạch đặt hàng. Trong bảng kế Học viên: Phạm Thị Hồng Hà – QTKD 2009 Luận văn thạc sỹ khoa học 7 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội hoạch sản xuất sẽ bao gồm các thông tin cụ thể về lịch trình sản xuất cụ thể cho từng mặt hàng, số lượng sản xuất và chỉ thị sản xuất từ bán thành phẩm đến thành phẩm. Bảng kế hoạch đặt hàng sẽ bao gồm các thông tin cụ thể về ngày cần đặt nguyên vật liệu, ngày dự kiến nguyên vật liệu về kho (dựa theo kế hoạch giao hàng của nhà cung cấp). Với các công ty sản xuất đơn giản, sản xuất ít mặt hàng và các thành phẩm có cấu tạo đơn giản, yêu cầu ít loại nguyên vật liệu thì việc lập kế hoạch sản xuất và kế hoạch đặt hàng không quá phức tạp, tuy nhiên trong các ngành công nghiệp phức tạp như ô tô, hay ngành điện tử với hàng trăm chủng loại mặt hàng và hàng ngàn nguyên vật liệu đầu vào thì hai bảng gợi ý lập kế hoạch sản xuất và bảng lập kế hoạch đặt hàng có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà quản lý trong việc điều hành và tổ chức sản xuất. Mô hình hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP hiện đại (Enterprise Resource Planning) Kể từ khi ra đời, hệ thống MRP đã được phát triển và ứng dụng tại hàng trăm công ty trên thế giới, tuy nhiên cùng với thời gian hệ thống MRP đã phát sinh nhiều bất cập trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất và kế hoạch đặt hàng do chưa tính đến các tham số quan trọng khác trong sản xuất như thời gian sản xuất một thành phẩm (mặc định là nguyên vật liệu luôn sẵn sàng), hệ thống mặc định là thời gian sản xuất sẽ luôn như nhau cho mỗi đợt sản xuất mà không tính đến số lượng sản xuất hay tình trạng của nhà máy. Bên cạnh đó, khi các công ty có nhiều nhà máy sản xuất và các kho chứa nguyên vật liệu tại nhiều địa điểm khác nhau, hệ thống MRP không phân biệt được sự khác biệt về vị trí địa lý của các kho nguyên vật liệu mà chỉ mặc định xây dựng kế hoạch đặt hàng dựa trên tổng lượng nguyên vật liệu tại thời điểm lập kế hoạch, do đó sẽ phát sinh các trường hợp nhà máy tại địa điểm A cần nguyên vật liệu để sản xuất nhưng do kho nguyên vật liệu tại điểm B cách địa điểm A hàng trăm, hàng nghìn km còn rất nhiều nguyên vật liệu chưa sử dụng đến nên hệ thống MRP không có kế hoạch đặt hàng nguyên vật liệu cho nhà máy tại điểm A. Từ những bất cập trên đây của hệ thống MRP và yêu cầu càng Học viên: Phạm Thị Hồng Hà – QTKD 2009 Luận văn thạc sỹ khoa học 8 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội ngày càng cao hơn của nhà quản lý xuất phát từ nhu cầu quản lý đồng nhất trong toàn bộ doanh nghiệp, hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise Resource Planning) đã ra đời để giải quyết những vấn đề mà hệ thống MRP cổ điển chưa làm được. Đầu những năm 1990, công ty Gartner là một trong những công ty đầu tiên triển khai hệ thống ERP, được coi như là hệ thống mở rộng dựa trên cơ sở của MRP. Hệ thống ERP giới thiệu những chức năng rộng hơn, bao trùm hầu hết các hoạt động của một doanh nghiệp với nhiều nhà máy. Một hệ thống ERP điển hình là hệ thống tích hợp dữ liệu hoạt động của toàn bộ doanh nghiệp ví dụ như dữ liệu kế toán, dữ liệu sản xuất, bán hàng, dịch vụ…Những dữ liệu này không đứng độc lập và xử lý riêng lẻ tại từng phân hệ chức năng độc lập mà xử lý tích hợp như một luồng thông tin thông suốt trong toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Các phân hệ chức năng như phân hệ kế toán, phân hệ bán hàng, phân hệ dịch vụ, phân hệ đặt hàng liên kết và ảnh hưởng đến hoạt động của nhau trên cơ sở một cơ sở dữ liệu đồng nhất của toàn bộ công ty. Khi hệ thống đã có sự thông suốt về thông tin và liên kết về mặt hoạt động, hệ thống cho phép chiết xuất các báo cáo tổng hợp liên quan đến nhiều bộ phận, nhiều hoạt động chung trong toàn công ty, từ đó giúp nhà quản lý xây dựng các báo cáo chi tiết để phục vụ mục đích quản lý điều hành công ty. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, hệ thống ERP đã được xây dựng và phát triển trên nền web, nhờ đó hoạt động của hệ thống ERP đã vượt ra khỏi sự giới hạn trong nội bộ một doanh nghiệp mà cho phép tương tác với các đối tác, bạn hàng, khách hàng thông qua các phân hệ như phân hệ quan hệ khách hàng CRM (Customer Relationship Management), phân hệquan hệ với nhà cung cấp SRM (Supplier Relationship Management)…Mô hình dưới đây giới thiệu các phân hệ cơ bản của một hệ thống ERP và luồng thông tin trao đổi giữa các phân hệ xuyên suốt trong toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Học viên: Phạm Thị Hồng Hà – QTKD 2009 Luận văn thạc sỹ khoa học 9 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Hình 1.1: Mô hình hoạt động của hệ thống ERP Trong mô hình hoạt động của hệ thống ERP cho thấy, các phân hệ hoạt động độc lập và có sự trao đổi thông tin hai chiều, được cập nhật theo hoạt động của doanh nghiệp. Về cơ bản, các hệ thống ERP điển hình gồm các phân hệ như phần giới thiệu dưới đây. Phân hệ Kế toán tài chính - Financials : cung cấp cho doanh nghiệp bức tranh về tình hình tài chính, cho phép kiểm soát toàn bộ các giao dịch nghiệp vụ kế toán, kiểm soát nội bộ, ngân quỹ, giúp tăng tốc độ khai thác thông tin và tính minh bạch trong các báo cáo tài chính từ đó tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, các chức năng chính của phân hệ này là kế toán sổ cái, kế toán thu, chi, quản lý tài sản cố định, quản lý ngân quỹ…Nhiều doanh nghiệp hiện nay đã sử dụng phần mềm kế toán vào nghiệp vụ kế toán, tuy nhiên việc ứng dụng những phần mềm này về bản chất là tin học hóa hệ thống kế toán thủ công trước kia. Triển khai ERP không phải là tin học hóa những cái có sẵn của doanh nghiệp, việc tin học hóa những cái có sẵn của doanh nghiệp là tư duy của người lập trình phần mềm theo yêu cầu. Doanh Học viên: Phạm Thị Hồng Hà – QTKD 2009 Luận văn thạc sỹ khoa học 10 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội nghiệp khi triển khai ERP là phải chấp nhận thay đổi theo những quy trình, hệ thống mới ưu việt hơn. Ngay kể cả các thao tác bình thường như việc định khoản, với hệ thống ERP, công việc định khoản được thực hiện tự động và số liệu cũng được chuyển từ các phân hệ chức năng khác sang phân hệ kế toán khi phát sinh các nghiệp vụ trong doanh nghiệp chứ không phải nhập bằng tay vào hệ thống kế toán như thông thường, như vậy công việc của nhân viên kế toán đã chuyển từ thao tác nhập dữ liệu sang việc kiểm soát đối chiếu số liệu. Bảng dữ liệu dưới đây cho thấy một số vấn đề chính của nghiệp vụ tài chính kế toán được phân hệ tài chính kế toán trong hệ thống ERP xử lý. STT Một số vấn đề chính 1 Hình thức kế toán Hệ thống ERP Phù hợp nhiều hơn với hình thức Nhật Ký Chung và Chứng từ Ghi sổ 2 Hệ thống tài khoản Cấu trúc tài khoản gồm nhiều phân đoạn để tổng hợp, phân tích số liệu, không đơn giản chỉ là các TK do Nhà nước quy định và mở các tiểu khoản 3 Hạch toán ▪ Việc hạch toán được thực hiện tự động. ▪ Sử dụng sổ phụ và tài khoản trung gian để đảm bảo tính liên thông giữa các phân hệ trong ERP. ▪ Các đơn vị hạch toán phụ thuộc được coi như hạch toán độc lập bằng việc mở phân đoạn quản lý các chi nhánh 4 Báo cáo, biểu mẫu Bên cạnh những báo cáo, biểu mẫu bắt buộc của Tổng cục Thuế và Bộ Tài chính, các báo cáo, biểu mẫu nên được xây dựng lại theo hình thức quản lý mới, không nhất thiết phải theo các biểu mẫu của hình thức hạch toán thủ công trước kia. Bảng 1.1: Bảng tóm tắt một số vấn đề về kế toán tài chính khi triển khai ERP Học viên: Phạm Thị Hồng Hà – QTKD 2009 Luận văn thạc sỹ khoa học 11 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Phân hệ Quản lí đặt hàng – Procurement hay Purchasing gồm các chức năng được ứng dụng nhằm quản lí hiệu quả việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ đa dạng và phức tạp. Phân hệ quản lí mua hàng cho phép doanh nghiệp quản lí các yêu cầu mua hàng của toàn doanh nghiệp, công tác mua hàng (bao gồm mua nguyên vật liệu, mua tài sản cố định, mua máy móc thiết bị…), quản lí và lựa chọn nhà cung cấp, quản lý công nợ, và các quy trình xác nhận đặt hàng …nghiệp vụ của bộ phận đặt hàng không quá phức tạp tuy nhiên thực tế tại doanh nghiệp phát sinh rất nhiều trường hợp đòi hỏi hệ thống phải được thiết kế để về cơ bản xử lý được tất cả các giao dịch mua hàng của doanh nghiệp. Cụ thể trong hệ thống ERP, khái niệm đặt hàng hay mua hàng bao hàm tất cả các hạng mục phải mua, phải thuê của doanh nghiệp từ mua nguyên vật liệu đầu vào, mua tài sản công, công cụ lao động, dụng cụ lao động, cũng như việc thuê/mua, vận chuyển, kho bãi dịch vụ đều nằm ở bộ phận đặt hàng. Các DN triển khai ERP thường mong muốn phân hệ quản lý mua hàng sẽ giúp giảm bớt những sai sót trong việc đặt hàng, đồng thời thực hiện được đúng mục tiêu của quản lý mua hàng là mua đúng, mua đủ và giá cả hợp lý. Nếu chỉ dựa vào kinh nghiệm của nhân viên phòng mua hàng để tính toán và dự trù sẽ khiến doanh nghiệp không kiểm soát được nhu cầu phát sinh thực tế của doanh nghiệp, bên cạnh đó việc không kiểm soát được số lượng hàng đặt mua sẽ ảnh hưởng lớn đến chi phí của doanh nghiệp. Tuy nhiên để biết được chính xác số lượng hàng cần mua và thời điểm cần mua cần kết hợp thông tin của rất nhiều bộ phận từ bán hàng, sản xuất đến marketing bán hàng, quản lý kho…, dữ liệu của các bộ phận này cũng rất dễ bị trùng lặp do có chỉ có một thông tin nhưng có quá nhiều bộ phận tham gia xử lý. Vì vậy mục tiêu của phân hệ quản lý mua sắm trong ERP là đáp ứng được mục tiêu quản lý mua sắm của doanh nghiệp dựa theo bốn nguyên tắc. Thứ nhất là đặt hàng đúng mặt hàng cần mua, đây là yêu cầu cơ bản của việc mua sắm hàng hóa, nguyên vật liệu, vì sẽ đáp ứng đúng yêu cầu của bộ phận sản xuất hoặc của các bộ phận khác. Đúng số lượng là tiêu chí thứ hai, đúng số lượng đồng nghĩa với việc không mua thừa và giảm lượng hàng hóa tồn kho xuống ngưỡng an toàn để không gây Học viên: Phạm Thị Hồng Hà – QTKD 2009 Luận văn thạc sỹ khoa học 12 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đọng vốn và tốn chi phí. Tiêu chí giá và chất lượng là tiêu chí thứ ba được quan tâm nhằm giảm giá thành và tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp, để làm được điều đó doanh nghiệp cần nắm được thông tin của các nhà cung cấp và đánh giá được các nhà cung cấp về năng lực cung cấp tùy thuộc vào khối lượng và chủng loại hàng cần mua. Đúng thời gian là tiêu chí thứ tư trong việc đặt hang nhằm phục vụ sản xuất và giao hang đúng hạn, việc nhập hàng hóa nguyên vật liệu đúng thời gian sẽ giảm được lượng hàng tồn kho nhưng vẫn đáp ứng được tiến độ sản xuất, giao hàng. Khi ứng dụng phân hệ mua hàng của ERP, việc quản lý thông tin về đặt hàng, nhận hàng, thanh toán… được quản lý tự động, tránh sự trùng lặp thông tin. Trong đó, tiêu chí về quản lý giá mua phải hết sức chặt chẽ. Ngoài bốn tiêu chí vừa nêu trên được đặt ra cho bộ phận mua hàng nói riêng thì nói chung quá trình mua hàng của một doanh nghiệp phải là quá trình xuyên suốt từ khi lập yêu cầu đặt hàng cho đến lúc hàng về và thanh toán cho đơn đặt hàng đó, liên quan đến rất nhiều bộ phận. Một quy trình mua sắm chuẩn sẽ bắt đầu khi có yêu cầu mua sắm, có thể từ bộ phận sản xuất đang thiếu nguyên vật liệu hoặc từ bộ phận bán hàng, hay có khi từ yêu cầu nâng mức dự trữ của kho hàng, những yêu cầu này được nhập vào hệ thống dưới dạng đề xuất mua hang, sau khi được phê duyệt trong nội bộ bộ phận sẽ chuyển trạng thái thành đề xuất mua hàng đã được duyệt, lúc này dữ liệu mới được bộ phận mua hàng xử lý. Trước hết bộ phận mua hàng căn cứ vào nội dung đề xuất mua hàng để lập các bảng hỏi báo giá, khâu lập các bảng hỏi giá được tạo ra tự động từ hệ thống và chuyển đến các nhà cung cấp thuộc nhóm ngành hàng cần mua. Sau khi nhà cung cấp phản hồi về giá cả và các điều khoản khác, thông tin về giá sẽ được bộ phận mua hàng cập nhật vào bảng giá trên hệ thống. Trên cơ sở quản lý được bảng giá của các nhà cung cấp cộng thêm sự phân tích về thời gian giao hàng, điều khoản thanh toán, bộ phận mua hàng có thể lựa chọn được nhà cung cấp có điều kiện tốt nhất. Hệ thống linh động cho phép bộ phận mua hàng thiết lập các bộ thứ tự ưu tiên các tiêu chí để đánh giá nhà cung cấp ví dụ như nhà cung cấp có giá tốt nhất, nhà cung cấp có điều khoản thanh toán tốt nhất…Do giá cả của tất cả các Học viên: Phạm Thị Hồng Hà – QTKD 2009 Luận văn thạc sỹ khoa học 13 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội mặt hàng từ rất nhiều nhà cung cấp được quản lý bằng hệ thống, và mỗi đơn hàng đều được hệ thống lưu trữ nên các đơn hàng sau dễ dàng có được các thông tin tham chiếu. Phân hệ mua hàng còn cho phép doanh nghiệp và bộ phận mua hàng phân cấp trong quản lý về việc phê duyệt các đơn đặt hàng trước khi chuyển đến nhà cung cấp tùy theo các quy định của doanh nghiệp. Tất nhiên việc phân cấp phê duyệt cũng được thực hiện trên hệ thống. Hơn thế nữa hệ thống còn có khả năng đáp ứng rất linh động về quá trình phê duyệt như cho phép thiết lập nhiều cấp phê duyệt hay ủy quyền cho người khác trong trường hợp người phê duyệt không thể trực tiếp tiến hành. Dữ liệu trong hệ thống ERP là dữ liệu đồng nhất trong toàn bộ doanh nghiệp và xuyên suốt tất cả các bộ phận, do đó khi các đơn hàng đã được phê duyệt và chuyển sang nhà cung cấp, các bộ phận có liên quan như bộ phận kho sẽ có thông tin về thời gian hàng về kho, tiến độ hàng sẽ về kho theo lô hay theo đợt, bộ phận kế toán sẽ có thông tin về dự kiến thời điểm thanh toán để thu xếp luồng tiền. Ngay khi hàng về kho, thông tin sẽ được bộ phận kho đối chiếu và cập nhật trên hệ thống. Về việc đánh giá được chất lượng hàng hóa, bộ phận kho có thể kiểm soát được chất lượng hàng, từ đó cập nhật tỷ lệ hàng lỗi hỏng trên hệ thống, bộ phận đặt hàng dựa trên thông tin này để đánh giá nhà cung cấp cho các đơn hàng sau. Hệ thống cho phép kiểm tra chéo giữa các bộ phận, do thông tin xuyên suốt từ bộ phận bán hàng đến bộ phận kế toán, kho bãi, đảm bảo mỗi đơn đặt hàng đều được kiểm tra theo dõi xuyên suốt bắt đầu từ khâu yêu cầu mua hàng cho đến khâu thanh toán. Bên cạnh đó, hệ thống còn cho phép lập các lịch hàng về kho của nhiều đơn hàng cho nhiều mục đích và các mốc thời gian để theo dõi tiến độ hàng về và điều tiết lượng hàng nhập và xuất kho. Một chức năng quản lý khác của bộ phận đặt hàng là việc quản lý chi tiêu theo ngân sách, doanh nghiệp không cho phép các bộ phận tùy tiện đưa ra các yêu cầu đặt hàng mà không bị kiểm soát về mặt ngân sách cũng như mục đích sử dụng. Hệ thống cho phép thiết lập ngân sách cho từng bộ phận, từng dự án theo từng tháng từng quý và từng năm hoặc linh động theo yêu cầu, khi các khoản mục đặt hàng vượt quá ngân sách đã được ấn định thì hệ thống Học viên: Phạm Thị Hồng Hà – QTKD 2009
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan