Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Nghiên cứu về điểm nóng xã hội và điểm nóng chính trị - xã hội ở tỉnh bo kẹo nướ...

Tài liệu Nghiên cứu về điểm nóng xã hội và điểm nóng chính trị - xã hội ở tỉnh bo kẹo nước cộng hoà dân chủ nhân dân lào

.PDF
79
747
62

Mô tả:

LUẬN VĂN: Nghiên cứu về điểm nóng xã hội và điểm nóng chính trị - xã hội ở tỉnh Bo Kẹo nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau 31 năm đất nước được độc lập, nhân dân các bộ tộc Lào đang trong quá trình thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược mà Đảng và Nhà nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân (CHDCND) Lào đề ra: Bảo vệ và xây dựng đất nước theo hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Quá trình thực hiện hai nhiệm vụ nói trên đã tạo điều kiện từng bước củng cố và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước. Trên thực tế, qua 20 năm đổi mới ở CHDCND Lào đã chứng tỏ rằng: Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước một lần nữa được khẳng định là đúng đắn, tạo nên sự chuyển biến sâu sắc, to lớn và mạnh mẽ cho sự phát triển đất nước trong tất cả các lĩnh vực về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội. Nông thôn và thành thị có sự phát triển hơn trước, đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao. Cơ sở hạ tầng về kinh tế, văn hoá, xã hội đã được củng cố, xây dựng hiện đại, tạo cơ sở cho nhân dân có tình đoàn kết gắn bó và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Cùng với sự phát triển của đất nước, và những thành tựu to lớn đã đạt được trong quá trình đổi mới từ cơ chế kinh tế cũ (cơ chế quan liêu bao cấp) sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN những năm vừa qua, CHDCND Lào cũng có không ít những khó khăn, phức tạp, tiêu cực làm cản trở sự phát triển của xã hội, của đất nước. Trong đó có một số vấn đề gây cấn nổi lên ở những năm gần đây là: Hoạt động chống phá cách mạng của bọn phỉ; vấn đề tranh chấp đất đai; vấn đề mua bán và vận chuyển ma túy... Những vấn đề đó đã trở thành "điểm nóng xã hội" (ĐNXH) và "điểm nóng chính trị - xã hội" (ĐNCTXH) ở các địa phương trong cả nước. Điều này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự hoạt động lãnh đạo, sự quản lý của các tổ chức đảng, chính quyền các cấp từ Trung ương đến địa phương, ảnh hưởng đến trật tự, an ninh, an toàn xã hội và đến nhân dân. đời sống của Tỉnh Bo Kẹo là một trong 18 tỉnh trong cả nước đã chịu ảnh hưởng của những vấn đề ĐNXH và ĐNCT-XH nói trên. Là một tỉnh nhỏ, rừng núi chiếm 80% diện tích của cả tỉnh, nhân dân còn nghèo khổ, khoảng cách về mức sống giữa nông thôn và thành thị ngày càng mở rộng, nhân dân phần lớn còn sống dựa vào tự nhiên, lạc hậu. Vì vậy, nếu không có những biện pháp ngăn ngừa và giải quyết tốt từ ban đầu các ĐNXH, ĐNCT-XH ở các cơ sở địa phương thì không thể nào bảo đảm được trật tự an ninh, an toàn xã hội. Hơn nữa tỉnh Bo Kẹo là một địa phận có biên giới giáp với hai nước có chế độ chính trị khác nhau là Thái Lan và Miên Ma, đồng thời trong lịch sử ở vùng này người ta gọi là "vùng tam giác vàng" là vùng quê hương của thuốc phiện, của ma túy. Do vậy, nếu không có những biện pháp ngăn chặn hữu hiệu thì sẽ không giải quyết được tốt những ảnh hưởng xấu có thể xảy ra. Là một tỉnh có biên giới giáp với hai nước có chế độ chính trị khác nhau, cho nên thường hay bị những âm mưu phá hoại của các thế lực bên ngoài lọt vào hoạt động chống phá. Chúng dùng mọi cách để nắm lấy cán bộ, công chức bị thoái hoá biến chất, các tầng lớp thanh niên, nhất là những thanh niên nghiện hút, mua chuộc họ và biến họ thành tay sai để phục vụ cho chúng... Với lý do trên đây, tác giả cho rằng: Nghiên cứu về điểm nóng xã hội và điểm nóng chính trị - xã hội ở tỉnh Bo Kẹo nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào là nhằm xác định tính chất, đặc điểm, nguyên nhân và những bài học kinh nghiệm thực sự là một vấn đề có tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Việc xử lý tình huống, tình huống chính trị - xã hội, trong đó vấn đề xử lý về ĐNXH và ĐNCT-XH là một nội dung quan trọng trong bộ môn Chính trị học. Qua việc nghiên cứu học phần "Xử lý tình huống chính trị" của Viện chính trị học trong đó có: - Tập bài giảng "Xử lý tình huống chính trị" (dùng cho hệ cử nhân chính trị do GS,TS Lưu Văn Sùng và GS,TS Hoàng Chí Bảo là tác giả, năm 2002). - Báo cáo tổng quan đề tài khoa học nhánh 3 cấp Nhà nước của GS,TS Lưu Văn Sùng: "Một số điểm nóng chính trị - xã hội điển hình tại các vùng đa dân tộc ở miền núi trong những năm gần đây - hiện trang, vấn đề, các bài học kinh nghiệm trong xử lý tình huống", tháng 1 năm 2005. Có một số luận văn cử nhân chính trị của người Việt Nam cũng đã viết về vấn đề xử lý ĐN, ĐNCT-XH như là: - Luận văn của đồng chí Lê Xuân Dung: "Điểm nóng chính trị - xã hội quy trình và giải pháp của lực lượng công an tham gia giải quyết điểm nóng" (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2000). - Luận văn của đồng chí Nguyễn Đình Huyên: "Xử lý điểm nóng chính trị xã hội ở xã Bản Nguyên - huyện Lâm Thao - tỉnh Phú Thọ" (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2000). - Luận văn của đồng chí Nguyễn Công Chuyên: "Điểm nóng huyện Xuân Trường - nguyên nhân và giải pháp" (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2001). - Luận văn của đồng chí Nguyễn Văn Thịnh: "Phân tích một số điểm nóng chính trị - xã hội trên địa bàn huyện Nam Sách - tỉnh Hải Dương và rút ra những bài học kinh nghiệm qua thực tiễn xử lý gần đây" (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2002). - Luận văn của đồng chí Tô Văn Cường: "3 năm khôi phục hậu quả điểm nóng Thái Bình, những bài học kinh nghiệm" (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2002). - Luận văn của đồng chí Vũ Đức Hằng: "Điểm nóng chính trị ở nông thôn huyện Tiền Hải - tỉnh Thái Bình. Quá trình xử lý và một số giải pháp chủ yếu để ổn định tình hình và phát triển" (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2003). - Luận văn của đồng chí Nguyễn Xuân Nghinh: "Tình hình và nguyên nhân xảy ra điểm nóng chính trị - xã hội ở xã Hồng Thuận - huyện Giao Thủy" (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2004). Ngoài luận văn của hệ cử nhân chỉ có một luận văn thạc sĩ của đồng chí Nguyễn Thị Mai Anh: "Điểm nóng chính trị - xã hội ở nông thôn đồng bằng sông Hồng - đặc điểm, nguyên nhân và những bài học kinh nghiệm" (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2002). Từ một số luận văn, luận án nói trên và qua nghiên cứu thực tiễn đã thu hút tác giả phải ngẫm nghĩ về tình hình ĐNXH, ĐNCT-XH ở quê hương mình. Từ đó tác giả chọn đề tài nghiên cứu nguyên nhân, những bài học kinh nghiệm của điểm nóng đã diễn ra và tìm ra giải pháp cho việc xây dựng cơ sở chính trị ở nông thôn tỉnh Bo Kẹo. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục đích nghiên cứu Khái quát những diễn biến, tính chất của ĐNXH, ĐNCT-XH đã xảy ra ở tỉnh Bo Kẹo. Chỉ rõ các nguyên nhân phát sinh các ĐNXH, ĐNCT-XH. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và đưa ra những dự báo và kiến nghị nhằm ổn định và phát triển tỉnh Bo Kẹo ngày một bền vững. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Khái quát diễn biến, quy mô, mức độ, tính chất của ĐNXH và ĐNCT-XH ở tỉnh Bo Kẹo. - Xác định rõ những nguyên nhân cơ bản làm nảy sinh ra các điểm nóng (ĐN) ở Bo Kẹo. Từ đó nêu ra những bài học kinh nghiệm xử lý khi ĐNXH, ĐNCTXH đã xảy ra, kinh nghiệm xử lý hậu quả sau ĐN, kinh nghiệm ổn định chính trị xã hội làm cho ĐNXH, ĐNCT-XH không tái phát sinh. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu một số ĐNXH, ĐNCT-XH đã xảy ra ở tỉnh Bo Kẹo từ năm 2002 cho đến nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận - Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và tư tưởng Kay Sỏn Phôm Vi Hản về quyền lực chính trị và quyền làm chủ đất nước của nhân dân các dân tộc ở CHDCND Lào. - Dựa trên quan điểm của Đảng Nhân dân cách mạng (NDCM) Lào trong việc giải quyết vấn đề dân tộc, vấn đề xoá đói giảm nghèo và vấn đề xây dựng "Bản và cụm bản phát triển". - Dựa trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Đại hội lần thứ VIII Đảng NDCM Lào và Đại hội lần thứ III của Ban Chấp hành Tỉnh uỷ tỉnh Bo Kẹo. - Dựa trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm việc giải quyết ĐNXH, ĐNCT-XH của Uỷ ban bảo vệ trật tự, an ninh, an toàn xã hội cấp tỉnh Bo Kẹo. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp nghiên cứu chung của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của C.Mác - Ph.Ăngghen, kết hợp với phương pháp khảo sát thực tế tình hình, từ đó phân tích, so sánh với phương án giải quyết, xử lý tình huống ở cơ sở địa phương của tỉnh Bo Kẹo. 5. Đóng góp về khoa học của đề tài - Đây là một luận văn thạc sĩ đầu tiên của học sinh Lào nghiên cứu và viết về ĐNXH, ĐNCT-XH ở quê hương mình, phân tích một cách có hệ thống các điểm nóng và rút ra những bài học kinh nghiệm của tỉnh. - Qua diễn biến của ĐNXH, ĐNCT-XH ở tỉnh Bo Kẹo tác giả rút ra những tính chất, đặc điểm, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm không chỉ có ý nghĩa đối với tỉnh Bo Kẹo, mà còn có giá trị tham khảo cho các tỉnh khác trong cả nước. - Kinh nghiệm nói trên, phần nào là cơ sở cho cán bộ, công chức nhà nước trong việc xây dựng "Bản và cụm bản phát triển" ở nông thôn tỉnh Bo Kẹo trong giai đoạn hiện nay. 6. ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 6.1. ý nghĩa lý luận - Kết quả nghiên cứu của đề tài ở mức độ nhất định nào đó có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong quá trình giảng dạy môn xử lý tình huống chính trị ở trường chính trị tỉnh, cho cán bộ xây dựng cơ sở chính trị ở cơ sở địa phương. Đồng thời làm cơ sở cho việc phân loại các ĐNXH và ĐNCT-XH. - Đề tài có thể cung cấp những dữ liệu cho việc xây dựng lý thuyết về xung đột xã hội và việc giải quyết các vấn đề xung đột xã hội trong phạm vi của tỉnh và các tỉnh khác trong cả nước. 6.2. ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu của đề tài này có thể được các lãnh đạo chủ chốt ở các cấp và cơ sở địa phương nghiên cứu tham khảo trong quá trình xử lý các tình huống cụ thể có thể xảy ra. - Với góc độ của Chính trị học, qua thực tiễn một số điểm nóng có thể đưa ra những biện pháp hữu hiệu nhằm ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh sao cho tiến kịp với các tỉnh khác trong cả nước. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 2 chương, 6 tiết. Chương 1 Điểm nóng xã hội, điểm nóng chính trị - xã hội ở tỉnh Bo Kẹo - diễn biến, xử lý và tính chất chủ yếu 1.1. Tình hình chung của tỉnh Bo Kẹo 1.1.1. Vị trí địa lý và lịch sử hình thành của tỉnh Bo Kẹo Bo Kẹo là một tỉnh nằm phía Tây Bắc của CHDCND Lào, phía Bắc và Đông Bắc có biên giới giáp với tỉnh Luông Nặm Thà dài 100km, phía Đông Nam giáp với tỉnh U Đôm Xay dài 110km, phía Nam giáp với tỉnh Xay Nha Bu Ly dài 35km, phía Tây giáp với Vương quốc Thái Lan dài 145 km (trong đó có biên giới đất liền 48km và có sông Mê Kông làm biên giới dài 97km), phía Tây Bắc giáp với Miên Ma dài 98 km có sông Mê Kông ở giữa. Tỉnh Bo Kẹo có tổng diện tích là 6.169 km2, chiếm 4,51% của tổng diện tích cả nước (2006), là một tỉnh miền núi chiếm 82% diện tích của cả tỉnh. Về cơ cấu gồm có 5 huyện là: Huyện Mương Mơng, huyện Tổn Phợng, huyện Huội Sài, huyện Pác Thà và huyện Pha U Đôm. Cả 5 huyện có 354 bản, có 25.623 ngôi nhà, có dân số 145.919 người, trong đó nữ là 73.606 người (2006), mật độ dân số là 23 người/km2. Trước năm 1975, Bo Kẹo có tên gọi là tỉnh Hua Khỏng. Tỉnh Hua Khỏng là căn cứ chỉ huy quân sự của Mỹ đối với lính đánh thuê cả người Lào và người Thái Lan nhất là trong thời kỳ chiến tranh đặc biệt ở Đông Dương nói chung và ở Lào nói riêng và phục vụ cho chiến tranh ở vùng Xăm Thong - Long Chảnh của tỉnh Xiêng Khoảng trong những năm đầu của thập niên 70, thế kỷ XX. Sau năm 1975, Bo Kẹo là một địa phận thuộc tỉnh Luông Nặm Thà, có thị xã Huội Sài là trung tâm của huyện. Đến ngày 26-3-1983 trên cơ sở của Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 3 và trên cơ sở nhu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới của Đảng, Bộ Chính trị mới ra Quyết định số 06/BCT, ngày 26-3-1983 chia tỉnh Luông Nặm Thà ra thành hai tỉnh là tỉnh Luông Nặm Thà và tỉnh Bo Kẹo, trong đó tỉnh Luông Nặm Thà gồm có 5 huyện và tỉnh Bo Kẹo gồm có 3 huyện (huyện Mường Mơng, huyện Tổn Phợng và huyện Huội Sài). Đến năm 1992 Bộ Chính trị Trung ương Đảng NDCM Lào ra Quyết định số 121/BCT, ngày 5-7-1992 đưa hai huyện thuộc tỉnh U Đôm Xay là: Huyện Pác Thà và huyện Pha U Đôm cho tỉnh Bo Kẹo thêm thành 5 huyện cho đến ngày nay. 1.1.2. Một số thành tựu đạt được trong thời gian gần đây Sau khi được phép thành lập một tỉnh riêng, cho đến nay Bo Kẹo đã trải qua 3 lần Đại hội, Đại hội lần thứ nhất vào ngày 29-31/1/1994, Đại hội lần II vào ngày 28-30/3/1999 và Đại hội lần thứ III vào ngày 8-10/6/2005. Trong mỗi nhiệm kỳ của Đại hội, Ban Chấp hành Đảng uỷ của tỉnh đã phán đấu lập những thành tích ngày một lớn hơn theo thế mạnh sẵn có của tỉnh và được biểu hiện ở một số vấn đề trong bản báo cáo chính trị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bo Kẹo trong Đại hội lần thứ III là: Quá trình thực hiện mục tiêu vĩ mô: Nói chung, với sự cố gắng của Đảng bộ và chính quyền các cấp trong nhiệm kỳ của Đại hội lần thứ II của tỉnh (1999 - 2005) đã làm cho cơ sở kinh tế của tỉnh tiếp tục từng bước phát triển với tỷ lệ tăng trưởng là 6,3%. Trong đó, tổng sản phẩm nông nghiệp tăng lên 1,04% trên một năm và chiếm 55,33%, tổng sản phẩm công nghiệp - nghề thủ công tăng lên 1,09% trên một năm và chiếm 10,19%, tổng sản phẩm dịch vụ tăng lên 1,07% trên một năm và chiếm 33,38%. Thu nhập đầu người trong năm 2005 - 2006 là 363,97 đô la Mỹ (USD), nếu so với kế hoạch 5 năm (2000 - 2005) mà Đại hội lần thứ II đề ra là 600 USD/1 người thì vẫn chưa đạt được yêu cầu. Việc tổ chức thực hiện xoá đói giảm nghèo mà Đại hội lần thứ II đề ra vẫn chưa đạt yêu cầu. Theo chỉ tiêu phấn đấu của Đại hội thì đến năm 2001 là phải xoá cho được một nửa trong tổng số là 182 bản và 22.870 gia đình còn nghèo đói. Trên thực tế, đến năm 2005 vẫn còn 111 bản và 5.147 gia đình nghèo đói. Những thành tựu giành được trong các lĩnh vực của đời sống xã hội: Về lĩnh vực quốc phòng - an ninh: Theo Nghị quyết Đại hội lần thứ II của Ban Chấp hành Tỉnh uỷ đã quy định: "Tích cực phấn đấu làm cho tỉnh Bo Kẹo có trật tự an ninh về chính trị, chú ý giải quyết vấn đề mất trật tự - an ninh biên giới. Chống và giải quyết vấn đề mua bán, vận chuyển ma túy và những hiện tượng tiêu cực khác trong xã hội" [18, tr.16], với đặc điểm và vị trí của tỉnh là một cửa ra - vào của một số nước ASEAN và châu á, tỉnh Bo Kẹo đã lãnh đạo thực hiện đường lối quốc phòng - an ninh toàn dân, tập trung giải quyết những vùng ẩn dấu của nhóm những người không tốt (bọn phỉ) gây mất trật tự, an ninh, an toàn xã hội, nhất là ở các vùng biên giới với Thái Lan. Đảng uỷ, ban chỉ huy các cấp, các đơn vị phải chú ý hơn nữa việc củng cố, xây dựng lực lượng của mình và tạo mọi điều kiện cho lực lượng của mình trở thành lực lượng vũ trang cách mạng vững mạnh. Về lực lượng an ninh cũng đã tăng cường vai trò quản lý xã hội, chú ý giải quyết những vấn đề tiêu cực trong xã hội, xây dựng lực lượng an ninh trở thành lực lượng nòng cốt giữ vững trật tự an ninh ở cơ sở bản - làng. Về lĩnh vực kinh tế: Nhìn chung việc thực hiện các chỉ tiêu trong lĩnh vực kinh tế cũng đã có nhiều vấn đề đạt được đáng mừng, làm cho con số tổng thu nhập tính theo đầu người (GDP) có xu hướng tăng lên, tình hình khó khăn trong đời sống xã hội của người dân từng bước được giải quyết. Để đảm bảo đời sống của dân, Tỉnh uỷ tỉnh Bo Kẹo đã huy động thành lập vốn phát triển bản và cụm bản. Cho đến nay đã có 78 bản và chiếm 23,03% của tổng số bản của tỉnh, có tổng số vốn là 2.067.705.720 kíp (tiền Lào). Số vốn đó đã góp phần làm cho các bản và những gia đình còn khó khăn ngày một giảm xuống trong mỗi năm. Cụthể được biểu hiện trong một số lĩnh vực sau: Về nông nghiệp và lâm nghiệp: Tỉnh uỷ tỉnh Bo Kẹo đã lãnh đạo và thực hiện đường lối chính sách của Trung ương Đảng trong lĩnh vực này thành những kế hoạch, những công trình cụ thể xuống huyện - bản nhằm mục đích cơ bản là: Thúc đẩy, khuyến khích các gia đình nông dân các dân tộc sản xuất lương thực thực phẩm, giảm và đi đến chấm dứt quá trình chặt rừng làm nương, làm rẫy sang khuyến khích việc trồng trọt và sản xuất thành hàng hoá tạo nguồn thu nhập cho nhân dân, đồng thời là chìa khóa để giải quyết xoá đói giảm nghèo cho dân. Chẳng hạn, từ Đại hội lần thứ II Ban Chấp hành Tỉnh uỷ cho đến nay đã thấy rằng: Việc khuyến khích sản xuất lương thực thực phẩm trong cả tỉnh đã được đảm bảo bền vững, nhất là việc sản xuất lúa, từ tình hình thiếu gạo ăn, hiện nay đã đủ ăn và có phần dư thừa, phần bán thành hàng hoá. Cụ thể là "trong năm 2005 sản xuất lúa đạt tới 56.711 tấn, nếu so với năm 2000 tăng lên 7.326 tấn, bằng 15% (tính trung bình đầu người là 391 kg thóc/1 người). Nếu so với quá trình sử dụng thì sẽ có gạo thừa ăn 7.111 tấn và có khả năng xuất khẩu không dưới 3.000 tấn/1 năm" [1, tr.15]. Cùng với việc sản xuất lúa tỉnh Bo Kẹo còn động viên khuyến khích nhân dân chăn nuôi các loại, đến nay đã có 20.812 con trâu, 24.123 con bò, 369.489 các loại gia súc khác (2006). Tỉnh uỷ còn tích cực lãnh đạo việc thực hiện kế hoạch chấm dứt quá trình chặt rừng làm nương rẫy kiểu di chuyển từ 3.304 ha xuống còn 738 ha. Trong khi đó diện tích ruộng tăng lên 13.138 ha. Trước Đại hội lần thứ III của tỉnh uỷ, Bo Kẹo có 3 nhà máy cưa gỗ nhưng do tình hình chặt gỗ bừa bãi cho nên Bộ Chính trị đã ra quyết định số 311/BCT, ngày 18/10/2004 chấm dứt việc chặt phá rừng và đóng cửa nhà máy cưa gỗ trong cả nước, từ đó nhà máy cưa gỗ của tỉnh Bo Kẹo cũng ngừng hoạt động. Để đảm bảo cho việc sản xuất nông nghiệp, tỉnh Bo Kẹo cũng đã tích cực xây dựng và phát triển mạng lưới thủy lợi, cho đến nay cả tỉnh đã có hệ thống thuỷ lợi kể cả cỡ lớn, cỡ nhỏ và thuỷ lợi theo truyền thống tới 1.352 chỗ, có khả năng tưới cho diện tích là 10.475 ha. Trong đó thủy lợi cố định có 48 chỗ có khả năng tưới cho 7.497 ha, tạo điều kiện cho việc trồng trọt và sản xuất được nhiều vụ. Về thương nghiệp: cả tỉnh có tổng số bản là 354 bản trong khi đó những bản có cửa hàng chiếm tới 81,12% (kể cả các chợ phiên và các chợ cố định làm vai trò trao đổi, mua bán hàng hoá). Hiện nay việc sản xuất thành hàng hoá của các gia đình và các nhóm bản phát triển ở các huyện trong cả tỉnh đã có xu hướng ngày một tăng lên. Ngoài ra cơ quan thương nghiệp của tỉnh còn làm vai trò động viên, khuyến khích cho nhân dân sản xuất thành hàng hoá đồng thời thúc đẩy các công ty (cả nhà nước và tư nhân) đầu tư vào sản xuất thành hàng hoá bằng nhiều hình thức như: Tổ chức nhóm sản xuất, nhóm thu mua và nhà nước có thể đầu tư cho vay với lãi suất thấp tạo cơ sở cho việc sản xuất thành hàng hoá chủ yếu của tỉnh như: các loại rau, các loại đậu, hoa quả các loại nhất là cam làm cho giá trị xuất khẩu đạt tới 10.918.000 USD (2006). Về công nghiệp - nghề thủ công: Chúng ta đều biết rằng, công nghiệp - nghề thủ công là một trong cơ cấu kinh tế chủ chốt của nhà nước, do đó việc này ở tỉnh Bo Kẹo cũng đã được khuyến khích, nhưng phần lớn vẫn là sản xuất trong cỡ nhỏ gia đình mà chủ yếu là tập trung vào chế biến gỗ, sản phẩm nông nghiệp cung cấp cho việc sử dụng trong nước và một phần xuất khẩu như: bánh mì, sợi phở, rượu kông sa đên, nước uống, gạch, sản phẩm bê tông… Trong đó có một số sản phẩm đã hạn chế được việc nhập khẩu hoàn toàn. Ngoài ra Tỉnh uỷ còn động viên khuyến khích cho tư nhân xây dựng một nhà máy bật lửa ga, một nhà máy lắp ráp xe máy (Trung Quốc), một nhà máy may túi da, một nhà máy thức ăn gia súc tạo điều kiện cho việc giải quyết công ăn việc làm cho thanh thiếu niên và nhân dân trong tỉnh. Đồng thời nghề thủ công nghiệp cũng đã được phát huy khuyến khích theo thế mạnh và truyền thống của tỉnh như là: dệt vải, thêu đan, thợ rèn, thợ kim hoàn… Cả tỉnh đã có mạng lưới điện đến tất cả các huyện, nhưng các bản làng ở xa xôi hẻo lánh vẫn chưa được dùng điện. Về giao thông vận tải, bưu điện và xây dựng: Với vai trò là một ngành mũi nhọn góp phần quan trọng vào việc xoá đói giảm nghèo cho dân, Tỉnh uỷ tỉnh Bo Kẹo cũng đã cố gắng cao trong việc xây dựng và nâng cấp các tuyến đường giữa tỉnh với tỉnh, từ tỉnh đến các huyện, từ huyện đến các bản và nơi tập trung. Cả tỉnh có các tuyến đường dài 264 km (đường rải nhựa và chưa rải nhựa nhưng đi được cả hai mùa) chạy qua 177 bản. Ngoài ra còn có đường xuyên quốc gia từ Thái Lan qua Lào vào Trung Quốc dài 84km thuộc tỉnh. Ngoài đường xá ra Bo Kẹo còn chú ý phát triển mạng lưới viễn thông trong cả tỉnh. Hiện nay cả tỉnh đã lắp đặt 1.049 con số điện thoại đặt bản, 5.045 số điện thoại di động và xây dựng hệ thống nước máy, bệnh viện ở huyện Tổn Phợng trị giá 1,1 triệu đô la Mỹ. Về du lịch và dịch vụ: Với tư thế là một trong ba thế mạnh của tỉnh, việc du lịch và dịch vụ cũng đã được củng cố và từng bước nâng cấp phù hợp với sự phát triển về kinh tế - xã hội của tỉnh. Tỉnh uỷ đã tập trung đẩy mạnh hoạt động của các công trình dịch vụ như: khách sạn, nhà nghỉ, các cửa hàng ăn - uống... cho đạt tiêu chuẩn và có chất lượng cao nhằm thu hút được nhiều khách du lịch trong và ngoài nước, thể hiện "trong 5 năm qua (2001 - 2006) đã có khách du lịch vào tỉnh Bo Kẹo tới 38.160 lượt người, góp phần thu ngân sách nhà nước được 190.287.020 kíp, tính trung bình mỗi năm tăng lên 166,12%" [1, tr.17]. Trong lĩnh vực văn hoá - xã hội: Về giáo dục: Sở Giáo dục của tỉnh cũng đã cốgắng tập trung trong mọi hình thức để đổi mới và phát triển mạng lưới giáo dục nhằm một mặt là tạo điều kiện để cho thanh - thiếu niên và trẻ em đến tuổi có thời cơ được vào học, mặt khác cũng nhằm củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục sao cho phù hợp với thời đại mới, thời đại hội nhập với quốc tế và khu vực với hình thức là: Đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới quá trình quản lý và điều hành sao cho có chất lượng cao, quyết tâm xây dựng trường dạy nghề để tạo công ăn việc làm cho thanh niên và xã hội. Quá trình đổi mới và phát triển hệ thống giáo dục ở tỉnh Bo Kẹo trong những năm qua đã được Sở Giáo dục và tỉnh khẳng định trong bản tổng kết năm 2006 là: Cả tỉnh có 41 trường mẫu giáo, nếu so với năm 2001 là tăng lên 21 trường, có học sinh mẫu giáo 1.228 cháu, so với năm 2001 tăng lên 126,18%. Có 261 trường tiểu học (lớp 1, 2, 3, 4, 5), so với năm 2001 tăng lên 27,94%, có 23.883 học sinh tiểu học, so với năm 2001 tăng lên 11,41%. Có 27 trường trung học (từ lớp 6-11), so với năm 2001 tăng 42,10%, có 9234 học sinh trung học, so với năm 2001 tăng lên 83,50%. Tỷ lệ trẻ em đến tuổi học từ 6-10 tuổi đã được vào học từ 75,56% trong năm 2001 thành 86,40% trong năm 2006. Cán bộ viên chức trong Sở Giáo dục cả tỉnh từ 850 người (2001) thành 1.208 người (2006) [2, tr.19]. Về y tế: Sở y tế của tỉnh đã tích cực phát triển mạng lưới dịch vụ y tế vào vùng nông thôn, dân tộc, vùng sâu, vùng xa nhất là xây dựng bệnh viện, trạm xá và túi thuốc trong từng bản, cả tỉnh có 7 bệnh viện, có 27 trạm xá, cho đến nay mạng lưới dịch vụ y tế của tỉnh đã chiếm 92% tổng số bản trong cả tỉnh. Về văn hoá: Các cơ quan liên quan cũng đã chú ý phục hồi, bảo giữ và khuyến khích những văn hoá có giá trị truyền thống của dân tộc, tổ chức tập luyện, hoạt động văn hoá văn nghệ, tổ chức các công trình văn hoá địa phương như là cuộc thi thời trang của các dân tộc. Ngoài ra còn vận động thi đua gia đình văn hoá mới trong cả tỉnh. Về lĩnh vực quan hệ và hợp tác quốc tế: Đảng NDCM Lào có quan điểm rằng: "Muốn phát triển đất nước cho thoát khỏi những khó khăn, lạc hậu thì trước hết chúng ta phải mở rộng quan hệ và hợp tác với quốc tế, lấy kinh tế trong nước gắn bó với kinh tế thế giới để phát triển lực lượng sản xuất, làm cho kinh tế hàng hoá phát triển với nhịp độ nhanh" [11, tr. 6]. Trên cơ sở đó để bớt thù, thêm bạn và tạo môi trường thuận lợi cho sự nghiệp bảo vệ, xây dựng tổ quốc, tỉnh Bo Kẹo cũng coi trọng việc củng cố và tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực và thế giới nhằm bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn biên giới, trong đó: Đối với Thái Lan và Miên Ma: Tỉnh Bo Kẹo đã có quan hệ hợp tác song phương giữa hai bên chủ yếu là nhằm để giải quyết những vấn đề có thể xảy ra ở biên giới giữa hai bên đồng thời là nhằm giữ gìn trật tự, an ninh, an toàn biên giới trên cơ sở sự hiểu biết và là nước láng giềng. Đối với Trung Quốc: Đối với Trung Quốc thì phần lớn là hợp tác về sản xuất kinh doanh và nông nghiệp chẳng hạn như là: nhà máy lắp ráp xe máy, nhà máy may túi da, trồng cao su, chuối, đu đủ... Đối với Việt Nam: Trên cơ sở tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện, tỉnh Bo Kẹo cũng đã hợp tác với tỉnh kết nghĩa Sơn La, hai bên đã ký nhiều biên bản hợp tác hoá vào chiều sâu và toàn diện ngày một nhiều hơn. Trong những năm vừa qua tỉnh Sơn La cũng đã giúp tỉnh Bo Kẹo xây dựng bệnh viện ở huyện Tổn Phợng trị giá 10 tỷ đồng. Đặc biệt năm 2004 Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh sang thăm chính thức CHDCND Lào cũng có dịp lên thăm và tặng món quà 10 tỷ đồng cho tỉnh Bo Kẹo xây dựng trường dạy nghề. Trên đây là một số những thành tựu cơ bản của Ban Chấp hành tỉnh uỷ, của cán bộ công chức và của nhân dân các dân tộc tỉnh Bo Kẹo đã đạt được. Mặc dù những thành tựu đó chưa thật là nhiều, một số mặt chưa đạt được yêu cầu của kế hoạch đề ra nhưng chúng ta cũng thấy rằng sự nỗ lực, cố gắng của lãnh đạo tỉnh, của các cơ quan hữu quan đã có tinh thần trách nhiệm cao tạo điều kiện để cho tỉnh Bo Kẹo từng bước phát triển không ngừng. 1.2. một số vấn đề lý luận về điểm nóng xã hội, điểm nóng chính trị - xã hội 1.2.1. Khái niệm điểm nóng xã hội "Điểm nóng" là một khái niệm được dùng trong cả lĩnh vực tự nhiên và lĩnh vực xã hội, nhưng ở phạm vi của bài này tác giả chỉ đề cập và nghiên cứu điểm nóng trong lĩnh vực xã hội. Trước kia ở CHDCND Lào khái niệm ĐN ít khi được sử dụng, mặc dù có dùng nhưng cũng hiểu với nghĩa hẹp, nghĩa chưa đầy đủ, thậm chí chỉ hiểu chỗ nào có chiến tranh, có đánh nhau về quân sự chỗ đó mới gọi là ĐN, là tình hình nóng. Cho đến nay qua việc nghiên cứu thực tiễn và qua kinh nghiệm xử lý ĐNXH, ĐNCT-XH đã từng xảy ra ở Cộng hoà xã hội chủ nghĩa (XHXNCN) Việt Nam thấy nhiều tác giả đưa ra định nghĩa khác nhau: Theo Từ điển tiếng Việt do Giáo sư (GS) Hoàng Phê làm chủ biên cho rằng: ĐN là "nơi tập trung mâu thuẫn cao độ cần được giải quyết, hoặc nơi diễn ra tình hình xung đột căng thẳng" [20, tr. 317]. Qua việc nghiên cứu và kinh nghiệm xử lý ĐN ở tỉnh Thái Bình, TS. Nguyễn Văn Tài cho rằng: ĐN là "sự kiện xã hội có số đông người tham gia việc tranh chấp về lợi ích kinh tế xã hội trong một địa bàn dân cư, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất, kỷ cương, nếp sống văn hoá của đời sống xã hội cộng đồng" [19, tr. 92]. Nhìn chung lý luận về ĐNXH, qua việc nghiên cứu thực tế các điểm nóng ở Việt Nam nhiều tác giả đã đưa ra định nghĩa với góc độ nhìn nhận khác nhau, nhưng cái chung và tương đối đầy đủ nhất đã được Viện Chính trị học của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia đưa ra là: "Điểm nóng" xã hội là đời sống xã hội trong trạng thái không bình thường, bất ổn định, rối loạn; diễn ra sự xung đột, chống đối giữa các lực lượng với những hành vi không tự kiềm chế được, đã vượt ra ngoài hoặc có khả năng vượt ra ngoài khuôn khổ của pháp luật và chuẩn mực văn hoá đạo đức; diễn ra tại một địa điểm, trong một thời gian nhất định và có khả năng lan toả sang nơi khác [21, tr. 4]. Có thể nói, đây là một khái niệm đã khái quát được những đặc trưng cơ bản nhất của ĐNXH do vậy nó được đưa vào tập bài giảng "Xử lý tình huống chính trị" của Viện khoa học chính trị, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Qua nghiên cứu thực tế cho thấy ĐNXH có thể xảy ra trong nhiều địa bàn, trong lĩnh vực kể cả ở nông thôn, miền núi cho đến thành phố, nhà máy, khu công nghiệp, các xí nghiệp, các trường học, từ lĩnh vực kinh tế đến lĩnh vực chính trị, xã hội... Nó xuất phát từ những bức xúc trong cộng đồng, dân cư, những tranh chấp dân sự, những khiếu kiện, tố cáo thông thường của nhân dân không được giải quyết kịp thời, thoả đáng, để dây dưa, kéo dài, tích đọng lại, bùng phát thành điểm nóng. 1.2.2. Khái niệm điểm nóng chính trị - xã hội ĐNCT-XH cũng có những đặc trưng như ĐNXH nói chung: - Đời sống xã hội trong trạng thái không bình thường, bất ổn định, có lúc rối loạn. - Sự phản ứng, xung đột của đám đông, của các lực lượng không còn tự kiềm chế được trở thành sức mạnh, áp lực chống đối lẫn nhau. - Hành vi của đám đông đã vượt ra ngoài hoặc có khả năng vượt ra ngoài khuôn khổ của pháp luật và chuẩn mực văn hoá đạo đức. - Diễn ra trong không gian và thời gian nhất định và có khả năng lan toả sang nơi khác. Song "ĐNCT-XH diễn ra trong lĩnh vực chính trị - xã hội khi mà sự chống đối của đám đông quần chúng của lực lượng đối lập đã hướng trực tiếp vào những người nắm giữ quyền lực chính trị, cơ quan quyền lực và thể chế chính sách của chính quyền nhà nước" [21, tr. 5]. Qua khái niệm trên chúng ta cần phải lưu ý là sự chống đối của lực lượng đối lập có thể diễn ra trong 3 trạng thái sau: Một là: Nhân dân chống đối. Hai là: Bọn phản động chống đối. Ba là: Bọn phản động kích động, lợi dụng nhân dân chống đối. Trong trạng thái một, ĐNCT-XH chứa đựng mâu thuẫn không đối kháng, đó là mâu thuẫn trong nội bộ; cán bộ, chính quyền nhà nước của nhân dân không làm tròn chức phận của mình, có quan liêu, tham nhũng, nhân dân đấu tranh đòi cán bộ, chính quyền nhà nước phải làm đúng chức phận, phải loại trừ quan liêu, tham nhũng. Trạng thái thứ hai là chứa đựng mâu thuẫn đối kháng. Trạng thái thứ ba là sự đan xen giữa mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng. Bọn phản động thường lợi dụng mâu thuẫn bộ tộc, tôn giáo, mâu thuẫn giữa nhân dân với cán bộ đương chức đương quyền, lợi dụng và mua chuộc những thanh, thiếu niên, kích động họ khiếu kiện, chống đối hoạt động bạo loạn chống lại chính quyền nhà nước. Trong thực tế ở CHDCND Lào nói chung và ở tỉnh Bo Kẹo nói riêng, các điểm nóng xảy ra trong những năm vừa qua khác với các điểm nóng xảy ra ở Việt Nam. ở Việt Nam xẩy ra nhiều ĐNXH, ít ĐNCT-XH, còn ở tỉnh Bo Kẹo ĐNCTXH nhiều hơn ĐNXH. Bởi vì sau chia tách tỉnh từ Luông Nặm Thà và thành lập thành một tỉnh riêng vào ngày 26/3/1983 cho đến nay chưa có ĐNXH nào diễn ra với tính chất là nhân dân phản đối, biểu tình, chống lại chính quyền nhà nước, chỉ có một lần duy nhất vì lý do không đền bù thoả đáng về ruộng đất cho nhân dân trong việc khai thác mỏ "ngọc bích" của Công ty Trêm Mai Ninh, còn phần lớn là sự hoạt động, kích động chống đối của bọn "phỉ" theo dọc biên giới giữa Lào và Thái Lan. 1.2.3. Quy trình xử lý điểm nóng chính trị - xã hội Qua nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm thực tiễn "một số ĐNCT-XH ở Việt Nam đã rút ra quy trình xử lý như sau: Bước 1: Nắm tình hình, phân tích nguyên nhân và nhận dạng mâu thuẫn Khi ĐN nổ ra, để có căn cứ cho những giải pháp đúng thì việc nắm tình hình là có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Do đó cần có những thông tin chính xác về các mặt: - Số lượng quần chúng tham gia biểu tình, chống đối, thành phần tham gia, đối tượng tham gia, hình thức tổ chức lực lượng... - Họ nêu những yêu sách gì? Những yêu sách ấy phải do những cơ quan nào giải quyết? - Ai là người cầm đầu? Số lượng những người quá khích? - Những âm mưu thủ đoạn của họ là gì? Họ có quan hệ và được sự chỉ đạo của các lực lượng phản động trong nước và ngoài nước hay không? Phương thức nắm tình hình có thể thông qua chính quyền, các đoàn thể quần chúng và cơ sở, dựa vào nhân dân, bằng nghiệp vụ của cơ quan công an, cơ quan an ninh và các cơ quan khác. Phải chú ý bám sát địa bàn, thông tin kịp thời những diễn biến về cơ quan thường trực để lập phương án xử lý. Trên cơ sở tổng hợp thông tin về nhiều mặt, người chỉ huy và bộ phận tham mưu phải đánh giá đúng nguyên nhân phát sinh ra ĐN. Đó là các nguyên nhân: + Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan: Nguyên nhân khách quan có thể do điều kiện kinh tế, xã hội gặp những khó khăn, do dân trí thấp lại bị kẻ xấu, kẻ phản động lôi kéo, kích động... Còn nguyên nhân chủ quan thuộc về những khuyết điểm, sai lầm của cán bộ, công chức, của chính sách, thể chế của các cơ quan quyền lực và những người nắm giữ quyền lực. + Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài: Nguyên nhân bên trong thường được xem xét từ những mâu thuẫn nảy sinh trong phạm vi cơ sở, địa phương hoặc trong phạm vi toàn quốc. Đó có thể là những mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo, sự bất công giữa các tầng lớp dân cư, giữa lao động và giới chủ, giữa quần chúng nhân dân và cán bộ nắm giữ quyền lực... Còn nguyên nhân bên ngoài có thể là do sự biến động lớn về kinh tế, chính trị, xã hội có tính khu vực và toàn cầu tác động đến từng quốc gia, do sự tác động của các lực lượng thù địch quốc tế... + Nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp: Nguyên nhân sâu xa của ĐNCT-XH có thể là do sự hận thù của những người lưu vong ở nước ngoài móc nối tác động vào trong nước. Cũng có thể là do những thể chế, lề lối làm việc theo kiểu cũ, chậm thay đổi, dễ phát sinh ra tiêu cực. Nguyên nhân trực tiếp có thể là do cán bộ quan liêu, tham nhũng, mất dân chủ hoặc từ vấn đề đất đai, phân hoá giàu nghèo, kỷ luật, kỷ cương không nghiêm... Trên cơ sở phân tích các nguyên nhân, cần xác định mâu thuẫn của điểm nóng: đối kháng hay không đối kháng; sự đan xen các mâu thuẫn; mức độ gay gắt của các mâu thuẫn. Và từ đó xác định quan điểm phương châm chỉ đạo, phương thức giải quyết, tổ chức lực lượng để xử lý điểm nóng. Bước 2: áp dụng biện pháp rút "ngòi nổ" và hạn chế sự lan toả sang nơi khác. Trong lúc "nước sôi lửa bỏng" tình hình phức tạp, rối ren phải nhanh chóng thiết lập sự lãnh đạo chỉ huy thống nhất. Quan trọng nhất là chọn được người đứng đầu có bản lĩnh chính trị vững vàng, nghệ thuật chính trị mềm dẻo, thống nhất được các quan điểm, tập hợp được lực lượng, kịp thời đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm "rút ngòi nổ", "hạ nhiệt độ" ĐN và hạn chế sự lan toả sang các nơi khác. ĐNCT-XH nổ ra, tình huống chính trị lúc này đặt ra vấn đề mất còn của quyền lực chính trị ở những phạm vi và mức độ khác nhau. Thông thường ở các cơ sở khi có ĐNCT-XH xảy ra thì hệ thống chính trị ở đó trở nên rệu rã, suy giảm về khả năng lãnh đạo thậm chí còn bị tê liệt hoàn toàn. Hệ thống chính trị ở cấp cơ sở bị mất khả năng giải quyết, cán bộ cơ sở không đủ uy tín để giải quyết, phải có sự hỗ trợ của cấp trên (huyện, tỉnh hoặc trung ương). Nếu ĐN là cuộc đấu tranh của nhân dân có mục đích chống quan liêu, tham nhũng hoặc phản đối những sai sót của cơ chế, thể chế chính trị thì cần phải trực tiếp đối thoại với dân, sẵn sàng nhận khuyết điểm, có phương án sửa chữa, chấp nhận và giải quyết kịp thời những yêu sách chính đáng của quần chúng nhân dân. Nếu ĐN là cuộc đấu tranh của nhân dân bị bọn phản động, kẻ xấu lợi dụng, kích động, có mục đích lật đổ chính quyền hoặc để trả thù những hiềm khích cá nhân... thì cách thức giải quyết phải hết sức mềm dẻo, linh hoạt. Khi ĐNCT-XH nổ ra chúng ta cần phải lựa chọn người cán bộ đại diện có đủ khả năng tiếp xúc đối thoại với nhân dân, vừa trả lời những chất vấn của nhân dân, vừa giải thích tuyên truyền vận động nhân dân. Lúc này phải tập trung sức mạnh của tổ chức Đảng, chính quyền các đoàn thể xã hội để mở cuộc tuyên truyền vận động nhằm phân hoá lực lượng, cô lập những kẻ cầm đầu quá khích, lôi kéo những người dân đang lưỡng lự về phía mình, khuyến khích những người tích cực và giáo dục cảm hoá những người tiêu cực gây mất trật tự xã hội, răn đe và trừng trị những người có hành vi quá khích. Từ vấn đề phân tích trên, để giải quyết trong bước này chúng ta cần lưu ý hai giải pháp cơ bản là: Tìm cách giải tán đám đông và xử lý đúng người cầm đầu. Việc giải tán đám đông cũng tùy thuộc vào điều kiện và yêu sách cụ thể của quần chúng. Nếu yêu sách của quần chúng là chính đáng thì có thể chấp nhận đồng thời là giải quyết kịp thời những vấn đề có thể giải quyết được. Còn những vấn đề chưa thể giải quyết ngay được cần cam kết với quần chúng sẽ sớm đưa ra xem xét giải quyết. Kinh nghiệm thực tế ĐNXH trong việc khai thác "ngọc bích" ở tỉnh Bo Kẹo cho thấy, lãnh đạo tỉnh và cơ quan chức năng làm đúng như vậy thì đám đông quần chúng họ đã tự giải tán. Cùng với việc giải tán đám đông quần chúng, việc xử lý người cầm đầu cũng là một vấn đề hết sức quan trọng. Đối với người cầm đầu trước hết ta phải nhận xét xem là đại diện cho lợi ích chính đáng cho nhân dân hay không, hay người đứng đầu đó là những phần tử xấu, là tay sai của bọn phản cách mạng kích động quần chúng nhân dân gây nên bất ổn định, rối loạn xã hội. Nếu người đứng đầu là phần tử xấu, là bọn phản động thì ta có thể xử lý ngay mới giải tán được đám đông quần chúng. Cả hai biện pháp trên có quan hệ mật thiết với nhau. Người đứng đầu chỉ dựa vào đám đông quần chúng mới có sức mạnh. Ngược lại, đám đông quần chúng chỉ có sức mạnh khi có tổ chức, có người đứng đầu. Ngoài hai phương pháp cơ bản là giải tán đám đông quần chúng và xử lý đúng người cầm đầu thì việc ngăn ngừa nguy cơ không cho ĐN lan toả sang nơi
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan