Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp của công ty tnhh vàng bạc đá quý bảo tín minh ch...

Tài liệu Nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp của công ty tnhh vàng bạc đá quý bảo tín minh châu

.PDF
96
6
112

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- LÊ THANH TÙNG NGHIÊN CỨU VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY TNHH VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ BẢO TÍN MINH CHÂU LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội – 2015 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- LÊ THANH TÙNG NGHIÊN CỨU VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY TNHH VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ BẢO TÍN MINH CHÂU Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60 34 01 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN DUY DŨNG XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CHẤM LUẬN VĂN XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Hà Nội – 2015 2 CAM KẾT Tác giả xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác để làm sản phẩm riêng của mình. Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn này có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn. Hà Nội, 2015 Tác giả Lê Thanh Tùng 3 LỜI CẢM ƠN Tác giả xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Duy Dũng đã tận tình hướng dẫn, đóng góp ý kiến giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn đến nhà trường, khoa và các ban ngành đoàn thể của Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi thuận lợi cho học viên trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Trong suốt quá trình thực hiện luận văn này, không tránh khỏi những hạn chế khách quan và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên luận văn còn nhiều thiếu sót. Tác giả rất mong nhận ý kiến đóng góp của Thầy/Cô để luận văn được hoàn thiện hơn. Tác giả xin chân thành cảm ơn ! Lê Thanh Tùng 4 TÓM TẮT Đại hội IX của Đảng ta đã khẳng định vai trò của văn hóa trong các hoạt động kinh tế - xã hội: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”. Văn hóa sẽ góp phần vào tăng trưởng nhanh, bền vững, có hiệu quả hoạt động kinh tế kinh doanh. Và thực tiễn sản xuất, kinh doanh đã chứng minh rằng một doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh theo kiểu kinh doanh có văn hóa sẽ có điều kiện tồn tại lâu dài và phát triển bền vững khi mà doanh nghiệp đó coi trọng yếu tố văn hóa. Văn hóa doanh nghiệp là một bộ phận của văn hóa kinh doanh và như thế nó là một nội dung không còn mới ở Việt Nam. Văn hóa doanh nghiệp đã được biết đến khá rõ qua nhiều nghiên cứu, nhưng cho đến năm 2007 khi Việt Nam ra nhập sân chơi chung của nền kinh tế thế giới thì vấn đề này mới dần nhận được sự chú ý quan tâm nhiều hơn của Nhà nước, các doanh nghiệp mới chú trọng. Là một doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng nhạy cảm trên thị trường lại có tiếng trên địa bàn Hà Nội, được nhiều người tiêu dùng biết đến nên Bảo Tín Minh Châu rất quan tâm tới xây dựng văn hóa doanh nghiệp riêng. Đề tài “Nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp của Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu” được thực hiện nhằm tìm hiểu thực trạng văn hóa doanh nghiệp của doanh nghiệp này đúc rút kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp là một yếu tố cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp này. Sự bền vững của doanh nghiệp nói chung là góp phần vào tăng trưởng bền vững kinh tế quốc gia. 5 MỤC LỤC Trang Danh mục các ký hiệu viết tắt.................................................................... i Danh mục các bảng.................................................................................... ii Danh mục các hình.................................................................................... iii Danh mục các biểu..................................................................................... iv LỜI NÓI ĐẦU........................................................................................... 1 Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp.............................................................................................. 6 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu......................................................... 6 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới.......................................... 6 1.1.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam......................................... 7 1.2. Các khái niệm cơ bản.......................................................................... 9 1.2.1. Văn hóa.................................................................................... 9 1.2.2. Văn hóa doanh nghiệp............................................................. 10 1.2.3. Vai trò của văn hóa doanh nghiệp........................................... 12 1.3. Các biểu trưng của văn hóa doanh nghiệp.......................................... 14 1.3.1. Các biểu trưng trực quan của văn hóa doanh nghiệp - hữu hình.................................................................................................... 14 1.3.2. Các biểu trưng phi trực quan của văn hóa doanh nghiệp - vô hình.................................................................................................... 20 1.4. Tác động của văn hóa doanh nghiệp tới sự phát triển của doanh nghiệp......................................................................................................... 24 1.4.1. Văn hóa doanh nghiệp tạo nên phong thái của doanh nghiệp................................................................................................ 24 1.4.2. Văn hóa doanh nghiệp tạo nên lực hướng tâm chung cho toàn doanh nghiệp.............................................................................. 6 24 1.4.3. Văn hóa doanh nghiệp khích lệ quá trình đổi mới và sáng tạo...................................................................................................... 25 1.4.4. Tạo môi trường làm việc......................................................... 26 1.4.5. Góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.... 26 1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp của các doanh nghiệp Việt Nam........................................................................................ 26 1.5.1. Điều kiện tự nhiên và phương thức sản xuất của quốc gia...... 27 1.5.2. Xã hội truyền thống và quá trình giao lưu văn hóa................ 28 1.5.3. Môi trường thể chế.................................................................. 32 1.5.4. Quá trình toàn cầu hóa............................................................. 34 Chương 2: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu........................................ 37 2.1. Quy trình nghiên cứu.......................................................................... 37 2.2. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng.............................................. 38 2.3. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu....................................... 40 2.3.1. Địa điểm nghiên cứu................................................................ 40 2.3.2. Thời gian thực hiện nghiên cứu............................................... 40 2.4. Các công cụ được sử dụng.................................................................. 41 2.5. Mô tả các chỉ tiêu nghiên cứu, phương pháp phân tích số liệu........... 41 2.5.1. Các chỉ tiêu nghiên cứu........................................................... 41 2.5.2. Thiết kế thang đo nghiên cứu.................................................. 43 2.5.3. Phương pháp phân tích số liệu................................................. 45 Chương 3. Thực trạng văn hóa doanh nghiệp của Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu................................................................. 46 3.1. Giới thiệu về Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu........................................................................................................... 46 3.1.1. Giới thiệu chung...................................................................... 46 3.1.2. Mạng lưới hoạt động................................................................ 47 3.1.3. Thành tích và sự công nhận của xã hội.................................... 47 7 3.1.4. Cơ cấu tổ chức và nhân sự....................................................... 48 3.2. Thực trạng văn hóa doanh nghiệp BTMC.......................................... 52 3.2.1. Biểu tượng logo....................................................................... 52 3.2.2. Ngôn ngữ, khẩu hiệu................................................................ 53 3.2.3. Nghi lễ, lễ hội.......................................................................... 53 3.2.4. Ấn phẩm điển hình................................................................... 53 3.2.5. Tầm nhìn, sứ mệnh.................................................................. 54 3.2.6. Định hướng chiến lược đến 2020............................................ 55 3.2.7. Triết lý kinh doanh................................................................... 55 3.2.8. Giá trị cốt lõi............................................................................ 55 3.2.9. Nhìn nhận của người lao động về văn hóa BTMC.................. 56 3.3. Một số đánh giá nhận xét văn hóa doanh nghiệp của BTMC............. 67 3.3.1. Những kết quả đã đạt được...................................................... 68 3.3.2. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân............................. 68 Chương 4: Định hướng và giải pháp phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu........................ 71 4.1. Định hướng phát triển......................................................................... 71 4.2. Các giải pháp phát triển văn hóa doanh nghiệp.................................. 71 4.2.1. Giải pháp về tổ chức nhân sự................................................... 71 4.2.2. Xây dựng bộ quy chuẩn về ứng xử.......................................... 73 4.2.3. Giải pháp về truyền thông văn hóa nội bộ............................... 74 4.2.4. Phát huy vai trò công đoàn trong việc phát triển văn hóa doanh nghiệp...................................................................................... 75 4.2.5. Giao lưu học hỏi văn hóa doanh nghiệp.................................. 76 KẾT LUẬN................................................................................................ 78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................... 79 PHỤ LỤC 8 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT Nguyên nghĩa STT Ký hiệu 1 BTMC Bảo Tín Minh Châu 2 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 3 WTO Tổ chức Thương mại Thế giới 9 DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 2.1 Tổng hợp số kết quả phát và thu phiếu khảo sát 45 2 Bảng 3.1 Cơ cấu nhân sự theo phòng, ban, bộ phận 50 3 Bảng 3.2 Một số chỉ tiêu trong chính sách đãi ngộ năm 2014 63 10 DANH MỤC CÁC HÌNH STT Hình Nội dung Trang 1 Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu 37 2 Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu 42 3 Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức Công ty BTMC 49 4 Hình 3.2 Logo BTMC 52 11 DANH MỤC CÁC BIỂU STT Biểu Nội dung 1 Biểu 3.1 Điểm số giá trị cốt lõi 56 2 Biểu 3.2 Biến động doanh thu và nhân sự từ 2010 2014 57 3 Biểu 3.3 Biến động lợi nhuận trước thuế từ 2010 - 2014 58 4 Biểu 3.4 Cơ cấu doanh thu năm 2014 59 5 Biểu 3.5 Điểm số về lãnh đạo trong công việc hàng ngày 61 6 Biểu 3.6 Điểm số về đãi ngộ 62 7 Biểu 3.7 Điểm số về công việc 63 8 Biểu 3.8 Điểm số về môi trường làm việc 64 9 Biểu 3.9 Điểm số về chính sách đào tạo 66 10 Biểu 3.10 Điểm số về sự gắn bó 12 Trang 67 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày 11 tháng 1 năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Sau 8 năm, chúng ta đã và đang ngày càng hội nhập sâu rộng hơn với các nước trong khu vực và trên thế giới. Việc di chuyển dễ dàng các nguồn tài chính, thương mại quốc tế trở nên nhanh chóng hơn bao giờ hết. Hơn nữa, các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến nói chung đã tạo điều kiện phát triển các ngành nghề, lĩnh vực mới cho các quốc gia. Trong bối cảnh đó, Việt Nam có nhiều cơ hội mới, song phải đối mặt không ít thách thức. Các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước sự cạnh tranh gay gắt với những đối thủ đến từ khắp thế giới, trong khi đó điểm xuất phát của nước ta thấp hơn so với nhiều nước khác. Bài toán đặt ra cho các doanh nghiệp nội là làm thế nào để phát huy thế mạnh, loại bỏ dần những điểm yếu của mình nhằm tạo được lợi thế cạnh tranh của riêng mình ? Làm thế nào để giữ vững thị trường, ổn định và phát triển thời kỳ hội nhập ? Liệu chỉ tập trung khai thác nguồn lực hữu hình như tăng quy mô, cải tiến công nghệ, quy trình, tăng cường marketing… thì đã đủ chưa ? Cần thiết phải khai thác những nguồn lực nào ? Phải chăng đó là sức mạnh của văn hóa, trong đó có văn hóa doanh nghiệp. Thực tế chỉ ra rằng: Văn hóa doanh nghiệp là chất keo gắn kết các thành viên của doanh nghiệp, nó giúp các thành viên thống nhất về cách hiểu các vấn đề nảy sinh từ đó lựa chọn và định hướng hành động, những yếu tố làm giảm xung đột trong hệ thống, làm tăng sự hiểu về bản thân, đồng cảm với đồng nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp điều phối và kiểm soát hành vi cá nhân bằng các câu chuyện, các chuẩn mực, thủ tục, nội quy, quy trình… khi phải ra một quyết định phức tạp. 13 Văn hóa doanh nghiệp giúp các thành viên thấy rõ sứ mệnh, mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới mà hiểu được bản chất công việc mình làm, vai trò vị trí của mình trong hệ thống. Văn hóa còn tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên và môi trường làm việc thoải mái, lành mạnh. Văn hóa doanh nghiệp phù hợp giúp các thành viên có cảm giác mình làm công việc có ý nghĩa hãnh diện khi ở trong doanh nghiệp. Điều này càng có ý nghĩa khi tình trạng “chảy máu chất xám” đang phổ biến không chỉ cấp quốc gia mà ngay tại các doanh nghiệp. Lương và thu nhập chỉ là một phần của động lực làm việc. Khi thu nhập đạt đến một mức nào đó, người ta sẽ coi trọng môi trường hòa đồng, thoải mái, được lãnh đạo ghi nhận, được đồng nghiệp tôn trọng. Sự gắn kết, kiểm soát hệ thống, tạo động lực đã nêu trên là ba yếu tố làm tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, hiệu quả quản trị của doanh nghiệp và tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp trên thị trường. Văn hóa doanh nghiệp tạo nên điều đó, tạo cho doanh nghiệp năng lực cạnh tranh bền vững trong điều kiện cạnh tranh mang tính toàn cầu. Như vậy, văn hóa doanh nghiệp là tài sản vô cùng quý giá và cần thiết của doanh nghiệp, nó là yếu tố không thể thiếu để doanh nghiệp phát triển bền vững. Trong xu thế phát triển chung hiện nay của nền kinh tế toàn cầu là đang tiến dần đến tầm cao của nền kinh tế tri thức, ở nơi đó văn hóa được coi trọng hơn bao giờ hết. Hơn nữa, văn hóa doanh nghiệp góp phần khẳng đinh văn hóa kinh doanh quốc gia, nâng cao uy tín và thương hiệu trên trường quốc tế. Hiện nay, Công ty Bảo Tín Minh Châu đang hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành mỹ nghệ kim hoàn trang sức đá quý với mục tiêu chiến lược phát triển ngang theo ba hình thức: mở rộng quy mô, hợp tác và liên minh, hợp nhất và sát nhập. Điều đó đòi hỏi nhất thiết phải phát triển văn hóa doanh nghiệp phù hợp. 14 Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn mang tính cấp thiết ở trên, với mong muốn ứng dụng những kiến thức đã được học nhằm nghiên cứu và tìm hiểu rõ hơn về văn hóa doanh nghiệp cũng như thực trạng xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu, tác giả quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp của Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu”. Để thực hiện được đề tài này, tác giả đặt ra các câu hỏi nghiên cứu sau: Câu 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về văn hóa doanh nghiệp bao gồm những vấn đề gì ? Câu 2: Thực trạng văn hóa doanh nghiệp của Bảo Tín Minh Châu như thế nào ? Qua nghiên cứu thực trạng tìm ra được những ưu điểm, hạn chế gì trong quá trình phát triển văn hóa doanh nghiệp của Bảo Tín Minh Châu ? Câu 3: Những giải pháp nào cần được áp dụng để phát triển văn hóa doanh nghiệp của Bảo Tín Minh Châu ? 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở khái quát các vấn đề lý luận và thực tiễn về văn hóa doanh nghiệp, đề tài làm sáng tỏ thực trạng văn hóa doanh nghiệp của Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu và gợi ý các giải pháp phù hợp góp phần xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp hiện nay và trong thời gian tới. - Nhiệm vụ nghiên cứu + Làm rõ những lý luận cơ bản về văn hóa doanh nghiệp, chỉ rõ các yếu tố cấu thành và các nhân tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp. 15 + Phân tích, đánh giá thực trạng văn hóa hóa doanh nghiệp của Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu, chỉ ra những mặt mạnh và hạn chế của Công ty về lĩnh vực này. + Đưa ra các giải pháp nhằm xây dựng văn hóa doanh nghiệp Bảo Tín Minh Châu. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là những đặc điểm văn hóa nổi bật của văn hóa doanh nghiệp của Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu. - Phạm vi nghiên cứu là thực trạng việc thực hiện văn hóa doanh nghiệp của Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu từ năm 2010 - 2014 và các giải pháp phát triển văn hóa doanh nghiệp đến năm 2020. 4. Những đóng góp của luận văn - Góp phần hệ thống hóa một số nội dung lý luận căn bản về văn hóa doanh nghiệp. - Phân tích và làm rõ thực trạng văn hóa doanh nghiệp của Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu. - Đề xuất giải pháp nhằm khắc phục hạn chế và phát triển văn hóa doanh nghiệp của Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Lời nói đầu, Kết luận thì nội dung của Luận văn được kết cấu thành 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp Chương 2: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu Chương 3: Thực trạng văn hóa doanh nghiệp của Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu 16 Chương 4: Định hướng và giải pháp phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu 17 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Nghiên cứu về Văn hóa kinh doanh và Văn hóa doanh nghiệp bắt đầu nhận được sự chú ý ở nước ngoài từ đầu những năm 1980 và 1990 của thế kỷ XX, nhất là sự thành công của các Công ty Nhật Bản. Kể từ đó đã có nhiều công trình nghiên cứu khác nhau được thực hiện, tạo ra sự phát triển mới về lý luận Văn hóa doanh nghiệp. Trong số các công trình nổi bật tạo cơ sở nghiên cứu sâu về Văn hóa kinh doanh, Văn hóa doanh nghiệp có thể kể đến G.Hofstede (1994); John Kotter (1992); về Đạo đức kinh doanh (Farrell, O.C, Fraedrich, J. & Farrell, L. 2002) như là những nền tảng lý luận vững chắc để nghiên cứu sâu về Văn hóa kinh doanh [25]. Nhiều công trình nghiên cứu về vai trò của các nhân tố văn hóa như lễ hội, tập quán, truyền thống, hệ thống các giá trị của công ty, văn hóa của người lãnh đạo doanh nghiệp… trong hoạt động kinh doanh mà điển hình là các nghiên cứu của P.Drucke (1989); T,P & R.Walterman (1996) [26,27]. Richard J. Black (2003), “Creating The Influence Needed For Strategic Success”, nghiên cứu này chỉ ra rằng từ văn hóa tổ chức có thể tạo ra được các ảnh hưởng cần thiết cho thành công chiến lược. Gabrielle O’Donovan (2006), “How To Plan, Implement And Measure A Successful Culture Change Programme”, đây có thể được coi là một cuốn cẩm nang thực tiễn về thiết kế, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, nó chỉ ra rằng văn hóa doanh nghiệp là tài sản vô hình nhưng có thể đo lường được và nêu ra các bước thực hiện. 18 1.1.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam Trong nước, cũng có nhiều nhà nghiên cứu, giảng viên đã có các đề tài nghiên cứu cấp bộ, cấp nhà nước, cấp trường đại học về văn hóa doanh nghiệp và doanh nhân. Ví dụ: PGS.TS Phùng Xuân Nhạ (2011) đã hoàn thành xuất sắc đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước về “Nhân cách doanh nhân và văn hóa doanh nghiệp”; PGS.TS Đỗ Minh Cương (2009) “Văn hóa doanh nghiệp: một số vấn đề và giải pháp”; PGS.TS Dương Thị Liễu “Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp khai thác, phát huy giá trị văn hóa kinh doanh trong các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội”…và các cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp. Các nghiên cứu trong nước hiện nay chủ yếu đề cập đến các vấn đề như: lý luận về văn hóa doanh nghiệp, nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp của một số tập đoàn tiêu biểu, vùng miền hoặc đặc trưng của một vài quốc gia. Một số nghiên cứu khác có đưa ra những giải pháp, gợi ý chính sách xây dựng văn hóa doanh nghiệp của Việt Nam như của Nguyễn Hoàng Ánh (2004), Đỗ Minh Cương (2001, 2009), Trần Quốc Dân (2008). Một số nghiên cứu khác phân tích ảnh hưởng của việc xây dựng và phát triển Văn hóa kinh doanh tới đạo đức kinh doanh và hoạt động kinh doanh như Nguyễn Hoành Ánh (2004), Nguyễn Mạnh Quân (2003) [5-6, 9-11, 18, 20-23], Nguyễn Mạnh Quân (2007). Tác giả Lê Minh Phụng (2008) trình bày thực trạng Văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam và một số giải pháp cần phải thực hiện kịp thời trong giai đoạn hiện nay. Theo tác giả, Văn hóa doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của mỗi loại hình doanh nghiệp. Do đó nếu thiếu văn hóa doanh nghiệp thì khó có thể đứng vững và tồn tại được trên thị trường ở bất kỳ thời điểm, hay hình thái kinh tế xã hội nào. Ngày nay ở Việt Nam cũng như trên thế giới, nguồn nhân lực của doanh nghiệp là con người mà văn hóa doanh nghiệp là sự liên kết và nhân lên nhiều lần các giá trị của tựng nguồn 19 lực riêng lẻ tổng hợp lại. Không những thế, văn hóa doanh nghiệp còn thể hiện qua phong cách của người lãnh đạo đứng đầu các vị trí của doanh nghiệp và tác phong làm việc của nhân viên. Bởi vậy, đối tác khi quan hệ thì ngoài việc quan tâm tới lợi nhuận của Công ty họ còn đánh giá doanh nghiệp qua văn hóa của doanh nghiệp đó. Bên cạnh đánh giá những mặt tích cực các công trình nghiên cứu đã cho rằng: văn hóa công sở và văn hóa doanh nghiệp của nước ta còn có những mặt hạn chế nhất đinh. Đó là một nền văn hóa được xây dựng trên nền tảng dân trí thấp, môi trường làm việc có nhiều bất cập, dẫn đến có những cái nhìn ngắn hạn, chưa có quan niệm đúng đắn về cạnh tranh và hợp tác, chưa có tính chuyên nghiệp, còn bị ảnh hưởng bởi các tàn dư của nền kinh tế bao cấp, chưa có cơ chế dùng người thỏa đáng với từng vị trí làm việc, có sự bất cập trong giáo dục và đào tạo. Thực tế, văn hóa doanh nghiệp còn có những yếu tố khác chi phối, nhất là phải đặc biệt coi trọng và lấy con người làm gốc; Xây dựng quan niệm hướng thị trường, xem khách hàng là trên hết; Hướng tới vấn đề an sinh xã hội; Xây dựng tinh thần trách nhiệm xã hội [32]. Phân tích văn hóa làm sáng tỏ sự phát sinh năng động các tiểu nhóm trong các tổ chức, hiểu được các công nghệ mới tương tác với tổ chức như thế nào, cần thiết cho việc quản lý xuyên qua các đường biên quốc gia và dân tộc. Vấn đề này được đề cập đến trong một số nghiên cứu của: Nguyễn Văn Dung, Phan Đình Quyền, Lê Việt Hưng (2010) qua cuốn sách “Văn hóa tổ chức và lãnh đạo” [12]. Cuốn sách này thể hiện quan hệ của Văn hóa tổ chức với lãnh đạo, là một khái niệm có thể giải thích nhiều hiện tượng trong tổ chức, và còn giúp các nhà lãnh đạo vận dụng để tạo ra tổ chức hiệu quả hơn. Phân tích văn hóa sẽ làm sáng tỏ sự phát sinh năng động các tiểu nhóm (Subcultures) trong các tổ chức, hiểu được các công nghệ mới tương tác với tổ chức thế nào, cần thiết cho việc quản lý xuyên qua các đường biên quốc gia và dân tộc… 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan