Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu vấn đề chuyển giao tri thức trong quá trình triển khai hệ thống erp t...

Tài liệu Nghiên cứu vấn đề chuyển giao tri thức trong quá trình triển khai hệ thống erp tại việt nam

.PDF
110
3
86

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MIH TRƯỜG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA  TRẦ THAH TĨH GHIÊ CỨU VẤ ĐỀ CHUYỂ GIAO TRI THỨC TROG QUÁ TRÌH TRIỂ KHAI HỆ THỐG ERP TẠI VIỆT AM Chuyên ngành: HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ LUẬ VĂ THẠC SĨ TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 09 năm 2009 1 CÔG TRÌH ĐƯỢC HOÀ THÀH TẠI TRƯỜG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MIH CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VÕ VĂ HUY ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ CÁN BỘ CHẤM NHẬN XÉT 1 : ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ CÁN BỘ CHẤM NHẬN XÉT 2: ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày ... tháng ... năm 2009 Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV Bộ môn quản lý chuyên ngành 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA CỘG HOÀ XÃ HỘI CHỦ GHIÃ VIỆT AM KHOA QUẢ LÝ CÔG GHIỆP Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc ------------------oOo--Tp. HCM, ngày 30 tháng 6 năm 2009 HIỆM VỤ LUẬ VĂ THẠC SĨ Họ và tên học viên: TRẦN THANH TĨNH Giới tính : NAM Ngày, tháng, năm sinh : 18/11/1975 Nơi sinh : QUẢNG BÌNH Chuyên ngành : HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ MSHV: 03207099 Khoá: 2007 1- TÊ ĐỀ TÀI: GHIÊ CỨU VẤ ĐỀ CHUYỂ GIAO TRI THỨC TROG QUÁ TRÌH TRIỂ KHAI HỆ THỐG ERP TẠI VIỆT AM 2- HIỆM VỤ LUẬ VĂ: Xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến việc chuyển giao tri thức trong quá trình triển khai hệ thống ERP tại Việt Nam; phân tích sự tác động của các yếu tố này đến việc chuyển giao tri thức; kiến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả của việc chuyển giao tri thức trong quá trình triển khai hệ thống ERP tại Việt Nam. 3- GÀY GIAO HIỆM VỤ : 02/02/2009 4- GÀY HOÀ THÀH HIỆM VỤ : 30/06/2009 5- HỌ VÀ TÊ CÁ BỘ HƯỚG DẪ : TS VÕ VĂN HUY Nội dung và đề cương Luận văn Thạc sĩ đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua. CÁ BỘ HƯỚG DẪ (Họ tên và chữ ký) TS. VÕ VĂ HUY CHỦ HIỆM BỘ MÔ QUẢ LÝ CHUYÊ GÀH (Họ tên và chữ ký) KHOA QL CHUYÊ GÀH (Họ tên và chữ ký) 3 LỜI CẢM Ơ Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ từ phía nhà trường, thầy cô, đồng nghiệp, người thân và bạn bè. Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Võ Văn Huy đã tận tình hướng dẫn và cung cấp nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô trong khoa Quản Lý Công Ighiệp trường Đại Học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh đã cung cấp kiến thức và hướng dẫn tôi trong suốt các năm học Cao học. Xin chân thành cám ơn đến tất cả bạn bè, những người đã chia sẻ cùng tôi những khó khăn, kiến thức, tài liệu học tập trong suốt khóa học này. Xin chân thành cảm ơn đến các anh chị trong công ty METRO Vietnam, Phu Thai Group, Stickley Vietnam và các anh chị ở các công ty có sử dụng hệ thống ERP đã giúp đỡ và hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình thu thập dữ liệu cho nghiên cứu này. Xin chân thành cảm ơn Khoa Quản Lý Công Ighiệp, Phòng Quản lý Đào tạo Sau Đại Học, Trường Đại học Bách Khoa TP HCM đã tạo ra môi trường đào tạo tốt và chương trình đào tạo chuyên ngành HTTTQL mang tính thực tiễn cao. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè của tôi đã động viên, hỗ trợ mọi mặt để tôi hoàn thành đề tài này. Tp HCM, tháng 7 năm 2009 Igười thực hiện luận văn Trần Thanh Tĩnh 4 TÓM TẮT Mục đích của luận văn này là: Xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến việc chuyển giao tri thức trong quá trình triển khai hệ thống ERP tại Việt Nam; phân tích và đánh giá sự tác động của các yếu tố này đối với vấn đề chuyển giao tri thức; đề xuất các giải pháp để năng cao hiệu quả của việc chuyển giao tri thức trong quá trình triển khai hệ thống ERP. Nghiên cứu được tiến hành theo 2 bước chính: (1) Nghiên cứu sơ bộ, (2) Nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ dùng phương pháp định tính bằng cách tiến hành phỏng vấn sâu người quản lý, nhà tư vấn triển khai ERP, các chuyên gia trong lĩnh vực ERP nhằm xác định xem các yếu tố ảnh hưởng đến việc chuyển giao tri thức trong quá trình triển khai hệ thống ERP. Từ đó bổ sung, hiệu chỉnh thang đo và hoàn thiện bảng câu hỏi cũng như mô hình nghiên cứu. Số người phỏng vấn sâu là 10 người. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng nhằm đánh giá và kiểm định mô hình nghiên cứu thông qua phân tích Cronbach alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) và hồi quy tuyến tính. Nghiên cứu này được thực hiện thông qua kỹ thuật khảo sát người sử dụng ERP. Phương pháp để khảo sát là thông qua bảng câu hỏi bằng giấy và qua email đối với người sử dụng ERP tại các công ty đang và đã triển khai hệ thống ERP. Số lượng mẫu hợp lệ là 197 bảng trả lời. Kết quả phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết cho thấy có 4 yếu tố chính ảnh hưởng đến việc chuyển giao tri thức trong quá trình triển khai hệ thống ERP theo thứ tự như sau: (1) Chia sẻ hiểu biết, (2) Khả năng tiếp thu, (3) Năng lực người triển khai, (4) Động cơ thúc đNy bên trong. Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra được mức độ quan trọng của từng yếu tố ảnh hưởng đến việc chuyển giao tri thức trong trong quá trình triển khai hệ thống ERP. 5 ABSTRACT The purpose of this research is to find out the main factors that influence knowledge transfer within ERP implementations at the companies in Vietnam; to analyse and evaluate the impact of these factors with regard to knowledge transfer; to suggest the solution to increase the effect of knowledge transfer within ERP implementations. The research has two major steps: preliminary research and primary research. The preliminary research is based on qualitative analysis to adjust and supplement the research model and scales of the factors that influences knowledge transfer within ERP implementations. This step is performed by in-depth interviews to the managers, ERP experts, ERP consultants and end-users with about 10 peoples. The primary research is based on quantitative analysis to evaluate and verify model, scales by using Cronbach alpha relibility, Exploratory Factor Analysis method (EFA) and liner regression. The step is implemented by sending the questionnaire to ERP end-users via papers and via emails and the data is collected about 200 valid samples. The research’s result reveals the following four major factors that influence knowledge transfer within ERP implementations: (1) Share understanding, (2) Absorptive capacity, (3) Consultant competence, (4) Intrinsic motivation. The research’s result also reveals the weight of each factor and the precedence of factors in descending order: (1) Share understanding, (2) Absorptive capacity, (3) Consultant competence, (4) Intrinsic motivation. 6 MỤC LỤC CHƯƠG 1: MỞ ĐẦU ................................................................................1 1.1 CƠ SỞ HÌN H THÀN H ĐỀ TÀI ............................................................................1 1.2 MỤC TIÊU N GHIÊN CỨU ..................................................................................3 1.3 PHẠM VI N GHIÊN CỨU .....................................................................................3 1.4 Ý N GHĨA THỰC TIỄN .........................................................................................3 1.5 PHƯƠN G PHÁP N GHIÊN CỨU..........................................................................4 1.6 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN ...............................................................................4 CHƯƠG 2: 2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT.............................................................6 HỆ THỐN G ERP ...................................................................................................6 2.1.1 Khái niệm Hệ thống thông tin........................................................................6 2.1.2 Phân loại Hệ thống thông tin..........................................................................6 2.1.3 Khái niệm Hệ thống ERP...............................................................................8 2.2 QUẢN LÝ TRI THỨC ..........................................................................................9 2.2.1 Khái niệm Tri thức .........................................................................................9 2.2.2 Phân loại Tri thức.........................................................................................10 2.2.3 Khái niệm Quản lý tri thức...........................................................................11 2.3 CHUYỂN GIAO TRI THỨC ..............................................................................12 2.3.1 Khái niệm Chuyển giao tri thức ...................................................................12 2.3.2 Quá trình Chuyển giao tri thức.....................................................................13 2.3.3 Chuyển giao tri thức trong triển khai Hệ thống ERP ...................................15 2.4 MÔ HÌN H N GHIÊN CỨU ..................................................................................16 2.4.1 Các nghiên cứu trước đây ............................................................................16 2.4.2 Mô hình nghiên cứu đề nghị ........................................................................18 2.4.3 Các giả thuyết ban đầu .................................................................................20 CHƯƠG 3: 3.1 PHƯƠG PHÁP GHIÊ CỨU .......................................25 THIẾT KẾ N GHIÊN CỨU..................................................................................25 3.1.1 Phương pháp nghiên cứu..............................................................................25 3.1.2 Quy trình nghiên cứu ...................................................................................26 3.1.3 Thang đo.......................................................................................................28 7 3.2 N GHIÊN CỨU CHÍN H THỨC ...........................................................................28 3.2.1 N ghiên cứu định tính....................................................................................28 3.2.2 Thiết kế bảng câu hỏi ...................................................................................29 3.2.3 Thiết kế mẫu.................................................................................................29 3.2.4 Diễn đạt và mã hóa thang đo........................................................................30 3.2.5 Phương pháp phân tích dữ liệu.....................................................................34 CHƯƠG 4: KẾT QUẢ GHIÊ CỨU ..................................................37 4.1 MÔ TẢ MẪU DỮ LIỆU......................................................................................37 4.2 ĐÁN H GIÁ THAN G ĐO ....................................................................................39 4.2.1 Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến việc chuyển giao tri thức....................40 4.2.2 Đánh giá thang đo chuyển giao tri thức .......................................................41 4.3 PHÂN TÍCH N HÂN TỐ......................................................................................43 4.3.1 Phân tích nhân tố các biến độc lập...............................................................43 4.3.2 Phân tích nhân tố biến phụ thuộc .................................................................45 4.3.3 Đặt tên và giải thích nhân tố ........................................................................46 4.3.4 Diễn giải kết quả ..........................................................................................47 4.4 MÔ HÌN H ĐIỀU CHỈN H ....................................................................................47 4.5 KIỂM ĐNN H CÁC YẾU TỐ TRON G MÔ HÌN H ..............................................49 4.5.1 Phân tích tương quan....................................................................................50 4.5.2 Phân tích hồi quy..........................................................................................51 4.5.3 Kiểm định giả thuyết....................................................................................54 4.5.4 Kiểm định các yếu tố cá nhân ......................................................................56 CHƯƠG 5: KẾT LUẬ ..........................................................................60 5.1 TÓM TẮT N ỘI DUN G N GHIÊN CỨU .............................................................60 5.2 TÓM TẮT CÁC KẾT QUẢ N GHIÊN CỨU ......................................................60 5.2.1 Về hệ thống thang đo ...................................................................................60 5.2.2 Về mô hình lý thuyết....................................................................................61 5.2.3 Thảo luận kết quả .........................................................................................61 5.3 KIẾN N GHN CỦA N GHIÊN CỨU......................................................................63 5.4 HẠN CHẾ CỦA N GHIÊN CỨU VÀ HƯỚN G N GHIÊN CỨU TIẾP THEO ...64 TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................66 8 PHỤ LỤC........................................................................................................68 PHỤ LỤC 1: PHIẾU THẢO LUẬ TAY ĐÔI ............................................66 PHỤ LỤC 2: BẢG CÂU HỎI KHẢO SÁT ................................................68 PHỤ LỤC 3: THÔG KÊ MÔ TẢ ...............................................................72 PHỤ LỤC 4: KIỂM ĐNH THAG ĐO.......................................................75 PHỤ LỤC 5: PHÂ TÍCH HÂ TỐ..........................................................86 PHỤ LỤC 6: KIỂM ĐNH CÁC YẾU TỐ TROG MÔ HÌH .................90 PHỤ LỤC 7: SO SÁH CÁC HÓM CÁ HÂ........................................96 9 DAH MỤC CÁC BẢG BIỂU Bảng 2-1: Sự phân biệt giữa tri thức hiện hữu và tri thức N n tàng ..........................11 Bảng 3-1: Thang đo động cơ thúc đN y (DCTD).....................................................31 Bảng 3-2 : Thang đo năng lực nhân viên tin học (N LTH)......................................31 Bảng 3-3 : Thang đo năng lực người triển khai (N LTK)........................................32 Bảng 3-4 : Thang đo khả năng tiếp thu (KN TT) ....................................................36 Bảng 3-3 : Thang đo chia sẻ hiểu biết (CSHB) ......................................................36 Bảng 3-3 : Thang đo chuyển giao tri thức (CGTT) ................................................37 Bảng 4-1 : Thống kê mô tả về Độ Tuổi..................................................................37 Bảng 4-2 : Thống kê mô tả về Trình Độ ................................................................38 Bảng 4-3 : Thống kê mô tả về Loại Công Ty.........................................................38 Bảng 4-4 : Thống kê mô tả về Loại ERP ...............................................................39 Bảng 4-5 : Thống kê mô tả về Số N ăm Kinh N ghiệm............................................39 Bảng 4-6 :Bảng Cronbach’s alpha của các thang đo (lúc chưa loại biến) ...............40 Bảng 4-7 : Cronbach Alpha của thang đo “N ăng Lực N hân Viên Tin Học”...........40 Bảng 4-8 : Cronbach’s Alpha của thang đo “N ăng lực người triển khai” ...............41 Bảng 4-9 : Cronbach’s Alpha của thang đo “Khả năng tiếp thu” ...........................42 Bảng 4-10 : Cronbach’s Alpha của các thang đo (sau khi loại biến) ......................42 Bảng 4-11 : Cronbach’s Alpha của thang đo “Chuyển giao tri thức” .....................42 Bảng 4-12: Kết quả phân tích nhân tố các biến độc lập .........................................44 Bảng 4-13 : Kết quả phân tích nhân tố các biến phụ thuộc ....................................49 Bảng 4-14 : Kết quả phân tích tương quan ............................................................52 Bảng 4-15 : Kết quả phân tích hồi quy (lúc chưa loại biến) ...................................53 Bảng 4-16 : Kết quả phân tích hồi quy (lúc loại 2 biến).........................................54 Bảng 4-17 : Kết quả phân tích AN OVA đối với Độ Tuổi ......................................57 Bảng 4-18 : Kết quả phân tích AN OVA đối với Trình Độ.....................................57 Bảng 5-1 : Bảng so sánh với kết quả các nghiên cứu trước....................................59 10 DAH MỤC CÁC HÌH Hình 2-1: Phân loại các HTTT theo hoạt động và theo quản lý ....................... 7 Hình 2-2: Phân loại các HTTT theo lĩnh vực chức năng ................................... 7 Hình 2-3: Khái niệm về Hệ thống ERP................................................................ 8 Hình 2-4: Mô hình nghiên cứu của Ko Dong-Gil và các cộng sự (2005) ...........17 Hình 2-5: Mô hình nghiên cứu của Chia-Lin Lin (2003) ...................................17 Hình 2-6: Mô hình nghiên cứu đề nghị ...............................................................18 Hình 3.1: Qui trình nghiên cứu ..........................................................................27 Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu điều chỉnh .........................................................52 Hình 4.2: Mô hình hồi qui ..................................................................................57 DAH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ERP: Enterprise Resource Planning – Hệ thống phần mềm Quản Trị Doanh N ghiệp IT: Information Technology – Công N ghệ Thông Tin CN TT: Công N ghệ Thông Tin HTTT: Hệ Thống Thông Tin -1- CHƯƠG 1: MỞ ĐẦU 1.1 CƠ SỞ HÌH THÀH ĐỀ TÀI Giải pháp ERP (Enterprise Resource Planning) là một mô hình quản trị doanh nghiệp dựa trên phân tích hệ thống tổng thể, cho phép người điều hành quản lý và sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất. Với phần mềm sử dụng giải pháp ERP, mọi nguồn lực của doanh nghiệp được coi là tài nguyên cần sử dụng triệt để. Đây là một xu hướng quản lý bằng ứng dụng công nghệ thông tin (CN TT) đang trở nên phổ biến trên thế giới. Hiện nay, việc ứng dụng CN TT của các doanh nghiệp tại Việt N am vẫn đang riêng lẻ, độc lập ở từng bộ phận, sau đó ghép lại thành hệ thống quản lý. Phương pháp này thường lãng phí nguồn lực của doanh nghiệp, khó cải tạo và mở rộng. Giải pháp ERP sẽ khắc phục những hạn chế này, biến doanh nghiệp thành một thể thống nhất. N hiều công ty áp dụng hệ thống ERP với hy vọng tăng năng suất và hiệu quả như một đòn bN y để nâng tính cạnh tranh của doanh nghiệp. N hưng triển khai hệ thống ERP là một quá trình có phạm vi rộng, kéo dài và tốn kém và nhiều công ty đã không đạt được mục đích ban đầu của họ khi triển khai hệ thống ERP. Triển khai hệ thống ERP là một quá trình tập trung nhiều tri thức. N ó yêu cầu rất nhiều kinh nghiệm từ nhiều người khác nhau và yêu cầu những người này tương tác bao quát trong suốt quá trình triển khai. N ếu doanh nghiệp thiếu kinh nghiệm hoặc kiến thức cần thiết về triển khai hệ thống ERP, họ có thể đạt được kiến thức này từ các nguồn bên ngoài. Các thành viên trong đội triển khai ERP có thể bao gồm người đại diện từ các bộ phận nghiệp vụ, các chuyên gia kỹ thuật của bộ phận CN TT, các trưởng dự án trong doanh nghiệp và các người tư vấn triển khai từ bên ngoài. Davenport (1998) cho rằng trong suốt quá trình triển khai, tri thức được chuyển giao từ người triển khai đến người sử dụng là rất quan trọng. Hay nói cách khác, tri thức về hệ thống ERP và qui trình kinh doanh phải được chuyển giao hiệu quả giữa -2- người triển khai và người sử dụng để đạt được thành công trong việc triển khai hệ thống ERP. Chọn đúng người triển khai, sử dụng kiến thức và kỹ năng của họ cũng như chuyển giao và duy trì tri thức cần thiết trong doanh nghiệp là cần thiết cho sự thành công của dự án triển khai hệ thống ERP. Vấn đề nổi bật thật sự là một mặt doanh nghiệp muốn giảm sự tham gia quá nhiều của các chuyên gia tư vấn triển khai bên ngoài, nhưng mặt khác doanh nghiệp lại không có đủ các kỹ năng và tri thức bên trong để có thể triển khai hệ thống ERP (Chan & Rosemann, 2002). Thay đổi các hệ thống ERP để phù hợp với qui trình kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp là điều không thể bởi vì chi phí quá cao và yêu cầu nhiều thời gian do đó hầu hết doanh nghiệp chọn giải pháp điều chỉnh qui trình kinh doanh của họ cho phù hợp với các chức năng đã được cung cấp bởi hệ thống ERP. Do đó, triển khai hệ thống ERP dẫn đến sử dụng các mô hình kinh doanh đã được gắn sẳn trong chương trình phần mềm và kết hợp chuyển giao tri thức ERP đến các doanh nghiệp. (Lee & Lee, 2000) Vì vậy, tầm quan trọng của hệ thống ERP là giúp tái thiết kế các qui trình và thủ tục của doanh nghiệp. Tri thức mới được tích hợp vào trong các hệ thống ERP bao gồm các thay đổi đáng kể trong công việc mà đáp ứng với các hệ thống ERP. Hơn nữa, triển khai ERP là các hoạt động đòi hỏi nhiều tri thức và phức tạp bởi vì vài công ty có lẽ đã có sẵn các dự án ERP đơn lẻ và chuyển giao tri thức chuyên sâu trong số các công ty này là rất quan trọng cho sự thành công của các dự án triển khai. (Ilia Revia, 2007) Cảm nhận được tầm quan trọng của việc chuyển giao tri thức giữa người triển khai và người sử dụng trong quá trình triển khai hệ thống ERP, tác giả quyết định chọn đề tài nghiên cứu về “Chuyển giao tri thức trong quá trình triển khai hệ thống ERP tại Việt N am”. -3- 1.2 MỤC TIÊU GHIÊ CỨU Mục tiêu nghiên cứu của đề tài chủ yếu nhằm làm rõ những vấn đề sau: • Xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến việc chuyển giao tri thức (knowledge transfer) trong suốt quá trình triển khai hệ thống ERP. • Phân tích sự tác động của các yếu tố này đến việc chuyển giao tri thức. • Đề xuất một số giải pháp để việc chuyển giao tri thức một cách hiệu quả trong quá trình triển khai hệ thống ERP. 1.3 PHẠM VI GHIÊ CỨU • Đối tượng khảo sát: • Các nhà quản lý và nhân viên của các bộ phận trong công ty như kế toán, mua hàng, kinh doanh, kho vận, sản xuất… (end-users) trong công ty đã và đang tham gia các dự án triển khai hệ thống ERP tại Việt N am và đặc biệt là những người tham gia chính (key-user) trong các dự án ERP. • Phạm vi khảo sát: • Các công ty trong nước và nước ngoài tại Việt N am đã và đang triển khai hệ thống ERP. 1.4 Ý GHĨA THỰC TIỄ Cho đến nay có rất nhiều nghiên cứu về các lợi ích và các yếu tố ảnh hưởng (CSF) đến quá trình triển khai hệ thống ERP. Tuy nhiên, rất ít các nhà nghiên cứu đã phân tích vấn đề triển khai hệ thống ERP từ khía cạnh chuyển giao tri thức. Hàng triệu đô la đã được bỏ ra mỗi năm cho việc triển khai hệ thống ERP. Trong khi đó triển khai ERP là quá trình đòi hỏi nhiều tri thức, nhưng thường tài sản tri thức được tạo ra trong suốt các dự án ERP bị bỏ qua, lờ đi hoặc không được sử dụng đầy đủ tiềm năng của chúng. Cho nên, vấn đề chuyển giao tri thức rất quan trọng trong quá trình triển khai hệ thống ERP. (Ilia Revia, 2007) -4- Qua nghiên cứu này, chúng ta có thể hiểu tốt hơn về các nhân tố đóng góp đến hiệu quả của chuyển giao tri thức ERP giữa người triển khai và người sử dụng. Doanh nghiệp cần dựa vào những yếu tố này để giúp cho việc chuyển giao tri thức đạt hiệu quả cao góp phần cho sự thành công của các dự án triển khai hệ thống ERP tại Việt N am. Việc sắp xếp mức độ quan trọng tương đối của từng yếu tố cũng sẽ giúp các nhà quản lý tập trung cải tiến những yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến việc chuyển giao tri thức trong quá trình triển khai hệ thống ERP. 1.5 PHƯƠG PHÁP GHIÊ CỨU Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn này theo phương pháp định tính và phương pháp định lượng. N ghiên cứu định tính: Mục đích nhằm khẳng định và bổ sung chỉ tiêu đánh giá, điều chỉnh thang đo và hoàn thiện bảng câu hỏi. N ghiên cứu định lượng: Tiến hành thu thập dữ liệu thông qua phỏng vấn người dùng hệ thống ERP bằng bảng câu hỏi. Mẫu điều tra trong nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Mục đích của nghiên cứu này là vừa sàng lọc các biến quan sát, vừa để xác định các thành phần cũng như giá trị và độ tin cậy của thang đo đã thiết kế và kiểm định mô hình lý thuyết. Việc kiểm định thang đo và mô hình lý thuyết cùng với các giả thuyết đề ra bằng hệ số Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan, hồi quy dựa trên kết quả xử lý số liệu thống kê của phần mềm SPSS. 1.6 KẾT CẤU CỦA LUẬ VĂ Luận văn được chia thành 5 chương như sau: -5- • Chương 1 – Mở đầu: Giới thiệu tổng quan về triển khai hệ thống ERP và vấn đề chuyển giao tri thức tại Việt N am. Lý do hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu của đề tài, phạm vi nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài. • Chương 2 – Cơ sở lý thuyết: Trình bày tổng quan về cơ sở lý thuyết, các mô hình nghiên cứu trước đây, từ đó đưa ra mô hình nghiên cứu đề nghị. • Chương 3 – Phương pháp nghiên cứu: Chương này trình bày phương pháp nghiên cứu về xây dựng và đánh giá thang đo, nhằm đo lường các khái niệm nghiên cứu và kiểm định mô hình lý thuyết đã đề xuất. Chương này bao gồm hai phần chính là thiết kế nghiên cứu và nghiên cứu chính thức. N ghiên cứu chính thức bao gồm thiết kế thang đo cho bảng câu hỏi, diễn đạt và mã hóa thang đo, mẫu nghiên cứu. • Chương 4 – Kết quả nghiên cứu: Trình bày kết quả kiểm định thang đo, phân tích nhân tố và hồi quy tuyến tính. • Chương 5 – Ý nghĩa và kết luận: Kết luận và các đóng góp từ quá trình nghiên cứu, những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo. -6- CHƯƠG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 HỆ THỐG ERP 2.1.1 Khái niệm Hệ thống thông tin Một hệ thống thông tin có thể được định nghĩa về mặt kỹ thuật như là một tập hợp các thành phần có những liên hệ tương quan với nhau, có nhiệm vụ thu thập, xử lý, lưu trữ và phân phối thông tin để hỗ trợ việc ra quyết định và kiểm soát trong một tổ chức. N goài ra, để hỗ trợ việc ra quyết định, phối hợp và kiểm soát, các hệ thống thông tin còn có thể giúp các nhà quản lý và nhân viên trong tổ chức phân tích các vấn đề mới, hình dung các đề mục phức tạp và tạo ra những sản phN m mới. Một hệ thống thông tin sử dụng các tài nguyên con người, phần cứng, phần mềm, dữ liệu và mạng để thực hiện nhập dữ liệu, xử lý, xuất kết quả, lưu trữ, và các hoạt động điều khiển biến tài nguyên là dữ liệu thành sản phN m thông tin. 2.1.2 Phân loại Hệ thống thông tin Về mặt khái niệm, các hệ thống thông tin trong thực tế có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Thí dụ, nhiều hệ thống thông tin có thể được phân loại như Hệ thống thông tin hỗ trợ hoạt động (Operations Support Systems), hoặc Hệ thống thông tin hỗ trợ quản lý (Management Support Systems). Hình vẽ 2.1 minh họa khái niệm này. Hệ thống thông tin được phân loại theo kiểu này nhằm làm rõ vai trò mỗi hệ thống thông tin đang giữ trong hoạt động và quản lý của một doanh nghiệp. N goài ra, cũng có thể phân loại Hệ thống thông tin theo hướng chức năng công việc. Các Hệ thống thông tin theo hướng chức năng được chia vào bốn loại theo các chức năng công việc mà chúng hỗ trợ: • Bán hàng và tiếp thị (Sales and Marketing) • Chế tạo và sản xuất (Manufacturing and Production) • Tài chính và kế toán (Finance and Accouting) -7- • N guồn nhân lực (Human Resoures) Hình 2-1: Phân loại các HTTT theo hoạt động và theo quản lý (Iguồn: O’Brien, J.A. (2002), Management Information System, McGraw-Hill) Hình 2-2: Phân loại các HTTT theo lĩnh vực chức năng (Iguồn: Laudon K.C. (2006), Managing the Digital Firm, PrenticeHall) -8- Mỗi chức năng công việc có các hệ thống thông tin chuyên biệt của riêng nó tại mỗi cấp. Hình 2.2 minh họa điều này. 2.1.3 Khái niệm Hệ thống ERP Theo định nghĩa của Shanks (2003) thì: “Hệ thống ERP là một tập hợp các module phần mềm ứng dụng đã được đóng gói với một cấu trúc hợp nhất mà có thể được sử dụng bởi các tổ chức như cổ máy chính của họ để hợp nhất dữ liệu, quá trình và công nghệ thông tin trong thời gian thực đi qua các chuỗi giá trị bên trong và bên ngoài.” N goài ra, theo Khosrowpour (2000) “giá trị thật sự của ERP không chỉ đơn thuần là một gói phần mềm thông thường mà nó chính là cả một cơ chế quản lý được đúc kết từ các qui trình quản lý tiên tiến của các doanh nghiệp, bằng việc tích hợp các qui trình nghiệp vụ đã được tin học hóa nhằm phát huy tinh thần cộng tác, tăng cường tính hiệu quả trong quản lý và trong các hoạt động khác của doanh nghiệp”. Hình 2-3: Khái niệm về các hệ thống ERP (Iguồn: Rashid, Hossain và Patrick, 2002, Enterprise Resource Planning – Global Opportunities & Challenges) -9- Hệ thống ERP cơ bản hòa nhập các phòng ban và chức năng khác nhau vào một hệ thống máy tính duy nhất mà có thể phục vụ nhu cầu cho toàn thể doanh nghiệp. Các hệ thống ERP ngày nay chạy trên hệ thống mạng client-server và được chia vào các module mà thực hiện các chức năng xử lý dữ liệu cụ thể như: quản lý nhân sự, tài chính, phân phối và bán hàng…Phần cốt lõi của các hệ thống ERP hiện đại tập trung tại hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu duy nhất (Central Database) mà cung cấp tính toàn vẹn và bảo mật dữ liệu. Hình vẽ 2.3 minh họa về khái niệm hệ thống ERP. 2.2 QUẢ LÝ TRI THỨC 2.2.1 Khái niệm Tri thức N hiều người theo chủ nghĩa thực chứng tin rằng tri thức là những “niềm tin được minh chứng là đúng” (“justified beliefs). N onaka và Takeuchi (1995) chỉ ra ràng “tri thức là quá trình năng động của con người trong việc minh chứng các niềm tin cá nhân với những “sự thật””. Sự tiến hóa của nhận thức luận khoa học đã hình thành một cấu trúc thứ bậc của việc tạo ra tri thức: từ dữ liệu đến thông tin rồi từ thông tin đến tri thức, trong đó: Dữ liệu là một tập hợp các sự kiện, sự việc khách quan, rời rạc được trình bày mà không có sự phán quyết hoặc không gắn với bối cảnh. Dữ liệu trở thành thông tin khi nó được phân loại, phân tích, tổng hợp và đặt vào một bối cảnh, và trở nên có thể nhận thức được đối với người nhận. Thông tin là dữ liệu gắn với một sự liên hệ hoặc một mục đích. Thông tin biến thành tri thức khi nó được sử dụng để so sánh, đánh giá những kết cục, thiết lập những liên hệ và tiến hành một sự đối thoại. Thông tin là dữ liệu trong bối cảnh mà nó có thể sử dụng cho việc ra quyết định. Dữ liệu luôn được sắp xếp để tạo ra ý nghĩa cho người nhận, nó có thể là văn bản, hình ảnh, film, hoặc một cuộc hội thoại với một người khác.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan