Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu ứng dụng tính toán chỉ số sản xuất công nghiệp, chỉ số tiêu thụ và ch...

Tài liệu Nghiên cứu ứng dụng tính toán chỉ số sản xuất công nghiệp, chỉ số tiêu thụ và chỉ số tồn kho định kỳ hàng tháng ở việt nam

.PDF
29
71
51

Mô tả:

ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ: 2.2.15-CS06 NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG TÍNH TOÁN CHỈ SỐ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP, CHỈ SỐ TIÊU THỤ VÀ CHỈ SỐ TỒN KHO ĐỊNH KỲ HÀNG THÁNG Ở VIỆT NAM 2. Cấp đề tài : Cơ sở 3. Thời gian nghiên cứu : 2006 4. Đơn vị chủ trì : Vụ Thống kê Công nghiệp và Xây dựng 5. Đơn vị quản lý : Viện Khoa học Thống kê 6. Chủ nhiệm đề tài : ThS. Phạm Đình Thúy 7. Những ngƣời phối hợp nghiên cứu: CN. Vũ Văn Tuấn CN. Dƣơng Thanh Hằng CN. Phạm Thị Hồng Trang ThS. Dƣơng Trí Thắng CN. Hồ Thanh 8. Điểm đánh giá nghiệm thu đề tài: 8,0 / Xếp loại: Khá 375 I. THỰC TRẠNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP THỐNG KÊ CÔNG NGHIỆP HÀNG THÁNG HIỆN NAY Trong nhiều năm qua, để đánh giá tốc độ tăng trƣởng ngành công nghiệp hàng tháng, Tổng cục Thống kê chủ yếu dựa vào chỉ tiêu “giá trị sản xuất công nghiệp theo giá cố định” và đã đạt đƣợc kết quả nhất định trong việc cung cấp các thông tin nhanh giúp Đảng, Nhà nƣớc hoạch định các chủ trƣơng chính sách phát triển ngành công nghiệp một cách kịp thời và hiệu quả. Cơ sở của phƣơng pháp đánh giá tăng trƣởng công nghiệp bằng chỉ tiêu giá trị sản xuất theo giá cố định phù hợp với nền kinh tế phát triển trên cơ chế quản lý là kế hoạch hoá tập trung bao cấp, số lƣợng cơ sở sản xuất ít, sản phẩm sản xuất không nhiều, không đa dạng, nên phát huy tối đa ƣu thế của phƣơng pháp, rất phù hợp với cơ chế này. Tuy nhiên, hiện nay, kinh tế Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng, ngành công nghiệp Việt Nam đang phát triển rất nhanh, xuất hiện nhiều sản phẩm mới, phong phú, đa dạng, không còn đơn điệu và ổn định theo kế hoạch, giá cả không còn ổn định lâu dài theo quy định của Nhà nƣớc, tất cả đều theo quy định cung cầu của thị trƣờng quyết định, dẫn đến việc đánh giá tốc độ tăng trƣởng của ngành công nghiệp theo bảng giá cố định trở nên lỗi thời, không còn phù hợp với điều kiện thực tế (trên thế giới không còn nƣớc nào áp dụng), nền tảng của phƣơng pháp luận không còn phù hợp, do vậy cần phải đƣợc đổi mới, tìm phƣơng pháp khác để thay thế. Thống kê công nghiệp hàng tháng hiện nay đƣợc hình thành từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung và tồn tại suốt nửa thế kỷ qua, đến nay cả về hệ thống chỉ tiêu và phƣơng pháp tính đều bộc lộ những hạn chế đòi hỏi phải có sự thay đổi toàn diện cả về chỉ tiêu và phƣơng pháp tính toán. Những tồn tại hạn chế đó là: (1) Chỉ tiêu báo cáo hàng tháng không đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý và điều hành của Nhà nƣớc, cũng nhƣ không đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của các nhà nghiên cứu, các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. (2) Phƣơng pháp tính các chỉ tiêu không còn thích hợp với nền kinh tế thị trƣờng, nhất là phƣơng pháp đánh giá tốc độ tăng trƣởng của sản xuất. (3) Phƣơng pháp thống kê công nghiệp hàng tháng hiện hành không đảm bảo tính so sánh quốc tế. 376 Số liệu thống kê công nghiệp hàng tháng ở các nƣớc đƣợc tính toán trực tiếp từ các sản phẩm công nghiệp hiện vật chủ yếu đại diện cho các ngành sản phẩm, một số nƣớc tính bổ sung bằng chỉ tiêu giá trị tăng thêm theo giá so sánh. Không có nƣớc nào sử dụng chỉ tiêu giá trị sản xuất và lại tính theo giá cố định để đánh giá tốc độ tăng trƣởng công nghiệp nhƣ nƣớc ta hiện nay. Bởi vậy số liệu thống kê công nghiệp hàng tháng của nƣớc ta không có tính so sánh quốc tế vì chỉ tiêu báo cáo, phƣơng pháp tính toán hoàn toàn khác biệt, không giống với bất cứ nƣớc nào và cũng không theo chuẩn mực thông lệ của Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc quy định. Với những tồn tại và hạn chế của thống kê công nghiệp hàng tháng hiện nay, đã bộc lộ tất cả những gì không phù hợp với yêu cầu thông tin trong nƣớc và quốc tế. Phƣơng pháp hiện nay cũng không còn cho phép khả năng kiểm tra, kiểm soát về chuyên môn nghiệp vụ thống kê của cấp trên với cấp dƣới đặc biệt là với cơ sở. Điều đó đòi hỏi phải thay thế bằng phƣơng pháp mới, khắc phục đƣợc những tồn tại hạn chế của phƣơng pháp cũ, phù hợp với thực tế hiện tại, đòi hỏi này mang tính tất yếu khách quan của nền kinh tế thị trƣờng và đƣờng lối chủ động hội nhập quốc tế của Nhà nƣớc ta. Phƣơng pháp mới dự kiến đƣợc thay thế cho phƣơng pháp cũ hiện nay là phƣơng pháp thống kê các sản phẩm công nghiệp hàng tháng. Nếu thực hiện phƣơng pháp này sẽ khắc phục toàn bộ những hạn chế của phƣơng pháp cũ hiện nay, đáp ứng nhu cầu thông tin tốt hơn, rộng rãi hơn cho các đối tƣợng dùng tin, cụ thể là: - Thông tin cung cấp hàng tháng không chỉ đánh giá về tốc độ tăng trƣởng của sản xuất, mà còn cung cấp những thông tin về chỉ số tiêu thụ sản phẩm, chỉ số tồn kho; không chỉ cho phạm vi toàn ngành công nghiệp, mà còn phải cung cấp thông tin phản ảnh chi tiết đến từng ngành, nhóm ngành và từng sản phẩm cụ thể, đó là những thông tin cần thiết đáp ứng đòi hỏi của nền kinh tế thị trƣờng. - Chất lƣợng, độ tin cậy của thông tin cao hơn, vì số liệu tổng hợp đƣợc tính toán từ các thông tin ban đầu là khối lƣợng sản phẩm hiện vật đƣợc sản xuất ra đủ đại diện cho các ngành hoặc nhóm ngành sản phẩm, đại diện cho các vùng và các địa phƣơng. 377 - Phƣơng pháp thu thập số liệu và phƣơng pháp tổng hợp tính toán phù hợp với nền kinh tế thị trƣờng và theo các chuẩn mực thống kê công nghiệp quốc tế. Vì thế thông tin đƣợc cung cấp ổn định, đầy đủ cho các đối tƣợng dùng tin ở trong và ngoài nƣớc, đảm bảo tính so sánh quốc tế. - Mở rộng đối tƣợng cung cấp thông tin, đáp ứng yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nƣớc các cấp, của các nhà đầu tƣ, các cơ quan nghiên cứu khác. II. PHƢƠNG PHÁP LUẬN CƠ BẢN VỀ TÍNH CHỈ SỐ KHỐI LƢỢNG SẢN XUẤT, TIÊU THỤ VÀ TỒN KHO SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP HÀNG THÁNG VÀ KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƢỚC TRONG VIỆC TÍNH TOÁN CÁC CHỈ SỐ KHỐI LƢỢNG SẢN XUẤT, TIÊU THỤ VÀ TỒN KHO 1. Phƣơng pháp luận chung về chọn mẫu và tính chỉ số khối lƣợng sản xuất, tiêu thụ và tồn kho sản phẩm công nghiệp hàng tháng Muốn tính các chỉ số nói chung và chỉ số của ngành công nghiệp nói riêng đều phải xuất phát từ các đại lƣợng đo lƣờng của các chỉ tiêu cần thiết có liên quan đến chỉ số. Ví dụ cần tính chỉ số khối lƣợng sản xuất thì phải có chỉ tiêu đo lƣờng kết quả sản xuất của hai thời kỳ khác nhau; tính chỉ số tiêu thụ hoặc chỉ số tồn kho, thì phải có chỉ tiêu đo lƣờng khối lƣợng tiêu thụ hoặc khối lƣợng tồn kho của hai thời kỳ khác nhau. Đo lƣờng các chỉ tiêu phục vụ cho tính chỉ số có thể đo lƣờng bằng giá trị hoặc hiện vật (cũng có thể đo lƣờng bằng các hình thức khác nhƣ hao phí lao động sống, nhƣng không phổ biến). Đối với ngành công nghiệp, các chỉ tiêu đo bằng giá trị có ý nghĩa phản ánh tính đầy đủ và chính xác cao, nhƣng chỉ với chu kỳ năm và là số liệu chính thức; còn tính cho hàng tháng và yêu cầu nhanh đối với số liệu quý, 6 tháng, 9 tháng, năm thì tính theo giá trị là không có tính khả thi. Có nhiều phƣơng pháp tính chỉ số khối lƣợng sản xuất (gọi tắt là chỉ số phát triển sản xuất), tiêu thụ và tồn kho công nghiệp hàng tháng. Dƣới đây giới thiệu phƣơng pháp cơ bản về chọn mẫu và tính chỉ số phát triển sản xuất, chỉ số tiêu thụ và chỉ số tồn kho công nghiệp đang đƣợc áp dụng rộng rãi hơn so với các phƣơng pháp khác. Việc xây dựng chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp, chỉ số tiêu thụ và chỉ số tồn kho bắt đầu từ việc phân ngành công nghiệp. Giả sử phân ngành 378 công nghiệp đạt tới cấp 4, thì trƣớc hết ta lựa chọn ngành, sản phẩm và cơ sở đại diện để điều tra thƣờng xuyên. Các bƣớc thực hiện cụ thể nhƣ sau: Bước 1: Chọn các ngành công nghiệp cấp 4 đại diện cho toàn ngành công nghiệp để điều tra thƣờng xuyên. Bước 2: Trong mỗi ngành công nghiệp 4 đƣợc chọn ở bƣớc 1, lựa chọn các sản phẩm đủ đại diện để điều tra. Bước 3: Đối với mỗi sản phẩm đƣợc chọn ở bƣớc 2, lựa chọn các cơ sở sản xuất đại diện để điều tra. Quy trình chọn lựa ở bƣớc 1, bƣớc 2, bƣớc 3 đều theo nguyên tắc chung sau: sắp xếp trật tự các ngành công nghiệp cấp 4 (ở bƣớc 1) hoặc các sản phẩm của cơ sở (ở bƣớc 2) hoặc các cơ sở sản xuất ra sản phẩm (ở bƣớc 3) giảm dần (từ cao xuống thấp) theo tỷ trọng giá trị tăng thêm hoặc giá trị sản xuất. Việc lựa chọn bắt đầu từ cao xuống thấp theo tỷ trọng đã sắp, và đƣợc dừng lại (ngành cuối cùng của bƣớc 1 cũng nhƣ sản phẩm cuối cùng ở bƣớc 2 và cơ sở cuối cùng ở bƣớc 3) khi tổng giá trị tăng thêm hoặc tổng giá trị sản xuất (cộng dồn) chiếm trên 70% tổng giá trị tăng thêm hoặc tổng giá trị sản xuất của ngành cấp 4 đó (ở bƣớc 1) hoặc của sản phẩm đó (ở bƣớc 2) và khi khối lƣợng sản phẩm (cộng dồn) của các cơ sở đó chiếm trên 70% tổng khối lƣợng sản phẩm đó (ở bƣớc 3). Để tính toán chỉ số phát triển sản xuất, tiêu thụ và tồn kho của toàn ngành công nghiệp ta phải lần lƣợt tính các chỉ số sau: + Chỉ số cá thể cho các sản phẩm đƣợc chọn + Chỉ số bình quân chung của mỗi ngành cấp 4 đƣợc chọn + Chỉ số phát triển sản xuất, tiêu thụ và tồn kho chung của toàn ngành công nghiệp (hoặc có thể tính chỉ số bình quân cho mỗi ngành công nghiệp cấp I, sau đó tính chỉ số bình quân chung toàn ngành công nghiệp). Các bước tính toán cụ thể A. Chọn lựa Bước 1: Giả sử toàn ngành công nghiệp có n ngành cấp 4, ta lập bảng để lựa chọn các ngành cấp 4 để điều tra thƣờng xuyên nhƣ sau: 379 Thứ tự Tên ngành cấp 4 A B Giá trị tăng thêm (hoặc GTSX, doanh thu) Quyền số (tỷ trọng GTTT hoặc GTSX, DT trong toàn ngành CN) Quyền số cộng dồn (%) 1 2: We 3: We 1 Ngành thƣ nhất ---- -- - - - - ----- 2 Ngành thứ 2 ----- ----- ----- ... ........... ---- - - - - - -- - ----- i Ngành thứ i ... ........... ----- ----- ----- N Ngành thứ n ----- ----- ---- Ghi chú Các ngành đƣợc sắp theo thứ tự giảm dần của giá trị tăng thêm (hoặc GTSX, DT). 70% Tổng số ( 100% ) Nhƣ vậy, ta chọn đƣợc i ngành cấp 4 để điều tra thƣờng xuyên. Bước 2: Từ mỗi một ngành cấp 4 trong i ngành đã đƣợc chọn ở bƣớc 1 ta lập bảng sau để chọn lựa sản phẩm điều tra thƣờng xuyên. Chẳng hạn ta lập cho ngành cấp 4 thứ nhất mà ngành này có m loại sản phẩm. Thứ tự Tên sản Giá trị tăng thêm Quyền số (tỷ trọng GTTT phẩm (hoặc GTSX, doanh thu) hoặc GTSX trong toàn ngành CN) Quyền số cộng dồn Ghi chú A B 1 2: Wq 3: Wq 4 1 Sản phẩm 1 ----- --------- ------ Các sản phẩm đƣợc 2 Sản phẩm 2 ----- --------- ------ sắp theo thứ tự ... ... ----- --------- ------ giảm dần của tỷ k ... m Sản phẩm k ... 70% ----- Sản phẩm m --------- ------ -------- 100% trọng GTTT (hoặc GTSX, DT) Ghi chú: Trong thực tế, việc tính giá trị tăng thêm cho sản phẩm là rất khó khăn. Tuy nhiên, ta có thể tính giá trị tăng thêm cho sản phẩm tƣơng đối chính xác bằng cách nhân tổng doanh thu (hoặc trị giá khối lƣợng sản phẩm sản xuất) trong một năm của một sản phẩm đƣợc chọn với hệ số giá trị tăng thêm bình quân của ngành công nghiệp cấp 4. B. Tính toán các chỉ số 1. Chỉ số cá thể SX, tiêu thụ, tồn kho của SP ở mỗi ngành cấp 4 đƣợc chọn 380 iq q1 q0 2. Chỉ số phát triển SX, tiêu thụ, tồn kho của mỗi ngành cấp 4 đƣợc chọn tính theo công thức: ie iq we we (we là quyền số của mỗi sản phẩm đã chọn ở bƣớc 2) 3. Chỉ số phát triển SX, tiêu thụ, tồn kho chung của toàn ngành công nghiệp I iq wq wq (wq là quyền số của mỗi ngành cấp 4 đã chọn ở bƣớc 2). 2. Phƣơng pháp tính cụ thể chỉ số phát triển sản xuất, chỉ số tiêu thụ, chỉ số tồn kho ngành công nghiệp 2.1. Những chỉ số cơ bản của ngành công nghiệp và các điều kiện để tính các chỉ số cơ bản a) Chỉ số cơ bản của ngành công nghiệp Nói đến chỉ số của ngành công nghiệp thì có rất nhiều, nhất là tính các chỉ số cho năm. Nhƣng để tính cho hàng tháng hoặc cho các yêu cầu ƣớc tính nhanh, thƣờng chỉ tính những chỉ số sau: - Chỉ số phát triển sản xuất; - Chỉ số tiêu thụ; - Chỉ số tồn kho. Ngoài ra còn các chỉ số khác nhƣ: chỉ số sử dụng lao động, chỉ số năng suất lao động, chỉ số sử dụng công suất, chỉ số xuất khẩu trong công nghiệp, chỉ số vật tƣ đầu vào (chỉ số tiêu dùng vật tƣ),… nhƣng chỉ một số nƣớc thực hiện vì khâu thu thập thông tin khó khăn. b) Điều kiện để tính các chỉ số cơ bản hàng tháng của ngành công nghiệp Để tính các chỉ số cơ bản hàng tháng của ngành công nghiệp cần có các thông tin sau: (1) Chỉ tiêu về sản xuất các sản phẩm và mặt hàng đại diện hàng tháng tính theo hiện vật. 381 (2) Chỉ tiêu về tiêu thụ và tồn kho của các sản phẩm và mặt hàng đại diện phát sinh hàng tháng theo hiện vật. Đối với các sản phẩm, mặt hàng đại diện trong các chỉ tiêu sản xuất, tiêu thụ, tồn kho phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Danh mục sản phẩm và mặt hàng sản phẩm phải ổn định trong một thời kỳ nhất định, ít nhất cũng phải từ một năm trở lên. - Mỗi sản phẩm, mặt hàng sản phẩm phải đƣợc quy định rõ ràng về quy cách, phẩm chất, tính chất và thành phần hoá học (nếu có). Trong một sản phẩm không nên bao gồm những mặt hàng có giá trị chênh lệch quá lớn giữa mặt hàng có giá trị cao nhất và thấp nhất. Nếu có trƣờng hợp đó xảy ra thì phải tách sản phẩm thành các mặt hàng chi tiết. - Trong danh mục sản phẩm, có sản phẩm hoàn chỉnh và nhiều sản phẩm khác chỉ là các chi tiết, linh kiện phục vụ cho lắp ráp sản phẩm chính, thì ƣu tiên lựa chọn sản phẩm hoàn chỉnh và cần loại bớt một số sản phẩm chỉ đơn thuần là phục vụ cho lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh. - Phải thống nhất đơn vị tính cho tất cả các cơ sở điều tra. - Số lƣợng sản phẩm và mặt hàng đại diện phải chiếm ít nhất 75% khối lƣợng sản xuất của ngành cấp trên nó (hay nói cách khác là phải có tổng tỷ trọng chiếm từ 75% trở lên trong tổng số giá trị sản xuất hoặc giá trị tăng thêm của ngành cấp trên nó). (3) Các bộ quyền số, gồm: - Quyền số của sản phẩm đại diện; - Quyền số của ngành công nghiệp cấp 4 đại diện; - Quyền số của ngành công nghiệp cấp 2; - Quyền số của ngành công nghiệp cấp 1; Bộ quyền số có thể tính cho hàng năm hoặc của một năm nào đó đƣợc dùng cố định cho nhiều năm (gọi là quyền số cố định). Phổ biến hiện nay là sử dụng quyền số cố định. 2.2. Phương pháp tính quyền số để tính chỉ số phát triển sản xuất, chỉ số tiêu thụ, chỉ số tồn kho ngành công nghiệp a. Các loại quyền số và chỉ tiêu dùng để tính các chỉ số công nghiệp Để tính các chỉ số công nghiệp theo khối lƣợng sản phẩm hiện vật cần có các loại quyền số sau đây: 382 (1) Quyền số của chỉ số phát triển sản xuất, hay còn gọi là quyền số sản xuất gồm: - Quyền số sản xuất của sản phẩm đại diện cho ngành công nghiệp cấp 4. - Quyền số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 4, cấp 3, cấp 2, cấp 1; Quyền số sản xuất đƣợc tính từ 2 chỉ tiêu: - Quyền số để tính chỉ số phát triển sản xuất nhằm đánh giá tăng trƣởng của sản xuất công nghiệp thì chỉ tiêu tính quyền số là giá trị tăng thêm công nghiệp. - Quyền số để tính chỉ số phát triển sản xuất nhằm so sánh, phân tích trong mối quan hệ với chỉ số tiêu thụ, chỉ số tồn kho thì chỉ tiêu tính quyền số là giá trị sản xuất công nghiệp. (2) Quyền số của chỉ số tiêu thụ hay còn gọi là quyền số tiêu thụ gồm: - Quyền số tiêu thụ của sản phẩm đại diện cho ngành công nghiệp cấp 4. - Quyền số tiêu thụ của ngành công nghiệp cấp 4, cấp 3, cấp 2, cấp 1; Quyền số tiêu thụ đƣợc tính từ chỉ tiêu doanh thu thuần công nghiệp hoặc giá trị sản xuất. Nói chung thì tính từ chỉ tiêu doanh thu thuần công nghiệp là chính xác nhất. Nếu vì khó khăn không tính đƣợc doanh thu thuần công nghiệp thì mới dùng giá trị sản xuất. (3) Quyền số của chỉ số tồn kho hay còn gọi là quyền số tồn kho gồm: - Quyền số tồn kho của sản phẩm đại diện cho ngành cấp 4. - Quyền số tồn kho của ngành cấp 4, cấp 3, cấp 2, cấp1; Quyền số tồn kho đƣợc tính từ chỉ tiêu giá trị tồn kho tại một thời điểm. Các loại quyền số sản xuất, tiêu thụ, tồn kho đƣợc tính cho từng thời kỳ liên tiếp nhau (quyền số của từng thời kỳ hiện tại) gọi là quyền số khả biến hoặc chỉ tính cho một thời kỳ nào đó và đƣợc cố định sử dụng cho nhiều thời kỳ tiếp theo, gọi là quyền số cố định. Việc tính các loại quyền số bao giờ cũng khó khăn, mất nhiều thời gian và rất tốn kém kinh phí, nên mặc dù quyền số khả biến giúp cho tính các chỉ số bình quân chính xác hơn, nhƣng trong thực tế không có tính khả thi, mà hầu hết các quốc gia đều dùng quyền số cố định. Đối với ngành công nghiệp Việt Nam cũng sử dụng quyền số cố định, cụ thể là dùng quyền số của 1 năm gốc để cố định tính cho nhiều năm tiếp theo. 383 b. Phương pháp tính các loại quyền số công nghiệp - Quyền số sản xuất Quyền số sản xuất đƣợc tính bằng 2 chỉ tiêu: giá trị tăng thêm và giá trị sản xuất. Phƣơng pháp tính cơ bản là giống nhau, nên đƣợc trình bày chung mà không trình bày riêng theo từng chỉ tiêu. + Phương pháp tính quyền số sản xuất của sản phẩm đại diện ngành công nghiệp cấp 4. Quyền số sản xuất của sản phẩm là tỷ trọng giá trị tăng thêm (giá trị sản xuất) các sản phẩm thuộc ngành công nghiệp cấp 4 trong tổng giá trị tăng thêm (giá trị sản xuất) của ngành công nghiệp cấp 4. Trong một ngành công nghiệp cấp 4 có rất nhiều sản phẩm, nên không thể tính đầy đủ cho 100% số sản phẩm của ngành cấp 4, mà chỉ cần tính cho số sản phẩm quan trọng đại diện chiếm từ 75% giá trị tăng thêm (giá trị sản xuất) trở lên của ngành công nghiệp cấp 4 là đảm bảo đƣợc yêu cầu cho tính toán. Công thức tính nhƣ sau: W VAqn (GOqn ) VAqN 4 (GOqN 4 )  Wqn: Là quyền số của sản phẩm n  VAqn(GOqn): Là giá trị tăng thêm (giá trị sản xuất) của sản phẩm n  VAqN 4 ( GOqN 4 ): Là giá trị tăng thêm (giá trị sản xuất) của một ngành công nghiệp cấp 4 N.  n: Là số sản phẩm đại diện của một ngành công nghiệp cấp 4 N. (n = 1,2,3 …k).  q: Là ký hiệu cho sản xuất. + Phương pháp tính quyền số sản xuất cho ngành công nghiệp cấp 4. Quyền số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 4 là tỷ trọng của ngành công nghiệp cấp 4 trong tổng ngành công nghiệp cấp 3 tính theo giá trị tăng thêm và theo giá trị sản xuất. Nhƣng thực tế ít khi sử dụng tới ngành công nghiệp cấp 3, nên trong hƣớng dẫn phƣơng pháp tính quyền số của ngành cấp 4 là tính trong tổng ngành công nghiệp cấp 2. Công thức tính: 384 Trƣờng hợp tính quyền số cho những ngành công nghiệp cấp 4 đại diện cho ngành cấp 2: WqN 4 VAqN 4 (GOqN 4 ) VAqN 4 ( GOqN 4 )  WqN4: Quyền số của ngành công nghiệp cấp 4 N  VAqN4 (GOqN4): Là tổng giá trị tăng thêm (giá trị sản xuất) của ngành công nghiệp cấp 4 N.  VAqN 4 ( GOqN 4 ) : Là tổng giá trị tăng thêm hoặc giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp cấp 4 đại diện cho ngành công nghiệp cấp 2. Trƣờng hợp tính quyền số cho tất cả các ngành công nghiệp cấp 4 trong ngành công nghiệp cấp 2. WqN 4 VAqN 4 (GOqN 4 ) VAqN 2 (GOqN 2 )  VAqN2: Là giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp cấp 2.  GOqN2: Là giá trị sản xuất của ngành công nghiệp cấp 2. + Phương pháp tính quyền số sản xuất cho ngành công nghiệp cấp 2. Quyền số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 2 là tỷ trọng của từng ngành công nghiệp cấp 2 trong tổng giá trị tăng thêm (giá trị sản xuất) của ngành công nghiệp cấp 1. Công thức tính: WqN 2 VAqN 2 (GOqN 2 ) VAqN 1 (GOqN 1 )  WqN2: Là quyền số của ngành công nghiệp cấp 2 N.  VAqN2(GOqN2): Là giá trị tăng thêm (giá trị sản xuất) của ngành công nghiệp cấp 2 N.  VAqn1(GOqN1): Là giá trị tăng thêm (giá trị sản xuất) của ngành công nghiệp cấp 1. + Phương pháp tính quyền số sản xuất cho ngành công nghiệp cấp 1. Quyền số của ngành công nghiệp cấp 1 là tỷ trọng giá trị tăng thêm (giá trị sản xuất) của từng ngành công nghiệp cấp 1 trong toàn ngành công nghiệp. 385 Công thức tính: WqN1 VAqN1 (GOqN1 ) VAqN (GOqN )  WqN1: Là quyền số của ngành công nghiệp cấp 1 N.  VAqN1(GOqN1): Là giá trị tăng thêm (giá trị sản xuất) của ngành công nghiệp cấp 1 N.  VAqN (GO qN ) : Là giá trị tăng thêm (giá trị sản xuất) của toàn ngành công nghiệp. - Quyền số tiêu thụ Quyền số tiêu thụ đƣợc tính bằng chỉ tiêu tổng giá trị hàng hoá xuất kho theo giá bán chƣa có thuế tiêu thụ. Trong thực tế nhiều trƣờng hợp tính tổng giá trị hàng hoá xuất kho tiêu thụ rất khó khăn, do vậy có thể thay bằng chỉ tiêu doanh thu thuần công nghiệp của thời kỳ tính quyền số (thƣờng là năm). + Phương pháp tính quyền số tiêu thụ của sản phẩm. Quyền số tiêu thụ sản phẩm là tỷ trọng giá trị tiêu thụ (không gồm thuế tiêu thụ) của từng sản phẩm trong tổng giá trị tiêu thụ của các sản phẩm thuộc ngành công nghiệp cấp 4. Công thức tính: WTn DTTn DTTn  WTn : Là quyền số tiêu thụ của sản phẩm n.  DTTn : Là giá trị tiêu thụ của sản phẩm n.  DTTn : Là giá trị tiêu thụ của tất cả các sản phẩm trong ngành CN cấp 4.  T : Ký hiệu cho tiêu thụ. Trong thực tế số sản phẩm của một ngành CN cấp 4 rất nhiều, nên không thể tính đầy đủ 100% cho các sản phẩm của ngành. Vì vậy, chỉ cần tính cho các sản phẩm đại diện chiếm từ 75% giá trị tiêu thụ của ngành là đủ đảm bảo cho yêu cầu tính toán chỉ số tiêu thụ. Những sản phẩm không đại diện cũng đƣợc giả định là tác động đến chỉ số tiêu thụ giống nhƣ quyền số của các sản phẩm đại diện. Vì thế quyền số tiêu thụ đầy đủ đƣợc tính trên các số liệu sau: 386 DTTn : Là giá trị tiêu thụ của sản phẩm đại diện n. DTTn : Là tổng giá trị tiêu thụ của các SP đại diện cho ngành N. + Phương pháp tính quyền số tiêu thụ cho ngành công nghiệp cấp 4 Quyền số tiêu thụ của ngành công nghiệp cấp 4 là tỷ trọng doanh thu thuần công nghiệp của từng ngành công nghiệp cấp 4 trong tổng doanh thu thuần của ngành công nghiệp cấp 3. Trong thực tế ít khi tính toán sử dụng đến ngành công nghiệp cấp 3, nên thƣờng tính tỷ trọng ngành CN cấp 4 trong tổng ngành CN cấp 2. Công thức tính: WTN 4 DTTN 4 DTTN 2  WTN 4 : Là quyền số tiêu thụ của ngành công nghiệp cấp 4 N.  DTTN 4 : Là doanh thu thuần công nghiệp của ngành công nghiệp cấp 4 N.  DTTN 2 : Là doanh thu thuần công nghiệp của ngành công nghiệp cấp 2 N. Trong thực tế có nhiều ngành công nghiệp cấp 2 có số ngành cấp 4 rất lớn, nhƣng khi tính toán không cần thiết phải tính đầy đủ cho toàn bộ ngành cấp 4 mà chỉ cần tính cho một số ngành cấp 4 đại diện chiếm từ 75% giá trị của ngành cấp 2 là đủ đáp ứng yêu cầu tính toán. Khi đó tính quyền số tiêu thụ cho các ngành công nghiệp cấp 4 đại diện đƣợc thay thế. - DTTN 4 : Là doanh thu thuần công nghiệp của ngành cấp 4 đại diện N. - DTTN 2 : Đƣợc thay bằng tổng doanh thu thuần công nghiệp của các ngành CN cấp 4 đại diện ( DTNT 4 ) . + Phương pháp tính quyền số tiêu thụ cho ngành công nghiệp cấp 2 Quyền số tiêu thụ ngành công nghiệp cấp 2 là tỷ trọng doanh thu thuần từng ngành công nghiệp cấp 2 trong tổng doanh thu thuần của ngành công nghiệp cấp 1. Công thức tính: WTN 2 DTTN 2 DTTN 1 387  WTN 2 : Quyền số tiêu thụ của ngành CN cấp 2 N.  DTTN 2 : Doanh thu thuần công nghiệp của ngành CN cấp 2 N.  DTTN 1 : Doanh thu thuần công nghiệp của ngành CN cấp 1 N. + Phương pháp tính quyền số tiêu thụ cho ngành công nghiệp cấp 1 Quyền số tiêu thụ ngành CN cấp 1 là tỷ trọng của từng ngành công nghiệp cấp 1 trong tổng doanh thu thuần công nghiệp của toàn ngành công nghiệp. Công thức tính: WTN 1 DTTN 1 DTTN  WTN 1 : Là quyền số tiêu thụ của ngành công nghiệp cấp 1 N.  DTTN 1 : Là doanh thu thuần công nghiệp của ngành công nghiệp cấp 1 N.  DTTN : Là doanh thu thuần công nghiệp của toàn ngành công nghiệp. - Quyền số tồn kho Quyền số tồn kho đƣợc tính theo chỉ tiêu giá trị tồn kho của sản phẩm công nghiệp tại một thời điểm nhất định (thƣờng là cuối năm). + Quyền số tồn kho sản phẩm Quyền số tồn kho sản phẩm là tỷ trọng giá trị tồn kho của từng sản phẩm trong tổng giá trị tồn kho của các sản phẩm trong ngành công nghiệp cấp 4. Trong thực tế một ngành công nghiệp cấp 4 có rất nhiều sản phẩm, không thể tính giá trị tồn kho cho đầy đủ 100% sản phẩm và cũng không thể tính theo giá thành nhập kho của từng sản phẩm của ngành. Vì vậy, về số sản phẩm chỉ cần tính cho những sản phẩm đại diện chiếm từ 75% giá trị tồn kho của ngành công nghiệp cấp 4 là đủ đảm bảo cho tính toán. Về giá để tính giá trị tồn kho là giá tiêu thụ bình quân (không gồm thuế tiêu thụ) của sản phẩm trong kỳ. Công thức tính: Wdn Gdn Gdn  Wdn: Là quyền số tồn kho của sản phẩm n. 388  Gdn: Là giá trị tồn kho của sản phẩm đại diện n tính theo sản lƣợng tồn kho nhân (x) với giá tiêu thụ bình quân.  Gdn : Là tổng giá trị tồn kho của các sản phẩm đại diện n.  d: Ký hiệu cho tồn kho. + Tính quyền số tồn kho cho ngành công nghiệp cấp 4 Quyền số tồn kho ngành công nghiệp cấp 4 là tỷ trọng giá trị tồn kho của từng ngành công nghiệp cấp 4 trong tổng giá trị tồn kho của ngành công nghiệp cấp 3 hoặc cấp 2. Trong thực tế chỉ sử dụng quyền số ngành cấp 4 để tính chỉ số ngành cấp 2, nên chỉ tính quyền số ngành cấp 4 trong ngành cấp 2. Giá trị tồn kho của ngành công nghiệp cấp 4 tính bằng giá trị tồn kho theo giá thành sản phẩm nhập kho. Công thức tính: WdN 4 G dN 4 G dN 2  WdN4: Quyền số tồn kho của ngành công nghiệp cấp 4 N  GdN4: Giá trị tồn kho của ngành công nghiệp cấp 4 N tính theo giá thành nhập kho.  GdN2: Giá trị tồn kho của ngành công nghiệp cấp 2 N tính theo giá thành nhập kho. Trƣờng hợp không cần tính quyền số tiêu thụ cho tất cả các ngành công nghiệp cấp 4, mà chỉ cần tính cho các ngành công nghiệp cấp 4 đại diện thì thay thế giá trị tồn kho ngành công nghiệp cấp 2 bằng tổng giá trị tồn kho của các ngành công nghiệp cấp 4 đại diện (GdN4). + Tính quyền số tồn kho cho ngành công nghiệp cấp 2 Quyền số tồn kho của ngành công nghiệp cấp 2 là tỷ trọng giá trị tồn kho của từng ngành công nghiệp cấp 2 trong tổng giá trị tồn kho của ngành công nghiệp cấp 1. Giá trị tồn kho tính theo giá thành sản phẩm nhập kho. Công thức tính: WdN 2 G dN 2 G dN 1 389  WdN2: Là quyền số tồn kho của ngành công nghiệp cấp 2 N.  GdN2: Là giá trị tồn kho của ngành công nghiệp cấp 2 N.  GdN1: Là giá trị tồn kho của ngành công nghiệp cấp 1 N. + Tính quyền số tồn kho ngành công nghiệp cấp 1 Quyền số tồn kho ngành công nghiệp cấp 1 là tỷ trọng giá trị tồn kho của ngành công nghiệp cấp 1 trong tổng giá trị tồn kho của toàn ngành công nghiệp. Giá trị tồn kho của toàn ngành công nghiệp tính theo giá thành sản phẩm nhập kho. Công thức tính: WdN 1 G dN 1 G dN WdN1: Là quyền số tồn kho ngành công nghiệp cấp 1 N. GdN1: Là giá trị tồn kho ngành công nghiệp cấp 1 N. GdN: Là giá trị tồn kho toàn ngành công nghiệp. 2.3. Phương pháp tính các chỉ số cơ bản công nghiệp 2.3.1. Phương pháp tính chỉ số phát triển sản xuất Chỉ số phát triển sản xuất là số tƣơng đối thƣờng đƣợc tính bằng tỷ lệ phần trăm phản ánh mức độ so sánh khối lƣợng sản xuất đƣợc tạo ra giữa hai kỳ so sánh là kỳ hiện tại và kỳ gốc. Kỳ gốc so sánh có thể đƣợc chọn theo nhiều góc độ khác nhau: - Nếu muốn so với cùng kỳ năm trƣớc thì ta chọn kỳ gốc là tháng, quý cùng kỳ của năm trƣớc. - Nếu muốn so sánh với kỳ liền kề trƣớc đó, thì thì ta chọn là tháng trƣớc, quý trƣớc, năm trƣớc. - Nếu muốn so sánh với một kỳ chuẩn cố định, thì ta chọn một tháng hoặc một tháng bình quân, một quý hoặc một quý bình quân của một năm cố định nào đó làm gốc. Chọn kỳ gốc là tuỳ thuộc vào tập quán và thói quen của ngƣời dùng tin. ở nƣớc ta lâu nay thƣờng quen dùng số liệu so sánh với cùng kỳ năm trƣớc và số liệu so sánh với kỳ trƣớc liền kề (so sánh động), ít dùng so sánh với một tháng cố định của một năm nào đó (so sánh tĩnh). 390 Chỉ số phát triển sản xuất có công thức chung là: k Ix i XnW Xn n 1 - IX: Là chỉ số phát triển sản xuất chung - iXn: Là chỉ số phát triển sản xuất của SP (hoặc của một ngành) thứ n. - WXn: Là quyền số sản xuất của SP (hoặc của một ngành) thứ n. Việc tính chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp đƣợc bắt đầu từ tính chỉ số khối lƣợng sản xuất của sản phẩm hay còn gọi là chỉ số cá thể. Từ chỉ số cá thể có thể tính cho các chỉ số khối lƣợng sản xuất của ngành công nghiệp cấp 4, cấp 2, cấp 1 và toàn ngành công nghiệp; cũng có thể tính cho một địa phƣơng, một loại hình kinh tế và cho toàn quốc. Phƣơng pháp tính cụ thể nhƣ sau: (1) Tính chỉ số phát triển sản xuất cho 1 sản phẩm Công thức tính: iqn q n1 x 100 qn0 - iqn: là chỉ số phát triển sản xuất của sản phẩm cụ thể n (ví dụ nhƣ: sản phẩm điện, than, vải, xi măng…); - qn1: là khối lƣợng sản phẩm hiện vật đƣợc sản xuất ra ở thời kỳ hiện tại; - qn0: là khối lƣợng sản phẩm hiện vật đƣợc sản xuất ra ở thời kỳ gốc. Tính chỉ số phát triển sản xuất cho từng sản phẩm riêng biệt rất đơn giản, nhƣng lại vô cùng quan trọng, bởi các chỉ số cá biệt từng sản phẩm sẽ là cơ sở để tính chỉ số chung cho ngành, cho địa phƣơng và cho toàn quốc. Nếu các chỉ số cá biệt của sản phẩm thiếu chính xác sẽ làm cho chỉ số chung không chính xác. (2) Tính chỉ số phát triển sản xuất cho một ngành công nghiệp cấp 4 Chỉ số phát triển sản xuất của một ngành công nghiệp cấp 4 là chỉ số bình quân gia quyền của các chỉ số sản phẩm đại diện cho ngành đó. Công thức tính: IqN4 = iqn x Wqn 391 - IqN4: là chỉ số phát triển sản xuất của ngành cấp 4 thứ N. - iqn: là chỉ số phát triển sản xuất của sản phẩm thứ n. - Wqn: là quyền số sản xuất của sản phẩm thứ n. - q: là ký hiệu cho sản xuất. - N4: là ký hiệu cho ngành cấp 4 (N4=1,2,3,…j). (j: là số thứ tự của ngành cấp 4 cuối cùng). - n: là ký hiệu cho số sản phẩm (n=1,2,3…k). (k là số thứ tự của sản phẩm cuối cùng trong ngành công nghiệp cấp 4). (3) Tính chỉ số phát triển sản xuất cho một ngành công nghiệp cấp 2 Chỉ số phát triển sản xuất của ngành công nghiệp cấp 2 là chỉ số bình quân gia quyền các chỉ số phát triển sản xuất của ngành cấp 4 đại diện cho ngành cấp 2. Công thức tính: IqN2 = IqN4 x WqN4 - IqN2: là chỉ số phát triển sản xuất của ngành công nghiệp cấp 2. - IqN4: là chỉ số phát triển sản xuất của ngành công nghiệp cấp 4 đại diện trong ngành công nghiệp cấp 2. - WqN4: là quyền số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 4 trong ngành công nghiệp cấp 2. (4) Tính chỉ số phát triển sản xuất cho ngành công nghiệp cấp 1 Chỉ số phát triển sản xuất của ngành công nghiệp cấp 1 là chỉ số bình quân gia quyền của các chỉ số phát triển sản xuất của ngành công nghiệp cấp 2 trong ngành cấp 1. Công thức tính: IqN1 = IqN2 xWqN2 - IqN1: là chỉ số phát triển sản xuất của ngành công nghiệp cấp 1. - IqN2: là chỉ số phát triển sản xuất của các ngành công nghiệp cấp 2. - WqN2: là quyền số sản xuất của các ngành công nghiệp cấp 2. 392 Trong ngành công nghiệp cấp 1 bao gồm nhiều ngành công nghiệp cấp 2 có vị trí quan trọng khác nhau. Tuỳ điều kiện và khả năng, yêu cầu, mà chỉ số phát triển sản xuất của ngành công nghiệp cấp 1 đƣợc tính bình quân gia quyền từ tất cả các ngành công nghiệp cấp 2 thuộc ngành cấp 1, hoặc chỉ tính bình quân gia quyền của một số ngành cấp 2 quan trọng đủ đại diện cho ngành cấp 1. (5) Tính chỉ số phát triển sản xuất cho toàn ngành công nghiệp Chỉ số phát triển sản xuất của toàn ngành công nghiệp là chỉ số bình quân gia quyền các chỉ số phát triển sản xuất của ngành cấp 1. Công thức tính: IQ = I qN1 x WqN1 - IQ: là chỉ số phát triển sản xuất của toàn ngành công nghiệp - IqN1: là chỉ số phát triển sản xuất của ngành công nghiệp cấp 1 - WqN1: là quyền số của ngành công nghiệp cấp 1 2.3.2. Phương pháp tính chỉ số tiêu thụ (Tƣơng tƣ nhƣ phƣơng pháp tính chỉ số phát triển sản xuất, nhƣng khác nhau ở quyền số và chỉ tiêu dùng để tính toán và các số liệu về tiêu thụ sản phẩm). Xem trong báo cáo tổng hợp. 2.3.3. Phương pháp tính chỉ số tồn kho (Tƣơng tƣ nhƣ phƣơng pháp tính chỉ số phát triển sản xuất, nhƣng khác nhau ở quyền số và chỉ tiêu dùng để tính toán và các số liệu về tồn kho sản phẩm). Xem trong báo cáo tổng hợp. 2.4. Chỉ số phát triển sản xuất, chỉ số tiêu thụ, chỉ số tồn kho được biểu hiện trong chu kỳ sản xuất công nghiệp Chỉ số phát triển sản xuất, chỉ số tiêu thụ và chỉ số tồn kho là một công cụ rất hữu hiệu khi phân tích chu kỳ sản xuất công nghiệp. Bằng cách sử dụng các chỉ số này, ngƣời sử dụng có thể dự đoán khi nào sản xuất công nghiệp đạt đến đỉnh tăng trƣởng tiếp theo trong khuôn khổ của chu kỳ tồn kho. Chu kỳ tồn kho đƣợc tạo lập bởi các hoạt động nhằm tăng hay giảm tồn kho dựa trên dự đoán của các doanh nghiệp về nhu cầu tồn kho cho cung và cầu trong tƣơng lai. Chu kỳ tồn kho chia làm 4 giai đoạn: 393 Giai đoạn 1: Bắt đầu bằng sản xuất tăng lên, các cơ sở sẽ nhanh chóng mua nhiều nguyên vật liệu để sản xuất và tăng cƣờng tồn kho để đáp ứng nhu cầu dự tính sẽ tăng trong tƣơng lai. Giai đoạn này đƣợc gọi là giai đoạn tăng trƣởng sản xuất và tăng cƣờng tồn kho. Trong giai đoạn này, nền kinh tế chƣa thực sự tăng trƣởng mạnh nhƣng có những hy vọng tốt vào tƣơng lai và quyết định tăng sản xuất cũng nhƣ tăng tồn kho. Giai đoạn 2: Sản xuất tăng trƣởng đến đỉnh và bắt đầu bƣớc vào giai đoạn suy giảm. Nhu cầu thực tế thấp hơn dự kiến của các nhà sản xuất. Trong giai đoạn này mọi ngƣời vẫn duy trì hy vọng tốt, nhƣng khối lƣợng xuất kho thực tế đang giảm xuống. Vì vẫn tiếp tục duy trì sản xuất trong khi xuất kho giảm, nên tồn kho tăng lên và đạt tới đỉnh cao về tích tụ tồn kho. Giai đoạn 3: Để giảm tồn kho tích tụ, sản xuất bắt đầu giảm. Kết quả là sản xuất bị trì trệ và suy giảm xuống đến đáy. Đây đƣợc gọi là giai đoạn điều chỉnh tồn kho. Trong giai đoạn này, các nhà quản lý nhận thấy nền kinh tế đang hoạt động không tốt và quyết định giảm sản xuất để giảm dần tồn kho. Giai đoạn 4: Sau khi sản xuất giảm đến đáy, tồn kho cũng giảm đến điểm không còn đáp ứng đƣợc nhu cầu, lúc đó sản xuất lại bắt đầu tăng trƣởng trở lại, cả sản xuất, xuất kho, tồn kho đều tăng trở lại với khởi đầu chu kỳ phát triển mới. Giai đoạn này đƣợc gọi là giai đoạn tăng cƣờng tồn kho không định trƣớc. Trong giai đoạn này sản xuất tăng trƣởng bởi rất nhiều lý do: xuất khẩu tăng, chi tiêu của Chính phủ tăng hay các nhân tố khác đã dẫn đến sản xuất tăng trở lại. III. ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG PHƢƠNG PHÁP TÍNH CHỈ SỐ SẢN XUẤT, TIÊU THỤ, TỒN KHO CÔNG NGHIỆP HÀNG THÁNG VÀO VIỆT NAM 1. Đề xuất chung Cơ sơ lý luận về phƣơng pháp tính chỉ số sản xuất, tiêu thụ và tồn kho trình bày trong phần 2 là cơ sở lý luận chung, mang tính chất quốc tế đã đƣợc áp dụng ở nhiều nƣớc trên toàn thế giới, điển hình nhƣ Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Malaysia,...và phƣơng pháp này cũng đã đƣợc Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc khuyến nghị áp dụng. Do vậy, Ban chủ nhiệm đề tài đề xuất cần áp dụng phƣơng pháp luận cơ bản này vào thực tế Việt Nam và tuân thủ các nguyên tắc cơ bản về kỹ thuật chọn mẫu ngành, sản phẩm, cơ sở sản xuất, nguyên tắc tính toán quyền số và tính các chỉ số phát triển sản xuất, tiêu thụ và tồn kho ngành công nghiệp hàng tháng. Tuy nhiên, xuất phát 394
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan