Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu, ứng dụng thiết bị phân đoạn tự động nhầm giảm thời gian mất điện cho...

Tài liệu Nghiên cứu, ứng dụng thiết bị phân đoạn tự động nhầm giảm thời gian mất điện cho đường dây trên không lưới điện phân phối trung áp

.PDF
63
6
74

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI --------------------------------------- LÊ HUYNH NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG THIẾT BỊ PHÂN ĐOẠN TỰ ĐỘNG NHẰM GIẢM THỜI GIAN MẤT ĐIỆN CHO ĐƢỜNG DÂY TRÊN KHÔNG LƢỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TRUNG ÁP Chuyên ngành: Kỹ thuật điện LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TrẦn Mạnh Hùng Hà Nội – Năm 2017 Mục lục LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................6 Mở đầu ........................................................................................................................7 Danh mục viết tắt ........................................................................................................9 CHƢƠNG 1. ĐỘ TIN CẬY CỦA HỆ THỐNG ĐIỆN ............................................10 1.1. Độ tin cậy của hệ thống điện ..........................................................................10 1.1.1. Định nghĩa về độ tin cậy...........................................................................10 1.1.2. Khái niệm và các phần tử phân phối trong lƣới điện ...............................10 1.1.3. Cấu trúc và sơ đồ của lƣới điện phân phối ...............................................15 1.2. Các phƣơng pháp đánh giá độ tin cậy.............................................................17 1.2.1. Phƣơng pháp đồ thị-giải tích ....................................................................17 1.2.2. Phƣơng pháp không gian trạng thái..........................................................18 1.2.3. Phƣơng pháp cây hỏng hóc ......................................................................19 1.2.4. Phƣơng pháp Monte-Carlo .......................................................................19 1.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá độ tin cậy của hệ thống điện theo tiêu chuẩn IEEE1366 ...........................................................................................................20 1.2.6. Các biện pháp nâng cao độ tin cậy ...........................................................21 1.3. Sử dụng cầu dao phân đoạn để nâng cao độ tin cậy trong lƣớiđiện phân phối trung áp ..................................................................................................................22 1.3.1. Tổng quan .................................................................................................22 1.3.2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cầu dao phân đoạn .........................23 1.3.3. Ƣu điểm và nhƣợc điểm của cầu dao phân đoạn .....................................26 1.3.5. Những vấn đề khi sử dụng thiết bị phân đoạn..........................................32 CHƢƠNG 2. TỐI ƢU VỊ TRÍ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ PHÂN ĐOẠN ......................34 2.1. Giải thuật di truyền .........................................................................................34 2.1.1. Tổng quan .................................................................................................34 2.1.2. Chi tiết giải thuật di truyền .......................................................................35 2.1.3. Ví dụ áp dụng giải thuật di truyền ............................................................38 2.1.4. Ứng dụng của giải thuật di truyền ............................................................40 2.2. Ứng dụng của giải thuật di truyền vào bài toán tối ƣu vị trí lắp đặt cầu dao phân đoạn điện tử tự động .....................................................................................41 2.2.1. Xác định trục chính của xuất tuyến phân phối .........................................41 1 2.2.2. Xác định hàm mục tiêu và ràng buộc .......................................................43 2.2.3. Giải bài toán bằng công cụ Matlab ...........................................................44 CHƢƠNG 3. ÁP DỤNG TÍNH TOÁN XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ ĐẶT TỐI ƢU CẦU DAO PHÂN ĐOẠN CHO LỘ TRUNG ÁP 477 TRẠM E25.1 PHÚC YÊN ..........50 3.1. Giới thiệu về lộ trung áp 477 trạm E25.1 Phúc Yên ......................................50 3.1.1. Giới thiệu ..................................................................................................50 3.2. Các bƣớc tính toán bài toán tối ƣu vị trí lắp đặt cầu dao phân đoạn cho lộ 477 trạm E25.1 Phúc Yên .............................................................................................55 3.2.1. Xác định trục chính của lộ 477 E25.1 Phúc Yên .....................................55 3.2.2. Xác định hàm mục tiêu và ràng buộc .......................................................56 3.2.3. Giải bài toán bằng công cụ Matlab ...........................................................56 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................60 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................61 2 ảng 1.1. Cấu trúc bảng dữ liệu yêu cầu ..................................................................27 ảng 1.2. ảng trạng thái của xuất tuyến .................................................................28 ảng 1.3. Tr nh tự các bƣớc định vị sự cố của thuật toán (1 điểm sự cố) ................30 ảng 1.4. Tr nh tự các bƣớc định vị sự cố của thuật toán (nhiều điểm sự cố) .........31 ảng 2.1. Quần thể ban đầu ......................................................................................39 ảng 2.2. Thế hệ 2 ....................................................................................................39 ảng 2.3. Thế hệ thứ 3 ..............................................................................................40 ảng 2.4. Kết quả hội tụ............................................................................................40 ảng 2.5. Thông số cài đặt cho thuật toán ................................................................44 ảng 3.1. ảng mẫu nhập dữ liệu. ............................................................................50 3 H nh 1.1. Sơ đồ lƣới điện phân phối 69 nút (IEEE)..................................................11 H nh 1.2. Thiết bị TĐL (Schneider)[2] .....................................................................13 H nh 1.3. Cầu chì tự rơi.............................................................................................14 H nh 1.4. Thiết bị chỉ báo sự cố ................................................................................14 H nh 1.5. Cầu dao phân đoạn điện tử tự động[3] ......................................................15 H nh 1.6. Sơ đồ nối tiếp ............................................................................................17 H nh 1.7. Sơ đồ song song ........................................................................................18 H nh 1.8. Sơ đồ hỗn hợp ...........................................................................................18 H nh 1.9. Mặt cắt dọc của cầu dao phân đoạn điện tử tự động .................................23 H nh 1.10. Nguyên l mạch logic của cầu dao phân đoạn điện tử tự động ..............25 H nh 1.11. Cầu dao phân đoạn giúp định vị sự cố ....................................................26 H nh 1.12. iểu đồ hoạt động theo thời gian của cầu dao phân đoạn điện tử tự động ...................................................................................................................................26 H nh 1.13. V dụ về lƣới điện hình tia có các thiết bị phân đoạn .............................28 H nh 1.14. Sơ đồ thuật toán định vị sự cố sử dụng thiết bị phân đoạn .....................29 H nh 1.15. Nhiều sự cố xảy ra trong lƣới điện phân phối .........................................31 H nh 2.1. Sơ đồ các bƣớc của giải thuật di truyền ....................................................36 H nh 2.2. V dụ xuất tuyến 6 nút ...............................................................................42 H nh 2.3. Giao diện MATLAB .................................................................................45 H nh 2.4. Giao diện công cụ tối ƣu ...........................................................................47 H nh 3.1. Lộ 477 trạm E25.1 Phúc Yên ....................................................................54 H nh 3.2. Nhập thông số cho bài toán .......................................................................57 H nh 3.3. Kết quả bài toán ........................................................................................58 H nh 3.4. Sơ đồ 1 sợi và vị trí lắp mới cầu dao phân đoạn điện tử tự động .............59 4 LỜI CAM ĐOAN K nh thƣa các thầy cô giáo, các đồng nghiệp và bạnđọc. Sau một thời gian dài tìm hiểu, nghiên cứu đƣợc sự giúp đỡ của thầy giáo TS Trần Mạnh Hùng tôi đã hoàn thành Luận văn nghiên cứu này. Tôi cam đoan bản luận văn này do tôi thực hiện. Các số liệu thống kê, báo cáo, các tài liệu khoa học trong Luận văn này đƣợc sử dụng của các công tr nh khácđã nghiên cứu, đƣợc chú thíchđầy đủ, đúng quy tr nh. HàNội, ngày 29 tháng 9 năm 2017 Tác giả luận văn Lê Huynh 5 LỜI CẢM ƠN Trƣớc tiên tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội, các Viện, Khoa chuyên ngành, các thầy cô giáo viện Điện và viện Đào tạo sau đại học, đặc biệt các thầy cô trong bộ môn Hệ thống điện đã tạo điều kiện và chỉ bảo cho tôi trong quá trình học tập và khi thực hiện luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn trân thành nhất tới TS. Trần Mạnh Hùng trong suốt thời gian qua đã nhiệt tình chỉ dạy và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn thạc sĩ này. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo Công ty Điện Lực Vĩnh Phúc, Công ty Lƣới điện cao thế Miền Bắc, ngƣời thân trong gia đ nh, bạn bè, đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng nhƣ quá tr nh thực hiện luận văn. Do thời gian có hạn, kiến thức còn hạn chế mặc dù tôi đã rất cố gắng thực hiện, tuy nhiên khối lƣợng công việc lớn nên luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong các thầy, cô giáo chỉ bảo, đóng góp kiến để tôi có thể hoàn thiện và tiếp tục nghiên cứu để phát triển đề tài. 6 Mở đầu Trong những năm gần đây nền kinh tế của Việt Nam ngày càng phát triển dẫn đến nhu cầu sử dụng điện gia tăng rất lớn với yêu cầu độ tin cậy cung cấp điện ngày càng cao. Luật điện lực và những Nghị định của Chính phủ đã ra đời quy định về hoạt động điện lực và sử dụng điện, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực. Trong khi đó, hầu hết lƣới điện phân phối của Việt Nam hiện nay có kết cấu đơn giản, độ tin cậy thấp chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu cung cấp điện ngày càng cao của xã hội. Đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về độ tin cậy cung cấp điện, tuy nhiên những đề tài này chủ yếu đƣợc xây dựng trên cơ sở lý thuyết mà chƣa đƣợc áp dụng tính toán thực tế cho một lƣới điện cụ thể. Việc nghiên cứu phƣơng pháp t nh toán, đánh giá độ tin cậy của một lƣới điện phân phối cụ thể dựa trên các số liệu thực tế vận hành là rất thiết thực, để từ đó đ ƣa ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao độ tin cậy của lƣới điện phân phối, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về cung cấp điện. Từ những l do đó, luậ n văn đã chọn đề tài “Nghiên cứu, ứng dụng thiết bị phân đoạn tự động nhằm giảm thời gian mất điện cho đƣờng dây trên không lƣới điện phân phối trung áp” - Mục đ ch, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: +Mục đ ch: Nghiên cứu ứng dụng thiết bị phân đoạn tự đồng nhằm giảm thời gian mất điện cho đƣờng dây trên không lƣới điện phân phối trung áp, áp dụng để t nh toán và đánh giá độ tin cậy cho lƣới điện phân phối lộ 477 E25.1 Phúc Yên trên cơ sở các số liệu thống kê đƣợc từ thực tế vận hành. Phân tích tìm cách lắp đặt tối ƣu cho hữu hạn thiết bị phân đoạn tự động cho lƣới điện phân phối trung áp. +Đối tƣợng: Lƣới điện phân phối trung áp. +Phạm vi: Lƣới điện phân phối lộ 477 E25.1 Phúc Yên. - Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài: Thiết bị phân đoạn tự động đƣợc nghiên cứu, ứng dụng trong lƣới điện phân phối trung áp của các nƣớc tiên tiến trên thế giới nhƣ Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản… đã thể hiện đƣợc những ƣu điểm của nó là nhanh chóng cô lập điểm sự cố nhằm giảm thời gian mất điện cho lƣới phân phối trung áp. Nhƣng ở Việt Nam vẫn chƣa đƣợc 7 áp dụng phổ biến trong lƣới phân phối trung áp do giá thành còn cao. Vì vậy bài toán tối ƣu vị trí lắp đặt thiết bị phân đoạn tự động là hết sức cần thiết để giảm chi phí đầu tƣ. Nội dung của đề tài là nghiên cứu cầu dao phân đoạn tự động để nâng độ tin cậy lƣới điện phân phối và tìm vị trí tối ƣu lắp đặt cầu dao phân đoạn tự động , ứng dụng lắp đặt 10 bộ cầu dao phân đoạn cho lƣới điện trung áp lộ 477 E25.1 Phúc Yên. Từ kết quả tính toán, sẽ t m đƣợc các vị trí lắp đặt qua đó ta có thể áp dụng cho lƣới điện phân phối nói chung. Để hoàn thành luận văn, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tác giả đã nhận đƣợc rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô, đồng nghiệp và bạn bè. Tác giả vô cùng biết ơn sự hƣớng dẫn, giúp đỡ tận tình của Tiến sĩ Trần Mạnh Hùng trong thời gian làm luận văn. Tác giả xin chân thành cám ơn ộ môn Hệ thống điện, Viện điện, Viện đào tạo Sau đại học và các thầy cô của trƣờng đại học Bách khoa Hà Nội đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tác giả hoàn thành luận văn. 8 Danh mục viết tắt ĐZ Đƣờng dây MC Máy cắt ES Thiết bị phân đoạn tự động GA Giải thuật di truyền NST Nhiễm sắc thể 9 CHƢƠNG 1. ĐỘ TIN CẬY CỦA HỆ THỐNG ĐIỆN 1.1. Độ tin cậy của hệ thống điện 1.1.1. Định nghĩa về độ tin cậy Độ tin cậy là xác xuất để hệ thống (hoặc phần tử) hoàn thành triệt để nhiệm vụ yêu cầu trong khoảng thời gian nhất định và trong điều kiện vận hành nhất định.[1] Nhƣ vậy độ tin cậy luôn gắn với việc hoàn thành nhiệm vụ trong khoảng thời gian nhất địnhvà trong hoàn cảnh nhất định. Xác xuất là đại lƣợng thống kê, do đó độ tin cậy là khái niệm có tính thống kê từ kinh nghiệm làm việc trong quá khứ của hệ thống (hay phần tử). Đấy là đối với hệ thống (hay phần tử ) không phục hồi. Đối với hệ thống (hay phần tử) phục hồi nhƣ hệ thống điện và các phần tử của nó, khái niệm khoảng thời gian xác định không có nghĩa bắt buộc, vì hệ thống điện làm việc liên tục. Do đó độ tin cậy đƣợc đo bởi một đại lƣợng thích hợp hơn, đó là độ sẵn sàng. Độ sẵn sàng là xác suất để hệ thống (hay phần tử) hoàn thành hoặc sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian điểm bất kỳ.[1] Các chỉ tiêu đánh giá độ tin cậy của hệ thống điện bao gồm: - Xác suất thiếu điện cho phụ tải, đó là xác suất công suất phụ tải lớn hơn công suất nguồn điện. - Xác suất thiếu điện trong thời gian phụ tải cực đại. - Điện năng thiếu (hay điện năng mất) cho phụ tải, đó là kỳ vọng điện năng phụ tải bị cắt do hỏng hóc hệ thống trong một năm. - Thiệt hại kinh tế tính bằng tiền do mất điện. - Thời gian mất điện trung bình cho một phụ tải trong một năm. - Số lần mất điện trung bình cho một phụ tải trong một năm. 1.1.2. Khái niệm và các phần tử phân phối trong lƣới điện Lƣới điện phân phối là một phần của hệ thống điện, có nhiệm vụ đƣa điện năng từ các nguồn điện hay các trạm trung gian (ở địa phƣơng hoặc khu vực) đến 10 các trạm phân phối phụ tải (trạm phân phối hoặc trạm phụ tải). Lƣới điện phân phối bao gồm cấp điện áp trung áp và hạ áp:  Lƣới điện phân phối trung áp bao gồm các cấp điện áp 6kV, 10kV, 22kV, 35KV có chức năng phân phối điện năng cho cấc trạm phụ tải hoặc cấp điện cho các phụ tải trung áp.  Lƣới điện phân phối hạ áp bao gồm cấp điện áp 0,4kV có chức năng cấp điện cho các phụ tải hạ áp nhƣ hộ gia đ nh, đơn vị sản xuất, kinh doanh nhỏ. nh 1.1. Sơ đồ lưới điện phân phối 69 nút (IEEE) Ngƣời ta thƣờng phân loại lƣới trung áp theo 3 dạng: + Theo đối tƣợng và địa bàn phục vụ: Gồm có lƣới phân phối thành phố, lƣới phân phối nông thôn và lƣới phân phối x nghiệp. + Theo thiết bị dẫn điện: Gồm có lƣới phân phối trên không và lƣới phân phối cáp ngầm. + Theo cấu trúc h nh dáng: Gồm có lƣới phân phối hở (h nh tia) có phân đoạn, không phân đoạn; Lƣới phân phối k n vận hành hở và hệ thống phân phối điện. Để làm cơ sở xây dựng cấu trúc lƣới phân phối về mọi mặt cũng nhƣ trong quy hoạch và vận hành ngƣời ta đƣa ra các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng lƣới phân phối trên 3 lĩnh vực đó là sự phục vụ đối với khách hàng, ảnh hƣởng tới môi trƣờng và hiệu quả kinh tế đối với các đơn vị cung cấp điện. 11 Các tiêu chuẩn đánh giá nhƣ sau: - Chất lƣợng điện áp. - Độ tin cậy cung cấp điện. - Hiệu quả kinh tế (giá thành tải điện nhỏ nhất). - Độ an toàn (an toàn cho ngƣời, thiết bị phân phối, nguy cơ hoả hoạn). - Ảnh hƣởng đến môi trƣờng (cảnh quan, môi sinh, ảnh hƣởng đếnđƣờng dây thông tin). Trong các tiêu chuẩn trên, tiêu chuẩn thứ nhất và thứ hai liên quan trực tiếp đến điện năng gọi chung là chất lƣợng phục vụ của lƣới điện phân phối. Các phần tử của lƣới điện phân phối bao gồm: a. Máy biến áp Máy biến áp là thiết bị điện từ tĩnh, làm việc dựa theo nguyên lý cảm ứng điện từ dùng để biến đổi dòng điện xoay chiều ở điện áp này thành điện áp xoay chiều ở điện áp khác và giữ nguyên tần số. Ở trong hệ thống lƣới điện phân phối sử dụng máy biến áp trung gian để biến đổi từ cấp điện áp truyền tải xuống cấp điện áp phân phối (trung áp), ngoài ra còn sử dụng máy biến áp phụ tải biến đổi từ cấp điện áp phân phối xuống cấp điện áp hạ áp. b. Máy cắt: Máy cắt là thiết bị có chức năng đóng, cắt mạch khi có tải và cả khi có dòng ngắn mạch. Thiết bị có khả năng tự cắt mạch khi có sự cố trên đƣờng dây và thao tác đóng lại máy cắt là bằng tay. Khi cắt mạch đang có dòng sẽ xuất hiện hồ quang, vì vậy máy cắt phải có khả năng dập hồ quang. Các phƣơng pháp thƣờng dùng để dập hồ quang trong máy cắt sẽ đƣợc dùng để phân loại máy cắt: - Máy cắt ít dầu; - Máy cắt nhiều dầu; - Máy cắt không khí; - Máy cắt tự sinh khí; - Máy cắt điện từ; - Máy cắt chân không; - Máy cắt SF6. 12 c. Dao cách ly: Là thiết bị đóng mở cơ kh , ở trạng thái mở tạo ra khoảng cách điện có thể nhìn thấy đƣợc, tăng độ an toàn cho thao tác. Dao cách ly không có bộ phận dập hồ quang nên không có chức năng cắt không tải mà chỉ có khả năng mở khi không có dòng điện đi qua hoặc dòng điện thấp hơn một giá trị nào đó. V vậy, ngoài nhiệm vụ chính là tạo khoảng cách điện cần thiết để cách ly các phần tử đƣợc đƣa ra sửa chữa với các phần tử đang làm việc trong hệ thống điện d.Thiết bị tự đóng lại: Trong hệ thống điện, phần lớn các sự cố là sự cố thoáng qua (do sét đánh, cành cây va vào đƣờng dây). Do đó, để đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện, tránh việc máy cắt liên tục nhảy ra, ngƣời ta sử dụng máy cắt có thiết bị tự đóng lại (TĐL). Thực chất thiết bị TĐL là máy cắt có tích hợp chức năng rơle tự động đóng lại với số lần nhất định. Nguyên lý của thiết bị TĐL: khi có sự cố trên lƣới, máy cắt sẽ cắt mạch, sau 1 khoảng thời gian nhất định đã đặt trƣớc, rơle TĐL sẽ gửi tín hiệu và máy cắt sẽ đóng lại mạch, nếu sự cố trên lƣới là sự cố thoáng qua tức TĐL đóng lại thành công, còn nếu sự cố trên lƣới là sự cố duy trì, máy cắt sẽ nhảy ra và TĐL sẽ tiếp tục tác động đến khi đếm đủ số lần đã cài đặt trƣớc. nh 1.2. Thiết bị TĐL (Schneider)[2] Do giá thành của thiết bị TĐL khá cao nên TĐL chủ yếu đƣợc đặt trên trục chính của lƣới điện phân phối hay tại những đƣờng dây cung cấp điện cho các phụ tải quan trọng. e. Cầu chì tự rơi 13 Cầu chì tự rơi là thiết bị bảo vệ của lƣới điện trung thế, đƣợc sử dụng để bảo vệ cho các máy biến áp phụ tải, thƣờng đƣợc lắp đặt cùng với dao cách ly. nh 1.3. Cầu chì tự rơi Cầu chì tự rơi có cấu tạo bao gồm ống chì dẫn điện và phần sứ cách điện. Khi cƣờng độ dòng điện lớn hơn một giá trị nào đó, dây chì trong thanh dẫn nóng chảy, tạo áp lực khiến thanh dẫn rơi ra, tách phần tử bị sự cố ra khỏi lƣới điện. Cầu chì tự rơi có thể đƣợc tháo và thay thề bằng sào cách điện. f. Thiết bị chỉ báo sự cố Thiết bị chỉ báo sự cố (Fault Indicator) là thiết bị có chức năng phát hiện, cảnh báo bằng đèn t n hiệu khi sự cố trên các đƣờng dây trên không. nh 1.4. Thiết bị chỉ báo sự cố 14 Cấu tạo của thiết bị chỉ báo sự cố khá đơn giản, nó bao gồm biến dòng để đo lƣờng dòng điện cũng nhƣ cung cấp năng lƣợng cho đèn báo t n hiệu khi có sự cố và mạch điện tử phát hiện, nhận dạng sự cố. Khi có sự cố xảy ra trên lƣới, dòng điện trên lƣới sẽ tăng, các thiết bị chỉ báo sự cố đƣợc lắp giữa nguồn và điểm sự cố sẽ phát tín hiệu.Ƣu điểm của thiết bị này là chi phí rẻ, có thể lắp đặt vào bất kì vị trí nào trên đƣờng dây. Tuy nhiên nhƣợc điểm của thiết bị chỉ báo sự cố là nó chỉ có chức năng đèn báo mà không có chức năng đóng, mở mạch cách ly khu vực xảy ra sự cố. g.Cầu dao phân đoạn điện tử tự động Cầu dao phân đoạn điện tử tự động (Electronic Sectionalizer) có cấu tạo cơ bản giống cầu chì tự rơi. Cầu dao phân đoạn điện tử tự động có thêm mạch điện tử bao gồm: máy biến dòng, mạch xử lý tín hiệu và phát hiện sự cố, cơ cấu truyền động mở dao khi phát hiện sự cố. Cầu dao phân đoạn điện tử tự động có hai loại đóng cắt phụ tải và đóng cắt không điện. . nh 1.5. Cầu dao phân đoạn điện tử tự động[3] 1.1.3. Cấu trúc và sơ đồ của lƣới điện phân phối Cấu trúc lƣới điện phân phối bao gồm:  Cấu trúc tổng thể: Gồm tất cả các phần tử và sơ đaồ lƣới đầy đủ. Muốn lƣới điện có độ tin cậy cung cấp điện cao th cấu trúc tổng thể phải là cấu trúc thừa. Thừa về số phần tử, về khả năng tải của các phần tử, thừa về khả năng 15 lập sơ đồ. Ngoài ra trong vận hành còn phải dự trữ các thiết bị thay thế và vật liệu để sửa chữa.  Cấu trúc vận hành: Là một phần của cấu trúc tổng thể đủ đáp ứng nhu cầu trong một chế độ vận hành nhất định. Một cấu trúc vận hành gọi là một trạng thái của lƣới điện. Có thể có nhiều cấu trúc vận hành thỏa mãn điều kiện kỹ thuật, ngƣời ta chọn cấu trúc vận hành tối ƣu theo điều kiện kinh tế (tổn thất nhỏ nhất). Khi xảy ra sự cố, một phần tử đang tham gia vận hành bị hỏng th cấu trúc vận hành bị rối loạn, ngƣời ta phải nhanh chóng chuyển qua cấu trúc vận hành sự cố bằng cách thay đổi các trạng thái phần tử cần thiết. Cấu trúc vận hành sự cố có chất lƣợng vận hành thấp hơn so với cấu trúc vận hành b nh thƣờng. Trong chế độ vận hành sau sự cố có thể xảy ra mất điện phụ tải. Cấu trúc vận hành sự cố chọn theo độ an toàn cao và khả năng thao tác thuận lợi.  Cấu trúc tĩnh: Trong cấu trúc này lƣới điện phân phối không thể thay đổi sơ đồ vận hành. Ở cấu trúc này khi bảo dƣỡng hay sự cố th toàn bộ hoặc một phần lƣớiphân phối phải ngừng điện. Đó là lƣới phân phối h nh tia không phân đoạn và h nh tia phân đoạn bằng dao cách ly hoặc máy cắt.  Cấu trúc động không hoàn toàn: đâylà lƣới điện phân phối có cấu trúc k n vận hành hở. Trong cấu trúc này có thể thay đổi sơ đồ vận hành ngoài tải, tức là cắtđiện để thao tác.  Cấu trúc động hoàn toàn: Trong cấu trúc này lƣới điện phân phối có thể thay đổi sơ đồ vận hành ngay cả khi đang làm việc, đó là hệ thống phân phối điện.  Cấu trúc động đƣợc áp dụng là do nhu cầu ngày càng cao về độ tin cậy cung cấp điện. Ngoài ra cấu trúc động cho phép vận hành kinh tế lƣới điện phân phối, trong đó cấu trúc động không hoàn toàn và cấu trúc động hoàn toàn mức thấp cho phép vận hành kinh tế lƣới điện theo mùa, khi đồ thị phụ tải thay đổi đáng kể. Cấu trúc động ở mức cao cho phép vận hành lƣới điện trong thời gian thực, lƣới phân phối trong cấu trúc này phải đƣợc thiết kế sao cho có thể vận hành k n trong thời gian ngắn trong khi thao tác sơ đồ. Theo quy hoạch cấu trúc lƣới điện phân phối có thể chia thành: 16  Cấu trúc phát triển: đó là lƣới phân phối cấp điện cho phụ tải đang còn tăng trƣởng theo thời gian và trong không gian. Khi thiết kế quy hoạch lƣới này sơ đồ của nó đƣợc chọn theo t nh huống cụ thể và t nh đến sự phát triển trong tƣơng lai.  Cấu trúc bão hoà: đó là lƣới phân phối hoặc bộ phận của nó cấp điện cho phụ tải bão hoà, không tăng thêm theo thời gian và không gian. Đối với lƣới phân phối bão hoà thƣờng có sơ đồ thiết kế chuẩn, mẫu đã đƣợc t nh toán tối ƣu. Khi lƣới phân phối bắt đầu hoạt động, có thể phụ tải của nó chƣa bão hoà mà còn tăng trƣởng, nhƣng khi thiết kế đã t nh cho phụ tải cuối cùng của trạng thái bão hoà. Lƣới phân phối phát triển luôn có các bộ phận bão hoà. 1.2. Các phƣơng pháp đánh giá độ tin cậy 1.2.1. Phƣơng pháp đồ thị-giải tích Phƣơng pháp này bao gồm việc lập sơ đồ độ tin cậy và áp dụng phƣơng pháp giải tích bằng đại số Boole, lý thuyết xác suất thống kê, tập hợp để t nh toán độ tin cậy.[1] Sơ đồ độ tin cậy của hệ thống đƣợc xây dựng trên cơ sở phân tích ảnh hƣởng của hƣ hỏng phần tử đến hƣ hỏng hệ thống. Sơ đồ độ tin cậy bao gồm các nút (nguồn, tải, trung gian) và các nhánh. Nút và nhánh tạo thành mạng lƣới nối nút nguồn và nút tải của sơ đồ. Trạng thái hoạt động của hệ thống là trạng thái có ít nhất một đƣờng nối từ nút nguồn đến nút tải. Khi nút nguồn và nút tải bị tách rời do hỏng các phần tử thì hệ thống ở trạng thái hỏng. Các dạng sơ đồ độ tin cậy nhƣ sau: nh 1.6. Sơ đồ nối tiếp 17 nh 1.7. Sơ đồ song song nh 1.8. Sơ đồ hỗn hợp Sơ đồ nối tiếp (H nh 1.6): Hệ thống hỏng khi có một phần tử hỏng. Sơ đồsong song (H nh 1.7): Hệ thống hỏng khi tất cả các phần tử hỏng. Sơ đồ hỗn hợp (H nh 1.8): Hệ thống thể hỏng khi một số phần tử hỏng. Trên cơ sở phân t ch sơ đồ độ tin cậy và các tính toán giải t ch ta t nh đƣợc các chỉ tiêu về độ tin cậy của hệ thống. 1.2.2. Phƣơng pháp không gian trạng thái Trong phƣơng pháp này hệ thống đƣợc diễn tả bởi các trạng thái hoạt động và các khả năng chuyển giữa các trạng thái đó. Trạng thái hệ thống đƣợc xác định bởi tổ hợp các trạng thái phần tử. Mỗi tổ hợp trạng thái phần tử cho một trạng thái hệ thống. Phần tử có thể có nhiều trạng thái khác nhau, chẳng hạn tốt, hỏng hay bảo dƣỡng định kỳ. Sự thay đổi trạng thái của phần tử sẽ dẫn đến thay đổi trạng thái của hệ thống. Nếu phần tử có 2 trạng thái và hệ thống có n phần tử thì số trạng thái của hệ thống là 2n. Hệ thống luôn ở một trong các trạng thái có thể của không gian trạng thái, nên tổng các xác suất trạng thái bằng 1. 18 Phƣơng pháp không gian trạng thái có thể sử dụng quá trình ngẫu nhiên Markov để tính xác suất trạng thái và tần suất trạng thái, từ đó t nh đƣợc các chỉ tiêu độ tin cậy của hệ thống. Phƣơng pháp không gian trạng thái có thể sử dụng quá trình ngẫu nhiên Markov để tính xác suất trạng thái và tần suất trạng thái, từ đó t nh đƣợc các chỉ tiêu độ tin cậy của hệ thống. 1.2.3. Phƣơng pháp cây hỏng hóc Phƣơng pháp cây hỏng hóc đƣợc mô tả bằng đồ thị quan hệ nhân quả giữa các dạng hỏng hóc trong hệ thống, giữa hỏng hóc hệ thống và các hỏng hóc thành phần trên cơ sở hàm đại số oole. Cơ sở cuối cùng để t nh toán là các hỏng hóc cơ bản của các phần tử. Cây hỏng hóc mô tả quan hệ logic giữa các phần tử hay giữa các phần tử và từng mãng của hệ thống, giữa các hỏng hóc cơ bản và hỏng hóc hệ thống. Phƣơng pháp cây hỏng hóc là phƣơng pháp rất hiệu quả để nghiên cứu độ tin cậy của các hệ thống phức tạp, có thể áp dụng cho hệ thống điện.[1] 1.2.4. Phƣơng pháp Monte-Carlo Phƣơng pháp Monte - Carlo mô phỏng hoạt động của các phần tử trong hệ thống nhƣ một quá tr nh ngẫu nhiên. Nó tạo ra lịch sử hoạt động của các phần tử và của hệ thống một cách nhân tạo trên máy t nh điện tử, sau đó sử dụng các phƣơng pháp đánh giá thống kê để phân t ch rút ra các kết luận về độ tin cậy của phần tử và hệ thống. Mỗi phƣơng pháp đều có ƣu thế riêng cho từng loại bài toán. Phƣơng pháp Monte-Carlo đƣợc sử dụng chủ yếu cho giải t ch độ tin cậy của hệ thống điện. Phƣơng pháp cây hỏng hóc th ch hợp với độ tin cậy của các nhà máy điện. Các bài toán về độ tin cậy của nguồn điện thƣờng sử dụng phƣơng pháp không gian trạng thái. ài toán độ tin cậy của lƣới điện sử dụng phƣơng pháp không gian trạng thái phối hợp với phƣơng pháp đồ thị - giải t ch rất có hiệu quả. Ở đây chúng ta sử dụng phƣơng pháp đồ thị - giải t ch cho việc đánh giá độ tin cậy của lƣới điện phân phối[1] 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan