Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm trichoderma và đề xuất giải pháp cải tạo môi trường...

Tài liệu Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm trichoderma và đề xuất giải pháp cải tạo môi trường, an toàn lao động sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nhà kính trồng hoa cát tường

.PDF
85
3
65

Mô tả:

a ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TRẦN CAO THIỆN NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CHẾ PHẨM TRICHODERMA VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI TẠO MÔI TRƯỜNG, AN TOÀN LAO ĐỘNG SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG NHÀ KÍNH TRỒNG HOA CÁT TƯỜNG Chuyên ngành : Quản lý Môi Trường Mã số : 608510 LUẬN VĂN THẠC SĨ TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 04 năm 2013 b Công trình được hoàn thành tại: trường Đại Học Bách Khoa - ĐHQG - HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Hà Dương Xuân Bảo Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS. TS. Phạm Hồng Nhật Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. Đinh Quốc Túc Cán bộ chấm nhận xét 3: TS. Lâm Văn Giang Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG TP.HCM Ngày 24 tháng 05 năm 2013 Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm: 1 PGS. TS. Phạm Hồng Nhật 2 TS. Hà Dương Xuân Bảo 3 TS. Võ Lê Phú 4 TS. Lâm Văn Giang 5 TS. Đinh Quốc Túc Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng khoa quản lý chuyên ngành sau khi luận văn được sửa chữa (nếu có) CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỜNG TRƯỞNG KHOA MÔI c ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc KHOA ------------------------ --------------------- Đà Lạt, ngày 26 tháng 2 năm 2013 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ và tên học viên: TRẦN CAO THIỆN – Phái: Nam Ngày, tháng, năm sinh: 01/07/1985 – Nơi sinh: Đà Lạt – Lâm Đồng Chuyên ngành: Quản lý Môi trường – MSHV: 10260586 I. TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CHẾ PHẨM TRICHODERMA VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI TẠO MÔI TRƯỜNG, AN TOÀN LAO ĐỘNG SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG NHÀ KÍNH TRỒNG HOA CÁT TƯỜNG II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG: - Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc BVTV của nông dân trong nhà kính trồng hoa nói chung và hoa cát tường nói riêng tại Đà Lạt. - Đánh giá hiệu quả về kinh tế, môi trường sản xuất và an toàn lao động của việc thử nghiệm ứng dụng chế phẩm Trichoderma trong nhà kính trồng hoa cát tường tại Đà Lạt. - Đề xuất ứng dụng chế phẩm Trichoderma và các giải pháp QLMT phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả môi trường sản xuất và an toàn lao động trong nhà kính trồng hoa cát tường tại Đà Lạt. III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 01/10/2012 IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 26/02/2013 V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. HÀ DƯƠNG XUÂN BẢO CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CN BỘ MÔN (Học hàm, học vị, họ tên và chữ ký) QL CHUYÊN NGÀNH Nội dung và đề cương luận văn thạc sĩ đã được Hội đồng chuyên ngành thông qua Ngày 25 tháng 10 năm 2012 TRƯỞNG PHÒNG ĐT-SĐH TRƯỞNG KHOA QUẢN LÝ NGÀNH d LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành được luận văn tốt nghiệp này tôi đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ phía nhà trường, gia đình và bạn bè. Lời đầu tiên, con xin cám ơn ba, mẹ, người đã cho con cuộc sống, cho con biết cách sống tốt đẹp trong xã hội, cho con biết thế nào là yêu thương, hạnh phúc, cho con điểm tựa để quay về khi vấp ngã. Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến: TS. Hà Dương Xuân Bảo, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, và chỉ bảo tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp. Thầy Cô khoa Quản lý Môi trường trường Đại Học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh đã bỏ công sức quý báu truyền đạt kiến thức cho tôi, tạo điều kiện học tập và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học này. Chuyên gia chuyên ngành đã nhiệt tình đánh giá và cung cấp những nhận xét thiết thực giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Nông dân xóm An Sơn, hàng xóm thân yêu đã nhiệt tình cung cấp thông tin, giúp tôi hoàn thành đề tài tốt nghiệp. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình; người thân và bạn bè đã hỗ trợ tôi về tinh thần và cung cấp những thông tin quý báu có giá trị thiết thực cho đề tài nghiên cứu của luận văn này. Đà Lạt, ngày 26 tháng 02 năm 2013 Người thực hiện luận văn Trần Cao Thiện e TÓM TẮT Đà Lạt thừa hưởng một khí hậu miền núi ôn hòa và dịu mát quanh năm và được biết đến như là xứ sở của loài hoa. Một trong loại hoa nổi tiếng tại Đà Lạt là hoa cát tường, một loài có nguồn gốc từ miền tây nước Mỹ, khả năng chịu lạnh tốt, du nhập vào Đà Lạt nước ta lần đầu tiên khoảng hơn 8 năm về trước với nhiều chủng loại và màu sắc đa dạng như kem, tím, vàng, hồng, hồng phai, tím đậm, trắng viền tím, phù hợp điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng Đà Lạt. Sau một thời gian trồng tại Đà Lạt giống hoa cát tường nhiễm bệnh lỡ cổ rễ (Rhizoctonia solani), bệnh héo vàng (Fusarium solani), bệnh thối đen rễ (Pythium spp.)… làm hoa chết hàng loạt, việc sử dụng thuốc BVTV chưa phát huy được hiệu quả do các nấm bệnh nằm trong đất, vì vậy sử dụng nấm đối kháng Trichoderma là biện pháp hay đáng được chú ý. Kết quả thực nghiệm cho thấy: Vùng chuyên canh hoa xóm An Sơn chỉ phát triễn mãnh mẽ trong 7 năm trở lại đây từ vùng chuyên canh rau màu, lượng thuốc nông dân sử dụng tương đối lớn, đa dạng và chủng loại, người dân nhận biết được tầm quan trọng của việc sử dụng thuốc BVTV cũng như tác hại tiêu cực của thuốc BVTV. Tuy nhiên, do lợi ích mà thuốc trừ sâu mang lại quá lớn và đáp ứng những nhu cầu của người dân nên việc lạm dụng thuốc trừ sâu là việc không tránh khỏi. Ô nhiễm đất, nước, không khí và ảnh hưởng đến sức khỏe con người chính là hậu quả mà chúng ta đang phải đối diện. Đề tài đã bước đầu đánh giá sơ bộ về hiệu quả của việc thử nghiệm ứng dụng chế phẩm Trichoderma trong nhà kính trồng hoa cát tường tại Đà Lạt: chất lượng hoa tăng rõ rệt, số lượng cây nhiễm bệnh ít hơn, hoa lên đều hơn, nhanh chóng phân hủy tồn dư của thuốc BVTV trong đất, cải thiện môi trường đất. Tiềm năng sử dụng chế phẩm sinh học trong canh tác cây trồng là rất lớn, là một hướng đi đúng đắn, hướng tới một nên nông nghiệp hữu cơ, sinh thái bền vững và thân thiện với môi trường. Đây là một phương pháp an toàn và bền vững đối với môi trường cần được khuyến khích nhân rộng. f ABSTRACT Dalat inherited a mountain temperate climate and balmy all year round and is known as the land of flowers. One of the famous flowers in Dalat flowers are Lisianthus, a native species from the western United States, good cold tolerance, arrived in Da Lat Vietnam for the first time about 8 years ago, with many species types and colors as purple, yellow, pink, pink fade, purple, white and purple, suitable climatic conditions and soil Da Lat. After some time in Dalat flower varieties planted auspicious collar rot disease (Rhizoctonia solani), yellow wilt (Fusarium solani), black root rot (Pythium spp.) ... Do flowers die-off, the use pesticide has not been effectively promoted by the fungus in the soil, so antagonistic fungus Trichoderma used as a measure or noteworthy. The experimental results showed that: Flower-growing areas An Son flourished only in the past 7 years from vegetable growing areas, farmers use pesticide is relatively large and diverse category, people recognize the importance of the use of pesticides, as well as the negative effects of pesticides. However, due to the benefits that pesticides bring too large and meet the needs of people so the misuse of pesticides is inevitable. Pollution of soil, water, air and affect human health consequences is that we are facing. Thread has started a preliminary assessment of the effectiveness of the preparations tested Trichoderma applications in greenhouses growing flowers in Da Lat auspicious: increasing quality flower clearly, the number of infected trees less, the flowers are more rapid decomposition of pesticide residues in soil, improve soil environment. Potential use of probiotics in crop production is very large, is a step in the right direction, towards a farm to organic, sustainable and eco-friendly environment. This is a method of safe and sustainable for the environment should be encouraged to replicate. g LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của cá nhân tác giả. Ngoại trừ những nội dung đã được trích dẫn, các số liệu, thông tin là chính xác, trung thực; các đánh giá và nhận xét dựa vào các kết quả phân tích thực tế của bản thân tôi và chưa từng được công bố trong các công trình nào khác trước đây. Tác giả Trần Cao Thiện i MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................................................... iv DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU ....................................................................................................... iv DANH MỤC HÌNH MINH HỌA .................................................................................................... v PHẦN I: MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 1 1. SỰ CẦN THIẾT THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU .......................................................................... 1 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 3 2.1 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................................... 3 2.2 Nội dung nghiên cứu .................................................................................................................... 3 2.3 Giới hạn phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài .................................................................... 3 2.3.1 Giới hạn phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................... 3 2.3.2 Đối tượng nghiên cứu của đề tài ............................................................................................... 3 2.3.3 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................................... 4 3. TÍNH MỚI, TÍNH KHOA HỌC & TÍNH THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .................................... 5 3.1. Tính mới của đề tài...................................................................................................................... 5 3.2. Tính khoa học của đề tài .............................................................................................................. 5 3.3. Tính thực tiễn của đề tài .............................................................................................................. 5 PHẦN II: NỘI DUNG ....................................................................................................................... 7 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TRỒNG HOA CÁT TƯỜNG TRONG NHÀ KÍNH & CHẾ PHẨM SINH HỌC TRICHODERMA............................................................................................ 7 1.1 TỔNG QUAN VỀ TRỒNG HOA CÁT TƯỜNG TRONG NHÀ KÍNH ....................................... 7 1.1.1 Điều kiện tự nhiên thành phố Đà Lạt ......................................................................................... 7 1.1.2 Tổng quan về ngành trồng hoa tại Đà Lạt .................................................................................. 8 1.1.3 Thực trạng trồng hoa trong nhà kính tại Đà Lạt .......................................................................... 9 1.1.3.1 Tình hình sử dụng nhà kính trồng hoa tại Đà Lạt..................................................................... 9 1.1.3.2 Phân loại một số dạng nhà kính trồng hoa tại Đà Lạt ............................................................. 11 1.1.4 Tổng quan về hoa cát tường ..................................................................................................... 13 1.1.4.1 Giới thiệu chung về hoa cát tường ........................................................................................ 13 ii 1.1.4.2 Đặc điểm sinh trưởng ........................................................................................................... 13 1.1.4.3 Phân loại hoa cát tường ........................................................................................................ 14 1.1.4.4 Kỹ thuật trồng hoa cát tường................................................................................................. 16 1.2 TỔNG QUAN TRICHODERMA ................................................................................................ 17 1.2.1 Đặc điểm sinh học của Trichoderma ........................................................................................ 17 1.2.1.1 Vị trí phân loại ..................................................................................................................... 17 1.2.1.2 Đặc điểm hình thái .............................................................................................................. 17 1.2.1.3 Đặc điểm sinh lý, sinh hóa ................................................................................................... 18 1.2.2 Khả năng kiểm soát sinh học của Trichoderma ........................................................................ 20 1.2.2.1 Tương tác với nấm bệnh ....................................................................................................... 20 1.2.2.2 Tương tác với cây trồng ........................................................................................................ 23 1.2.3 Một số nghiên cứu ứng dụng vi nấm Trichoderma ................................................................... 27 1.2.3.1. Trong lĩnh vực bảo vệ thực vật và cải thiện năng suất cây trồng ........................................... 27 1.2.3.2 Trong lĩnh vực xử lý môi trường ........................................................................................... 30 1.2.3.3 Trong các lĩnh vực khác....................................................................................................... 30 1.3 TỔNG QUAN NÔNG NGHIỆP XANH ..................................................................................... 31 1.3.1 Nông nghiệp hữu cơ ................................................................................................................ 31 1.3.1.1 Các nguyên tắc cơ bản của nông nghiệp hữu cơ .................................................................... 31 1.3.1.2 Lý do Nông dân chọn sản xuất Nông nghiệp hữu cơ ............................................................ 32 1.3.1.3 Lý do người tiêu dùng chọn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ .................................................. 32 1.3.1.4 Sự khác nhau giữa sản phẩm nông nghiệp hữu cơ và sản phẩm sạch, an toàn khác ................ 32 1.3.2 Quản lý dịch hại tổng hợp........................................................................................................ 32 1.3.2.1 Khái niệm về Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) ..................................................................... 32 1.3.2.2 Năm nguyên tắc cơ bản trong quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) ............................................. 33 Chương 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG NHÀ KÍNH TRỒNG HOA TẠI ĐÀ LẠT ......................................................................................................... 34 2.1 GIỚI THIỆU VỀ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT ...................................................................... 34 2.2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC BVTV TRONG NHÀ KÍNH TRỒNG HOA TẠI XÓM AN SƠN TP. ĐÀ LẠT ........................................................................................................................... 35 iii 2.2.1 Thu thập ý kiến nông dân trồng hoa trực tiếp, các nghệ nhân, chuyên gia và những người liên quan................................................................................................................................................. 35 2.2.2. Phân tích và đánh giá kết quả khảo sát. ................................................................................... 36 2.3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT.... 43 Chương 3: TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM & ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ỨNG DỤNG CHẾ PHẨM TROCHODERMA TRONG NHÀ KÍNH TRỒNG HOA CÁT TƯỜNG. 46 3.1 NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC NGHIỆM................................................ 46 3.1.1 Địa điểm nghiên cứu ............................................................................................................... 46 3.1.2 Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................................. 47 3.1.3 Vật liệu nghiên cứu ................................................................................................................. 47 3.1.4 Kỹ thuật trồng hoa cát tường ................................................................................................... 48 3.2 TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ. ........................................................................ 51 3.2.1- Tiến hành thực nghiệm: ......................................................................................................... 51 3.2.2- Phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm ............................................................................ 52 3.2.3- Kết quả phân tích mẫu đất: ..................................................................................................... 57 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................... 62 KẾT LUẬN ..................................................................................................................................... 62 KIẾN NGHỊ: ................................................................................................................................... 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................................. 65 iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT R Rhizoctonia F Fusarium T Trichoderma VSV Vi sinh vật IPM Integrated Pest Management BVTV Bảo vệ thực vật TNHH Trách nhiệm hữu hạn DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 1.1: Tình hình sản xuất rau hoa tại Đà Lạt (1996-2005) .............................................. 9 Bảng 1.2: Tác dụng và hiệu quả đề kháng cho cây trồng do loài Trichoderma mang lại ..... 23 Bảng 2.1 Danh sách các loại thuốc BVTV đang được người dân Xóm An Sơn sử dụng trong thâm canh hoa (kết quả qua phiếu điều tra) ........................................................................ 37 Bảng 2.2 Danh sách các loại thuốc BVTV đang được sử dụng thực tế trên đồng ruộng hoa Xóm An Sơn và độc tính của chúng (kết quả thu thập thực tế trên ruộng hoa) ..................... 39 Bảng 2.3 Một số thuốc BVTV thuộc danh mục hạn chế sử dụng, cấm sử dụng và không có trong danh mục đang được sử dụng thực tế tại Xóm An Sơn ................................................ 39 Bảng 2.4- Tỷ lệ sử dụng các nhóm thuốc bảo vệ thực vật theo độc tính ............................... 40 Bảng 3.1: Số cây nhiễm bệnh sau một tháng ....................................................................... 52 Bảng 3.2: Số cây nhiễm bệnh sau 2 tháng ........................................................................... 53 Bảng 3.3: Số cây nhiễm bệnh sau 3 tháng ........................................................................... 54 Bảng 3.4: Số cây nhiễm bệnh sau 4 tháng ........................................................................... 55 Bảng 3.5: Kết quả phân tích mẫu đất .................................................................................. 58 v DANH MỤC HÌNH MINH HỌA Hình1.1 vị trí địa lý thành phố Đà Lạt................................................................................... 7 Hình 1.2: nhà kính dạng vòm .............................................................................................. 12 Hình 1.3: nhà kính dạng mái nghiêng.................................................................................. 13 Hình 1.4: Hoa cát tường cánh kép....................................................................................... 15 Hình 1.5: Hoa cát tường cánh đơn ...................................................................................... 16 Hình 1.6. Trichoderma harzianum KRL-AG2 phát triển trên môi trường PDA (Vùng màu xanh chứa bào tử) ............................................................................................................... 18 Hình 1.7. Khuẩn ty và cơ quan sinh bào tử của Trichoderma .............................................. 18 Hình 1.8. Sự gia tăng sản lượng trên cây ớt với hạt giống được xử lý với T-22 ................... 24 Hình 1.9. Sự gia tăng phát triển hệ rễ với thể cạnh tranh T-22 ở vùng rễ ............................ 24 Hình 1.10. Hiệu quả giữa sử dụng và không sử dụng Trichoderma harzianum T-22 trên rễ 29 Hình 2.1: Nội dung mối quan hệ qua lại giữa 3 yếu tố : Thuốc, Dịch hại và điều kiện ngoại cảnh tác động đến hiệu lực của thuốc BVTV ................................................... 35 Hình 3.1: Ví trí tiến hành thí nghiệm ................................................................................... 46 Hình 3.2: Nhà kính tiến hành thí nghiệm ............................................................................. 47 Hình 3.3: Cây một tháng tuổi .............................................................................................. 53 Hình 3.4: Cây hai tháng tuổi ............................................................................................... 54 Hình 3.5: cây trồng 3 tháng tuổi ......................................................................................... 54 Hình 3.6: cây trồng 4 tháng tuổi ......................................................................................... 55 Hình 3.7 Chiều cao cây qua các giai đoạn trồng ................................................................. 55 Hình 3.8 Số cây nhiễm bệnh mốc xám (Botrytis) qua các giai đoạn trồng ............................ 56 Hình 3.9 Số cây bị lở cổ rể, héo rủ (Fusarium) qua các giai đoạn trồng .............................. 57 Hình 3.10 Kết quả phân tích mẫu đất1 ................................................................................ 59 Hình 3.11 Kết quả phân tích mẫu đất2 ................................................................................ 59 Hình 3.12 Kết quả phân tích mẫu đất3 ................................................................................ 59 Hình 3.13 Kết quả phân tích mẫu đất4 ................................................................................ 59 vi Hình 3.14 Kết quả phân tích mẫu đất 5 ............................................................................... 60 Hình 3.15 Kết quả phân tích mẫu đất 6 ............................................................................... 60 Hình 3.16: Hoa tăng trưởng với T ....................................................................................... 60 Hình 3.17: Cây bị nhiễm bệnh(không dùng T) ..................................................................... 60 1 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. SỰ CẦN THIẾT THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU Nước ta là nước nông nghiệp, nông nghiệp chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Khi nền nông nghiệp càng phát triển, đi vào thâm canh, sản xuất hàng hóa thì vai trò của công tác bảo vệ thực vật, đặc biệt là việc sử dụng thuốc BVTV ngày càng quan trọng đối với sản xuất. Thuốc BVTV đã góp phần hạn chế sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh, ngăn chặn và dập tắt các đợt dịch bệnh trên phạm vi lớn, bảo đảm được năng suất cây trồng, giảm thiểu thiệt hại cho nông dân. Tuy nhiên, những năm gần đây việc sử dụng thuốc BVTV trong thâm canh sản xuất, đặc biệt trong thâm canh hoa, cây cảnh có xu hướng gia tăng cả về chất lượng lẫn chủng loại. Đà Lạt là thành phố (TP) của tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Lâm Viên, thuộc vùng Tây Nguyên, Việt Nam. Với độ cao 1.500 mét so với mực nước biển và được các dãy núi cùng hệ thực vật rừng bao quanh, Đà Lạt thừa hưởng một khí hậu miền núi ôn hòa và dịu mát quanh năm và được biết đến như là xứ sở của loài hoa. Những loại hoa nổi tiếng tại Đà Lạt có thể kể đến hoa hồng, hoa lay ơn, hoa cẩm chướng, hoa đồng tiền, hoa lys trắng, hoa lili, hoa cát tường..v...v.... Hoa cát tường có tên khoa học Eustoma grandiflorum (Raf.) Shinn, có nguồn gốc từ miền tây nước Mỹ, có khả năng chịu lạnh tốt, du nhập vào Đà Lạt nước ta lần đầu tiên khoảng hơn 8 năm về trước với nhiều chủng loại và màu sắc đa dạng như kem, tím, vàng, hồng, hồng phai, tím đậm, trắng viền tím… Hoa cát tường không rực rỡ như hoa cúc và không lộng lẫy như hoa hồng nhưng lại thu hút khách bởi vẻ đẹp đơn sơ và bởi quan niệm cát tường là loài hoa mang lại nhiều may mắn. Hoa cát tường được sản xuất nhiều ở Đà Lạt vì điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng nơi đây rất phù hợp với đặc điểm sinh trưởng của nó. Ngoài ra, cát tường còn được coi là hoa chủ lực và làm lên thương hiệu nhiều vườn hoa nổi tiếng như vườn hoa Lang Biang Farm.... Tại đây, với diện tích trồng hoa 6 ha thì trồng hoa cát tường là chủ yếu, đã cho những cành hoa thân cao, hoa lớn. Đó chính là điểm mạnh đưa hoa cát tường của Lang Biang Farm không chỉ nổi tiếng ở Đà Lạt mà cả ở TP. Hồ Chí Minh. Hiện nay, nhu cầu chơi hoa cát tường ngày càng tăng, hoa sản xuất ra cung không đủ cầu. 2 Việc sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật (BVTV) trong trồng hoa ở Đà Lạt nói riêng và trong cả nước nói chung được coi là biện pháp quan trọng nhất để bảo vệ sản lượng hoa hàng năm. Với tâm lý “Càng phun nhiều thuốc người dân càng yên tâm”, vấn đề sử dụng thuốc BVTV trong thâm canh hoa ngày càng trở nên khó kiểm soát và gây nên nhiều tác động đến môi trường và sức khoẻ cộng đồng [1]. Điều này dẫn đến một vấn đề cấp thiết đề ra: giảm thiểu hoặc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý, ứng dụng chế phẩm sinh học, hướng nền nông nghiệp xanh, an toàn, bền vững và thân thiện với môi trường. Hiện nay các chủng Trichoderma đã được sử dụng rộng rãi trong các chế phẩm sinh học thương mại như GlioGard. Đây là một chế phẩm sinh học với thành phần chính là Trichoderma kiểm soát có hiệu quả các nấm gây bệnh mục rễ, thân và hạt (Rhizoctonia), xơ cứng ở cà chua và khoai tây (Sclerotium rolfsii), mục rễ ở cây rừng, cao su, thông (Armillaria mellea), mốc xám gây hỏng dâu và nho (Botrytis cinerea), hỏng trái ở chanh và chuối (Penicillium diditatum), bạc lá ở đào và mận (Chondeostereum purpureum).v.v... Ngoài tác dụng kháng sinh, diệt khuẩn (thay thế cho thuốc BVTV, tăng sức đề kháng của cây trồng), chủng nấm Trichoderma trong các chế phẩm phân hữu cơ vi sinh không những cung cấp một nguồn phân bón an toàn, hiệu quả mà còn giúp hạn chế các bệnh gây hại cây trồng và tạo được những ổ sinh thái phòng bệnh lâu dài trong tự nhiên. Điều này cũng góp phần rất lớn cho việc cải thiện năng suất cây trồng, bảo vệ môi trường (BVMT) sản xuất nông nghiệp, môi trường sinh thái… nói chung, nâng cao hiệu quả cho công tác cải tạo môi trường sản xuất, an toàn lao động sử dụng thuốc BVTV trong nhà kính trồng hoa nói riêng. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm Trichoderma và đề xuất một số giải pháp cải tạo môi trường, an toàn lao động sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nhà kính trồng hoa cát tường”. 3 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu nghiên cứu Đề xuất ứng dụng chế phẩm Trichoderma và một số giải pháp quản lý môi trường (QLMT) thích hợp nhằm cải thiện môi trường sản xuất, nâng cao hiệu quả an toàn lao động trong nhà kính trồng hoa cát tường tại Đà Lạt. 2.2 Nội dung nghiên cứu Nhằm đạt được mục tiêu trên, đề tài tập trung vào ba (3) nội dung cụ thể: 1. Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc BVTV của nông dân trong nhà kính trồng hoa nói chung và hoa cát tường nói riêng tại Đà Lạt. 2. Đánh giá hiệu quả về kinh tế, môi trường sản xuất và an toàn lao động của việc thử nghiệm ứng dụng chế phẩm Trichoderma trong nhà kính trồng hoa cát tường tại Đà Lạt. 3. Đề xuất ứng dụng chế phẩm Trichoderma và các giải pháp QLMT phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả môi trường sản xuất và an toàn lao động trong nhà kính trồng hoa cát tường tại Đà Lạt. 2.3 Giới hạn phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài Do điều kiện thời gian làm đề tài còn hạn chế, đề tài tập trung vào các giới hạn phạm vi và đối tượng nghiên cứu sau: 2.3.1 Giới hạn phạm vi nghiên cứu Các hộ nông dân trồng hoa (trong đó có hoa cát tường) tại xóm An Sơn, An Bình thuộc phường 3, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. 2.3.2 Đối tượng nghiên cứu của đề tài - Sự hiểu biết, kinh nghiệm của nông dân trồng hoa trong nhà kính tại xóm An Sơn, An Bình thuộc phường 3, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng về các loại thuốc BVTV và các chế phẩm sinh học (CPSH)…áp dụng trong sản xuất. 4 - CPSH Trichoderma và việc áp dụng chúng trong các điều kiện thực nghiệm tại nhà kính trồng hoa cát tường của hộ ông Trần Đình Linh, xóm An Sơn, phường 3, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. 2.3.3 Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:  Phương pháp thu thập số liệu.  Phương pháp phỏng vấn, điều tra thực địa.  Phương pháp thí nghiệm thực tế (thực nghiệm).  Phương pháp chuyên gia. a/ Phương pháp thu thập số liệu: - Kế thừa có chọn lọc các tư liệu đã nghiên cứu có liên quan đến quản lý và sử dụng thuốc BVTV, CPSH Trichoderma. - Phương pháp này tập trung chủ yếu ở giai đoạn đầu nghiên cứu để có cơ sở dữ tiến hành nghiên cứu cụ thể. b/ Phương pháp phỏng vấn, điều tra thực địa: - Tổ chức thu thập ý kiến, điều tra bằng phiếu khảo sát, kết hợp phỏng vấn nhanh các hộ trồng hoa, nông dân có kinh nghiệm (khoảng 50 hộ dân trồng hoa xóm An Sơn, An Bình phường 3 thành phố Đà Lạt)… liên quan đến đề tài. - Điều tra hiện trạng sử dụng thuốc BVTV và xả thải bao bì trên đồng ruộng, kết hợp với phỏng vấn nhanh đội ngũ phun thuốc ngoài đồng. c/ Phương pháp thực nghiệm: - Thực nghiệm ảnh hưởng của chế phẩm Trichoderma trên 600m 2 nhà kính trồng hoa cát tường tại vườn ông Trần Đình Linh, xóm An Sơn, phường 3, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. - Thời gian tiến hành thực nghiệm vụ hoa tết năm 2012 từ tháng 01/08 đến 23/12 âm lịch nhằm 16/09/2012 đến 03/02/2013 dương lịch 5 d/ Phương pháp chuyên gia: - Phỏng vấn, thu thập ý kiến các chuyên gia, nghệ nhân và những người có nhiều kinh nghiệm, kiến thức trong lĩnh vực nông nghiệp và an toàn lao động trong nông nghiệp nói chung và trồng hoa trong nhà kính nói riêng. 3. TÍNH MỚI, TÍNH KHOA HỌC & TÍNH THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 3.1. Tính mới của đề tài Đề tài có tính mới, vì hiện nay vẫn chưa có một nghiên cứu chuyên sâu, thí nghiệm thực tế và đánh giá toàn diện về việc áp dụng chế phẩm Trichoderma trong nhà kính trồng hoa tại Đà Lạt: - Hiện tại, việc sử dụng hoá chất BVTV trong nhà kính trồng hoa ở Đà Lạt nói riêng và trong cả nước nói chung được coi là biện pháp quan trọng nhất để bảo vệ sản lượng hoa hàng năm, gây nên nhiều tác động xấu đến môi trường và sức khoẻ cộng đồng. Tuy nhiên,. việc ứng dụng các CPSH thân thiện với môi trường (thay thế dần cho thuốc BVTV) chưa được quan tâm đúng mức. - Kết quả đề tài sẽ góp phần đánh giá việc áp dụng chế phẩm Trichoderma cũng như đề xuất một số giải pháp QLMT phù hợp cho việc cải thiện môi trường sản xuất, nâng cao hiệu quả an toàn lao động trong nhà kính trồng hoa tại Đà Lạt. 3.2. Tính khoa học của đề tài - Các kết quả thu được của đề tài đều được tiến hành từ các khảo sát thực tế, các số liệu thu thập, thống kê, đánh giá và phân tích một cách khoa học nghiêm túc. - Kết quả đề tài được rút ra từ thực nghiệm, phương pháp luận khoa học và dưới sự hướng dẫn của các nghệ nhân và chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm. 3.3. Tính thực tiễn của đề tài Sau một thời gian trồng tại Đà Lạt giống hoa cát tường nhiễm bệnh lỡ cổ rễ (Rhizoctonia solani), bệnh héo vàng (Fusarium solani), bệnh thối đen rễ (Pythium spp.)… làm hoa chết hàng loạt, việc sử dụng thuốc BVTV chưa phát huy được hiệu quả do các nấm bệnh nằm trong đất, vì vậy sử dụng nấm đối kháng Trichoderma là biện pháp hay đáng được chú ý. Mặt khác, hiện nay, một vấn đề cấp thiết đề ra là giảm 6 thiểu, sử dụng thuốc BVTV hợp lý, tăng cường ứng dụng các CPSH theo hướng phát triển nền nông nghiệp xanh, an toàn, bền vững và thân thiện với môi trường. Do đó, việc ứng dụng các CPSH thân thiện với môi trường như Trichoderma (thay thế dần cho thuốc BVTV) sẽ mang tính thực tiễn cao, có thể tham khảo để triển khai áp dụng rộng rãi cho ngành trồng hoa trong nhà kính tại Đà lạt. 7 PHẦN II: NỘI DUNG Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TRỒNG HOA CÁT TƯỜNG TRONG NHÀ KÍNH & CHẾ PHẨM SINH HỌC TRICHODERMA 1.1 TỔNG QUAN VỀ TRỒNG HOA CÁT TƯỜNG TRONG NHÀ KÍNH 1.1.1 Điều kiện tự nhiên thành phố Đà Lạt Thành phố Đà Lạt rộng 394,64 km², nằm trên cao nguyên Lâm Viên, nơi có độ cao khoảng 1.500 mét so với mực nước biển. Với tọa độ địa lý 11°48′36″ đến 12°01′07″ vĩ độ bắc và 108°19′23″ đến 108°36′27″ kinh độ đông, Đà Lạt nằm trọn trong tỉnh Lâm Đồng, phía bắc giáp huyện Lạc Dương, phía đông và đông nam giáp huyện Đơn Dương, phía tây giáp huyện Lâm Hà, phía tây nam giáp huyện Đức Trọng. Sau đợt điều chỉnh địa giới hành chính gần đây nhất vào năm 2009, Đà Lạt bao gồm 12 phường, được định danh bằng số thứ tự từ 1 đến 12, và bốn xã Xuân Thọ, Xuân Trường, Tà Nung và Trạm Hành. [2] Hình1.1 vị trí địa lý thành phố Đà Lạt
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan