Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu tuyển chọn cây đầu dòng loài tre mai dendrocalamus yunnanicus hsueh e...

Tài liệu Nghiên cứu tuyển chọn cây đầu dòng loài tre mai dendrocalamus yunnanicus hsueh et d z li ở tỉnh thái nguyên và tỉnh bắc kạn

.PDF
80
7
86

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRIỆU ĐÌNH HOÀNG NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN CÂY ĐẦU DÒNG LOÀI TRE MAI (Dendrocalamus yunnanicus Hsueh et D. Z. Li) Ở TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ TỈNH BẮC KẠN LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM HỌC THÁI NGUYÊN - 2018 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRIỆU ĐÌNH HOÀNG NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN CÂY ĐẦU DÒNG LOÀI TRE MAI (Dendrocalamus yunnanicus Hsueh et D. Z. Li) Ở TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ TỈNH BẮC KẠN Ngành: Lâm học Mã số: 8.62.02.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thị Thu Hà THÁI NGUYÊN - 2018 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu và kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn chưa từng được công bố ở các nghiên cứu khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Thái Nguyên, tháng 9 năm 2018 Tác giả Triệu Đình Hoàng ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình hoàn thành luận văn, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của các Thầy giáo, Cô giáo, các tổ chức, cá nhân. Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS. Trần Thị Thu Hà đã bồi dưỡng, khuyến khích và hướng dẫn tôi đi sâu nghiên cứu về lĩnh vực hết sức thú vị và có ý nghĩa qua luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy giáo, cô giáo trong phòng Quản lý đào tạo sau đại học, khoa Lâm nghiệp đã luôn động viên, giúp đỡ tôi nhiệt tình và chỉ dẫn nhiều ý kiến chuyên môn quan trọng. Mặc dù bản thân có nhiều cố gắng nhưng trong quá trình thực hiện đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu để bản luận văn được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, tôi xin cam đoan các kết quả, số liệu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan. Thái Nguyên, tháng 9 năm 2018 Tác giả Triệu Đình Hoàng iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... ii MỤC LỤC ......................................................................................................... iii DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................... v DANH MỤC HÌNH ẢNH ................................................................................ vi MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ...................................................................... 2 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 4 1.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................ 4 1.1.1. Khái quát về cây Tre Mai ........................................................................ 4 1.1.2. Đặc điểm phân bố .................................................................................... 4 1.1.3. Đặc điểm hình thái .................................................................................. 4 1.1.4. Đặc điểm sinh thái ................................................................................... 5 1.1.5. Giá trị kinh tế........................................................................................... 6 1.1.6. Cơ sở khoa học về cây đầu dòng ............................................................. 7 1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam .................................... 7 1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới liên quan về loài .............................. 7 1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam liên quan đến loài ........................... 15 1.2.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu ........................................................ 24 1.2.4. Đặc điểm tự nhiên của khu vực nghiên cứu tại Bắc Kạn ...................... 26 1.2.5. Nhận xét và đánh giá chung điều kiện khu vực nghiên cứu ................. 30 Chương 2.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 33 2.1. Đối tượng và phạmvi nghiên cứu .......................................................... 33 2.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................ 33 2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 33 2.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 33 2.4.1. Ngoại nghiệp ......................................................................................... 34 2.4.2. Nội nghiệp ............................................................................................. 36 iv Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................... 38 3.1. Đặc điểm sinh học cây Tre Mai ............................................................ 38 3.1.1. Đặc điểm hình thái cây Tre Mai ........................................................... 38 3.2. Đánh giá thực trạng phát triển cây Tre Mai ở hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn ............................................................................................................... 44 3.2.1. Đặc điểm sinh trưởng câyTre Mai theo vùng sinh thái ........................ 45 3.2.2. Đặc điểm địa hình nơi gây trồng cây Tre Mai ..................................... 46 3.2.3. Hiện trạng rừng cây Tre Mai phân theo tuổi cây ................................. 48 3.3. Đánh giá các lâm phần cây Tre Mai tuyển chọn cây đầu dòng ........... 48 3.3.1. Tuyển chọn cây đầu dòng theo phương pháp điều tra thống kê ........... 50 3.3.2. Tuyển chọn cây đầu dòng theo phương pháp 5 cây so sánh ................. 51 3.3.3. Các tiêu chí lựa chọn cây đầu dòng....................................................... 57 3.4. Biện pháp kỹ thuật lâm sinh và quản lý cây đầu dòng để phục vụ công tác xây dựng rừng giống, vườn giống ................................................... 57 3.4.1. Biện pháp kỹ thuật lâm sinh .................................................................. 57 3.4.2. Biện pháp quản lý cây đầu dòng ........................................................... 58 Chương 4.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 59 4.1. Kết luận ................................................................................................. 59 4.1.1. Đặc điểm sinh học của loài cây Tre Mai .............................................. 59 4.1.2. Thực trạng phát triển cây Tre Mai tại hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kan ........................................................................................................ 59 4.1.3. Đánh giá các lâm phần cây Tre Mai tuyển chọn cây đầu dòng chọn lọc các khóm cây vượt trội về đường kính và chiều cao…………………59 4.1.4. Đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh và quản lý cây đầu dòng để phục vụ cho công tác xây dựng rừng giống và vườn giống ........................... 60 4.2. Kiến nghị ................................................................................................... 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 61 PHỤ LỤC v DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1. Đường kính và độ dài lóng cây Tre Mai ....................................... 40 Bảng 3.2. Bề dày vách thân khí sinh của cây Tre Mai .................................. 40 Bảng 3.3. Đặc điểm lá của cây Tre Mai.......................................................... 42 Bảng 3.4. Đặc điểm của mo thân cây Tre Mai ............................................... 43 Bảng 3.5. Sinh trưởng của cây Tre Mai theo vùng sinh thái .......................... 45 Bảng 3.6. Đặc điểm địa hình và sinh trưởng cây Tre Mai tại 2 tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn .......................................................................................... 46 Bảng 3.7. Hiện trạng cây Tre Mai phân bố theo tuổi tại tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn .................................................................................................. 48 Bảng 3.8. Kết quả điều tra tình hình sinh trưởng các lâm phần cây đầu dòng loài cây Tre Mai.............................................................................. 49 Bảng 3.9. Kết quả điều tra độ vượt của các cây đầu dòng .............................. 50 Bảng 3.10. Kết quả tính độ vượt của cây đầu dòng loài cây Tre Mai .............. 51 Bảng 3.11. Kết quả xếp loại cây đầu dòng tại Thái Nguyên ............................ 54 Bảng 3.12. Kết quả xếp loại cây đầu dòng dự tuyển tại tỉnh Bắc Kạn ............. 56 vi DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 3.1. Các loại rễ của cây Tre Mai............................................................ 38 Hình 3.2. Thân khí sinh và bụi cây Tre Mai................................................... 39 Hình 3.3. Mắt mầm Tre Mai và thân cây Tre Mai non .................................. 40 Hình 3.4. Đo bề dày vách thân khí sinh cây Tre Mai ..................................... 41 Hình 3.5. Cành chét cây Tre Mai ................................................................... 41 Hình 3.6. Cành và lá cây Tre Mai ................................................................. 42 Hình 3.7. Hình thái Mo cây Tre Mai .............................................................. 43 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cải thiện giống cây rừng được xem là một lĩnh vực khoa học đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng. Một chương trình cải thiện giống muốn đạt được kết quả tốt không chỉ dừng lại ở chỗ có những nguồn giống được cải thiện mà điều quan trọng tiếp theo là cần phải sản xuất được những giống đó trên quy mô lớn để phục vụ lâu dài cho các chương trình trồng rừng nhằm đáp ứng được các giá trị xã hội, cho năng suất và giá trị kinh tế cao. Vì vậy các nhà chọn tạo giống cây trồng một mặt vừa áp dụng các biện pháp chọn lọc, một mặt vừa nghiên cứu gây tạo giống mới, nhất là đối với các giống cây được trồng rộng rãi hiện nay có giá trị kinh tế cao. Áp dụng các phương pháp chọn lọc đã có được nhiều giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng cao, có khả năng thích ứng với những vùng sinh thái có điều kiện hoàn cảnh khắc nghiệt và nhiều đặc tính mới khác. Việc xây dựng rừng giống và vườn giống vẫn là một biện pháp quan trọng trong các chương trình cải thiện giống cây rừng và vẫn được áp dụng phổbiến ngay cả khi đã sản xuất được giống này bằng con đường sinh dưỡng. Trong chương trình cải thiện giống cây rừng, việc thu hái hạt giống cây đầu dòngđể thiết lập làm rừng giống từ hạt được coi là hướng đi chủ yếu trong giai đoạn đầu của quá trình cải thiện giống. Các rừng giống sau khi được tỉa thưa di truyền sẽ là nơi cung cấp hạt giống được cải thiện cho sản xuất và tạo lập được quần thể chọn giống có mức độ di truyền cao phục vụ cho công tác cải thiện giống ở các mức độ cao hơn. Đồng thời tiến hành xây dựng các khảo nghiệm tăng thu di truyền sử dụng nguồn hạt giống dùng trong sản xuất đại trà và chọn được những giống có giá trị cao phục vụ cho công tác trồng rừng trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài. Trong các phương pháp chọn lọc tạo ra giống mới hiện nay thì phương pháp chọn lọc cây đầu dòng được áp dụng rộng rãi. Nguồn giống thu nhận được từ phương pháp chọn lọc cây đầu dòng đã khẳng định được chất lượng giống và đã được thực nghiệm trong các chương trình trồng rừng hiện nay. Phương pháp chọn lọc cây đầu dòng là phương pháp chọn ra những cây có sức sống cao, sinh trưởng tốt và các giống này đòi hỏi phải là những giống có độ vượt hơn hẳn so với giống đại trà. Công tác 2 chọn giống là rất quan trọng, tạo ra những dòng tốt nhất và tạo ra cá thể ở thế hệ sau là tốt nhất. Cây Tre Mai (Dendrocalamus yunnanicus Hsueh et D. Z. Li) có khả năng phòng hộ đầu nguồn, hấp thụ CO2 và có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là măng làm thực phẩm như một loại rau sạch. Ngoài ra được sử dụng để làm vật liệu xây dựng (làm nhà), đồ gia dụng và nguyên liệu giấy. Cây Tre Mai có khả năng phát triển rộng ở các tỉnh trung du và miền núi với các loại đất đồi thấp, ven khe suối, thung lũng, đất có độ dốc, đất thịt pha cát, tầng dày trên 80cm, đất ẩm và hơi chua. Ở Việt Nam phân bố ở các tỉnh miền Bắc như Phú Thọ, Tuyên Quang, Bắc Kạn và Thái Nguyên, Hòa Bình phân bố ở độ cao từ vài chục mét đến khoảng 200 m so với mực nước biển, trên nhiều dạng lập địa khác nhau. Tuy nhiên, nhân dân địa phương thường trồng quảng canh, năng xuất thấp, mỗi hộ trồng một số búi nên khối lượng sản phẩm thấp, chủ yếu sử dụng trong gia đình, nhiều người chưa biết đến sản phẩm của loài măng giá trị này. Mai có khả năng cung cấp cây làm nguyên liệu, làm nhà, đan lát và măng làm thực phẩm, mà còn có khả năng phòng hộ, đặc biệt đối với rừng đầu nguồn ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Do đó, để phát triển rừng trồng Mai lấy măng và lấy thân theo hướng thâm canh, tăng năng xuất để tạo ra sản phẩm hàng hóa lớn cung cấp cho thị trường thì việc tuyển chọn, sử dụng và phát triển nguồn gen các giống Mai ưu trội về năng suất và chất lượng cả về lấy măng và làm nguyên vật liệu trong xây dựngvới các biện pháp kỹ thuật thâm canh là việc làm rất cần thiết để góp phần nâng cao độ che phủ đặc biệt rừng phòng hộ lưu vực các tỉnh miền núi phía Bắc và cải thiện đời sống người dân địa phương.Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của địa phương, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu tuyển chọn cây đầu dòng loài Tre Mai (Dendrocalamus yunnanicusHsueh et D. Z. Li) ở tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Bắc Kạn”. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu tổng quát Tuyển chọn được cây đầu dòng tốt nhằm phục vụ bảo tồn khai thác và phát triển nguồn gen cây Tre Mai có năng suất, chất lượng cao phục vụ cho trồng rừng và phát triển sản xuất. 3 2.2. Mục tiêu cụ thể - Xác định được các đặc điểm sinh học của loài cây Tre Mai. - Đánh giá thực trạng phát triển loài cây Tre Mai tại Thái Nguyên và Bắc Kạn. - Đánh giá các đặc điểm lâm phần loài Tre Mai đưa ra các tiêu chí lựa chọn cây đầu dòng. - Đưa ra được các biện pháp kỹ thuật quản lý cây đầu dòng. 3. Ý nghĩa của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học Đề tài đã xác định được một số khóm đầu dòng làm cơ sở cho việc nhân giống và phát triển cây Tre Mai của các đề tài nghiên cứu tiếp theo. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển, nhân rộng cây Tre Mai (Dendrocalamus yunnanicus Hsueh et D. Z. Li). Xác định được khóm cây Tre Mai đầu dòng để nhân giống, cải thiện nguồn giống cho người dân, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống của người dân. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học 1.1.1. Khái quát về cây Tre Mai Tên khoa học: Dendrocalamus yunnanicus Hsueh et D. Z. Li. Phân họ Tre (Bambusoideae). Họ Cỏ (Poaceae). Cây Tre Mai có tên khoa học Dendrocalamus yunnanicus Hsueh & D.Z.Li và tên thường gọi là cây Mai thuộc phân họ tre trúc (Bambusoideae), được gây trồng khá rộng rãi ở miền Bắc. Vì vậy cây Mai có nhiều tên gọi khác Mai ống, Mạy ngừu, Mai Định Hoá, Cây mai, Mai, Mạy puốc, Mạy mươi (Thái, Tày, Nùng), Lủng chủ (H'mông). Loài này được phát hiện và công bố ở tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) năm 1988 bởi 2 tác giả Hsueh và D.Z. Li ở độ cao 1500 m so với mực nước biển. Có phân bố ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam thuộc phía Nam và Tây Nam của Trung Quốc. Đây là một loài Tre đa tác dụng, khả năng phòng hộ đầu nguồn, hấp thụ CO2 và có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là măng làm thực phẩm như một loại rau sạch. 1.1.2. Đặc điểm phân bố Ở Việt Nam phân bố ở các tỉnh miền Bắc như Phú Thọ, Tuyên Quang, Bắc Kạn và Thái Nguyên, Hòa Bình phân bố ở độ cao từ vài chục mét đến khoảng 200 m so với mực nước biển (Phạm Thành Trang & Trần Đình Hợi, 2009)[33]. Cây Mai có khả năng phát triển rộng ở các tỉnh trung du và miền núi với các loại đất đồi thấp, ven khe suối, thung lũng, đất có độ dốc, đất thịt pha cát, tầng dày trên 80 cm, đất ẩm và hơi chua. Như vậy, đây là loài Tre có biên độ sinh thái rộng. 1.1.3. Đặc điểm hình thái Là loài tre to, thân ngầm dạng củ, thân tre mọc khóm thưa, ngọn rủ, cao 1525cm, đường kính phổ biến 12-15cm, cá biệt có cây 18-22cm. Lóng có đốt không nổi, chiều dài lóng 30-45cm, bề dày vách thân 1-3cm, lúc non bề mặt có phủ lớp sáp trắng; thường phân cành cao ở 1/3-1/2 thân, mỗi đốt chia nhiều cành, thường có 01 cành chính. Cành nhỏ mang 5-15 lá thông thường mang 7 - 10 lá, bẹ lá không lông, 5 không có tai lá, lưỡi lá nổi lên, cao 1-3mm, mép xẻ răng không đều; phiến lá hình lưỡi mác dài, biến đổi nhiều, lá dài nhất có thể tới 45cm, rộng 10cm, đầu có mũi nhọn, gốc hìnhnêm, lúc non mặt dưới có lông nhỏ, gân cấp hai 8-18 đôi, gân ngang nhỏ, rõ, mép lá có răng cưa nhỏ, rất ráp; cuống lá dài 5-10mm. Cụm hoa trên các cành không lá, dạng chùy; mỗi đốt có 4-12(25) bông nhỏ mọc cụm, chiều dài lóng cụm hoa cấp cuối 1,2 -1,5cm; phía dưới đốt phủ phấn trắng, phần còn lại có lông mềm màu rỉ sắt; bông nhỏ dài 1- 1,5cm, rộng 3-4mm, lúc khô màu tím, đầu có mũi nhọn, gốc mang 1-2 lá bắc, bông nhỏ chứa 5-8 hoa, hoa trên cùng bất thụ, sau khi chín giữa các hoa không cách rời nhau; lá bắc 2, dài 3-4mm; mày ngoài hình trứng rộng, dài khoảng 1cm, rộng lớn hơn chiều dài, có nhiều gân (khoảng 25 chiếc), mặt lưng và mép đều có lông nhỏ, đầu có mũi nhọn nhỏ; mày trong dài bằng mày ngoài, lông có 2 gờ, khoảng cách giữa 2 gờ 2,5mm, có hai gân; trên gờ mọc dày lông mảnh, đầu tù hay hơi lõm (ở hoa tận cùng không gờ, không lông); không có mày cực nhỏ, chỉ nhị dài khoảng 1cm, bao phấn dài 6,5mm; đầu có trung đới thò ra và có mũi nhọn; nhuỵ dài 1cm, toàn bộ phủ lông mềm ngắn, bầu hình trứng, vòi rất dài, đầu nhuỵ 1, cong, màu tím. Quả hình tròn dài, dài 7-8mm, đầu tù, có lông nhung. 1.1.4. Đặc điểm sinh thái Cây Tre Mai được trồng ở độ cao từ 200-1000m trên mặt biển. Đây là loài tre thuộc nhóm mọc cụm có thể trồng ở độ cao lớn nhất. Cây chịu được nhiệt độ thấp trong mùa đông, có khi nhiệt độ xuống đến 00C. Cây ưa đất feralite mùn trên núi hoặc đất feralite phát triển trên các đá sa thạch, phiến thạch hoặc đá vôi. Cây cũng ưa đất bồi tụ ven sông suối, độ mùn từ trung bình đến giàu, kết cấu hạt viên, ít đá lẫn, thành phần cơ giới thịt hoặc thịt nhẹ. Sau khi trồng, cây đẻ măng ngay từ năm thứ nhất. Kích thước và chiều cao của thân tăng dần hàng năm. Năm thứ 7, thân tre định hình, không tăng về kích thước nữa. Giai đoạn cây măng, mai tăng trưởng rất nhanh, có thể đạt trên 20- 30cm/ngày. Sau 3-4 tháng, cây măng đạt chiều cao tối đa. Mức độ tăng trưởng của cây non phụ thuộc vào độ ẩm và độ chiếu sáng. Nếu đất khô, cây tăng trưởng chậm hơn ở đất ẩm. Chưa gặp hiện tượng cây Tre Mai khuy hàng loạt. Thường chỉ gặp cây Tre Mai ra hoa ở từng khóm hoặc từng cây. Theo Sở Nông nghiệp và 6 Phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng cho biết đã có hiện tượng Tre Mai tái sinh bằng hạt ở Bảo Lạc (Cao Bằng), năm 1972. 1.1.5. Giá trị kinh tế Thân Tre Mai được dùng nhiều để làm cột nhà, dui mè, đòn tay. Cột nhà làm bằng thân mai rất bền nếu được ngâm trong nước một năm. Do lóng có đường kính lớn nên mai còn được dùng làm bè mảng, ống đựng nước và máng nước, dát giường, chế biến hàng mỹ nghệ xuất khẩu. Hàm lượng cellulose trong thân Mai chiếm hơn 50%; sợi dài 1,4-1,6mm (trung bình 2,7mm), đường kính 26µm nên mai được dùng trong công nghiệp giấy. Ở độ ẩm 19%, thân có tỷ trọng khoảng 900kg/m3. So với cây Luồng cùng chi với Cây Mai này thì các chỉ tiêu về hàm lượng cenlulo thấp hơn không đáng kể, trong khi sợi dài vàđộ ẩm cao hơn Luồng, cụ thể thân luồng chứa cellulose (54%). sợi luồng thường có chiều dài trung bình 2,944mm, đường kính 17,84 µm,độ ẩm thí nghiệm có tỷ trọng 838 kg/m3. Nguyễn Danh Minh và Lê Văn Bình (2005)[23], măng mai tươi gồm các thành phần: hàm lượng nước 92,4%; protein 1,81; đường tổng 2,14; gluxit 2,71; cellulose 0,51; lipid 0,18. Về giá trị măng: Theo Nguyễn Danh Minh và Lê Văn Bình (2005)[23] khi nghiên cứu kiến thức bản địa kinh doanh Tre lấy măng, bằng phương pháp cho điểm đã chọn ra 5 loài tre triển vọng nhất trong kinh doanh tre lấy măng, trong đó có loài Tre Mai. Mùa măng chính từ tháng 7 đến tháng 9. Măng Mai là loại thực phẩm quí, đặc biệt chế biến thành loại măng "lưỡi lợn". Đó là loại măng sau khi luộc, được thái thành miếng lớn và phơi hoặc sấy khô. Giá bán của loại măng này vào dịp tết khoảng 100000- 120.000đ/kg. Đặc biệt loài măng cây Tre Mai có hàm lượng dinh dưỡng cao nên có thể phát triển loài này để lấy măng phục vụ nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu. Nơi trồng Tre Mai thích hợp nhất là đồi thấp, ven khe suối, thung lũng, đất có độ dốc, đất thịt pha cát, tầng dày trên 80 cm, đất ẩm và hơi chua. Ngoài khu vực Đinh Hóa, loài Cây mai được phân bố rải rác ở một số nơi như Tuyên Quang, Phú Thọ, Bắc Kạn. Thân của loài này được sử dụng để làm nguyên liệu giấy, nguyên liệu xây dựng, đồ gia dụng, đồ thủ công. Còn măng được sử dụng làm thực phẩm như một loại rau. 7 1.1.6. Cơ sở khoa học về cây đầu dòng Cây đầu dòng: là cây có năng suất, chất lượng cao và ổn định, tính chống chịu tốt hơn hẳn các cây khác trong quần thể một giống (giống địa phương, giống mới chọn tạo, giống nhập nội) được cơ quan có thẩm quyền bình tuyển và công nhận để làm nguồn vật liệu nhân giống. Vườn cây đầu dòng: là vườn cây được nhân bằng phương pháp vô tính từ cây đầu dòng; được cơ quan có thẩm quyền thẩm định và công nhận để làm nguồn vật liệu nhân giống. 1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam 1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới liên quan về loài 1.2.1.1. Các nghiên cứu tre trúc Tre trúc bao gồm những loài thuộc phân họ Tre (Bambusoideae),họ Cỏ (Poaceae), trên thế giới có khoảng 500 loài (Dai Qihui, 1998)[42]. Tre trúc là một nguồn lâm sản ngoài gỗ chiếm một vị trí quan trọng trong tài nguyên rừng ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước vùng phía Nam và Đông Nam Á. Ở các nước này người dân đã biết sử dụng tre trúc từ lâu đời để tạo ra hàng trăm sản phẩm phục vụ thiết thực cho đời sống hàng ngày. Chính vì vị trí quan trọng của nguồn tài nguyên này, tre trúc đã được nghiên cứu từ lâu đời về nhiều mặt như: nhân giống, trồng, khai thác, sử dụng. Gần đây có nhiều nghiên cứu nhằm phát triển gây trồng một số loài tre trúc theo mô hình rừng công nghiệp thâm canh với năng suất, chất lượng cao, hướng theo mục đích sử dụng nhất định. Trung Quốc có khoảng 100.000 ha rừng tre trúc trồng lấy măng với năng suất trung bình 10 - 20 tấn/ha/năm và cao nhất đạt 30 - 35 tấn/ha/năm. Trung Quốc cũng có khoảng 3 triệu ha vừa sản xuất măng lại vừa sản xuất thân tre. Tổng sản lượng măng của Trung Quốc khoảng 1 triệu tấn/năm (Fu Maoyi, Xiao Jianghua, 1996).[44] Những nghiên cứu đầu tiên về tre trúc là các nghiên cứu về mặt phân loại, hình thái và sinh thái học công trình "Các loài tre trúc" của Gamble (1896)[45] đã đề cập tương đối chi tiết về phân bố, hình thái và một số đặc điểm sinh thái của 151 loài tre trúc có ở các nước Ấn Độ, Pakistan, Mianmar, Malayxia và Inđônexia. Đến đầu thế 8 kỷ XX đã xuất hiện nhiều nghiên cứu tre trúc về các mặt như: lâm học, tái sinh, khai thác… Koichiro Ueda (1960) đã tiến hành thống kê số măng bị thui hàng năm ở rừng Trúc sào (Phyllostachys edulis) chiếm 60-80%, Phyllostachys reticulata 30-50% từ đó đề cập đến vấn đề khai thác tận dụng măng và áp dụng biện pháp bón phân để tăng số lượng và kích thước của thân khí sinh. Victor Cusack (1997) [57]đề cập đến biện pháp bón phân làm cho nhiều loài tre trúc phát triển tốt, măng to, nhưng phải bón một cách hợp lý tùy thuộc vào loài nhất định. Theo Alrasjid (2003)[37] tre được coi là một trong những loài cây sử dụng “tham lam” dinh dưỡng của đất. Vì vậy, không sử dụng phân bón trong trồng tre sẽ làm giảm sút nhanh chóng sức sản xuất của đất, dẫn đến đất rừng trồng tre sẽ nhanh chóng bị suy thoái. Fu Maoyi & Xiao Jianghua (1996)[44] đã xác định những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát sinh măng, sinh trưởng và phát triển của thân khí sinh là: độ ẩm, nhiệt độ, dinh dưỡng, cấu trúc rừng, biện pháp lâm sinh, sâu bệnh. Đây là những nhân tố cần phải được quan tâm khi áp dụng các biện pháp thâm canh tăng năng suất măng và thân khí sinh. 1.2.1.2. Các nghiên cứu về chi Luồng Chi Luồng (Dendrocalamus) có khoảng 35 loài trên thế giới, riêng Trung Quốc có 30 loài (ở Vân Nam có 24 loài) (Yang et al., 1999)[59]; Trung Quốc cũng đã ghi nhận tới 410 loài, chủng và giống (Pei et al., 1999); Ấn Độ có 20 loài (Seethalakshmi và Kumar, 1998). Năm 1934, Chi luồng (Dendrocalamus) được Nees thành lập khi chuyển loài Bambos stricta Roxb được công bố năm 1798. Cho đến nay, chi Luồng có khoảng 60 loài, đây là chi có nhiều loài tre kích thước lớn, có loài cao đến 30 m. Tuy nhiên, có một số loài thân nhỏ, đường kính chỉ vài cm như Dendrocalamuspoilanei, D.cinctus, S.sinuatus và có loài thân đặc như D.strictus, D.poilanei (Nguyễn Văn Thọ, 2012)[29]. Munro (1868)[49] đã mô tả 9 loài thuộc chi Luồng, tác giả mô tả khá chi tiết đặc điểm các loài và có cả hình vẽ của một số loài công bố mới. Gamble (1896) [45] đã mô tả chi tiết đặc điểm các loài có cả hình vẽ của 16 loài thuộc chi Luồng ở Ấn Độ. Tewari (1993)[56] đã mô tả chi tiết đặc điểm hình thái và có hình thái và có 9 hình vẽ minh họa của 14 loài thuộc chi Luồng của Ấn Độ. Hsueh & Li (1996)[46] mô tả chi tiết và vẽ hình minh họa của 11 loài tre thuộc chi này ở Trung Quốc. Li & Stapleton (2006)[48] mô tả chi tiết và hình vẽ minh họa đặc điểm loài ở quyển riêng cho 24 loài tre thuộc chi này ở Trung Quốc. Theo Ohrnberger (1999) [50]có 52 loài thuộc chi Luồng trên toàn thế giới. Theo Munro (1868)[49] cho rằng các loài thuộc chi Luồng phân bố ở Ấn Độ, Malacca, Java (Indonesia) và Trung Quốc. Gamble (1896)[45] xác định 16 loài thuộc chi Luồng phân bố ở Trung Quốc, Ấn Độ, Myanmar, Malaysia, Indonesia. Tewari (1993) [56]đã cung cấp đầy đủ các thông tin về nơi phân bố, trồng và độ cao của 14 loài Tre thuộc chi Luồng ở Ấn Độ được mô tả. Theo Li & Stapleton (2006)[48] chi Luồng có phân bố ở vùng nhiệt đới, Á nhiệt đới của Châu Á, ở Trung Quốc phân bố chủ yếu ở phía Tây Nam. Ohrnberger (1999)[50] cho rằng các loài chi Luồng trên thế giới có phân bố ở phía Nam Trung Quốc kéo dài ra phía Tây và phía Đông và miền Trung của Trung Quốc, ở Ấn độ có dãy Himalaya và các đảo Andaman, ngoài ra còn gặp ở các nước Nê pan, Bu tan, Băng-la-det, Sri-lan-ca, đảo Andaman, Myanmar, Lào, Ma-lai-xia, Campuchia, Việt Nam, Philippine, In-đô-nê-xia và pa-pua-niu-ghinê. Ramanayake và các tác giả (2007)[51] đã sử dụng chỉ thị phân tử RAPD để nghiên cứu đa dạng di truyền của 23 khóm tre D.giganteus thuộc một quần thể ở Vườn thực vật Hoàng Gia ở Peradeniya, Sri Lanka được di thực đến đây năm 1856 từ một cây và khẳng định quần thể có đa dạng di truyền thấp, chỉ 0,045±0,004. Quần thể này đồng nhất về hình thái, các cá thể tăng lên do nhân giống vô tính. Tian và các tác giả (2012) đã phân tích đa dạng di truyền của 108 khóm tre A.giganteus thuộc 7 quần thể ở tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) bằng chỉ thị phân tử ISSR cho rằng đa dạng di truyền trong quần thể là rất thấp, trung bình là 11,33% khác nhau, nhưng rất đa dạng di truyền giữa các quần thể rất cao, trung bình 88,57% khác nhau. Bảy quần thể này chia làm 2 nhóm chính và khẳng định không có khác biệt về mặt di tuyền giữa các cá thể trong quần thể mà khác nhau về mặt địa lý. Các tác giả đề nghị bảo tồn in situ tất cả 7 quần thể này và cần thu thập vật liệu giống để bảo tồn ex situ. 10 - Nghiên cứu kỹ thuật chọn giống, nhân giống Chi Dendrocalamus có thể thực hiện nhân giống bằng phương pháp hữu tính hoặc sinh dưỡng nhưng chủ yếu là bằng phương pháp nhân giống sinh dưỡng. Tại Kenya, Bernard Kingomo (2007)[38] đã đề cập đến nhân giống bằng cách dùng thân và gốc để tạo cây con. Nếu dùng hom thân nên lấy thân cây có độ tuổi từ 2 - 3 năm, cắt một đoạn có 2 đến 3 mắt để làm vật liệu, đục lỗ cách các mắt từ 5 - 7 cm, sau đó vùi sâu 6 - 10 cm theo hướng nằm ngang vào đất trộn cát, sau đó dùng axít 1-Naphthalene acetic (NAA) đổ vào lỗ đã đục để kích thích ra rễ. Nếu dùng gốc để trồng, chọn cây có độ tuổi 1 - 2 năm, đào sâu 30 - 60 cm và cắt toàn bộ gốc mang đi trồng ngay. Theo Rao & Ramanatha (2000) nhân giống sinh dưỡng là phương pháp có hiệu quả với hầu hết các loài tre. Tác giả nghiên cứu nhân giống sinh dưỡng Bambusa vulgaris với quy mô lớn như sau: Hom cành 2-3 năm tuổi bao gồm một mắt ngủ hoặc một đốt cành, cành được cắt ở sát cổ. Cành cắt được cho vào túi polyethyne thích hợp bao gồm đất ở trên và sơ dừa vụ với tỷ lệ 1:5. Nước được tưới thường xuyên trong thời gian một tuần sau khi cho vào túi, khả năng ra chồi và ra rễ diễn ra trong khoảng thời gian 3-4 tuần sau đó. Nghiên cứu của Trung tâmnghiên cứu tre trúc Trung Quốc (2008) [40] về giâm hom tre cho thấy: sử dụng hom cành to giâm hom cho tỷ lệ sống đạt tới 83,75%, sử dụng cành nhỏ tỷ lệ sống chỉ khoảng 10%. Nghiên cứu cũng chỉ ra nên giâm hom vào mùa xuân tháng 3-4 vì nhiệt độ và độ ẩm tăng, thuận lợi cho tre nảy chồi và măng không mọc thời gian này, do đó cây giàu dinh dưỡng, ra rễ diễn ra trước tiên sau cắt hom vì vậy cho tỷ lệ sống cao. Nghiên cứu của Fu Maoyi & cs. (2000)[43] về giâm hom bằng cành cho thấy cành được chọn để giâm hom tốt nhất có độ tuổi 1-2 năm và lấy từ cây 3 năm tuổi. Nhân giống có thể thực hiện tốt vào tháng 2 đến tháng 9, tuy nhiên vào tháng 2-3 cho tỷ lệ sống cao hơn. Cusack (1997) [39] đã nghiên cứu sử dụng hom thân kết quả cho thấy: tỷ lệ thành công khi nhân giống bằng hom thân là khác nhau giữa các loài tre và phụ thuộc vào kỹ thuật sử dụng, nhân giống tốt nhất nên vào mùa xuân. Rao & Rao (2000)[52] nghiên cứu về giâm hom sử dụng hom thân cũng cho rằng đây là một phương pháp có hiệu quả để nhân giống các loại tre có vách dày và 11 kích thước lớn (8-12cm đường kính) như loài Bambusa blumeata. Một nghiên cứu khác của Fu Maoyi & cs. (2000) [43]về nhân giống bằng hom thân 1 đốt cho thấy, cắt hom có thể thực hiện ở cây 1 hoặc 2 năm tuổi. Về nghiên cứu sử dụng giống gốc trong trồng tre đã được một số tác giả đánh giá là có tỷ lệ thành công cao, tuy nhiên cũng có nhiều mặt hạn chế như chi phí cao, số lượng giống hạn chế. Theo Zhou (2000) [61] cho rằng sử dụng giống gốc thích hợp cho các loài cây giống như Bambusa, Dendrocalamus, Sinocalamus,... Chọn những cây mẹ đánh gốc có một ít rễ và cắt phần trên thân khí sinh chỉ để lại chiều dài khoảng 1m. Khi đánh gốc, rễ và thân ngầm được giữ lại, cây được cắt lại 5-6 cành và để lại lá. Theo Cusack (1997)[39] chi thấy nhân giống bằng gốc có thể đạt được tỷ lệ thành công 100%, tuy nhiên chỉ nên áp dụng cho những loài tre có kích thước nhỏ vì có thể sản xuất với quy mô lớn. Tương tự, Rao & Rao (2000)[52] cũng cho rằng nhân giống tre sử dụng giống gốc là một phương pháp tốt nhất, khả năng mọc mạnh nhất được thấy ở các gốc 1 năm tuổi. Verma và Arya (1998) đã nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần ruột bầu đến sinh trưởng, sinh khối và khả năng hút dinh dưỡng của cây Dendrocalamus asper nuôi cấy mô. Ngoài phương pháp nhân giống sinh dưỡng, ở một số nơi trên thế giới, các loài tre Luồng cũng được nhân giống từ hạt. Tại Thái Lan và Ấn Độ, việc nhân giống bằng hạt đã được thực hiện cho các loài cây như Dendrocalamus brandisii, Dendrocalamus membranaceus, Dendrocalamus strictus và Dendrocalamus(Bernard, 2007 và Dai Qihui, 1998). - Kỹ thuật trồng Tre lấy măng Theo Fu và Xiao (1996) [44], những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát sinh măng, sinh trưởng và phát triển của thân khí sinh gồm: độ ẩm, nhiệt độ, dinh dưỡng, cấu trúc rừng, biện pháp lâm sinh, sâu bệnh. Đây là những nhân tố cần phải được quan tâm khi áp dụng các biện pháp thâm canh tăng năng suất măng và thân khí sinh. Nghiên cứu của Rao & Rao (1999) [52] chỉ ra rằng đất thích hợp cho cây trồng tre thường là đất thoát nước tốt, đất cát mùn, đất sét pha cát và có nhiều dinh dưỡng, đất bằng phẳng hoặc đất đồi có độ dốc thấp, đất thường có màu vàng, nâu vàng hoặc 12 màu đỏ vàng, đất tầng sâu. Một số loài tre tại Bangledesh được trồng trên đất có độ pH từ 6-8, hoặc đất đồi có độ pH từ 4,5 -5,5. Theo Dai (1998)[42], mật độ trồng với các loài Dendrocalamus có đường kính thân cây nhỏ hơn 6 cm là 1.160 khóm/ha, với các loài có đường kính thân cây to hơn thì mật độ trồng khoảng 830 khóm/ha (3m xx 4m) hoặc 625 khóm/ha (4mx4m). Theo Alipon và cs (2009)[36] kỹ thuật tốt nhất để tạo ra chất lượng thân cây bền vững đối với Bambusa blumeana vệ sinh gốc, phủ gốc, bón phân hữu cơ và duy trì cây 1,2,3,4 tuổi theo tỷ lệ 4:4:4:4 cây/khóm. Còn đối với Dendrocalamus asper không phủ gốc, tiến hành bón phân và duy trì cây 1 tuổi và cây 2 tuổi theo tỷ lệ 6:6 cây/khóm. Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng và năng suất của các loài tre,Suwannapinunt & Thaiutsa (1988) [54] đã kết luận: sử dụng hỗn hợp phân NPK 15-15-15 có hiệu quả rõ rệt đến năng suất của các loài Tầm vông (Th. siamensis), Mạy tông (D.asper), D.strictus và Bambusa sp. Bón 100kg NPK/ha sẽ đủ để tăng năng suất và bón 200 kg NPK/ha là thích hợp. Dranssfield & Widjaja (1995) cho rằng bón 20 -25kg phân hữu cơ cho mỗi khóm trước mùa sinh trưởng, phân hóa học bón 4 lần mỗi năm, mỗi lần bón cho 1 ha là 80kg NPK theo tỷ lệ 40:10:30 và 0,65 Si. Cusack (1997) cho rằng bón phân làm cho tre trúc phát triển tốt, măng to nhưng phải bón một cách hợp lý tùy thuộc vào loài nhất định. Đối với loài Mạy tông (D. asper) hàng năm bón 300kg phân NPK (15:15:15)/ha + 40 - 60kg bụi rơm hoặc cỏ khô để phủ+0,65kg silic dioxyt/ha. Đối với loài Mai xanh (D. latiflorus) bón 40 kg NPK (40:30:10)/ha và bón 4 lần trong năm kết hợp 0,65kg Silic dioxyt/ha/năm và 20-25kg phân compost trước mùa sinh trưởng. Trung tâm nghiên cứu tre trúc Trung Quốc (2001) [41] bằng các thí nghiệm với loài Mai cây xanh (D. latiflorus) và Lục trúc (D. oldhamiii) cho rằng: phân bón làm tăng nhiệt độ trong đất giúp không khí và nước lưu thông tốt hơn, kích thích măng ra sớm hơn, sản lượng măng và thân khí sinh tăng cao hơn. Điều này cho thấy việc bón phân cho rừng Dendrocalmus là rất cần thiết nhằm kinh doanh rừng bền vững và có năng suất cao. Trung tâm nghiên cứu tre trúc Trung Quốc (2008) [40] cho
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất