Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu tử vong do tai nạn thương tích tại tỉnh điện biên năm 2005- 2007...

Tài liệu Nghiên cứu tử vong do tai nạn thương tích tại tỉnh điện biên năm 2005- 2007

.PDF
34
347
60

Mô tả:

Nghiên cứu tử vong do tai nạn thương tích tại tỉnh Điện Biên năm 2005- 2007
1 ĐẶT VẤN ĐỀ Nghiên cứu tử vong (TV) đã được bắt đầu từ rất lâu, hàng năm trong Niên giám thống kê Y tế do Bộ Y tế ban hành đều có các số liệu TV, chủ yếu là số liệu TV Bệnh viện [11]. Nghiên cứu mô hình bệnh tật và TV có ý nghĩa quan trọng, phục vụ phòng ngừa bệnh tật và giảm tỉ lệ TV, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân. Trên thế giới, tỉ lệ TV do TNTT ngày càng gia tăng, là một vấn đề mang tính toàn cầu, cần được cả thế giới quan tâm. Theo Krug, năm 1998 có khoảng 5,8 triệu người TV do TNTT. Ngoài ra, còn một số lượng lớn các trường hợp TNTT bị di chứng hoặc tàn tật suốt đời. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới có chủ đề “Gánh nặng toàn cầu về bệnh tật” dự báo đến năm 2020 hàng năm có khoảng 8 triệu người TV do TNTT và TNTT là nguyên nhân thứ tư trong mười nguyên nhân gây TV [8], [34]. Ở Mỹ, TNTT là nguyên nhân đầu tiên gây TV trẻ em trên 1 tuổi và thanh thiếu niên và TNTT nếu không bị TV có thể để lại những di chứng nặng nề làm tổn hại về kinh tế của cá nhân, gia đình và xã hội. Ở Việt Nam, TNTT là nguyên nhân hàng đầu với trên 30 người TV và 70 người tàn phế sau TNTT xảy ra hàng ngày. Đặc biệt là tai nạn giao thông (TNGT), số vụ TNGT và tỉ lệ TV do TNGT tăng nhanh theo từng năm và TNTT là nguyên nhân chính gây TV ở trẻ em 5- 19 tuổi. Theo tổng cục thống kê, cứ 10 trường hợp TV do các nguyên nhân, có 1 trường hợp TV do TNTT [15]. Chi phí cho điều trị người bị TNTT ở nước ta cũng khá cao, do mức thu nhập thấp, trung bình chi phí cho 1 TNTT điều trị tại bệnh viện thì một người cần lao động 0,8 tháng mới kiếm đủ tiền chi phí [1]. 2 Đánh giá gánh nặng bệnh tật qua số năm sống mất đi vì chết sớm do TNTT (YLL) đang được áp dụng khá phổ biến trên thế giới và khu vực Đông Nam Á. Hiện nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có nhiều chương trình can thiệp phòng chống TNTT đã và đang được triển khai ở nhiều địa phương trong cả nước, nhưng tại Điện Biên chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về TV do TNTT và đánh giá gánh nặng TV do TNTT, đề tài “Nghiên cứu tử vong do tai nạn thương tích tại tỉnh Điện Biên năm 2005- 2007” được tiến hành nhằm các Mục tiêu sau: 1. Mô tả tình hình TV do TNTT tại tỉnh Điện Biên năm 2005- 2007. 2. Đánh giá gánh nặng tử vong do TNTT thông qua số năm sống mất đi do chết sớm tại tỉnh Điện Biên năm 2005- 2007. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Mô hình TV do TNTT: 1.1.1 Mô hình TV do TNTT trên thế giới: TV do TNTT là những trường hợp TV mà người bị TV Ở Mỹ, TNTT là nguyên nhân TV đầu tiên của trẻ em trên 1 tuổi và thanh thiếu niên với 67,9% [36], ước tính hàng năm có khoảng 5 triệu trường hợp TV do thương tích và bạo lực; thương tích và bạo lực cướp đi 5 triệu người mỗi năm. Tám trong 15 nguyên nhân hàng đầu gây TV ở người từ 15- 29 tuổi có liên quan đến thương tích và bạo lực [17]. Trong các nguyên nhân gây TV do TNTT thì TV do TNGT là cao nhất. Trên toàn cầu, trung bình hàng năm các vụ TNGT đường bộ đã giết chết gần 1,2 triệu người và làm bị thương hơn 50 triệu người [14]; Năm 2004, có khoảng 1,3 triệu người TV do TNGT [23]. Ở Trung Quốc, Tỉ lệ TV do TNGT tăng nhanh từ năm 1987 đến năm 2001 tăng từ 7,5% lên 19% [38]. Theo Tổ chức Y tế thế giới, trung bình mỗi năm có gần 1,2 triệu người chết và hàng triệu người bị thương hoặc tàn tật do các vụ va chạm giao thông [13], [46]. Ước tính đến năm 2030 TNGT đường bộ là nguyên nhân thứ 8 trong các nguyên nhân gây TV [15] . TV do TNGT trên thế giới chủ yếu do sử dụng phương tiện đi lại là xe mô tô 2 bánh, xe gắn máy: Ấn Độ 27%; Thái Lan 70- 90 %; Malaysia 60% [36], [38], [42]. Sau TNGT, tính trên toàn cầu, đuối nước là nguyên nhân thứ 2 gây TNTT không chủ ý và đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây TV ở trẻ em trên 1 tuổi trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương, trên 50% TV do đuối 4 nước xảy ra ở Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Trong đó, nam giới chiếm phần lớn. Ở Trung Quốc, ngạt, đuối nước, TNGT, tự tử là những nguyên nhân chính gây TV do TNTT [19] 1.1.2 Mô hình TV do TNTT ở Việt Nam: Ở Việt Nam, theo báo cáo khoa học TNTT thực trạng và giải pháp can thiệp của ban chỉ đạo quốc gia phòng chống TNTT, TNTT là nguyên nhân hàng đầu gây TV tại bệnh viện, bình quân mỗi ngày có khoảng 30 người chết và 70 người bị thương gây tàn tật suốt đời do TNTT [34]. Theo Tổng cục thống kê, cứ 10 trường hợp TV do các nguyên nhân, có 1 trường hợp TV do TNTT [15]. Theo Niên giám thống kê y tế năm 2006, mô hình TV do TNTT cũng khác nhau giữa các năm: năm 2005 TV do TNTT cả nước là 45/ 100000 dân, năm 2006 là 46,1/ 100000 dân. Đặc biệt TV do TNTT đứng hàng đầu trong các nguyên nhân gây TV tại bệnh viện. Trong đó, TV do TNTT ở trẻ em chiếm 17- 18% [11], [33]. Tình hình TV do TNTT ở các tỉnh cũng khác nhau: Căn cứ theo kết quả điều tra hộ gia đình về TNTT tại Hải Dương và Hưng Yên (2006) tỉ lệ TV do TNTT là 61/ 100000 dân; tại Huế (2005) 49,5/ 100000 dân; tại Long An (2005) 44,5/ 100000 dân [30], [31]; Tại huyện Từ Liêm- Hà Nội, TV do TNTT là 51,1/ 100000 dân [20], Tại Định Công, TV do TNTT 65,3/ 100000 dân [24], [25]. Tỉ lệ TV do TNTT cũng khác nhau ở các giới. Tỉ lệ TV do TNTT ở nam cao gấp 3 lần ở nữ, phần lớn các trường hợp TV tập trung vào lứa tuổi lao động (15- 59 tuổi) [17]. Tại Lâm Thao- Phú Thọ, nam (11,28%), nữ (4,95%) [16]. năm 2005 TV do TNTT (nam: 66,1/ 100000 dân; nữ: 23/ 100000 dân), năm 2006 (nam: 68,3/ 100000 dân; nữ: 22,9/ 100000 dân) [11]. 5 Việt Nam cũng như toàn thế giới, TNGT đứng hàng đầu trong các nguyên nhân TNTT gây TV. Trong 5 năm gần đây, TV do TNGT mỗi năm có khoảng 12000 người. Tỉ lệ TV do TNGT năm 2006 so với 2005 vẫn tăng: Năm 2006 19,9/ 100000 dân, năm 2006 21,2/ 100000 dân Năm 2005, tại Từ Liêm- Hà Nội, TV do TNGT chiếm 50,51% [11], [20], [33]. Từ năm 1989 đến năm 1998, sau 10 năm TV do TNGT tăng lên 4 lần. Năm 1990 cả nước có 2000 người TV do TNGT thì chỉ 8 tháng năm 2002 cả nước có 8500 người TV do TNGT [1]. Năm 2007, TV do TNGT là 14765/ 100000 dân [26]. Tỉ lệ TV do đuối nước ở trẻ em cao nhất 39,2/ 100000 trẻ [34]. Năm 2005, tại Từ Liêm- Hà Nội TV do đuối nước 14,14%. Cũng trong nghiên cứu này, tại Từ Liêm- Hà Nội năm 2005 đứng sau TV do đuối nước là TV do điện giật với 3,54% [20]. Trong vòng 20 năm (1977- 1996), thảm hoạ tự nhiên đã làm TV 9092 người. Trong vòng 5 năm (1996- 2000), thảm hoạ tự nhiên đã làm TV 5772 người [39], [40]. Theo Trần Quốc Kham và cộng sự tỉ lệ chấn thương so với số người tiếp xúc với máy cơ khí nông nghiệp ở Kiến Xương- Thái Bình là 3,9%/ năm; so với dân số trong nghiên cứu là 0,7%/ năm [13]. Tại tỉnh Điện Biên, chưa có ai nghiên cứu về mô hình tử vong nói chung và mô hình TV do TNTT nói riêng. 1.2 Gánh nặng TV do TNTT: Gánh nặng bệnh tật bao gồm số năm sống mất đi do TV sớm và số năm sống chung với bệnh tật. 6 1.2.2 Gánh nặng TV do TNTT trên thế giới: Năm 2004, trên thế giới ước tính có khoảng 2,6% giảm DALY (Số năm sống bị mất đi vì chết sớm và mang bệnh). Mỗi năm số TV ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, chiếm tới 85- 90% số trường hợp giảm chỉ số DALY [23]. Tổ chức lao động Quốc tế ước tính 4% GDP toàn thế giới chi phí cho TNTT. [3]. TNTT không chỉ gây ra những tổn thất xã hội to lớn cho các cá nhân, gia đình và cộng đồng mà nó còn gây ra những gánh nặng cho dịch vụ y tế và kinh tế, chi phí cho vấn nạn này còn lên đến 1/2 tổng sản phẩm quốc dân [12], [37]. Để đánh giá gánh nặng TV người ta dựa vào KVSKS của từng nhóm tuổi và theo 2 giới, người ta tính số năm sống bị mất đi vì chết non do TNTT (YLL) bằng cách tính hiệu số giữa KVSKS và tuổi lúc chết. Một trường hợp nữ giới chết khi mới 30 tuổi, giả sử KVSKS của người này là 72,2 năm, nghĩa là anh ta mất 42,2 năm vì chết non. 1.2.3 Gánh nặng TV do TNTT ở Việt Nam: Ngân hàng châu Á ước tính, tổn thất kinh tế hàng năm do TNTT đường bộ gây ra ở Việt Nam là 885 triệu đô la Mỹ [13]. Tại Lâm Thao- Phú Thọ, tổng số năm mất đi do chết non 51,1 năm. Trong đó, tổng số năm mất đi vì chết non do TNTT là 12,85/ 1000 dân [25]. Tại Sóc Sơn- Hà Nội, tổng số năm mất đi do chết non 62,1 năm/ 1000 dân [23]. 7 Để tính số năm mất đi vì chết non do TNTT của người Việt Nam, lấy KVSKS của người Việt Nam trừ đi tuổi lúc TV [9]. Ví dụ: Theo dõi tình hình TV của một cộng đồng X gồm một số nữ và 12.000 người là nam giới, trong một năm có 50 người chết. Giả sử KVSKS của nam giới trong cộng đồng này là 67,1 tuổi. Số người chết phân bố theo nguyên nhân và tuổi như sau: - 30 người chết trước 1 tuổi vì viêm phổi. - 10 người chết lúc 52 tuổi vì bệnh tim mạch. - 10 người chết lúc 58 tuổi vì ung thư. Nếu tính tỉ lệ TV thô ở nam giới sẽ là 4,17 0/00. Số năm sống mất đi vì chết non ở cộng đồng này sẽ là: - Vì viêm phổi: (67,1 - 1) x 30 = 1983 năm - Vì bệnh tim mạch: (67,1 - 52) x 10 = 151 năm - Vì ung thư: (67,1 - 58) x 10 = 91 năm Cộng: 2.225 năm Cũng tương tự đối với cộng đồng Y cũng gồm một số nữ và 12.000 nam giới, trong một năm cũng có 50 người chết. Giả sử KVSKS của nam giới ở cộng đồng này cũng là 67,1 tuổi. Số người chết phân bố theo nguyên nhân và tuổi như sau: - 20 người chết trước 1 tuổi vì viêm phổi. - 10 người chết lúc 52 tuổi vì bệnh tim mạch. - 20 người chết lúc 58 tuổi vì ung thư. Nếu tính tỉ lệ TV thô ở nam giới sẽ là 4,170/00. Số năm sống mất đi vì chết non ở cộng đồng này sẽ là: 8 - Vì viêm phổi: (67,1 - 1) x 20 = 1322 năm - Vì bệnh tim mạch: (67,1 - 52) x 10 = 151 năm - Vì ung thư: (67,1 - 58) x 20 = 182 năm Cộng: 1.655 năm Như vậy, với cùng tỉ lệ TV thô là 4,17%o nhưng nếu tính YLL sẽ thấy cộng đồng X có gánh nặng bệnh tật lớn hơn hẳn cộng đồng Y. Khi phân tích gánh nặng bệnh tật theo YLL và theo nguyên nhân sẽ thấy cộng đồng X gánh nặng bệnh tật do bệnh tim mạch bằng cộng đồng Y, cộng đồng Y có gánh nặng bệnh tật do ung thư cao hơn ở cộng đồng X, nhưng cộng đồng X có gánh nặng bệnh tật do viêm phổi cao hơn ở cộng đồng Y rất nhiều. 1.2.4 Gánh nặng TV do TNTT ở Điện Biên: - Tại tỉnh Điện Biên, chưa có một nghiên cứu nào nghiên cứu về gánh nặng bệnh tật do TNTT nói chung và gánh nặng TV do TNTT nói riêng. - Trong nghiên cứu này sẽ tính toán số năm sống mất đi vì chết non của một số nguyên nhân TV do TNTT thường gặp tại địa phương. 9 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Địa điểm nghiên cứu: - Tỉnh Điện biên (Được bôi đậm trong bản đồ) INCLUDEPICTURE "http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/4/4f/LocationVietnamDienBien.pn 10 g" \* MERGEFORMATINET 11 - Mô tả địa bàn nghiên cứu: Điện Biên là một tỉnh nằm ở vùng Tây Bắc, miền Bắc Việt Nam, giáp với các tỉnh Lai Châu và Sơn La của Việt Nam, Vân Nam của Trung Quốc ở phía Bắc, Phongsali của Lào ở phía Tây, diện tích 9562,9 km2 với dân số là 459100 người (năm 2006). Về mạng lưới giao thông đường bộ, từ thành phố Điện Biên Phủ tới Hà Nội 474 km, từ thành phố Điện Biên Phủ đến cửa khẩu Ma Lu Thàng (Lai Châu) 195 km, từ Tuần Giáo cửa khẩu Tây Trang dài 117 km. Về tổ chức hành chính được chia làm 106 xã, 7 huyện và 1 thành phố, 1 thị xã. Tỉnh Điện Biên chủ yếu là vùng núi cao, có thành phố và 1 huyện nằm ở khu vực tương đối bằng, xung quanh bao phủ bởi đồi núi, giao thông đi lại khó khăn với kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, làm nương rẫy [6]. Về hoạt động y tế, hiện nay Điện Biên đã cơ bản kiện toàn hệ thống y tế từ tỉnh đến Trạm Y tế xã và y tế thôn/ bản. Toàn tỉnh Điện Biên có 5 Bệnh viện đa khoa, 20 phòng khám đa khoa khu vực, 106 xã có Trạm y tế (100%). 2.2 Đối tượng nghiên cứu: - Toàn bộ sổ A6/ YTCS của 106 xã tại tỉnh Điện Biên. 2.3 Phương pháp nghiên cứu: 2.3.1 Thiết kế nghiên cứu chung: Dịch tễ học mô tả cắt ngang về TV do TNTT tại tỉnh Điện Biên năm 2005- 2007. 2.3.2 Cỡ mẫu: - Toàn bộ (tuyệt đối) – 100 % sô TV trong 3 năm (2005- 2007) Cách chọn mẫu: - Chọn mẫu thuận tiện (theo thống kê từ sổ A6/ YTCS) - Tiêu chuẩn lựa chọn: Các trường hợp TV từ 0 giờ ngày 01 tháng 01 năm 2005 đến 24 giờ ngày 31 tháng 12 năm 2007 không phân biệt tuổi, giới, dân tộc, có hộ khẩu tại tỉnh Điện Biên, dù TV ở bất kỳ đâu. - Tiêu chuẩn loại trừ: Những trường hợp TV trên địa bàn tỉnh Điện Biên nhưng không thuộc tỉnh Điện Biên quản lý hộ khẩu. 12 2.3.3 Biến số, chỉ số và phương pháp thu thập thông tin nghiên cứu : Tên biến số Dân số Tuổi Giới Tháng năm Nguyên nhân Chỉ số Phương pháp thu thập thông tin Công cụ thu thập thông tin - Tính tỉ lệ TV/ 100000 dân. - Hồi cứu tư liệu sẵn có về số dân trung bình Biểu mẫu báo cáo - Tính cấu trúc dân số theo nhóm theo giới từ Trạm y tế xã năm 2005, 2006, nguyên nhân TV. tuổi. 2007. Biểu mẫu thu thập - Hồi cứu tư liệu về cấu trúc dân số theo nhóm cáu trúc dân số 1999. tuổi cuộc Tổng điều tra dân số 1999 (gần nhất). - Tính theo năm. Hồi cứu tư liệu sẵn có (Sổ A6/ YTCS). Biểu mẫu báo cáo - Tính Tỉ lệ TV theo tuổi. nguyên nhân TV - Tính gánh nặng TV theo tuổi. - Tính tỉ lệ TV theo giới. Hồi cứu tư liệu sẵn có (Sổ A6/ YTCS) Biểu mẫu báo cáo - Tính gánh nặng TV theo giới. nguyên nhân TV - Tính tỉ lệ TV theo tháng và theo năm. Hồi cứu tư liệu sẵn có (Sổ A6/ YTCS) Biểu mẫu báo cáo - Tính gánh nặng TV theo năm. nguyên nhân TV - Mã hóa theo ICD 10. Hồi cứu tư liệu sẵn có (Sổ A6/ YTCS) Biểu mẫu báo cáo - Do trưởng Trạm Y tế xã ghi chép. nguyên nhân TV - Tính tỉ lệ TV theo nguyên nhân. - Tính gánh nặng TV theo nguyên nhân. 13  Thiết kế mẫu phiếu thu thập số liệu: Mẫu phiếu thu thập số liệu gồm:  Thông tin chung.  Hướng dẫn cách ghi chép nguyên nhân TV.  Danh sách các trường hợp TV.  Quy trình phát phiếu:  Mẫu phiếu thu thập số liệu được gửi về Sở Y tế tỉnh Điện Biên.  Sở Y tế giao cho Trung tâm Y tế các huyện.  Các Trung tâm Y tế huyện giao trực tiếp cho Trạm trưởng Trạm Y tế các xã trong buổi giao ban hàng tháng.  Trạm Y tế các xã điền đủ các thông tin theo yêu cầu về TV và dân số.  Quy trình thu phiếu:  Trưởng Trạm Y tế các xã nộp phiếu cho Trung tâm Y tế huyện.  Trung tâm Y tế các huyện gửi báo các cho Sở Y tế.  Sở Y tế chuyển phiếu thu thập số liệu về cho nhóm nghiên cứu Trường Đại học Y Hà Nội. 2.4 Cách phân tích, xử lý số liệu: Số liệu ghi nhận, làm sạch số liệu rồi nhập vào máy tính bằng phần mềm Excel, mã hoá nguyên nhân TV, sau đó phân tích số liệu bằng phần mềm Stata 8.0. - Tỉ lệ TV do TNTT/ 100000 dân tính bằng cách nhân số TV do TNTT với 100000 rồi chia cho số người- năm. - Tỉ lệ % TV do TNTT tính bằng cách lấy tổng số những người chết sớm do TNTT nhân với 100 rồi chia cho tổng số TV do các nguyên nhân TNTT. 14 - Tính số năm sống mất đi do chết sớm vì TNTT bằng cách lấy hiệu của KVSKS trừ đi tuổi trung bình TV do TNTT, sau đó nhân với số trường hợp TV do TNTT. 2.5 Thời gian triển khai nghiên cứu: Từ tháng 01 năm 2009 đến tháng 9 năm 2009 Trong đó: Thu thập số liệu: Từ tháng 2 - tháng 5 năm 2009 2.6 Đạo đức trong nghiên cứu: - Việc thu thập số liệu này không gây hại cho cộng đồng và cá nhân. - Số liệu thu được sẽ giữ bí mật và chỉ dùng cho mục đích khoa học.. - Nghiên cứu được sự đồng ý của Uỷ ban nhân dân tỉnh và Sở Y tế tỉnh Điện Biên, Trung tâm Y tế các huyện và Trạm y tế các xã. - Kết quả thu được báo cáo cho Sở Y tế và chính quyền địa phương để phục vụ công tác phòng bệnh. 2.7 Những hạn chế của đề tài: Do điều kiện nguồn nhân lực, nghiên cứu hồi cứu các tư liệu sẵn có nên số liệu có thể không đầy đủ, nguyên nhân có thể ghi không đầy đủ hoặc không chính xác. Nên chỉ có thể tiến hành kiểm tra tính xác thực của số liệu: 10% số xã để xác định độ chính xác: So sánh nguồn số liệu từ 3 nguồn (Tư pháp.- Dân số. - Ban an toàn giao thông xã). 15 Chương 3 DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Mô hình TV do TNTT: 3.1.1 Tỉ lệ TV theo một số nguyên nhân: 3.1.1.1 Tỉ lệ TV cả 3 năm theo một số nguyên nhân: Bảng 3.1: Tỉ lệ TV theo một số nguyên nhân: Nguyên nhân TNTT Ung thư Tim mạch HIV/ AIDS Viêm gan Lao Đái đường TV mẹ Dại Sốt xuất huyết Khác và không xác định Tổng Số TV Dân số Tỉ lệ / 100000 16 3.1.1.2 Tỉ lệ TV năm 2005 theo một số nguyên nhân: Bảng 3.2: Tỉ lệ TV năm 2005 theo một số nguyên nhân: Nguyên nhân TNTT Ung thư Tim mạch HIV/ AIDS Viêm gan Lao Đái đường TV mẹ Dại Sốt xuất huyết Khác và không xác định Tổng Số TV Dân số Tỉ lệ / 100000 3.1.1.3 Tỉ lệ TV năm 2006 một số các nguyên nhân: Bảng 3.3: Tỉ lệ TV năm 2006 theo một số nguyên nhân: Nguyên nhân TNTT Ung thư Tim mạch HIV/ AIDS Viêm gan Lao Đái đường TV mẹ Dại Sốt xuất huyết Khác và không xác định Tổng Số TV Dân số Tỉ lệ / 100000 17 3.1.1.4 Tỉ lệ TV năm 2007 theo một số nguyên nhân: Bảng 3.4: Tỉ lệ TV năm 2007 theo một số nguyên nhân: Nguyên nhân Số TV Dân số Tỉ lệ / 100000 TNTT Ung thư Tim mạch HIV/ AIDS Viêm gan Lao Đái đường TV mẹ Dại Sốt xuất huyết Khác và không xác định Tổng Khác Dại Đái đường 2007 2006 Viêm gan 2005 Tim mạch TNTT 0 20 40 60 80 Biểu đồ 3.1: Tỉ lệ TV theo một số nguyên nhân trong 3 năm 3.1.2 Tỉ lệ TV do TNTT theo một số nguyên nhân: 3.1.2.1 Tỉ lệ TV do TNTT cả 3 năm theo một số nguyên nhân: 18 Bảng 3.5: Tỉ lệ TV do TNTT cả 3 năm theo một số nguyên nhân: Nguyên nhân TNGT Đuối nước Tự tử TNLĐ Ngộ độc Ngã Sét đánh Điện giật Khác Tổng Số TV Dân số Tỉ lệ/ 100000 3.1.2.2 Tỉ lệ TV do TNTT năm 2005 theo một số nguyên nhân: Bảng 3.6: Tỉ lệ TV do TNTT năm 2005 theo một số nguyên nhân: Nguyên nhân Số TV Dân số Tỉ lệ/ 100000 TNGT Đuối nước Tự tử TNLĐ Ngộ độc Ngã Sét đánh Điện giật Khác Tổng 3.1.2.3 Tỉ lệ TV do TNTT năm 2006 theo một số nguyên nhân: Bảng 3.7: Tỉ lệ TV do TNTT năm 2006 theo một số nguyên nhân: Nguyên nhân TNGT Đuối nước Tự tử TNLĐ Ngộ độc Ngã Sét đánh Điện giật Số TV Dân số Tỉ lệ/ 100000 19 Khác Tổng 3.1.2.4 Tỉ lệ TV do TNTT năm 2007 theo một số nguyên nhân: Bảng 3.8: Tỉ lệ TV do TNTT năm 2007 theo một số nguyên nhân: Nguyên nhân TNGT Đuối nước Tự tử TNLĐ Ngộ độc Ngã Sét đánh Điện giật Khác Tổng Số TV Dân số Tỉ lệ/ 100000 20 Khác Điện giật Sét đánh Ngã 2007 Ngộ độc 2006 TNLĐ 2005 Tự tử Đuối nước TNGT 0 20 40 60 80 100 Biểu đồ 3.2: Tỉ lệ TV do TNTT theo các nguyên nhân trong 3 năm: 3.1.3 Tỉ lệ TV do TNTT theo giới: Bảng 3.9: Tỉ lệ TV do TNTT theo giới: Giới Nam Nữ Tổng Số TV do TNTT Tổng số TV Tỉ lệ %
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan