Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu, triển khai thuật toán bù méo cho bộ khuếch đại công suất...

Tài liệu Nghiên cứu, triển khai thuật toán bù méo cho bộ khuếch đại công suất

.PDF
46
2
135

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI --------------------------------------- DƢƠNG ĐỨC THANH NGHIÊN CỨU, TRIỂN KHAI THUẬT TOÁN BÙ MÉO CHO BỘ KHUẾCH ĐẠI CÔNG SUẤT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT Chuyên ngành: Kỹ thuật điện tử Hà Nội - 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI --------------------------------------- DƢƠNG ĐỨC THANH NGHIÊN CỨU, TRIỂN KHAI THUẬT TOÁN BÙ MÉO CHO BỘ KHUẾCH ĐẠI CÔNG SUẤT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT Chuyên ngành: Kỹ thuật điện tử NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN ĐỨC MINH Hà Nội - 2017 2 MỤC LỤC Trang phụ bìa ......................................................................................................... 2 Lời cam đoan .......................................................................................................... 4 Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt .................................................................. 5 Danh mục các hình vẽ, đồ thị ................................................................................. 6 MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 7 Chương 1 - TỔNG QUAN ..................................................................................... 9 1.1. Lý thuyết tổng quan..................................................................................... 9 1.1.1. Power amplifier, RF Power amplifier là gì? ........................................ 9 1.1.2. Chức năng của RF Power amplifier (PA) là gì? ................................... 9 1.1.3. Một số chỉ tiêu kỹ thuật quan trọng của PA ......................................... 9 1.1.4. Méo (Distortion) trong PA là gì? Tại sao lại có méo? .......................10 1.1.5. Méo xuyên điều chế ảnh hưởng gì? ...................................................13 1.2. Các kỹ thuật tuyến tính hoá bộ khuếch đại công suất ...............................14 1.2.1. Các phương pháp tuyến tính hoá phổ biến .........................................15 1.2.2. Bù méo (Predistortion) [3,8] ..............................................................19 Chương 2 - DIGITAL PRE-DISTORTION ........................................................ 23 2.1. Lựa chọn thuật toán ...................................................................................23 2.2. Nội dung thuật toán ...................................................................................24 2.2.1. Mô hình hoá PA..................................................................................24 2.2.2. Kỹ thuật bù méo .................................................................................29 Chương 3 - KẾT QUẢ MÔ PHỎNG VÀ ĐÁNH GIÁ ....................................... 33 3.1. Méo trước khi áp dụng DPD .....................................................................35 3.2. Mô hình hoá...............................................................................................36 3.3. Kết quả khi áp dụng DPD và đánh giá ......................................................37 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 44 PHỤ LỤC ............................................................................................................. 45 3 Lời cam đoan Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Tôi xin cam đoan luận văn: “NGHIÊN CỨU, TRIỂN KHAI THUẬT TOÁN BÙ MÉO CHO BỘ KHUẾCH ĐẠI CÔNG SUẤT” là nghiên cứu của tôi, các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Dƣơng Đức Thanh 4 Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Từ ngữ Viết đầy đủ viết tắt Ý nghĩa ACPR Adjaction Channel Power Ratio Tỷ số công suất trong băng và cận băng ADC Analog to Digital Converter Bộ biến đổi tương tự sang số BW Bandwidth Băng thông tín hiệu DPD Digital Pre-distortion Bù méo bằng phương pháp số DSP Digital Signal Processor Bộ xử lý tín hiệu số IMD Inter-modulation distortion Méo xuyên điều chế LPF Lowpass Filter Bộ lọc thông thấp LS Least Square Phương pháp bình phương nhỏ nhất LTE Long-Term Evolution Tín hiệu LTE PA Power Amplifier Bộ khuếch đại công suất RF Radio Frequency Tần số vô tuyến (hay sóng vô tuyến) SDR Software Defined Radio Vô tuyến định nghĩa bằng phần mềm 5 Danh mục các hình vẽ, đồ thị Hình 1.1. Sơ đồ khối hệ thống máy vô tuyến SDR và vị trí của PA ...........................9 Hình 1.2. Các chỉ tiêu phần phát chính của một máy thông tin vô tuyến .................10 Hình 1.3. Đặc tuyến của bộ khuếch đại công suất tại các điểm làm việc .................11 Hình 1.4. Khuếch đại công suất chế độ A .................................................................12 Hình 1.5. Khuếch đại công suất chế độ B và AB......................................................12 Hình 1.6. Tín hiệu điều chế 2 tones khi qua bộ KĐCS phi tuyến .............................13 Hình 1.7. Tín hiệu trải phổ khi qua bộ KĐCS phi tuyến ..........................................14 Hình 1.8. Giới hạn tín hiệu đầu vào theo phương pháp Power back-off ..................15 Hình 1.9. Sơ đồ khối hệ thống phương pháp hồi tiếp ...............................................16 Hình 1.10. Sơ đồ khối hệ thống envelope feedback .................................................16 Hình 1.11. Sơ đồ khối hệ thống Cartesian feedback .................................................17 Hình 1.12. Sơ đồ khối hệ thống Feedforward ...........................................................17 Hình 1.13. Sơ đồ khối hệ thống LINC ......................................................................18 Hình 1.14. Sơ đồ khối hệ thống EER ........................................................................18 Hình 1.15. Nguyên tắc hoạt động của hệ thống bù méo ...........................................19 Hình 1.16. Đặc tuyến làm việc của PA và nguyên lý bù méo ..................................19 Hình 1.17. Đặc tuyến làm việc tổng hợp ..................................................................20 Hình 1.18. Sơ đồ khối hệ thống bù méo ở RF/IF ......................................................21 Hình 1.19. Sơ đồ khối hệ thống bù méo bằng phương pháp số ................................22 Hình 2.1. Sơ đồ các khối trong quá trình mô hình hoá .............................................25 Hình 2.2. Các bước mô hình hoá ..............................................................................28 Hình 2.3. Sơ đồ khối hệ thống bù méo .....................................................................29 Hình 3.1. Giả lập đối tượng sử dụng để mô phỏng ...................................................33 Hình 3.2. Mô hình bộ khuếch đại công suất .............................................................33 Hình 3.3. Cấu hình bộ khuếch đại công suất ............................................................34 Hình 3.4. IMD 2 tones...............................................................................................35 Hình 3.5. Phổ với tín hiệu đầu vào LTE ...................................................................36 Hình 3.6. IMD 2 tones khi sử dụng DPD ..................................................................37 Hình 3.7. Phổ với tín hiệu đầu vào LTE khi sử dụng DPD (so sánh N) ...................38 Hình 3.8. Phổ với tín hiệu đầu vào LTE khi sử dụng DPD (so sánh M) ..................39 Hình 3.9. Phổ với tín hiệu đầu vào trải phổ 10MHz .................................................41 6 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay, thì yêu cầu về việc truyền dữ liệu tốc độ cao ngày càng tăng, các dạng điều chế ngày càng phức tạp, băng thông tín hiệu ngày càng được mở rộng. Để đáp ứng các dạng điều chế phức tạp băng thông rộng đó thì yêu cầu về tính tuyến tính của bộ khuếch đại công suất ngày càng cao và trở thành yêu cầu cấp bách. Trong khi đó, do giới hạn của phần cứng, giới hạn của linh kiện mà các kỹ thuật tuyến tính hoá bằng phần cứng dần bị giới hạn. Sự phát triển của lĩnh vực xử lý tín hiệu số đã giúp có thể thực hiện những kỹ thuật tuyến tính hoá mới dựa trên môi trường số, đặc biệt, nhiều kỹ thuật bù méo (làm méo trước tín hiệu) bằng phương pháp số đã được nghiên cứu, giới thiệu cho khả năng tuyến tính hoá bộ khuếch đại công suất một cách đáng kể. Hơn thế nữa, bù méo bằng phương pháp số với ưu điểm tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều so với các kỹ thuật tuyến tính hoá bằng phần cứng nên có thể nói DPD đang trở thành xu thế trong lĩnh vực tuyến tính hoá bộ khuếch đại công suất. Cá nhân tác giả là một kỹ sư thiết kế phần cứng cao tần, việc lựa chọn đề tài này là một cơ hội nghiên cứu, mở mang thêm kiến thức, đồng thời hiểu sâu thêm về cao tần. 2. Mục đích nghiên cứu của luận văn Trên cơ sở nội dung nghiên cứu, mục đích của luận văn bao gồm:  Nắm và hiểu bản chất phi tuyến của bộ khuếch đại công suất, ý nghĩa của việc cần có bộ khuếch đại công suất tuyến tính  Tìm hiểu, so sánh các kỹ thuật tuyến tính hoá bộ khuếch đại công suất đã được nghiên cứu và công bố  Nghiên cứu, tìm hiểu một kỹ thuật/thuật toán tuyến tính hoá bộ khuếch đại công suất 7  Triển khai kỹ thuật/thuật toán đó, mô phỏng và đánh giá 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu là tính phi tuyến của bộ khuếch đại công suất và kỹ thuật tuyến tính hoá  Phạm vi nghiên cứu là tìm hiểu các thuật toán đã được công bố, từ đó vận dụng mô phỏng kiểm thử 4. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:  Chương 1 - Tổng quan: trình bày các lý thuyết tổng quan về bộ khuếch đại công suất, méo và giới thiệu các phương pháp tuyến tính hoá bộ khuếch đại công suất  Chương 2 - Digital Pre-distortion: trình bày nội dung các bước của một kỹ thuật tuyến tính hoá bộ khuếch đại công suất  Chương 3 - Kết quả và bàn luận: trình bày các kết quả mô phỏng và đánh giá 8 Chƣơng 1 - TỔNG QUAN 1.1. Lý thuyết tổng quan 1.1.1. Power amplifier, RF Power amplifier là gì? Power amplifier: hiểu một cách đơn giản là bộ khuếch đại tín hiệu từ công suất thấp lên công suất cao hơn. RF Power amplifier: là bộ khuếch đại công suất với tín hiệu là cao tần. 1.1.2. Chức năng của RF Power amplifier (PA) là gì? Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay thì các máy thông tin vô tuyến (từ các hệ thống thông tin vệ tinh - mặt đất, các đài rada, các máy thông tin trong quân sự, đến các sản phẩm dân sự như điện thoại, đài radio, wifi…) ngày càng trở nên quan trọng và phổ biến. PA là một thành phần rất quan trọng trong tuyến phát của các máy thông tin vô tuyến. Chức năng là khuếch đại tín hiệu từ công suất thấp (sau điều chế) lên công suất cao để đảm bảo truyền được đi xa. RF A D UI DSP LO A PA D Hình 1.1. Sơ đồ khối hệ thống máy vô tuyến SDR và vị trí của PA 1.1.3. Một số chỉ tiêu kỹ thuật quan trọng của PA - Dải tần hoạt động - Công suất phát - Công suất đầu vào - Méo xuyên điều chế (IMD) 9 - Méo hài - Hiệu suất (dòng tiêu thụ) Dưới đây là ví dụ bảng chỉ tiêu kỹ thuật phần phát của chiếc máy Micom-2 HF-SSB Mobile/Fixed Digital Signal Processing Radio của Motorola: Hình 1.2. Các chỉ tiêu phần phát chính của một máy thông tin vô tuyến Đối với một bộ khuếch đại công suất 125W thì chỉ tiêu méo xuyên điều chế như trên của chiếc Micom-2 là một chỉ tiêu rất cao và khó đạt. Như vậy có thể thấy méo xuyên điều chế là một trong những chỉ tiêu quan trọng của một bộ khuếch đại công suất có sử dụng các dạng điều chế số ngày nay. 1.1.4. Méo (Distortion) trong PA là gì? Tại sao lại có méo? Méo là hiện tượng sinh ra khi tín hiệu đi qua một thành phần phi tuyến. Ở đây, PA là một thành phần phi tuyến về mặt biên độ, tức là đáp ứng của PA với những tín hiệu có mức biên độ khác nhau là khác nhau. 10 Có 2 loại méo trong PA: méo hài (Harmonic Distortion) và méo xuyên điều chế (Inter-modulation Distortion), bản chất đều do một nguồn gốc sinh ra. - Méo hài là méo tín hiệu cao tần. Xét một tín hiệu hình sine là xoay chiều, biên độ tín hiệu thay đổi khi đi qua PA (có đáp ứng không tuyến tính theo mức điện áp tín hiệu) sẽ bị méo (không còn là hình sine chuẩn như ban đầu nữa), phân tích phổ của tín hiệu đầu ra thì được các hài bậc 2, 3, 4, 5… Hình 1.3. Đặc tuyến của bộ khuếch đại công suất tại các điểm làm việc - Méo xuyên điều chế sinh ra khi tín hiệu sử dụng là các tín hiệu được điều chế về mặt biên độ (AM, QAM, OFDM, QPSK…). Do hệ số khuếch đại của PA đối với các mức công suất đầu vào là không tuyến tính. Cụ thể, thành phần chính của PA là các transistor công suất, xét các chế độ làm việc thông dụng là A, AB, B (class C, D, E, F chỉ được sử dụng khi cần hiệu suất mà không quan tâm đến độ tuyến tính). Trong đó chế độ A tuyến tính với các mức biên độ thấp nhưng phi tuyến với các mức biên độ cao. Trong khi đó chế độ B, AB phi tuyến với mức biên độ rất nhỏ và mức 11 biên độ lớn. Nói chung cả 3 chế độ thì khi tín hiệu đầu vào lớn thì vẫn gây ra méo tín hiệu đầu ra [8] như các đồ thị dưới: Hình 1.4. Khuếch đại công suất chế độ A Hình 1.5. Khuếch đại công suất chế độ B và AB Méo hài có thể lọc được một cách đơn giản bằng các bộ lọc thông thấp, luận văn này sẽ chủ yếu nói đến méo xuyên điều chế (không thể lọc bằng bất cứ bộ lọc nào). 12 1.1.5. Méo xuyên điều chế ảnh hưởng gì? - Khi phân tích phổ tín hiệu điều chế đơn giản, ví dụ 2 tones: PA Hình 1.6. Tín hiệu điều chế 2 tones khi qua bộ KĐCS phi tuyến Với tín hiệu 2 tones (f1, f2) khi qua bộ khuếch đại công suất phi tuyến sẽ sinh ra các méo xuyên điều chế IM2, IM3, IM4, IM5… Trong đó các thành phần méo xuyên điều chế là trộn giữa các tần số và hài với nhau: + IM2 là trộn giữa 2 tần số chính: + IM3 là trộn giữa hài bậc 2 của tần số này với tần số kia: , +… Khi đó các IM bậc chẵn thông thường nằm xa và ngoài băng thông tín hiệu nên thường không được quan tâm, còn các IM bậc lẻ như IM3, IM5,… được sinh ra ngay bên cạnh 2 tần số chính và có thể nằm trong băng thông không thể lọc được bằng bất cứ bộ lọc nào, gây ra sai lệch tín hiệu. - Khi phân tích phổ tín hiệu điều chế phức tạp hơn, ví dụ tín hiệu điều chế trải phổ như OFDM, QAM-64, QAM-256, LTE… 13 PA Hình 1.7. Tín hiệu trải phổ khi qua bộ KĐCS phi tuyến Đối với tín hiệu là trải phổ thì khi qua bộ khuếch đại công suất và phân tích phổ sẽ thấy sinh ra phổ nhiễu 2 bên cận băng, và nếu nhìn kỹ vùng phổ trong băng sẽ còn thấy phổ trong băng đã bị thay đổi so với phổ tín hiệu gốc, bản chất cũng chính là do méo xuyên điều chế giữa các tones như 2 tones ở trên. Việc làm méo tín hiệu như vậy sẽ làm cho quá trình giải điều chế bị sai bit, không chính xác. Dạng điều chế càng phức tạp thì mức độ giải điều chế sai bit càng cao. Công nghệ thông tin phát triển kéo theo việc truyền dữ liệu tốc độ cao ngày càng được quan tâm, khi đó phải sử dụng đến các dạng điều chế phức tạp hơn QAM-64, QAM-256… Waveform càng phức tạp thì yêu cầu độ tuyến tính của PA càng phải cao. 1.2. Các kỹ thuật tuyến tính hoá bộ khuếch đại công suất Qua trình bày ở trên có thể thấy được ảnh hưởng của méo nói chung và méo xuyên điều chế nói riêng đến chất lượng tín hiệu như thế nào. Từ đó yêu cầu đặt ra là phải tuyến tín hoá bộ khuếch đại công suất ngày càng cao, đặc biệt là với các dạng điều chế số phức tạp trải phổ băng rộng (do ảnh hưởng của méo đến chất lượng tín hiệu càng lớn). Có nhiều phương pháp để làm tuyến tính một bộ khuếch đại công suất phi tuyến, mỗi phương pháp có những ưu, nhược điểm riêng. Phần đầu tiên của mục này sẽ giới thiệu về một số phương pháp tuyến tính hoá phổ biến, phần sau sẽ giới thiệu chi tiết về phương pháp bù méo (Predistortion). 14 1.2.1. Các phương pháp tuyến tính hoá phổ biến Có nhiều phương pháp tuyến tính hóa khác nhau, dưới đây là các phương pháp phổ biến nhất: a. Power back-off [3] - Nguyên lý: phân cực cho transistor khuếch đại công suất hoạt động ở vùng tuyến tính (class A) và giới hạn công suất tín hiệu đầu vào không quá lớn để không rơi vào vùng bão hoà. Hình 1.8. Giới hạn tín hiệu đầu vào theo phương pháp Power back-off - Ưu điểm: rất dễ thực hiện, dải rộng - Nhược điểm: nhược điểm lớn nhất là làm giảm hiệu suất, và phải sử dụng những transistor có độ tuyến tính cao, đắt tiền nếu không phương pháp không có nhiều hiệu quả. Bên cạnh đó, việc phân cực cho transistor công suất hoạt động ở class A với hệ số khuếch đại lớn sẽ làm hệ thống dễ bị tự kích (oscillation) kém ổn định. 15 b. Phƣơng pháp hồi tiếp (feedback) [3, 8] Vin + Vout PA - Suy hao Hình 1.9. Sơ đồ khối hệ thống phương pháp hồi tiếp - Nguyên lý: méo của tín hiệu đầu ra được suy hao và bù trừ vào tín hiệu đầu vào để giảm méo. - Ưu điểm: đơn giản. - Nhược điểm: dải hẹp (do trễ của vòng hồi tiếp), chỉ phù hợp với tần số thấp, với tần số cao thì hệ thống quá đơn giản, trễ của vòng hổi tiếp dễ làm lệch pha dẫn đến mất ổn định, và nhược điểm nữa là không cải thiện được nhiều (khả năng tuyến tính hoá chưa cao). Để nâng cao hiệu quả hoạt động thì phương pháp này được cải tiến thành các dạng bên dưới (c, d): c. Envelope feedback [8] Vin x Envelop detector + PA Vout Envelop detector - Các bộ tách đường bao tín hiệu Hình 1.10. Sơ đồ khối hệ thống envelope feedback Envelope feedback được ứng dụng cho các khuếch đại sử dụng ống điện tử, hay khuếch đại rắn. Nguyên lý là dựa trên sự khác nhau giữa đường bao tín hiệu đầu vào và đường bao tín hiệu đầu ra để hiệu chỉnh trạng thái. Bằng phương pháp này có thể cải thiện khoảng 10dB IMD. 16 d. Cartesian feedback [8] Hình 1.11. Sơ đồ khối hệ thống Cartesian feedback Một phương pháp hồi tiếp khác là Cartesian feedback, sử dụng với tín hiệu dạng I/Q, và thường được sử dụng trong các thành phần xử lý ở băng cơ sở. - Ưu điểm: khả năng cải thiện tốt (30dB IMD), hiệu suất tốt. - Nhược điểm: khó thiết kế để hoạt động ổn định trong ứng dụng dải rộng (do phải xử lý lệch pha), và yêu cầu các bộ trộn tần (mixer) phải rất tốt. e. Feedforward [3,8] RF in PA Delay - Auxiliary Amplifier Delay - Hình 1.12. Sơ đồ khối hệ thống Feedforward Một phương pháp khác là hệ thống feedforward, bằng cách so sánh sự khác nhau giữa tín hiệu đầu vào và tín hiệu đầu ra PA giống như hệ thống feedback, nhưng thay vì cho tín hiệu sai khác quay lại đầu phát thì ở đây ta lại trừ tín hiệu đầu ra PA với tín hiệu sai khác để được tín hiệu mong muốn. Hệ thống có thể cải thiện khoảng 15 dB IMD - Ưu điểm: theo lý thuyết thì có thể triệt tiêu hoàn toàn méo, đáp ứng dải rộng. 17 - Nhược điểm: của hệ thống này là tính phức tạp do phải xử lý lệch pha rất chính xác và không kinh tế đồng thời hiệu suất không tốt do phải sử dụng thêm một PA tương tự (Auxiliary Amplifier) nữa. f. LINC (Linear amplification with Nonlinear Components) [3,8] Hình 1.13. Sơ đồ khối hệ thống LINC Phương pháp tuyến tính hóa sử dụng những thành phần phi tuyến hoạt động bằng cách phân chia giá trị đầu vào thành hai tín hiệu. Việc giảm biên độ đầu vào cũng giúp cho PA hoạt động ở trạng thái tuyến tính hơn và sau khi từng tín hiệu được khuếch đại chúng lại được cộng lại để ra được tín hiệu đã được tuyến tính hóa. Nguyên lý hệ thống tuy đơn giản nhưng lại khó thực hiện ở phần cứng với tín hiệu tương tự. Ngày nay với sự phát triển của công nghệ mạch điện tử thì LINC đã có thể thực hiện được, cải thiện được khoảng 20dB. g. EER (Envelope Elimination and Restoration) [3,6,8] Amp Vin Bộ tách biên độ/ pha Gain Phase PA Vout Hình 1.14. Sơ đồ khối hệ thống EER Hệ thống EER hoạt động cũng dựa trên nguyên tắc gần giống như LINC tức là nó phân chia tín hiệu đầu vào thành 2 tín hiệu thành phần, nhưng ở đây là biên độ và pha. Sau đó, thành phần pha không tuyến tính khi đi qua PA được 18 điều khiển hệ số gain bằng thành phần biên độ thì sẽ cho ra tín hiệu tuyến tính hơn. EER có thể cải thiện khoảng 10dB IMD. h. Phƣơng pháp bù méo (phương pháp này được trình bày kỹ hơn ở mục bên dưới) 1.2.2. Bù méo (Predistortion) [3,8] Sơ đồ khối nguyên tắc hoạt động của hệ thống bù méo: Vin Bộ bù méo (inverse nonlinearity) Vout PA Hình 1.15. Nguyên tắc hoạt động của hệ thống bù méo Nguyên tắc của bù méo là làm méo trước tín hiệu theo cách ngược lại đặc tính làm việc của PA, tín hiệu sau đó qua PA được làm méo một lần nữa và trở nên tuyến tính. Mô hình hóa bằng toán học [1] thì đơn giản là: ( Trong đó ) ( ) là hàm truyền đạt của khối bù méo (Predistortor) và là hàm truyền đạt của khối khuếch đại PA. Ví dụ như các đặc tuyến làm việc dưới đây: Output Output Đặc tuyến PA Đường đặc tuyến mong muốn Đường đặc tuyến mong muốn Đặc tuyến PA Vout (thực tế) bù méo Vout (mong muốn) Đặc tuyến bộ bù méo bù méo Input Input Vin Vin (bù méo) (thực tế) Hình 1.16. Đặc tuyến làm việc của PA và nguyên lý bù méo 19 Dựa trên đặc tính làm việc của khuếch đại PA mà khối bù méo có đặc tính làm việc đảo ngược lại. Kết quả là đặc tính làm việc tổng hợp được tuyến tính hóa. Đường đặc tuyến gain lớn nhất Đường đặc tuyến gain trung bình Đường đặc tuyến gain bão hoà Đặc tuyến PA Input Hình 1.17. Đặc tuyến làm việc tổng hợp Có 3 phương pháp chính để thực hiện bù méo, tùy theo vị trí đặt khối bù méo ở đâu trong hệ thống, đó là RF/IF Predistortion, Baseband Predistortion và Digital Predistortion. a. Bù méo ở RF/IF (RF/IF Predistortion) [8] Đơn giản nhất là bù méo ở RF/IF, phương pháp này sử dụng các phần tử bán dẫn diode và transistor RF như là thành phần làm méo. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan