Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu tổng hợp và ứng dụng tổ hợp bioi fe3o4rgo để xử lý một số hợp chất mà...

Tài liệu Nghiên cứu tổng hợp và ứng dụng tổ hợp bioi fe3o4rgo để xử lý một số hợp chất màu trong môi trường nước

.PDF
74
1
130

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ NGUYỄN HẢI MINH [email protected] Ngành Kỹ thuật hóa học Giảng viên hƣớng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Hồng Liên Viện: Kỹ thuật Hóa học HÀ NỘI, 10/2021 Lời cảm ơn Lời đầu tiên Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS. TS Nguyễn Hồng Liên đã hướng dẫn tận tình, chỉ bảo tôi trong thời gian qua để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Đồng thời Tôi cũng xin cảm ơn các thầy, cô giáo trong Bộ môn Công nghệ Hữu cơ  Hóa dầu đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! i Tóm tắt nội dung luận văn Đa số các loại thuốc nhuộm hữu cơ được sử dụng phổ biến trong công nghiệp dệt may, nhưng lại có độc tính cao với con người và các hệ động thực vật. Khoảng 20% lượng thuốc nhuộm đã sử dụng được thải trực tiếp vào môi trường mỗi năm đã gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và môi trường sinh thái. Để xử lý hoàn toàn các chất màu hữu cơ này trước khi thải vào môi trường, phương pháp quang xúc tác là một giải pháp khá hiệu quả. Xúc tác quang trên cơ sở chất bán dẫn BiOI đã thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học trong những năm gần đây nhờ khả năng phân hủy thuốc nhuộm hữu cơ nhanh chóng với hiệu quả cao. Với mức năng lượng vùng cấm thấp nhất (1,8eV), BiOI thể hiện hiệu quả xử lý chất gây ô nhiễm cao nhất so với các chất bán dẫn còn lại của dòng bismuth oxyhalides. Tuy nhiên, tốc độ tái tổ hợp cặp điện tử - lỗ trống quang sinh nhanh chóng đã làm giảm hiệu quả của quá trình quang xúc tác trên BiOI. Do đó, trong nghiên cứu này, tổ hợp xúc tác quang BiOI trên cơ sở graphene đã được phát triển nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động xúc tác quang, khả năng hấp phụ, khả năng tách điện tử và vận chuyển điện tử nhờ những tính chất đặc biệt của graphene. Tuy nhiên, việc chế tạo graphene lại đòi hỏi kỹ thuật cũng như chi phí cao. Do đó rGO (graphene oxit dạng khử) với tính chất gần giống với graphene được sử dụng để thay thế. Tổ hợp xúc tác quang BiOI/rGO được nghiên cứu bổ sung Fe3O4 để có thể thu hồi vật liệu nhờ tính chất từ. Ngoài ra, các hạt Fe3O4 còn có thể tạo điều kiện cho việc tách electron và lỗ trống quang sinh hiệu quả, từ đó nâng cao hiệu quả của quá trình xúc tác quang. Xuất phát từ những lý do trên, đề tài: ―Nghiên cứu tổng hợp và ứng dụng tổ hợp BiOI-Fe3O4/rGO để xử lý một số hợp chất màu trong môi trƣờng nƣớc‖ đã được thực hiện. Các nội dung nghiên cứu chính gồm: Tổng hợp xúc tác theo phương pháp thủy nhiệt. Đặc trưng vật liệu bằng các kỹ thuật XRD, FE-SEM, EDS Mapping, FTIR, BET, DRS và UV-VIS. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phản ứng quang xúc tác (tỷ lệ rGO, khối lượng xúc tác, nồng độ rhodamin B, pH). Khả năng thu hồi và tái sử dụng xúc tác cũng được nghiên cứu. Kết quả cho thấy, tổ hợp BiOI-Fe3O4/rGO thể hiện hoạt tính cao cho phép phân hủy gần như hoàn toàn rhodamin B (nồng độ 10ppm) sau 120 phút dưới ánh sáng nhìn thấy. HỌC VIÊN ii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT ....................................................... 3 1.1 Quang xúc tác trong xử lý nước thải .......................................................... 3 1.2 Giới thiệu về vật liệu quang xúc tác BiOI.................................................. 6 1.2.1 1.2.2 1.2.3 1.3 Ưu nhược điểm của xúc tác quang hóa BiOI .............................. 9 1.2.4 Giới thiệu về vật liệu graphene oxit đã khử (rGO) .................................. 10 1.3.1 1.3.2 1.4 1.5 1.6 1.7 1.8 Cấu trúc tinh thể của BiOI .......................................................... 6 Các phương pháp tổng hợp BiOI ................................................ 7 Cơ chế xúc tác quang của BiOI .................................................. 8 Giới thiệu về graphene oxit (GO) ............................................. 10 Graphene oxit đã khử ................................................................ 14 Giới thiệu về vật liệu oxyt sắt từ Fe3O4 ................................................... 17 1.4.1 Cấu trúc của Fe3O4 .................................................................... 17 1.4.2 Tính chất của Fe3O4 .................................................................. 18 1.4.3 Các phương pháp tổng hợp Fe3O4............................................. 18 Các phương pháp tổng hợp BiOI/rGO. .................................................... 20 Phương pháp khuấy trộn dung dịch .......................................... 20 1.5.1 1.5.2 Phương pháp sol-gel ................................................................. 20 1.5.3 Phương pháp tự sắp xếp ............................................................ 21 1.5.4 Phương pháp lắng đọng điện hóa .............................................. 21 1.5.5 Phương pháp thủy nhiệt ............................................................ 21 1.5.6 Phương pháp đồng kết tủa......................................................... 22 Cơ chế xúc tác quang của BiOI-Fe3O4/rGO ............................................ 23 Quang xúc tác xử lý chất màu hữu cơ ...................................................... 24 1.7.1 Giới thiệu về Rhodamin B ........................................................ 24 1.7.2 Quang xúc tác xử lý rhodamin B .............................................. 25 Mục đích và nội dung nghiên cứu ............................................................ 26 CHƢƠNG 2. THỰC NGHIỆM ........................................................................ 28 2.1 Hóa chất, dụng cụ và thiết bị.................................................................... 28 2.1.1 Hóa chất sử dụng trong nghiên cứu .......................................... 28 2.1.2 Dụng cụ và thiết bị sử dụng trong nghiên cứu .......................... 28 2.2 Quy trình tổng hợp GO và rGO ............................................................... 29 2.2.1 Tổng hợp GO ............................................................................ 29 2.2.2 Tổng hợp rGO ........................................................................... 31 iii 2.3 Tổng hợp Fe3O4 ........................................................................................ 32 2.4 Quy trình tổng hợp BiOI .......................................................................... 33 2.5 Quy trình tổng hợp BiOI-Fe3O4/rGO ....................................................... 34 2.6 Phân tích đặc trưng cấu trúc vật liệu ........................................................ 36 2.6.1 Phương pháp nhiễu xạ tia X (XRD) .......................................... 36 2.6.2 Phương pháp kính hiển vi điện tử quét (SEM) ......................... 36 2.6.3 Phương pháp phổ tán sắc năng lượng tia X (EDS) ................... 37 2.6.4 Phương pháp phổ phản xạ khuếch tán tử ngoại khả kiến UV – VIS DRS ................................................................................................... 37 2.6.5 Phương pháp phổ hồng ngoại biến đổi Fourier (FTIR) ............ 38 2.6.6 Phương pháp đẳng nhiệt hấp phụ - giải hấp phụ nitơ (BET) .... 38 2.7 2.8 Thử nghiệm đánh giá hoạt tính quang xúc tác của vật liệu...................... 39 Phân tích định lượng Rhodamin B ........................................................... 40 2.9 2.8.1 Nguyên tắc ................................................................................ 40 2.8.2 Đường chuẩn dung dịch Rhodamin B....................................... 41 Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quang xúc tác.................... 41 2.9.1 Ảnh hưởng của thành phần rGO ............................................... 42 2.9.2 Ảnh hưởng của khối lượng xúc tác ........................................... 42 2.9.3 2.9.4 Ảnh hưởng của nồng độ Rhodamin B ...................................... 42 Ảnh hưởng của môi trường pH ................................................. 42 2.9.5 Khả năng tái sử dụng xúc tác .................................................... 42 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................... 43 3.1 Kết quả tổng hợp vật liệu ......................................................................... 43 3.1.1 Kết quả tổng hợp GO và rGO ................................................... 43 3.1.2 Kết quả tổng hợp BiOI và BiOI-Fe3O4/rGO ............................. 47 3.2 Hiệu quả quang xúc tác của vật liệu ........................................................ 50 3.2.1 Ảnh hưởng của hàm lượng rGO ............................................... 50 3.2.2 Ảnh hưởng của khối lượng xúc tác ........................................... 53 3.2.3 Ảnh hưởng của nồng độ Rhodamin B ...................................... 54 3.2.4 Ảnh hưởng của môi trường pH ................................................. 54 3.2.5 Khả năng tái sử dụng xúc tác .................................................... 56 3.3 So sánh, đánh giá khả năng quang xúc tác của vật liệu BiOI5%rGO/Fe3O4 ....................................................................................................... 57 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 60 iv DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1 Hình minh họa các quá trình phản ứng xúc tác và quang xúc tác [10] ... 4 Hình 1.2 Cơ chế cơ bản của quang xúc tác [10] .................................................... 4 Hình 1.3 Cấu trúc tinh thể của BiOI [19] ............................................................... 6 Hình 1.4 Cơ chế xúc tác quang của BiOI [23] ....................................................... 8 Hình 1.5 Cấu trúc của graphene oxit [30] ............................................................ 10 Hình 1.6 Cơ chế hình thành graphene oxit [32] ................................................... 12 Hình 1.7 Cấu trúc của GO và rGO [36] ............................................................... 14 Hình 1.8 Cơ chế đề xuất khử các nhóm epoxy và dihydroxyl của L-ascorbic .... 16 Hình 1.9 Cấu trúc tinh thể ferit thường gặp [45] ................................................. 18 Hình 1.10 Điều chế oxit sắt và các phản ứng phụ có thể xảy ra .......................... 19 Hình 1.11 Cơ chế hình thành và phát triển hạt nano trong dung dịch ................. 22 Hình 1.12 Quá trình hình thành Fe3O4-GO bằng phương pháp đồng kết tủa ...... 23 Hình 1.13 Cơ chế xúc tác quang của BiOI/rGO .................................................. 24 Hình 1.14 Công thức cấu tạo của Rhodamin B [52] ............................................ 24 Hình 2.1 Quy trình tổng hợp GO ......................................................................... 30 Hình 2.2 Quy trình tổng hợp rGO ........................................................................ 32 Hình 2.3 Quy trình tổng hợp Fe3O4...................................................................... 33 Hình 2.4 Quy trình tổng hợp BiOI ....................................................................... 34 Hình 2.5 Quy trình tổng hợp BiOI-Fe3O4/rGO .................................................... 35 Hình 2.6 Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của P/V(Po-P) vào P/Po ......................... 39 Hình 2.7 Quy trình quang xúc tác BiOI-Fe3O4/rGO ............................................ 40 Hình 2.8 Đường chuẩn dung dịch Rhodamin B ................................................... 41 Hình 3.1 Phổ XRD của GO .................................................................................. 43 Hình 3.2 Phổ XRD của rGO ................................................................................ 43 Hình 3.3 Phổ FTIR của GO và rGO..................................................................... 44 Hình 3.4 Phổ UV-VIS của GO và rGO ................................................................ 45 Hình 3.5 Phổ EDS và ảnh SEM của GO .............................................................. 45 Hình 3.6 Phổ EDS và ảnh SEM của rGO ............................................................ 46 Hình 3.7 Đường đẳng nhiệt hấp phụ - nhả hấp phụ nitơ của rGO ....................... 47 Hình 3.8 Đường phân bố mao quản của rGO ...................................................... 47 Hình 3.9 Phổ XRD của BiOI và BiOI-Fe3O4/rGO............................................... 47 Hình 3.10 Ảnh FESEM của BiOI-Fe3O4/rGO ..................................................... 48 Hình 3.11 Ảnh Mapping của BiOI-Fe3O4/rGO .................................................... 49 Hình 3.12 Đường đẳng nhiệt hấp phụ-nhả hấp phụ của BiOI – 5% rGO/Fe3O4 . 49 Hình 3.13 Đường phân bố mao quản của BiOI – 5% rGO/Fe3O4 ....................... 49 v Hình 3.14 Ảnh hưởng của thành phần xúc tác đến hiệu quả quang hóa (a) và mô hình động học Langmuir-Hinshelwood (b) .......................................................... 50 Hình 3.15 Phổ UV-VIS rắn của các mẫu tổng hợp .............................................. 51 Hình 3.16 Ảnh hưởng của khối lượng xúc tác đến hiệu quả quang hóa (a) và mô hình động học Langmuir-Hinshelwood (b) .......................................................... 53 Hình 3.17 Ảnh hưởng của nồng độ Rhodamin B đến hiệu quả quang hóa (a) và mô hình động học Langmuir-Hinshelwood (b).................................................... 54 Hình 3.18 Ảnh hưởng của môi trường pH đến hiệu quả quang hóa (a) và mô hình động học Langmuir-Hinshelwood (b) .................................................................. 55 Hình 3.19 Khả năng tái sử dụng của xúc tác dưới nguồn ánh sáng khả kiến ...... 56 vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 So sánh các phương pháp Hummers .................................................... 13 Bảng 2.1 Danh mục hóa chất ............................................................................... 28 Bảng 2.2 Danh mục dụng cụ và thiết bị ............................................................... 28 Bảng 2.3 Sự phụ thuộc cường độ hấp thụ theo nồng độ của RhB ....................... 41 Bảng 3.1 Dữ liệu thu được từ mô hình động học Langmuir-Hinshelwood với các mẫu xúc tác có thành phần Fe3O4 thay đổi .......................................................... 51 Bảng 3.2 Năng lượng vùng cấm và bước sóng hấp thụ ánh sáng của các mẫu có hàm lượng rGO thay đổi ...................................................................................... 52 Bảng 3.3 Dữ liệu thu được từ mô hình động học Langmuir-Hinshelwood khi thay đổi khối lượng xúc tác .......................................................................................... 53 Bảng 3.4 Dữ liệu thu được từ mô hình động học Langmuir-Hinshelwood khi nồng độ RhB ban đầu thay đổi ............................................................................. 54 Bảng 3.5 Dữ liệu thu được từ mô hình động học Langmuir-Hinshelwood khi pH thay đổi ................................................................................................................. 55 Bảng 3.6 So sánh hiệu quả xử lý Rhodamin B với các nghiên cứu trước ........... 57 vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT RhB Rhodamine B Thuốc nhuộm hữu cơ COD Chemical Oxygen Demand Nhu cầu oxy hóa học BOD Biochemical Oxygen Demand Nhu cầu oxy sinh hóa TOC Total Organic Carbon Tổng lượng cacbon hữu cơ VB Valence band Vùng hóa trị CB Conduction band Vùng dẫn PVD Physical Vapor Deposition Lắng đọng pha hơi vật lý CVD Chemical Vapor Deposition Lắng đọng pha hơi hóa học MBE Molecular beam epitaxy Epitaxy viiihum phân tử LC/MS Liquid chromatography/Mass spectrometry Phương pháp sắc ký lỏng khối phổ XRD X-ray Diffraction Nhiễu xạ tia X SEM Scanning Electron Microscope Kính hiển vi điện tử quét EDS Energy Dispersive X-ray Spectroscopy Phổ tán sắc năng lượng tia X DRS Diffuse Reflectance Measurement Phổ phản xạ khuếch tán FTIR Fourrier Transformation InfraRed Quang phổ hồng ngoại TLTK Tài liệu tham khảo viii MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp sử dụng hóa chất như Dệt nhuộm, Sơn, Nhựa, Giấy… dẫn đến các chất màu trong môi trường nước thường xuất hiện nhiều trong nước thải của ngành công nghiệp nêu trên. Điều đó đã và đang gây ra các vấn đề ô nhiễm môi trường trầm trọng, không chỉ tại những khu công nghiệp, khu đô thị, mà còn ở cả những vùng nông thôn, nơi có các làng nghề truyền thống. Đây là một trong những vấn đề cấp thiết đòi hỏi sự quan tâm nghiên cứu đề xuất giải pháp xử lý hiệu quả các chất màu hữu cơ này, nhằm ngăn ngừa những tác hại không mong muốn của chúng đối với sức khỏe con người, và môi trường sinh thái. Để xử lý các chất màu hữu cơ, có thể sử dụng nhiều phương pháp. Tuy nhiên xử lý triệt để nhất vẫn là phương pháp phân hủy quang học có xúc tác, cho phép chuyển hóa chất màu thành các cấu tử không nguy hại hoặc ít nguy hại hơn. Xúc tác quang trên cơ sở chất bán dẫn BiOI đã thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học trong những năm gần đây nhờ khả năng phân hủy thuốc nhuộm hữu cơ nhanh chóng với hiệu quả cao. Tuy nhiên, điểm hạn chế của BiOI là do năng lượng vùng cấm thấp nên khả năng tái tổ hợp electron-lỗ trống quang sinh nhanh, dẫn tới nhanh mất hoạt tính xúc tác. Để khắc phục nhược điểm đó, rGO (graphene oxit dạng khử) với tính chất gần giống với graphene được tổ hợp với BiOI nhằm tận dụng những tính chất đặc biệt của rGO để tăng khả năng tách điện tử và vận chuyển điện tử, giảm thiểu quá trình tái tổ hợp electron-lỗ trống quang sinh của BiOI, đồng thời tăng khả năng hấp phụ, cải thiện hiệu quả làm việc của xúc tác. Bên cạnh đó, để tăng cường khả năng tái sử dụng xúc tác sau quá trình xử lý chất ô nhiễm trong môi trường nước, tổ hợp xúc tác quang BiOI/rGO cũng được nghiên cứu bổ sung Fe3O4 để có thể thu hồi vật liệu trên cơ sở từ tính. Ngoài ra, các hạt Fe3O4 còn có thể tạo điều kiện cho việc tách electron và lỗ trống quang sinh hiệu quả, từ đó nâng cao hiệu quả của quá trình xúc tác quang. Xuất phát từ những lý do trên, đề tài: ―Nghiên cứu tổng hợp và ứng dụng tổ hợp BiOI-Fe3O4/rGO để xử lý một số hợp chất màu trong môi trƣờng nƣớc‖ đã được thực hiện. 2. Mục tiêu của luận văn Mục tiêu của nghiên cứu này là chế tạo được tổ hợp BiOI-Fe3O4/rGO có hoạt tính xúc tác cao trong điều kiện ánh sáng nhìn thấy, cho phép xử lý được chất màu hữu cơ khó phân hủy (như rhodamin B) trong môi trường nước. 1 3. Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là vật liệu BiOI, GO, rGO, Fe3O4, tổ hợp BiOI-Fe3O4/rGO và quá trình quang xúc tác xử lý chất màu hữu cơ khó phân hủy (rhodamin B được lựa chọn để thử nghiệm). 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp thủy nhiệt được sử dụng để tổng hợp vật liệu xúc tác. Các kỹ thuật XRD, SEM, EDS, UV-VIS-DRS, FT-IR, BET được sử dụng để nghiên cứu đặc trưng cấu trúc vật liệu. Quá trình phản ứng quang phân hủy có xúc tác được thực hiện trong pha lỏng gián đoạn. Nồng độ chất màu trước và sau quá trình phản ứng được phân tích bằng UV-VIS. 5. Cấu trúc của luận văn Luận văn được chia thành 6 phần: Mở đầu Chương 1: Tổng quan Chương 2: Thực nghiệm Chương 3: Kết quả và thảo luận Kết luận Danh mục tài liệu tham khảo. 2 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 1.1 Quang xúc tác trong xử lý nƣớc thải Hiện nay, khoảng 300 đến 400 triệu tấn chất ô nhiễm hữu cơ được sản xuất hàng năm mà chưa được xử lý dẫn đến các vấn đề ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt là gần các khu công nghiệp [1]. Để khắc phục vấn đề này, đa số các quốc gia đã đưa ra các quy định nghiêm ngặt để kiểm soát ô nhiễm môi trường, và điều này đã thu hút sự chú ý của các nhà khoa học tập trung nghiên cứu đưa ra những công nghệ thích hợp nhất để xử lý chất thải hữu cơ. Một trong những giải pháp hấp dẫn để phân hủy các chất ô nhiễm hữu cơ là quá trình quang xúc tác, với các phản ứng tự phát và không tự phát cho phép phân hủy các chất ô nhiễm dưới tác động của các nguồn năng lượng sáng. Đây là một quá trình thể hiện tiềm năng cao trong công nghệ xanh và cải tạo môi trường, với nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau như sơn phủ, kháng khuẩn, xử lý ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường nước [2-4]. Quang xúc tác được Fujishima và Honda giới thiệu vào năm 1972 trong nghiên cứu của họ về quá trình quang điện hóa của nước ở điện cực bán dẫn [5]. Quá trình này được định nghĩa là sự kế tiếp theo trình tự thời gian của các quá trình oxy hóa nâng cao (AOP) nhằm cải thiện các nhược điểm như chi phí cao, khoáng hóa không hoàn toàn và yêu cầu gốc hydroxyl cao [6]. Quá trình quang xúc tác đòi hỏi năng lượng ánh sáng để kích hoạt chất quang xúc tác, đây là một yếu tố quan trọng vì phản ứng có thể được kiểm soát bằng cách sử dụng nguồn ánh sáng hoặc photon. Xúc tác là nghiên cứu liên quan đến tổng hợp, biến đổi và cơ chế của một chất có thể làm tăng hoặc đẩy nhanh tốc độ của một phản ứng hóa học do sự tham gia chất xúc tác, chất này không thay đổi ở cuối phản ứng. Phản ứng sẽ xảy ra nhanh hơn với chất xúc tác vì chúng cần ít năng lượng hoạt hóa hơn phản ứng thông thường. Năng lượng hoạt hóa (Ea) là năng lượng ngưỡng cần phải vượt qua để phản ứng xảy ra như minh họa trong hình 1. Mặc dù con đường phản ứng bình thường với sự có mặt của chất xúc tác mở ra một cách tiếp cận thay thế với năng lượng hoạt hóa thấp hơn dẫn đến tốc độ của phản ứng sẽ tăng lên, tuy nhiên kết quả và nhiệt động lực học tổng thể là như nhau. Về mặt lý thuyết, quang xúc tác cần có ánh sáng để kích hoạt chất quang xúc tác để bắt đầu phản ứng. Theo Ohtani [7], sự khác biệt giữa phản ứng quang xúc tác và phản ứng xúc tác phụ thuộc vào các mặt tinh thể ưu tiên của chất xúc tác. Do đó, với phản ứng quang xúc tác, cường độ ánh sáng chiếu vào sẽ ảnh hưởng đến động học của phản ứng, sinh ra các cặp electron (e-) - lỗ trống (h+) làm cho phản ứng xảy ra. Trong khi đó, phản ứng xúc tác thông thường phụ thuộc vào các tâm hoạt động của xúc tác để có thể xảy ra phản ứng [8]. Hình 1.1 minh họa quá trình phản ứng xảy ra trên xúc tác và xúc tác quang [9]. 3 Nói chung, phản ứng xúc tác chỉ giới hạn ở phản ứng tự phát, trong đó năng lượng tự do Gibbs lớn hơn 0. Tuy nhiên, chất quang xúc tác cho phép cả phản ứng tự phát và không tự phát, dựa vào khả năng hấp thụ quang của vật liệu có thể cung cấp nguồn năng lượng và biến nó thành năng lượng chuyển hóa hóa học. H nh 1.1 Hình minh họa các quá trình phản ứng xúc tác và quang xúc tác [10] Về bản chất, hoạt động của chất quang xúc tác (chất bán dẫn) phụ thuộc vào khả năng tạo ra các cặp e- và h+ để tạo ra các gốc tự do cần thiết để bắt đầu phản ứng (Hình 1.2). Một electron từ vùng hóa trị (the valence band - VB) sẽ bị kích thích chuyển lên vùng dẫn (the conductive band - CB) khi hấp thụ năng lượng ánh sáng lớn hơn hoặc bằng năng lượng vùng cấm của nó (năng lượng vùng cấm là sự chênh lệch về năng lượng giữa VB và CB trong chất bán dẫn). H nh 1.2 Cơ chế cơ bản của quang xúc tác [10] Về mặt lý thuyết, phản ứng bắt đầu khi có đủ photon (hv) từ nguồn sáng tác động vào e- trên VB. Các e- bị kích thích di chuyển lên CB, để lại h+ trên VB. Cả e- và h+ sẽ di chuyển lên bề mặt của chất quang xúc tác. Đồng thời trên bề mặt, h+ sẽ oxy hóa nước tạo thành các gốc hydroxyl (OH-), bắt đầu chuỗi phản ứng oxy hóa các chất hữu cơ gây ô nhiễm. Trong khi đó, e- sẽ kết hợp với chất 4 nhận điện tử như oxy (O2), kéo dài sự hình thành superoxide, hoặc khử ion kim loại xuống trạng thái hóa trị thấp hơn và lắng đọng trên bề mặt chất xúc tác[11]. Cả hai quá trình oxy hóa và khử đều tạo ra sản phẩm phân hủy của chất ô nhiễm hữu cơ thân thiện hơn với môi trường. Nói chung, khi chiếu xạ ánh sáng, các điện tử kích thích quang (e-) trên vùng hóa trị (VB) sẽ được chuyển đến vùng dẫn (CB) của chất quang xúc tác, để lại các lỗ trống tạo quang (h+) có khả năng oxy hóa mạnh có thể oxy hóa H2O để tạo ra OH*. Sau đó, e- có thể khử oxy phân tử (O2) để tạo ra các gốc superoxide (O2-). Do đó, quá trình tách và chuyển hạt tải điện cao là một trong những thông số quan trọng để cải thiện hoạt tính quang xúc tác của vật liệu. Quang xúc tác dựa trên chất bán dẫn được xác định là một phương pháp tiên tiến để xử lý chất gây ô nhiễm môi trường [12]. Trong những năm qua, các chất quang xúc tác truyền thống khác nhau như ZnO (~ 3,2 eV) [13],CdS (~ 2,4 eV) [14], WO3 (~ 2,8 eV) [15], TiO2 (~ 3,2 eV) [16], chất xúc tác gốc Ag [17] đã được sử dụng phổ biến trong xử lý các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy do tốc độ tạo các dạng oxy hoạt động (ROSs –Reactive Oxygen Species), hoạt động quang xúc tác và hiệu suất lượng tử cao. Tuy nhiên, những nhược điểm cố hữu của các chất quang xúc tác truyền thống đã hạn chế các ứng dụng thực tế của chúng. Đó là: (1) Dải năng lượng vùng cấm rộng (~ 3,2 eV) của các chất quang xúc tác như TiO2 và ZnO dẫn đến các vật liệu này chỉ có thể được kích hoạt dưới ánh sáng UV (trong vùng 10 nm - 400 nm). Trong khi đó, phần chính của quang phổ mặt trời là ánh sáng nhìn thấy (~ 43%) nằm ở vùng bước sóng cao (400 nm - 780 nm). Do đó, hầu hết các phản ứng quang xúc tác chỉ có thể bị kích thích bởi khoảng 3-5% ánh sáng cực tím (UV) trong quang phổ mặt trời hoặc các nguồn UV nhân tạo đắt tiền. Chính vì vậy, nhu cầu thiết kế các chất quang xúc tác có khả năng hoạt động trong vùng ánh sáng nhìn thấy (Visible light driven - VLD) với hiệu suất vượt trội là rất cấp thiết để đáp ứng yêu cầu ứng dụng ngày càng đa dạng trong thực tế. (2) Tỷ lệ tái tổ hợp e- và h+ cao của chất quang xúc tác có năng lượng vùng cấm thấp, dẫn đến hiệu quả việc sử dụng quang xúc tác thấp. Điều đó đòi hỏi phải cải thiện việc sử dụng vật liệu truyền điện tích đảm bảo ngăn ngừa quá trình tái tổ hợp này. (3) Tính ăn mòn quang và độc tính tiềm ẩn ở một số chất bán dẫn thông thường như CdS, WO3 và chất quang xúc tác gốc Ag, dẫn đến hiện tượng bị ăn mòn quang điện, sự không ổn định của cấu trúc tinh thể và tiềm ẩn độc tính đối với hệ sinh thái môi trường nước [18]. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là bản thân chất quang xúc tác có thể phản ứng với e- và h+, dẫn đến quá trình chuyển điện tích không hiệu quả. Ví dụ, S2- trong CdS dễ dàng bị oxy hóa thành 5 lưu huỳnh trong phản ứng quang xúc tác (CdS + 2h+ = Cd2+ + S); còn Ag3PO4 cũng dễ bị phân hủy bởi h+ và e- khi kích thích quang (4Ag3PO4 + 6H2O + 12h+ + 12e- = 12Ag + 4H3PO4 + 3O2). Các phản ứng oxy hóa khử vốn có này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến độ ổn định của chất quang xúc tác, làm giảm khả năng ứng dụng của chúng. Xuất phát từ yêu cầu cần khắc phục những nhược điểm này, một loạt chất mang điện tích dựa trên BiOX (X = Cl, Br, I) có khả năng phân tách điện tử cao, hấp thụ tốt ánh sáng trong vùng nhìn thấy, không ăn mòn quang học và không độc tính đang được khẩn trương phát triển để ứng dụng làm xúc tác quang trong xử lý các chất ô nhiễm khó phân hủy. Trong số các hợp chất này, BiOI là chất bán dẫn có năng lượng vùng cấm hẹp (1,8 eV) đã từng được thử nghiệm sử dụng để loại bỏ các chất ô nhiễm có trong nước, chẳng hạn như thuốc nhuộm và các sản phẩm dược phẩm. Do đó, vật liệu này sẽ được lựa chọn cho nghiên cứu của luận văn. 1.2 Giới thiệu về vật liệu quang xúc tác BiOI 1.2.1 Cấu trúc tinh thể của BiOI Bitmut oxoiotdua (BiOI) thuộc nhóm vật liệu bán dẫn loại V – VI – VII, có mức năng lượng vùng cấm hẹp (Eg = 1,8 eV), có cấu trúc tứ giác giúp thúc đẩy hiệu quả phân tách cao hơn của các cặp e–/ h+ do quá trình xúc tác quang tạo ra [19]. H nh 1.3 Cấu trúc tinh thể của BiOI [19] Trong lĩnh vực xử lý môi trường hay cụ thể hơn là trong xúc tác quang, BiOI đã cho thấy tiềm năng lớn trong khả năng phân hủy các chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường nhờ những tính chất vật lý và hóa học độc đáo như hoạt tính xúc tác cao, hấp phụ ánh sáng tốt trong vùng nhìn thấy và đặc tính điện và quang học tốt. Tuy nhiên, các tính chất của BiOI lại phụ thuộc vào kích thước, hình thái 6 và cấu tạo của vật. liệu. Vì thế, phương pháp tổng hợp rất quan trọng đến sự phát triển của vật liệu trong mỗi ứng dụng khác nhau. 1.2.2 Các phƣơng pháp tổng hợp BiOI Cho đến nay đã có rất nhiều các phương pháp để tổng hợp BiOI như phương pháp quay điện hóa, phương pháp thủy nhiệt, phương pháp nhiệt dung môi, phương pháp kết tủa và phương pháp vi nhũ và phương pháp siêu âm [20].  Phương pháp quay điện hóa Phương pháp quay điện hóa là phương pháp sản xuất sợi BiOI trực tiếp bằng kỹ thuật kéo sợi dung dịch polyme hoặc polyme nóng chảy nhờ lực tĩnh điện với những ưu điểm như thiết bị sản xuất đơn giản, chi phí thấp. Thiết bị quay điện hóa chủ yếu bao gồm nguồn điện áp cao, vòi phun, thiết bị cung cấp chất lỏng và thiết bị nhận sợi. Phương pháp quay điện hóa có thể dễ dàng kiểm soát được kích thước, hình dạng của sợi BiOI bằng cách thay đổi nồng độ dung dịch, độ nhớt, dung môi, cường độ điện trường. Tuy nhiên, phương pháp này cũng đòi hỏi phải khảo sát nhiều điều kiện ảnh hưởng đến quá trình để thu được sợi BiOI đồng nhất và có kích thước đồng đều. Bên cạnh đó, đặc tính cơ của vật liệu tương đối yếu và cần phải có dung môi hữu cơ trong quá trình tổng hợp [21].  Phương pháp kết tủa Phương pháp kết tủa là một phương pháp được sử dụng rộng rãi để thu được sản phẩm có đặc tính lặp lại. Thời gian tổng hợp của phương pháp này khá nhanh, với nguồn nguyên liệu ban đầu là các muối bitmut như bismut nitrat pentahydrat và kali iotdua. Quá trình kết tủa của phương pháp này được kiểm soát bởi các thông số như pH, nhiệt độ, thời gian kết tủa, nồng độ, tốc độ bổ sung chất tham gia,… trong việc kiểm soát cấu trúc hình thái và kích thước của hạt. Tuy nhiên, phương pháp này lại có nhiều hạn chế có các phản ứng phụ, diện tích bề mặt thấp nhất trong các phương pháp tổng hợp (8m2/g) [19].  Phương pháp nhũ tương Phương pháp nhũ tương có khả năng điều khiển kích thước dễ dàng, hình thành các hạt BiOI có kích thước nhỏ với độ tinh khiết cao, nhưng phương pháp này khá phụ thuộc vào các chất hoạt động bề mặt, điển hình như α-olefin sulfonat (AOS), cyclohexan, nonylphenyl polyoxyethylen glycol ete (NP3, NP6),… [19].  Phương pháp thủy nhiệt/nhiệt dung môi [22] Phương pháp thủy nhiệt đang trở thành một trong những phương pháp quan trọng nhất để tổng hợp vật liệu khi không yêu cầu dung môi hữu cơ hoặc xử lý sản phẩm sau tổng hợp như nghiền hay nung, do đó đây là phương pháp đơn giản và thân thiện với môi trường. Quá trình tổng hợp diễn ra trong thiết bị Autoclave, hỗn hợp được làm nóng lên nhiệt độ 100-300ºC trong thời gian khác nhau, các hạt mầm tinh thể được hình thành và phát triển, sau đó thiết bị được làm mát tự nhiên. Quá trình khuấy trộn ban đầu được thực hiện ở nhiệt độ phòng, 7 các tiền chất được sử dụng như bismut nitrat pentahydrat, kali iotdua, etanol,…rồi đưa vào Teflon và tiến hành thủy nhiệt. Nhược điểm của phương pháp thủy nhiệt là thực hiện ở điều kiện nhiệt độ áp suất khá cao nên không phù hợp để điều chế những chất không phân cực, do đó, nhiều nhà khoa học đã phát triển phương pháp này bằng cách sử dụng một dung môi khác như glycol, ancol, amoniac,… để thay thế dung môi nước gọi là phương pháp nhiệt dung môi. Phương pháp thủy nhiệt được thực hiện trong điều kiện nhiệt độ cao, áp suất cao nên các hạt BiOI có chất lượng cao với độ kết tinh cao, độ tinh khiết cao, tính đồng nhất cao, kích thước hạt phân bố hẹp và có thể kiểm soát hình dạng, cấu trúc dễ dàng. Phương pháp thủy nhiệt là phương pháp được đánh giá cao bởi đây là phương pháp đơn giản, chi phí thấp, cho năng suất cao, hiệu quả cao, thân thiện với môi trường và hoàn toàn có thể áp dụng sản xuất với quy mô công nghiệp. Đối với phương pháp thủy nhiệt, cho được BiOI có diện tích bề mặt lớn (50-70m2/g) có nhiều vị trí hoạt động để hấp phụ tốt nên quá trình quang hóa hiệu quả hơn. Cấu trúc của vật liệu được cải thiện bằng độ nhớt dung môi, thời gian, nhiệt độ. Khi dùng dung môi có độ nhớt cao (etanol, etylen glycol, glycerol) tạo thành cấu trúc xốp, dễ dàng cho sự di chuyển của các phân tử và sản phẩm phản ứng. Vì vậy, trong ứng dụng làm xúc tác quang thì những lợi ích mà phương pháp thủy nhiệt đem lại là không thể phủ nhận. 1.2.3 Cơ chế xúc tác quang của BiOI Cơ chế xúc tác quang của BiOI được thể hiện trong hình 1.4. H nh 1.4 Cơ chế xúc tác quang của BiOI [23] Quá trình xúc tác quang trong BiOI xảy ra với sự hấp thụ bức xạ ánh sáng với mức năng lượng (hν) bằng hoặc lớn hơn năng lượng vùng cấm của BiOI (hν ≥ Eg) Các e bị kích thích chuyển từ vùng hóa trị lên vùng dẫn và để lại một lỗ trống quang sinh h+ tại vùng hóa trị, sau đó e và h+ di chuyển tới bề mặt của BiOI (1.1). BiOI + hν  e + h+ (1.1) 8 Do đó, khi Rhodamin B hấp phụ trên bề mặt vật liệu BiOI càng nhiều, quá trình phân hủy sẽ nhanh hơn. Quá trình tái tổ hợp các electron và lỗ trống quang sinh có thể xảy ra, làm giảm năng suất lượng tử cho quá trình xúc tác quang (1.2). Tốc độ tái tổ hợp của electron và lỗ trống quang sinh phụ thuộc vào các yếu tố liên quan đến bản chất, cấu trúc của BiOI. e + h+  BiOI + hν (1.2) Các điện tử và lỗ trống phản ứng mạnh với các phân tử oxy và nước ở bề mặt chất xúc tác BiOI tạo ra các gốc tự do O●2 và HO● (1.3  1.7). Gốc hydroxyl tự do (HO•) có thể oxy hóa hầu hết các chất hữu cơ thành các sản phẩm ít hoặc không độc hại (1.8) H2O + h+ → HO● + H+ O2 + e  → O● 2  O●2 + H+ → HOO● 2HOO● → H2O2 + O2 H2O2 + O●2 → HO● + OH + O2 HO● + Rhodamin B → Sản phẩm phân hủy (1.3) (1.4) (1.5) (1.6) (1.7) (1.8) Sản phẩm phân hủy cuối cùng của Rhodamin B là cacbon dioxit và nước. 1.2.4 Ƣu nhƣợc điểm của xúc tác quang hóa BiOI Xúc tác quang hóa BiOI có nhiều ưu điểm nổi bật như tính bền hóa học, thân thiện với môi trường và đặc biệt là hoạt tính quang cao nhờ năng lượng vùng cấm thấp. Tuy nhiên, cũng vì năng lượng vùng cấm nhỏ mà khả năng tái tổ hợp điện tử nhanh chóng, dẫn đến làm giảm hiệu quả của quá trình quang xúc tác của BiOI [19]. Nhiều cách tiếp cận đã được phát triển để khắc phục nhược điểm, chẳng hạn như kiểm soát các mặt tiếp xúc ưu thế, kết hợp kim loại pha tạp hoặc hợp chất bán dẫn, và cấu trúc dị liên kết dựa trên BiOI [24, 25]. Trong số những cách tiếp cận đó, sự kết hợp dị liên kết của BiOI với các vật liệu cacbon có thể cải thiện hiệu quả sự phân tách các cặp quang điện tử e- - h+, cho phép nhận được nhiều ánh sáng hấp thụ hơn. Kết hợp với graphen là một trong những chiến lược hiệu quả để cải thiện khả năng quang hóa và tăng khả năng hấp thụ vùng ánh sáng nhìn thấy cho xúc tác BiOI. Tuy nhiên, việc tổng hợp vật liệu graphene lại đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật và chi phí cao nên graphene oxit dạng khử (rGO) được lựa chọn để thay thế nhờ những tính chất gần giống với vật liệu graphene và có thể sản xuất với quy mô lớn. Các vật liệu dựa trên graphene đã nổi lên như một vật liệu đầy hứa hẹn do diện tích bề mặt riêng lớn, tính linh động của hạt tải điện vượt trội, độ ổn định nhiệt và ổn định hóa học cao do đó sự có mặt của graphene có thể làm tăng tốc độ truyền điện tích, điều này ngăn cản sự tái tổ hợp của các cặp electron-lỗ trống 9 và cung cấp một số vị trí hấp phụ tích cực từ các nhóm chức chứa oxy trên bề mặt của các phiến. Graphene có thể phát huy tác dụng hiệp đồng của quang xúc tác hấp phụ để đẩy nhanh quá trình phân hủy chất ô nhiễm [26]. BiOI được kết hợp với oxit graphene khử (rGO) có thể cải thiện hiệu quả hoạt tính quang xúc tác để cải thiện diện tích bề mặt, khả năng hấp phụ, khả năng phân tách và vận chuyển điện tích trong chất quang xúc tác [27], làm tăng khả năng ứng dụng của vật liệu [28, 29]. 1.3 Giới thiệu về vật liệu graphene oxit đã khử (rGO) 1.3.1 Giới thiệu về graphene oxit (GO) Graphene oxit (GO) là một cấu trúc đơn lớp của graphit oxit, là sản phẩm của quá trình oxy hóa graphit bằng các hợp chất có tính oxy hóa mạnh như NaNO3, KMnO4, KClO3, hay một hỗn hợp các chất oxy hóa trong môi trường axit mạnh. Bản chất của graphene oxit là các nhóm chức có chứa oxy gắn trên mạng lưới cacbon, trong đó có bốn loại nhóm chức chủ yếu là hydroxyl (-OH), epoxy (C-O-C) đính trên bề mặt và nhóm cacboxyl (-COOH), cacbonyl (-C=O-) và một phần nhóm hydroxyl (-OH) đính ở mép của các đơn lớp [30]. Cấu trúc của GO được thể hiện trên hình 1.5. H nh 1.5 Cấu trúc của graphene oxit [30] Cấu trúc và đặc tính của graphene oxit phụ thuộc vào phương pháp tổng hợp và mức độ oxy hóa. Graphene oxit vẫn giữ cấu trúc lớp đặc trưng của graphit ban đầu, nhưng các lớp này không bằng phẳng và khoảng cách giữa hai lớp lớn hơn khoảng hai lần (~8Å) so với trong graphit. Nguyên nhân là do sự xuất hiện của các nhóm chức chứa oxy, các nhóm chức này đóng vai trò như một vật thêm vào giữa khoảng cách giữa hai lớp graphene và khi khoảng cách lớp được mở rộng thì lực hút giữa hai lớp sẽ bị giảm đi nhanh chóng. Những tác động cơ học như siêu âm sẽ dễ dàng tách than chì thành mảnh graphene oxit dưới dạng huyền phù. Sự xuất hiện của các nhóm chức hóa học trên trong quá trình oxy hóa sẽ làm cho bề mặt của GO có mật độ điện tích âm lớn, do đó GO là vật liệu ưa nước, rất dễ phân tán trong môi trường nước [30]. 10 Nghiên cứu đầu tiên về graphene oxit (GO) được thực hiện cách đây hơn 160 năm cho thấy có thể sản xuất vật liệu này bằng cách oxy hóa graphit. Theo thời gian, các phương pháp đã được cải tiến để đưa ra quy trình tối ưu cho quá trình tổng hợp GO. Ba phương pháp chính đã được sử dụng, đó là phương pháp Brodie (1859), phương pháp Staudenmair (1898) và phương pháp Hummers (1958) [31].  Phương pháp Brodie Trong phương pháp Brodie, một hỗn hợp oxy hóa bao gồm KClO3 và HNO3 để oxy hóa graphit trong 3-4 ngày. Sản phẩm sau mỗi lần oxy hóa cho thấy thành phần thu được không thay đổi gồm cacbon, hydro và oxy. Phân tử của sản phẩm cuối theo phương pháp Brodie có công thức là C11H4O5. Sản phẩm này có tính axit nhẹ, có khả năng phân tán trong môi trường kiềm, đặc trưng phép đo góc phản chiếu không thực hiện được do sản phẩm có kích thước nhỏ, độ dày hạn chế và cấu trúc không hoàn hảo. Phương pháp này được đánh giá là rất nguy hiểm vì KClO3 dễ gây kích nổ, sản phẩm khí thoát ra (ClO2) có thể gây cháy nổ nếu không được kiểm soát và bản thân HNO3 là axit bốc khói gây nguy hiểm trực tiếp cho con người nên phương pháp này hiện không được khuyến khích sử dụng.  Phương pháp Staudenmair Một trong những cải tiến sớm nhất của phương pháp Brodie do Staudenmair thực hiện vào năm 1898. Hai thay đổi của Staudenmair là đã thêm axit sunfuric đặc (H2SO4) để tăng tính axit của hỗn hợp và thêm từng lượng nhỏ dung dịch kali clorat (KClO3) vào hỗn hợp phản ứng trong suốt tiến trình phản ứng. Chính những thay đổi đó, đã làm tăng mức độ oxy hóa của GO. Những nguy hiểm phương pháp này đem lại giống với phương pháp Brodie, ngoài ra thời gian phản ứng kéo dài tới 6-7 ngày. Do đó, phương pháp này đã không còn được sử dụng vì con người và môi trường. Vậy nên, việc cải tiến và phát triển quá trình oxy hóa này vẫn tiếp tục nhận được sự quan tâm của các nhà khoa học.  Phương pháp Hummers Một phương pháp đến nay vẫn nhận được sự quan tâm của các nhà khoa học là phương pháp Hummers được thực hiện vào năm 1958. Quá trình oxy hóa graphit được thực hiện bằng cách xử lý graphit với hỗn hợp H2SO4, NaNO3 và KMnO4. Cơ chế hình thành graphene oxit đã được xác định bởi ba bước như sau: - Bước 1: Graphit tiếp xúc với axit H2SO4 đặc, axit này đan xen vào các lớp của graphit hình thành nên hợp chất trung gian thứ nhất (GIC) - Bước 2: GIC tác dụng với tác nhân oxy hóa KMnO4 tạo thành hợp chất trung gian thứ hai (PGO) 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan