Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu tổng hợp matyl este và alkyl lactat làm tiền chất pha chế dung môi si...

Tài liệu Nghiên cứu tổng hợp matyl este và alkyl lactat làm tiền chất pha chế dung môi sinh học để tẩy mực in trên bao bì polyme

.PDF
99
3
133

Mô tả:

phan THÞ Tè NGA bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o tr­êng ®¹i häc b¸ch khoa hµ néi --------------------------------------- luËn v¨n th¹c sÜ khoa häc ngµnh : c«ng nghÖ ho¸ häc c«ng nghÖ ho¸ häc NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP METYL ESTE VÀ ALKYL LACTAT LÀM TIỀN CHẤT PHA CHẾ DUNG MÔI SINH HỌC ĐỂ TẨY MỰC IN TRÊN BAO BÌ POLYME phan THÞ Tè NGA 2007 - 2009 Hà Nội 2009 Hµ Néi 2009 bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o tr­êng ®¹i häc b¸ch khoa hµ néi --------------------------------------- luËn v¨n th¹c sÜ khoa häc NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP METYL ESTE VÀ ALKYL LACTAT LÀM TIỀN CHẤT PHA CHẾ DUNG MÔI SINH HỌC ĐỂ TẨY MỰC IN TRÊN BAO BÌ POLYME ngµnh : c«ng nghÖ ho¸ häc m· sè:23.04.3898 phan THÞ Tè NGA Người hướng dẫn khoa học : PGS TS. §INH THÞ NGä Hµ Néi 2009 Lời cảm ơn Đầu tiên em xin được dành tình cảm và sự biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS Đinh Thị Ngọ - người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và dẫn dắt em trên những chặng đầu tiên của con đường nghiên cứu khoa học. Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Công nghệ Hoá học, các thầy giáo, cô giáo bộ môn Hữu cơ- Hoá dầu, các cán bộ Viện Vật lý kỹ thuật, Viện môi trường, phòng thí nghiệm trọng điểm trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất cho em trong suốt thời gian em thực hiện luận văn. Sau cùng, em muốn gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân và bạn bè đã động viên, giúp đỡ em trong suốt thời gian qua. Một lần nữa, em xin chân thành cản ơn! Hà Nội, tháng 9 năm 2009 Học viên Phan Thị Tố Nga MỤC LỤC Nội dung Trang DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................. 01 DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................................. 02 MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 04 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT................................................................... 06 1.1 TỔNG QUAN VỀ DẦU THỰC VẬT ........................................................................................06 1.1.1 Thành phần hóa học của dầu thực vật ....................................................................................06 1.1.2 Các tính chất của dầu thực vật .................................................................................................07 1.1.3. Các chỉ tiêu quan trọng của dầu thực vật ..............................................................................10 1.1.4 Giới thiệu về một số dầu thông dụng .....................................................................................10 1.1.5 Tổng quan về dầu hạt cao su....................................................................................................12 1.2 DUNG MÔI HỮU CƠ....................................................................................................................14 1.2.1 Khái niệm ...................................................................................................................................14 1.2.2 Tính chất vật lý của dung môi hữu cơ ....................................................................................14 1.2.3 Tính chất hóa học ......................................................................................................................16 1.3 THAY THẾ CÁC DUNG MÔI CÓ NGUỒN GỐC DẦU MỎ .............................................16 1.3.1 Dung môi có nguồn gốc dầu mỏ.............................................................................................16 1.3.2 Thay thế các dung môi có nguồn gốc dầu mỏ ......................................................................17 1.4 DUNG MÔI SINH HỌC ................................................................................................................17 1.4.1 Khái niệm ...................................................................................................................................17 1.4.2 Ưu nhược điểm của dung môi sinh học.................................................................................18 1.4.3 Những ứng dụng và triển vọng của dung môi sinh học ......................................................19 1.5 TỔNG HỢP DUNG MÔI SINH HỌC TỪ DẦU THỰC VẬT .............................................20 1.5.1 Tổng hợp alkyl este ...................................................................................................................20 1.5.2 Tổng hợp iso-propyl lactat .......................................................................................................25 1.6 PHA TRỘN DUNG MÔI SINH HỌC ........................................................................................27 1.6.1 Nguyên tắc pha trộn ..................................................................................................................27 1.6.2 Vai trò của các thành phần trong dung môi sinh học ...........................................................27 1.7 GIỚI THIỆU VỀ MỰC IN .............................................................................................................28 1.7.1 Khái niệm ...................................................................................................................................28 1.7.2 Mực in gốc nước dùng trong in ống đồng .............................................................................28 1.8 GIỚI THIỆU VỀ BAO BÌ ..............................................................................................................30 1.8.1 Vật liệu làm bao bì ....................................................................................................................30 1.8.2 Các loại nhựa chính được sử dụng trong sản xuất bao bì ............................. 31 CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM ..................................................................................... 32 2.1 TỔNG HỢP METYL ESTE TỪ DẦU HẠT CAO SU............................................................32 2.1.1 Nguyên liệu ................................................................................................................................32 2.1.2 Phương pháp điều chế xúc tác NaOH/MgO .........................................................................33 2.1.3 Cách tiến hành tổng hợp metyl este........................................................................................33 2.2 TỔNG HỢP ISO-PROPYL LACTAT ........................................................................................37 2.2.1 Nguyên tắc tổng hợp.................................................................................................................37 2.2.2 Sơ đồ thiết bị ..............................................................................................................................37 2.2.3 Cách tiến hành ...........................................................................................................................38 2.3 PHA CHẾ DUNG MÔI ..................................................................................................................38 2.3.1. Nguyên tắc pha chế ..................................................................................................................38 2.3.2. Cách tiến hành ..........................................................................................................................38 2.4 ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH CỦA DUNG MÔI SINH HỌC ĐÃ ĐIỀU CHẾ ......... 39 2.4.1 Tạo mẫu thử ...............................................................................................................................39 2.4.2 Xác định khả năng tẩy rửa .......................................................................................................39 2.4.3 Đo độ tẩy sạch của mẫu bao bì................................................................................................39 2.5 XÁC ĐỊNH CÁC CHỈ TIÊU KỸ THUẬT CỦA DUNG MÔI SINH HỌC .......................40 2.5.1. Tỷ trọng......................................................................................................................................40 2.5.2. Độ nhớt động học.....................................................................................................................41 2.5.3. Trị số Kauri – butanol ..............................................................................................................42 2.5.4. Điểm chớp cháy cốc kín..........................................................................................................43 2.5.5 Độ bay hơi ..................................................................................................................................44 2.5.6 Đánh giá khả năng phân huỷ sinh học của sản phẩm ................................... 45 2.5.7. Đánh giá độc tính sinh học của sản phẩm.............................................................................45 2.5.8. Đánh giá tính ăn mòn...............................................................................................................46 2.5.9 Đánh giá điểm vẩn đục.............................................................................................................46 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................. 47 3.1 TỔNG HỢP METYL ESTE ..........................................................................................................47 3.1.1 Tổng hợp xúc tác NaOH/MgO ...............................................................................................47 3.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp metyl este ...................................................54 3.1.3 Khảo sát yếu tố ảnh hưởng tới quá trình làm sạch metyl este.............................................59 3.1.4 Đánh giá chất lượng sản phẩm ...............................................................................................60 3.2 TỔNG HỢP ISO-PROPYL LACTAT ........................................................................................63 3.2.1 Ảnh hưởng của tỷ lệ mol rượu iso-propylic/axit lactic .......................................................63 3.2.2 Ảnh hưởng của hàm lượng xúc tác tới hiệu suất phản ứng.................................................64 3.2.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ trong phản ứng este hóa tạo iso-propyl lactat ...........................65 3.2.4 Đánh giá chất lượng sản phẩm ................................................................................................67 3.3 TỔNG HỢP DUNG MÔI SINH HỌC TỪ METYL ESTE VÀ ISO-PROPYL LACTAT ......................................................................................................................... 67 3.3.1 Cơ chế bám dính của mực in trên bao bì polyme .................................................................68 3.3.2 Ảnh hưởng của gốc -R đến hoạt tính của dung môi ............................................................69 3.3.3 Ảnh hưởng của tỷ lệ metyl este/iso-propyl lactat đến hoạt tính của dung môi.................70 3.3.4 Khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng phụ gia 1 (PG1) đến hoạt tính của dung môi ......................................................................................................... 71 3.3.5 Khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng phụ gia 2 (PG2) đến hoạt tính của dung môi ......................................................................................................... 72 3.3.6 Khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng dung môi cầu..............................................................74 3.3.7 Ảnh hưởng của tốc độ khuấy..................................................................................................75 3.3.8 Ảnh hưởng của nhiệt độ ..........................................................................................................76 3.3.9 Ảnh hưởng của thời gian ngâm mẫu ......................................................................................77 3.4 THÀNH PHẦN DUNG MÔI SINH HỌC .................................................................................78 3.5 CÁC CHỈ TIÊU CỦA DUNG MÔI SINH HỌC.......................................................................78 KẾT LUẬN .................................................................................................................... 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 81 TÓM TẮT LUẬN VĂN ................................................................................................ 85 DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng Nội dung Trang 01 1.1 Hàm lượng các loại axit béo có trong dầu mỡ động thực vật 07 02 1.2 Một số tính chất vật lý và hóa học của dầu thực vật 09 03 1.3 Công thức mực điển hình 29 04 1.4 Các thông số kỹ thuật của mực 30 05 3.1 Ảnh hưởng của chất hoạt hóa đến hiệu suất metyl este 48 06 3.2 Bề mặt riêng của mẫu bằng phương pháp BET 49 07 3.3 Ảnh hưởng của số lần tái sử dụng đến hiệu suất biodiezel 50 08 3.4 Ảnh hưởng của nhiệt độ nung đến hiệu suất metyl este 52 09 3.5 10 3.6 Ảnh hưởng của tỷ lệ metanol/dầu đến hiệu suất metyl este 54 11 3.7 Ảnh hưởng của hàm lượng xúc tác đến hiệu suất metyl este 55 12 3.8 Ảnh hưởng của nhiệt độ phản ứng đến hiệu suất metyl este 56 13 3.9 Ảnh hưởng của thời gian phản ứng đến hiệu suất metyl este 57 14 3.10 Ảnh hưởng của cách nạp liệu đến hiệu suất metyl este 58 15 3.11 16 3.12 Ảnh hưởng của nhiệt độ nước rửa đến chất lượng sản phẩm 60 17 3.13 Ảnh hưởng của tỷ lệ nước rửa/metyl este đến số lần rửa 60 18 3.14 Các chỉ tiêu hóa lý của metyl este từ dầu hạt cao su 61 19 3.15 20 3.16 Ảnh hưởng số lần sử dụng của xúc tác đã tái sinh đến hiệu suất metyl este Ảnh hưởng của chỉ số axit của nguyên liệu đến hiệu suất metyl este Ảnh hưởng của tỷ lệ iso-propylic/axit lactic đến hiệu suất tạo iso-propyl lactat Ảnh hưởng của hàm lượng xúc tác đến hiệu suất tạo iso-propyl lactat 53 59 63 64 21 3.17 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hiệu suất tạo iso-propyl lactat 66 22 3.18 Các chỉ tiêu kỹ thuật của iso-propyl lactat 67 23 3.19 24 3.20 25 3.21 Sự phụ thuộc của hoạt tính tẩy mực in vào hàm lượng PG1 72 26 3.22 Sự phụ thuộc của hoạt tính tẩy mực in vào hàm lượng PG2 73 27 3.23 28 3.24 Ảnh hưởng của tốc độ khuấy 75 29 3.25 Ảnh hưởng của nhiệt độ 76 30 3.26 Ảnh hưởng của thời gian ngâm mẫu 77 31 3.27 Thành phần dung môi sinh học 78 32 3.28 Các chỉ tiêu của dung môi sinh học đã điều chế 78 Ảnh hưởng của độ dài mạch đến khả năng tẩy sạch của dung môi Ảnh hưởng của tỷ lệ metyl este/iso-propyl lactat đến hoạt tính của dung môi Ảnh hưởng của hàm lượng dung môi cầu tới hoạt tính của dung môi 69 70 74 DANH MỤC CÁC HÌNH Nội dung STT Hình 01 2.1 Sơ đồ mô tả thiết bị phản ứng tổng hợp metyl este 34 02 2.2 Sơ đồ chiết sản phẩm 35 03 2.3 Sơ đồ thiết bị phản ứng tổng hợp iso-propyl lactat 37 04 2.4 Sơ đồ đo tỷ trọng bằng phương pháp picnomet 41 05 3.1 06 3.2 Ảnh SEM 49 07 3.3 Quan hệ giữa số lần tái sử dụng đến hiệu suất metyl este 51 08 3.4 Quan hệ của nhiệt độ nung đến hiệu suất metyl este 52 Quan hệ giữa hàm lượng chất hoạt hóa đến hiệu suất metyl este Trang 48 09 3.5 Quan hệ giữa số lần sử dụng đến hiệu suất metyl este 53 10 3.6 Quan hệ giữa tỷ lệ metanol/dầu và hiệu suất metyl este 54 11 3.7 Quan hệ giữa hàm lượng xúc tác và hiệu suất metyl este 55 12 3.8 Quan hệ giữa nhiệt độ phản ứng và hiệu suất metyl este 56 13 3.9 Quan hệ giữa thời gian phản ứng đến hiệu suất metyl este 57 14 3.10 15 3.11 Phổ hồng ngoại của metyl este từ dầu hạt cao su 61 16 3.12 Phổ GC-MS của metyl este từ dầu hạt cao su 62 17 3.13 18 3.14 19 3.15 20 3.16 Mực in trên bề mặt bao bì polypropylen khi chưa khô 68 21 3.17 Cơ chế bay hơi của mực nước 68 22 3.18 23 3.19 24 3.20 25 3.21 26 3.22 Xác định lượng dung môi cầu 75 27 3.23 Ảnh hưởng của tốc độ khuấy 76 Quan hệ giữa chỉ số axit của nguyên liệu đến hiệu suất metyl este Ảnh hưởng của tỷ lệ iso-propylic/axit lactic đến hiệu suất tạo iso-propyl lactat Ảnh hưởng của hàm lượng xúc tác đến hiệu suất tạo iso-propyl lactat Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hiệu suất tạo iso-propyl lactat Ảnh hưởng của độ dài mạchcủa alkyl este đến khả năng tẩy sạch của dung môi Ảnh hưởng của tỷ lệ metyl este/iso-propyl lactat đến hoạt tính của dung môi Ảnh hưởng của hàm lượng PG1 tới hoạt tính của dung môi Ảnh hưởng của hàm lượng PG2 tới hoạt tính của dung môi 59 64 65 66 69 71 72 73 28 3.24 Ảnh hưởng của nhiệt độ 77 MỞ ĐẦU Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngành công nghiệp sản xuất các vật liệu polyme, trong đó đặc biệt là công nghiệp sản xuất các sản phẩm nhựa đang đứng trước những khó khăn và thách thức rất lớn, bởi sự tăng lên về nhu cầu tiêu dùng và sử dụng sản phẩm chất lượng cao, sự khan hiếm về nguồn nguyên liệu và những thay đổi về giá. Vì vậy, một trong những khuynh hướng nghiên cứu hiện nay là tái sinh nhựa để sản xuất các sản phẩm thứ cấp có chất lượng cao từ chính các sản phẩm nhựa đã qua sử dụng như hộp, chai nhựa, bao bì polyme… Để đảm bảo được các yêu cầu về chất lượng sản phẩm và an toàn cho sức khoẻ con người khi sử dụng nhựa tái sinh, vấn đề đặt ra là phải tẩy sạch mực in trên các nhãn chai cũng như trên bao bì. Mục đích là làm cho nguyên liệu sau xử lí có những tính chất phù hợp cho quá trình sản xuất các sản phẩm thứ cấp. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước sử dụng các chất tẩy rửa tổng hợp để tẩy mực in trên bao bì. Tuy nhiên, chúng tôi đã không sử dụng các chất tẩy rửa tổng hợp mà lựa chọn hướng nghiên cứu tẩy rửa nhờ dung môi sinh học thân thiện với môi trường. Bằng việc sử dụng các nguyên liệu từ dầu thực vật, biến tính chúng thành các sản phẩm có hoạt tính tẩy sạch cao. Từ đó pha chế dung môi sinh học có thành phần tối ưu, phù hợp với mục đích tẩy rửa. Luận văn đã đóng góp được những điểm mới sau đây: 1. Chế tạo được xúc tác dị thể NaOH/MgO có hoạt tính cao ứng dụng trong phản ứng tổng hợp metyl este là thành phần chính khi pha chế dung môi sinh học. Khảo sát tìm được các điều kiện tối ưu để chuyển hoá dầu hạt cao su thành metyl este. 2. Tìm được phụ gia PG2, PG3 và tỷ lệ thích hợp của các cấu tử có mặt trong thành phần dung môi sinh học để đạt được hiệu quả tẩy sạch mực in tốt nhất. 3. Tẩy được mực in trên bao bì polyme (bao bì polypropylen) với hiệu quả tẩy sạch khá cao mà vẫn đảm bảo được các yêu cầu về chất lượng của nhựa tái sinh. Luận văn này nghiên cứu tổng hợp metyl este và alkyl lactat làm tiền chất pha chế dung môi sinh học để tẩy mực in trên bao bì polyme. Luận văn không chỉ có ý nghĩa về khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn rất lớn đối với nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp bao bì, công nghiệp thực phẩm và y tế. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 1.1 TỔNG QUAN VỀ DẦU THỰC VẬT 1.1.1 Thành phần hóa học của dầu thực vật Các loại dầu khác nhau có thành phần hóa học khác nhau. Tuy nhiên, thành phần chủ yếu của dầu thực vật là các glyxerit, nó là este tạo thành từ axit béo có phân tử lượng cao và glyxerin ( chiếm 95 – 97%)[5, 15]. Công thức chung của glyxerit là: R1-COOCH2 | R2-COOCH | R3-COOCH2 Trong đó R1, R2, R3 là các gốc hydrocacbon của axit béo. Khi chúng có cấu tạo giống nhau thì gọi là glyxerit đồng nhất, nếu khác nhau thì gọi là glyxerit hỗn tạp. Các gốc R có chứa từ 8 đến 22 nguyên tử cacbon. Phần lớn dầu thực vật có thành phần glyxerit hỗn tạp. Các axit béo có trong dầu thực vật thường ở dạng kết hợp trong glyxerit và một lượng nhỏ ở trạng thái tự do. Các glyxerit có thể thủy phân tạo thành axit béo theo phương trình phản ứng sau: CH2-O-CO-R1 CH2-OH | CH-O-CO-R2 R1COOH | + 3H2O → CH-OH | | CH2-O-CO-R3 CH2-OH + R2COOH R3COOH Thông thường axit béo sinh ra từ dầu mỡ có thể chiếm 95% trọng lượng dầu mỡ ban đầu. Về cấu tạo, axit béo là những axit cacboxylic mạch thẳng có cấu tạo khoảng 6 ÷ 30 nguyên tử C. Các axit béo này có thể no hay không no. Một thành phần nữa trong dầu thực vật là glyxerin, nó tồn tại ở dạng kết hợp trong glyxerit. Glyxerin là rượu ba chức, trong dầu mỡ, lượng glyxerin thu được khoảng 8 ÷ 12% so với trọng lượng dầu ban đầu [13, 18]. Ngoài các hợp chất chủ yếu trên, trong dầu thực vật còn chứa một lượng nhỏ các hợp chất khác như photphatit, các chất sáp, chất nhựa, chất nhờn, các chất màu, các chất gây mùi, các tiền tố và sinh tố… Bảng 1.1 Hàm lượng các loại axit béo có trong dầu mỡ động thực vật. Dầu Lauric Myristic Panmitic Stearic Oleic Linoleic Linolenic Nành 0,1 0,1 10,2 3,7 22,8 53,7 8,6 Bông 0,1 0,7 20,1 2,6 19,2 55,2 0,6 Cọ 0,1 1 42,8 4,5 40,5 10,1 0,2 Dừa 46,5 19,2 9,8 3 6,9 2,2 0 Lạc - - 11,38 2,39 48,28 31,95 0,93 Ngô - - 11,67 1,85 25,16 60,6 0,48 Hạt cải - - 3,49 0,85 64,4 22,3 8,23 Hướng - 6,08 3,26 16,94 73,73 0 dương Mỡ bò 0,1 2,8 23,3 19,4 42,4 2,9 0,9 Mỡ lợn 0,1 1,4 23,6 14,2 44,2 10,7 0,4 1.1.2 Các tính chất của dầu thực vật 1.1.2.1 Tính chất vật lý [15, 37, 42] * Nhiệt độ nóng chảy và nhịêt độ đông đặc: Vì các dầu khác nhau có thành phần hoá học khác nhau do vậy với các loại dầu khác nhau thì có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc khác nhau. Các giá trị nhiệt độ này không ổn định nó thường là một khoảng nào đó. * Tính tan của dầu thực vật: Vì dầu không phân cực do vậy chúng tan rất tôt trong dung môi không phân cực, chúng tan rất ít trong rượu và chúng không tan trong nước. Độ tan của dầu vào trong dung môi chúng phụ thuộc vào nhiệt độ hoà tan * Màu của dầu: Dầu có màu gì là tuỳ thuộc vào thành phần hợp chất có trong dầu. Dầu tinh khiết không màu là do các carotenoit và các dẫn xuất, dầu có màu vàng là của clorofin... * Khối lượng riêng: Khối lượng riêng của dầu thực vật thường nhẹ hơn nước, d 20p =0.907÷ 0.971, dầu mà có thành phần cacbon và càng no thì tỷ trọng càng cao. 1.1.2.2 Tính chất hóa học Thành phần hoá học của dầu thực vật chủ yếu là este của axit béo với glyxerin, do vậy chúng có đầy đủ tính chất của một este: * Phản ứng xà phòng hoá: Trong những điều kiện to, áp suất, xúc tác thích hợp dầu mỡ có thể thuỷ phân theo phản ứng: C3H5(OCOR)3 + 3H2O 3RCOOH + C3H5(OH)3 Phản ứng qua các giai đoạn trung gian tạo thành các diglyxerin và monoglyxerin. Nếu trong quá trình thuỷ phân có mặt các loại kiềm (NaOH,KOH) thì sau quá trình thuỷ phân, axit béo sẽ tác động với kiềm tạo thành xà phòng: RCOOH + NaOH RCOONa + H2O Tổng quát hai phương trình trên: C3H5(OCOR)3 + 3NaOH 3RCOONa + C3H5(OH)3 Đây là phản ứng cơ bản trong quá trình sản xuất xà phòng và glyxerin từ dầu thực vật. * Phản ứng cộng hợp: Trong điều kiện thích hợp, các axit béo không no sẽ cộng hợp với chất khác. * Phản ứng trao đổi este (rượu phân): Các glyxerit trong điều kiện có mặt của xúc tác vô cơ như các xúc tác axit H2SO4, HCl hoặc các xúc tác bazơ NaOH, KOH có thể tiến hành este hoá trao đổi với các rượu bậc một như metylic, etylic... tạo thành các alkyl este axit béo và glyxerin [9, 13]: R1 COO CH 2 R2 COO CH R3 COO CH 2 + CH2 OH R1 COOR R2 COOR 3ROH + R3 COOR CH OH CH2 OH Phản ứng này có ý nghĩa thực tế rất quan trọng vì người ta có thể sử dụng các alkyl este axit béo làm nhiên liệu, giảm một cách đáng kể lượng khí thải độc hại ra môi trường, đồng thời cũng thu được một lượng glyxerin sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp thực phẩm và vật dụng, sản xuất nirto glyxerin làm thuốc nổ... * Phản ứng oxi hoá: Dầu thực vật có chứa nhiều các loại axit béo không no dễ bị oxi hoá, thường xảy ra ở nối đôi trong mạch cacbon. Tuỳ thuộc vào bản chất của chất oxi hoá và điều kiện phản ứng mà tạo ra các điều kiện oxi hoá không hoàn toàn như peroxyt, xetoaxit,... hoặc các sản phẩm đứt mạch có phân tử lượng bé. Dầu thực vật tiếp xúc với không khí có thể xảy ra quá trình oxi hoá làm biến chất dầu mỡ. * Phản ứng trùng hợp: Dầu mỡ có nhiều axit không no dễ phát sinh phản ứng trùng hợp tạo ra các hợp chất cao phân tử. * Sự ôi chua của dầu mỡ: Do trong dầu có chứa nước, vi sinh vật, các men thủy phân…nên trong quá trình bảo quản thường phát sinh những biến đổi làm ảnh hưởng đến màu sắc, mùi vị mà người ta gọi là sự ôi chua của dầu mỡ. Bảng 1.2 Một số tính chất vật lý và hóa học của dầu thực vật Tên dầu KV CR CN HHV AC SC IV SV Dầu bông 33.7 0.25 33.7 39.4 0.02 0.01 113.20 207.71 Dầu nho 37.3 0.31 37.5 39.7 0.006 0.01 108.05 197.07 Dầuhướng 34.4 0.28 36.7 39.6 0.01 0.01 132.32 191.70 Dầu vừng 36.0 0.25 40.4 39.4 0.002 0.01 91.76 210.34 Dầu nành 28.0 0.24 27.6 39.3 0.01 0.01 156.74 188.71 Dầu thầu dầu 33.1 0.24 38.1 39.6 0.006 0.01 69.82 220.78 Dầu lạc 24.0 0.21 52.9 39.8 0.01 0.02 98.62 197.63 Dầu cọ 34.2 0.22 34.5 39.8 0.01 0.01 102.35 197.56 Dầu hạt cao su 27.5 0.23 35.6 37.5 0.01 0.01 125 236.5 dương Trong đó: KV: Độ nhớt động học (mm2/s tại 311K); CR: Cặn cacbon (% khối lượng); CN: Trị số xetan; HHV: Nhiệt trị (MJ/kg); AC: Hàm lượng tro (% khối lượng); SC: Hàm lượng lưu huỳnh (%); IV: Chỉ số iod (g Iod/g dầu); SV: Chỉ số xà phòng (mgKOH/g dầu). 1.1.3. Các chỉ tiêu quan trọng của dầu thực vật [5, 15, 34] Một số chỉ tiêu quan trọng của dầu thực vật dùng để đánh giá sơ bộ tính chất của dầu thực vật: 1.1.3.1 Chỉ số xà phòng hóa Chỉ số xà phòng hoá là số mg KOH cần thiết để trung hòa và xà phòng hóa hoàn toàn 1g dầu. Thông thường, dầu thực vật có chỉ số xà phòng hóa khoảng 170-260. Chỉ số này càng cao thì dầu càng chứa nhiều axit béo phân tử lượng thấp và ngược lại. 1.1.3.2 Chỉ số axit Chỉ số axit là số mg KOH cần thiết để trung hòa hết lượng chất béo tự do có trong 1g dầu. Chỉ số axit của dầu thưc vật không cố định, dầu càng biến chất thì chỉ số axit càng cao. 1.1.3.3 Chỉ số iod Chỉ số iod là số gam iod tác dụng với 100g dầu mỡ (Is). Chỉ số iod biểu thị mức độ không no của dầu mỡ, chỉ số này càng cao thì mức độ không no càng lớn và ngược lại. 1.1.4 Giới thiệu về một số dầu thông dụng [3, 9, 57] 1.1.4.1 Dầu cọ Cọ là một cây nhiệt đới được trồng nhiều ở một số nước Châu Âu, Tây Phi, Châu Á…Từ cây cọ có thể sản xuất 2 loại dầu: dầu nhân cọ và dầu cùi cọ. Thành phần axit béo của chúng cũng khác nhau. Dầu cùi cọ là loại thực phẩm rất tốt dùng để ăn trực tiếp hoặc chế biến thành bơ, mỡ thực vật. Dầu nhân cọ có công dụng trong ngành thực phẩm bánh kẹo và xà phòng. 1.1.4.2 Dầu đậu nành Dầu đậu nành timh khiết có màu vàng sáng, thành phần axit béo chủ yếu của nó là linoleic (50%-57%), oleic (23%-29%). Dầu đậu nành được dùng nhiều trong mục đích thực phẩm. Dầu đậu nành còn được dùng để sản xuất sơn, vecni, xà phòng…và đặc biệt là sản xuất biodiezel. 1.1.4.3 Dầu sở Cây sở là một loại cây lâu năm được trồng nhiều ở vùng nhiệt đới. Ở nước ta, sở được trồng nhiều ở các tỉnh trung du phía Bắc. Thành phần axit béo gồm: axit oleic(>60%), axit linoleic(15%-24%) và axit palmitic(15%-26%). Dầu sở sau khi tách saposin dùng làm dầu thực phẩm rất tốt. Ngoài ra, dầu sở còn được dùng rộng rãi trong công nghiệp xà phòng và mỹ phẩm. 1.1.4.4 Dầu bông Bông là loại cây trồng một năm. Trong dầu bông có sắc tố carotenoit và đặc biệt là gossipol và các dẫn xuất của nó làm cho dầu bông có màu đặc biệt: màu đen hoặc màu sẫm. Do trong dầu bông có chứa nhiều axit béo no palmitic nên ở nhiệt độ phòng nó đã ở thể rắn. Bằng cách làm lạnh dầu người ta có thể tách được palmitic dùng để sản xuất macgarin và xà phòng. 1.1.4.5 Dầu dừa Dừa là một loại cây nhiệt đới được trồng nhiều ở vùng Đông Nam Á, Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh. Ở Việt Nam, dừa được trồng nhiều ở Thanh Hóa, Phú Khánh, Nam Trung Bộ… Trong dầu dừa có chứa các axit béo lauric (44%-52%), myristic(13%19%), palmitic (7,5%-10,5%). Hàm lượng các chất béo không no rất ít. Dầu dừa được sử dụng nhiều cho mục đích thực phẩm. 1.1.4.6 Dầu hướng dương Hướng dương là loại cây hoa một năm và hiện nay được trồng nhiều ở xứ lạnh như châu Âu, châu Mỹ, châu Á, và đặc biệt là Liên Xô (chiếm 90% sản lượng thế giới). Đây là loại cây có hàm lượng dầu cao và đem lại sản lượng cao. Dầu hướng dương có mùi vị đặc trưng và có màu từ vàng sáng tới đỏ. Dầu hướng dương chứa nhiều protein nên là sản phẩm rất quý nuôi dưỡng con người. 1.1.4.7 Dầu thầu dầu Cây thầu dầu được trồng nhiều ở vùng có khí hậu nhiệt đới. Dầu thầu dầu là loại dầu không khô, chỉ số iod từ 80 - 90, tỷ trọng lớn, tan trong ankan, không tan trong xăng và dầu hỏa. Hơn nữa, do độ nhớt cao của dầu thầu dầu so với các loại dầu khác nên ngay từ đầu đã được sử dụng trong công nghiệp dầu mỡ bôi trơn. Dầu thầu dầu được dùng trong nhiều lĩnh vực như: trong y tế được dùng làm thuốc tẩy, nhuận tràng, trong công nghiệp hương liệu và mỹ phẩm, trong công nghiệp chất dẻo, làm giấy than, giấy nến và mực in, trong công nghiệp dệt nhuộm, thuộc da, công nghiệp sơn. 1.1.4.8 Dầu hạt cao su Đây là loại dầu được chiết từ cây cao su. Tại Việt Nam thì cây cao su được trồng khá nhiều với diện tích khoảng 500 nghìn ha. Đây là nguồn nguyên liệu rất dồi dào để sản xuất dầu hạt cao su cũng như để làm nguyên liệu tổng hợp biodiezel. Nhưng dầu hạt cao su có nhược điểm là độ nhớt rất cao, chỉ số axit cao, chỉ số iod cao nên để sử dụng với những mục đích cụ thể thì chúng ta cần phải xử lý dầu. 1.1.5 Tổng quan về dầu hạt cao su [3, 9, 15] 1.1.5.1 Thành phần dầu hạt cao su Dầu hạt cao su được chiết tách từ hạt cao su. Trong đó, nhân hạt cao su chiếm khoảng 50% khối lượng hạt, hàm lượng dầu trong nhân hạt cao su đạt từ 40 - 60%. Dầu hạt cao su thuộc loại dầu bán khô và có thành phần axit béo như sau: 7% palmitic (C16), 9% stearic (C18), 0,3% arachidic (C20), 30% oleic (C18:1), 30-50 % linoleic (C18:2) và 2 - 23% linoleic (C18:3). Chính vì hàm lượng axit béo tự do nhiều như vậy nên dầu hạt cao su có chỉ số axit rất cao có khi lên đến 72 mg KOH/ g (tương đương với 35% hàm lượng axit béo tự do). Do vậy dầu hạt cao su rất khó chế biến và xử lý để dùng cho quá trình tổng hợp biodiezel và các sản phẩm khác. Ngoài ra, dầu hạt cao su là triglyxerit với hàm axit béo chứa hai và ba nối đôi cao nên dễ bị oxi hóa và tạo nhựa trong quá trình bảo quản hoặc xử lý, tinh chế. Vì vậy, dầu hạt cao su là loại dầu thực vật rẻ, chất lượng thấp, hạn chế về khả năng ứng dụng thực tế. Từ những phân tích trên có thể thấy rằng sử dụng dầu hạt cao su để làm nguyên liệu tổng hợp các sản phẩm thân thiện với môi trường như biodiezel sẽ làm tăng giá trị kinh tế của dầu hạt cao su. Một số tính chất của dầu hạt cao su: + Hàm lượng nước : 0,8 %; + Chỉ số axit : 32 + Chỉ số xà phòng hóa : 236,5 + Chỉ số iod : 129 1.1.5.2 Phương pháp chiết tách [15] Có rất nhiều phương pháp để chiết tách dầu từ hạt cao su. Dưới đây là một cách thường dùng để chiết tách dầu hạt cao su: + Vì hạt cao su tươi có chứa một chất độc là cyanogenetic glucocide nên hạt phải được xử lý để loại chất độc này bằng cách sau: hạt phải được giữ trong kho từ 5-6 tháng trước khi sử dụng để chiết dầu, đồng thời dùng nhiệt ở lò để nung hạt tươi, hay luộc trong nước nóng. Sau khi rửa sạch hạt ngâm vào nước tro trong 12 giờ. + Thủy phân bằng HCl
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan